tiết lộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiết lộ, lộ ra, nói ra

Từ điển trích dẫn

1. Đem tin tức hoặc bí mật cho người ngoài cuộc biết. ◇ Lão Xá : "Tha bất phạ bệnh, nhi phạ bệnh trung tiết lộ liễu tâm lí đích bí mật" , (Li hôn , Đệ thập nhất).
2. Bộc lộ, hiển lộ, ló ra. ◇ Bắc sử : "Ngô một hậu, liệm dĩ thì phục, tế vô lao hí, quan túc chu thi, ế bất tiết lộ nhi dĩ" , , , , (Thôi Quýnh truyện ) Ta không có con cháu nối dõi, lúc liệm xác dùng quần áo thông thường, cúng tế không phải có thịt gia súc, áo quan đủ che khắp thi thể, chôn khỏi ló ra ngoài là được rồi.
3. (Vô ý) để cho thấy, lưu lộ. ◇ Ba Kim : "Tha mẫu thân cảm khái tự địa thuyết, nhãn quang tùy trước nữ nhi di đáo quỹ thai, thanh âm lí tiết lộ xuất mẫu thân đích từ ái" , , (Hoàn hồn thảo ).
bệnh
bìng ㄅㄧㄥˋ

bệnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bệnh tật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ốm, đau. ◎ Như: "tâm bệnh" bệnh tim, "tương tư bệnh" bệnh tương tư, "bệnh nhập cao hoang" bệnh đã vào xương tủy, bệnh nặng không chữa được nữa.
2. (Danh) Khuyết điểm, tì vết, chỗ kém. ◎ Như: "ngữ bệnh" chỗ sai của câu văn. ◇ Tào Thực : "Thế nhân chi trứ thuật, bất năng vô bệnh" , (Dữ Dương Đức Tổ thư ) Những trứ thuật của người đời, không thể nào mà không có khuyết điểm.
3. (Động) Mắc bệnh, bị bệnh. ◇ Hàn Phi Tử : "Quân nhân hữu bệnh thư giả, Ngô Khởi quỵ nhi tự duyện kì nùng" , (Ngoại trữ thuyết tả thượng ) Quân sĩ có người mắc bệnh nhọt, Ngô Khởi quỳ gối tự hút mủ cho.
4. (Động) Tức giận, oán hận. ◇ Tả truyện : "Công vị Hành Phụ viết: "Trưng Thư tự nữ." Đối viết: "Diệc tự quân." Trưng Thư bệnh chi. Tự kì cứu xạ nhi sát chi" : "." : "." . (Tuyên Công thập niên ) (Trần Linh) Công nói với Hành Phụ: "Trưng Thư giống như đàn bà." Đáp rằng: "Cũng giống như ông." Trưng Thư lấy làm oán hận, từ chuồng ngựa bắn chết Công.
5. (Động) Làm hại, làm hư. ◎ Như: "phương hiền bệnh quốc" làm trở ngại người hiền và hại nước. ◇ Chiến quốc sách : "Quân nhược dục hại chi, bất nhược nhất vi hạ thủy, dĩ bệnh kì sở chủng" , , (Đông Chu sách) Nhà vua như muốn hại (Đông Chu), thì không gì bằng tháo nước cho hư hết trồng trọt của họ.
6. (Động) Lo buồn, ưu lự. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử bệnh vô năng yên, bất bệnh nhân chi bất kỉ tri dã" , (Vệ Linh Công ) Người quân tử buồn vì mình không có tài năng, (chứ) không buồn vì người ta không biết tới mình.
7. (Động) Khốn đốn.
8. (Động) Chỉ trích. ◇ Dương Thận : "Thế chi bệnh Trang Tử giả, giai bất thiện độc Trang Tử dã" , (Khang tiết luận Trang Tử ) Những người chỉ trích Trang Tử, đều là những người không khéo đọc Trang Tử vậy.
9. (Động) Xâm phạm, tiến đánh. ◇ Tả truyện : "Bắc Nhung bệnh Tề, chư hầu cứu chi" , (Hoàn Công thập niên ) Bắc Nhung đánh nước Tề, chư hầu đến cứu.
10. (Động) Làm nhục. ◇ Nghi lễ : "Khủng bất năng cộng sự, dĩ bệnh ngô tử" , (Sĩ quan lễ đệ nhất ) E rằng không thể làm việc chung để làm nhục tới ta.
11. (Tính) Có bệnh, ốm yếu. ◎ Như: "bệnh dong" vẻ mặt đau yếu, "bệnh nhân" người đau bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khác đại kinh, tự thừa mã biến thị các doanh, quả kiến quân sĩ diện sắc hoàng thũng, các đái bệnh dong" , , , (Đệ nhất bách bát hồi) (Gia Cát) Khác giật mình, tự cưỡi ngựa diễu xem các trại, quả nhiên thấy quân sĩ mặt xanh xao võ vàng, gầy gò ốm yếu cả.
12. (Tính) Khô héo. ◇ Đỗ Phủ : "Bệnh diệp đa tiên trụy, Hàn hoa chỉ tạm hương" , (Bạc du ) Lá khô nhiều rụng trước, Hoa lạnh chỉ thơm trong chốc lát.
13. (Tính) Mệt mỏi.
14. (Tính) Khó, không dễ. ◇ Luận Ngữ : "Tu kỉ dĩ an bách tính, Nghiêu Thuấn kì do bệnh chư" , (Hiến vấn ) Sửa mình mà trăm họ được yên trị, vua Nghiêu vua Thuấn cũng còn khó làm được.

Từ điển Thiều Chửu

① Ốm.
② Tức giận, như bệnh chi lấy làm giận.
③ Làm hại, như phương hiền bệnh quốc làm trở ngại người hiền và hại nước.
④ Cấu bệnh hổ ngươi.
⑤ Mắc bệnh.
⑥ Lo.
⑦ Làm khốn khó.
⑧ Nhục.
⑨ Chỗ kém.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ốm, đau, bệnh, bịnh: Đau một trận; Anh ấy ốm rồi; Đau tim;
② Tệ hại, khuyết điểm, sai lầm: Bệnh ấu trĩ; Chỗ sai của câu văn; Sổ sách không rành mạch, thế nào cũng có chỗ sai;
③ Tổn hại, làm hại: Hại nước hại dân;
④ Chỉ trích, bất bình: Bị thiên hạ chỉ trích;
⑤ (văn) Lo nghĩ, lo lắng;
⑥ (văn) Căm ghét;
⑦ (văn) Làm nhục, sỉ nhục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự đau ốm — Làm hại. Tai hại — Cái khuyết điểm — Lo sợ — Nhục nhã.

Từ ghép 70

ái tư bệnh 愛滋病ái tư bệnh 爱滋病bạch huyết bệnh 白血病bão bệnh 抱病bạo bệnh 暴病bát bệnh 八病bệnh bao nhi 病包兒bệnh cách 病革bệnh căn 病根bệnh chứng 病症bệnh dân 病民bệnh độc 病毒bệnh hoạn 病患bệnh khuẩn 病菌bệnh lí 病理bệnh lợi 病利bệnh ma 病魔bệnh miễn 病免bệnh nguyên 病源bệnh nhân 病人bệnh nhập cao hoang 病入皋肓bệnh quốc 病國bệnh quốc ương dân 病國殃民bệnh tật 病疾bệnh tình 病情bệnh tòng khẩu nhập 病從口入bệnh trạng 病狀bệnh viện 病院bệnh xá 病舍cạnh bệnh 競病cáo bệnh 告病chứng bệnh 症病cuồng khuyển bệnh 狂犬病cứu bệnh 救病di bệnh 移病dưỡng bệnh 養病đắc bệnh 得病đoán bệnh 斷病đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đơn tư bệnh 單思病lão bệnh 老病lợi bệnh 利病mao bệnh 毛病ngải tư bệnh 艾滋病ngải tư bệnh bệnh độc 艾滋病病毒ngọa bệnh 卧病ngọa bệnh 臥病nguy bệnh 危病ngữ bệnh 語病nhiệt bệnh 熱病phát bệnh 發病phòng bệnh 防病phong khuyển bệnh 瘋犬病sương lộ chi bệnh 霜露之病tạ bệnh 謝病tàn bệnh 殘病tâm bệnh 心病tật bệnh 疾病tệ bệnh 弊病thấp bệnh 溼病thông bệnh 通病thụ bệnh 受病tính bệnh 性病trá bệnh 詐病trị bệnh 治病trọng bệnh 重病vị bệnh 胃病xuân bệnh 春病y bệnh 醫病

mục tiền

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trước mắt, sắp tới

Từ điển trích dẫn

1. Trước mắt, gần ngay đó. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim nhật phương tri Phục Long, Phụng Sồ chi ngữ. Hà kì đại hiền chỉ tại mục tiền" , . (Đệ tam thập lục hồi) Hôm nay mới hiểu được tiếng Phục Long, Phượng Sồ. Ngờ đâu đại hiền ở ngay trước mắt. § "Phục Long" chỉ "Gia Cát Khổng Minh" , "Phượng Sồ" chỉ "Bàng Thống" : hai bậc kì tài thời Tam Quốc.
2. Hiện tại, bây giờ. ◇ Liệt Tử : "Đương thân chi sự, hoặc văn hoặc kiến, vạn bất thức nhất; mục tiền chi sự, hoặc tồn hoặc phế, thiên bất thức nhất" , , ; , , (Dương Chu ) Việc tự thân người ta, hoặc nghe hoặc thấy, muôn việc không biết một; việc bây giờ, hoặc còn hoặc mất, nghìn việc không biết một.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trước mắt .
câu
gōu ㄍㄡ, gòu ㄍㄡˋ, qú ㄑㄩˊ

câu

phồn thể

Từ điển phổ thông

cái móc, lưỡi câu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái móc. ◎ Như: "điếu câu" lưỡi câu.
2. (Danh) Một thứ binh khí thời xưa, giống như gươm mà cong.
3. (Danh) Lưỡi liềm, một loại nông cụ thời xưa.
4. (Danh) Nét móc trong chữ Hán.
5. (Danh) Họ "Câu".
6. (Động) Móc, moi.
7. (Động) Tìm tòi. ◇ Dịch Kinh : "Câu thâm trí viễn" (Hệ từ thượng ) Tìm xét tới lẽ rất sâu xa.
8. (Động) Sửa đổi, canh cải.
9. (Động) Dắt dẫn, móc nối. ◎ Như: "câu đảng" dắt dẫn người vào đảng với mình.
10. (Động) Bắt giữ. ◇ Hán Thư : "Sử lại câu chỉ thừa tướng duyện sử" 使 (Bảo Tuyên truyện ) Sai viên lại bắt giữ thuộc hạ của thừa tướng.
11. (Động) Vẽ, vạch, mô tả, phác họa. § Thông "câu" .
12. (Động) Khâu viền. ◎ Như: "câu vi cân" may viền khăn.
13. (Tính) Cong. ◇ Chiến quốc sách : "Thiểu yên khí lực quyện, cung bát thỉ câu, nhất phát bất trúng, tiền công tận hĩ" , , , (Tây Chu sách 西) Chẳng bao lâu khí lực suy, cung lật tên cong, một phát cũng không trúng, công lao trước kia tiêu tan hết.
14. (Phó) Đình trệ, lưu lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái móc.
② Cái khóa thắt lưng.
③ Ngày xưa gọi cái liềm là ngải câu .
④ Cái lưỡi câu.
⑤ Phàm cái gì hình như cái móc đều gọi là câu.
⑥ Móc mói, móc mói lấy những cái khó khăn gọi là câu. Như Kinh Dịch nói câu thâm trí viễn tìm xét tới lẽ rất sâu xa.
⑦ Dắt dẫn, dắt dẫn người vào đảng với mình gọi là câu đảng .
⑧ Lưu lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái móc, lưỡi câu, que cời;
② Móc: Móc lấy cửa sổ;
③ Viền: Viền mép;
④ (văn) Móc moi, tìm xét: Tìm xét tới lẽ sâu xa;
⑤ (văn) Dắt dẫn, câu dẫn, câu nhử: Dắt dẫn vào nhóm (đảng) mình;
⑥ (văn) Lưu lại;
⑦ [Gou] (Họ) Câu.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái móc. Dấu móc — Con dao lưỡi cong lại. Dao quắm — Cái lưỡi câu — Xem xét.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Không có thành kiến, không cố chấp, không tự mãn. ◇ Trang Tử : "(Khổng Tử) viết: Khâu thiếu nhi tu học, dĩ chí ư kim, lục thập cửu tuế hĩ, vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" () : , , , , (Ngư phủ ).
2. Hết lòng ngưỡng mộ. ◇ Sử Kí : "Kim Tần nam diện nhi vương thiên hạ, thị thượng hữu thiên tử dã. Kí nguyên nguyên chi dân kí đắc an kì tính mệnh, mạc bất hư tâm nhi ngưỡng thượng, đương thử chi thì, thủ uy định công, an nguy chi bổn tại ư thử hĩ" , . , , , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ).
3. Giả tình giả ý. ◇ Thiên địa hội thi ca tuyển : "Như hữu hư tâm hòa giả ý, Hồng môn pháp luật bất lưu tình" , (Mạc học Bàng Quyên hại Tôn Tẫn ).
4. Trong lòng lo sợ. ◇ Quan tràng hiện hình kí : "Tựu thị Hoàng Lão Da, Chu Lão Da, hiểu đắc thống lĩnh giá thoại bất thị thuyết đích tự kỉ, bất miễn tổng hữu điểm hư tâm, tĩnh tiễu tiễu đích nhất thanh dã bất cảm ngôn ngữ" , , , , (Đệ thập tam hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng dạ chẳng có gì, không chấp nhất, để ý gì.
xiù ㄒㄧㄡˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ra hoa, nở hoa
2. đẹp đẽ
3. giỏi, xuất sắc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lúa, các loại cốc trổ bông. ◇ Niếp Di Trung : "Lục nguyệt hòa vị tú, Quan gia dĩ tu thương" , (Điền gia ) Tháng sáu lúa chưa trổ bông, Nhà quan đã sửa chữa kho đụn.
2. (Động) Phiếm chỉ cây cỏ nở hoa. ◇ Đỗ Phủ : "Thị tiết đông li cúc, Phân phi vị thùy tú?" , (Cửu nhật kí Sầm Tham ) Vào mùa cúc trong vườn, Đầy dẫy vì ai nở hoa?
3. (Động) Sinh trưởng, lớn lên. ◇ Cố Khải Chi : "Đông lĩnh tú hàn tùng" (Thần tình ) Đỉnh núi đông mọc lên thông lạnh.
4. (Động) Biểu diễn. § Phiên âm tiếng Anh "show". ◎ Như: "tú nhất hạ" biểu diễn một màn.
5. (Danh) Hoa của cây cỏ. ◇ Vũ Đế : "Lan hữu tú hề cúc hữu phương, hoài giai nhân hề bất năng vong" , (Thu phong từ ) Lan có hoa hề cúc có hương, mong nhớ người đẹp hề làm sao quên được.
6. (Danh) Người tài trí xuất chúng. ◇ Tấn Thư : "Cố Vinh, Hạ Tuần, Kỉ Thiệm, Chu Kỉ, giai nam thổ chi tú" , , , , (Vương Đạo truyện ) Cố Vinh, Hạ Tuần, Kỉ Thiệm, Chu Kỉ, đều là những nhân tài kiệt xuất của đất nam.
7. (Danh) Màn trình diễn, cuộc biểu diễn. ◎ Như: "tố tú" biểu diễn, "nhất tràng tú" một màn trình diễn.
8. (Danh) Họ "Tú".
9. (Tính) Cây cỏ tươi tốt. ◇ Âu Dương Tu : "Giai mộc tú nhi phồn âm" (Túy Ông đình kí ) Cây tươi tốt mà bóng rậm rạp.
10. (Tính) Xinh đẹp, tuấn mĩ. ◎ Như: "tú lệ" xinh đẹp. § Cũng viết là "tú mĩ" .
11. (Tính) Ưu việt, xuất chúng, kiệt xuất. ◎ Như: "ưu tú" xuất sắc.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa đâm hoa. Phàm các loài cỏ nẩy hoa đều gọi là tú.
② Ðẹp lạ, như tú lệ tốt đẹp lạ. Cũng như tú mĩ .
③ Tú tài bên Tàu thì người đi học đều gọi là tú tài. Như tú tài bất xuất môn, năng tri thiên hạ sự học trò không ra khỏi cửa, sao biết được chuyện trên đời. Ở ta thi hương không trúng kì phúc hạch mà được phân số khá thì đỗ tú tài. Người được vào học nhà học của vua cũng gọi là tú tài.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ưu tú, giỏi: Ưu tú;
② Thanh nhã và đẹp đẽ: Núi non đẹp đẽ;
③ (Lúa) trổ đòng, đâm bông, đâm hoa, trổ hoa, trổ: (Lúa) trổ đòng, đâm bông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lúa trổ đòng đòng — Chỉ chung hoa của cây — Đẹp đẽ giỏi giang. Td: Tuấn tú.

Từ ghép 12

miễn cưỡng

phồn thể

Từ điển phổ thông

miễn cưỡng, phải làm gì không muốn

Từ điển trích dẫn

1. Hết sức mà làm. ◇ Liệt nữ truyện : "Quốc gia đa nạn, duy miễn cưỡng chi" , (Chu Nam chi thê ) Nước nhà nhiều hoạn nạn, hãy lo hết sức mà làm.
2. Gượng, không tự nhiên. ◎ Như: "miễn cưỡng nhất tiếu" gượng cười một cái.
3. Cưỡng bách, bó buộc. ◎ Như: "tha kí nhiên chấp ý li khứ, nhĩ hựu hà tất yếu miễn cưỡng tha lưu hạ lai?" , ? anh ấy đã có ý ra đi, sao anh lại cứ muốn bắt buộc anh ấy ở lại?
khai
kāi ㄎㄞ

khai

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mở ra
2. nở (hoa)
3. một phần chia
4. sôi (nước)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mở. § Trái lại với "bế" . ◎ Như: "khai môn" mở cửa. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma" , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.
2. (Động) Nở ra, giãn, duỗi. ◎ Như: "hoa khai" hoa nở, "khai nhan" vẻ mặt vui mừng, "khai hoài" lòng hả hê. ◇ Trang Tử : "Kì mị dã hồn giao, kì giác dã hình khai" , (Tề vật luận ) Khi ngủ thì hồn giao nhau, khi thức thì hình duỗi ra.
3. (Động) Xẻ, đào. ◎ Như: "khai hà" đào sông.
4. (Động) Vỡ hoang, khai khẩn. ◎ Như: "khai khoáng" khai khẩn mỏ, "khai hoang" vỡ hoang.
5. (Động) Mở mang. ◇ Đỗ Phủ : "Khai biên nhất hà đa" (Tiền xuất tái ) Mở mang bờ cõi sao mà nhiều vậy!
6. (Động) Hướng dẫn, dẫn đạo, chỉ bảo. ◎ Như: "khai đạo" khuyên bảo.
7. (Động) Dựng, đặt ra trước nhất, thiết lập. ◎ Như: "khai sáng" mở mang gây dựng ra trước, "khai đoan" mở mối.
8. (Động) Bày, đặt. ◎ Như: "khai duyên" mở tiệc, bày tiệc ăn.
9. (Động) Kê khai. ◎ Như: "khai dược phương" kê đơn thuốc, "khai đơn" kê đơn (thuốc, hàng hóa, khoản).
10. (Động) Bắt đầu. ◎ Như: "khai học" khai giảng, "khai công" khởi công, "khai phạn" dọn cơm, bắt đầu bán cơm (nhà hàng).
11. (Động) Công bố. ◎ Như: "khai tiêu" mở thầu.
12. (Động) Bắt đầu chạy, khởi hành. ◎ Như: "khai chu" nhổ neo thuyền bắt đầu đi, "hỏa xa khai liễu" xe lửa chạy rồi.
13. (Động) Mổ, bổ. ◎ Như: "khai liễu nhất cá tây qua" 西 bổ một quả dưa hấu.
14. (Động) Tiêu tan. ◎ Như: "vân khai vụ tán" mây mù tiêu tan.
15. (Động) Bắn. ◎ Như: "khai thương" bắn súng, "khai pháo" bắn pháo.
16. (Động) Cử hành, mở (hội nghị, triển lãm). ◎ Như: "khai hội" họp hội nghị, "khai triển lãm hội" mở triển lãm.
17. (Động) Chia rẽ, phân li. ◎ Như: "li khai" chia rẽ.
18. (Động) Chi tiêu. ◎ Như: "khai chi" chi tiêu, "khai công tiền" chi tiền công.
19. (Động) Trừ bỏ. ◎ Như: "khai khuyết" trừ bỏ chỗ thiếu đi, "khai giới" phá giới, "khai cấm" bỏ lệnh cấm.
20. (Động) Sôi. ◎ Như: "thủy khai liễu" nước sôi rồi.
21. (Danh) Lượng từ: số chia. ◎ Như: "tứ khai" một phần tư, "bát khai" một phần tám.
22. (Danh) Trang giấy. ◎ Như: "nhất khai" một trang giấy.
23. (Danh) Khổ (giấy). ◎ Như: "khai bổn" khổ sách.
24. (Danh) Đơn vị tính độ nguyên chất của vàng: carat, 24 carats là vàng thuần (nguyên chất). ◎ Như: "thập tứ khai kim đích bút tiêm" ngòi bút vàng 14 carats.
25. (Phó) Rộng ra, nới ra. ◎ Như: "tưởng khai" suy rộng, "khán khai" nhìn rộng ra, "truyền khai" truyền đi.

Từ điển Thiều Chửu

① Mở. Trái lại với chữ bế .
② Nở ra. Như hoa khai hoa nở.
③ Đào ra, bới ra. Như khai hà khai sông, khai khoáng khai mỏ, v.v.
④ Mới, trước nhất. Như khai sáng mở mang gây dựng ra trước, khai đoan mở mối, v.v.
⑤ Phân tách ra. Như phách khai bửa ra, phanh ra, v.v.
⑥ Bày, đặt. Như khai diên mở tiệc, bày tiệc ăn.
⑦ Mở rộng ra. Như thơ Đỗ Phủ có câu: Khai biên ức hà đa mở mang biên cõi sao nhiều vậy.
⑧ Khoát đạt. Như khai lãng sáng sủa.
⑨ Rộng tha. Như khai thích nới tha, khai phóng buông tha ra cho được tự do, v.v.
⑩ Xếp bày. Kê các tên các khoản cho thứ nào vào hàng ấy gọi là khai. Như khai đơn đơn khai, cái đơn khai các đồ hàng hay các khoản gì.
⑪ Bắt đầu đi. Như khai chu nhổ neo thuyền bắt đầu đi.
⑫ Số chia. Một phần tư gọi là tứ khai , một phần tám gọi là bát khai . Một trang giấy cũng gọi là nhất khai .
⑬ Trừ bỏ đi. Như khai khuyết trừ bỏ chỗ thiếu đi.
⑭ Sôi. Nước sôi gọi là khai thủy .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mở, mở cửa: Mở cửa; Mở khóa; Khéo đóng, không có then gài mà không thể mở cửa (Lão tử); Người nước Tần mở cửa ải mà rước quân địch vào (Sử kí);
② Nở, khai: Hoa nở;
③ Xẻ, đào, khơi: Xẻ núi san đồi; Đào sông, đào kênh; Đắp đập khơi ngòi;
④ Vỡ hoang, khai khẩn.【】khai hoang [kaihuang] Khai hoang, vỡ hoang, khai phá đất hoang: Lên núi vỡ hoang;
⑤ Lái, chạy, bắn, nổ: Lái máy kéo (máy cày); Tàu chạy; Bắn súng, nổ súng;
⑥ Kéo (đi) Bộ đội kéo lên phía nam;
⑦ Mở (rộng), mở mang, khai mở, khai thông: Mở rộng tầm mắt; Suy nghĩ chưa thông, thắc mắc; ! Mở mang bờ cõi sao nhiều thế! (Đỗ Phủ);
⑧ Mở, dựng, đặt, thiết lập, khai sáng, kinh doanh: Mở trường học; Năm dặm một lần đổi ngựa, mười dặm một lần mở tiệc (Lí Thương Ẩn: Hành thứ tây giao tác);
⑨ Kê, kê khai, viết: Kê đơn thuốc; Viết séc;
⑩ Sôi; Nước sôi; Nước đã sôi;
⑪ Dùng sau động từ chỉ sự tách rời hoặc kết quả: Kéo ra; Tránh ra; Xẻ ra; Câu chuyện ấy đã truyền rộng ra; Xòe quạt (ra); Mở mắt ra;
⑫ Mổ, bổ: 西 Bổ một quả dưa hấu; Mổ;
⑬ Bắt đầu đi, khởi hành: Bắt đầu nhổ neo cho thuyền đi.【】khai thủy [kaishê] a. Bắt đầu, mở đầu: Năm cũ đã qua, năm mới bắt đầu; b. Lúc đầu, thoạt đầu, thoạt tiên: Lúc mới bắt đầu công việc;
⑭ Trừ bỏ đi: Trừ bỏ chỗ thiếu;
⑮ Số chia: Một phần tư; Một phần tám;
⑯ Trang giấy: Một trang giấy;
⑰ Khổ (giấy): Khổ;
⑱ Cara (phần vàng trong một hợp kim, bằng 1/24 của tổng trọng lượng): Ngòi bút vàng 14 cara;
⑲【】khai ngoại [kai wài] Ngoài, trên: Cụ ấy đã ngoài 60 (tuổi).

Từ ghép 60

bức, phúc
fú ㄈㄨˊ

bức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khổ rộng của vải
2. bức, tấm (từ dùng để đếm số vải)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khổ (vải, lụa). ◎ Như: "khoan phúc" khổ rộng.
2. (Danh) Chiều ngang. ◎ Như: "phúc viên quảng khoát" bề ngang và chu vi rộng lớn (chỉ đất đai rộng lớn).
3. (Danh) Viền mép vải, lụa. ◎ Như: "biên phúc" viềm mép.
4. (Danh) Lượng từ: bức (tranh vẽ). ◎ Như: "nhất phúc họa" một bức tranh.
5. Một âm là "bức". (Động) Lấy vải hay lụa bó vào chân. ◇ Tả truyện : "Đái thường phúc tích" (Hi Công nhị niên ) Thắt lưng quần bó giày.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bức" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Bức, một tiếng dùng để đo vải lụa. Như kỉ phúc mấy bức?
② Sửa sang, như tu sức biên phúc sửa sang diêm dúa như tấm lụa phải chải chuốt hai bên mép.
③ Một âm là bức. Lấy lụa quần chéo từ chân đến gối như sa-cạp vậy. Ta quen đọc là chữ bức cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khổ (vải vóc): Khổ đơn; Khổ kép; Khổ rộng;
② Mức độ, diện tích, đất đai. 【】bức viên [fuýuán] Diện tích, lãnh thổ: Đất đai rộng lớn;
③ (loại) Bức: ? Mấy bức?; Một bức tranh; Một bức trướng mừng thọ;
④ Vải quấn đùi, xà cạp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bề rộng của khổ vải. — Ta còn hiểu là một tấm một cái, một chiếc.

Từ ghép 5

phúc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khổ (vải, lụa). ◎ Như: "khoan phúc" khổ rộng.
2. (Danh) Chiều ngang. ◎ Như: "phúc viên quảng khoát" bề ngang và chu vi rộng lớn (chỉ đất đai rộng lớn).
3. (Danh) Viền mép vải, lụa. ◎ Như: "biên phúc" viềm mép.
4. (Danh) Lượng từ: bức (tranh vẽ). ◎ Như: "nhất phúc họa" một bức tranh.
5. Một âm là "bức". (Động) Lấy vải hay lụa bó vào chân. ◇ Tả truyện : "Đái thường phúc tích" (Hi Công nhị niên ) Thắt lưng quần bó giày.
6. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bức" cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Bức, một tiếng dùng để đo vải lụa. Như kỉ phúc mấy bức?
② Sửa sang, như tu sức biên phúc sửa sang diêm dúa như tấm lụa phải chải chuốt hai bên mép.
③ Một âm là bức. Lấy lụa quần chéo từ chân đến gối như sa-cạp vậy. Ta quen đọc là chữ bức cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bề rộng của khổ vải — Một âm khác là Bức. Xem Bức.

sâm sai

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Tạp loạn, so le, không tề chỉnh. ◇ Nguyễn Du : "Y sức đa sâm si" (Kí mộng ) Áo quần thì lếch thếch. ◇ Thi Kinh : "Sâm si hạnh thái, Tả hữu lưu chi" , (Chu nam , Quan thư ) Rau hạnh cọng dài cọng ngắn, (Theo) dòng bên tả bên hữu mà hái. ★ Tương phản: "chỉnh tề" .
2. Không nhất trí, không đồng ý với nhau. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Vi giá giao bàn đích sự, bỉ thử sâm si trước" , (Đệ bát hồi) Việc bàn giao này, hai bên không thỏa thuận cùng nhau.
3. Hầu như, cơ hồ. ◇ Bạch Cư Dị : "Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân, Tuyết phu hoa mạo sâm si thị" , (Trường hận ca ) Trong số những người này, có một nàng tên gọi là Thái Chân, Da tuyết, mặt hoa trông tựa như là (Dương Quí Phi).

sâm si

phồn thể

Từ điển phổ thông

so le nhau

Từ điển trích dẫn

1. Tạp loạn, so le, không tề chỉnh. ◇ Nguyễn Du : "Y sức đa sâm si" (Kí mộng ) Áo quần thì lếch thếch. ◇ Thi Kinh : "Sâm si hạnh thái, Tả hữu lưu chi" , (Chu nam , Quan thư ) Rau hạnh cọng dài cọng ngắn, (Theo) dòng bên tả bên hữu mà hái. ★ Tương phản: "chỉnh tề" .
2. Không nhất trí, không đồng ý với nhau. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Vi giá giao bàn đích sự, bỉ thử sâm si trước" , (Đệ bát hồi) Việc bàn giao này, hai bên không thỏa thuận cùng nhau.
3. Hầu như, cơ hồ. ◇ Bạch Cư Dị : "Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân, Tuyết phu hoa mạo sâm si thị" , (Trường hận ca ) Trong số những người này, có một nàng tên gọi là Thái Chân, Da tuyết, mặt hoa trông tựa như là (Dương Quí Phi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

So le không đều, cũng đọc là Sâm sai.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.