jiè ㄐㄧㄝˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vay mượn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vay, mượn. ◎ Như: "hữu tá hữu hoàn" có vay có trả. ◇ Thủy hử truyện : "Trượng phu hựu hoạn liễu bệnh, nhân lai tệ tự tá mễ" , (Đệ lục hồi) Chồng lại bệnh, nên tới chùa này vay gạo.
2. (Động) Cho vay, cho mượn. ◇ Luận Ngữ : "Hữu mã giả tá nhân thừa chi" (Vệ Linh Công ) Người có ngựa cho người khác mượn cưỡi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô tri bắc hải lương quảng, khả tá nhất vạn thạch" , (Đệ thập nhất hồi) Ta biết Bắc Hải nhiều lương, có thể cho vay một vạn hộc.
3. (Động) Giả thác, lợi dụng. ◎ Như: "tá đao sát nhân" mượn dao giết người (lợi dụng người để hại kẻ khác), "tá đề phát huy" mượn đề tài khác để phát huy ý riêng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đãn ngã tưởng, lịch lai dã sử, giai đạo nhất triệt, mạc như ngã giá bất tá thử sáo giả, phản đảo tân kì biệt trí" , , , , (Đệ nhất hồi) Nhưng tôi thiết tưởng, những chuyện dã sử xưa nay, đều giẫm lên một vết xe cũ, sao bằng cái chuyện của tôi không mượn khuôn sáo đó, (mà) đảo lộn mới lạ khác biệt.
4. (Động) Giúp đỡ. ◇ Hán Thư : "Tá khách báo cừu" (Chu Vân truyện ) Giúp khách báo thù.
5. (Động) Khen ngợi. ◇ Trâu Dương : "Thử bất khả dĩ hư từ tá dã" (Ngục trung thượng lương vương thư ) Đây không thể lấy lời hư dối mà khen ngợi vậy.
6. (Động) Dựa vào, nhờ. ◎ Như: "tá trọng" nhờ vả. ◇ Nguyễn Trãi : "Suy nhan tá tửu vựng sanh hồng" (Họa hương nhân tiên sinh vận giản chư đồng chí ) Nét mặt hom hem nhờ có rượu mới sinh vầng hồng.
7. (Liên) Giả sử, giả thiết, nếu như. ◇ Nguyên Chẩn : "Tá như kim nhật tử, Diệc túc liễu nhất sanh" , (Khiển bệnh ) Giả như hôm nay chết, Thì cũng đủ một đời.

Từ điển Thiều Chửu

① Vay mượn, mình vay của người hay mình cho người vay đều gọi là tá.
② Mượn, cái gì vốn không có mà mượn dùng thì gọi là tá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mượn, vay: Mượn sách về đọc; Vay tiền;
② Cho mượn, cho vay: Tôi cho anh mượn một cuốn tiểu thuyết hay;
③ Mượn cớ, viện cớ, lợi dụng, thừa cơ, nhân cơ hội.【】tá cố [jiègù] Viện cớ, mượn cớ: Anh ấy viện cớ đi mất rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mượn tạm. Vay mượn — Cho vay. Cho mượn — Giúp đỡ. Dùng như chữ Tá: .

Từ ghép 25

cự
jù ㄐㄩˋ, qú ㄑㄩˊ

cự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rời xa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền tin, đưa tin. ◎ Như: "cự nhân" lính trạm, người truyền đạt mệnh lệnh, "cự dịch" xe và ngựa trạm (truyền tin).
2. (Động) Phát động, hưng khởi. ◇ Khuất Nguyên : "Xuân khí phấn phát, vạn vật cự chỉ" , (Sở từ , Đại chiêu ) Khí xuân bùng phát, muôn vật hưng khởi.
3. (Phó) Nhanh, lẹ.
4. (Phó) Vội vàng, gấp rút. ◎ Như: "cấp cự" vội vàng, "cự nhĩ như thử" dồn dập như thế. ◇ Liệt Tử : "Khủng nhân kiến chi dã, cự nhi tàng chư hoàng trung" , (Chu Mục vương ) Sợ người khác thấy (con hươu), vội vàng giấu nó trong cái hào cạn.
5. (Tính) Hết, vẹn. ◇ Tả Tư : "Kì dạ vị cự, đình liệu tích tích" , (Ngụy đô phú ).
6. (Tính) Sợ hãi. ◎ Như: "hoàng cự" kinh hoàng, "cự dong" vẻ mặt hoảng hốt.
7. (Phó) Sao, há sao, biết đâu. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử hà cự bất năng vi phúc hồ?" (Tái ông thất mã ) Việc này biết đâu lại không là may?
8. (Danh) Tên con thú đầu hươu mình rồng (trong thần thoại).

Từ điển Thiều Chửu

① Vội vàng. Như cấp cự vội vàng, sự gì thốt nhiên đồn đến gọi là cự nhĩ như thử .
② Sợ hãi. Như hoàng cự kinh hoàng.
③ Chạy trạm đưa, dùng xe mà đưa tin gọi là truyền , dùng ngựa mà đưa tin gọi là cự .
④ Bèn, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vội vã, cấp tốc, ngay, nhanh chóng: Không thể vội kết luận được; Nói rồi thì làm ngay; Đột nhiên, thình lình; Đi vội, rảo bước; Dồn dập đến như thế; ? Sao mau già thế? (Nam sử: Vương Tăng Nhục truyện);
② Sợ hãi: Kinh hoàng; Sắc mặt hai ông Tôn, Vương đều sợ hãi (Thế thuyết tân ngữ);
③ (Xe) ngựa đưa tin, (xe) ngựa trạm: Cỡi ngựa trạm mà tới (Tả truyện: Chiêu công nhị niên);
④ Thì sao, sao lại (thường dùng , biểu thị sự phản vấn): ? Đê có tới hàng vạn lỗ, lấp một lỗ, thì cá sao không có chỗ ra? (Hoài Nam tử); ? Việc này sao lại không là may? (Hoài Nam tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Truyền đi. Đưa tin tức giấy tờ tới nơi khác — Gấp rút, cấp bách. Chẳng hạn Cấp cự — Sợ hãi.

Từ ghép 2

tiễu
qiào ㄑㄧㄠˋ

tiễu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao chót vót
2. tính nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chót vót, dựng đứng, hiểm trở (thế núi). ◎ Như: "tiễu bích" thế núi chon von. ◇ Trần Thái Tông : "Tứ sơn tiễu bích vạn thanh tùng" (Tứ sơn kệ ) Bốn núi cao chót vót, muôn khóm xanh.
2. (Tính) Hiểm hóc (văn thế). ◇ Vương Sung : "Ngữ cam văn tiễu, ý vụ thiển tiểu" , (Luận hành , Tự kỉ ) Lời ngọt ngào văn hiểm hóc, ý chỉ nông cạn hẹp hòi.
3. (Tính) Nóng nảy. ◎ Như: "tiễu cấp" nóng nảy. ◇ Tam quốc chí : "Tính tiễu cấp, hỉ nộ khoái ý" , (Công Chu Trị truyện ) Tính nóng nảy, vui giận tùy thích.
4. (Tính) Nghiêm khắc, hà khắc. ◇ Tân Đường Thư : "Cao tính tiễu ngạnh, luận nghị vô sở khuất" , (Lí Cao truyện ) (Lí) Cao tính cương ngạnh, biện luận cứng cỏi.
5. (Tính) Lạnh lẽo. ◇ Lục Du : "Lộ khí xâm liêm dĩ tiễu thâm" (Thu tứ ) Hơi sương lấn vào rèm lạnh đã sâu.
6. (Động) Tăng cường, làm cho nghiêm khắc hơn. ◇ Hàn Phi Tử : "Tiễu kì pháp nhi nghiêm kì hình dã" (Ngũ đố ) Làm cho phép tắc và hình phạt nghiêm khắc hơn nữa vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Chót vót, chỗ núi cao chót vót chơm chởm gọi là tiễu bích .
② Tính nóng nẩy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dựng đứng, chót vót: Thế núi dựng đứng;
② Nghiêm khắc, nóng nảy: Cương trực nghiêm khắc.

Từ ghép 4

chung
zhōng ㄓㄨㄥ

chung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. cuối, kết thúc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, kết thúc. Đối lại với "thủy" . ◎ Như: "niên chung" năm hết. ◇ Luận Ngữ : "Tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung" , 祿 (Nghiêu viết ) (Nếu dân trong) bốn bể khốn cùng, thì lộc trời (ban cho ông) sẽ dứt hẳn.
2. (Động) Chết. ◎ Như: "thọ chung" chết lành, được hết tuổi trời. ◇ Đào Uyên Minh : "Vị quả, tầm bệnh chung" , (Đào hoa nguyên kí ) Chưa có kết quả, thì bị bệnh mà mất.
3. (Động) Hoàn thành. ◇ Hậu Hán Thư : "Dương Tử cảm kì ngôn, phục hoàn chung nghiệp" , (Liệt nữ truyền ) Dương Tử cảm động vì lời đó, trở về hoàn thành sự nghiệp.
4. (Tính) Cả, suốt, trọn. ◎ Như: "chung nhật bất thực" cả ngày chẳng ăn. ◇ Nguyễn Trãi : "Chung tiêu thính vũ thanh" (Thính vũ ) Suốt đêm nghe tiếng mưa.
5. (Danh) Thiên, khúc (thơ, ca, nhạc). ◎ Như: "nhất chung" một khúc nhạc.
6. (Danh) Một năm cũng gọi là "chung".
7. (Danh) Đất vuông nghìn dặm gọi là "chung".
8. (Danh) Họ "Chung".
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Sử Kí : "Tần vương độ chi, chung bất khả cưỡng đoạt" , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Vua Tần liệu chừng sau cùng sẽ không cưỡng đoạt được (viên ngọc).
10. (Phó) Luôn, mãi. § Tương đương với "thường" , "cửu" . ◇ Mặc Tử : "Cố quan vô thường quý nhi dân vô chung tiện" (Thượng hiền thượng ) Cho nên quan không phải luôn luôn sang mà dân cứ mãi là hèn.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như chung nhật bất thực hết ngày chẳng ăn. Nguyễn Trãi : chung tiêu thính vũ thanh suốt đêm nghe tiếng mưa.
② Sau, như thủy chung trước sau.
③ Trọn, như chung chí bại vong trọn đến hỏng mất.
④ Chết, như thọ chung chết lành, được hết tuổi trời.
⑤ Kết cục, như hết một khúc nhạc gọi là nhất chung .
⑥ Một năm cũng gọi là chung.
⑦ Ðã.
⑧ Ðất vuông nghìn dặm gọi là chung.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết, cuối, cuối cùng, kết cục, dứt: Hết một bản nhạc (bài ca); Cuối năm. (Ngb) Chết mất: Sắp chết. 【】chung quy [zhonggui] Tóm lại, nói cho cùng, chung quy, rốt cuộc: Rốt cuộc sẽ làm nên; 【】 chung cánh [zhongjìng] Như ;【】chung cứu [zhong jiu] Chung quy, xét đến (cho) cùng: Sức mạnh của một người xét cho cùng cũng chỉ có hạn; 【】 chung vu [zhongyú] Rốt cuộc, tóm lại, nói cho cùng, chung quy: Rốt cuộc đã thí nghiệm thành công;
② Suốt, cả: Suốt năm, cả năm; Suốt đời, cả đời, trọn đời;
③ (văn) Năm: Một năm;
④ (văn) Đã;
⑤ (văn) Đất vuông nghìn dặm;
⑥ [Zhòng] (Họ) Chung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu cùng, cuối cùng — Hết. Suốt cho tới hết — Chết — Toàn vẹn.

Từ ghép 25

để, đễ
tì ㄊㄧˋ

để

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Khải đễ vui vẻ dễ dàng.
② Thuận, biết đạo xử với anh gọi là đễ.

đễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thuận theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kính trọng người trên. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (hết lòng phụng dưỡng cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
2. (Động) Thân ái, hữu ái (giữa anh em). ◎ Như: "hữu đễ" anh em thân ái.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Kính mến anh, kính nhường anh, kính thuận (với người lớn hơn mình): Hiếu đễ; Người học trò vào nhà thì hiếu với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhường người lớn hơn mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đễ .
li, ly, lệ
chī ㄔ, gǔ ㄍㄨˇ, lí ㄌㄧˊ, lǐ ㄌㄧˇ, lì ㄌㄧˋ

li

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa tan, chia lìa, chia cách. ◎ Như: "li quần tác cư" lìa bầy ở một mình, thui thủi một mình. ◇ Bạch Cư Dị : "Thương nhân trọng lợi khinh biệt li, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ" , (Tì bà hành ) Người lái buôn trọng lợi coi thường chia cách, Tháng trước đi mua trà tại Phù Lương.
2. (Động) Cách (khoảng). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên môn li trung quân nhất bách ngũ thập bộ" (Đệ thập lục hồi) Nha môn cách chỗ quân một trăm năm chục bước.
3. (Động) Làm trái, phản lại. ◇ Tả truyện : "Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ" , (Ẩn công tứ niên ) Nhiều người phản bội, người thân làm trái lại, khó mà nên thay.
4. (Động) Gặp, bị, mắc phải. ◇ Sử Kí : "Tất khứ Tào, vô li Tào họa" , (Quản Thái thế gia ) Tất nhiên bỏ Tào, khỏi mắc vào họa với Tào.
5. (Động) Thiếu, tách rời. ◎ Như: "tố đản cao, li bất liễu miến phấn dữ đản" , làm bánh bột lọc, không được thiếu bột mì và trứng.
6. (Động) Dính bám. ◇ Thi Kinh : "Bất li vu lí" (Tiểu nhã , Tiểu biện Chẳng dính bám với lần trong (bụng mẹ) sao?
7. (Danh) Quẻ "Li", trong bốn phương thuộc về phương nam.
8. (Danh) Họ "Li".

Từ ghép 33

ly

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dời xa, chia lìa, dời khỏi
2. quẻ Ly (trung hư) trong Kinh Dịch (chỉ có vạch giữa đứt, tượng Hỏa (lửa), trượng trưng cho con gái giữa, hành Hỏa, tuổi Ngọ, hướng Nam)

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa tan. Lìa nhau ở gần gọi là li , xa gọi là biệt .
② Dính bám. Như Kinh Thi nói bất li vu lí chẳng dính bám với lần trong.
② Li li tua tủa.
③ Chim vàng anh.
④ Chia rẽ.
⑤ Hai người song đều nhau.
⑥ Bày, xếp.
⑦ Gặp, bị.
⑧ Sáng, mặt trời.
⑨ Quẻ li, trong bốn phương thuộc về phương nam.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, lìa tan, chia li: Li dị; Nỗi vui buồn sum họp với chia li; Chị ta chưa bao giờ xa nhà;
② (Khoảng) cách: Nhà ga cách đây ba dặm; Chỉ còn ba hôm nữa là đến ngày Quốc khánh; Mặt trăng và mặt trời cách nhau rất xa;
③ Thiếu: Phát triển công nghiệp, không thể thiếu gang thép;
④ (văn) Dính, bám: Không dính bám với lần trong (Thi Kinh);
⑤ (văn) Không tuân theo, làm trái: Làm trái mệnh lệnh;
⑥ (văn) Mắc vào, rơi vào, gặp, bị (dùng như , bộ ): Một mình mắc vào tai họa này (Giả Nghị: Điếu Khuất Nguyên phú);
⑦ (văn) (Hai người) cùng sánh nhau, sánh đều nhau;
⑧ (văn) Sáng chói, rực rỡ;
⑨ (văn) Bày, xếp;
⑩ (văn) Trải qua: Trải qua một, hai mươi ngày (Hán thư);
⑪ (văn) Chim vàng anh;
⑫ Quẻ li (trong Kinh Dịch);
⑬ [Lí] (Họ) Li.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Chia lìa. Tan tác. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Khách gian hồ thường hợp thiểu li đa « — Tên một quẻ trong Bát quái. Quẻ Li.

Từ ghép 14

lệ

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

lệ chi [lìzhi] Cây vải, trái vải, lệ chi. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lứa đôi. Như chữ — Một âm là Li. Xem Li.
cao, hao
gāo ㄍㄠ, gū ㄍㄨ, háo ㄏㄠˊ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khấn, vái
2. bờ, bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đất thấp bên bờ nước, vệ chằm, vệ hồ.
2. (Danh) Ruộng nước. ◇ Phan Nhạc : "Canh đông cao chi ốc nhưỡng hề" (Thu hứng phú ) Cày ruộng nước bên đông đất màu mỡ hề.
3. (Danh) Đất cao. ◇ Khuất Nguyên : "Bộ dư mã hề san cao" (Cửu chương , Thiệp giang ) Cho ngựa ta bước đi hề trên đất cao đồi núi.
4. (Danh) Họ "Cao".
5. (Tính) Cao lớn. § Thông "cao" . ◇ Lễ Kí : "Khố môn thiên tử cao môn" (Minh đường vị ) Cửa kho thiên tử cổng cao lớn.
6. (Trợ) Đặt đầu câu, biểu thị ngữ khí kéo dài tiếng, ngân dài ra. ◇ Lễ Kí : "Cập kì tử dã, thăng ốc nhi hào, cáo viết: Cao! mỗ phục!" , , : ! ! (Lễ vận ) Đến khi chết, lên nóc nhà mà gào, bảo rằng: Hỡi ơi! Mỗ hãy trở về!

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ cao .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đầm lầy;
② Bờ hồ, vệ hồ;
③ Chỗ nước chảy uốn cong;
④ Khấn;
⑤ Hãm giọng;
⑥ [Gao] (Họ) Cao. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hồ — Bờ nước — Cũng như chữ Cao .

Từ ghép 6

hao

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gọi mà bảo — Nói cho biết — Một âm là Cao. Xem Cao.
trác
zhuō ㄓㄨㄛ, zhuó ㄓㄨㄛˊ

trác

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cao chót

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao siêu, xuất chúng. ◎ Như: "trác thức" kiến thức cao vượt, "trác tuyệt" tuyệt trần, kiệt xuất.
2. (Phó) Sừng sững. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu sở lập, trác nhĩ" , (Tử Hãn ) Như có cái gì đứng sừng sững (trước mặt).
3. (Danh) Cái đẳng, cái bàn. § Thông "trác" .
4. (Danh) Họ "Trác".

Từ điển Thiều Chửu

① Cao chót, như trác thức kiến thức cao hơn người, trác tuyệt tài trí tuyệt trần.
② Ðứng vững, như trác nhiên .
③ Cái đẳng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao.【】 trác kiến [zhuojiàn] Kiến giải sáng suốt, cao kiến, nhận thức thiên tài (thần tình): Người có kiến giải sáng suốt, bậc cao kiến;
② Sừng sững;
③ [Zhuo] (Họ) Trác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao xa. Xem Trác tuyệt — Đứng thẳng lên. Xem Trác lập — Tên người, tức Lê Hữu Trác, hiệu Hải thượng Lãn Ông, người xã Liêu sách huyện Đườnh hào tỉnh Hưng yên, danh nho kiên danh y thời Lê mạt. Tác phẩm văn học có Thượng kinh kỉ sự, tác phẩm y khoa có Lãn ông y tập.

Từ ghép 6

từ
cí ㄘˊ

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lời văn
2. từ khúc, bài từ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đơn vị ngôn ngữ có khái niệm hoàn chỉnh, có thể sử dụng một cách độc lập trong câu nói hay viết.
2. (Danh) Lời nói hoặc câu viết, biểu thị một quan niệm ý nghĩa hoàn chỉnh. ◎ Như: "ngôn từ" lời nói, "thố từ" đặt câu, dùng chữ.
3. (Danh) Bài, đoạn nói hay viết có thứ tự mạch lạc. ◎ Như: "ca từ" bài ca, "diễn giảng từ" bài diễn văn.
4. (Danh) Một thể văn, có từ đời Đường, hưng thịnh thời nhà Tống, biến thể từ nhạc phủ xưa, câu dài ngắn không nhất định. Còn gọi là "trường đoản cú" , "thi dư" . ◎ Như: "Đường thi Tống từ" .
5. (Danh) Lời biện tụng. § Thông "từ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Lời văn.
② Một lối văn để hát. Như từ khúc .
③ Các chữ dùng để giúp lời văn đều gọi là từ. Như những chữ hề, ta, chỉ, tư , , , , v.v.
④ Bảo, nói.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ, tiếng: Động từ; Từ đa âm, từ ghép;
② Lời, bài: Lời ca; Lời nghiêm nghĩa chính; Bài diễn thuyết;
③ Bài từ (một thể văn vần): Thơ và từ;
④ (văn) Bảo, nói.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói. Lời thơ. Lời văn — Nhiều tiếng đi chung để thành một nghĩa.

Từ ghép 34

nông
nóng ㄋㄨㄥˊ

nông

phồn thể

Từ điển phổ thông

người làm ruộng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm ruộng, trồng trọt, cầy cấy.
2. (Động) Cần cù, cố gắng. ◇ Kê Khang : "Ngũ cốc dịch thực, nông nhi khả cửu" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Ngũ cốc thay đổi trồng trọt, cố gắng thì có thể được lâu dài.
3. (Danh) Nghề làm ruộng, trồng trọt. § Ngày xưa cho "sĩ" học trò, "nông" làm ruộng, "công" làm thợ, "thương" đi buôn: là "tứ dân" .
4. (Danh) Người làm ruộng, người làm việc canh tác. ◇ Luận Ngữ : "Phàn Trì thỉnh học giá, tử viết: Ngô bất như lão nông" , : (Tử Lộ ) Phàn Trì xin học làm ruộng, Khổng Tử nói: Ta không bằng một nông phu già.
5. (Danh) Quan coi về việc ruộng nương.
6. (Danh) Họ "Nông".
7. (Tính) Thuộc về nhà nông. ◎ Như: "nông cụ" đồ dùng của nhà nông, "nông xá" nhà ở thôn quê.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghề làm ruộng.
② Kẻ làm ruộng.
③ Ngày xưa cho sĩ học trò, nông làm ruộng, công làm thợ, thương đi buôn là tứ dân .
④ Quan coi về việc ruộng nương.
⑤ Họ Nông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghề làm ruộng, nông nghiệp: Nông cụ; Làm nghề nông;
② Người làm ruộng, nông dân: Trung nông;
③ (cũ) Quan coi về việc ruộng nương;
④ [Nóng] (Họ) Nông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm ruộng. Ca dao có câu: » Anh ơi cố chí canh nông, mười phần ta cũng giữ trong tám phần « — Người làm ruộng — Gắng sức.

Từ ghép 29

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.