đãi, đệ
dǎi ㄉㄞˇ, dài ㄉㄞˋ, dì ㄉㄧˋ

đãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. theo kịp
2. đuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kịp, đạt tới. ◎ Như: "lực hữu vị đãi" sức chưa tới, chưa đủ sức. ◇ Luận Ngữ : "Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã" , ( nhân ) Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nói mà không làm được (không theo kịp).
2. (Động) Đến, đến với. ◇ Tả truyện : "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , , , (Thành Công thập bát niên ) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.
3. (Động) Tiếp tục, liên lụy.
4. (Động) Bằng với, sánh với. ◇ Triệu Ngạn Vệ : "Ban Cố tài thức bất đãi Tư Mã Thiên viễn thậm" (Vân lộc mạn sao , Quyển lục) Ban Cố tài thức kém rất xa sánh với Tư Mã Thiên.
5. (Động) Đuổi bắt, tróc nã. ◇ Hán Thư : "Thỉnh đãi bộ Quảng Hán" (Triệu Quảng Hán truyện ) Xin đuổi bắt Quảng Hán.
6. (Động) Bắt giữ.
7. (Động) Bắt, chụp. ◎ Như: "miêu đãi lão thử" mèo bắt chuột.
8. (Giới) Tới lúc, đến khi. ◇ Tả truyện : "Đãi dạ chí ư Tề, quốc nhân tri chi" (Ai Công lục niên ) Đến đêm tới Tề, người trong nước đều biết chuyện đó.
9. (Giới) Thửa lúc, nhân dịp. § Cũng như "đãi" .
10. (Tính) Hồi trước, ngày xưa. § Cũng như: "tích" , "dĩ tiền" . ◇ Hàn Dũ : "Tử Hậu thiếu tinh mẫn, vô bất thông đạt. Đãi kì phụ thì, tuy thiếu niên, dĩ tự thành nhân, năng thủ tiến sĩ đệ, tiệm nhiên kiến đầu giác" , . , , , , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Tử Hậu thuở nhỏ minh mẫn, học cái gì cũng thông. Hồi thân phụ còn sống, tuy ông ít tuổi mà đã có vẻ như người lớn, có thể thi đậu tiến sĩ, tài cao vòi vọi, xuất đầu lộ diện.
11. (Danh) Họ "Đãi".
12. Một âm là "đệ". (Phó) "Đệ đệ" đầy đủ và thuần thục. Cũng như "đệ đệ" . ◇ Thi Kinh : "Uy nghi đệ đệ, Bất khả tuyển dã" , (Bội phong , Bách chu ) (Cử chỉ của em) uy nghi, đầy đủ và thuần thục, Mà lại không được chọn dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tới, đến, kịp: Sức chưa đạt tới; Thẹn mình không theo kịp;
② Thừa lúc, chờ lúc, nhân dịp;
③ Bắt, bắt bớ. 【】đãi bổ [dàibư] Bắt, bắt bớ: Bắt bỏ tù. Xem [dăi].

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt, đuổi bắt, vồ, tóm: Mèo vồ chuột; Bắt lấy kẻ móc túi. Xem [dài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kịp. Kịp đến. Như chữ Đãi — Đuổi bắt. Cũng gọi là Đãi bổ .

Từ ghép 1

đệ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kịp, đạt tới. ◎ Như: "lực hữu vị đãi" sức chưa tới, chưa đủ sức. ◇ Luận Ngữ : "Cổ giả ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã" , ( nhân ) Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nói mà không làm được (không theo kịp).
2. (Động) Đến, đến với. ◇ Tả truyện : "Đãi quan quả, khuông phạp khốn, cứu tai hoạn" , , , (Thành Công thập bát niên ) Đến với người góa bụa, cứu giúp người khốn đốn, bị tai họa hoạn nạn.
3. (Động) Tiếp tục, liên lụy.
4. (Động) Bằng với, sánh với. ◇ Triệu Ngạn Vệ : "Ban Cố tài thức bất đãi Tư Mã Thiên viễn thậm" (Vân lộc mạn sao , Quyển lục) Ban Cố tài thức kém rất xa sánh với Tư Mã Thiên.
5. (Động) Đuổi bắt, tróc nã. ◇ Hán Thư : "Thỉnh đãi bộ Quảng Hán" (Triệu Quảng Hán truyện ) Xin đuổi bắt Quảng Hán.
6. (Động) Bắt giữ.
7. (Động) Bắt, chụp. ◎ Như: "miêu đãi lão thử" mèo bắt chuột.
8. (Giới) Tới lúc, đến khi. ◇ Tả truyện : "Đãi dạ chí ư Tề, quốc nhân tri chi" (Ai Công lục niên ) Đến đêm tới Tề, người trong nước đều biết chuyện đó.
9. (Giới) Thửa lúc, nhân dịp. § Cũng như "đãi" .
10. (Tính) Hồi trước, ngày xưa. § Cũng như: "tích" , "dĩ tiền" . ◇ Hàn Dũ : "Tử Hậu thiếu tinh mẫn, vô bất thông đạt. Đãi kì phụ thì, tuy thiếu niên, dĩ tự thành nhân, năng thủ tiến sĩ đệ, tiệm nhiên kiến đầu giác" , . , , , , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Tử Hậu thuở nhỏ minh mẫn, học cái gì cũng thông. Hồi thân phụ còn sống, tuy ông ít tuổi mà đã có vẻ như người lớn, có thể thi đậu tiến sĩ, tài cao vòi vọi, xuất đầu lộ diện.
11. (Danh) Họ "Đãi".
12. Một âm là "đệ". (Phó) "Đệ đệ" đầy đủ và thuần thục. Cũng như "đệ đệ" . ◇ Thi Kinh : "Uy nghi đệ đệ, Bất khả tuyển dã" , (Bội phong , Bách chu ) (Cử chỉ của em) uy nghi, đầy đủ và thuần thục, Mà lại không được chọn dùng.
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

sác, số, sổ, xúc
cù ㄘㄨˋ, shǔ ㄕㄨˇ, shù ㄕㄨˋ, shuò ㄕㄨㄛˋ

sác

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Nhiều lần, luôn luôn, thường: Suýt chết đã mấy lần rồi (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); Khi ấy đất thường động vỡ, nhiều trận hỏa tai giáng xuống (Hậu Hán thư). 【】sác kiến bất tiên [shuò jiàn bùxian] Thường gặp chẳng mới mẻ gì (không có gì lạ). Xem [cù], [shư], [shù].

số

giản thể

Từ điển phổ thông

số lượng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Số: Số người nhiều quá; Số lẻ; Số chẵn;
② Mấy, vài: Mấy lần; Vài ngày;
③ Thuật số;
④ Toán thuật (một trong 6 môn học cơ bản thời xưa — gọi là lục nghệ);
⑤ (văn) Phép tắc, quy luật;
⑥ (văn) Vận mạng, số mạng;
⑦ (văn) Tài nghệ: Nay đánh cờ là một tài nghệ, nhưng nó chỉ là một tài nghệ nhỏ thôi (Mạnh tử: Cáo tử thượng);
⑧ (văn) lẽ: Đem khách mới cho tranh với bạn quen cũ, về lẽ thì sẽ không thắng được (Hàn Phi tử: Cô phẫn). Xem [cù], [shư], [shuò].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 21

sổ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. một vài
2. đếm
3. kể ra, nêu ra

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đếm: Đếm không xuể;
② Chỉ sự hơn: Nhà tôi chỉ có nó là khỏe hơn cả;
③ Kể: Không đáng kể;
④ Kể tội, quở mắng: Quở trách, mắng. Xem [cù], [shù], [shuò].

xúc

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nhặt: 洿Lưới nhặt không vào ao lớn (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng). Xem [shư], [shù], [shuò].
thiếu, thiểu
shǎo ㄕㄠˇ, shào ㄕㄠˋ

thiếu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. kém, không đủ
2. trẻ tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ít, không nhiều. ◎ Như: "hi thiểu" ít ỏi, thưa thớt.
2. (Phó) Một chút, chút ít. ◇ Trang Tử : "Kim dư bệnh thiểu thuyên" (Từ Vô Quỷ ) Nay bệnh tôi đã bớt chút ít.
3. (Phó) Hiếm, không thường xuyên. ◎ Như: "giá thị thiểu hữu đích sự" việc đó hiếm có.
4. (Phó) Một lúc, một lát, không lâu. ◎ Như: "thiểu khoảnh" tí nữa, "thiểu yên" không mấy chốc. ◇ Mạnh Tử : "Thiểu tắc dương dương yên" (Vạn Chương thượng ) Một lát sau khấp khởi vui mừng.
5. (Động) Khuyết, không đủ. ◇ Vương Duy : "Diêu tri huynh đệ đăng cao xứ, Biến sáp thù du thiểu nhất nhân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Ở xa biết anh em đang lên núi (hái cỏ thuốc), Đều giắt nhánh thù du, chỉ thiếu một người (là ta).
6. (Động) Thiếu, mắc nợ. ◇ Thủy hử truyện : "Tha thiếu liễu nhĩ phòng tiền?" (Đệ tam hồi) Ông ta còn thiếu tiền trọ của mi à?
7. (Động) Kém hơn, ít hơn (số mục). ◎ Như: "ngũ bỉ bát thiểu tam" năm so với tám kém ba.
8. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "Ngã ốc thiểu liễu ki kiện đông tây" 西 Trong nhà tôi bị mất đồ đạc.
9. (Động) Coi thường, chê. ◇ Sử Kí : "Hiển Vương tả hữu tố tập tri Tô Tần, giai thiểu chi, phất tín" , , (Tô Tần truyện ) Các quan tả hữu Hiển Vương vốn đã biết Tô Tần, đều coi thường, không tin.
10. Một âm là "thiếu". (Tính) Trẻ, non. ◎ Như: "thiếu niên" tuổi trẻ.
11. (Tính) Phó, kẻ giúp việc thứ hai. ◎ Như: quan "thái sư" thì lại có quan "thiếu sư" giúp việc.
12. (Danh) Thời nhỏ, lúc tuổi trẻ. ◇ Liệt Tử : "Tần nhân Phùng thị hữu tử, thiếu nhi huệ" , (Chu Mục vương ) Người họ Phùng nước Tần có một người con, hồi nhỏ rất thông minh.
13. (Danh) Người trẻ tuổi.
14. (Danh) Họ "Thiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ít.
② Tạm chút, như thiểu khoảnh tí nữa.
③ Chê, chê người gọi là thiểu chi .
④ Một âm là thiếu. Trẻ, như thiếu niên tuổi trẻ.
⑤ Kẻ giúp việc thứ hai, như quan thái sư thì lại có quan thiếu sư giúp việc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trẻ tuổi, người trẻ tuổi: Thiếu nữ, con gái; Già trẻ gái trai;
② [Shào] (Họ) Thiếu. Xem [shăo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít tuổi. Trẻ tuổi — Xem Thiểu — Phụ vào.

Từ ghép 13

thiểu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ít ỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ít, không nhiều. ◎ Như: "hi thiểu" ít ỏi, thưa thớt.
2. (Phó) Một chút, chút ít. ◇ Trang Tử : "Kim dư bệnh thiểu thuyên" (Từ Vô Quỷ ) Nay bệnh tôi đã bớt chút ít.
3. (Phó) Hiếm, không thường xuyên. ◎ Như: "giá thị thiểu hữu đích sự" việc đó hiếm có.
4. (Phó) Một lúc, một lát, không lâu. ◎ Như: "thiểu khoảnh" tí nữa, "thiểu yên" không mấy chốc. ◇ Mạnh Tử : "Thiểu tắc dương dương yên" (Vạn Chương thượng ) Một lát sau khấp khởi vui mừng.
5. (Động) Khuyết, không đủ. ◇ Vương Duy : "Diêu tri huynh đệ đăng cao xứ, Biến sáp thù du thiểu nhất nhân" , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Ở xa biết anh em đang lên núi (hái cỏ thuốc), Đều giắt nhánh thù du, chỉ thiếu một người (là ta).
6. (Động) Thiếu, mắc nợ. ◇ Thủy hử truyện : "Tha thiếu liễu nhĩ phòng tiền?" (Đệ tam hồi) Ông ta còn thiếu tiền trọ của mi à?
7. (Động) Kém hơn, ít hơn (số mục). ◎ Như: "ngũ bỉ bát thiểu tam" năm so với tám kém ba.
8. (Động) Mất, đánh mất. ◎ Như: "Ngã ốc thiểu liễu ki kiện đông tây" 西 Trong nhà tôi bị mất đồ đạc.
9. (Động) Coi thường, chê. ◇ Sử Kí : "Hiển Vương tả hữu tố tập tri Tô Tần, giai thiểu chi, phất tín" , , (Tô Tần truyện ) Các quan tả hữu Hiển Vương vốn đã biết Tô Tần, đều coi thường, không tin.
10. Một âm là "thiếu". (Tính) Trẻ, non. ◎ Như: "thiếu niên" tuổi trẻ.
11. (Tính) Phó, kẻ giúp việc thứ hai. ◎ Như: quan "thái sư" thì lại có quan "thiếu sư" giúp việc.
12. (Danh) Thời nhỏ, lúc tuổi trẻ. ◇ Liệt Tử : "Tần nhân Phùng thị hữu tử, thiếu nhi huệ" , (Chu Mục vương ) Người họ Phùng nước Tần có một người con, hồi nhỏ rất thông minh.
13. (Danh) Người trẻ tuổi.
14. (Danh) Họ "Thiếu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ít.
② Tạm chút, như thiểu khoảnh tí nữa.
③ Chê, chê người gọi là thiểu chi .
④ Một âm là thiếu. Trẻ, như thiếu niên tuổi trẻ.
⑤ Kẻ giúp việc thứ hai, như quan thái sư thì lại có quan thiếu sư giúp việc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ít: Ít có; Người đến họp rất ít;
② Thiếu: Thiếu một đồng; Không thiếu ai cả;
③ (văn) Một chút, chút ít: Xin chờ đợi một chút (Tả truyện); Nay bệnh tôi đã bớt chút ít (Trang tử: Từ Vô Quỷ);
④ Mất: 西 Trong nhà mất đồ;
⑤ Một lúc (lát): Chốc sau thì khấp khởi vui mừng (Mạnh tử); Một lát sau; Không mấy chốc;
⑥ (văn) Chê, xem thường. Xem [shào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ít, không có nhiều. Hát nói của Cao Bá Quát: » Khách giang hồ thường hợp thiểu li đa « — Một âm là Thiếu. Xem Thiếu.

Từ ghép 7

ngóa, ngõa
wǎ ㄨㄚˇ, wà ㄨㄚˋ

ngóa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ vật làm bằng đất nung. ◇ Nguyễn Trãi : "Hương phù ngõa đỉnh phong sinh thụ" (Đề Trình xử sĩ Vân oa đồ ) Mùi hương bốc lên ở đỉnh sành, gió thổi trên ngọn cây.
2. (Danh) Ngói. ◎ Như: "chuyên ngõa" gạch ngói. ◇ Đỗ Phủ : "Cô thành tây bắc khởi cao lâu, Bích ngõa chu manh chiếu thành quách" 西, (Việt vương lâu ca ) Thành lẻ loi ở hướng tây bắc dựng lên một lầu cao, Ngói biếc rui son rọi thành quách.
3. (Danh) Sống lưng cái thuẫn (gồ lên như hình ngói). ◇ Tả truyện : "Xạ chi, trúng thuẫn ngõa" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ) Bắn trúng sống lưng cái mộc.
4. (Danh) Nói tắt của "ngõa đặc" , phiên âm tiếng Anh "watt" (đơn vị điện năng). (2) "Ngõa đặc" James Watt (1736-1819), nhà Vật học người Anh.
5. (Động) "Ngõa giải" tan lở, vỡ lở. ☆ Tương tự: "băng hội" , "phân liệt" , "phân hóa" , "li tán" , "giải thể" . ◎ Như: "thanh danh ngõa giải" danh tiếng tiêu ma.
6. Một âm là "ngóa". (Động) Lợp ngói. ◇ Lục Du : "Dư chi thủy chí dã, tài ngật lập thập dư trụ, kì thượng vị ngóa, kì hạ vị trứu, kì bàng vị viên" , , , (Phủ Châu Quảng Thọ thiền viện kinh tàng kí ) Lúc ta mới đến, mới dựng lên hơn mười cột trụ cao, bên trên chưa lợp ngói, bên dưới chưa chạm trổ, bên cạnh chưa xây tường.

ngõa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngói

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ vật làm bằng đất nung. ◇ Nguyễn Trãi : "Hương phù ngõa đỉnh phong sinh thụ" (Đề Trình xử sĩ Vân oa đồ ) Mùi hương bốc lên ở đỉnh sành, gió thổi trên ngọn cây.
2. (Danh) Ngói. ◎ Như: "chuyên ngõa" gạch ngói. ◇ Đỗ Phủ : "Cô thành tây bắc khởi cao lâu, Bích ngõa chu manh chiếu thành quách" 西, (Việt vương lâu ca ) Thành lẻ loi ở hướng tây bắc dựng lên một lầu cao, Ngói biếc rui son rọi thành quách.
3. (Danh) Sống lưng cái thuẫn (gồ lên như hình ngói). ◇ Tả truyện : "Xạ chi, trúng thuẫn ngõa" , (Chiêu Công nhị thập lục niên ) Bắn trúng sống lưng cái mộc.
4. (Danh) Nói tắt của "ngõa đặc" , phiên âm tiếng Anh "watt" (đơn vị điện năng). (2) "Ngõa đặc" James Watt (1736-1819), nhà Vật học người Anh.
5. (Động) "Ngõa giải" tan lở, vỡ lở. ☆ Tương tự: "băng hội" , "phân liệt" , "phân hóa" , "li tán" , "giải thể" . ◎ Như: "thanh danh ngõa giải" danh tiếng tiêu ma.
6. Một âm là "ngóa". (Động) Lợp ngói. ◇ Lục Du : "Dư chi thủy chí dã, tài ngật lập thập dư trụ, kì thượng vị ngóa, kì hạ vị trứu, kì bàng vị viên" , , , (Phủ Châu Quảng Thọ thiền viện kinh tàng kí ) Lúc ta mới đến, mới dựng lên hơn mười cột trụ cao, bên trên chưa lợp ngói, bên dưới chưa chạm trổ, bên cạnh chưa xây tường.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngói.
② Ngõa giải tan lở, vỡ lở.

Từ điển Trần Văn Chánh

Lợp: Lợp ngói. Xem [wă].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngói: Nhà ngói; Gạch ngói;
② Sành: Chậu sành; Đồ (làm bằng) sành;
③ (điện) Oát ( [wătè] nói tắt). Xem [wà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung đồ vật làm bằng đất nung. Đồ gốm — Viên ngói để lợp mái nhà — Viên gạch — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngõa.

Từ ghép 8

tích
jí ㄐㄧˊ, jǐ ㄐㄧˇ

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xương sống
2. cao và bằng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương sống.
2. (Danh) Chỉ bộ phận của vật thể cao ở giữa mà thấp ở chung quanh: nóc, đỉnh. ◎ Như: "ốc tích" nóc nhà, "san tích" đỉnh núi.
3. (Danh) Chỉ bộ phận của vật thể thẳng và dài: gáy, sống. ◎ Như: "đao tích" sống dao, "thư tích" gáy sách.
4. (Danh) Lẽ. ◇ Thi Kinh : "Hữu luân hữu tích" (Tiểu Nhã, Chính nguyệt) Có luân lẽ.

Từ điển Thiều Chửu

① Xương sống, có 24 đốt.
② Phàm cái gì cao mà ở giữa đều gọi là tích, như ốc tích cái nóc nhà.
③ Lẽ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [jê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương sống;
② Lưng, ngọn, sống, đỉnh, nóc, gáy: Lưng; Sống núi; Nóc nhà; Gáy sách. Xem [jí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương sống — Cái sống nổi lên ở giữa. Td: Sơn tích ( sống núi ).

Từ ghép 3

tỉ, tự, tỷ
sì ㄙˋ

tỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa các thiếp (vợ lẽ) cùng một chồng xưng hô với nhau, người ít tuổi gọi người nhiều tuổi hơn là "tự" .
2. (Danh) "Tự đễ" chị em dâu. § Cũng như "trục " .
3. (Danh) Họ "Tự".
4. § Cũng đọc là "tỉ".

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chị dâu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa các thiếp (vợ lẽ) cùng một chồng xưng hô với nhau, người ít tuổi gọi người nhiều tuổi hơn là "tự" .
2. (Danh) "Tự đễ" chị em dâu. § Cũng như "trục " .
3. (Danh) Họ "Tự".
4. § Cũng đọc là "tỉ".

Từ điển Thiều Chửu

① Chị em dâu gọi nhau là tự. Vợ anh gọi là tự phụ , vợ em gọi là đệ phụ . Cũng đọc là chũ tỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chị (tiếng chị em dâu gọi nhau): Chị dâu;
② [Sì] (Họ) Tự.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng gọi nhau giữa những người đàn bà cùng chung một chồng — Tiếng gọi nhau giữa chị em dâu.

Từ ghép 2

tỷ

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chị em dâu gọi nhau là tự. Vợ anh gọi là tự phụ , vợ em gọi là đệ phụ . Cũng đọc là chũ tỉ.
quản
guǎn ㄍㄨㄢˇ

quản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cai quản, trông nom
2. cái bút
3. ống tròn
4. ống sáo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ống sáo, làm bằng tre, có sáu lỗ.
2. (Danh) Chỉ chung các nhạc khí thổi được, như ống sáo, ống tiêu, kèn. ◇ Nguyễn Du : "Quản huyền nhất biến tạp tân thanh" (Thăng Long ) Đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
3. (Danh) Ống. § Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là "quản". ◎ Như: "huyết quản" mạch máu, "dĩ quản khuy thiên" lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. § Ghi chú: Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự nói nhún là "quản kiến" kiến thức hẹp hòi.
4. (Danh) Mượn chỉ cái bút. ◎ Như: "ác quản" cầm bút, "đồng quản" quản bút đỏ. § Ghi chú: Quản bút dùng chép sử các đàn bà giỏi, dùng quản đỏ để tỏ cái tấm lòng son, vì thế "đồng quản" dùng làm lời khen đàn bà giỏi. ◇ Thi Kinh : "Di ngã đồng quản" (Bội phong , Tĩnh nữ ) Tặng cho ta cán bút đỏ.
5. (Danh) Cái khóa, cái then khóa. ◇ Tả truyện : "Trịnh nhân sử ngã chưởng kì bắc môn chi quản" 使 (Hi công tam thập nhị niên ).
6. (Danh) Phép tắc. ◇ Tuân Tử : "Thánh nhân dã giả, đạo chi quản dã" , (Nho hiệu ).
7. (Danh) Họ "Quản".
8. (Tính) Hẹp, ít, nhỏ. ◎ Như: "quản kiến" kiến thức hẹp hòi (khiêm từ).
9. (Động) Bao dong, bao quát. ◇ Lễ Kí : "Nhạc thống hòa, lễ biện dị, lễ nhạc chi thuyết, quản hồ nhân tình hĩ" , , , (Nhạc kí ).
10. (Động) Trông coi, đứng đầu. ◎ Như: "chưởng quản" cai quản, "quản hạt" đứng đầu trông coi.
11. (Động) Câu thúc, gò bó, dạy bảo. ◎ Như: "quản thúc" bắt giữ, ràng buộc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Can đích ngã quản bất đắc, nhĩ thị ngã đỗ điệu xuất lai đích, nan đạo dã bất cảm quản nhĩ bất thành?" , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Con nuôi tao không dạy được, chứ mày là con trong bụng đẻ ra, chẳng lẽ tao cũng không dám dạy hay sao?
12. (Động) Đảm nhiệm, phụ trách, trông nom. ◎ Như: "quản lưỡng cá hài tử" trông nom hai đứa trẻ.
13. (Động) Can thiệp, quan hệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Khứ bất khứ, quản ngã thập ma sự?" , (Đệ nhị thập nhị hồi) Đi hay không đi, liên can gì đến tôi?
14. (Động) Quan tâm đến. ◎ Như: "biệt quản tha, ngã môn tiên tẩu" , đừng bận tâm đến nó, chúng ta đi trước.
15. (Phó) Bảo đảm, chắc chắn. ◇ Tây du kí 西: "Bệ hạ khoan tâm, vi thần quản tống bệ hạ hoàn dương, trùng đăng Ngọc quan" , , (Đệ thập nhất hồi) Bệ hạ yên tâm, hạ thần chắc chắn đưa bệ hạ về cõi trần, lại lên ngôi báu.
16. (Trợ) Dùng kèm theo chữ "khiếu" : kêu là. ◎ Như: "đại gia đô quản tha khiếu đại ca" mọi người đều kêu anh ta là đại ca.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái sáo nhỏ. Nguyễn Du : Quản huyền nhất biến tạp tân thanh đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.
② Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là quản, như huyết quản mạch máu, dĩ quản khuy thiên lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi. Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự xưng là quản kiến là vì cớ đó.
③ Cái cán bút, Kinh Thi có câu: Dy ngã đồng quản để lại cho ta cán bút đỏ, ý nói về sử kí đàn bà, nay ta xưng tụng cái đức tính hay sự học thức của đàn bà là đồng quản là ví cớ đó. Tục gọi cầm bút là ác quản .
④ Cai quản, được toàn quyền coi sóc công việc gì gọi là quản, như chưởng quản , quản hạt đều là một ý ấy cả. Tục nói can thiệp đến là quản , không can thiệp đến là bất quản .
⑤ Cái khóa, cái then khóa.
⑥ Quản thúc, coi sóc bó buộc không cho vượt ra ngoài khuôn phép đã định gọi là quản thúc .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống: Ống dẫn dầu mỏ; Ống cao su;
② Quản, ống sáo: Nhạc thổi và dây;
③ (loại) Cây, ống: Một cây bút lông; Một ống kem đánh răng;
④ (văn) Cán bút: Để lại cho ta cán bút đỏ (Thi Kinh);
⑤ (văn) Khóa, then khóa;
⑥ Trông nom, coi, phụ trách: Trông nom hai đứa trẻ; Phụ trách việc ăn uống;
⑦ Bảo đảm: Bảo đảm mỗi mẫu sẽ thu được 300 cân lúa mì;
⑧ [Guăn] (Họ) Quản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cán bút — Ống sáo bằng trúc, một thứ nhạc khí — Cái ống. Td: Huyết quản ( ống chứa máu trong thân thể ) — Đứng đầu coi sóc công việc — Ta còn hiểu là để ý tới, ngại ngùng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu «.

Từ ghép 48

sỉ, xỉ, đá
chǐ ㄔˇ, duō ㄉㄨㄛ

sỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

há miệng

Từ điển Thiều Chửu

① Há miệng. Cũng đọc là đá, trong thần chú thường dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Há miệng;
② Run. 【】sỉ sách [duosuo] Run cầm cập, lập cập, lẩy bẩy.

Từ ghép 1

xỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Miệng há. ◇ Ngữ Trưng Thật : "Khẩu xỉ giáp trùng xuất, Lân tiêm tuyết tranh quang" , (Thực lư ngư ) Miệng há, hai má lồi ra, Vảy nhỏ trắng lấp lánh.
2. (Động) § Xem "xỉ sách" .
3. Cũng đọc là "đá".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Há miệng lớn ra — Nhả ra. Thả ra. Buông ra — To lớn. Rộng lớn — Tiếng ồn ào của nhiều người.

Từ ghép 1

đá

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Miệng há. ◇ Ngữ Trưng Thật : "Khẩu xỉ giáp trùng xuất, Lân tiêm tuyết tranh quang" , (Thực lư ngư ) Miệng há, hai má lồi ra, Vảy nhỏ trắng lấp lánh.
2. (Động) § Xem "xỉ sách" .
3. Cũng đọc là "đá".

Từ điển Thiều Chửu

① Há miệng. Cũng đọc là đá, trong thần chú thường dùng.
loan, quan
guān ㄍㄨㄢ

loan

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao " nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
⑥ Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
⑨ Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa ải, cửa ô
2. đóng (cửa)
3. quan hệ, liên quan

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao " nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
⑥ Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
⑨ Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, tắt, đậy kín, bịt kín: Đóng cửa sổ; Tắt đèn; Khép cửa lại; Cửa tuy có nhưng thường khép luôn (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
② Giam, bỏ tù: Giam tên lưu manh này lại;
③ Cửa ải, cửa biên giới, quan: Vượt qua cửa ải;
④ Cửa ô (ngày xưa), hải quan, hàng rào hải quan (thời nay): Cửa ô chỉ tra xét hành khách mà không đánh thuế (Mạnh tử);
⑤ Dính dáng, liên quan, quan hệ: Tôi chịu trách nhiệm, không liên quan đến các anh. 【】quan vu [quanyú] Về: Về vấn đề công nghiệp hóa;
⑥ Dàn xếp, làm môi giới;
⑦ Lãnh (lương, tiền...): Lãnh lương;
⑧ (văn) Dõi cửa;
⑨ (văn) Điểm then chốt, bước quyết định;
⑩ (y) Mạch quan;
⑪ 【】 quan quan [guanguan] (thanh) Quan quan (tiếng chim kêu): Quan quan cái con thư cưu, con sống con mái cùng nhau bãi ngoài (Thi Kinh);
⑫ [Guan] Tên đất: Quan Trung;
⑬ [Guan] (Họ) Quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy thanh gỗ ngang mà chặn cửa lại — Đóng lại — Đường hiểm yếu đi vào lĩnh thổ một nước. Cửa ải. Cửa quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá quan này khúc chiêu quân, Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia « — Ràng buộc, liên lạc với nhau — Bộ phận trong thân thể người — Nơi mà việc làm có tổ chức liên lạc chặt chẽ. Td: Cơ quan.

Từ ghép 40

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.