thông minh

phồn thể

Từ điển phổ thông

thông minh

Từ điển trích dẫn

1. Tai mắt nhanh nhẹn. ◎ Như: "na lão ông niên du thất tuần, nhưng thị nhĩ mục thông minh, chân thị lệnh nhân tiện mộ" , , .
2. Sáng suốt, hiểu rõ sự lí. ◇ Đỗ Phủ : "Ngô văn thông minh chủ, Trị quốc dụng khinh hình" , (Phụng thù Tiết thập nhị trượng phán quan kiến tặng ).
3. Trí lực mạnh, thiên tư cao. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kim thượng tuy ấu thông minh nhân trí, tịnh vô phân hào quá thất" , , (Đệ tam hồi).
4. Chỉ trí tuệ tài trí. ◇ Trang Tử : "Đọa chi thể, truất thông minh, li hình khử trí, đồng ư đại thông" , , , (Đại tông sư ).
5. Thấy và nghe, thấy tới và nghe được. ◇ Khuất Nguyên : "Tế hối quân chi thông minh hề, hư hoặc ngộ hựu dĩ khi" , (Cửu chương , Tích vãng nhật ).
6. Đặc chỉ khả năng "thấy và nghe" (dân tình) của giới cai trị. ◇ Ngô Căng : "Như Vũ Văn Thuật, Ngu Thế Cơ, Bùi Ôn chi đồ, cư cao quan, thực hậu lộc, thụ nhân ủy nhậm, duy hành siểm nịnh, tế tắc thông minh, dục lệnh kì quốc vô nguy, bất khả đắc dã" , , , , 祿, , , , , (Trinh quan chánh yếu , Hành hạnh ).
7. Chỉ tai mắt. ◇ Lễ : "Gian thanh loạn sắc, bất lưu thông minh" , (Nhạc ) Tiếng gian ác màu rối loạn, không giữ lại trong tai mắt (làm cho tai mắt bế tắc, không sáng suốt).
8. Chỉ người thăm dò tin tức. § Tức là người dùng làm tai mắt nghe ngóng. ◇ Hán Thư : "Triệu Quảng Hán vi thái thú, hoạn kì tục đa bằng đảng, cố cấu hội lại dân, lệnh tương cáo kiết, nhất thiết dĩ vi thông minh" , , , , (Hàn Diên Thọ truyện ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đầu óc sáng suốt, mau hiểu. Đoạn trường tân thanh : » Thông minh vốn sẵn tư trời «.

tinh thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tinh thần

Từ điển trích dẫn

1. Linh khí của thiên địa vạn vật. ◇ Lễ : "Khí như bạch hồng, thiên dã. Tinh thần hiện ư san xuyên, địa dã" , . , (Sính nghĩa ) Hơi khí như mống trắng, trời vậy. Linh khí hiện ra ở núi sông, đất vậy.
2. Tâm thần, thần chí. ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" . ◇ Nho lâm ngoại sử : "Tinh thần điên đảo, hoảng hốt bất ninh" , (Đệ ngũ hồi) Tâm thần điên đảo, mơ hồ không yên ổn.
3. Tư tưởng hoặc chủ nghĩa. ◎ Như: "dân chủ tinh thần" tư tưởng dân chủ.
4. Khí lực, tinh lực. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá hội tử hữu nhân, ngã dã một tinh thần liễu" , (Đệ lục hồi) Bây giờ đương có người, ta chẳng còn hơi sức nào nữa (để nghĩ đến việc đó).
5. Chỉ ý thức, tư duy hoặc trạng thái tâm lí nào đó (tâm lí học). ☆ Tương tự: "tâm linh" . ★ Tương phản: "thể phách" , "nhục thể" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình tốt đẹp trong con người. Đoạn trường tân thanh : » Mai cốt cách, tuyết tinh thần «.

bản sư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. Tổ sư. ◇ Sử : "Nhạc Thần Công học Hoàng Đế, Lão Tử, kì bổn sư hiệu viết Hà Thượng Trượng Nhân, bất tri kì sở xuất. Hà Thượng Trượng Nhân giáo An Kì Sanh, An Kì Sanh giáo Mao Hấp Công, Mao Hấp Công giáo Nhạc Hà Công, Nhạc Hà Công giáo Nhạc Thần Công" , , , . , , , (Nhạc Nghị truyện ) Nhạc Thần Công học Hoàng Đế, Lão Tử, tổ sư của ngài hiệu là Hà Thượng Trượng Nhân, không biết từ đâu xuất thân. Hà Thượng Trượng Nhân dạy An Kì Sanh, An Kì Sanh dạy Mao Hấp Công, Mao Hấp Công dạy Nhạc Hà Công, Nhạc Hà Công dạy Nhạc Thần Công.
2. Thầy dạy mình. ◇ Thủy hử truyện : "Công Tôn Thắng đạo: Sư phụ tự giá bàn đích hoàng cân lực sĩ, hữu nhất thiên dư viên, đô thị bổn sư chân nhân đích bạn đương" , , (Đệ ngũ thập tam hồi) Công Tôn Thắng nói: Những lực sĩ khăn vàng như thế, sư phụ đây có đến hơn một ngàn, đều là người hầu của thầy tôi một bậc chân nhân.
3. Phật giáo đồ tôn xưng Phật Thích-ca Mâu-ni là "bổn sư" , ý coi như bậc thầy căn bản. Cũng là tiếng kính xưng của tăng đồ đối với sư phụ truyền giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ ông thầy dạy mình — Tiếng nhà Phật, chỉ đức Thích — ca Mâu — ni.

Từ điển trích dẫn

1. Số lượng.
2. Trọng lượng, sức nặng. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Phân lượng cú nhất bách đa cân ni!" (Đệ tứ hồi) Nặng cũng tới hơn trăm cân đấy!
3. Sức mạnh, thế lực. ◎ Như: "tha tại công ti lí, thị cá cú phân lượng đích nhân" , ông ta là một người rất có thế lực trong công ti. ◇ Lão Xá : "Ngôn ngữ cánh hữu phân lượng" (Hắc bạch lí ) Lời nói càng có sức mạnh.
4. Phẩm chất. ◎ Như: "hữu phân lượng đích tác phẩm" tác phẩm có phẩm chất.
5. Tỉ lệ, tỉ trọng. ◎ Như: "chiếm hữu ngận trọng đích phân lượng" chiếm được một tỉ lệ rất lớn.
6. Cân nhắc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ thiếu thì bất tri phân lượng, tự vị thượng khả trác ma; khởi tri gia tao tiêu tác, sổ niên lai cánh bỉ ngõa lịch do tiện" , ; , (Đệ nhất nhất ngũ hồi) Đệ hồi nhỏ chưa biết cân nhắc, cứ cho mình có thể mài giũa được; không ngờ vận nhà gặp cơn sa sút, nên vài năm nay lại càng kém xa ngói gạch.
7. Khác biệt, sai dị. ◇ Diệp Mộng Đắc : "Nhân chi học vấn, giai khả miễn cường, duy tính các hữu phân lượng, tất bẩm chi thiên" , , , (Tị thử lục thoại , Quyển thượng ) Học vấn người ta, ai cũng có thể gắng gỏi, duy về trí nhớ mỗi người có khác nhau, tất là do trời phú.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự nhiều ít.
niên
nián ㄋㄧㄢˊ

niên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. năm
2. tuổi
3. được mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời gian trái đất xoay một vòng quanh mặt trời.
2. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "diên niên ích thọ" thêm tuổi thêm thọ, "niên khinh lực tráng" tuổi trẻ sức khỏe. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ hữu nhất cá lão mẫu, niên dĩ lục tuần chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chỉ có một mẹ già, tuổi đã ngoài sáu mươi.
3. (Danh) Khoa thi. ◎ Như: "đồng niên" người đỗ cùng khoa, "niên nghị" tình kết giao giữa những người cùng đỗ một khoa.
4. (Danh) Năm tháng. Phiếm chỉ thời gian.
5. (Danh) Chỉ sinh hoạt, sinh kế. ◇ Cao Minh : "Ta mệnh bạc, thán niên gian, hàm tu nhẫn lệ hướng nhân tiền, do khủng công bà huyền vọng nhãn" , , , (Tì bà , Nghĩa thương chẩn tế ).
6. (Danh) Tết, niên tiết. ◎ Như: "quá niên" ăn tết, "nghênh niên" đón tết.
7. (Danh) Thu hoạch trong năm. ◎ Như: "phong niên" thu hoạch trong năm tốt (năm được mùa), "niên cảnh" tình trạng mùa màng.
8. (Danh) Thời đại, thời kì, đời. ◎ Như: "Khang Hi niên gian" thời Khang Hi, "bát thập niên đại" thời kì những năm 80.
9. (Danh) Thời (thời kì trong đời người). ◎ Như: "đồng niên" thời trẻ thơ, "thanh thiếu niên" thời thanh thiếu niên, "tráng niên" thời tráng niên, "lão niên" thời già cả.
10. (Danh) Tuổi thọ, số năm sống trên đời. ◇ Trang Tử : "Niên bất khả cử, thì bất khả chỉ" , (Thu thủy ).
11. (Danh) Đặc chỉ trường thọ (nhiều tuổi, sống lâu). ◇ Tống Thư : "Gia thế vô niên, vong cao tổ tứ thập, tằng tổ tam thập nhị, vong tổ tứ thập thất, hạ quan tân tuế tiện tam thập ngũ, gia dĩ tật hoạn như thử, đương phục kỉ thì kiến thánh thế?" , , , , 便, , ? (Tạ Trang truyện ).
12. (Danh) Lượng từ: đơn vị tính thời gian. ◎ Như: "nhất niên hữu thập nhị cá nguyệt" một năm có mười hai tháng.
13. (Danh) Họ "Niên".
14. (Tính) Hằng năm, mỗi năm, theo thứ tự thời gian. ◎ Như: "niên giám" sách ghi chép việc trong năm, thống kê hằng năm, "niên biểu" theo thứ tự thời gian, "niên sản lượng" sản lượng hằng năm.
15. (Tính) Vào cuối năm, sang năm mới. ◎ Như: "niên cao" bánh tết, "niên họa" tranh tết, "bạn niên hóa" buôn hàng tết.

Từ điển Thiều Chửu

① Năm.
② Tuổi.
③ Người đỗ cùng khoa gọi là đồng niên . Hai nhà đi lại với nhau gọi là niên nghị .
④ Ðược mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm: Năm ngoái; Thu nhập cả năm;
② Tuổi, lứa tuổi: Người đã quá bốn mươi; Cô ấy mới mười lăm tuổi; Tuổi biết mệnh trời, tuổi năm mươi;
③ Thời, đời: Cuối đời nhà Minh; Thời thơ ấu;
④ Tết: Ăn tết; Chúc tết;
⑤ Mùa màng: Được mùa; Mất mùa;
⑥ [Nián] (Họ) Niên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa gặt lúa — Một năm — Một tuổi — Tuổi tác. Chinh phụ ngâm khúc ( bản dịch ) có câu: » Nỡ nào đôi lứa thiếu niên, quan sơn để cách hàn huyên sao đành «.

Từ ghép 90

bách niên 百年bách niên giai lão 百年偕老bách niên hảo hợp 百年好合bái niên 拜年bỉ niên 比年biên niên 編年bình niên 平年cao niên 高年chu niên 周年chu niên 週年chung niên 終年cơ niên 饑年cùng niên lũy thế 窮年累世diên niên 延年diệu niên 妙年dư niên 餘年đa niên 多年đãi niên 待年đinh niên 丁年đồng niên 同年đương niên 當年hành niên 行年hoa niên 花年hoang niên 荒年khai niên 開年khang niên 康年khứ niên 去年kim niên 今年kinh niên 經年lai niên 來年lũy niên 累年mạt niên 末年mậu niên 茂年minh niên 明年mộ niên 暮年mỗi niên 毎年mỗi niên 每年nghênh niên 迎年nhuận niên 閏年niên biểu 年表niên canh 年庚niên chung 年終niên đại 年代niên để 年底niên giám 年鉴niên giám 年鑑niên hạn 年限niên hiệu 年號niên hoa 年華niên huynh 年兄niên khinh 年輕niên khinh 年轻niên kỉ 年紀niên kim 年金niên lão 年老niên lịch 年曆niên linh 年齡niên linh 年龄niên mại 年迈niên mại 年邁niên phổ 年譜niên sơ 年初niên thanh 年青niên thiếu 年少niên thủ 年首niên vĩ 年尾niên xỉ 年齒phong niên 豐年quá niên 過年suy niên 衰年tàn niên 殘年tân niên 新年tất niên 畢年tề niên 齊年thành niên 成年thanh niên 青年thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân 十年樹木,百年樹人thiên niên uân 千年蒀thiên niên uân 千年蒕thiếu niên 少年tích niên 昔年tiền niên 前年tráng niên 壯年trung niên 中年vãn niên 晚年vạn niên 萬年vãng niên 往年vị thành niên 未成年vong niên 忘年ỷ niên 綺年
thông
tōng ㄊㄨㄥ, tòng ㄊㄨㄥˋ

thông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không bị tắc nghẽn, xuyên qua được. ◎ Như: "thủy quản bất thông liễu" ống nước không chảy qua được rồi.
2. (Tính) Lưu loát, xuông xẻ, trơn tru. ◎ Như: "sướng thông" thông suốt, "nhĩ đích tác văn tả đắc bất cú thông thuận" bài viết của anh không được lưu loát. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng" , (Nhạc Dương Lâu ) Việc cai trị xuông xẻ, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.
3. (Tính) Thuận lợi. ◎ Như: "tinh vận hanh thông" số vận trôi chảy thuận lợi.
4. (Tính) Linh hoạt, không cố chấp. ◎ Như: "viên thông" linh động, không cố chấp, "khai thông" cởi mở, khoáng đạt.
5. (Tính) Sâu rộng, uyên bác (kiến thức, học vấn). ◎ Như: "thông nhân" người có học thức rộng, "bác học thông nho" người học rộng biết nhiều.
6. (Tính) Thường có, chung. ◎ Như: "thông xưng" tiếng thường gọi, "thông lễ" lễ mọi người đều theo, "hiếu dật ố lao thị nhất bàn nhân đích thông bệnh" ham nhàn dật ghét lao nhọc là tật chung của người thường.
7. (Tính) Suốt, cả. ◎ Như: "thông tiêu" suốt đêm. ◇ Mạnh Tử : "Khuông Chương thông quốc giai xưng bất hiếu yên" (Li Lâu hạ ) Khuông Chương, cả nước đều gọi là người bất hiếu.
8. (Phó) Tất cả, hết cả, đều. ◎ Như: "thông thông nã khứ ba" đem về hết đi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tha thuyết đích ngã thông bất đổng, chẩm ma bất cai phạt!" , (Đệ nhị thập bát hồi) Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt!
9. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "thông đáo" đạt đến. ◇ Quốc ngữ : "Đạo viễn nan thông" (Tấn ngữ nhị ) Đường xa khó tới.
10. (Động) Qua lại, giao tiếp. ◎ Như: "thông thương" giao thương. ◇ Hán Thư : "Ngô văn Tào Khâu Sanh phi trưởng giả, vật dữ thông" , (Quý Bố truyện ) Tôi nghe nói Tào Khâu Sanh không phải là bậc trưởng giả, chớ kết giao với ông ta.
11. (Động) Bảo cho biết. ◎ Như: "thông báo" báo cho biết, "thông tri" bảo cho biết. ◇ Liêu trai chí dị : "Môn giả hốt thông Diệp sanh chí" (Diệp sinh ) Người canh cửa chợt báo tin có Diệp sinh đến.
12. (Động) Hiểu, biết rõ. ◎ Như: "thông hiểu" hiểu rõ, "tinh thông" hiểu rành rẽ.
13. (Động) Trai gái đi lại vụng trộm với nhau. ◎ Như: "tư thông" gian dâm. ◇ Tả truyện : "Toại cập Văn Khương như Tề, Tề Hầu thông yên" , (Hoàn Công thập bát niên ) Khi Văn Khương đến nước Tề, Tề Hầu gian dâm (với Văn Khương).
14. (Danh) Người biết rành một vấn đề, sự vật nào đó. ◎ Như: "số học thông" người giỏi toán.
15. (Danh) Lượng từ. (1) Bức, cú (đơn vị dùng cho thư từ, điện thoại, điện báo...). ◎ Như: "tam thông điện báo" ba bức điện báo. (2) Tiếng đập, gõ (chuông, trống). ◎ Như: "lụy cổ tam thông" đánh ba tiếng trống.

Từ điển Thiều Chửu

① Thông suốt. Từ đây đến kia không có cái gì mắc míu gọi là thông. Như thông quá suốt qua. Người học vấn rộng cũng gọi là thông.
② Hiển đạt. Như hanh thông thanh thản, trôi chảy, làm gì cũng may mắn dễ dàng. Cùng thông lúc cùng quẫn, lúc vẻ vang.
③ Truyền khắp. Như thông cáo bảo cho khắp cả mọi nơi biết.
④ Hai bên cùng hòa hợp với nhau gọi là thông. Như thông lực hợp tác chung sức cùng làm. Cùng kết giao đi lại với nhau gọi là thông gia . Trai gái đi lại vụng trộm với nhau gọi là tư thông .
⑤ Tóm tắt. Như thông kế tính suốt cả.
⑥ Khắp. Như thông xưng tiếng khắp cả mọi nơi đều gọi thế. Thông lễ cái lễ khắp cả mọi người đều theo, v.v.
⑦ Văn tự đủ từ đầu chí cuối gọi là thông, cho nên xem hết lượt sách gọi là nhất thông . Đánh trống đủ 332 dùi gọi là nhất thông.
⑧ Một danh từ chia đất ruộng.
⑨ Nước tiểu. Như mã thông nước đái ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Hồi, trận, lượt: Thuyết cho một trận, nói một thôi một hồi; Đã đánh ba hồi trống. Xem [tong].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thông: Hai gian phòng này thông nhau; Con đường nào cũng thông tới Hà Nội; Thông xe, cho xe chạy;
② Hiểu biết, thông thạo: Tinh thông (thông thạo) nghiệp vụ; Anh ấy biết ba thứ tiếng;
③ Xuôi: Câu văn rất xuôi;
④ Đi qua, qua lại được; Đường này không qua lại được. 【】thông quá [tongguò] a. Đi qua: Cô ta băng qua đường; Xe điện không đi qua được; b. Thông qua: Dự luật mới sẽ không được thông qua trong tuần này; Đề án đã được nhất trí thông qua; c. Thông qua, qua: Vấn đề này phải qua cấp trên mới quyết định được;
⑤ Thông đồng, đi lại: Thông đồng với nhau làm điều bậy; Trai gái đi lại vụng trộm với nhau;
⑥ Tất cả, cả: Cả nước đều biết; Toàn bộ kế hoạch; Tính hết cả. 【】thông thông [tongtong] Tất cả, hết thảy: ! Đem về hết đi!; 【】thông thống [tongtông] Như ;
⑦ (văn) Chung: Chung sức hợp tác;
⑧ Khắp, phổ biến, thông thường, thường, chung: Lễ chung (mọi người đều theo). 【】thông thường [tongcháng] Thông thường, bình thường, thường: Tình huống thông thường; Anh ấy bình thường sáu giờ là thức dậy;
⑨ Nước tiểu, nước đái: Nước đái ngựa. Xem [tòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới. Đến. Suốt tới, không bị cản trở. Đoạn trường tân thanh : » Rày lần mai lữa như tình chưa thông « — Hiểu suốt hết. Td: Thông kim bác cổ — Truyền đi — Chung cả.

Từ ghép 54

bác cổ thông kim 博古通今bàng thông 旁通bất thông 不通cảm thông 感通cùng tắc biến, biến tắc thông 窮則變,變則通cùng thông 窮通đại việt thông giám thông khảo 大越通鑒通考đại việt thông giám tổng luận 大越通鑒總論đại việt thông sử 大越通史gia định thông chí 嘉定通志giao thông 交通hỗ thông 互通khai thông 開通khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目lê triều thông sử 黎朝通史lưu thông 流通mật thông 密通nhân thông 姻通phổ thông 普通quán thông 貫通quan thông 關通sảo thông 稍通thần thông 神通thông bệnh 通病thông cáo 通告thông dâm 通淫thông dịch 通譯thông dụng 通用thông điệp 通牒thông đồng 通同thông gia 通家thông gian 通奸thông hành 通行thông lân 通鄰thông lệ 通例thông ngôn 通言thông phán 通判thông phong 通風thông tấn xã 通訊社thông thương 通商thông thường 通常thông tin 通信thông tri 通知thông tục 通俗thông tư 通咨thông vật 通物tiếp thông 接通tinh thông 精通tư thông 私通viên thông 圓通viên thông tập 圓通集việt giám thông khảo 越鑑通考xuyến thông 串通yêm thông 淹通
trở
zhù ㄓㄨˋ, zǔ ㄗㄨˇ

trở

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cản trở
2. hiểm trở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ đất hiểm yếu. ◎ Như: "hiểm trở" đất hiểm yếu.
2. (Danh) Chướng ngại. ◎ Như: "thông hành vô trở" đường đi không có chướng ngại.
3. (Động) Ngăn cách. ◎ Như: "trở cách" ngăn cách. ◇ Đỗ Phủ : "Yên trần trở trường hà" (Khiển hứng ) Khói bụi ngăn cách, sông thì dài.
4. (Động) Ngăn cấm, ngăn chận. ◎ Như: "át trở" ngăn cấm, "vi chi khí trở" làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại.
5. (Động) Từ chối, cự tuyệt. ◎ Như: "thôi tam trở tứ" nhiều lần từ chối. ◇ Thi Kinh : " trở ngã đức, Cổ dụng bất thụ" , (Bội phong , Cốc phong ) (Chàng) cự tuyệt điều hay việc phải (của em), Cũng như đem bán mà không ai mua.
6. (Động) Cậy, dựa vào. ◇ Tả truyện : "Trở binh nhi an nhẫn" (Ẩn Công tứ niên ) Dựa vào thế quân mà ở yên. ◇ Phan Nhạc : "Xuẩn xuẩn khuyển dương, Trở chúng lăng quả (Mã khiên đốc lụy" ) , Chó cừu ngu xuẩn, Cậy đông hiếp ít.
7. (Động) Nghi hoặc. ◇ Kê Khang : "Túc hạ âm tự trở nghi" (Dữ Lữ Trường Đễ tuyệt giao thư ) , Túc hạ ngầm nghi hoặc.
8. (Tính) Gian nan, nguy hiểm. ◇ Cổ thi : "Đạo lộ trở thả trường, Hội diện an khả tri?" , (Hành hành trùng hành hành ) Đường đi khó khăn, lại thêm xa xôi, Biết làm sao gặp mặt?

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểm trở. Chỗ núi hiểm hóc gọi là hiểm , chỗ nước nguy hiểm gọi là trở .
② Ngăn trở. Cùng nghĩa với chữ trở . Như vi chi khí trở làm cho cái khí đang hăng tắt ngẵng lại. Lại cản trở không cho làm cũng gọi là trở.
③ Gian nan.
④ Cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngăn trở, cản trở, chặn, trở ngại: Ngăn, ngăn cản; Khuyên ngăn; Đường đi không có gì trở ngại;
② Hiểm trở;
③ Gian nan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó khăn, khó thể vượt qua. Td: Hiểm trở — Xa xôi, khó gặp gỡ. Td: Cách trở — Ngăn cách.

Từ ghép 12

bối
bèi ㄅㄟˋ

bối

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. lũ, bọn, chúng
2. hàng xe, dãy xe
3. ví, so sánh
4. thế hệ, lớp người
5. hạng, lớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bậc, hàng, lớp (thế hệ). ◎ Như: "tiền bối" bậc trước, "hậu bối" lớp sau.
2. (Danh) Lũ, bọn (số đông). ◎ Như: "ngã bối" lũ chúng ta, "nhược bối" lũ chúng bay. ◇ Tây du 西: "Dưỡng mã giả, nãi hậu sanh tiểu bối, hạ tiện chi dịch, khởi thị đãi ngã đích?" , , , ? (Đệ tứ hồi) Nuôi ngựa là việc của bọn trẻ con, hèn mọn, sao lại đối xử với ta như thế?
3. (Danh) Hàng xe, xe xếp thành hàng.
4. (Động) Ví, so sánh. ◇ Hậu Hán Thư : "Biên Phượng, Diên Đốc tiên hậu vi Kinh Triệu duẫn, thì nhân dĩ bối tiền thế Triệu (Quảng Hán), Trương (Sưởng)" , , (),() (Tuần lại truyện , Tự ) Biên Phượng, Diên Đốc trước sau làm quan doãn ở Kinh Triệu, người đương thời ví với Triệu (Quảng Hán), Trương (Sưởng) đời trước.

Từ điển Thiều Chửu

① Bực, lũ, bọn. Như tiền bối bực trước, hậu bối bọn sau, ngã bối lũ chúng ta, nhược bối lũ chúng bay, v.v.
② Hàng xe, rặng xe.
③ Ví, so sánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bậc, bề, bối: Bậc tiền bối; Bậc đàn anh, bề trên;
② Đời: Đã nửa đời người;
③ Đồ, hạng, những kẻ: Đồ bất lực, những kẻ bất tài. (Ngr) Lũ, bọn (chỉ số đông): Chúng tôi; Lũ chúng bây;
④ (văn) Hàng xe;
⑤ (văn) Ví, so sánh;
⑥ (văn) Hàng loạt, số nhiều: Nhờ vậy bầy tôi giỏi xuất hiện hàng loạt (Hậu Hán thư: Sái Ung truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xe đậu thành hàng dài — Người ngang hàng, cùng trang lứa. Bọn.

Từ ghép 14

khắc
kè ㄎㄜˋ, kēi ㄎㄟ

khắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làm được
2. hiếu thắng

Từ điển phổ thông

1. khắc phục, phục hồi
2. tất phải thế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đảm đương, gách vác. ◇ Lưu Vũ Tích : "Thường cụ bất khắc phụ hà, dĩ thiểm tiền nhân" , (Vị Đỗ tư đồ tạ tứ truy tặng biểu ) Thường lo sợ không đảm đương gánh vác nổi, làm nhục tiền nhân.
2. (Động) Được, chiến thắng. ◎ Như: "khắc địch" chiến thắng quân địch.
3. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "khắc phục" ước thúc, làm chủ được. ◇ Luận Ngữ : "Khắc kỉ phục lễ vi nhân" (Nhan Uyên ) Kiềm chế được chính mình (tư dục) mà trở về lễ (đạo li) là đạt được đức Nhân.
4. (Động) Hạn định, ước định, hẹn. ◎ Như: "khắc kì động công" hẹn định thời kì khởi công.
5. (Động) Khấu trừ. ◇ Thủy hử truyện : "Quả nhân ngự tứ chi tửu, nhất bình khắc giảm bán bình" , (Đệ bát thập tam hồi) Rượu vua ban cho quả nhân, một bình khấu trừ nửa bình.
6. (Động) Tiêu hóa. ◎ Như: "đa cật thủy quả năng khắc thực" uống nhiều nước quả thật giúp cho tiêu hóa.
7. (Danh) Lượng từ: gam (tiếng Anh "gram"). ◎ Như: "nhất khắc đẳng ư thiên phân chi nhất công cân" một gam bằng một phần ngàn -lô.
8. (Phó) Có thể. ◎ Như: "bất khắc phân thân" không thể sẻ thân ra được.

Từ điển Thiều Chửu

① Hay, như bất khắc thành hành không hay đi được.
② Ðược, đánh được gọi là khắc, như khắc phục lấy lại được chỗ đất đã mất, như khắc kỉ phục lễ đánh đổ lòng muốn xằng của mình để lấy lại lễ. Các nhà buôn bán giảm giá hàng cũng gọi là khắc kỉ.
③ Hiếu thắng, như kị khắc ghen ghét người, thích hơn người.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Được, có thể: Không chia mình ra được; Ta không thể cứu được (Tả truyện: Tương công tam thập nhất niên);
② Thắng, chiến thắng, hạ được, chiếm được: Quân ta thắng địch; Chiếm luôn được mấy thành; Tào Tháo bèn đánh thắng được Viên Thiệu (Gia Cát Lượng: Thảo lư đối);
③ Khắc phục, chế phục, đạp bằng: Khắc phục khó khăn;
④ Hạn định, ước định, hẹn (thời gian): Hạn định thời gian khởi công; Bèn cùng hẹn ngày ra đánh nhau (Tam quốc chí);
⑤ Gam (gramme): Mỗi hộp nặng 500 gam;
⑥ Khơ (tiếng Tây Tạng, một khơ bằng 25 cân T.Q. hoặc 12 kilô rưỡi);
⑦ Khơ (tiếng Tây Tạng, một khơ bằng 1 mẫu Trung Quốc hoặc 1/15 hecta).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (khn) Đánh (người);
② Quở trách, phê bình: Bị phê bình;
③ Như (bộ ). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gánh vác — Có thể. Có khả năng — Hơn được người khác. Thắng được — Không hợp. Td: Xung khắc.

Từ ghép 22

bổng
bàng ㄅㄤˋ

bổng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái gậy ngắn, côn
2. cừ, giỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gậy, đòn, que... ◎ Như: "mộc bổng" gậy gỗ. ◇ Tây du 西: "Như ý kim cô bổng" (Đệ tam hồi) Gậy như ý đai vàng.
2. (Danh) Gậy đánh cầu (tiếng Anh "bat", dùng trong các môn thể thao như base-ball, cricket...). Cũng chỉ người đánh cầu.
3. (Danh) Bắp ngô. ◎ Như: "ngọc mễ bổng tử" .
4. (Danh) Người tiếp tục hoặc thay thế (trách nhiệm, công việc, ...). ◎ Như: "tiếp bổng nhân" .
5. (Danh) Tông giáo ở Tây Tạng thời kì đầu tục gọi là "bổng" (dịch âm "Bon"). Tựa như "vu" , "đạo" , v.v.
6. (Danh) Lượng từ: đoạn, chặng, đợt. ◎ Như: "tại tiếp lực tái trung, ngã bào đệ nhất bổng" , .
7. (Động) Đánh bằng gậy. ◎ Như: "bổng sát" .
8. (Tính) Tài, giỏi, cừ. ◎ Như: "tha đích thư pháp tả đắc chân bổng" thư pháp ông ấy viết thật là tài tình.
9. (Tính) Cứng, dắn, dai. ◎ Như: "bổng ngạnh" .
10. (Tính) Mạnh khỏe, kiện tráng. ◎ Như: "bổng thật" .
11. (Tính) Đúng, hợp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gậy.
② Ðánh gậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gậy: Gậy gỗ; Gậy gộc;
② (văn) Đánh gậy;
③ (khn) Khỏe, tài, giỏi, hay, tốt, đẹp, cừ: Cậu thanh niên này khỏe thật; Vẽ rất tài; Chữ viết đẹp; Hát rất hay; Anh ta đá bóng rất cừ;
④ (đph) Cứng, rắn, dai: Cứng nhắc, rắn đanh; ! Thịt nấu chưa nhừ, còn dai quá!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gậy.

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.