hạch, hạt, hồ
hé ㄏㄜˊ, hú ㄏㄨˊ

hạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt, hột quả. ◎ Như: "đào hạch" hạt đào.
2. (Danh) Bộ phận trong vật thể giống như cái hạt. ◎ Như: "tế bào hạch" nhân tế bào, "nguyên tử hạch" hạt nhân nguyên tử.
3. (Danh) Chỉ bộ phận trung tâm của sự vật. ◇ Vương Sung : "Văn lại bất học, thế chi giáo vô hạch dã" , (Luận hành , Lượng tri ) Cách chức quan văn (mà) không có học (thì) thế giáo (như) không có cốt lõi vậy.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "nguyên tử hạch" . ◎ Như: "hạch năng" nguyên tử năng.
5. (Động) Đối chiếu, kiểm tra, khảo xét. ◎ Như: "khảo hạch" sát hạch, "hạch toán" xem xét tính toán.
6. (Tính) Đúng, chính xác, chân thực. ◇ Hán Thư : "Tán viết: văn trực, sự hạch" : , (Tư Mã Thiên truyện ) Khen rằng: Văn chương của ông thì ngay thẳng, sự việc ông (mô tả) thì chân thực.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt quả.
② Khắc hạch xét nghiệt.
③ Tổng hạch tính gộp, cùng nghĩa với chữ hạch .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hột, hạt: Quả cây có hạt;
② Hạch nhân, hạt nhân, nhân: Hạt nhân nguyên tử; Nhân tế bào;
③ (văn) Hoa quả có hạt như đào, mận, hạnh, mơ;
④ Hạch, xét, kiểm tra, đối chiếu, khảo sát: Khảo hạch, sát hạch. Xem [hú];
⑤ (văn) Chân thực: Văn chương của ông ngay thẳng, nội dung chân thực (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hột trong trái cây — Xem xét, tìm biết. Chẳng hạn Khảo hạch — Hột tròn cứng, nổi trong thân thể, làm đau nhức. Ta cũng gọi là Cái hạch. Chẳng hạn Hạch tử ôn ( bệnh dịch hạch ).

Từ ghép 17

hạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hạt, hột, nhân

hồ

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [hé] nghĩa ①, ②. Xem [hé].
giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoảng giữa
2. vẩy (cá)
3. bậm bực, bứt rứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cách, ngăn cách.
2. (Động) Ở vào khoảng giữa hai bên. ◎ Như: "giá tọa san giới ư lưỡng huyện chi gian" trái núi đó ở vào giữa hai huyện.
3. (Động) Làm trung gian. ◎ Như: "giới thiệu" .
4. (Động) Chia cách, li gián.
5. (Động) Giúp đỡ, tương trợ. ◇ Thi Kinh : "Vi thử xuân tửu, Dĩ giới mi thọ" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Làm rượu xuân này, Để giúp cho tuổi thọ.
6. (Động) Bận tâm, lưu ý, lo nghĩ tới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan thất lộ chi binh, như thất đôi hủ thảo, hà túc giới ý?" , , (Đệ thập thất hồi) Ta coi bảy đạo quân đó, như bảy đống cỏ mục, có đáng gì mà phải lo lắng như vậy?
7. (Động) Nương dựa, nhờ vào. ◇ Tả truyện : "Giới nhân chi sủng, phi dũng dã" , (Văn công lục niên ) Dựa vào lòng yêu của người khác, không phải là bậc dũng.
8. (Động) Làm động tác. § Dùng cho vai kịch hoặc hí khúc thời xưa. ◎ Như: "tiếu giới" làm động tác cười.
9. (Tính) Ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "cảnh giới" ngay thẳng. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tuy cố bần, nhiên tính giới, cự xuất thụ chi" , (Vương Thành ) Vương tuy nghèo, nhưng tính ngay thẳng, liền lấy ra (cái trâm) đưa cho bà lão.
10. (Tính) Như thế, cái đó. ◎ Như: "sát hữu giới sự" .
11. (Tính) Cứng, chắc, vững. ◇ Dịch Kinh : "Giới ư thạch, bất chung nhật, trinh cát" , , (Dự quái ) (Chí) vững như đá, chẳng đợi hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền tốt.
12. (Danh) Mốc, ranh, mức, biên tế.
13. (Danh) Giới hạn. § Thông "giới" . ◎ Như: "giang giới" ven sông, "nhân các hữu giới" mỗi người có phần hạn của mình.
14. (Danh) Áo giáp, vỏ cứng. ◎ Như: "giới trụ" áo giáp mũ trụ.
15. (Danh) Chỉ sự vật nhỏ bé. § Thông "giới" . ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một tơ hào cũng không lấy.
16. (Danh) Động vật có vảy sống dưới nước. ◎ Như: "giới thuộc" loài ở nước có vảy. ◇ Hoài Nam Tử : "Giới lân giả, hạ thực nhi đông trập" , (Trụy hình huấn ) Loài động vật có vảy, mùa hè ăn mà mùa đông ngủ vùi.
17. (Danh) Chỉ người trung gian nghênh tiếp giữa chủ và khách (thời xưa).
18. (Danh) Người đưa tin hoặc truyền đạt tin tức.
19. (Danh) Hành vi hoặc tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Liễu Hạ Huệ bất dĩ tam công dị giới" (Tận tâm thượng ) Ông Liễu Hạ Huệ dù dự hàng tam công cũng chẳng thay đổi tiết tháo của mình.
20. (Danh) Người một chân. ◇ Trang Tử : "Công Văn Hiên kiến hữu sư nhi kinh viết: Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã?" : ? ? (Dưỡng sanh chủ ) Công Văn Hiên thấy quan Hữu Sư liền giật mình nói: Ấy người nào vậy? Làm sao lại một chân vậy?
21. (Danh) Lượng từ: đơn vị chỉ người hoặc đồng tiền. § Tương đương với "cá" . ◎ Như: "nhất giới thư sanh" một người học trò.
22. (Danh) Họ "Giới".

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi, ở vào khoảng giữa hai cái gọi là giới. Ngày xưa giao tiếp với nhau, chủ có người thấn mà khách có người giới để giúp lễ và đem lời người bên này nói với người bên kia biết. Như một người ở giữa nói cho người thứ nhất và người thứ ba biết nhau mà làm quen nhau gọi là giới thiệu hay môi giới v.v.
② Giúp, như dĩ giới mi thọ lấy giúp vui tiệc thọ.
③ Áo, như giới trụ áo dày mũ trụ.
④ Có nghĩa là vẩy, như giới thuộc loài ở nước có vẩy.
⑤ Lời tôn quý, như nói em người ta thì tôn là quý giới đệ em tôn quý của ngài.
⑥ Ven bờ, như giang giới ven sông.
⑦ Một người, như nhất giới chi sĩ một kẻ học trò.
⑧ Nhỏ, cùng nghĩa như chữ giới (hạt cải) như tiêm giới nhỏ nhặt, giới ý hơi để ý.
⑨ Bậm bực, như giới giới lòng bậm bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương giới, giới tuyến: Không phân giới tuyến bên này bên kia (Thi Kinh);
② Người môi giới, người chuyển lời , Khi chư hầu gặp nhau, quan khanh làm người chuyển lời (Tuân tử);
③ Người giúp việc, phụ tá, trợ thủ: Ngũ Cử làm trợ thủ (Tả truyện);
④ Bên, ven, Bi thương phong khí còn lưu lại bên sông (Khuất Nguyên: Cửu chương);
⑤ Loài có mai (vảy cứng): Tinh anh của loài có mai là con rùa (Đại đới Lễ kí);
⑥ Nằm ở giữa: Quả núi này nằm ở vùng giáp giới hai tỉnh; 使 Khiến ở giữa chỗ hai nước lớn (Tả truyện);
⑦ Cách: Phía sau cách với sông lớn (Hán thư);
⑧ Trợ giúp: Để giúp trường thọ (Thi Kinh: Bân phong, Thất nguyệt);
⑨ Một mình: Cô đơn không hợp quần mà đứng riêng một mình (Trương Hoành: Tư huyền phú);
⑩ Lớn, to lớn: Báo đáp bằng phúc lớn (Thi Kinh); Nhỏ (dùng như ): Không có một họa nhỏ nào (Chiến quốc sách);
⑫ Ngay thẳng: Liễu Hạ Huệ không vì Tam công mà thay đổi tính ngay thẳng của mình (Mạnh tử);
⑬ Một người (lượng từ, hợp thành ): Một kẻ học trò; Nếu có một bề tôi (Thượng thư: Tần thệ);
⑭ Nhờ vào, dựa vào: , Dựa vào sự yêu chuộng của người ta thì không phải là cách làm của người có dũng khí (Tả truyện: Văn công lục niên);
⑮ [Jiè] (Họ) Giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ranh đất. Bờ cõi — To lớn — Tốt đẹp — Riêng biệt ta. Chẳng hạn Giới đặc ( riêng ra, vượt lên trên ) — Cái áo giáp. Chẳng hạn Giới trụ ( áo và mũ che tên đạn, cũng như Giáp trụ ) — Hạng thứ, hạng dưới — Đứng giữa liên lạc hai bên.

Từ ghép 18

giác, giáo
jiào ㄐㄧㄠˋ, jué ㄐㄩㄝˊ

giác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. biết
2. phát hiện
3. tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giấc, giấc ngủ: Anh ấy ngủ một giấc ngon; Giấc ngủ trưa. Xem [jué].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cảm thấy, thấy: Tôi cảm thấy lạnh; Anh ấy cảm thấy quyển sách này rất tốt;
② Tỉnh giấc, thức giấc: Như mộng vừa tỉnh;
③ Tỉnh ngộ, giác ngộ, biết ra, thức tỉnh, nhận thức ra, phát giác ra: Nâng cao giác ngộ; Nó nhận thức được tình trạng nguy hiểm của nó;
④ (văn) Cao to và thẳng, cao lớn;
⑤ (văn) Bảo, làm cho thức tỉnh;
⑥ (văn) Người hiền trí. Xem [jiào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra. Biết rõ — Tìm ra được — Tỉnh dậy, thức dậy. Với nghĩa này đáng lẽ đọc Giáo. Ta quen đọc Giác luôn.

Từ ghép 29

giáo

phồn thể

Từ điển phổ thông

thức dậy, tỉnh dậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thức dậy. ◇ Trang Tử : "Giác nhi hậu tri mộng dã" (Tề vật luận ) Thức rồi mới biết mình chiêm bao.
2. (Động) Hiểu ra, tỉnh ngộ. ◎ Như: "giác ngộ" hiểu ra. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là "Giác vương" . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là "chánh giác" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giác lai vạn sự tổng thành hư" (Ngẫu thành ) Tỉnh ra muôn sự thành không cả.
3. (Động) Cảm nhận, cảm thấy, cảm thụ. ◎ Như: "tự giác" tự mình cảm nhận, "bất tri bất giác" không biết không cảm. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
4. (Động) Bảo rõ cho biết. ◇ Mạnh Tử : "Sử tiên tri giác hậu tri" 使 (Vạn Chương thượng ) Để hạng biết trước bảo rõ cho hạng biết sau.
5. (Danh) Năng lực cảm nhận đối với sự vật. ◎ Như: "vị giác" cơ quan nhận biết được vị (chua, ngọt, đắng, cay), "huyễn giác" ảo giác.
6. (Danh) Người hiền trí. ◎ Như: "tiên giác" bậc hiền trí đi trước.
7. (Tính) Cao lớn, ngay thẳng. ◇ Thi Kinh : "Hữu giác doanh" (Tiểu nhã , Tư can ) Những cây cột cao và thẳng.
8. Một âm là "giáo". (Danh) Giấc ngủ. ◎ Như: "ngọ giáo" giấc ngủ trưa.
9. (Danh) Lượng từ: giấc. ◎ Như: "thụy liễu nhất giáo" ngủ một giấc.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác. Đạo Phật cốt nhất phải giác ngộ chân tính tỏ rõ hết mọi lẽ, cho nên gọi Phật là Giác vương . Người học Phật được chứng tới quả Phật gọi là chánh giác . Nguyễn Trãi : Giác lai vạn sự tổng thành hư tỉnh ra muôn sự thành không cả.
② Phàm có cái gì cảm xúc đến mà phân biệt ra ngay gọi là cảm giác hay tri giác .
③ Cáo mách, phát giác ra.
④ Bảo.
⑤ Người hiền trí.
⑥ Cao lớn.
⑦ Thẳng.
⑧ Một âm là giáo. Thức, đang ngủ thức dậy gọi là giáo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tỉnh ngủ. Thức dậy. Chẳng hạn Thụy giáo ( ngủ dậy ). Ta quen đọc Giác — Một âm là Giác. Xem Giác.
nhĩ
ěr ㄦˇ, réng ㄖㄥˊ

nhĩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái tai
2. cái quai cầm
3. vậy, thôi (tiếng dứt câu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tai (dùng để nghe).
2. (Danh) Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là "nhĩ". ◎ Như: "đỉnh nhĩ" cái quai vạc, "nhĩ môn" cửa nách. ◇ Thủy hử truyện : "Lưỡng biên đô thị nhĩ phòng" (Đệ thập nhất hồi) Hai bên đều có phòng xép.
3. (Tính) Hàng chắt của chắt mình là "nhĩ tôn" tức là cháu xa tám đời.
4. (Động) Nghe. ◎ Như: "cửu nhĩ đại danh" nghe tiếng cả đã lâu, "nhĩ thực" nghe lỏm.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu: thôi vậy, vậy, mà thôi. ◇ Tô Mạn Thù : "Đãn tri vi tể quan nhĩ" (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Chỉ biết rằng ông ấy là một vị tể quan mà thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Tai, dùng để nghe.
② Nghe, như cửu nhĩ đại danh nghe tiếng cả đã lâu, nhĩ thực nghe lỏm.
③ Hàng chắt của chắt mình là nhĩ tôn tức là cháu xa tám đời.
④ Phàm cái gì có quai có vấu ở hai bên như hai tai người đều gọi là nhĩ, như đỉnh nhĩ cái quai vạc.
⑤ Nhĩ môn cửa nách.
⑥ Thôi vậy, vậy. Tiếng nói dứt lời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai: Điếc tai;
② Vật có hình dáng như tai, quai: Mộc nhĩ, nấm mèo; Cái quai vạc;
③ Ở hai bên, ở bên cạnh: Cửa ở bên, cửa nách;
④ (văn) Mà thôi (trợ từ cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ): Cách đây chỉ năm dặm thôi; Chỉ có văn chương của ông là còn lại mà thôi (Sử kí); Đó chỉ là cặn bã của thánh nhân mà thôi (Hoài Nam tử). 【】nhĩ hĩ [âryê] (văn) Mà thôi (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự hạn chỉ với ý nhấn mạnh): Ta vốn có cái đó, chỉ tại không nghĩ về nó mà thôi (Mạnh tử);【】 nhĩ tai [ârzai] (văn) Thôi ư? (trợ từ liên dụng, biểu thị sự phản vấn với ý nhấn mạnh): ! Cho nên các đấng tiên vương phải làm cho lệnh lạc được rõ ràng, há có thể chỉ công khai thôi ư! (Tuân tử);
⑤ (văn) Trợ từ, biểu thị sự xác định: Kẻ sĩ đương lúc nguy khổ thì thường đổi đức (Sử kí); Vả lại kẻ tráng sĩ không chết thì thôi, đã chết thì phải lưu lại tiếng tốt (Sử kí);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị ý cầu khiến: ! Khẩn thiết mong các vị chịu thương cho tôi! (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu biểu thị sự phản vấn hoặc suy đoán: Những người trên thuyền đều đứng bên nói: Chỗ này vốn không có núi, coi chừng là loài thủy quái (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện);
⑧ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: ? Vua Sở cả giận nói: Quả nhân tuy thiếu đức độ, sao có thể vì cớ nó là con của Đào Chu Công mà ra ân cho nó! (Sử kí);
⑨ (văn) Nghe: Nghe tiếng tăm đã lâu;
⑩ [Âr] (Họ) Nhĩ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái tai ( cơ quan để nghe ) — Phần phụ vào hai bên của vật, giống như hai cái tai. Td: Đỉnh nhĩ ( cái tai đỉnh, chỗ để cầm mà nhấc cát đỉnh lên ) —Trợ ngữ từ cuối câu, không có nghĩa gì — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhĩ.

Từ ghép 31

hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
② Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.
niên
nián ㄋㄧㄢˊ

niên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. năm
2. tuổi
3. được mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời gian trái đất xoay một vòng quanh mặt trời.
2. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "diên niên ích thọ" thêm tuổi thêm thọ, "niên khinh lực tráng" tuổi trẻ sức khỏe. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ hữu nhất cá lão mẫu, niên dĩ lục tuần chi thượng" , (Đệ nhị hồi) Chỉ có một mẹ già, tuổi đã ngoài sáu mươi.
3. (Danh) Khoa thi. ◎ Như: "đồng niên" người đỗ cùng khoa, "niên nghị" tình kết giao giữa những người cùng đỗ một khoa.
4. (Danh) Năm tháng. Phiếm chỉ thời gian.
5. (Danh) Chỉ sinh hoạt, sinh kế. ◇ Cao Minh : "Ta mệnh bạc, thán niên gian, hàm tu nhẫn lệ hướng nhân tiền, do khủng công bà huyền vọng nhãn" , , , (Tì bà kí , Nghĩa thương chẩn tế ).
6. (Danh) Tết, niên tiết. ◎ Như: "quá niên" ăn tết, "nghênh niên" đón tết.
7. (Danh) Thu hoạch trong năm. ◎ Như: "phong niên" thu hoạch trong năm tốt (năm được mùa), "niên cảnh" tình trạng mùa màng.
8. (Danh) Thời đại, thời , đời. ◎ Như: "Khang Hi niên gian" thời Khang Hi, "bát thập niên đại" thời những năm 80.
9. (Danh) Thời (thời trong đời người). ◎ Như: "đồng niên" thời trẻ thơ, "thanh thiếu niên" thời thanh thiếu niên, "tráng niên" thời tráng niên, "lão niên" thời già cả.
10. (Danh) Tuổi thọ, số năm sống trên đời. ◇ Trang Tử : "Niên bất khả cử, thì bất khả chỉ" , (Thu thủy ).
11. (Danh) Đặc chỉ trường thọ (nhiều tuổi, sống lâu). ◇ Tống Thư : "Gia thế vô niên, vong cao tổ tứ thập, tằng tổ tam thập nhị, vong tổ tứ thập thất, hạ quan tân tuế tiện tam thập ngũ, gia dĩ tật hoạn như thử, đương phục kỉ thì kiến thánh thế?" , , , , 便, , ? (Tạ Trang truyện ).
12. (Danh) Lượng từ: đơn vị tính thời gian. ◎ Như: "nhất niên hữu thập nhị cá nguyệt" một năm có mười hai tháng.
13. (Danh) Họ "Niên".
14. (Tính) Hằng năm, mỗi năm, theo thứ tự thời gian. ◎ Như: "niên giám" sách ghi chép việc trong năm, thống kê hằng năm, "niên biểu" theo thứ tự thời gian, "niên sản lượng" sản lượng hằng năm.
15. (Tính) Vào cuối năm, sang năm mới. ◎ Như: "niên cao" bánh tết, "niên họa" tranh tết, "bạn niên hóa" buôn hàng tết.

Từ điển Thiều Chửu

① Năm.
② Tuổi.
③ Người đỗ cùng khoa gọi là đồng niên . Hai nhà đi lại với nhau gọi là niên nghị .
④ Ðược mùa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Năm: Năm ngoái; Thu nhập cả năm;
② Tuổi, lứa tuổi: Người đã quá bốn mươi; Cô ấy mới mười lăm tuổi; Tuổi biết mệnh trời, tuổi năm mươi;
③ Thời, đời: Cuối đời nhà Minh; Thời thơ ấu;
④ Tết: Ăn tết; Chúc tết;
⑤ Mùa màng: Được mùa; Mất mùa;
⑥ [Nián] (Họ) Niên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mùa gặt lúa — Một năm — Một tuổi — Tuổi tác. Chinh phụ ngâm khúc ( bản dịch ) có câu: » Nỡ nào đôi lứa thiếu niên, quan sơn để cách hàn huyên sao đành «.

Từ ghép 90

bách niên 百年bách niên giai lão 百年偕老bách niên hảo hợp 百年好合bái niên 拜年bỉ niên 比年biên niên 編年bình niên 平年cao niên 高年chu niên 周年chu niên 週年chung niên 終年cơ niên 饑年cùng niên lũy thế 窮年累世diên niên 延年diệu niên 妙年dư niên 餘年đa niên 多年đãi niên 待年đinh niên 丁年đồng niên 同年đương niên 當年hành niên 行年hoa niên 花年hoang niên 荒年khai niên 開年khang niên 康年khứ niên 去年kim niên 今年kinh niên 經年lai niên 來年lũy niên 累年mạt niên 末年mậu niên 茂年minh niên 明年mộ niên 暮年mỗi niên 毎年mỗi niên 每年nghênh niên 迎年nhuận niên 閏年niên biểu 年表niên canh 年庚niên chung 年終niên đại 年代niên để 年底niên giám 年鉴niên giám 年鑑niên hạn 年限niên hiệu 年號niên hoa 年華niên huynh 年兄niên khinh 年輕niên khinh 年轻niên kỉ 年紀niên kim 年金niên lão 年老niên lịch 年曆niên linh 年齡niên linh 年龄niên mại 年迈niên mại 年邁niên phổ 年譜niên sơ 年初niên thanh 年青niên thiếu 年少niên thủ 年首niên vĩ 年尾niên xỉ 年齒phong niên 豐年quá niên 過年suy niên 衰年tàn niên 殘年tân niên 新年tất niên 畢年tề niên 齊年thành niên 成年thanh niên 青年thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân 十年樹木,百年樹人thiên niên uân 千年蒀thiên niên uân 千年蒕thiếu niên 少年tích niên 昔年tiền niên 前年tráng niên 壯年trung niên 中年vãn niên 晚年vạn niên 萬年vãng niên 往年vị thành niên 未成年vong niên 忘年ỷ niên 綺年
đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
chinh, chánh, chính
zhēng ㄓㄥ, zhèng ㄓㄥˋ

chinh

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đúng, thích đáng, hợp với quy phạm, đúng theo phép tắc. ◎ Như: "chánh đạo" đạo phải, "chánh lộ" đường ngay, "chánh thức" khuôn phép chính đáng, "chánh lí" lẽ chính đáng.
2. (Tính) Phải (mặt). § Đối lại với "phản" . ◎ Như: "chánh diện" mặt phải.
3. (Tính) Ở giữa. § Đối lại với "thiên" . ◎ Như: "chánh tọa" chỗ ngồi chính giữa, "chánh sảnh" tòa ngồi chính giữa (đại sảnh đường), "chánh môn" cửa giữa (cửa chính).
4. (Tính) Đúng lúc. ◎ Như: "tí chánh" đúng giờ tí, "ngọ chánh" đúng giờ ngọ.
5. (Tính) Ngay, thẳng. ◎ Như: "công chánh" công bằng ngay thẳng, "chánh phái" đứng đắn, đoan chính.
6. (Tính) Thuần nhất, không pha tạp. ◎ Như: "thuần chánh" thuần nguyên, "chánh hồng sắc" màu đỏ thuần.
7. (Tính) Gốc. § Đối lại với "phó" . ◎ Như: "chánh bổn" bản chính, "chánh khan" bản khắc gốc.
8. (Tính) Trưởng, ở bậc trên. ◎ Như: "chánh tổng" (có "phó tổng" phụ giúp), "chánh thất phẩm" ("tòng thất phẩm" kém phẩm chánh).
9. (Tính) Dương (vật lí học, số học). § Đối với "phụ" . ◎ Như: "chánh điện" điện dương, "chánh số" số dương.
10. (Tính) Đều. ◎ Như: "chánh lục giác hình" hình lục giác đều.
11. (Động) Sửa lại cho đúng, sửa sai, tu cải. ◎ Như: "khuông chánh" giúp đỡ làm cho chánh đáng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ" , , , , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là người ham học.
12. (Động) Sửa cho ngay ngắn. ◎ Như: "chánh y quan" sửa mũ áo cho ngay ngắn.
13. (Động) Phân tích, biện biệt. ◇ Luận Ngữ : "Tất dã chánh danh hồ" (Tử Lộ ) Hẳn là phải biện rõ danh nghĩa.
14. (Danh) Chức quan đứng đầu, chủ sự. ◎ Như: "nhạc chánh" chức quan đầu coi âm nhạc, "công chánh" chức quan đầu coi về công tác.
15. (Danh) Vật để làm cớ.
16. (Danh) Họ "Chánh".
17. (Phó) Ngay ngắn. ◇ Luận Ngữ : "Thăng xa, tất chánh lập, chấp tuy" , , (Hương đảng ) Khi lên xe thì đứng ngay ngắn, rồi cầm lấy sợi dây (để bước lên).
18. (Phó) Đang. ◎ Như: "chánh hạ vũ thời" lúc trời đang mưa.
19. (Trợ) Đúng là. ◇ Luận Ngữ : "Chánh duy đệ tử bất năng học dã" (Thuật nhi ) Đó chính là những điều chúng con không học được.
20. § Ghi chú: Trong các nghĩa trên, cũng đọc là "chính".
21. Một âm là "chinh". (Tính) Đầu tiên, thứ nhất. ◎ Như: "chinh nguyệt" tháng giêng (tháng đầu năm). § Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, gọi là "chinh sóc" . Ta quen đọc là "chính".
22. (Danh) Cái đích tập bắn. ◎ Như: "chinh hộc" giữa đích. Vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là "chinh hộc".

Từ điển Trần Văn Chánh

① 【】 chinh nguyệt [zhengyuè] Tháng giêng (âm lịch);
② (văn) Cái đích tập bắn: Giữa đích, (Ngb) khuôn phép. Xem [zhèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tháng đầu năm — Cái đách để nhắm bắn. Cũng gọi là Chinh hộc . Một âm là. Chính.

chánh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giữa
2. chính, ngay thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đúng, thích đáng, hợp với quy phạm, đúng theo phép tắc. ◎ Như: "chánh đạo" đạo phải, "chánh lộ" đường ngay, "chánh thức" khuôn phép chính đáng, "chánh lí" lẽ chính đáng.
2. (Tính) Phải (mặt). § Đối lại với "phản" . ◎ Như: "chánh diện" mặt phải.
3. (Tính) Ở giữa. § Đối lại với "thiên" . ◎ Như: "chánh tọa" chỗ ngồi chính giữa, "chánh sảnh" tòa ngồi chính giữa (đại sảnh đường), "chánh môn" cửa giữa (cửa chính).
4. (Tính) Đúng lúc. ◎ Như: "tí chánh" đúng giờ tí, "ngọ chánh" đúng giờ ngọ.
5. (Tính) Ngay, thẳng. ◎ Như: "công chánh" công bằng ngay thẳng, "chánh phái" đứng đắn, đoan chính.
6. (Tính) Thuần nhất, không pha tạp. ◎ Như: "thuần chánh" thuần nguyên, "chánh hồng sắc" màu đỏ thuần.
7. (Tính) Gốc. § Đối lại với "phó" . ◎ Như: "chánh bổn" bản chính, "chánh khan" bản khắc gốc.
8. (Tính) Trưởng, ở bậc trên. ◎ Như: "chánh tổng" (có "phó tổng" phụ giúp), "chánh thất phẩm" ("tòng thất phẩm" kém phẩm chánh).
9. (Tính) Dương (vật lí học, số học). § Đối với "phụ" . ◎ Như: "chánh điện" điện dương, "chánh số" số dương.
10. (Tính) Đều. ◎ Như: "chánh lục giác hình" hình lục giác đều.
11. (Động) Sửa lại cho đúng, sửa sai, tu cải. ◎ Như: "khuông chánh" giúp đỡ làm cho chánh đáng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ" , , , , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là người ham học.
12. (Động) Sửa cho ngay ngắn. ◎ Như: "chánh y quan" sửa mũ áo cho ngay ngắn.
13. (Động) Phân tích, biện biệt. ◇ Luận Ngữ : "Tất dã chánh danh hồ" (Tử Lộ ) Hẳn là phải biện rõ danh nghĩa.
14. (Danh) Chức quan đứng đầu, chủ sự. ◎ Như: "nhạc chánh" chức quan đầu coi âm nhạc, "công chánh" chức quan đầu coi về công tác.
15. (Danh) Vật để làm cớ.
16. (Danh) Họ "Chánh".
17. (Phó) Ngay ngắn. ◇ Luận Ngữ : "Thăng xa, tất chánh lập, chấp tuy" , , (Hương đảng ) Khi lên xe thì đứng ngay ngắn, rồi cầm lấy sợi dây (để bước lên).
18. (Phó) Đang. ◎ Như: "chánh hạ vũ thời" lúc trời đang mưa.
19. (Trợ) Đúng là. ◇ Luận Ngữ : "Chánh duy đệ tử bất năng học dã" (Thuật nhi ) Đó chính là những điều chúng con không học được.
20. § Ghi chú: Trong các nghĩa trên, cũng đọc là "chính".
21. Một âm là "chinh". (Tính) Đầu tiên, thứ nhất. ◎ Như: "chinh nguyệt" tháng giêng (tháng đầu năm). § Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, gọi là "chinh sóc" . Ta quen đọc là "chính".
22. (Danh) Cái đích tập bắn. ◎ Như: "chinh hộc" giữa đích. Vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là "chinh hộc".

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, là chánh đáng, như chánh thức khuôn phép chánh đáng, chánh lí lẽ chánh đáng, v.v. Cái gì sai mà bảo sửa lại cho phải cũng gọi là chánh, như khuông chánh giúp đỡ làm cho chánh đáng.
② Ngay, ở giữa, như chánh diện mặt chánh, chánh tọa ngồi chính giữa, chánh thính tòa ngồi chính giữa, v.v.
③ Ngay thẳng, như công chánh công bằng ngay thẳng, các bậc hiền triết đời trước gọi là tiên chánh cũng theo nghĩa ấy.
④ Thuần chánh, như chánh bạch trắng nguyên, chánh xích đỏ nguyên, v.v.
⑤ Bực lớn nhất, như nhạc chánh chức quan đầu coi âm nhạc, công chánh chức quan đầu coi về công tác, v.v.
⑥ Chức chánh, bực chánh, chức chủ về một việc, như chánh tổng , phó tổng phụ giúp chánh tổng, chánh thất phẩm , tòng thất phẩm kém phẩm chánh, v.v.
⑦ Ðúng giữa, như tí chánh đúng giữa giờ tí, ngọ chánh đúng giữa giờ ngọ, v.v.
⑧ Tiếng giúp lời, nghĩa là, tức là, như chánh duy đệ tử bất năng học dã tức là vì con không hay học vậy.
⑨ Vật để làm cớ.
⑩ Ðủ.
⑪ Chất chính.
⑫ Ngay ngắn.
⑬ Mong hẹn.
⑭ Phần chính. Phần nhiều cũng đọc là chữ chính.
⑮ Một âm là chính. Tháng đầu năm gọi là chính nguyệt tháng giêng. Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, v.v. gọi là chính sóc . Ta quen đọc là chữ chính.
⑯ Cái đích tập bắn, như chính hộc giữa đích, vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là chính hộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngay ngắn: Đội mũ ngay ngắn lại;
② Giữa lúc: Giữa lúc tôi ra cổng thì anh ấy đến. 【】 chính hảo [zhènghăo] Vừa vặn, đúng lúc, vừa đúng, vừa..., đang...: Anh đến đúng lúc; Quả bóng rơi đúng xuống giếng; 穿 Chiếc áo này tôi mặc vừa lắm; Tôi đang tìm anh; 【】chính tại [zhèngzài] Đang, đương, giữa lúc...: Đang làm việc; Đang họp;
③ Vừa vặn: Đồng hồ vừa đánh 12 tiếng;
④ Đúng lúc: Anh đến rất đúng lúc;
⑤ Đang: Chúng tôi đang họp;
⑥ Đúng: La bàn chỉ đúng phía Nam Bắc;
⑦ Giữa, chính: Cửa giữa; Đường chính; Chính vì thế;
⑧ Sửa: Sửa mũ áo cho ngay ngắn; Sửa sai, đính chính;
⑨ Thuần: Màu đỏ thuần; Mùi vị không thuần;
⑩ Phải, dương, chính, chánh: Mặt phải; Cực dương; Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm;
⑪ Bậc lớn nhất, chức (quan) đứng đầu: Chức quan đứng đầu coi về âm nhạc; Chánh tổng;
⑫ (văn) Đủ;
⑬ (văn) Mong hẹn;
⑭ [Zhèng] (Họ) Chính. Xem [zheng].

Từ ghép 57

chính

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giữa
2. chính, ngay thẳng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đúng, thích đáng, hợp với quy phạm, đúng theo phép tắc. ◎ Như: "chánh đạo" đạo phải, "chánh lộ" đường ngay, "chánh thức" khuôn phép chính đáng, "chánh lí" lẽ chính đáng.
2. (Tính) Phải (mặt). § Đối lại với "phản" . ◎ Như: "chánh diện" mặt phải.
3. (Tính) Ở giữa. § Đối lại với "thiên" . ◎ Như: "chánh tọa" chỗ ngồi chính giữa, "chánh sảnh" tòa ngồi chính giữa (đại sảnh đường), "chánh môn" cửa giữa (cửa chính).
4. (Tính) Đúng lúc. ◎ Như: "tí chánh" đúng giờ tí, "ngọ chánh" đúng giờ ngọ.
5. (Tính) Ngay, thẳng. ◎ Như: "công chánh" công bằng ngay thẳng, "chánh phái" đứng đắn, đoan chính.
6. (Tính) Thuần nhất, không pha tạp. ◎ Như: "thuần chánh" thuần nguyên, "chánh hồng sắc" màu đỏ thuần.
7. (Tính) Gốc. § Đối lại với "phó" . ◎ Như: "chánh bổn" bản chính, "chánh khan" bản khắc gốc.
8. (Tính) Trưởng, ở bậc trên. ◎ Như: "chánh tổng" (có "phó tổng" phụ giúp), "chánh thất phẩm" ("tòng thất phẩm" kém phẩm chánh).
9. (Tính) Dương (vật lí học, số học). § Đối với "phụ" . ◎ Như: "chánh điện" điện dương, "chánh số" số dương.
10. (Tính) Đều. ◎ Như: "chánh lục giác hình" hình lục giác đều.
11. (Động) Sửa lại cho đúng, sửa sai, tu cải. ◎ Như: "khuông chánh" giúp đỡ làm cho chánh đáng. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ" , , , , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là người ham học.
12. (Động) Sửa cho ngay ngắn. ◎ Như: "chánh y quan" sửa mũ áo cho ngay ngắn.
13. (Động) Phân tích, biện biệt. ◇ Luận Ngữ : "Tất dã chánh danh hồ" (Tử Lộ ) Hẳn là phải biện rõ danh nghĩa.
14. (Danh) Chức quan đứng đầu, chủ sự. ◎ Như: "nhạc chánh" chức quan đầu coi âm nhạc, "công chánh" chức quan đầu coi về công tác.
15. (Danh) Vật để làm cớ.
16. (Danh) Họ "Chánh".
17. (Phó) Ngay ngắn. ◇ Luận Ngữ : "Thăng xa, tất chánh lập, chấp tuy" , , (Hương đảng ) Khi lên xe thì đứng ngay ngắn, rồi cầm lấy sợi dây (để bước lên).
18. (Phó) Đang. ◎ Như: "chánh hạ vũ thời" lúc trời đang mưa.
19. (Trợ) Đúng là. ◇ Luận Ngữ : "Chánh duy đệ tử bất năng học dã" (Thuật nhi ) Đó chính là những điều chúng con không học được.
20. § Ghi chú: Trong các nghĩa trên, cũng đọc là "chính".
21. Một âm là "chinh". (Tính) Đầu tiên, thứ nhất. ◎ Như: "chinh nguyệt" tháng giêng (tháng đầu năm). § Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, gọi là "chinh sóc" . Ta quen đọc là "chính".
22. (Danh) Cái đích tập bắn. ◎ Như: "chinh hộc" giữa đích. Vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là "chinh hộc".

Từ điển Thiều Chửu

① Phải, là chánh đáng, như chánh thức khuôn phép chánh đáng, chánh lí lẽ chánh đáng, v.v. Cái gì sai mà bảo sửa lại cho phải cũng gọi là chánh, như khuông chánh giúp đỡ làm cho chánh đáng.
② Ngay, ở giữa, như chánh diện mặt chánh, chánh tọa ngồi chính giữa, chánh thính tòa ngồi chính giữa, v.v.
③ Ngay thẳng, như công chánh công bằng ngay thẳng, các bậc hiền triết đời trước gọi là tiên chánh cũng theo nghĩa ấy.
④ Thuần chánh, như chánh bạch trắng nguyên, chánh xích đỏ nguyên, v.v.
⑤ Bực lớn nhất, như nhạc chánh chức quan đầu coi âm nhạc, công chánh chức quan đầu coi về công tác, v.v.
⑥ Chức chánh, bực chánh, chức chủ về một việc, như chánh tổng , phó tổng phụ giúp chánh tổng, chánh thất phẩm , tòng thất phẩm kém phẩm chánh, v.v.
⑦ Ðúng giữa, như tí chánh đúng giữa giờ tí, ngọ chánh đúng giữa giờ ngọ, v.v.
⑧ Tiếng giúp lời, nghĩa là, tức là, như chánh duy đệ tử bất năng học dã tức là vì con không hay học vậy.
⑨ Vật để làm cớ.
⑩ Ðủ.
⑪ Chất chính.
⑫ Ngay ngắn.
⑬ Mong hẹn.
⑭ Phần chính. Phần nhiều cũng đọc là chữ chính.
⑮ Một âm là chính. Tháng đầu năm gọi là chính nguyệt tháng giêng. Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, v.v. gọi là chính sóc . Ta quen đọc là chữ chính.
⑯ Cái đích tập bắn, như chính hộc giữa đích, vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là chính hộc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngay ngắn: Đội mũ ngay ngắn lại;
② Giữa lúc: Giữa lúc tôi ra cổng thì anh ấy đến. 【】 chính hảo [zhènghăo] Vừa vặn, đúng lúc, vừa đúng, vừa..., đang...: Anh đến đúng lúc; Quả bóng rơi đúng xuống giếng; 穿 Chiếc áo này tôi mặc vừa lắm; Tôi đang tìm anh; 【】chính tại [zhèngzài] Đang, đương, giữa lúc...: Đang làm việc; Đang họp;
③ Vừa vặn: Đồng hồ vừa đánh 12 tiếng;
④ Đúng lúc: Anh đến rất đúng lúc;
⑤ Đang: Chúng tôi đang họp;
⑥ Đúng: La bàn chỉ đúng phía Nam Bắc;
⑦ Giữa, chính: Cửa giữa; Đường chính; Chính vì thế;
⑧ Sửa: Sửa mũ áo cho ngay ngắn; Sửa sai, đính chính;
⑨ Thuần: Màu đỏ thuần; Mùi vị không thuần;
⑩ Phải, dương, chính, chánh: Mặt phải; Cực dương; Chủ nhiệm và phó chủ nhiệm;
⑪ Bậc lớn nhất, chức (quan) đứng đầu: Chức quan đứng đầu coi về âm nhạc; Chánh tổng;
⑫ (văn) Đủ;
⑬ (văn) Mong hẹn;
⑭ [Zhèng] (Họ) Chính. Xem [zheng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đúng. Phải — Ngay thẳng — Không lẫn lộn. Chẳng hạn Chính bạch ( màu trắng tinh ) — Sửa lại cho đúng — Chủ yếu — Một âm là Chinh — Cũng đọc Chánh.

Từ ghép 83

bào chính 庖正bát chính đạo 八正道bát loạn phản chính 撥亂反正bất chính 不正biện chính 辨正bình chính 平正bổ chính 補正cải chính 改正cánh chính 更正chân chính 真正chất chính 質正chính bổn 正本chính cung 正宮chính danh 正名chính diện 正面chính diện 正靣chính đại 正大chính đán 正旦chính đáng 正当chính đáng 正當chính đạo 正道chính hảo 正好chính hiệu 正号chính hiệu 正號chính khí 正氣chính khí ca 正氣歌chính lí 正理chính lộ 正路chính lý 正理chính môn 正門chính môn 正门chính nghĩa 正义chính nghĩa 正義chính ngọ 正午chính nguyệt 正月chính nhân 正人chính nhật 正日chính như 正如chính phạm 正犯chính quả 正果chính sắc 正色chính sóc 正朔chính sử 正史chính tại 正在chính tâm 正心chính thất 正室chính thê 正妻chính thống 正統chính thống 正统chính thức 正式chính thường 正常chính tông 正宗chính tổng 正總chính trung 正中chính truyền 正傳chính trực 正直chính xác 正确chính xác 正確công chính 公正cư chính 居正cương chính 刚正cương chính 剛正đính chính 訂正đoan chính 端正hiệu chính 效正hiệu chính 校正kiểu chính 矯正lệnh chính 令正lịch chính 曆正liêm chính 廉正minh chính 明正nghiêm chính 严正nghiêm chính 嚴正nhã chính 雅正phán chính 判正phản chính 反正phi chính 非正phủ chính 斧正quang minh chính đại 光明正大quy chính 歸正quy chính 規正tân chính 新正tu chính 修正
gia, đột
tū ㄊㄨ, tú ㄊㄨˊ

gia

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Gia . Một âm là Đột. Xem Đột.

đột

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phá tung
2. đột ngột, bỗng nhiên
3. ống khói

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt, thốt nhiên. ◇ Dịch Kinh : "Đột như lai" (Li quái ) Thốt nhiên mà đến.
2. (Động) Xúc phạm đến. ◎ Như: "xung đột" chống cự nhau, "đường đột" xúc phạm vô lối. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.
3. (Động) Xuyên qua, chọc thủng, phá vỡ. ◇ Tả truyện : "Tiêu đột Trần thành" (Tương Công nhị thập ngũ niên ) Ban đêm chọc thủng thành nước Trần.
4. (Tính) Cao ngất, bất ngờ, nổi bật, lồi lên. ◎ Như: "đột ngột" cao vút, " phong đột khởi" núi non cao ngất, "đột hắc" màu đen thẫm.
5. (Danh) Ống khói, miệng lò. ◎ Như: "khúc đột tỉ tân" dời củi xa ống khói để phòng khỏi cháy, ý nói dự phòng trước khi xảy ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, thốt nhiên. Thốt nhiên gặp nhau gọi là đột như lai .
② Xúc phạm đến, như xung đột , đường đột , v.v.
③ Ống khói, khúc đột tỉ tân dời củi xa ống khói để phòng khỏi cháy, ý nói dự phòng trước khi xảy ra.
④ Ðào.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bất ngờ, (bất) thình lình, đột ngột, chợt, bỗng: Thay đổi bất ngờ.【】 đột nhiên [turán] Đột nhiên, đột ngột, chợt, (bất) thình lình, bỗng nhiên: Vừa xuống xe, trời chợt đổ mưa; Đột ngột đình chỉ;
② Nổi bật, chọc thủng, phá vỡ, va chạm nhau: Ví dụ nổi bật;
③ Nhô lên.【】đột khởi [tuqê] a. Xảy ra bất ngờ: Chiến sự xảy ra bất ngờ; b. Cao ngất: Núi non cao ngất;
④ (văn) Xúc phạm đến: Xung đột;
⑤ (văn) Ống khói: Dời củi xa ống khói, (Ngb) dự phòng trước khi xảy ra;
⑥ (văn) Đào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thình lình — Nhô ra — Đâm thủng. Chẳng hạn cầm kim mà khâu cũng gọi là Đột — Đụng chạm mạnh — Cái ống thông khói ở bếp.

Từ ghép 19

chi, chỉ
zhǐ ㄓˇ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

chỉ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dừng lại, thôi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi. ◎ Như: "chỉ bộ" dừng bước. ◇ Luận Ngữ : "Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã" , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy. § Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.
2. (Động) Ngăn cấm, cản trở. ◎ Như: "cấm chỉ" cấm cản. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ" (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.
3. (Động) Ở. ◇ Thi Kinh : "Bang thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
4. (Động) Đạt đến, an trụ. ◇ Lễ Kí : "Tại chỉ ư chí thiện" (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.
5. (Danh) Dáng dấp, dung nghi. ◎ Như: "cử chỉ" cử động, đi đứng. ◇ Thi Kinh : "Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ" :, , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?
6. (Danh) Chân. § Dùng như chữ . ◎ Như: "trảm tả chỉ" chặt chân trái (hình phạt thời xưa).
7. (Tính) Yên lặng, bất động. ◇ Trang Tử : "Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy" (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.
8. (Phó) Chỉ, chỉ thế, chỉ có. § Nay thông dụng chữ "chỉ" . ◎ Như: "chỉ hữu thử số" chỉ có số ấy. ◇ Đỗ Phủ : "Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân" , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.
9. (Trợ) Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ" , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
10. § Đời xưa dùng như "chỉ" và "chỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dừng lại, như chỉ bộ dừng bước.
② Thôi, như cấm chỉ cấm thôi.
③ Ở, ở vào chỗ nào gọi là chỉ, như tại chỉ ư chí thiện (Ðại học ) đặt mình vào chỗ rất phải, hành chỉ vị định đi hay ở chưa định, v.v.
④ Dáng dấp, như cử chỉ cử động, đi đứng. Nói toàn thể cả người.
⑤ Tiếng giúp lời, như kí viết quy chỉ, hạt hựu hoài chỉ đã nói rằng về rồi sao lại nhờ vậy.
⑥ Chỉ thế, như chỉ hữu thử số chỉ có số ấy, nay thông dụng chữ chỉ . Ðời xưa dùng như chữ chỉ và chữ chỉ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngừng, dừng, thôi: Máu chảy không ngừng; Biết lúc cần phải dừng;
② Ngăn trở, cấm chỉ, cầm lại: Ngăn trở không cho người khác nói; Cầm máu;
③ (Đến)... là hết, ... là cùng, ... là hạn: Đến đây là hết;
④ Chỉ (như , bộ ): Chỉ mở cửa có ba ngày;
⑤ Dáng dấp, cử chỉ;
⑥ (văn) Chân (như , bộ );
⑦ (văn) Trợ từ cuối câu: Đã nói về rồi, sao còn nhớ vậy (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thôi, ngừng lại — Làm ngưng lại — Tới, đến — Ở. Lưu lại — Cấm đốn. Chẳng hạn Cấm chỉ — Dáng điệu — Chẳng hạn Cử chỉ — Một bộ trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 24

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.