thục
shú ㄕㄨˊ

thục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ai đó, cái gì đó

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Ai, người nào? ◎ Như: "thục vị" ai bảo. ◇ Nguyễn Trãi : "Gia sơn thục bất hoài tang tử" (Đề Hiệu Úy "Bạch vân tư thân" ) Tình quê hương ai chẳng nhớ cây dâu cây tử ( "tang tử" chỉ quê cha đất tổ).
2. (Đại) Cái gì, cái nào, gì? ◎ Như: "thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã" sự ấy nhẫn được thì gì chả nhẫn được.
3. (Động) Chín (nấu chín, trái cây chín). ◇ Lễ Kí : "Ngũ cốc thì thục" (Lễ vận ) Ngũ cốc chín theo thời.
4. (Phó) Kĩ càng. ◇ Sử Kí : "Nguyện túc hạ thục lự chi" (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Xin túc hạ nghĩ kĩ cho.

Từ điển Thiều Chửu

① Ai, chỉ vào người mà nói, như thục vị ai bảo.
② Gì, chỉ vào sự mà nói. Như thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã sự ấy nhẫn được thì gì chả nhẫn được.
③ Chín.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ai: ? Cha với chồng ai thân hơn? (Tả truyện); Ai nói không được?. 【】thục dữ [shuýư] (văn) a. Với ai, cùng ai: ? Nếu trăm họ không no đủ thì nhà vua no đủ với ai? (Luận ngữ); b. So với ... thì thế nào, so với ... thì ai (cái nào) hơn (dùng trong câu hỏi so sánh): ? Cứu Triệu với không cứu thì thế nào ? (Chiến quốc sách); Cứu sớm với cứu trễ thì thế nào hay hơn? (Sử kí); ? Tôi với Từ Công ở phía bắc thành ai đẹp hơn? (Chiến quốc sách); ? Ngô Khởi nói: Về việc trị lí quan lại, thân gần với dân chúng và làm đầy các kho lẫm thì ông với Khởi này ai hơn? (thì ông so với Khởi thế nào?) (Sử kí: Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện);
② Cái gì, cái nào: ? Thế thì cái nào tốt cái nào xấu, theo đâu bỏ đâu? (Khuất Nguyên: Bốc cư); Hư danh với mạng sống cái nào gần gũi hơn (Lão tử);
③ Sao (dùng như , bộ ): Người ta chẳng phải sinh ra mà biết, thì sao có thể không sai lầm được? (Hàn Dũ: Sư thuyết).【】thục như [shúrú] (văn) So với thì thế nào, sao bằng: Hơn nữa, sức mạnh của tướng quân sao bằng Hầu Cảnh (Nam sử); 【】thục nhược [shúruò] (văn) So với thì thế nào, sao bằng (dùng như ): ? Chân đau sao bằng cổ đau? (Tấn thư); ? Bảo toàn một thân mình, sao bằng bảo toàn cho cả thiên hạ (Hậu Hán thư);
④ Chín (nói về trái cây hoặc hạt thực vật, dùng như , bộ ): Ngũ cốc chín theo thời (Sử kí);
⑤ Chín (sau khi được nấu, dùng như , bộ );
⑥ Chín chắn, kĩ càng (dùng như , bộ ): Nhìn kĩ; Mong đại vương và quần thần bàn tính kĩ việc đó (Sử kí);
⑦ 【】thục [shúhé] (văn) Coi ra gì, đếm xỉa tới: Khi Văn đế sắp chết, có dặn Hiếu Cảnh: Oản là con trưởng, phải khéo đối xử cho tốt. Đến khi Cảnh đế lên ngôi vua, được hơn một năm, thì không còn coi Oản ra gì (Hán thư: Vệ Oản truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi vấn đại danh từ ( ai, cái gì ) — Thế nào. Hát nói của Tản Đà: » Thiên địa lô trung thục hữu tình ( trong cái lò trời đất, ai là kẻ có tình ) «.
tĩnh, tịnh
jìng ㄐㄧㄥˋ

tĩnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. yên lặng
2. yên ổn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giữ yên lặng, an định. § Đối lại với "động" . ◎ Như: "thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ" cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là "tĩnh". Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là "tĩnh". Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép "chủ tĩnh" .
2. (Tính) Yên, không cử động. ◎ Như: "phong bình lãng tĩnh" gió yên sóng lặng.
3. (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎ Như: "canh thâm dạ tĩnh" canh khuya đêm lặng. ◇ Lục Thải : "Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh" (Hoài hương kí ) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
4. (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
5. (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇ Thi Kinh : "Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung" , (Bội phong , Tĩnh nữ ) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
6. (Tính) Điềm đạm. ◇ Đỗ Phủ : "Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ" , (Tống Khổng Sào Phụ ) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
7. (Danh) Mưu, mưu tính.
8. (Danh) Họ "Tĩnh".
9. (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇ Hậu Hán Thư : "Hạp môn tĩnh cư" (Đặng Vũ truyện ) Đóng cửa ở yên.
10. Cũng viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Tĩnh , trái lại với động . Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh .
② Yên tĩnh, không có tiếng động.
③ Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
④ Mưu.
⑤ Trinh tĩnh.
⑥ Thanh sạch.
⑦ Nói sức ra, nói văn sức.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên lặng, không có tiếng động. Cũng là tiếng nhà Phật, chỉ tình trạng đã tự giải thoát được, yên lặng không còn gì. Truyện Hoa Tiên : » Rừng thiền cõi tĩnh là nhiều « — Yên ổn không có gì xảy ra.

Từ ghép 19

tịnh

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lặng, tĩnh, yên tĩnh, yên ổn: Im lặng; Bể yên sóng lặng; Yên tĩnh; Tĩnh mịch; Hôm ấy gió lặng (Lục Du: Quá Tiểu Cô sơn, Đại Cô sơn); Thiên hạ sẽ được yên ổn (Mặc tử);
② (văn) (Tinh thần) tập trung chuyên nhất (một trong những thuật tu dưỡng của đạo gia);
③ (văn) Trong trắng, trong sạch, trinh bạch, trinh tĩnh: Cô gái trinh tĩnh đẹp biết bao (Thi Kinh);
④ (văn) Hòa;
⑤ (văn) Mưu;
⑥ [Jìng] (Họ) Tĩnh.
phúc
fú ㄈㄨˊ, fù ㄈㄨˋ

phúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phúc, may mắn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Những sự tốt lành (phú, quý, thọ khảo, khang kiện, v.v.). § Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Sống lâu (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời . ◎ Như: "hưởng phúc" hưởng hạnh phúc, "tạo phúc nhân quần" tạo nên hạnh phúc cho loài người.
2. (Danh) Số may, cơ hội. ◎ Như: "khẩu phúc" số được ăn uống thức ngon, "nhãn phúc" số được xem ngắm cái đẹp, "nhĩ phúc" số được nghe âm nhạc hay.
3. (Danh) Lợi ích.
4. (Danh) Rượu thịt dùng việc tế lễ.
5. (Danh) Một phép lễ thời xưa, phụ nữ đặt tay sau lưng, nắm lại để kính lạy gọi là "phúc" . § Cũng gọi là "vạn phúc" .
6. (Danh) Chỉ "Phúc Kiến" .
7. (Danh) Họ "Phúc".
8. (Động) Ban phúc, tạo phúc, giúp đỡ. ◇ Tả truyện : "Tiểu tín vị phu, thần phất phúc dã" , (Trang Công thập niên ) Làm ra vẻ thành thật bề ngoài chưa làm người tin phục, thần linh chẳng trợ giúp vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Phúc, những sự tốt lành đều gọi là phúc. Kinh Thi chia ra năm phúc: (1) Giàu (2) Yên lành (3) Thọ (4) Có đức tốt (5) Vui hết tuổi trời .
② Giúp.
③ Thịt phần tế.
④ Rượu tế còn thừa.
⑤ Vén vạt áo (lối đàn bà lạy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hạnh phúc, phúc: Phúc lợi; Hưởng hạnh phúc; Mang lại hạnh phúc cho loài người;
② (văn) Thịt phần tế;
③ (văn) Rượu tế còn thừa;
④ (văn) Giúp;
⑤ (văn) Vén vạt áo (lối lạy của đàn bà thời xưa);
⑥ [Fú] (Họ) Phúc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều may mắn được hưởng trong đời. Đoạn trường tân thanh có câu: » Kiếp tu xưa ví chưa dày, phúc nào nhắc được giá này cho ngang « — Việc tốt lành — Cũng đọc Phước.

Từ ghép 39

khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.
bân, phân, phần
bīn ㄅㄧㄣ, fèn ㄈㄣˋ

bân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một phần, một đơn vị trong toàn thể. ◎ Như: "cổ phần" .
2. (Danh) Trình độ, hạn độ. ◇ Sa Đinh : "Tổng dĩ vi tha môn đắc đáo đích báo thưởng quá phần ý ngoại, quá phần khắc" , (Khốn thú kí , Nhị thất).
3. (Danh) Tình nghị, tình cảm giữa bạn bè thân hữu. ◇ Ba Kim : "Na ma nhĩ khán tại ngã đích phần thượng, nguyên lượng tha bãi" , (Hàn dạ , Thập thất).
4. (Danh) Bổn phận, danh phận.
5. (Danh) Lượng từ: phần, suất, tờ, bản... ◎ Như: "nhất phần công tác" một phần công tác, "lưỡng phần tân thủy" hai phần củi nước.
6. (Danh) Đặt sau các từ chỉ đơn vị như "tỉnh" , "huyện" , "niên" , "nguyệt" : biểu thị sự tách biệt của từng đơn vị ấy. ◎ Như: "tại giá cá huyện phần" ở huyện ấy.
7. (Tính) Nguyên là chữ "bân" ngày xưa, nghĩa là "văn" và "chất" đủ cả.

phân

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nguyên là chữ bân ngày xưa, nay mượn dùng làm chữ phận một phần đã chia rành rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bân .

phần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phần chia

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một phần, một đơn vị trong toàn thể. ◎ Như: "cổ phần" .
2. (Danh) Trình độ, hạn độ. ◇ Sa Đinh : "Tổng dĩ vi tha môn đắc đáo đích báo thưởng quá phần ý ngoại, quá phần khắc" , (Khốn thú kí , Nhị thất).
3. (Danh) Tình nghị, tình cảm giữa bạn bè thân hữu. ◇ Ba Kim : "Na ma nhĩ khán tại ngã đích phần thượng, nguyên lượng tha bãi" , (Hàn dạ , Thập thất).
4. (Danh) Bổn phận, danh phận.
5. (Danh) Lượng từ: phần, suất, tờ, bản... ◎ Như: "nhất phần công tác" một phần công tác, "lưỡng phần tân thủy" hai phần củi nước.
6. (Danh) Đặt sau các từ chỉ đơn vị như "tỉnh" , "huyện" , "niên" , "nguyệt" : biểu thị sự tách biệt của từng đơn vị ấy. ◎ Như: "tại giá cá huyện phần" ở huyện ấy.
7. (Tính) Nguyên là chữ "bân" ngày xưa, nghĩa là "văn" và "chất" đủ cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái phần đã được chia ra. Cũng đọc là Phận — Một âm là Phân. Xem Phân.

Từ ghép 7

đăng
dé ㄉㄜˊ, dēng ㄉㄥ

đăng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lên, leo lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lên, trèo (từ chỗ thấp tới chỗ cao). ◎ Như: "đăng lâu" lên lầu, "đăng san" lên núi, "đăng phong tạo cực" lên tới tuyệt đỉnh, "nhất bộ đăng thiên" một bước lên trời, "tiệp túc tiên đăng" nhanh chân lên trước.
2. (Động) Đề bạt, tiến dụng. ◎ Như: "đăng dung" cử dùng người tài.
3. (Động) Ghi, vào sổ. ◎ Như: "đăng kí" ghi vào sổ.
4. (Động) In lên, trưng lên. ◎ Như: "đăng báo" in lên báo.
5. (Động) Kết quả, chín. ◇ Mạnh Tử : "Ngũ cốc bất đăng" (Đằng Văn Công thượng ) Năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
6. (Động) Thi đậu, khảo thí hợp cách (thời khoa cử ngày xưa). ◎ Như: "đăng đệ" thi trúng cách, được tuyển.
7. (Động) Xin lĩnh nhận (có ý tôn kính). ◎ Như: "bái đăng hậu tứ" bái lĩnh, nhận ban thưởng hậu hĩ.
8. (Động) Mang, mặc, đi (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "cước đăng trường đồng ngoa" chân mang giày ống dài.
9. (Phó) Ngay, tức thì. ◎ Như: "đăng thì" tức thì, ngay bây giờ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đại triển huyễn thuật, tương nhất khối đại thạch đăng thì biến thành nhất khối tiên minh oánh khiết đích mĩ ngọc" , (Đệ nhất hồi) Thi triển hết phép thuật, làm cho khối đá lớn tức thì hóa thành một viên ngọc tươi đẹp rực rỡ trong suốt long lanh.
10. (Danh) Họ "Đăng".

Từ điển Thiều Chửu

① Lên, như đăng lâu lên lầu.
② Chép lên, như đăng tái ghi chép lên sổ.
③ Kết quả, chín. Như ngũ cốc bất đăng (Mạnh Tử ) năm giống thóc không chín (nói ý mất mùa).
④ Ngay, như đăng thì tức thì, ngay bấy giờ.
⑤ Xin lĩnh nhận của người ta cho cũng gọi là đăng là có kính tôn kính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trèo, leo, lên, bước lên: Trèo núi; Lên bờ; Bước lên sân khấu chính trị;
② Đăng, in, ghi, vào sổ: Báo đã đăng rồi; Ghi sổ, vào sổ;
③ Chín tốt, gặt hái, thu hoạch: Hoa mầu thu hoạch tốt, được mùa;
④ Đạp lên: Đạp (guồng) nước; Đạp xe ba gác;
⑤ (đph) Đi, mang vào: Đi giày;
⑥ (văn) Ngay, tức thì.【】đăng thời [dengshí] Ngay, lập tức;
⑦ (văn) Xin lĩnh nhận (của người ta cho).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lên cao. Trèo lên — Tiến lên. Thêm lên — Ghi chép vào — Lập tức. Xem Đăng thời.

Từ ghép 25

cảnh, kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

cảnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

gương, kính

kính

phồn thể

Từ điển phổ thông

gương, kính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gương (soi mặt). § Ngày xưa làm bằng đồng, bây giờ làm bằng pha lê. ◇ Nguyễn Du : "Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư" , (Đông lộ ) Nơi quê người thường mở gương soi dung nhan, Trên đường gió bụi nơi đất khách, nửa thì giờ dùng để đọc sách. Quách Tấn dịch thơ: Đường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
2. (Danh) Kính, kiếng. ◎ Như: "nhãn kính" kính đeo mắt, "hiển vi kính" kính hiển vi.
3. (Danh) Tỉ dụ vật gì có mặt phẳng sáng như tấm gương. ◇ Phạm Thành Đại : "Đông phong xuy vũ vãn triều sanh, Điệp cổ thôi thuyền kính lí hành" , (Vãn triều ).
4. (Danh) Lông xoắn ở ngay giữa hai mắt ngựa.
5. (Danh) Họ "Kính".
6. (Động) Soi, chiếu. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
7. (Động) Soi sáng, chiếu diệu. ◇ Bắc Tề thư : "Ngưỡng duy Cao Tổ Hiếu Văn hoàng đế bẩm thánh tự thiên, đạo kính cổ kim" , (Hình Thiệu truyện ).
8. (Động) Lấy làm gương. ◇ Mặc Tử : "Kính ư nhân, tắc tri cát dữ hung" , (Phi mệnh trung ).
9. (Động) Xem xét, minh sát. ◇ Hàn Dũ : "Vật thâm nhi bất kính, lí ẩn nhi bất trừu" , (Biệt tri phú ).
10. (Tính) Sáng, sạch. ◇ Đỗ Mục : "Lâu ỷ sương thụ ngoại, Kính thiên vô nhất hào" , (Trường An thu vọng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gương soi, ngày xưa làm bằng đồng, bây giờ làm bằng pha lê. Nguyễn Du : Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư (Ðông lộ ) Nơi quê người thường mở gương soi dung nhan, Trên đường gió bụi nơi đất khách, nửa thì giờ dùng để đọc sách. Quách Tấn dịch thơ: Ðường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
② Soi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương: 穿 Gương đứng; Gương vỡ lại lành;
② (văn) Soi gương;
③ Kính, kiếng: Kính cận thị; Kính lõm; Kính hiển vi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gương để soi — Soi gương — Sáng sủa. Sáng láng.

Từ ghép 21

lịch
lì ㄌㄧˋ

lịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. trải qua, vượt qua
2. lịch (như: lịch )

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trải qua. ◎ Như: "kinh lịch" trải qua, "duyệt lịch" từng trải.
2. (Động) Vượt qua. ◇ Từ Hoằng Tổ : "Nhất bộ nhất suyễn, sổ lí, thủy lịch cao điên" , , (Từ khách du kí ) Mỗi bước mỗi thở hổn hển, được vài dặm, mới vượt qua đỉnh núi cao.
3. (Tính) Thuộc về quá khứ, đã qua. ◎ Như: "lịch đại" các triều đại đã qua, các đời trong quá khứ, "lịch sử" chỉ chung những sự kiện trong quá khứ, "lịch niên" năm qua.
4. (Tính) Rõ ràng, rõ rệt, rành mạch. ◎ Như: "lịch lịch tại mục" rõ ràng trước mắt. ◇ Thôi Hiệu : "Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ, Phương thảo thê thê Anh Vũ châu" , (Hoàng hạc lâu ) Hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dòng sông tạnh, Trên bãi Anh Vũ, cỏ thơm mọc tươi tốt.
5. (Tính) Thưa. ◎ Như: "lịch xỉ" răng thưa.
6. (Danh) Việc đã trải qua, kinh nghiệm. ◎ Như: "học lịch" kinh nghiệm đã học qua, học vị, bằng cấp đạt được, "lí lịch" tiểu sử, kinh nghiệm, việc làm đã qua, chức vụ nắm giữ.
7. (Danh) § Thông "lịch" .
8. (Phó) Khắp, suốt, hết. ◇ Lí Thương Ẩn : "Lịch lãm tiền hiền quốc dữ gia, Thành do cần kiệm phá do xa" , (Vịnh sử ) Xem khắp các bậc hiền tài trước của nước nhà, Nên việc là do cần kiệm, đổ vỡ là vì hoang phí.

Từ điển Thiều Chửu

① Trải qua, như kinh lịch , trải qua, duyệt lịch từng trải, v.v.
② Cùng một nghĩa với chữ lịch .
③ Thứ tới, thứ đến.
④ Hết.
⑤ Vượt qua.
⑥ Khắp, rõ ràng, rành mạch.
⑦ Thưa, như lịch xỉ răng thưa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lịch;
② Thời đại;
③ Tính toán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trải qua, từng trải: Kinh lịch, từng trải;
② Thứ, tới, thứ đến;
③ Hết;
④ Vượt qua;
⑤ (văn) Khắp, từng cái một, rõ ràng, rành mạch: Ghi lại khắp các lẽ thành bại còn mất họa phúc xưa nay (Hán thư: Nghệ văn chí);
⑥ (văn) Liên tục, liên tiếp: Liên tiếp thờ hai chúa (Hậu Hán thư: Lã Cường truyện);
⑦ Thưa: Răng thưa;
⑧ Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Trải qua — Kinh nghiệm. Từng trải. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Chơi cho lịch mới là chơi, Chơi cho đài các cho đời biết tay « - Khắp cả — Tuyển chọn. Lựa chọn.

Từ ghép 16

ưng, ứng
yīng ㄧㄥ, yìng ㄧㄥˋ

ưng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ưng, thích

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thưa, đáp lại (lời gọi): Gọi mãi hắn không thưa;
② Nên, cần, phải: Nghĩa vụ phải làm tròn; Tội phải chết; Phát hiện sai lầm nên uốn nắn ngay;
③ Nhận lời, đồng ý: ! Việc đó do tôi nhận làm, tôi xin chịu trách nhiệm vậy!;
④ (Một loại) nhạc khí thời xưa (trong có cây dùi, gõ lên để hòa nhạc);
⑤ Cái trống con: Trống nhỏ trống lớn đều là trống treo (Thi Kinh: Chu tụng, Hữu cổ);
⑥ [Ying] Nước Ưng (một nước thời cổ, ở phía đông huyện Lỗ Sơn, tỉnh Nam, Trung Quốc ngày nay);
⑦ [Ying] (Họ) Ưng. Xem [yìng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhận. Bằng lòng. Td: Ưng thuận — Nên. Đáng như thế. Td: Lí ưng ( đáng lẽ ) — Một âm là Ứng. Xem Ứng.

Từ ghép 10

ứng

phồn thể

Từ điển phổ thông

ứng phó

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đáp lời, thưa. ◎ Như: "ứng đối" đối đáp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hô chi bất ứng" (Tân lang ) Gọi mà không trả lời.
2. (Động) Nhận chịu, cho. ◎ Như: "hữu cầu tất ứng" hễ cầu xin thì được cho. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tích Xuân thính liễu tuy thị vi nan, chỉ đắc ứng liễu" , (Đệ ngũ thập hồi) Tích Xuân nghe xong tuy biết là khó làm, cũng phải nhận lời.
3. (Động) Hòa theo, phụ họa. ◎ Như: "hưởng ứng" phụ họa. ◇ Sử Kí : "Chư quận huyện khổ Tần lại giả, giai hình kì trưởng lại, sát chi dĩ ứng Trần Thiệp" , , (Trần Thiệp thế gia ) Các quận huyện cực khổ vì quan lại nhà Tần, đều phơi bày tội trạng bọn trưởng quan, giết họ để hưởng ứng Trần Thiệp.
4. (Động) Đối phó. ◎ Như: "ứng thế" đối phó xử xự trong đời, "tùy cơ ứng biến" tùy theo trường hợp mà đối phó.
5. (Động) Chứng thật, đúng với. ◎ Như: "ứng nghiệm" đúng thật, hiệu nghiệm. ◇ Thủy hử truyện : "Giá tứ cú dao ngôn dĩ đô ứng liễu" (Đệ tam thập cửu hồi) Bốn câu đồng dao đều nghiệm đúng (với tội trạng của Tống Giang).
6. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "đắc tâm ứng thủ" nghĩ và làm hợp nhất, nghĩ sao làm vậy. ◇ Dịch Kinh : "Cương nhu giai ứng" (Hằng quái ) Cương và nhu đều thuận hợp.
7. (Động) Tiếp nhận.
8. (Danh) Cái trống nhỏ.
9. (Danh) Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
10. (Danh) Họ "Ứng".
11. Một âm là "ưng". (Phó) Nên thế, cần phải. ◎ Như: "ưng tu" nên phải, "chỉ ưng" chỉ nên. ◇ Lâm Tự Hoàn : "Phàm sở ưng hữu, vô sở bất hữu" , (Khẩu kĩ ) Tất cả những gì phải có, thì đều có cả.
12. (Phó) Có lẽ, có thể. ◇ Đỗ Phủ : "Thử khúc chi ưng thiên thượng hữu, Nhân gian năng đắc kỉ hồi văn" , (Tặng Hoa Khanh ) Khúc nhạc này chắc là chỉ có ở trên trời, (Ở) nhân gian mấy thuở mà được nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáp, như ứng đối đáp thưa.
② Ứng theo, như ta đập mạnh một cái thì nghe bên ngoài có tiếng vang ứng theo, gọi là hưởng ứng , làm thiện được phúc, làm ác phải vạ gọi là báo ứng , vì lòng thành cầu mà được như nguyện gọi là cảm ứng , v.v.
③ Cái trống con.
④ Một thứ âm nhạc ngày xưa, dài 6 thước 5 tấc.
⑤ Một âm là ưng. Nên thế.
⑥ Nên, lời nói lường tính trước, như ưng tu nên phải, chỉ ưng chỉ nên, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáp, đáp ứng, đồng ý làm theo, cho: Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết; Hễ cầu xin là cho;
② Ứng (phó), đối phó: Tùy cơ ứng biến; Ta sẽ làm sao đối phó với địch (Hàn Phi tử);
③ (Thích, phản) ứng, ứng theo: Phải thích ứng với hoàn cảnh này; Phản ứng hóa học;
④ Tương ứng, (tùy) theo: Ngã theo cây đàn (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Ứng họa, họa theo;
⑥ Hưởng ứng: Giết ông ta để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Trần Thiệp (Sử kí);
⑦ Ứng nghiệm, đúng với: Nay quả ứng nghiệm với (đúng với) lời nói đó (Tam quốc diễn nghĩa);
⑧ Căn cứ theo, dựa theo. Xem [ying].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáp lại. Td: Đáp ứng — Trả lời. Td: Ứng đối — Hợp với. Đoạn trường tân thanh : » Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao « — Một âm là Ưng. Xem Ưng.

Từ ghép 40

độc
dú ㄉㄨˊ

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. một mình
2. con độc (một giống vượn)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lẻ loi, cô đơn. ◇ Tư Mã Thiên : "Kim bộc bất hạnh tảo thất phụ mẫu, vô huynh đệ chi thân, độc thân cô lập" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ).
2. (Tính) Riêng mình, riêng biệt. ◇ Cố Viêm Vũ : "Thụ mệnh tùng bách độc, Bất cải thanh thanh tư" , 姿 (Tặng Lâm xử sĩ cổ độ ).
3. (Phó) Chỉ, duy. ◇ Chu Lập Ba : "Biệt nhân lai đắc, độc nhĩ lai bất đắc" ; (Bộc xuân tú ).
4. (Phó) Một mình. ◎ Như: "độc tấu" .
5. (Phó) Chuyên đoán, chỉ làm theo ý riêng. ◎ Như: "độc tài" một người hoặc một nhóm ít người nắm hết quyền định đoạt. § Cũng như "chuyên chế" , trái với "dân chủ" . ◇ Trang Tử : "Vệ quân, kì niên tráng, kì hành độc. Khinh dụng kì quốc, nhi bất kiến kì quá; khinh dụng dân tử" , , . , ; (Nhân gian thế ) Vua nước Vệ, đương tuổi tráng niên, hành vi độc đoán, coi thường việc nước, không thấy lỗi của mình, coi nhẹ mạng dân.
6. (Phó) Há, chẳng lẽ. § Cũng như "khởi" , "nan đạo" . ◇ Phùng Mộng Long : "Nhữ vi huyện lệnh, độc bất văn thiên tử hiếu xuất liệp hồ?" , ? (Trí nang bổ , Ngữ trí , Trung mưu lệnh ).
7. (Phó) Vẫn còn. § Cũng như "hoàn" , "y nhiên" . ◇ Giang Tổng : "Bắc phong thượng tê mã, Nam quan độc bất quy" , (Ngộ Trường An sứ kí Bùi thượng thư 使).
8. (Phó) Sắp, sắp sửa. § Cũng như "tương" . Thường dùng trong câu nghi vấn. ◇ Trang Tử : "Tiên sanh độc dĩ thuyết ngô quân hồ"? ? (Từ vô quỷ ).
9. (Danh) Con "độc", giống con vượn mà to.
10. (Danh) Người già không có con cháu. ◇ Sử Kí : "Tuất quan quả, tồn cô độc" , (Tư Mã Tương Như truyện ) Giúp đỡ người góa bụa, chăm xóc kẻ già không có con cháu.
11. (Danh) Người không có vợ.
12. (Danh) Họ "Độc".

Từ điển Thiều Chửu

① Con Ðộc, giống con vượn mà to.
② Một, già không có con cháu gọi là độc. Phàm cái gì lẻ loi có một đều gọi là độc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một , độc: Con một; Cầu độc mộc, cầu khỉ;
② Độc, một mình: Độc tấu; Uống rượu một mình; Mà tôi nhờ nghề bắt rắn mà một mình được sống sót (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ Cô độc, lẻ loi, người cô độc, người lẻ loi: Những người góa bụa không con và sống cô độc; Già mà không con gọi là cô độc (Mạnh tử);
④ Chỉ có một mình, chỉ riêng: Nay chỉ một mình thần có thuyền (Sử kí); Mọi người đều đến đông đủ cả rồi, chỉ còn mình anh ấy chưa đến. 【】độc độc [dúdú] Chỉ: Anh xưa nay rất quyết đoán, mà sao chỉ riêng vấn đề này lại đâm ra do dự?;【】 độc duy [dúwéi] (văn) Chỉ có: Những thành của Tề còn chưa bị đánh hạ, chỉ có các thành Liêu, Cử và Tức Mặc, ngoài ra đều bị Yên chiếm hết (Sử kí: Yên Triệu công thế gia). Cg. [wéidú]; 【】 độc tự [dúzì] Tự mình, một mình;
⑤ Con độc (giống con vượn nhưng to hơn);
⑥ (văn) Há, riêng ... lại ư? (phó từ, biểu thị sự phản vấn, dùng như , bộ ): ? Nhà vua há không trông thấy con chuồn chuồn kia sao? (Chiến quốc sách); ? Ông há không nghe nói con rắn ở trong đầm cạn ư? (Hàn Phi tử); ? Tương Như tuy hèn thật, há lại sợ Liêm tướng quân ư? (Sử kí);
⑦ (văn) Vẫn, vẫn còn, còn, mà còn: ? Bậc thánh nhân còn bị nghi ngờ, huống gì người hiền? (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑧ [Dú] (Họ) Độc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một mình — Riêng biệt ra, không lẫn lộn với cái khác — Tên một loài vượn cực lớn.

Từ ghép 26

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.