Từ điển trích dẫn
2. Không chuyên nghiệp. ◎ Như: "nghiệp dư nhiếp ảnh gia" 業餘攝影家. ◇ Ba Kim 巴金: "Kì trung hữu chuyên nghiệp tác gia, hữu nghiệp dư tác gia" 其中有專業作家, 有業餘作家 (Tại 1979 niên toàn quốc ưu tú đoản thiên tiểu thuyết bình tuyển phát tưởng đại hội thượng đích giảng thoại 在1979年全國...) Trong đó có những tác gia chuyên nghiệp, có những tác gia nghiệp dư.
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. sư (gồm 2500 lính)
3. thầy giáo
4. sư sãi
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một "sư".
3. (Danh) Quân đội. ◎ Như: "xuất sư" 出師 xuất quân. ◇ Lí Hoa 李華: "Toàn sư nhi hoàn" 全師而還 (Điếu cổ chiến trường văn 弔古戰場文) Toàn quân trở về.
4. (Danh) Thầy, thầy giáo. ◎ Như: "giáo sư" 教師 thầy dạy, "đạo sư" 導師 bậc thầy hướng dẫn theo đường chính. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên" 三人行, 必有我師焉 (Thuật nhi 述而) Ba người (cùng) đi, tất có người (có thể) làm thầy ta.
5. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "vạn thế sư biểu" 萬世師表 tấm gương muôn đời, "tiền sự bất vong, hậu sự chi sư" 前事不忘, 後事之師 việc trước không quên, (là) tấm gương cho việc sau (nhớ chuyện xưa để làm gương về sau).
6. (Danh) Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ. ◎ Như: "pháp sư" 法師, "thiền sư" 禪師.
7. (Danh) Chuyên gia, nhà chuyên môn (sở trường về một ngành nghề). ◎ Như: "họa sư" 畫師 thầy vẽ, "luật sư" 律師 trạng sư.
8. (Danh) Người trùm. ◎ Như: "bốc sư" 卜師 quan trùm về việc bói, "nhạc sư" 樂師 quan trùm coi về âm nhạc.
9. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch, trên là "Khôn" 坤, dưới là "Khảm" 坎.
10. (Danh) Họ "Sư".
11. (Động) Bắt chước, noi theo. ◎ Như: "hỗ tương sư pháp" 互相師法 bắt chước lẫn nhau. ◇ Sử Kí 史記: "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" 今諸生不師今而學古, 以非當世, 惑亂黔首 (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ 秦始皇本紀) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
Từ điển Thiều Chửu
② Phép nhà binh ngày xưa định cứ 2500 người gọi là một sư.
③ Dạy người ta học về đạo đức học vấn gọi là sư. Như sư phạm giáo khoa 師範教科 khóa dạy đạo làm thầy.
④ Có một cái sở trường về một nghề gì cũng gọi là sư, như họa sư 畫師, thầy vẽ.
⑤ Bắt chước, như hỗ tương sư pháp 互相師法 đắp đổi cùng bắt chước.
⑥ Người trùm, như bốc sư 卜師 quan trùm về việc bói, nhạc sư 樂師 quan trùm coi về âm nhạc, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (Ngr) Gương mẫu: 師表 Làm gương, tấm gương;
③ Sư, thợ, nhà (chỉ chung những người có nghề chuyên môn): 畫師 Thợ vẽ; 工程師 Kĩ sư, công trình sư; 理發師 Thợ cắt tóc; 設計師 Nhà thiết kế;
④ Học, bắt chước, noi theo: 互相師法 Bắt chước lẫn nhau;
⑤ Về quân sự: 誓師 Tuyên thề; 出師 Xuất quân;
⑥ Sư đoàn: 師政委 Chính ủy sư đoàn; 坦克師 Sư đoàn xe tăng;
⑦ [Shi] (Họ) Sư.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 71
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Kiểu mẫu, nguyên tắc. ◎ Như: "văn pháp" 文法 nguyên tắc làm văn, "ngữ pháp" 語法 quy tắc về ngôn ngữ, "thư pháp" 書法 phép viết chữ.
3. (Danh) Cách thức, đường lối. ◎ Như: "phương pháp" 方法 cách làm, "biện pháp" 辦法 đường lối, cách thức.
4. (Danh) Thuật, kĩ xảo. ◎ Như: "đạo sĩ tác pháp" 道士作法 đạo sĩ làm phép thuật, "ma pháp" 魔法 thuật ma quái.
5. (Danh) Đạo lí Phật giáo ("pháp" 法 là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma"). ◎ Như: "Phật pháp" 佛法 lời dạy, giáo lí của đức Phật, "thuyết pháp" 說法 giảng đạo. ◇ Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元: "Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp" 法尚應捨, 何況非法 (Cốc san tàng thiền sư 谷山藏禪師) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.
6. (Danh) Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là "pháp". Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người. ◎ Như: "pháp trần" 法塵 cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.
7. (Danh) Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là "Pháp-lan-tây" 法蘭西 France.
8. (Danh) Họ "Pháp".
9. (Động) Bắt chước. ◎ Như: "sư pháp" 師法 bắt chước làm theo, "hiệu pháp" 效法 phỏng theo, bắt chước.
10. (Động) Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp. ◇ Liễu Tông Nguyên 柳宗元: "Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ" 夕受而不法, 朝斥之矣 (Phong kiến luận 封建論) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).
11. (Tính) Dùng làm khuôn mẫu. ◎ Như: "pháp thiếp" 法帖 thiếp làm mẫu để tập viết.
12. (Tính) Thuộc về nhà Phật. ◎ Như: "pháp y" 法衣 áo cà-sa, "pháp hiệu" 法號 tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.
Từ điển Thiều Chửu
② Lễ phép, như phi thánh vô pháp 非聖無法 chê thánh là vô phép.
③ Hình pháp, như chính pháp 正法 đem xử tử.
④ Phép, như văn pháp 文法 phép làm văn, thư pháp 書法 phép viết, v.v.
⑤ Bắt chước, như sư pháp 師法 bắt chước làm theo.
⑥ Nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.
⑦ Giỏi một môn gì có thể để cho người trông mình mà bắt chước được đều gọi là pháp. Như pháp thiếp 法帖 cái thiếp để cho người tập.
⑧ Nước Pháp-lan-tây 法蘭西 France gọi tắt là nước Pháp.
⑨ Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả cả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra cả, nên gọi là pháp, là cái cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động, nên gọi là pháp trần 法塵.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Biện pháp, phương pháp, cách thức, phép tắc, phép: 辦法 Biện pháp; 用法 Cách dùng; 加法 Phép cộng; 用兵之法 Phép dùng binh;
③ Gương mẫu để noi theo, tiêu chuẩn, khuôn phép: 法帖 Thiếp mẫu (để tập viết chữ); 效法 Bắt chước, noi theo; 使内外異法也 Làm cho tiêu chuẩn trong cung và ngoài phủ khác nhau (Gia Cát Lượng: Xuất sư biểu);
④ Giáo lí đạo Phật: 現身說法 Lấy kinh nghiệm bản thân để giảng giải;
⑤ Phép: 法術 Phù chú của thầy phù thủy;
⑥ (văn) Bắt chước, làm theo: 師法 Bắt chước làm theo; 上胡不法先王之法 Nhà vua sao không bắt chước theo phép tắc của các tiên vương? (Lã thị Xuân thu); 不必法古 Không cần phải bắt chước theo lối cổ (Thương Quân thư: Canh pháp);
⑦ (văn) Giữ đúng phép tắc, tuân thủ luật pháp, thủ pháp: 夕受而不法,朝斥矣 Chiều nay nếu các quan viên được bổ nhiệm mà không giữ đúng phép tắc thì sáng hôm sau sẽ cách chức họ (Liễu Tôn Nguyên: Phong kiến luận);
⑧ [Fă] Nước Pháp;
⑨ [Fă] (Họ) Pháp.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 169
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Nghi tiết, điển lễ. ◎ Như: "khai hiệu thức" 開校式 lễ khai trường, "truy điệu thức" 追悼式 lễ truy điệu.
3. (Danh) Quy cách, phương pháp. ◎ Như: "cách thức" 格式 quy cách, "khoản thức" 款式 dạng thức.
4. (Danh) Cái đòn ngang trước xe ngày xưa. § Thông "thức" 軾.
5. (Danh) Nhóm kí hiệu biểu thị một quy luật nào đó trong khoa học (toán học, hóa học, ...). ◎ Như: "phương trình thức" 方程式, "hóa học thức" 化學式.
6. (Động) Bắt chước, làm theo.
7. (Động) Dùng. ◇ Tả truyện 左傳: "Man Di Nhung Địch, bất thức vương mệnh" 蠻夷戎狄, 不式王命 (Thành Công nhị niên 成公二年) Di Nhung Địch, không dùng mệnh vua.
8. (Động) Cúi đầu, dựa vào đòn xe để tỏ lòng tôn kính (thời xưa). ◇ Hán Thư 漢書: "Cải dong thức xa" 改容式車(Chu Bột truyện 周勃傳) Biến sắc cúi dựa vào xe tỏ lòng tôn kính.
9. (Trợ) Đặt đầu câu dùng làm lời phát ngữ. ◇ Thi Kinh 詩經: "Thức vi thức vi, Hồ bất quy?" 式微式微, 胡不歸 (Bội phong 邶風, Thức vi 式微) Suy lắm, suy lắm rồi! Sao không về?
Từ điển Thiều Chửu
② Chế độ. Như trình thức 程式, thức dạng 式樣 đều nghĩa là cái khuôn mẫu cho người theo cả.
③ Lễ. Như khai hiệu thức 開校式 lễ khai tràng, truy điệu thức 追悼式 lễ truy điệu, v.v.
④ Lễ kính, xe ngày xưa trên có một cái đòn ngang, khi gặp cái gì đáng kính thì cúi xuống mà tựa gọi là bằng thức 憑式. Nguyễn Du 阮攸: Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư 行色匆匆歲雲暮,不禁憑式歎歸與 (trên đường đi qua quê hương đức Khổng Tử: Ðông lộ 東路) cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
⑤ Lời phát ngữ, như thức vi thức vi 式微式微 suy lắm, suy lắm rồi!
⑥ Dùng.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Cách thức, tiêu chuẩn, kiểu mẫu, khuôn mẫu: 格式 Cách thức; 程式 Trình thức;
③ Lễ: 開校式 Lễ khai giảng; 開幕式 Lễ khai mạc;
④ Biểu thức, công thức: 方程式 Phương trình; 公式 Công thức; 式子 Biểu thức;
⑤ (văn) Tựa vào đòn ngang xe cúi mình xuống để tỏ ý kính lễ (dùng như 軾, bộ 車):天子爲動,改容式車 Thiên tử xúc động, đổi nét mặt cúi xuống đòn ngang trên xe (tỏ ý kính lễ) (Sử kí: Giáng Hầu, Chu Bột thế gia);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu: 式微式微,胡不歸? Suy vi lắm rồi, sao không về? (Thi Kinh: Bội phong, Thức vi).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 31
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bởi vì
3. lý do
Từ điển trích dẫn
2. (Giới) Vì, do, theo, bằng. ◇ Luận Ngữ 論語: "Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn" 君子不以言舉人, 不以人廢言 (Vệ Linh Công 衛靈公) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).
3. (Giới) Theo, bằng. ◇ Mạnh Tử 孟子: "Sát nhân dĩ đĩnh dữ nhận, hữu dĩ dị hồ?" 殺人以挺與刃, 有以異乎 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Giết người bằng gậy hay bằng mũi nhọn, có khác gì nhau đâu?
4. (Giới) Thêm vào các từ chỉ phương hướng (trái, phải, trên, dưới, trước, sau) để biểu thị vị trí hoặc giới hạn. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai" 自古以來 từ xưa tới nay, "dĩ tây" 以西 về phía tây, "giá cách tại nhất thiên nguyên dĩ thượng" 價格在一千元以上 giá từ một ngàn nguyên trở lên.
5. (Liên) Mà. ◇ Thi Kinh 詩經: "Chiêm vọng phất cập, Trữ lập dĩ khấp" 瞻望弗及, 佇立以泣 (Bội phong 邶風, Yến yến 燕燕) Trông theo không kịp, Đứng lâu mà khóc.
6. (Liên) Và, với. ◇ Hàn Dũ 韓愈: "Phàm kim chi nhân cấp danh dĩ quan" 凡今之人急名以官 Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước.
7. (Danh) Lí do. ◇ Lí Bạch 李白: "Cổ nhân bỉnh chúc dạ du, lương hữu dĩ dã" 古人秉燭夜遊, 良有以也 (Xuân dạ yến đào lý viên tự 春夜宴桃李園序) Cổ nhân đốt đuốc chơi đêm, thật có nguyên do vậy.
8. (Danh) Họ "Dĩ".
9. § Thông "dĩ" 已.
Từ điển Thiều Chửu
② Làm, như thị kì sở dĩ 視其所以 coi thửa sự làm.
③ Dùng, như dĩ tiểu dịch đại 以小易大 dùng nhỏ đổi lớn.
④ Nhân, như hà kì cửu dã tất hữu dĩ dã 何其久也必有以也 sao thửa lâu vậy, ắt có nhân gì vậy.
⑤ Cùng nghĩa với chữ dĩ 已.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Với, cùng với (dùng như 與): 天下有變, 王割漢中以楚和 Thiên hạ có biến, vua cắt đất Hán Trung để giảng hòa với Sở (Chiến quốc sách); 陛下起布衣, 以此屬取天下 Bệ hạ khởi nghiệp áo vải, cùng với bọn người này lấy thiên hạ (Sử kí);
③ Theo, căn cứ vào: 以次就坐 Theo thứ tự ngồi vào chỗ; 立適以長不以賢 Khi lập đích tử (con vợ cả) làm thái tử thì dựa theo thứ tự lớn nhỏ chứ không dựa theo chỗ hiền hay không hiền (Công Dương truyện) (適 dùng như 嫡); 君子不以言舉人, 不以人廢言 Người quân tử không cất nhắc người căn cứ vào lời nói, không bỏ lời nói căn cứ vào người (Luận ngữ);
④ Với tư cách là: 趙食其以王爵爲右將軍 Triệu Thực Kì với tư cách là người có tước vương, làm chức hữu tướng quân (Sử kí);
⑤ Ở (chỉ nơi chốn): 忽奔走以先後兮 Vội vàng bôn tẩu ở trước và sau (quân vương) (Khuất Nguyên: Li tao);
⑥ Vào lúc (chỉ thời gian): 余以未時還家, 汝以辰時氣絕 Ta về đến nhà vào giờ mùi, còn em chết vào giờ thìn (Viên Mai: Tế muội văn); 文以五月五日生 Văn sinh vào ngày mồng năm tháng năm (Sử kí);
⑦ Vì, nhờ (chỉ nguyên nhân): 劉公幹以失敬罹罪 Lưu Công Cán vì thất kính mà mắc tội (Thế thuyết tân ngữ); 而吾以捕蛇獨存 Mà tôi vì có nghề bắt rắn mà riêng được còn (Liễu Tôn Nguyên); 以公事免官 Vì việc công mà bị bãi chức (Việt điện u linh lập);
⑧ Để, nhằm: 以待時機 Để đợi thời cơ; 太子及賓客知其事者, 皆白衣冠以送之 Thái tử và các tân khách biết chuyện đều mặc khăn trắng áo trắng để tiễn Kinh Kha lên đường (Sử kí);
⑨ Để đến nỗi (biểu thị kết quả): 昔秦繆公不從百里奚, 蹇叔之言, 以敗其師 Ngày xưa vua Tần Mục công không theo lời của Bá Lí Hề và Kiển Thúc, để đến nỗi quân bị thua (Hán thư); 樂以忘憂 Lúc vui mừng thì đến quên cả mọi điều lo (Luận ngữ);
⑩ (văn) Mà, và: 城高以厚 Tường thành cao mà dày; 凡今之人急名以官 Tất cả những người đời nay đều gấp cầu danh vọng và quan tước (Hàn Dũ); 治世之音安以樂 Âm thanh đời thịnh thì bình yên mà vui vẻ (Lễ kí);Mà (biểu thị một ý nghịch lại hoặc cộng góp): 生以辱, 不如死以榮 Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh (Đại đới lễ); 賈陀多識以恭敬 Giả Đà biết nhiều mà lại cung kính (Quốc ngữ); 親以無災, 又何患焉? Thân mà tránh được hại thì còn lo gì nữa (Tả truyện);
⑫ Dùng như 於 (đặt sau hình dung từ): 己則反天而又以討人, 難以免矣 Mình làm trái đạo trời mà lại đi đánh dẹp người, thì khó thoát khỏi được (Tả truyện); 衆叛親離, 難以濟矣 Chúng bạn thân li, khó mà thành công được (Tả truyện); 越遠, 利以避難 Nước Việt ở xa, dễ cho việc lánh nạn (Hàn Phi tử);
⑬ Vì (liên từ, biểu thị quan hệ nhân quả): 晉侯, 秦伯圍鄭, 以其無禮于晉, 且貳于楚也 Trịnh Hầu và Tần Bá bao vây nước Trịnh, vì Trịnh vô lễ với Tấn, mà lại hai lòng với Sở (Tả truyện); 以其境過清, 不可久居 Vì vùng này quá vắng vẻ, nên không thể ở lâu được (Liễu Tôn Nguyên);
⑭ Cho là (động từ): 皆以美于徐公 Đều cho là đẹp hơn Từ công (Chiến quốc sách);
⑮ Dùng: 忠不必用兮, 賢不必以 Người trung không được dùng, người hiền không được tiến cử (Sở từ: Thiệp giang);
⑯ Này (biểu thị sự cận chỉ): 妾唯以一太子 Thiếp chỉ có một thái tử này (Hán thư);
⑰ Vì sao (đại từ nghi vấn): 孰知其以然? Ai biết vì sao như thế? (Thiên công khai vật: Tác hàm);
⑱ Ở đâu, nơi nào: 于以求之, 于林之下 Tìm ngựa nơi đâu? Ở dưới cánh rừng (Thi Kinh: Bội phong, Kích cổ);
⑲ Đã (phó từ, dùng như 已): 固以怪之矣 Vốn đã lấy làm lạ về điều đó (Sử kí: Trần Thiệp thế gia);
⑳ Quá, rất, lắm: 子之報仇, 其以甚乎? Việc báo thù của ông há chẳng quá lắm ru? (Sử kí);
㉑ Chỉ có: 君家所寡有以義耳! Cái mà nhà ông thiếu chỉ có điều nghĩa mà thôi (Chiến quốc sách);
㉒ Lại (dùng như 又): 舊不必良, 以犯天忌, 我必克之 Lính cũ chưa chắc đánh giỏi, lại phạm điều cấm kịcủa thiên thời, ta nhất định thắng được họ (Tả truyện);
㉓ Đặt trước những từ như 往, 來, 上, 下, 東, 西, 南, 北, 前, 後… để chỉ rõ giới hạn về thời gian, phương hướng, nơi chốn hoặc số lượng: 以前 Trước đây; 以上 Trên đây; 二 十歲以下 Dưới hai mươi tuổi; 中 興以後, 二百餘年, 書藉亦多可錄 Từ đời Trung hưng về sau, hơn hai trăm năm, sách vở phần lớn cũng còn có thể sao lục được (Lịch triều hiến chương loại chí); 自有生民以來 Từ khi có loài người đến nay... (Mạnh tử);
㉔ Trợ từ, dùng ở trước hai từ, biểu thị sự xuất hiện đồng thời của hai động tác hoặc tình huống: 習習谷風, 以陰以雨 Gió đông ấm áp, trời âm u lại mưa (Thi Kinh); 歡欣踴躍, 以歌以舞Vui mừng nhảy nhót, mà ca mà hát (Hàn Dũ);
㉕ Trợ từ dùng sau một số động từ nào đó để bổ túc âm tiết, có tác dụng thư hoãn ngữ khí: 失之毫厘, 差以千里 Sai một li đi một dặm (Sử kí: Tự tự); 乃以燕趙起而攻之, 若振槁然 Đến khi hai nước Yên, Triệu nổi lên tấn công (Tề) thì giống như gió quét lá khô vậy (Tuân tử);
㉖ Trợ từ cuối câu biểu thị ý xác định (dùng như 已): 蜻蛉其小者也, 黃雀因是以 Con tinh linh (tương tự chuồn chuồn) là một giống vật nhỏ, chim hoàng yến cũng thế (Chiến quốc sách);
㉗ Nguyên nhân, lí do (dùng như danh từ): 古人秉燭夜遊, 良有以也 Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm, thật là có lí do (Lí Bạch: Xuân dạ yến đào lí viên tự);
㉘【以便】dĩ tiện [yêbiàn] Để, nhằm: 我努力學習, 以便好地爲人類服務 Tôi cố gắng học tập, để phục vụ tốt hơn cho nhân loại;
㉙【以及】dĩ cập [yêjí] Và, cùng, cùng với: 出席者爲外交部長以及各國大使 Tới dự có Bộ trưởng ngoại giao và Đại sứ các nước;
㉚【以來】dĩ lai [yêlái] Xem 以 nghĩa ㉓;
㉛【以免】dĩ miễn [yêmiăn] Để tránh khỏi, để khỏi phải, kẻo...: 仔細檢柦以免出錯 Kiểm tra kĩ kẻo có sai sót;
㉜ 【以至】dĩ chí [yêzhì] Cho đến: 考慮到今年和明年以至很遠的將來 Phải xét tới năm nay và sang năm cho đến cả thời gian xa xôi sau này; 自天子以至於庶民壹是皆以修身爲本 Từ thiên tử cho đến người thường dân, ai ai cũng phải lấy đạo tu thân làm gốc (Lễ kí: Đại học);
㉝【以至于】dĩ chí vu [yêzhìyú] Như 以至;
㉞【以致】dĩ trí [yêzhì] Đến nỗi, khiến: 大雨下過不停, 以致泛濫成災 Mưa mãi không ngừng đến nỗi ngập lụt.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 28
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Thưởng thức, ngắm. ◎ Như: "thưởng ngoạn" 賞玩 thưởng thức.
3. (Động) Nghiền ngẫm. ◇ Nguyễn Trãi 阮廌: "Ức tích Lam Sơn ngoạn vũ kinh" 憶昔藍山玩武經 (Hạ quy Lam Sơn 賀歸藍山) Nhớ khi xưa ở Lam Sơn nghiền ngẫm binh pháp.
4. (Động) Đùa giỡn, nô đùa. ◎ Như: "xuất khứ ngoạn" 出去玩 đi ra ngoài chơi. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Thuyết trước, ngoạn tiếu liễu nhất hồi" 說著, 玩笑了一回 (Đệ tứ thập bát hồi) Nói xong, cười đùa một lúc.
5. (Động) Chơi. ◎ Như: "ngoạn bì cầu" 玩皮球 chơi bóng. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Ngã bất quá thị tâm lí tiện mộ, tài học trước ngoạn bãi liễu" 我不過是心裏羨慕, 才學著玩罷了 (Đệ tứ thập bát hồi) Em chẳng qua trong lòng thấy thích (thơ), mới học để mà chơi đấy thôi.
6. (Động) Trêu chọc, đùa bỡn. ◎ Như: "ngoạn lộng" 玩弄 đùa cợt.
7. (Động) Giở trò. ◎ Như: "ngoạn nhi thủ oản" 玩兒手腕 giở thủ đoạn.
8. (Danh) Vật, đồ để ngắm chơi, thưởng thức. ◎ Như: "trân ngoạn" 珍玩 đồ chơi quý báu, "cổ ngoạn" 古玩 đồ cổ.
9. (Tính) Dùng để chơi, ngắm. ◎ Như: "ngoạn cụ" 玩具 đồ chơi, "ngoạn ngẫu" 玩偶 búp bê, ông phỗng.
Từ điển Thiều Chửu
② Nghiền ngẫm mãi.
③ Quý báu.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Vật quý bày để thưởng thức: 珍玩 Đồ chơi quý báu; 古玩 Đồ cổ;
③ Thưởng thức, thưởng ngoạn: 玩賞 Thưởng thức, ngắm nghía;
④ Giở trò: 玩兒手腕 Giở thủ đoạn;
⑤ Khinh thường: 玩忽職守 Xem thường cương vị công tác;
⑥ (văn) Nghiền ngẫm mãi: 是故君子居則觀其象而玩其辭 Vì vậy người quân tử khi ở yên thì xem tượng mà nghiền ngẫm lời giảng về mỗi quẻ mỗi hào (Dịch: Hệ từ thượng);
⑦ (văn) Quý báu;
⑧ (văn) Quen lờn: 法亂則政煩而人玩 Luật pháp không rõ ràng thì chính trị phiền toái mà người ta quen lờn (Hà Cảnh Minh: Pháp hành thiên);
⑨ Trêu chọc, đùa bỡn: 玩人喪德,玩物喪志 Trêu người thì táng đức, trêu vật thì táng chí (Thượng thư: Lữ ngao).
Từ điển Trần Văn Chánh
② Quen lờn, nhờn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 11
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" 返. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" 智伯果起兵而襲衛, 至境而反, 曰: 衛有賢人, 先知吾謀也 (Vệ sách nhị 衛策二) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" 自反 tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ 論語: "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" 反手 trở tay, "dị như phản thủ" 易如反手 dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" 反敗爲勝 chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" 謀反 mưu chống ngược lại, "phản đối" 反對 phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" 反胃 (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" 反案 lật án lại, đòi xét lại vụ án.
Từ điển Thiều Chửu
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản 舉一隅則以三隅反 (Luận ngữ 論語) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản 自反 tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ 反手 trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản 謀反 mưu trái lại, phản đối 反對 trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị 反胃 bệnh dạ dầy lật lên, phiên án 反案 lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem 切 (2) nghĩa ⑥ (bộ 刀).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" 返. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" 智伯果起兵而襲衛, 至境而反, 曰: 衛有賢人, 先知吾謀也 (Vệ sách nhị 衛策二) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" 自反 tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ 論語: "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" 反手 trở tay, "dị như phản thủ" 易如反手 dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" 反敗爲勝 chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" 謀反 mưu chống ngược lại, "phản đối" 反對 phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" 反胃 (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" 反案 lật án lại, đòi xét lại vụ án.
Từ điển Thiều Chửu
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản 舉一隅則以三隅反 (Luận ngữ 論語) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản 自反 tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ 反手 trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản 謀反 mưu trái lại, phản đối 反對 trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị 反胃 bệnh dạ dầy lật lên, phiên án 反案 lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đảo ngược: 帽子戴反了 Mũ đội ngược rồi; 放反了 Để ngược rồi;
③ Trái lại: 他不但沒生氣,反大笑起來 Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; 是強者之所以反弱也 Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【反而】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: 從錯誤中吸取教訓,壞事反而成了好事 Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【反之】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: 反擊 Phản kích, đánh trả; 反攻 Phản công; 反省 Ăn năn, hối lỗi. 【反復】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: 反復思考 Nghĩ đi nghĩ lại; 反復解釋 Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: 我說一是一,二是二,決不會反復的 Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. 反覆;
⑤ Bội phản: 反叛 Phản bội; 造反 Làm phản; 官逼民反 Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: 反間諜 Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như 返, bộ 辶);
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: 自反 Tự xét lại mình;
⑨ 【反正】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: 無論天晴還是下雨,反正他一定要去 Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; 不管你怎麼說,反正他不答應 Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 58
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Giá trị (người, sự, vật). ◎ Như: "thanh giá" 聲價 danh giá, "tha đích thân giá phi phàm" 他的身價非凡 địa vị (trong xã hội) của ông ta cao lớn, không phải tầm thường.
3. (Danh) Hóa trị (đơn vị trong Hóa học). ◎ Như: "khinh thị nhất giá đích nguyên tố" 氫是一價的元素 hydrogen là nguyên tố có hóa trị 1.
4. (Trợ) Thường dùng sau tính từ, phó từ để nhấn mạnh. ◎ Như: "chỉnh thiên giá du đãng" 整天價遊蕩 đi chơi suốt ngày.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② (hóa) Hóa trị. Xem 價 [jie].
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đặt sau một số phó từ: 成天價忙 Bận suốt ngày; 震天價響 Tiếng nổ vang trời. Xem 價 [jià].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 32
phồn thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Giá trị (người, sự, vật). ◎ Như: "thanh giá" 聲價 danh giá, "tha đích thân giá phi phàm" 他的身價非凡 địa vị (trong xã hội) của ông ta cao lớn, không phải tầm thường.
3. (Danh) Hóa trị (đơn vị trong Hóa học). ◎ Như: "khinh thị nhất giá đích nguyên tố" 氫是一價的元素 hydrogen là nguyên tố có hóa trị 1.
4. (Trợ) Thường dùng sau tính từ, phó từ để nhấn mạnh. ◎ Như: "chỉnh thiên giá du đãng" 整天價遊蕩 đi chơi suốt ngày.
phồn thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Chuyện, câu chuyện. ◇ Cảnh thế thông ngôn 警世通言: "Thoại trung thuyết Hàng Châu phủ hữu nhất tài tử, tính Lí Danh Hoành, tự Kính Chi" 話中說杭州府有一才子, 姓李名宏, 字敬之 (Tô tri huyện La Sam tái hợp 蘇知縣羅衫再合) Trong chuyện kể ở phủ Hàng Châu có một bậc tài hoa, họ Lí tên Hoành, tự là Kính Chi.
3. (Động) Nói chuyện, đàm luận. ◎ Như: "nhàn thoại gia thường" 閒話家常 nói chuyện phiếm, nói chuyện sinh hoạt thường ngày. ◇ Lí Thương Ẩn 李商隱: "Hà đương cộng tiễn tây song chúc, Khước thoại Ba San dạ vũ thì" 何當共剪西窗燭, 卻話巴山夜雨時 (Dạ vũ kí bắc 夜雨寄北) Bao giờ cùng cắt nến bên cửa sổ phía tây, Lại được nói chuyện lúc mưa đêm trên núi Ba Sơn.
Từ điển Thiều Chửu
② Bảo.
③ Tốt, hay.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Nói, kể: 話家常 Kể chuyện phiếm, tán gẫu;
③ Ngôn ngữ;
④ (văn) Bảo;
⑤ (văn) Tốt, hay;
⑥ Xem 的話 [dehuà].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 21
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.