Từ điển trích dẫn

1. Bế tắc hết thì hanh thông trở lại, ý nói hết khổ tới sướng, hết rủi tới may. ☆ Tương tự: "khổ tận cam lai" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thẩm thẩm hảo si dã. Bĩ cực thái lai, vinh nhục tự cổ chu nhi phục thủy, khởi nhân lực năng khả thường bảo đích" . , , (Đệ thập tam hồi) Thím thế mà cũng ngớ ngẩn. Vận xấu tới cùng rồi đến hanh thông, vinh nhục từ xưa xoay hết một vòng rồi trở lại lúc đầu, nào phải sức người có thể giữ mãi được đâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bế tắc hết thì hanh thông trở lại, ý nói hết khổ tới sướng, hết rủi tới may. Cũng nói Bỉ khứ thái lai.
phóng, phỏng
fǎng ㄈㄤˇ

phóng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thăm viếng, hỏi thăm
2. dò xét

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hỏi. ◎ Như: "thái phóng dân tục" xét hỏi tục dân. ◇ Tả truyện : "Sử Nhiễm Hữu phóng chư Trọng Ni" 使 (Ai Công thập nhất niên ) Sai Nhiễm Hữu hỏi Trọng Ni.
2. (Động) Dò xét, điều tra. ◎ Như: "phóng nã" đi dò bắt kẻ phạm tội, "phóng sự" (nhà báo) điều tra, thông tin.
3. (Động) Tìm lục. ◎ Như: "phóng bi" tìm lục các bia cũ, "phóng cổ" tìm tòi cổ tích.
4. (Động) Thăm hỏi, yết kiến. ◎ Như: "tương phóng" cùng đến thăm nhau. ◇ Nguyễn Du : "Tha nhật Nam quy tương hội phóng, Lục Đầu giang thượng hữu tiều ngư" , (Lưu biệt cựu khế Hoàng ) Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Đầu đã có người đốn củi, người đánh cá.
5. (Danh) Họ "Phóng".
6. § Còn đọc là "phỏng".

Từ điển Thiều Chửu

① Tới tận nơi mà hỏi. Như thái phóng dân tục xét hỏi tục dân.
② Dò xét. Ði dò những kẻ có tội mà chưa có ai phát giác gọi là phóng nã dò bắt, nhà báo mỗi nơi đặt một người thông tin tức gọi là người phóng sự .
③ Tìm lục. Như phóng bi tìm lục các bia cũ, phóng cổ tìm tòi cổ tích.
④ Đi thăm hỏi, như tương phóng cùng đến thăm nhau. Còn đọc là phỏng. Nguyễn Du : Tha nhật Nam quy tương hội phỏng, Lục Ðầu giang thượng hữu tiều ngư Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Ðầu đã có người đốn củi, người đánh cá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thăm: Thăm bạn; Có khách đến thăm;
② Điều tra, phỏng vấn, hỏi han, dò xem, lục tìm, tìm tòi: Điều tra; Phỏng vấn; Lục tìm các bia cũ; Tìm tòi cổ tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỏi rộng về nhiều việc — Tìm kiếm — Cũng đọc Phỏng.

Từ ghép 4

phỏng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thăm viếng, hỏi thăm
2. dò xét

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hỏi. ◎ Như: "thái phóng dân tục" xét hỏi tục dân. ◇ Tả truyện : "Sử Nhiễm Hữu phóng chư Trọng Ni" 使 (Ai Công thập nhất niên ) Sai Nhiễm Hữu hỏi Trọng Ni.
2. (Động) Dò xét, điều tra. ◎ Như: "phóng nã" đi dò bắt kẻ phạm tội, "phóng sự" (nhà báo) điều tra, thông tin.
3. (Động) Tìm lục. ◎ Như: "phóng bi" tìm lục các bia cũ, "phóng cổ" tìm tòi cổ tích.
4. (Động) Thăm hỏi, yết kiến. ◎ Như: "tương phóng" cùng đến thăm nhau. ◇ Nguyễn Du : "Tha nhật Nam quy tương hội phóng, Lục Đầu giang thượng hữu tiều ngư" , (Lưu biệt cựu khế Hoàng ) Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Đầu đã có người đốn củi, người đánh cá.
5. (Danh) Họ "Phóng".
6. § Còn đọc là "phỏng".

Từ điển Thiều Chửu

① Tới tận nơi mà hỏi. Như thái phóng dân tục xét hỏi tục dân.
② Dò xét. Ði dò những kẻ có tội mà chưa có ai phát giác gọi là phóng nã dò bắt, nhà báo mỗi nơi đặt một người thông tin tức gọi là người phóng sự .
③ Tìm lục. Như phóng bi tìm lục các bia cũ, phóng cổ tìm tòi cổ tích.
④ Đi thăm hỏi, như tương phóng cùng đến thăm nhau. Còn đọc là phỏng. Nguyễn Du : Tha nhật Nam quy tương hội phỏng, Lục Ðầu giang thượng hữu tiều ngư Mai này về Nam, gặp gỡ hỏi thăm nhau, Thì trên sông Lục Ðầu đã có người đốn củi, người đánh cá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thăm: Thăm bạn; Có khách đến thăm;
② Điều tra, phỏng vấn, hỏi han, dò xem, lục tìm, tìm tòi: Điều tra; Phỏng vấn; Lục tìm các bia cũ; Tìm tòi cổ tích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hỏi cho biết. Hỏi rộng về nhiều việc — Tìm hiểu sự việc — Cũng đọc là Phóng. Xem Phóng.

Từ ghép 14

thu, thâu, thú
shōu ㄕㄡ

thu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thu dọn
2. thu về, lấy về

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ. ◎ Như: "bị thu" bị bắt, "thu giám" bắt giam, "thu bộ tội phạm" bắt giữ kẻ phạm tội.
2. (Động) Rút về, lấy. ◎ Như: "thu phục lãnh thổ" lấy lại lãnh thổ, "thu binh" rút quân.
3. (Động) Nhận lấy, nạp. ◎ Như: "thu nhập" nhận vào, "thu chi" nhận vào xuất ra, "trưng thu thuế khoản" nhận tiền thuế.
4. (Động) Tiếp nhận. ◎ Như: "thu tín" nhận thư.
5. (Động) Gặt hái (mùa màng). ◎ Như: "thu thu đông tàng" mùa thu gặt hái mùa đông tồn trữ, "thu cát đạo tử" gặt hái lúa.
6. (Động) Cất giữ. ◎ Như: "thu tàng" cất giữ.
7. (Động) Gom góp, góp nhặt, co lại, xếp lại. ◎ Như: "thu liễm" thu vén, "thu thập" nhặt nhạnh, "sang thương dĩ kinh thu khẩu nhi liễu" vết nhọt đã co miệng lại rồi, "bả tán thu khởi lai" đem xếp cái dù lại.
8. (Động) Kết thúc, chấm dứt. ◎ Như: "thu bút" đóng bút (gác bút), "thu tràng" xong việc, "thu công" kết thúc công việc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Kim Lăng vương khí ảm nhiên thu" (Tây Tái san hoài cổ 西) Khí sắc đế vương ảm đạm ở Kim Lăng đã dứt hết.
9. (Động) Chôn cất, mai táng. ◎ Như: "thu mai thi thể" chôn vùi xác chết.
10. (Danh) Cái mũ đời nhà Hạ.
11. (Danh) Cái hòm xe đời xưa.
12. Một âm là "thú". (Danh) Số gặt được, vật thu hoạch được.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, như bị thu bị bắt, thu giám bắt giam.
② Thu nhặt, như thu liễm thu vén, thu thập nhặt nhạnh, v.v.
③ Thu thúc, như thu bút đóng bút (gác bút), thu tràng xong việc.
④ Cái mũ đời nhà Hạ.
⑤ Hòm xe.
⑥ Một âm là thú. Số gặt được.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thu, nhận: Tôi đã nhận được thư của anh; Thu thuế;
② Cất giữ: 西 Cất những cái này đi;
③ Gặt hái: Gặt hái; Vụ gặt mùa thu;
④ Rút về: Rút quân;
⑤ Co lại, gom lại: Vết thương đã co miệng;
⑥ Kết thúc, chấm dứt: Sấm bắt đầu dứt tiếng (Lễ kí); Cuối bài, cuối sách, phần cuối, phần kết thúc;
⑦ (văn) Bắt: Bắt giam; Bèn bắt giao cho nhà lao thẩm vấn;
⑧ (văn) Thu gom;
⑨ (văn) Thu lấy, chiếm lấy, tiếp thu: P°­hía bắc tiếp thu Thượng Quận, phía nam chiếm lấy Hán Trung (Lí Tư: Gián trục khách thư);
⑩ (văn) Thu nhận và chứa chấp, thu dưỡng: Thu dưỡng những người cô quả, bồi bổ cho kẻ bần cùng (Tuân tử);
⑪ (văn) Số gặt được, vật thu hoạch được;
⑫ (văn) Cây ngang dưới thùng xe (thời xưa);
⑬ (văn) (Tên một loại) mũ thời xưa (đời Chu gọi là [biện, bộ ], đời Hạ gọi là thu).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt lấy — Lấy về. Truyện Nhị độ mai : » Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn « — Gom lại. Kết thúc.

Từ ghép 42

thâu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thu dọn
2. thu về, lấy về

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Thu. Xem Thu.

Từ ghép 1

thú

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ. ◎ Như: "bị thu" bị bắt, "thu giám" bắt giam, "thu bộ tội phạm" bắt giữ kẻ phạm tội.
2. (Động) Rút về, lấy. ◎ Như: "thu phục lãnh thổ" lấy lại lãnh thổ, "thu binh" rút quân.
3. (Động) Nhận lấy, nạp. ◎ Như: "thu nhập" nhận vào, "thu chi" nhận vào xuất ra, "trưng thu thuế khoản" nhận tiền thuế.
4. (Động) Tiếp nhận. ◎ Như: "thu tín" nhận thư.
5. (Động) Gặt hái (mùa màng). ◎ Như: "thu thu đông tàng" mùa thu gặt hái mùa đông tồn trữ, "thu cát đạo tử" gặt hái lúa.
6. (Động) Cất giữ. ◎ Như: "thu tàng" cất giữ.
7. (Động) Gom góp, góp nhặt, co lại, xếp lại. ◎ Như: "thu liễm" thu vén, "thu thập" nhặt nhạnh, "sang thương dĩ kinh thu khẩu nhi liễu" vết nhọt đã co miệng lại rồi, "bả tán thu khởi lai" đem xếp cái dù lại.
8. (Động) Kết thúc, chấm dứt. ◎ Như: "thu bút" đóng bút (gác bút), "thu tràng" xong việc, "thu công" kết thúc công việc. ◇ Lưu Vũ Tích : "Kim Lăng vương khí ảm nhiên thu" (Tây Tái san hoài cổ 西) Khí sắc đế vương ảm đạm ở Kim Lăng đã dứt hết.
9. (Động) Chôn cất, mai táng. ◎ Như: "thu mai thi thể" chôn vùi xác chết.
10. (Danh) Cái mũ đời nhà Hạ.
11. (Danh) Cái hòm xe đời xưa.
12. Một âm là "thú". (Danh) Số gặt được, vật thu hoạch được.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, như bị thu bị bắt, thu giám bắt giam.
② Thu nhặt, như thu liễm thu vén, thu thập nhặt nhạnh, v.v.
③ Thu thúc, như thu bút đóng bút (gác bút), thu tràng xong việc.
④ Cái mũ đời nhà Hạ.
⑤ Hòm xe.
⑥ Một âm là thú. Số gặt được.

Từ ghép 1

phả, phổ
pǔ ㄆㄨˇ

phả

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎ Như: "gia phổ" phả chép thế thứ trong dòng họ, "niên phổ" phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là "đồng phổ" . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là "phổ huynh đệ" .
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎ Như: "kì phổ" sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎ Như: "nhạc phổ" khúc nhạc, "bối phổ" bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎ Như: "giá thoại dũ thuyết dũ li phổ" lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎ Như: "bả giá thủ thi phổ thành ca khúc" phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu" , , (Điện cấp lưu quang từ ) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ .
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sách ghi chép sự việc theo thứ tự. Td: Gia phả ( sách chép sự liên lạc giữ nhiều người trong nhà theo các đời trước sau ) Chép thành bài bản — Cũng đọc Phổ. Xem thêm Phổ.

Từ ghép 5

phổ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. phả chép phân chia thứ tự
2. khúc nhạc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách, sổ biên chép và phân loại thứ tự về người, sự, vật. ◎ Như: "gia phổ" phả chép thế thứ trong dòng họ, "niên phổ" phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. § Người cùng họ gọi là "đồng phổ" . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là "phổ huynh đệ" .
2. (Danh) Sách ghi quy tắc, luật lệ về một bộ môn để giúp người học tập. ◎ Như: "kì phổ" sách dạy đánh cờ.
3. (Danh) Riêng chỉ bản nhạc, khúc hát. ◎ Như: "nhạc phổ" khúc nhạc, "bối phổ" bài nhạc thuộc lòng.
4. (Danh) Quy củ hoặc nguyên tắc. ◎ Như: "giá thoại dũ thuyết dũ li phổ" lời đó càng nói càng lìa xa nguyên tắc.
5. (Động) Dựa theo lời văn thơ viết thành ca khúc. ◎ Như: "bả giá thủ thi phổ thành ca khúc" phổ nhạc cho bài thơ này.
6. (Động) Ghi chép theo thế hệ.
7. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Nạp Lan Tính Đức : "Dục phổ tần niên li hận, ngôn dĩ tận, hận vị tiêu" , , (Điện cấp lưu quang từ ) Muốn kể bao năm oán hận chia lìa, lời đã hết, oán hận chưa tan.
8. § Ghi chú: Ta quen đọc là "phả".

Từ điển Thiều Chửu

① Phả, sổ chép về nhân vật và chia rành thứ tự. Như gia phổ phả chép thế thứ trong nhà họ.
② Niên phổ phả chép các người cùng tuổi hay cùng đỗ một khoa. Người cùng họ gọi là đồng phổ . Vì thế nên anh em kết nghĩa cũng gọi là phổ huynh đệ .
③ Các khúc âm nhạc phải chế ra phả để làm dấu hiệu. Vì thế nên khúc hát gọi là phổ. Ta quen đọc là phả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phổ, phả, sổ, bảng ghi: Phổ nhạc; Gia phả; Niên phổ;
② (văn) Khúc hát, bản nhạc;
③ Vững lòng, vững tâm, chắc chắn: Anh ấy làm việc chắc chắn lắm; Vững lòng; Không vững tâm; Việc này chẳng chắc chắn gì cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cuốn sổ để ghi chép sự việc. Td: Gia phổ ( Sổ sách ghi chép liên hệ các đời và mọi người trong họ ) — Dùng dấu hiệu để ghi chép âm nhạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Thưa rằng bạc mệnh khúc này, phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ « — Cũng đọc Phả.

Từ ghép 7

hình
xíng ㄒㄧㄥˊ

hình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dáng vẻ, hình dáng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thân thể, thật thể. ◎ Như: "hữu hình" có hình thể, "vô hình" không có hình thể, "hình ảnh bất li" như (thân) hình với bóng (không lìa).
2. (Danh) Dáng, vẻ. ◎ Như: "viên hình" hình tròn, "hình thái" dáng vẻ bên ngoài, "hình dong" dung nhan, vẻ mặt.
3. (Danh) Trạng huống, ◎ Như: "tình hình" tình trạng.
4. (Danh) Địa thế. ◎ Như: "địa hình" , "hình thế" . ◇ Sử Kí : "Tần, hình thắng chi quốc, đái san chi hiểm" , , (Cao Tổ bổn kỉ ) Tần là một nước có hình thế hiểm trở, có núi bao quanh như cái đai.
5. (Động) Lộ ra, biểu hiện. ◎ Như: "hữu ư trung hình ư ngoại" có ở trong hiện ra ngoài, "hỉ hình ư sắc" niềm vui lộ trên nét mặt.
6. (Động) Cấu thành, biến thành. ◇ Quản Tử : "Duy hữu đạo giả, năng bị hoạn ư vị hình dã, cố họa bất manh" , , (Mục dân ) Chỉ bậc đạt đạo, biết phòng ngừa từ khi hoạn nạn chưa thành hình, cho nên tai họa không nẩy ra.
7. (Động) Miêu tả, diễn tả. ◎ Như: "hình dung" miêu tả, "nan dĩ hình ư bút mặc" khó diễn tả bằng bút mực.
8. (Động) So sánh, đối chiếu. ◎ Như: "tương hình kiến truất" so nhau thấy kém cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hình thể.
② Hình dáng.
③ Hình dong, tưởng tượng ra rồi vẽ cho hệt hình trạng người hay vật nào mà mình đã biết ra gọi là hình.
④ So sánh, như tương hình kiến chuyết cùng so thấy vụng.
⑤ Hiện ra, như hữu ư trung hình ư ngoại có ở trong hiện ra ngoài.
⑥ Hình thế đất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hình, hình thể, hình dáng: Hình tam giác;
② Hình dung, hình: Như hình với bóng;
③ Hình thế đất: Địa hình;
④ Biểu lộ, hiện ra, tỏ ra: Có ở trong hiện ra ngoài; Niềm vui lộ rõ trên nét mặt;
⑤ So sánh: So sánh với nhau; Cùng so thấy vụng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hiện ra trước mắt — Thân thể — Mặt mũi, dung mạo — Thế đất — Cái mẫu nhỏ của một công trình xây cất. Cũng gọi là Mô hình.

Từ ghép 51

thống
tòng ㄊㄨㄥˋ

thống

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đau đớn
2. quá mức

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau, nhức, tức. ◎ Như: "nha thống" răng đau, "đầu thống" đầu nhức.
2. (Động) Đau thương, đau xót, bi thương. ◎ Như: "thống khổ" đau khổ, "bi thống" buồn thương. ◇ Sử Kí : "Quả nhân tư niệm tiên quân chi ý, thường thống ư tâm" , (Tần bổn kỉ ).
3. (Động) Thương xót, thương tiếc, liên ái. ◇ Liêu trai chí dị : "Đường hạ tương ngộ, điến nhiên hàm thế, tự hữu thống tích chi từ, nhi vị khả ngôn dã" , , , (Yên Chi ) Ở dưới công đường gặp nhau, ngại ngùng rớm lệ, tựa hồ muốn tỏ lời thương tiếc mà không nói ra được.
4. (Động) Ghét, giận. ◇ Sử Kí : "Tần phụ huynh oán thử tam nhân, thống nhập cốt tủy" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Các bậc cha anh nước Tần oán hận ba người này, thù ghét đến tận xương tủy.
5. (Phó) Hết sức, quá lắm, thỏa thích, triệt để. ◎ Như: "thống ẩm" uống quá, uống thỏa thích. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tụ hương trung dũng sĩ, đắc tam bách dư nhân, tựu đào viên trung thống ẩm nhất túy" , , (Đệ nhất hồi ) Tụ họp dũng sĩ trong làng, được hơn ba trăm người, cùng đến vườn đào uống một bữa rượu thỏa thích.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðau đón.
② Ðau xót.
③ Quá lắm, như thống ẩm uống quá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đau, nhức, tức: Nhức đầu;
② Đau đớn: Đau đớn, đau thương, đau xót;
③ Hết sức, quá lắm, vô cùng, thỏa thích: Chửi thậm tệ; Uống cho thỏa thích.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn — Khổ sở. Đau lòng.

Từ ghép 20

lâm, lấm, lậm
lín ㄌㄧㄣˊ, lìn ㄌㄧㄣˋ

lâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ở trên soi xuống
2. sát, gần kề
3. kịp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ trên cao nhìn xuống. ◎ Như: "giám lâm" soi xét, "đăng lâm" lên cao ngắm nhìn. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa cận cao lâu thương khách tâm, Vạn phương đa nạn thử đăng lâm" , (Đăng lâu ) Hoa ở gần lầu cao làm đau lòng khách, (Trong khi) ở muôn phương nhiều nạn, ta lên lầu này ngắm ra xa.
2. (Động) Xuống tới, đến (bậc trên đối với bậc dưới). ◎ Như: "thân lâm" đích thân tới, "quang lâm" đến làm cho rạng rỡ (ý nói lấy làm hân hạnh được đón rước).
3. (Động) Giữ lấy, thủ vệ. ◇ Chiến quốc sách : "Quân lâm Hàm Cốc nhi vô công" (Tây Chu sách 西).
4. (Động) Tiến đánh. ◇ Chiến quốc sách : "Sở thỉnh đạo ư nhị Chu chi gian dĩ lâm Hàn Ngụy, Chu quân hoạn chi" , (Tây Chu sách 西).
5. (Động) Đi tới, đến nơi. ◎ Như: "song hỉ lâm môn" .
6. (Động) Kề, gần. ◎ Như: "lâm song nhi tọa" kề cửa sổ mà ngồi.
7. (Động) Đối mặt, gặp phải. ◎ Như: "lâm nguy bất loạn" đối mặt với nguy hiểm mà không loạn. ◇ Luận Ngữ : "Tất dã lâm sự nhi cụ, hảo mưu nhi thành giả dã" , (Thuật nhi ) Hẳn sẽ chọn người (khi) lâm sự thì lo sợ (thận trọng), khéo mưu tính để thành công.
8. (Động) Mô phỏng, rập khuôn. ◎ Như: "lâm bi" rập bia, "lâm thiếp" đồ thiếp.
9. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Thư Kinh : "Lâm hạ dĩ giản, ngự chúng dĩ khoan" , (Đại vũ mô ) Lấy giản dị mà cai trị người dưới, lấy khoan dung mà chế ngự dân.
10. (Động) Chiếu sáng. ◇ Thi Giảo : "Thiên cao minh, nhiên hậu năng chúc lâm vạn vật" , (Thi tử ) Trời cao sáng, rồi mới chiếu sáng muôn vật.
11. (Động) Cấp cho, cho thêm. ◇ Âu Dương Tu : "Cập thi ân đức dĩ lâm chi, khả sử biến nhi vi quân tử" , 使 (Túng tù luận ) Lấy ân đức mà ban cho, có thể khiến cho sửa đổi mà thành người quân tử.
12. (Tính) To, lớn. ◇ Quản Tử : "Nhi dân kì nhiên hậu thành hình nhi cánh danh tắc lâm hĩ" (Xỉ mĩ ).
13. (Phó) Đương, sắp. ◎ Như: "lâm biệt" sắp chia tay, "lâm chung" sắp chết, "lâm hành" sắp đi. ◇ Mạnh Giao : "Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy" , (Du tử ngâm ) Lúc (người con) lên đường, (bà mẹ) khâu sợi chỉ ấy kĩ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con (vì vui thú nơi xa mà) trễ đường về.
14. (Danh) Tên một chiến xa (ngày xưa).
15. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
16. (Danh) Ngày xưa gọi hai chiếc thuyền liền nhau là "lâm".
17. (Danh) Tên đất cổ. Là một ấp của nhà Tấn thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây.
18. (Danh) Họ "Lâm".
19. Một âm là "lậm".
20. (Động) Khóc điếu người chết.
21. (Tính) Nghiêng, lệch.

Từ điển Thiều Chửu

① Ở trên soi xuống. Như giám lâm soi xét, đăng lâm ngắm nghía. Ðỗ Phủ : Hoa cận cao lâu thương khách tâm, Vạn phương đa nạn thử đăng lâm Hoa ở gần lầu cao làm đau lòng khách, (Trong khi) ở muôn phương nhiều nạn, ta lên lầu này ngắm ra xa.
② Tới, lời nói kính người đoái đến mình, như quang lâm ngài đoái đến nhà tôi thêm rạng rỡ.
③ Kịp, như lâm hành kịp lúc đi. Mạnh Giao : Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy Lúc (người con) lên đường, (bà mẹ) khâu sợi chỉ ấy kĩ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con (vì vui thú nơi xa mà) trễ đường về.
④ Một âm là lấm. Mọi người cùng khóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bên cạnh, gần, tựa, nhìn, gặp, đứng trước, đứng trông ra, gie ra, ra tới: Bên cạnh phố; Tựa núi giáp sông; Trên cao nhìn xuống; Như gặp phải giặc đông; Đứng trước hiện thực; Gác cao Đằng vương đứng trông ra bãi sông (Vương Bột: Đằng vương các tự);
② (lịch) Quá, ghé đến, đến tận nơi...:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn ra. Hướng về. Td: Lâm giang ( ngó ra sông ) — Tới. Đến. Kịp đến — Tên một quẻ trong Kinh Dịch, dưới quẻ Đoài, trên quẻ Khôn, chỉ về sự to lớn — Một âm khác là Lấm.

Từ ghép 17

lấm

phồn thể

Từ điển phổ thông

mọi người cùng khóc

Từ điển Thiều Chửu

① Ở trên soi xuống. Như giám lâm soi xét, đăng lâm ngắm nghía. Ðỗ Phủ : Hoa cận cao lâu thương khách tâm, Vạn phương đa nạn thử đăng lâm Hoa ở gần lầu cao làm đau lòng khách, (Trong khi) ở muôn phương nhiều nạn, ta lên lầu này ngắm ra xa.
② Tới, lời nói kính người đoái đến mình, như quang lâm ngài đoái đến nhà tôi thêm rạng rỡ.
③ Kịp, như lâm hành kịp lúc đi. Mạnh Giao : Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy Lúc (người con) lên đường, (bà mẹ) khâu sợi chỉ ấy kĩ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con (vì vui thú nơi xa mà) trễ đường về.
④ Một âm là lấm. Mọi người cùng khóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khóc: Khóc thương suốt ba ngày (Hán thư: Cao đế kỉ thượng).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều người cùng khóc lóc thảm thiết — Một âm là Lâm.

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ trên cao nhìn xuống. ◎ Như: "giám lâm" soi xét, "đăng lâm" lên cao ngắm nhìn. ◇ Đỗ Phủ : "Hoa cận cao lâu thương khách tâm, Vạn phương đa nạn thử đăng lâm" , (Đăng lâu ) Hoa ở gần lầu cao làm đau lòng khách, (Trong khi) ở muôn phương nhiều nạn, ta lên lầu này ngắm ra xa.
2. (Động) Xuống tới, đến (bậc trên đối với bậc dưới). ◎ Như: "thân lâm" đích thân tới, "quang lâm" đến làm cho rạng rỡ (ý nói lấy làm hân hạnh được đón rước).
3. (Động) Giữ lấy, thủ vệ. ◇ Chiến quốc sách : "Quân lâm Hàm Cốc nhi vô công" (Tây Chu sách 西).
4. (Động) Tiến đánh. ◇ Chiến quốc sách : "Sở thỉnh đạo ư nhị Chu chi gian dĩ lâm Hàn Ngụy, Chu quân hoạn chi" , (Tây Chu sách 西).
5. (Động) Đi tới, đến nơi. ◎ Như: "song hỉ lâm môn" .
6. (Động) Kề, gần. ◎ Như: "lâm song nhi tọa" kề cửa sổ mà ngồi.
7. (Động) Đối mặt, gặp phải. ◎ Như: "lâm nguy bất loạn" đối mặt với nguy hiểm mà không loạn. ◇ Luận Ngữ : "Tất dã lâm sự nhi cụ, hảo mưu nhi thành giả dã" , (Thuật nhi ) Hẳn sẽ chọn người (khi) lâm sự thì lo sợ (thận trọng), khéo mưu tính để thành công.
8. (Động) Mô phỏng, rập khuôn. ◎ Như: "lâm bi" rập bia, "lâm thiếp" đồ thiếp.
9. (Động) Cai trị, thống trị. ◇ Thư Kinh : "Lâm hạ dĩ giản, ngự chúng dĩ khoan" , (Đại vũ mô ) Lấy giản dị mà cai trị người dưới, lấy khoan dung mà chế ngự dân.
10. (Động) Chiếu sáng. ◇ Thi Giảo : "Thiên cao minh, nhiên hậu năng chúc lâm vạn vật" , (Thi tử ) Trời cao sáng, rồi mới chiếu sáng muôn vật.
11. (Động) Cấp cho, cho thêm. ◇ Âu Dương Tu : "Cập thi ân đức dĩ lâm chi, khả sử biến nhi vi quân tử" , 使 (Túng tù luận ) Lấy ân đức mà ban cho, có thể khiến cho sửa đổi mà thành người quân tử.
12. (Tính) To, lớn. ◇ Quản Tử : "Nhi dân kì nhiên hậu thành hình nhi cánh danh tắc lâm hĩ" (Xỉ mĩ ).
13. (Phó) Đương, sắp. ◎ Như: "lâm biệt" sắp chia tay, "lâm chung" sắp chết, "lâm hành" sắp đi. ◇ Mạnh Giao : "Lâm hành mật mật phùng, Ý khủng trì trì quy" , (Du tử ngâm ) Lúc (người con) lên đường, (bà mẹ) khâu sợi chỉ ấy kĩ càng lên trên vạt áo, ý e ngại rằng con (vì vui thú nơi xa mà) trễ đường về.
14. (Danh) Tên một chiến xa (ngày xưa).
15. (Danh) Tên một quẻ trong kinh Dịch.
16. (Danh) Ngày xưa gọi hai chiếc thuyền liền nhau là "lâm".
17. (Danh) Tên đất cổ. Là một ấp của nhà Tấn thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Tây.
18. (Danh) Họ "Lâm".
19. Một âm là "lậm".
20. (Động) Khóc điếu người chết.
21. (Tính) Nghiêng, lệch.

Từ điển trích dẫn

1. Bờ ruộng, điền giới. ◇ Diệp Thích : "Vạn lí canh tang tiếp đinh huề" (Cù Châu tạp hứng ).
2. Bờ cõi, giới hạn. ◇ Độc Cô Cập : "Duyên tố nhậm chu tiếp, Hoan ngôn vô đinh huề" 沿, (Vũ tình hậu... ...).
3. Lối đi, đường đi. ◇ La Đại Kinh : "Chí ư thi, tắc san cốc xướng chi, tự vi nhất gia, tịnh bất đạo cổ nhân đinh huề" , , , (Hạc lâm ngọc lộ , Quyển nhất).
4. Tỉ dụ quy củ, ước thúc. ◇ Quách Mạt Nhược : "Tự, hành giai hữu Ngụy Tấn nhân phong vị, thảo thư tắc thoát tận đinh huề" , , (Thiên địa huyền hoàng , Kim Khuất Nguyên ).
5. Tỉ dụ câu thúc, nghi tiết. ◇ Trang Tử : "Bỉ thả vi vô đinh huề, diệc dữ chi vi vô đinh huề" , (Nhân gian thế ) Nó mà làm không có câu thúc, nghi tiết, (thì) cũng cùng nó làm không có câu thúc, nghi tiết.
na, nan, nạn
nán ㄋㄢˊ, nàn ㄋㄢˋ, nuó ㄋㄨㄛˊ

na

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ tốt, thịnh — Xua đuổi ma quỷ gây bệnh dịch — Các âm khác là Nan, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nan

phồn thể

Từ điển phổ thông

khó khăn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khó khăn: Chứng bệnh khó chữa; Đường núi rất khó đi;
② Làm cho bó tay: Vấn đề này làm tôi phải bó tay;
③ Khó thể, không thể. 【】 nan đạo [nándào] Chẳng lẽ, lẽ nào, há (dùng như , bộ ): ? Chẳng lẽ anh không biết hay sao?; ?Lẽ nào anh lại quên mất lời hứa của mình?; ? Há chẳng phải như thế sao?; 【】nan quái [nánguài] Chẳng trách, chả trách, thảo nào, hèn chi: Hèn chi người ta phải cáu; Đều đi họp cả, thảo nào không tìm thấy ai; Không hiểu tình hình mấy, chả trách anh ta làm sai; 【】 nan miễn [nánmiăn] Khó tránh, không tránh khỏi: Mắc sai lầm là chuyện khó tránh; Đôi khi không tránh khỏi phiến diện; 【】nan dĩ [nányê] Khó mà: Khó mà tưởng tượng; Khó mà đoán trước được; Khó mà tin được;
④ Khó chịu, đáng ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khó. Khó khăn. Hát nói của Cao Bá Quát có câu: » Giai nhân nan tái đắc « ( người đẹp thì khó lòng được gặp lại ) — Các âm khác là Na, Nạn. Xem các âm này.

Từ ghép 28

nạn

phồn thể

Từ điển phổ thông

hoạn nạn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Khó. § Trái với "dị" dễ. ◇ Luận Ngữ : "Vi quân nan, vi thần diệc bất dị" , (Tử Lộ ) Làm vua khó, làm tôi cũng không dễ.
2. (Phó) Không tốt, không thể. ◎ Như: "nan khán" khó coi, "nan cật" khó ăn, "nan văn" khó nghe.
3. Một âm là "nạn". (Danh) Tai họa, khốn ách. ◎ Như: "lạc nạn" mắc phải tai nạn, "tị nạn" lánh nạn.
4. (Danh) Kẻ thù, cừu địch. ◇ Sử Kí : "Sở thường dữ Tần cấu nạn, chiến ư Hán Trung" , (Trương Nghi liệt truyện ) Sở đã từng gây hấn với Tần, đánh nhau ở Hán Trung.
5. (Động) Căn vặn, hỏi, trách. ◎ Như: "vấn nạn" hỏi vặn lẽ khó khăn, "phát nạn" vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng.
6. (Động) Biện luận, biện bác. ◇ Sử Kí : "Thường dữ kì phụ Xa ngôn binh sự, xa bất năng nạn dã, nhiên bất vị thiện" , , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) (Triệu Quát) từng cùng cha là (Triệu) Xa bàn việc binh, Xa không thể bắt bẻ được, nhưng vẫn không cho là phải.
7. Một âm là "na". (Động) Khu trừ ma quỷ. § Sau viết là "na" .
8. (Tính) Tốt tươi, mậu thịnh.
9. (Phó) Sao mà. § Dùng như "nại hà" .
10. (Trợ) Trợ từ ngữ khí.

Từ điển Thiều Chửu

① Khó. Trái lại với tiếng dễ.
② Một âm là nạn. Tai nạn. Sự lo sợ nguy hiểm gọi là nạn. Như lạc nạn mắc phải tai nạn, tị nạn lánh nạn, v.v.
③ Căn vặn. Như vấn nạn hỏi vặn lẽ khó khăn, vạch tỏ sự lí gì không đúng khiến cho kẻ hỏi được rõ ràng gọi là phát nạn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tai họa, tai nạn, tai ương: Chạy nạn; Mắc nạn; Lánh nạn; Gặp nạn;
② Trách, khiển trách, vặn vẹo, làm khó, vấn nạn: Trách móc đủ điều; Không nên khiển trách anh ấy; Hỏi vặn lẽ khó khăn, vấn nạn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều rủi ro xảy tới. Điều nguy hại. Đem điều khó khăn ra mà hỏi người khác — Một âm khác là Nan. Xem Nan.

Từ ghép 24

bính, tính, tịnh
bàng ㄅㄤˋ, bìng ㄅㄧㄥˋ

bính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tính

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

tịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

bằng nhau, ngang nhau, đều

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Cùng lúc, đồng thời. ◎ Như: "dị thuyết tịnh khởi" các thuyết khác nhau cùng một lúc nổi lên. ◇ Lễ Kí : "Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành nhi bất tương bội" , (Trung Dung ) Vạn vật cùng lúc phát triển mà không làm hại nhau, đạo đồng thời thi hành mà không trái nhau.
2. (Phó) Dùng trước một từ phủ định (vô, phi, bất, ...), để nhấn mạnh ý phủ định: quyết (không), nhất định (không), thực ra (không). ◎ Như: "sự tình tịnh phi như thử" sự tình thực ra không phải vậy, "nhĩ biệt ngộ hội, ngã tịnh vô ác ý" , anh đừng hiểu lầm, tôi hoàn toàn không có ác ý, "mẫu thân nghiêm giáo, tịnh bất cảm khiết tửu" , mẹ dạy dỗ nghiêm khắc, quyết không dám uống rượu.
3. (Phó) Cùng, đều. ◎ Như: "tịnh lập" đều đứng, "tịnh hành" đều đi. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Toại ban quân nhi hoàn, nhất quận tịnh hoạch toàn" , (Thế thuyết tân ngữ , Đức hạnh ) Bèn đem quân trở về, cả quận đều được vẹn toàn.
4. (Giới) Ngay cả. § Dùng như "liên" , "đồng" . ◎ Như: "tịnh thử thiển cận đích nguyên lí diệc bất năng minh" ngay cả nguyên lí dễ hiểu ấy mà cũng không rõ.
5. (Liên) Và, và lại, rồi lại, lại còn. ◎ Như: "giá cá án tử, bảo chứng năng hoàn thành, tịnh năng tố đắc tận thiện tận mĩ" , , cái bàn đó, (không những) bảo đảm hoàn thành, mà còn làm cho hoàn toàn tốt đẹp nữa.
6. § Dùng như , .

Từ điển Thiều Chửu

① Gồm, đều, như tịnh lập đều đứng, tịnh hành đều đi, v.v. Có chỗ viết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hợp lại, nhập lại, thôn tính, gộp lại: Thôn tính, nuốt trửng; Nhập hai công ti lại thành một; Ngô Cự là người tầm thường, lại ở châu quận xa xôi, không lâu sẽ bị người thôn tính (nuốt trửng) (Tư trị thông giám);
② Đặt kề nhau (dùng như ): Đang trong đêm, người sống và người chết đặt kề gót chân nhau mà nằm (Phương Bao: Ngục trung tạp kí);
Cùng hàng, sát nhau, liền nhau: Ngồi liền nhau, ngồi cùng hàng;
④ Song song, đồng thời, đi đôi, cùng một lúc: Song song tiến hành; Cùng đề cùng luận, coi ngang nhau; Nếu khuôn phép đạo đức và hình phạt không đặt ra thì họa và loạn sẽ cùng đến (Tả truyện); Bốn mặt cùng tấn công (Tam quốc chí);
Cùng, cùng nhau: Trần Thắng theo giúp ông ta, cùng (nhau) giết chết hai viên quan úy (Sử kí);
Cùng, đều, tất cả đều: Già già trẻ trẻ, đều tự do tự tại, vui vẻ tiêu dao (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
Cùng với (dùng như giới từ ): Lại chiêu tập hơn một ngàn bộ lạc cùng chủng tộc, cùng với binh lính của mình sáng sớm chạy sang đánh úp quân của Đoàn Quýnh (Hậu Hán thư: Đoàn Quýnh liệt truyện);
⑧ Cả đến (dùng như giới từ ): Hơn mười ngày, đánh tới gần một trăm gậy, giữa hai đùi máu mủ ra lênh láng, đến cả dế cũng không đi bắt được nữa (Liêu trai chí dị: Xúc chức);
⑨ Dùng với "" hay "" để nhấn mạnh ý phủ định: Chả có gì khó lắm; Anh ấy chẳng có quên anh đâu; Thập nương thấy bài thơ, chẳng hiểu gì cả, thì định đốt bỏ (Trương Trạc: Du tiên quật); Trên chỗ ngồi hoàn toàn không có hai ông già, cũng không có Côn Luân ở đó (Tục huyền quái lục: Trương Lão); Đến khi tôi đi tới nơi, gặp người thì hỏi, nhưng (hoàn toàn) không ai biết cả (Từ Hà Khách du kí);
⑩ Và, cùng (dùng như liên từ ): Rồi mở cái túi da, lấy ra một cái đầu lâu và (cùng với) tim gan (Đỗ Quang Đình: Cầu nhiệm khách truyện);
⑪ Và, và lại, rồi lại, lại còn (dùng như 〕): Lữ Bố đóng quân ngoài thành Bái, sai người đến mời Lưu Bị, rồi lại mời bọn Kỉ Linh đến cùng ăn uống (Hậu Hán thư: Lữ Bố truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Ngang nhau — Họp làm một, chung nhau.

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.