điệp
dié ㄉㄧㄝˊ

điệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

chồng chất

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chồng chất. ◎ Như: "điệp thạch vi san" chồng đá thành núi.
2. (Động) Xếp, gấp. ◎ Như: "điệp bị" xếp chăn. ◇ Hồng Lâu Mộng : " Phượng Thư tại lâu thượng khán trứ nhân thu tống lễ đích tân vi bình, chỉ hữu Bình Nhi tại phòng lí dữ Phượng Thư điệp y phục" , (Đệ thất thập nhất hồi) Phượng Thư đương ở trên lầu, trông nom người ta thu nhận những bình phong mang đến biếu, chỉ có Bình Nhi ở trong buồng gấp quần áo cho Phượng Thư.
3. (Động) Vang dội, rúng động. ◇ Tả Tư : "Chinh cổ điệp san" (Ngô đô phú ) Chiêng trống vang dội núi.
4. (Động) Đập nhẹ, gõ. ◇ Tạ Thiếu: "Điệp cổ tống hoa chu" (Cổ xuy khúc ) Gõ trống đưa xe hoa.
5. (Danh) Lượng từ: (1) Thếp, chồng (giấy, văn kiện). ◎ Như: "nhất điệp chỉ" hai thếp giấy, "lưỡng điệp văn kiện" hai chồng văn kiện. (2) Tầng, lớp (núi, đèo). ◇ Hứa Hồn : "Thủy khúc nham thiên điệp" (Tuế mộ ) Nước quanh co núi nghìn tầng. (3) Đời (thời kì lịch sử). ◇ Tả Tư : "Tuy lũy diệp bách điệp, nhi phú cường tương kế" , (Ngô đô phú ) Tuy chồng chất trăm đời, mà giàu mạnh kế tục nhau. (4) Hồi, tiết, chương, khúc (ca nhạc, tuồng, kịch). ◎ Như: "Dương Quan tam điệp" Vở Dương Quan ba hồi.
6. (Tính) Nhiều tầng, nhiều lớp, chập chồng. ◎ Như: "điệp lãng" sóng chập chồng, "trùng nham điệp chướng" núi non chập chồng.
7. (Phó) Trùng lập, tới tấp nhiều lần. ◇ Nhạc Phi : "Dịch kị giao trì, vũ hịch điệp chí" , (Phụng chiếu di ngụy tề hịch ) Ngựa trạm rong ruổi qua lại, hịch lệnh tới tấp đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Trùng điệp, chồng chất. Một trùng gọi là điệp , nghìn trùng gọi là thiên điệp .
② Sợ.
③ Thu thập, thu xếp, như đả điệp , tập điệp , v.v. đều nghĩa là thu nhặt cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chồng chất, chồng lên nhau, trùng nhau: Trùng nhau; Chồng đá thành núi;
② Xếp, gấp (quần áo, giấy tờ): Xếp chăn; Xếp quần áo; Gấp lá thư;
③ (văn) Sợ: Làm cho người ta sợ như sấm sét (Đỗ Mục: Vị Trung thư môn hạ thỉnh truy gia tôn hiệu biểu).

Từ ghép 4

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhất định so tài hơn kém — Tục lệ Tây phương thời xưa, các nhà quý phái có sự xích mích, cảm thấy có sự xấu hổ, thì thách nhau so gươm, người thắng là người rửa được nhục, phục hồi được danh dự ( Duel ) Phạm Quỳnh, trong bài Danh dự luận, đăng trên Nam Phong tạp chí năm 1919, có viết: » Người nào xử một việc bất nhã, làm một điều phi danh dự, hay là bị cái nhục mà không rửa được sạch, thời bằng bối coi là người mất giá, phải mang tiếng xấu một đời, nhân đó có cái tục quyết đấu «.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất thuộc Vũ lăng đời Hán, nơi cư ngụ của giống dân thiểu số. Giống dân này nổi loạn, bị danh tướng Mã Viện giẹp tan. Đất cũ nay thuộc tỉnh Hồ Nam. Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn có câu: » Tiếu hướng Man khê đàm Mã Viện «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch: » Tới Man khê bàn sự Phục Ba «.
uổng
wǎng ㄨㄤˇ

uổng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tà, cong
2. oan uổng
3. uổng phí

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tà, cong, gian ác. ◎ Như: "uổng đạo" đạo tà ác. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
2. (Động) Làm sai trái. ◎ Như: "uổng pháp" làm trái pháp luật. ◇ Liêu trai chí dị : "Tể dĩ uổng pháp nghĩ lưu" (Thành tiên ) Quan tể bị phạt đi đày vì tội bẻ queo pháp luật.
3. (Động) Làm cho bị oan ức. ◇ Nguyễn Du : "Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành" (Dương Phi cố lí ) Để nghìn năm đổ oan cho (người đẹp) tội nghiêng thành.
4. (Động) Uốn mình tới, hạ mình (khiêm từ). ◎ Như: "uổng cố" đoái tới, hạ mình đến. ◇ Sử Kí : "Thần hữu khách tại thị đồ trung, nguyện uổng xa kị quá chi" , (Ngụy Công Tử liệt truyện ) Tôi có người khách làm nghề hàng thịt ở ngoài chợ, xin ngài chịu khó cho xe ngựa đến để ghé thăm ông ta.
5. (Phó) Phí công, vô ích. ◎ Như: "uổng phí tinh thần" nhọc tinh thần vô ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Tà, cong, như uổng đạo đạo tà.
② Oan uổng.
③ Uốn mình tới, như uổng cố cố tình đoái tới, hạ mình đoái đến.
④ Uổng, như uổng phí tinh thần uổng phí tinh thần, nhọc mà không có ích gì.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cong, sai lệch: Uốn cái cong cho thẳng nhưng lại quá mức;
② Làm sai lệch đi. 【】uổng pháp [wăngfă] Làm trái pháp luật, trái luật: Ăn hối lộ và làm trái pháp luật;
③ Oan, oan uổng: Bị oan, oan ức, oan uổng; Luận xử oan uổng kẻ vô tội (Tam quốc chí);
④ Toi công, phí công, uổng: Lo toan vô ích;
⑤ (văn) Uốn mình tới, hạ mình: Hạ mình chiếu cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cành cây cong — Cong vạy. Bị bẻ cong — Mệt nhọc mất công mà không ích lợi gì. Ca dao: » Uổng công thục nữ sánh cùng thất phu «.

Từ ghép 6

giáp
jiǎ ㄐㄧㄚˇ

giáp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vỏ cứng của động vật
2. áo giáp mặc khi chiến trận
3. Giáp (ngôi thứ nhất hàng Can)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Can "Giáp", can đầu trong mười can (thiên can ).
2. (Danh) Đời khoa cử, thi tiến sĩ lấy "nhất giáp" , "nhị giáp" , "tam giáp" để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là "giáp bảng" . Nhất giáp gọi là "đỉnh giáp" , chỉ có ba bực: (1) "Trạng nguyên" , (2) "Bảng nhãn" , (3) "Thám hoa" .
3. (Danh) Áo giáp, áo dày quân lính mặc để hộ thân. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Từ hoàn giáp thượng mã" (Đệ thập nhất hồi) (Thái Sử) Từ mặc áo giáp lên ngựa.
4. (Danh) Lớp vỏ ngoài vững chắc để che chở. ◎ Như: "thiết giáp xa" xe bọc sắt.
5. (Danh) Quân lính, binh sĩ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Cung môn tận bế, phục giáp tề xuất, tương Hà Tiến khảm vi lưỡng đoạn" , , (Đệ tam hồi) Cửa cung đóng hết, quân lính mai phục ồ ra, chém Hà Tiến đứt làm hai đoạn.
6. (Danh) Cơ tầng tổ chức ngày xưa để bảo vệ xóm làng. Mười nhà là một "giáp". ◎ Như: "bảo giáp" kê tra các nhà các nhân xuất để phòng bị quân gian phi ẩn núp.
7. (Danh) Móng. ◎ Như: "chỉ giáp" móng tay, "cước chỉ giáp" móng chân.
8. (Danh) Mai. ◎ Như: "quy giáp" mai rùa.
9. (Danh) Con ba ba. § Cũng gọi là "giáp ngư" hay "miết" .
10. (Danh) Đơn vị đo diện tích đất đai.
11. (Đại) Dùng làm chữ nói thay ngôi. Phàm không biết rõ là ai, là gì thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay. ◎ Như: anh Giáp, anh Ất, phần Giáp, phần Ất. ◇ Nhan Chi Thôi : "Tì trục hô vân: mỗ giáp dục gian ngã!" : (Hoàn hồn chí ) Con đòi đuổi theo hô lên: Tên kia định gian dâm với tôi!
12. (Tính) Thuộc hàng đầu, vào hạng nhất. ◎ Như: "giáp đẳng" hạng nhất, "giáp cấp" bậc nhất.
13. (Động) Đứng hạng nhất, vượt trên hết. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là "giáp". ◎ Như: "phú giáp nhất hương" giầu nhất một làng.

Từ điển Thiều Chửu

① Can Giáp, một can đầu trong mười can. Ngày xưa lấy mười can kể lần lượt, cho nên cái gì hơn hết cả đều gọi là giáp, như phú giáp nhất hương giầu nhất một làng.
② Dùng làm chữ nói thay ngôi (đại từ). Như anh giáp, anh ất, phần giáp, phần ất. Phàm không biết rõ là ai thì mượn chữ ấy làm cái tên mà gọi thay cho có chỗ mà so sánh.
③ Ðời khoa cử, thi tiến sĩ lấy nhất giáp , nhị giáp , tam giáp để chia hơn kém. Cho nên bảng tiến sĩ gọi là giáp bảng . Nhất giáp chỉ có ba bực: (1) Trạng nguyên , (2) Bảng nhãn , Thám hoa gọi là đỉnh giáp .
④ Áo giáp (áo dày).
⑤ Mai, như quy giáp mai rùa.
⑥ Bảo giáp kê tra các nhà các nhân xuất để cho cùng dò xét nhau mà phòng bị các quân gian phi ẩn núp. Mười nhà gọi là một giáp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Can Giáp (can thứ nhất trong 10 thiên can, tương đương với ngôi thứ nhất hoặc "A");
② Nhất, chiếm hàng đầu, đứng đầu: Phong cảnh Hà Tiên đẹp nhất thiên hạ;
③ Mai, vỏ: Mai rùa;
④ Móng: Móng tay;
⑤ Áo giáp;
⑥ Bọc sắt: Xe bọc sắt;
⑦ (văn) Quân lính, quân đội (mặc áo giáp): Một vạn quân lính thủy (Tư trị thông giám: Hán kỉ, Hiến đế Kiến An thập tam niên);
⑧ (văn) Vũ khí: Tìm được kho vũ khí, lấy được một số khí giới (Tư trị thông giám: Đường kỉ, Hiến Tông Nguyên Hòa thập nhị niên);
⑨ Chòm xóm, liên gia, giáp (thời xưa 10 nhà là một giáp): Chế độ liên gia;
⑩ (văn) Bả vai (dùng như , bộ );
⑪ (văn) Thân gần (dùng như , bộ ): Lại chẳng muốn thân gần ta (Thi Kinh: Vệ phong, Hoàn lan);
⑫ [Jiă] (Họ) Giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái vẩy, cái vỏ của loài vật. Chẳng hạn Quy giáp ( mu rùa ) — Cái vỏ ngoài của thực vật khi mới sinh — Loại áo của binh sĩ mặc khi ra trận — Vị thứ nhất trong Thập can — Chỉ thứ nhất, hạng nhất.

Từ ghép 22

duyệt, thoát, thuyết, thuế
shuì ㄕㄨㄟˋ, shuō ㄕㄨㄛ, tuō ㄊㄨㄛ, yuè ㄩㄝˋ

duyệt

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vui lòng (dùng như , bộ ).

thoát

giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Giải thoát (dùng như , bộ ): Lợi cho người bị tù tội, mà thoát khỏi gông cùm (Chu Dịch: Mông quái).

thuyết

giản thể

Từ điển phổ thông

nói, giảng

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

Như

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].

Từ ghép 5

thuế

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuyết phục, du thuyết (dùng lời nói khôn khéo đến xin gặp để khuyên người ta theo mình): Du thuyết; Phạm Tăng thuyết phục Hạng Vũ (Sử kí);
② (văn) Như (bộ ) . Xem [shuo], [yuè].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nói, giảng giải, giải thích: Nói thật; Nói ra hết những điều vô hạn ở trong lòng (Bạch Cư Dị: Tì bà hành); Thầy Mặc tử đứng lên lạy hai lạy và nói: Tôi xin giảng giải về việc đó (Mặc tử);
② Giới thiệu (làm) mối: Làm mối;
③ Ngôn luận, chủ trương, thuyết: Học thuyết; Người ta thường nghi ngờ thuyết đó (Tô Thức: Thạch Chung Sơn kí);
④ Mắng: Anh ấy bị mắng;
⑤ (văn) Bài tạp thuyết (tạp kí): Cho nên viết một bài tạp kí về việc đó (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết). Xem [shuì], [yuè].
dịch
yì ㄧˋ

dịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi thú ngoài biên thùy
2. việc quân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi thú ngoài biên thùy. ◎ Như: "viễn dịch" đi thú xa.
2. (Động) Sai khiến. ◎ Như: "dịch lệnh" sai bảo.
3. (Danh) Lao dịch, việc nặng nhọc. ◇ Tam quốc chí : "Binh cửu bất xuyết, dân khốn ư dịch" , (Tôn Quyền truyện ) Quân lâu không được nghỉ ngơi, dân khổ sở vì lao dịch.
4. (Danh) Sự việc, sự kiện.
5. (Danh) Chức trách, chức phận. ◇ Lục Du : "Vạn vật các hữu dịch" (Hiểu phú ) Muôn vật đều có phận sự của mình.
6. (Danh) Kẻ hầu hạ, tôi tớ, người để sai bảo. ◎ Như: "tư dịch" kẻ hầu hạ.
7. (Danh) Môn sinh, đệ tử.
8. (Danh) Binh lính, quân hầu, quân làm phục dịch.
9. (Danh) Việc quân, chiến trận, chiến tranh, chiến dịch. ◎ Như: Tả truyện chép "Thành Bộc chi dịch" việc đánh nhau ở Thành Bộc.
10. (Danh) Hàng lối.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði thú ngoài biên thùy. Ði thú xa gọi là viễn dịch .
② Việc quân cũng gọi là dịch. Như Tả truyện chép Thành-bộc chi dịch việc đánh nhau ở Thành-bộc.
③ Sai khiến, kẻ hầu gọi là tư dịch .
④ Hàng lối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đi thú ngoài biên ải: Đi thú xa; Chàng đang làm lính thú (Thi Kinh);
Phục dịch: Chế độ quân dịch;
③ Sai khiến: Tôi tớ; Người hầu;
④ Chiến dịch, trận đánh:

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc đóng quân giữ biên giới — Việc nhà binh — Việc nặng nhọc — Sai khiến — Kẻ bị sai khiến.

Từ ghép 28

phất, tế
bì ㄅㄧˋ, fù ㄈㄨˋ

phất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che, lấp, đậy. ◎ Như: "y phục chi sở dĩ tế thể" quần áo để che thân. ◇ Tô Thức : "Trục lô thiên lí, tinh kì tế không" , (Tiền Xích Bích phú ) Thuyền bè ngàn dặm, cờ tán rợp trời.
2. (Động) Che chở, bảo vệ. ◇ Sử Kí : "Hạng Bá diệc bạt kiếm khởi vũ, thường dĩ thân dực tế Bái Công, Trang bất đắc kích" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Bá cũng tuốt kiếm đứng dậy múa, luôn luôn lấy thân mình che cho Bái Công, Trang không đâm được.
3. (Động) Bao gồm, bao trùm. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Động) Bị cản trở, bị khuất lấp. ◎ Như: "tắc thông tế minh" che lấp mất khiếu sáng.
5. (Động) Xử quyết. ◎ Như: "tế tội" xử quyết tội tình.
6. Một âm là "phất". (Danh) Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Che. Như y phục chi sở dĩ tế thể quần áo để che thân.
② Lấp, che đậy, đương được. Như nhất ngôn dĩ tế chi một lời bao trùm hết được, bất túc dĩ tế kì cô không đủ che lấp được tội, v.v.
③ Che lấp. Như tắc thông tế minh che lấp mất khiếu sáng.
④ Xử quyết. Như tế tội xử quyết tội tình.
⑤ Một âm là phất. Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vật để che gió và bụi ở hai bên xe thời xưa — Một âm là Tế. Xem Tế.

tế

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

che lấp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Che, lấp, đậy. ◎ Như: "y phục chi sở dĩ tế thể" quần áo để che thân. ◇ Tô Thức : "Trục lô thiên lí, tinh kì tế không" , (Tiền Xích Bích phú ) Thuyền bè ngàn dặm, cờ tán rợp trời.
2. (Động) Che chở, bảo vệ. ◇ Sử Kí : "Hạng Bá diệc bạt kiếm khởi vũ, thường dĩ thân dực tế Bái Công, Trang bất đắc kích" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Bá cũng tuốt kiếm đứng dậy múa, luôn luôn lấy thân mình che cho Bái Công, Trang không đâm được.
3. (Động) Bao gồm, bao trùm. ◇ Luận Ngữ: "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: "tư vô tà"" , , : (Vi chính ) Thi có ba trăm thiên, nhưng chỉ một lời có thể thâu tóm được tất cả là: không nghĩ bậy.
4. (Động) Bị cản trở, bị khuất lấp. ◎ Như: "tắc thông tế minh" che lấp mất khiếu sáng.
5. (Động) Xử quyết. ◎ Như: "tế tội" xử quyết tội tình.
6. Một âm là "phất". (Danh) Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Thiều Chửu

① Che. Như y phục chi sở dĩ tế thể quần áo để che thân.
② Lấp, che đậy, đương được. Như nhất ngôn dĩ tế chi một lời bao trùm hết được, bất túc dĩ tế kì cô không đủ che lấp được tội, v.v.
③ Che lấp. Như tắc thông tế minh che lấp mất khiếu sáng.
④ Xử quyết. Như tế tội xử quyết tội tình.
⑤ Một âm là phất. Bức rèm che bên xe thời cổ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Che: Quần áo để che thân; Mặt trời bị mây che; Gió cát mịt trời;
② (văn) Che lấp, bao trùm hết: Một lời bao trùm hết cả; Không đủ che lấp được tội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che đi — Trùm đi — Lấp đi.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Chuồng ngựa. ◇ Thủy hử truyện : "Vương Tiến tự khứ bị liễu mã, khiên xuất hậu tào" , (Đệ nhị hồi) Vương Tiến tự mình giắt ngựa ra khỏi chuồng.
2. Phu chăn ngựa. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tựu tại mã viện biên phục trước. Thính đắc na hậu tào khước tại nha lí" . (Đệ tam thập nhất hồi) Võ Tòng nấp ở bên tàu ngựa, thấy người coi ngựa vẫn còn ở chỗ làm việc.
vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.