quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả cân. ◇ Luận Ngữ : "Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ" , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. ◇ Trang Tử : "Vi chi quyền hành dĩ xưng chi" (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.
2. (Danh) Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là "quyền" . § Đối lại với "kinh" . ◇ Mạnh Tử : "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã" , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.
3. (Danh) Thế lực. ◎ Như: "quyền lực" thế lực, "đại quyền tại ác" thế lực lớn trong tay.
4. (Danh) Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là "quyền". ◎ Như: "đầu phiếu quyền" quyền bỏ phiếu bầu cử, "thổ địa sở hữu quyền" quyền sở hữu đất đai.
5. (Danh) Xương gò má.
6. (Danh) Họ "Quyền".
7. (Động) Cân nhắc. ◇ Mạnh Tử : "Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản" , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.
8. (Phó) Tạm thời, tạm cứ, cứ. ◎ Như: "quyền thả như thử" tạm làm như thế. ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả cân.
② Cân lường.
③ Quyền biến . Trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền , đối với chữ kinh .
④ Quyền bính, quyền hạn, quyền thế.
⑤ Quyền nghi, sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền.
⑥ Xương gò má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cân — Gò má. Td: Lưỡng quyền ( hai gò má ) — Tạm thay thế. Td: Quyền Thủ tướng ( người đứng ra tạm thay thế vị thủ tướng ) — Điều được có, được làm và được đòi hỏi. Td: Quyền lợi — Quyền: là theo cái tình thế trong một lúc mà làm, chứ không phải là giữ đạo thường. » Có khi biến, có khi thường, Có quyền, nào phải một đường chấp kinh «. ( Kiều ). Đường lối tạm thời, dùng khi biến cố. Nhị độ mai có câu: » Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, Sợ khi muôn một chu tuyền được sao « — Tên người, tức Hà Tôn Quyền, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1798, mất 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu là Phương trạch, biệt hiệu là Hải Ông, người xã Cát Động phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, đậu Tiến sĩ năm 1822, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, làm quan tới Lại bộ Tham tri. Tác phẩm chữ Hán có Tốn Phủ thi văn tập, Mộng dương tập.

Từ ghép 71

ác quyền 握權bản quyền 版權bản quyền sở hữu 版權所有binh quyền 兵權bình quyền 平權chấp kinh tòng quyền 執經從權chính quyền 政權chủ quyền 主權chuyên quyền 專權chức quyền 職權chưởng quyền 掌權công quyền 公權cơ quyền 機權cường quyền 強權dân quyền 民權đại quyền 大權đặc quyền 特權đệ tứ quyền 第四權đoạt quyền 奪權độc quyền 獨權khí quyền 棄權kinh quyền 經權lạm quyền 濫權lộng quyền 弄權lợi quyền 利權nhân quyền 人權nữ quyền 女權phân quyền 分權phục quyền 復權quan quyền 官權quân quyền 君權quốc quyền 國權quyền biến 權變quyền bính 權柄quyền chế 權制quyền cốt 權骨quyền hạn 權限quyền hành 權衡quyền hoạnh 權橫quyền lợi 權利quyền lực 權力quyền lược 權略quyền môn 權門quyền mưu 權謀quyền năng 權能quyền nghi 權宜quyền nhiếp 權攝quyền quý 權貴quyền quyệt 權譎quyền sử 權使quyền thần 權臣quyền thế 權勢quyền thuật 權術quyền trượng 權杖quyền tước 權爵quyền uy 權威sở hữu quyền 所有權sự quyền 事權tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tập quyền 集權thiện quyền 擅權thụ quyền 授權tiếm quyền 僭權toàn quyền 全權tòng quyền 從權trái quyền 債權tranh quyền 爭權ủy quyền 委權uy quyền 威權việt quyền 越權

Từ điển trích dẫn

1. Cái lẽ sinh sôi nẩy nở. ◇ Từ Quang Khải : "Vạn vật nhân thì thụ khí, nhân khí phát sanh. Thì chí khí chí, sinh lí nhân chi" , . , (Nông chánh toàn thư , Quyển thập ).
2. Đạo dưỡng sinh. ◇ Kê Khang : "Thị dĩ quân tử tri hình thị thần dĩ lập, thần tu hình dĩ tồn. Ngộ sinh lí chi dị thất, tri nhất quá chi hại sinh" , . , (Dưỡng sanh luận ).
3. Đạo làm người. ◇ Đỗ Phủ : "Dĩ tư ngộ sinh lí, Độc sỉ sự can yết" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Lấy đó mà hiểu làm người là như thế (đạo làm người), Chỉ hổ thẹn phải cầu cạnh người quyền thế.
4. Hi vọng sống còn. ◇ Tống Thư : "Niên hướng cửu thập, sinh lí đãi tận, vĩnh tuyệt thiên quang, luân một khâu hác" , , , (Vương Kính Hoằng truyện ).
5. Tính mệnh. ◇ Tăng Củng : "Phương hỉ tiện ư đình vi, cự dĩ li ư gia họa, cẩu toàn sanh lí, phục xỉ ban vinh" 便, , , (Đại Thái Bình châu Tri châu tạ đáo nhậm biểu ).
6. Sinh hoạt, sinh kế. ◇ Đỗ Phủ : "Gian nan muội sinh lí, Phiêu bạc đáo như kim" , (Xuân nhật giang thôn ).
7. Nghề sinh sống, chức nghiệp. ◇ Phong thần diễn nghĩa : : "Mã Thị viết: Nhĩ hội tố ta thập ma sinh lí? Tử Nha viết: (...) chỉ hội biên tráo li" ? : (...) (Đệ thập ngũ hồi) Mã Thị hỏi: Mi biết làm nghề gì sinh sống? Tử Nha đáp: Tôi chỉ biết đan vợt tre (dùng để mò tôm vớt cá)...
8. Làm ăn, buôn bán. ◇ Cung Minh Chi : "Chu Xung vi thì dĩ thường mại vi nghiệp, hậu kì gia sảo ôn, dịch vi dược tứ, sinh lí nhật ích tiến" , , , (Trung Ngô kỉ văn , Chu Thị thịnh suy ).
9. Sản nghiệp, tiền của. ◇ Phùng Mộng Long : "Ư thị dân giai cần lực, vô cảm thâu nọa, bất nhị niên, câu hữu hằng sản, sinh lí nhật tư" , , , , (Trí nang bổ , Minh trí , Trương Nhu ).
10. Chỉ các hệ thống bên trong cơ thể, hoạt động của các khí quan (sinh vật). ◎ Như: "sinh lí cơ năng" , "sinh lí học" (tiếng Anh: physiology).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối làm việc kiếm sống — Cái lẽ duy trì và chi phối sự sống của sinh vật — Ta còn hiểu theo nghĩa hẹp là việc ăn nằm giữa nam nữ.
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

chúa, chủ
zhǔ ㄓㄨˇ

chúa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đứng đầu

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ, người chủ: Làm chủ; Chủ nhà; Khách và chủ; Người xưa coi người trong thiên hạ là chủ, vua là khách (Hoàng Tôn Nghị);
② Vua: 便 Đại tướng ở ngoài trận, có khi không chấp nhận lệnh vua, là vì lợi ích của quốc gia (Sử kí: Ngụy Công tử liệt truyện);
③ Đại phu (thời Xuân thu, Chiến quốc): Ngụy Hiến Tử vì không chịu nhận của đút lót mà vang danh trong các nước chư hầu (Tả truyện: Chiêu công nhị thập bát niên);
④ Công chúa (con gái vua, nói tắt): Hoằng được đưa đến gặp, nhà vua ra lệnh cho công chúa ngồi sau tấm bình phong (Hậu Hán thư);
⑤ Bài vị thờ người chết: Đến năm Đinh Sửu, làm bài vị cho Hi công (Xuân thu: Văn công nhị niên);
⑥ Chủ trương, quyết định: Tự mình quyết định việc hôn nhân; Cực lực chủ trương biến pháp (cải cách) (Lương Khải Siêu);
⑦ Coi giữ, phụ trách, chủ trì: Như thế chỉ có thể lừa bịp người chết, chứ không thể lừa bịp người chủ trì việc xét xử được (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Chu Bột không được vào trong quân coi (phụ trách) việc quân (Sử kí);
⑧ Chính, điều chính yếu, cái căn bản: Dự phòng là chính; Người giỏi kể chuyện thì ngắn gọn là điều chính yếu (là căn bản) (Lưu Tri Cơ: Sử thông); Đề Hạt đã ngồi vào vị trí chính (Thủy hử truyện);
⑩ Người: (Người) đương sự; Người mua;
⑪ Thì, thuộc về, cho biết trước về, chủ về việc: Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa;
⑫ [Zhư] (Họ) Chủ.

Từ ghép 8

chủ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

người đứng đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đối lại với "khách" . ◎ Như: "tân chủ" khách và chủ.
2. (Danh) Đối lại với đầy tớ, người hầu. ◎ Như: "chủ bộc" chủ và đầy tớ.
3. (Danh) Vua, đế vương. ◎ Như: "quân chủ" vua.
4. (Danh) Người lãnh đạo. ◎ Như: "giáo chủ" người lãnh đạo một tông giáo.
5. (Danh) Đương sự (người). ◎ Như: "khổ chủ" người bị hại, "thất chủ" người bị mất (tiền của, đồ vật).
6. (Danh) Người có quyền trên sự, vật. ◎ Như: "trái chủ" chủ nợ, "địa chủ" chủ đất, "vật quy nguyên chủ" vật trả về chủ cũ.
7. (Danh) Bài vị (thờ người chết). ◎ Như: "mộc chủ" bài vị bằng gỗ, "thần chủ" bài vị.
8. (Danh) Tiếng nói tắt của "công chúa" con gái vua. ◇ Hậu Hán Thư : "Hậu Hoằng bị dẫn kiến, đế lệnh chủ tọa bình phong hậu" , (Tống Hoằng truyện ) Sau (Tống) Hoằng được dẫn đến gặp, vua sai công chúa ngồi sau tấm bình phong.
9. (Động) Coi giữ, phụ trách. ◎ Như: "chủ bạn" phụ trách công việc.
10. (Động) Cầm đầu, thống trị. ◇ Sử Kí : "Thái úy giáng hầu Bột bất đắc nhập quân trung chủ binh" (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Quan thái úy giáng hầu (Chu) Bột không được vào trong quân để cầm đầu quân sĩ.
11. (Động) Tán đồng, chủ trương. ◎ Như: "chủ chiến" chủ trương chiến tranh (dùng võ lực), "chủ hòa" chủ trương hòa hoãn.
12. (Động) Báo trước, ứng vào. ◎ Như: "tảo hà chủ vũ, vãn hà chủ tình" , mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hựu quan can tượng, Thái Bạch lâm vu Lạc Thành chi phận: chủ tướng súy thân thượng đa hung thiểu cát" , : (Đệ lục thập tam hồi) Lại xem thiên văn, thấy sao Thái Bạch lâm vào địa phận Lạc Thành, ứng vào mệnh tướng súy, dữ nhiều lành ít.
13. (Tính) Chính, quan trọng nhất. ◎ Như: "chủ tướng" , "chủ súy" . ◇ Thủy hử truyện : "Đề Hạt tọa liễu chủ vị, Lí Trung đối tịch, Sử Tiến hạ thủ tọa liễu" , , (Đệ tam hồi) Đề Hạt ngồi chỗ chính, Lí Trung ngồi đối diện, Sử Tiến ngồi thứ.
14. (Tính) Tự mình, do mình. ◎ Như: "chủ quan" quan điểm riêng, "chủ kiến" ý kiến riêng, ý kiến của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Vua, vua coi sóc tất cả việc nước nên gọi là chủ .
② Người chủ, kẻ giữ quyền nhất nhà gọi là chủ .
③ Người có quyền về sự gì, như quyền lập pháp ở cả trong tay một ông vua gọi là quân chủ quốc , quyền ở cả nghị hội gọi là dân chủ quốc .
④ Kẻ có quyền có của ấy cũng gọi là chủ, như điền chủ chủ ruộng, vật chủ chủ đồ, v.v.
⑤ Ý chuyên chủ về cái gì cũng gọi là chủ, như chủ trương , chủ ý , v.v.
⑥ Chủ là một tiếng phân biệt mình với người trong khi giao tế, phàm sự gì mình khởi lên thì mình là chủ nhân , mà mọi người là khách .
⑦ Con gái vua gọi là chủ, con gái vua đi lấy chồng, do quan tam công chủ hòa, nên gọi là công chủ (Ta quen gọi là công chúa).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ, người chủ: Làm chủ; Chủ nhà; Khách và chủ; Người xưa coi người trong thiên hạ là chủ, vua là khách (Hoàng Tôn Nghị);
② Vua: 便 Đại tướng ở ngoài trận, có khi không chấp nhận lệnh vua, là vì lợi ích của quốc gia (Sử kí: Ngụy Công tử liệt truyện);
③ Đại phu (thời Xuân thu, Chiến quốc): Ngụy Hiến Tử vì không chịu nhận của đút lót mà vang danh trong các nước chư hầu (Tả truyện: Chiêu công nhị thập bát niên);
④ Công chúa (con gái vua, nói tắt): Hoằng được đưa đến gặp, nhà vua ra lệnh cho công chúa ngồi sau tấm bình phong (Hậu Hán thư);
⑤ Bài vị thờ người chết: Đến năm Đinh Sửu, làm bài vị cho Hi công (Xuân thu: Văn công nhị niên);
⑥ Chủ trương, quyết định: Tự mình quyết định việc hôn nhân; Cực lực chủ trương biến pháp (cải cách) (Lương Khải Siêu);
⑦ Coi giữ, phụ trách, chủ trì: Như thế chỉ có thể lừa bịp người chết, chứ không thể lừa bịp người chủ trì việc xét xử được (Phương Bao: Ngục trung tạp kí); Chu Bột không được vào trong quân coi (phụ trách) việc quân (Sử kí);
⑧ Chính, điều chính yếu, cái căn bản: Dự phòng là chính; Người giỏi kể chuyện thì ngắn gọn là điều chính yếu (là căn bản) (Lưu Tri Cơ: Sử thông); Đề Hạt đã ngồi vào vị trí chính (Thủy hử truyện);
⑩ Người: (Người) đương sự; Người mua;
⑪ Thì, thuộc về, cho biết trước về, chủ về việc: Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa;
⑫ [Zhư] (Họ) Chủ.

Từ ghép 126

ám chủ 暗主ấn tượng chủ nghĩa 印象主義bá chủ 霸主bái kim chủ nghĩa 拜金主義bảo chủ 保主cá nhân chủ nghĩa 個人主義chủ bạ 主簿chủ biên 主編chủ biên 主编chủ bộc 主僕chủ bút 主筆chủ cán 主幹chủ cảo 主稿chủ chiến 主戰chủ cố 主顧chủ công 主公chủ danh 主名chủ đạo 主导chủ đạo 主導chủ đề 主題chủ đề 主题chủ đích 主的chủ động 主动chủ động 主動chủ giác 主角chủ hiệt 主頁chủ hiệt 主页chủ hôn 主婚chủ khách 主客chủ khảo 主考chủ lực 主力chủ mẫu 主母chủ mưu 主謀chủ não 主腦chủ ngã 主我chủ nghĩa 主义chủ nghĩa 主義chủ ngữ 主語chủ ngữ 主语chủ nhân 主人chủ nhân công 主人公chủ nhật 主日chủ nhiệm 主任chủ phạm 主犯chủ phụ 主婦chủ phụ 主父chủ quản 主管chủ quan 主觀chủ quan 主观chủ quyền 主權chủ súy 主帥chủ sự 主事chủ tể 主宰chủ tệ 主幣chủ tế 主祭chủ thể 主体chủ thể 主體chủ tịch 主席chủ tọa 主坐chủ trì 主持chủ trương 主张chủ trương 主張chủ từ 主詞chủ từ 主词chủ từ 主辭chủ tướng 主將chủ ý 主意chủ yếu 主要cố chủ 僱主công chủ 公主cử chủ 舉主cư đình chủ nhân 居停主人danh hoa hữu chủ 名花有主dân chủ 民主địa chủ 地主điếm chủ 店主điền chủ 田主đội chủ 隊主đông đạo chủ 東道主gia chủ 家主giáo chủ 教主hậu chủ 後主hiếu chủ 孝主hộ chủ 戶主hộ chủ 户主khắc kỉ chủ nghĩa 克己主義khổ chủ 苦主lợi tha chủ nghĩa 利他主義mãi chủ 買主minh chủ 盟主mộc chủ 木主mưu chủ 謀主nã chủ ý 拿主意nghiệp chủ 業主nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhiếp chủ 攝主nữ chủ 女主oa chủ 窩主pháp chủ 法主phòng chủ 房主quân chủ 君主quận chủ 郡主quốc chủ 國主quốc gia chủ nghĩa 國家主義sở hữu chủ 所有主súc chủ 畜主sự chủ 事主tài chủ 財主tang chủ 喪主tân chủ 宾主tân chủ 賓主tế chủ 祭主thải chủ 貸主thần chủ 神主thí chủ 施主thiên nam động chủ 天南洞主tiên chủ 先主tín chủ 信主tố chủ 做主trái chủ 債主trai chủ 齋主tự chủ 自主vật chủ 物主vô chủ 無主xưởng chủ 厂主xưởng chủ 廠主
nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên nhân
2. nhân tiện
3. tùy theo
4. phép toán nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa, dựa vào. ◎ Như: "nhân địa chế nghi" lấy biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, "nhân lậu tựu giản" liệu cơm gắp mắm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhân Phật quang sở chiếu, Tất kiến bỉ đại chúng" , (Tự phẩm đệ nhất ) Nhờ vào ánh sáng của Phật chiếu soi mà mà thấy rõ cả đại chúng ấy.
2. (Động) Noi theo. ◎ Như: "nhân tập" mô phỏng, bắt chước. ◇ Luận Ngữ : "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã" , , (Vi chánh ) Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được.
3. (Động) Tăng gia, tích lũy. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian, gia chi dĩ sư lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử hữu dũng thả tri phương dã" , , , , , , 使 (Tiên tiến ) (Ví như) một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa những nước lớn, có thêm nạn chiến tranh, tăng thêm đói khổ, Do này cầm quyền nước ấy, thì vừa ba năm, có thể khiến cho dân dũng cảm mà biết đạo lí nữa.
4. (Danh) Nguyên do, duyên cớ. ◎ Như: "sự xuất hữu nhân" mọi việc xảy ra đều có nguyên do. § Ghi chú: Nhà Phật cho phần đã làm ra là "nhân", phần phải chịu lấy là "quả", làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là "nhân quả" .
5. (Danh) Phép tính nhân.
6. (Giới) Do, từ.
7. (Giới) Bởi, vì rằng. ◇ Lí Bạch : "Nhân quân thụ đào lí, Thử địa hốt phương phỉ" , (Tặng thu phổ liễu thiểu phủ ) Bởi ông trồng đào mận, Đất này bỗng thơm tho.
8. (Trợ) Thừa dịp, thừa cơ. ◇ Sử Kí : "Thử thiên vong Sở chi thì dã, bất như nhân kì ki nhi toại thủ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Chính là lúc trời làm mất nước Sở, chi bằng thừa cơ hội này mà đánh lấy.
9. (Liên) Do đó, theo đó, nên. ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
10. (Phó) Bèn, liền. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tức nhật nhân lưu Bái Công dữ ẩm" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương hôm đó bèn giữ Bái Công ở lại uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhưng, vẫn thế.
② Nương tựa.
③ Nguyên nhân.
④ Tính nhân, tính gấp lên gọi là tính nhân.
⑤ Chỗ duyên theo đó mà phát ra, như nhân quả . Nhà Phật cho phần đã làm ra là nhân, phần phải chịu lấy là quả, làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là nhân quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên nhân, căn do: Sự việc xảy ra là có nguyên nhân;
② Bởi, do, vì: Xin nghỉ vì bệnh. 【】 nhân thử [yincê] Vì vậy, do vậy, bởi vậy, bởi thế, vì thế: Anh ấy làm việc công bằng, vì thế được mọi người ủng hộ; 【】nhân nhi [yin'ér] Vì vậy, bởi thế, nên, cho nên: Anh ấy từng là giáo viên, nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy; 【】nhân vị [yinwèi] Bởi, vì, bởi vì, vì rằng: Vì mưa nên không đi ra ngoài;
③ (văn) Theo, thể theo, y theo, tùy theo: Hiệu quả chữa bệnh khác nhau tùy theo từng người;
④ (văn) Kế tiếp, tiếp theo, theo: Theo nếp cũ không thay đổi;
⑤ Nương theo, nương tựa;
⑥ Tính nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lí do. Td: Nguyên nhân — Bởi vì — Vì việc này mà làm việc khác. Nhân vì. Hoa Tiên có câu: » Nghe lời như dẹp cơn nồng, nhân kì phó cử quyết lòng tầm phương « Nhân cơ tàng sự : Nhân cơ trời dấu nhiều việc. » Nhân cơ tàng sự dặn rằng, việc người chẳng khác việc trăng trên trời « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 23

vật
wù ㄨˋ

vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con vật
2. đồ vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung người, sự việc, các loài trong trời đất. ◎ Như: "thiên sanh vạn vật" trời sinh ra muôn vật.
2. (Danh) Người khác, sự việc, cảnh giới bên ngoài (đối với bản ngã). ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
3. (Danh) Nội dung, thực chất. ◎ Như: "hữu vật hữu tắc" mỗi sự vật có phép tắc riêng, "không đỗng vô vật" trống rỗng, không có nội dung gì.
4. (Danh) Riêng chỉ người. ◎ Như: "vật nghị" lời bàn tán, bình phẩm của quần chúng, người đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ dĩ hình tích quỷ dị, lự hãi vật thính, cầu tức bá thiên" , , (Thanh Nga ) Cô gái vì hành trạng lạ lùng, lo ngại người ta bàn tán, liền xin dọn nhà đi nơi khác.
5. (Động) Tìm, cầu. ◎ Như: "vật sắc" dò la, tìm tòi. ◇ Phù sanh lục kí : "Thiến môi vật sắc, đắc Diêu thị nữ" , (Khảm kha kí sầu ) Nhờ mai mối dò la, tìm được một người con gái nhà họ Diêu.
6. (Động) Chọn lựa. ◇ Tả truyện : "Vật thổ phương, nghị viễn nhĩ" , (Chiêu Công tam thập nhị niên ) Chọn đất đai phương hướng, bàn định xa gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Các loài sinh ở trong trời đất đều gọi là vật cả. Thông thường chia ra ba loài: (1) Ðộng vật giống động vật, (2) Thực vật giống thực vật, (3) Khoáng vật vật mỏ, v.v.
② Sự vật, như hữu vật hữu tắc một vật có một phép riêng.
③ Vật sắc dò la tìm tòi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, đồ vật, sự vật, của cải: Của công; Sự vật mới; Mỗi sự vật đều có phép tắc riêng;
② Người ta, thế gian: Xử thế, cư xử, ăn nói;
③ 【】vật sắc [wùsè] Tìm kiếm người nào dựa theo những vật mà người ấy dùng. (Ngr) Tìm kiếm, tìm hiểu, thăm dò, tìm tòi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung mọi thứ mọi loài. Td: Động vật. Sinh vật — Đồ đạc. Đoạn trường tân thanh : » Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung «.

Từ ghép 99

a đổ vật 阿堵物ái vật 愛物anh vật 英物ẩn hoa thực vật 隱花植物ân vật 恩物bác vật 博物bác vật học 博物學bác vật quán 博物館bác vật quán 博物馆bạc vật tế cố 薄物細故bác vật viện 博物院bái vật 拜物bái vật giáo 拜物教bảo vật 宝物bảo vật 寶物bôi trung vật 杯中物cách vật 格物cách vật trí tri 格物致知cải vật 改物cảnh vật 景物cổ vật 古物cống vật 貢物cức bì động vật 棘皮動物dị vật 異物duy vật 唯物duy vật luận 唯物論dương vật 陽物đại nhân vật 大人物điển vật 典物độc vật 毒物động vật 动物động vật 動物hóa vật 貨物khoáng vật 鑛物lễ vật 禮物linh vật 靈物mao vật 毛物mỗ vật 某物ngạo vật 傲物ngoại vật 外物nhân vật 人物phẩm vật 品物phế vật 废物phế vật 廢物phong vật 風物phục vật 服物phương vật 方物quái vật 怪物quý vật 貴物sản vật 產物sinh vật 生物sinh vật học 生物學súc vật 畜物sủng vật 宠物sủng vật 寵物sự vật 事物tác vật 作物tang vật 贓物tạo vật 造物tể vật 宰物thông vật 通物thú vật 獸物thực vật 植物thực vật 食物tín vật 信物uế vật 穢物vạn vật 萬物văn vật 文物vật cạnh 物競vật chất 物質vật chủ 物主vật chủng 物種vật dục 物慾vật dụng 物用vật giá 物價vật giới 物界vật hình 物形vật hóa 物化vật hoán 物換vật hoán tinh di 物换星移vật hoán tinh di 物換星移vật kiện 物件vật lí 物理vật lí học 物理學vật liệu 物料vật lụy 物累vật lực 物力vật ngoại 物外vật phẩm 物品vật sản 物產vật sắc 物色vật thể 物體vật tính 物性vi sinh vật 微生物viễn vật 遠物vô vật 無物vưu vật 尤物xuẩn vật 蠢物yêu vật 妖物
lão
lǎo ㄌㄠˇ

lão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

già, nhiều tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người già, người nhiều tuổi. ◎ Như: "phù lão huề ấu" nâng đỡ người già dắt díu trẻ thơ.
2. (Danh) Tiếng tôn xưng tước vị. ◎ Như: "nguyên lão" vị trọng thần của nhà nước, "trưởng lão" sư cụ.
3. (Danh) Tiếng kính xưng người lớn tuổi (đặt sau họ). ◎ Như: "Lưu lão" cụ Lưu, "Vu lão" cụ Vu.
4. (Danh) Đạo Lão hay triết học của Lão Tử (nói tắt).
5. (Danh) Họ "Lão".
6. (Động) Tôn kính. ◇ Mạnh Tử : "Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão" (Lương Huệ Vương thượng ) Tôn kính người già của mình cho đến người già của người khác.
7. (Động) Cáo hưu (xin nghỉ vì tuổi già). ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
8. (Tính) Già, lớn tuổi. ◎ Như: "lão binh" lính già, "lão nhân" người già. ◇ Lục Du : "Quốc thù vị báo tráng sĩ lão" (Trường ca hành ) Thù nước chưa trả, tráng sĩ đã già.
9. (Tính) Già dặn, kinh nghiệm. ◎ Như: "lão thủ" tay nghề giỏi nhiều kinh nghiệm, "lão luyện" già dặn rành rỏi. ◇ Vương Bột : "Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm" , Tuổi già dắn dỏi càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
10. (Tính) Cũ, quá hạn, hết thời. ◎ Như: "lão mễ" gạo cũ, "lão thức" kiểu cũ, "lão sáo" món cũ.
11. (Tính) Lâu, cũ (thời gian dài). ◎ Như: "lão bằng hữu" bạn cũ.
12. (Tính) Trước đó, nguyên lai. ◎ Như: "lão địa phương" chỗ cũ.
13. (Tính) Thêm ở trước họ hoặc tiếng xưng hô, tỏ ý tôn kính hoặc thân mật. ◎ Như: "lão sư" thầy dạy học, "lão Lí" bác Lí, "lão Vương" anh Vương.
14. (Tính) Theo thói quen cũ, thêm sau tên chỉ một số loài vật. ◎ Như: "lão ưng" con chim ưng, "lão hổ" con cọp, "lão thử" con chuột.
15. (Phó) Thường thường, thường hay. ◎ Như: "lão thị đầu thống" thường hay đau đầu.
16. (Phó) Rất, lắm, thẫm, quá. ◎ Như: "lão viễn" rất xa, "lão tảo" rất sớm, "lão lục" xanh thẫm, "lão hồng" đỏ thẫm, "lão cửu bất ngộ" lâu quá không gặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Người già bảy mươi tuổi. Phàm người nào có tuổi tác đều gọi là lão.
② Tước vị tôn trọng cũng gọi là lão, như nguyên lão vị trọng thần của nhà nước, trưởng lão sư cụ. Nay bè bạn chơi với nhau, trong lúc trò chuyện gọi nhau là mỗ lão cũng noi nghĩa ấy cả. Có khi dùng để nói đùa nhau, như lão mỗ cũng như ta nói thằng cha ấy.
③ Suy yếu, như cáo lão cáo rằng già yếu xin thôi việc quan về nhà nghỉ.
④ Lâu, như lão ư kì sự làm việc đã lâu.
⑤ Cứng rắn, tục gọi vật rắn chắc là lão. Văn viết đanh thép gọi là lão luyện hay lão đương . Vương Bột : Lão đương ích tráng, ninh tri bạch thủ chi tâm tuổi già càng phải mạnh hơn, nên hiểu lòng ông đầu bạc.
⑥ Ông Lí Nhĩ nhà Chu gọi là Lão tử , viết Ðạo Ðức Kinh , là tổ Ðạo giáo, nên gọi Ðạo giáo là đạo Lão.
⑦ Binh đóng ở ngoài đã lâu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhiều tuổi, già: người già; Rau cần già quá;
② Cụ (đặt sau họ tỏ ý tôn kính): Cụ Ngô;
③ (khn) Mất, qua đời, về (chỉ người già, kèm theo chữ ): Ông cụ nhà kia đã mất; Già chết ở trong nhà (Trương Phổ: Ngũ nhân mộ bi kí);
④ Lâu năm, cũ, cũ kĩ, như cũ: Nhà máy lâu năm; Bạn cũ; Máy móc cũ; Ngôi nhà này đã cũ lắm rồi; Tính nết cũ; Chỗ cũ; Gian nhà cũ kĩ;
⑤ (Thức ăn) nấu già lửa: Trứng gà luộc chín quá; Rau xanh chớ nên xào già lửa quá;
⑥ Màu thẫm: Xanh thẫm; Đỏ thẫm;
⑦ Lâu, mãi, lâu dài: Đã lâu không được gặp bác ấy; Đã không có mưu (kế hoạch) lâu dài, lại không có sự tích oanh liệt (Quốc ngữ);
⑧ Thường thường, thường hay (thường dùng ): Tôi thường muốn học chút ít ngoại ngữ, nhưng không có thời giờ rảnh; Anh ta thường hay đến muộn;
⑨ Rất, lắm: Mặt trời đã lên rất cao; Xa lắm;
⑩ (khn) Út: Con út; Con gái út;
⑪ Từ đặt ở trước một số danh từ để xưng hô hoặc chỉ thứ bậc người và gọi tên một số thực, động vật: Bác Trương; Anh Ba; Con hổ; Ngô;
⑫ (văn) Cứng rắn;
⑬ (văn) Từ để tôn xưng các công khanh đại phu thời xưa: Khanh sĩ của thiên tử;
⑭ (văn) Gia thần của các khanh sĩ: Gia thần của Đơn Tĩnh công tiễn Thúc Hướng (Quốc ngữ);
⑮ (văn) Làm cho mệt mỏi: Làm cho quân mệt mỏi và phí của cũng là vô ích vậy (Tả truyện);
⑯ (văn) Xin nghỉ vì tuổi già, cáo lão: Sau khi Hoàn công lên ngôi, bèn cáo lão (Tả truyện: Ẩn công tam niên);
⑰ (văn) Kính lão, dưỡng lão: Kính dưỡng người già của mình, từ đó mà kính dưỡng đến người già của người khác (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng);
⑱ (văn) Già dặn, lão luyện, có nhiều kinh nghiệm: Văn chương của Mai Thừa rất lão luyện (Đỗ Phủ: Phụng Hán Trung Vương Thủ Trát);
⑲ Trợ từ đặt sau một từ khác để chỉ một phần của cơ thể người: Thân thể;
⑳ (văn) Quân đóng ở ngoài đã lâu;
㉑ [Lăo] 【】Lão giáo [Lăo jiào] Đạo Lão, Lão giáo;
㉒ [Lăo] (Họ) Lão.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người 70 mươi tuổi gọi là Lão — Chỉ người già. Tuổi già — Già nua — Tiếng chỉ các bậc công danh đại thần — Lâu năm — Cứng cỏi bền bỉ, không thay đổi — Trong Bạch thoại có nghĩa là Cứ, ý nói nhất định làm tiếp.

Từ ghép 72

bách niên giai lão 百年偕老bang lão 邦老bào lão 鮑老cải lão hoàn đồng 改老還童cáo lão 告老chỉ lão hổ 紙老虎chước luân lão thủ 斫輪老手cổ lão 古老cô lão 孤老cố lão 故老dã lão 野老di lão 遺老di thượng lão nhân 圯上老人dưỡng lão 養老giai lão 偕老khổng lão 孔老kì lão 耆老lão ẩu 老嫗lão ấu 老幼lão bà 老婆lão bản 老闆lão bạng sinh châu 老蚌生珠lão bệnh 老病lão bộc 老僕lão bối 老輩lão du tử 老油子lão đại 老大lão đỗ 老杜lão gia 老家lão gia 老爺lão hữu 老友lão luyện 老練lão mẫu 老母lão nhược 老弱lão ông 老翁lão phu 老夫lão phụ 老父lão qua 老撾lão sư 老師lão thái long chung 老態龍鍾lão thành 老成lão thần 老臣lão thân 老親lão thật 老實lão thị 老是lão thiếu 老少lão thực 老實lão tiểu 老小lão trang 老莊lão trượng 老丈lão tử 老子lão ưng 老鷹lão ưng 老鹰long đầu lão đại 龍頭老大long đầu lão đại 龙头老大nam phụ lão ấu 男婦老幼nguyên lão 元老nguyệt lão 月老niên lão 年老phản lão hoàn đồng 反老還童phản lão hoàn đồng 返老還童phật lão 佛老phụ lão 父老quy lão 歸老suy lão 衰老thủy lão nha 水老鴉thủy lão nha 水老鸦trác luân lão thủ 斲輪老手trượng lão 丈老trưởng lão 長老trưởng lão 长老tuất lão 恤老
danh
míng ㄇㄧㄥˊ

danh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tên, danh
2. danh tiếng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên người. ◎ Như: "tôn tính đại danh" tên họ của ngài, "thỉnh vấn phương danh" xin hỏi quý danh.
2. (Danh) Tên gọi sự vật. ◎ Như: "địa danh" tên đất. ◇ Quản Tử : "Vật cố hữu hình, hình cố hữu danh" , (Tâm thuật thượng ) Vật thì có hình, hình thì có tên gọi.
3. (Danh) Tiếng tăm. ◎ Như: "thế giới văn danh" có tiếng tăm trên thế giới. ◇ Cao Bá Quát : "Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung" , (Sa hành đoản ca ) Xưa nay hạng người (chạy theo) danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
4. (Danh) Văn tự. ◎ Như: cổ nhân gọi một chữ là "nhất danh" . ◇ Chu Lễ : "Chưởng đạt thư danh ư tứ phương" (Xuân quan , Ngoại sử ) Cai quản bố cáo sách và văn tự khắp bốn phương.
5. (Danh) Lượng từ: người. ◎ Như: "học sanh thập danh, khuyết tịch nhất danh" , học sinh mười người, vắng mặt một người.
6. (Danh) "Danh gia" , một môn phái trong chín phái ngày xưa, chủ trương biện biệt, suy luận căn cứ trên "danh" : tên gọi.
7. (Động) Xưng tên, gọi tên, hình dung ra, diễn tả. ◇ Bạch Cư Dị : "Hữu mộc danh lăng tiêu" (Lăng tiêu hoa ) Có cây tên gọi là lăng tiêu. ◇ Luận Ngữ : "Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên" , (Thái Bá ) Lồng lộng thay, dân không thể xưng tên làm sao! (ý nói không biết ca ngợi làm sao cho vừa).
8. (Tính) Nổi tiếng, có tiếng. ◎ Như: "danh nhân" người nổi tiếng.
9. (Tính) Giỏi, xuất sắc. ◎ Như: "danh thần" bầy tôi giỏi, "danh tướng" tướng giỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Danh, đối lại với chữ thực. Như nói cai quát cả mọi vật gọi là công danh , nói riêng từng thứ gọi là chuyên danh , ở trong phép văn đều gọi là danh từ .
② Tên người, đối với người trên thì xưng tên cái mình, đối với bạn bè thì chỉ xưng tên tự mình thôi, có đức có vị thì lúc chết đổi tên khác, gọi tên cũ là tên hèm.
③ Danh dự, người thiện thì được tiếng tốt (mĩ danh ), người ác thì bị tiếng xấu (ác danh ). Thường dùng để khen các người giỏi. Như danh thần bầy tôi giỏi, danh tướng tướng giỏi, v.v. Cao Bá Quát : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
④ Văn tự, cổ nhân gọi một chữ là nhất danh .
⑤ Lời tiếng, như sư xuất hữu danh xuất quân ra có tiếng, nghĩa là vì có điều tiếng gì mới đem quân ra đánh nước ngoài vậy.
⑥ Một người cũng gọi là một danh. Như sự thi cử thì nói lấy mấy danh mấy danh.
⑦ Danh giáo. Trong luân lí định rành phận trên dưới, danh phận trên dưới chính đính rồi mới ra vẻ, nên gọi là danh giáo .
⑧ Danh gia. Một môn học trong chín môn ngày xưa. Ðại ý cốt để biện biệt chỗ khác chỗ cùng, cứ danh mà tìm sự thực, không thể vơ váo lẫn lộn được. Về sau xen vào nhà học về hình phép, cũng gọi là hình danh chi học , hoặc gọi là danh pháp . Môn học biện luận bên Tây cũng giống ý chỉ ấy, nên Tầu dịch là danh học, tức là môn Luận lí học vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên: Tên người; Ghi tên; Đặt cho nó một cái tên;
② Tên là, gọi là: Vị anh hùng này họ Lưu tên Nhân Phủ; Vương họ Trần, tên Quốc Tuấn, là con của An Sinh vương Trần Liễu (Việt điện u linh tập); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử);
③ Danh nghĩa: Nhân danh cá nhân tôi; Xuất quân có danh nghĩa;
④ Tiếng tăm, danh tiếng, nổi tiếng, giỏi: Nổi tiếng trên thế giới; Thầy thuốc nổi tiếng; Tướng giỏi; Ngựa giỏi;
⑤ Nói ra, diễn tả: Không thể diễn tả được;
⑥ Người (danh từ đơn vị để chỉ người): Mười hai anh chiến sĩ; Được giải nhất; Có bốn mươi sáu người;
⑦ Danh (trái với thực), danh phận: Danh không chính thì lời không thuận (Luận ngữ); Danh gia (những nhà chuyên biện luận về danh với thực);
⑧ (văn) Văn tự, chữ: Chưởng quản sách và văn tự bố cáo bốn phương (Chu lễ: Xuân quan, Ngoại sử); Một chữ;
⑨ (văn) Mu mắt (khoảng giữa mắt và lông mày): Ôi, mu mắt đẹp sao, mắt đẹp trong sao! (Thi Kinh: Tề phong, Y ta).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi. Tên của vật, của người — Gọi tên là — Một tên. Một người — Tiếng tăm.

Từ ghép 171

ác danh 惡名ái danh 愛名anh danh 英名ẩn danh 隱名báo danh 報名báo danh 报名bất danh nhất tiền 不名一錢biệt danh 別名biệt danh 别名bút danh 笔名bút danh 筆名cải danh 改名canh danh 更名cao danh 高名cầu danh 求名chánh danh 正名chính danh 正名chủ danh 主名chuyên danh 專名cô danh 沽名cô danh điếu dự 沽名釣譽công danh 功名cự danh 巨名danh bút 名筆danh ca 名歌danh cầm 名琴danh công 名工danh cương 名綱danh cương lợi tỏa 名韁利鎖danh dự 名誉danh dự 名譽danh đan 名单danh đan 名單danh đô 名都danh đơn 名单danh đơn 名單danh giá 名價danh gia 名家danh giáo 名教danh hiệu 名號danh họa 名畫danh hoa 名花danh hoa hữu chủ 名花有主danh khí 名气danh khí 名氣danh lam 名藍danh lợi 名利danh lưu 名流danh môn 名門danh mục 名目danh nạp 名衲danh nghĩa 名义danh nghĩa 名義danh ngôn 名言danh nhân 名人danh nho 名儒danh phận 名分danh phiến 名片danh quán 名貫danh quý 名貴danh sách 名冊danh sách 名册danh sắc 名色danh sĩ 名士danh sơn 名山danh sư 名師danh tài 名才danh thanh 名聲danh thắng 名勝danh thắng 名胜danh thần 名臣danh thế 名世danh thiếp 名帖danh thủ 名手danh thứ 名次danh thực 名實danh tiết 名節danh tố 名素danh tộc 名族danh trứ 名著danh trước 名著danh trường 名塲danh tự 名字danh từ 名詞danh từ 名词danh tướng 名將danh tướng 名相danh ưu 名優danh vị 名位danh vị bất chương 名位不彰danh vọng 名望danh xưng 名称danh xưng 名稱dương danh 揚名đại danh 大名đại danh từ 代名辭đạm danh 啖名đạm danh 噉名đạo danh 盜名đào danh 逃名đề danh 提名đề danh 題名địa danh 地名điểm danh 點名điếu danh 釣名giả danh 假名hám danh 噉名hảo danh 好名hiếu danh 好名hô danh 呼名hô danh khiếu trận 呼名叫陣hỗn danh 混名húy danh 諱名hư danh 虛名hữu danh 有名khoa danh 科名khuyết danh 缺名lập danh 立名lệnh danh 令名liên danh 聯名lợi danh 利名lưu danh 畱名mạc danh kì diệu 莫名其妙mai danh 埋名mãi danh 買名mại danh 賣名mạo danh 冒名mạo danh đính thế 冒名頂替mệnh danh 命名mộ danh 慕名nặc danh 匿名ngụy danh 偽名ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集nhũ danh 乳名ô danh 汙名pháp danh 法名phù danh 浮名phức danh 複名phương danh 芳名quải danh 掛名quyên danh 捐名sách danh 策名sùng hư danh 崇虚名tạc danh 鑿名tài danh 才名thành danh 成名thanh danh 清名thanh danh 聲名thân danh 身名thiếp danh 妾名tiếm danh 僭名tiểu danh 小名tính danh 姓名tội danh 罪名tri danh 知名trì danh 馳名trứ danh 著名tuẫn danh 殉名tục danh 俗名uy danh 威名văn danh 聞名văn danh ư thế 聞名於世vấn danh 問名vị danh 爲名vô danh 無名vô danh chỉ 無名指vụ danh 務名vực danh 域名xú danh 醜名xưng danh 稱名xướng danh 倡名
tiết, tiệt
jiē ㄐㄧㄝ, jié ㄐㄧㄝˊ

tiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đốt, đoạn
2. tiết trời
3. một khoảng thời gian
4. ngày tết, lễ
5. lễ tháo, tiết tháo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đốt, lóng (thực vật). ◎ Như: "tùng tiết" đốt thông, "trúc tiết" đốt tre.
2. (Danh) Khớp xương, đốt xương (động vật). ◎ Như: "cốt tiết" đốt xương, "chỉ tiết" đốt ngón tay, "kích tiết" vỗ tay.
3. (Danh) Phần, khúc, đoạn, mạch. ◎ Như: "chương tiết" phần đoạn bài văn, chương sách.
4. (Danh) Phân khu (thời gian, khí hậu). ◎ Như: "quý tiết" mùa trong năm, "nhị thập tứ tiết khí" hai mươi bốn tiết trong năm: "lập xuân" , "vũ thủy" , "kinh trập" , "xuân phân" , v.v.
5. (Danh) Sự, việc. ◎ Như: "chi tiết" , "tình tiết" .
6. (Danh) Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v.v.). ◎ Như: "thanh minh tiết" tiết thanh minh, "trung thu tiết" ngày lễ trung thu (rằm tháng tám), "thanh niên tiết" ngày tuổi trẻ.
7. (Danh) Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ. ◎ Như: "tiết tháo" hành vi giữ đúng lễ nghĩa, "danh tiết" trung nghĩa.
8. (Danh) Lễ nghi. ◎ Như: "lễ tiết" lễ nghi. ◇ Luận Ngữ : "Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã" (Vi Tử ) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.
9. (Danh) Vật làm tin của sứ giả thời xưa. § Thông "tiết" . ◎ Như: "phù tiết" ấn tín của sứ giả, "sứ tiết" 使 sứ giả.
10. (Danh) Cái phách (nhạc khí). ◎ Như: "tiết tấu" nhịp điệu.
11. (Danh) Lượng từ: (1) Số giờ giảng học. ◎ Như: "kim thiên thượng liễu tam tiết khóa" hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. ◎ Như: "giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương" xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). ◎ Như: "đệ nhị chương đệ nhất tiết" chương hai tiết một.
12. (Danh) Họ "Tiết".
13. (Động) Hạn chế, ước thúc. ◎ Như: "tiết dục" hạn chế sinh đẻ, "tiết chế" ngăn chận.
14. (Động) Kiệm tỉnh, tằn tiện. ◇ Luận Ngữ : "Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì" , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.
15. (Tính) Cao ngất. ◇ Thi Kinh : "Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đốt, khớp, lóng: Một đốt (lóng) tre; Đốt ngón tay; Một đốt mía; Khớp xương;
② Nhịp phách: Nhịp điệu;
③ Toa, tiết (giờ học): Hai toa xe; Hai tiết vật lí;
④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm: Tết Nguyên đán; Ăn tết; Tiết thanh minh;
⑤ Trích đoạn: Trích dịch;
⑥ Tiết kiệm: Tiết kiệm than;
⑦ Việc, sự việc: Những việc nhỏ mọn trong đời sống;
⑧ Tiết tháo, khí tiết: Khí tiết; Thủ tiết;
⑨ (văn) Thứ bậc;
⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua: Ngày mừng thọ tứ tuần;
⑪ Xem [fújié], 使 [shêjié];
⑫ (văn) Một loại nhạc khí thời xưa làm bằng tre để họa theo đàn;
⑬ [Jié] (Họ) Tiết. Xem [jie].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 tiết cốt nhãn [jieguyăn] (đph) Giờ phút quan trọng, mấu chốt: Trong giờ phút quan trọng đó. Xem [jié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái mắt, cái mấu tre, đốt tre — Khớp xương — Phần, đoạn của sự việc — Kiềm chế. Giảm bớt. Td: Tiết chế cờ lệnh của vua giao cho quan để thi hành nhiệm vụ được dễ dàng. Ta cũng gọi là cờ tiết — Lòng dạ ngay thẳng, cứng cỏi, không thay đổi. Đoạn trường tân thanh : » Tiết trăm năm nở bỏ đi một ngày «. — Khoảng thời gian theo khí hậu mà chia ra. Đoạn trường tân thanh : » Thanh minh trong tiết tháng ba «. — Ngày lễ tết nhất định trong năm — Sự nhịp nhàng, nhanh chậm của bài nhạc. Td: Tiết điệu — Một âm khác là Tiệt. Xem Tiệt.

Từ ghép 67

âm tiết 音節bách chu chi tiết 柏舟之節bão tiết quân 抱節君bát tiết 八節biến tiết 變節bồ tiết 蒲節chế tiết 制節chi tiết 枝節chửu quan tiết 肘關節cốt quan tiết 骨關節danh tiết 名節đản tiết 誕節điều tiết 調節đinh tự tiết 丁字節đông tiết 冬節giai tiết 佳節hạ tiết 夏節huyền tiết 懸節khí tiết 氣節khuất tiết 屈節kích tiết 擊節lãnh tiết 冷節lệnh tiết 令節phẩm tiết 品節phong tiết 風節phục hoạt tiết 復活節quan tiết 關節quý tiết 季節quỳnh lưu tiết phụ truyện 瓊瑠節婦傳sĩ tiết 士節súc y tiết thực 蓄衣節食sứ tiết 使節sưu tiết 蒐節tận tiết 盡節tế tiết 細節thánh đản tiết 聖誕節thất tiết 失節thì tiết 時節thời tiết 時節thủ tiết 守節tiết chế 節制tiết dục 節欲tiết dục 節育tiết dụng 節用tiết điểm 節點tiết độ 節度tiết độ sứ 節度使tiết giảm 節減tiết hạnh 節行tiết kiệm 節儉tiết liệt 節烈tiết mục 節目tiết nghĩa 節義tiết phụ 節婦tiết tấu 節奏tiết tháo 節操tiểu tiết 小節tình tiết 情節tổn tiết 撙節trinh tiết 貞節trung nguyên tiết 中元節trực tiết 直節tuẫn tiết 殉節tự tiết 字節tử tiết 死節vãn tiết 晚節xuân tiết 春節

tiệt

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt tre, đốt cây.
② Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
③ Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
④ Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
⑤ Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
⑥ Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
⑦ Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
⑧ Giảm bớt đi.
Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà góa không đi lấy chồng là tiết phụ .
⑩ Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
⑪ Ngày thọ của vua gọi là tiết.
⑫ Thứ bực.
⑬ Ngày tết.
⑭ Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cao lớn — Một âm là Tiết. Xem Tiết.
cố
gǔ ㄍㄨˇ, gù ㄍㄨˋ

cố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cũ
2. cho nên
3. lý do
4. cố ý, cố tình

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc. ◎ Như: "đại cố" việc lớn, "đa cố" lắm việc.
2. (Danh) Cớ, nguyên nhân. ◎ Như: "hữu cố" có cớ, "vô cố" không có cớ. ◇ Thủy hử truyện : "Am lí bà nương xuất lai! Ngã bất sát nhĩ, chỉ vấn nhĩ cá duyên cố" ! , (Đệ tam thập nhị hồi) Này cái chị trong am ra đây, ta chẳng giết chị đâu, chỉ hỏi nguyên cớ ra sao.
3. (Tính) Cũ. ◎ Như: "cố sự" việc cũ, chuyện cũ, "cố nhân" người quen cũ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhi hồ nhiễu do cố" (Tiêu minh ) Mà hồ vẫn quấy nhiễu như cũ.
4. (Tính) Gốc, của mình vẫn có từ trước. ◎ Như: "cố hương" làng của mình trước (quê cha đất tổ), "cố quốc" xứ sở đất nước mình trước.
5. (Động) Chết. ◎ Như: "bệnh cố" chết vì bệnh. ◇ Thủy hử truyện : "Mẫu thân tại khách điếm lí nhiễm bệnh thân cố" (Đệ tam hồi) Mẹ tôi trọ tại quán khách, mắc bệnh rồi chết.
6. (Phó) Có chủ ý, cố tình. ◎ Như: "cố sát" cố tình giết.
7. (Liên) Cho nên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Huynh hà bất tảo ngôn. Ngu cửu hữu thử tâm ý, đãn mỗi ngộ huynh thì, huynh tịnh vị đàm cập, ngu cố vị cảm đường đột" . , , , (Đệ nhất hồi) Sao huynh không nói sớm. Kẻ hèn này từ lâu đã có ý ấy, nhưng mỗi lần gặp huynh, huynh không hề nói đến, nên kẻ này không dám đường đột.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như đại cố việc lớn, đa cố lắm việc, v.v.
② Cớ, nguyên nhân, như hữu cố có cớ, vô cố không có cớ, v.v.
③ Cũ, như cố sự việc cũ, chuyện cũ, cố nhân người quen cũ, v.v.
④ Gốc, của mình vẫn có từ trước, như cố hương làng của mình trước (quê cha đất tổ), cố quốc xứ sở đất nước mình trước, v.v.
⑤ Chết, như bệnh cố ốm chết rồi.
⑥ Cố tình, nhu cố sát cố tình giết.
⑦ Cho nên, tiếng dùng nối theo nghĩa câu trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, việc không may, sự cố, tai nạn: Việc lớn; Lắm việc; Nhà gặp nhiều tai nạn;
② Cớ, nguyên nhân: Không hiểu vì cớ gì; Mượn cớ;
③ Cố ý, cố tình: Biết sai trái mà cứ làm;
④ Cho nên: Vì tin tưởng, cho nên không ngại khó khăn; Trần Khổng Chương ở gần đó, nên bày ra cho chúng tôi chuyến đi chơi này (Cố Lân); Đời đều khen Mạnh Thường Quân khéo đãi kẻ sĩ, nên kẻ sĩ theo ông (Vương An Thạch: Độc Mạnh Thường Quân truyện). 【】cố thử [gùcê] Vì vậy, vì thế. Như ;【】cố nhi [gù'ér] Vì vậy, vì thế; 【】cố nãi [gùnăi] (văn) Nên, cho nên;
⑤【】 cố phù [gùfú] (văn) Liên từ đầu câu, biểu thị một lí lẽ hay quy luật sẽ được nêu ra để giải thích ở đoạn sau: Kìa nước sông đóng băng, không phải do lạnh một ngày (Luận hoành);
⑥ Cố, cũ: Địa chỉ cũ; Người quen biết cũ, bạn cũ;
⑦ Chết, mất: Chết vì bệnh; Cha mẹ chết sớm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sự việc. Chẳng hạn Biến cố ( việc xảy ra làm thay đổi tình hình ) — Cho nên, vì vậy — Nguyên nhân. Chẳng hạn Vô cố ( tự nhiên, không có nguyên do gì ) — Xưa cũ. Chết. Chẳng hạn Bệnh cố ( vì đau ốm mà qua đời ) — Chủ ý, có ý muốn như vậy.

Từ ghép 42

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.