trang
zhuāng ㄓㄨㄤ

trang

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quần áo, trang phục
2. giả làm, đóng giả, giả bộ
3. trang điểm, trang sức, hóa trang
4. đựng, để vào, cho vào
5. lắp, bắc
6. đóng sách

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hành lí. ◎ Như: "hành trang" .
2. (Danh) Quần áo, các thứ mặc trên người. ◎ Như: "cổ trang" quần áo theo lối xưa, "đông trang" quần áo lạnh (mặc mùa đông).
3. (Danh) Bìa, bao, gói. ◎ Như: "tinh trang" bìa cứng (sách), "bình trang" bìa thường (sách).
4. (Động) Gói lại, bao lại. ◎ Như: "bao trang" bọc gói.
5. (Động) Giả cách. ◎ Như: "trang si" giả cách ngu si. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tam ngũ nhật hậu, đông thống tuy dũ, thương ngân vị bình, chỉ trang bệnh tại gia, quý kiến thân hữu" , , , , (Đệ tứ thập bát hồi) Mấy hôm sau, tuy bớt đau, nhưng thương tích chưa lành, đành phải giả bệnh ở nhà, xấu hổ (không dám) gặp mặt bạn bè.
6. (Động) Đựng chứa. ◎ Như: "chỉ hữu nhất cá khẩu đại trang bất hạ" chỉ có một cái túi đựng không hết.
7. (Động) Lắp, bắc, đặt, dựng lên, phối trí. ◎ Như: "trang cơ khí" lắp máy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lập pháo giá, trang vân thê, nhật dạ công đả bất tức" , , (Hồi 106) Dựng giá pháo, bắc thang mây, ngày đêm đánh phá không ngừng.
8. (Động) Tô điểm cho đẹp. ◎ Như: "trang hoàng" .
9. (Động) Trang sức, trang điểm. § Thông "trang" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trang thức, bộ dạng. Như cải trang đổi bộ dạng, thay quần áo khác.
② Bịa ra, giả cách. Như trang si giả cách ngu si, trang bệnh giả cách ốm, v.v.
③ Ðùm bọc. Như hành trang các đồ ăn đường, ỷ trang sắp đi, v.v.
④ Ðựng chứa. Như trang hóa đóng đồ hàng.
⑤ Trang sức, trang hoàng. Dùng các vật tô điểm cho đẹp thêm gọi là trang.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quần áo, trang phục: Quần áo mặc rét (mùa đông); Quân trang (phục);
② Trang điểm, trang sức, hóa trang: Anh ấy hóa trang làm cụ già;
③ Giả (làm): Giả dại; Giả làm người tốt (người lương thiện);
④ Lắp, bắc: Máy đã lắp xong; Bắc đèn điện;
⑤ Đựng, để vào, cho vào: Chỉ có một cái túi đựng không hết; Cái thùng này có thể đựng 25 lít xăng;
⑥ Đóng sách: (Đóng) bìa thường; (Đóng) bìa cứng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung các loại quần áo và các vật dụng mang trên người cho đẹp. Td: Trang phục — Kiểu cách ăn mặc. Td: Thời trang ( lối ăn mặc hiện đang được mọi người ưa chuộng ) — Chỉ chung quần áo đồ đạc đem theo khi đi xa. Td: hành trang — Ăn mặc để giả làm người khác, khiến không ai nhận ra. Td: Ngụy trang — Cất giấu.

Từ ghép 29

tước
jué ㄐㄩㄝˊ, què ㄑㄩㄝˋ

tước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái chén rượu
2. chức tước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chén rót rượu thời xưa (hình giống con "tước" chim sẻ). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dĩ tửu điện ư giang trung, mãn ẩm tam tước" , 滿 (Đệ tứ thập bát hồi) Rót rượu xuống sông, uống ba chén đầy.
2. (Danh) Mượn chỉ rượu. ◇ Dịch Kinh : "Hạc minh tại âm, kì tử hòa chi. Ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mi chi" , . , (Trung phu , Lục thập nhất ) Hạc gáy trong bóng mát, con nó hòa theo. Ta có rượu ngon, cùng mi chia nhau.
3. (Danh) Lượng từ: đơn vị đong rượu. ◇ Tào Thực : "Lạc ẩm quá tam tước, Hoãn đái khuynh thứ tu" , (Không hầu dẫn ).
4. (Danh) Đồ múc rượu, làm bằng ống tre, cán dài.
5. (Danh) Danh vị phong cho quý tộc hoặc công thần. ◇ Lễ Kí : "Vương giả chi chế lộc tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam; phàm ngũ đẳng" 祿, , , , , (Vương chế ).
6. (Danh) Chim sẻ. § Thông "tước" .
7. (Danh) Họ "Tước".
8. (Động) Phong tước vị. ◇ Lễ Kí : "Nhậm sự nhiên hậu tước chi" (Vương chế ) Giao cho công việc rồi sau phong cho tước vị.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái chén rót rượu.
② Ngôi tước, chức tước.
③ Chim sẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chén uống rượu (ngày xưa);
② Tước vị, chức tước.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ chén uống rượu đặc biệt, dùng trong đại lễ — Danh vị cao quý vua phong cho chư hầu hoặc công thần. Td: Chức tước.

Từ ghép 19

ngân, ngấn
gèn ㄍㄣˋ, hén ㄏㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hoen ra (nước mắt)
2. vết sẹo
3. dấu vết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sẹo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tôn Quyền thủ chỉ kì ngân, nhất nhất vấn chi, Chu Thái cụ ngôn chiến đấu bị thương chi trạng" , , (Đệ lục thập bát hồi) Tôn Quyền trỏ tay vào những vết sẹo, hỏi từng chỗ một, Chu Thái thuật lại đủ hết đánh nhau bị thương ra sao.
2. (Danh) Vết, ngấn. ◎ Như: "mặc ngân" vết mực. ◇ Đỗ Phủ : "Hà thời ỷ hư hoảng, Song chiếu lệ ngân can" , (Nguyệt dạ ) Bao giờ được tựa màn cửa trống, (Bóng trăng) chiếu hai ngấn lệ khô?

Từ điển Thiều Chửu

① Sẹo, vết. Phàm vật gì có dấu vết đều gọi là ngân, như mặc ngân vết mực.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vết, ngấn, sẹo: Vết thương; Ngấn nước mắt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái sẹo — Dấu vết trên đồ vật.

ngấn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vết sẹo — Dấu vết. Td: Ngấn tích ( dấu vết ) — cũng đọc Ngân.
khóa
kè ㄎㄜˋ

khóa

phồn thể

Từ điển phổ thông

bài học

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khảo hạch, khảo thí, thử. ◎ Như: "khảo khóa" khảo thí. ◇ Quản Tử : "Thành khí bất khóa bất dụng, bất thí bất tàng" , (Thất pháp ) Vật làm thành không thử thì không dùng, không xét thì không cất giữ.
2. (Động) Thu, trưng thu. ◎ Như: "khóa thuế" thu thuế, đánh thuế.
3. (Động) Đốc xúc, đốc suất. ◇ Liêu trai chí dị : "Hoàng Anh khóa bộc chủng cúc" (Hoàng Anh ) Hoàng Anh đốc suất đầy tớ trồng cúc.
4. (Danh) Thuế. ◎ Như: "diêm khóa" thuế muối.
5. (Danh) Bài học.
6. (Danh) Giờ học. ◎ Như: "số học khóa" giờ học toán.
7. (Danh) Môn học. ◎ Như: "ngã giá học kì hữu ngũ môn khóa" kì học này tôi có năm môn học.
8. (Danh) Lượng từ: đơn vị bài học. ◎ Như: "giá bổn thư hữu thập bát khóa" sách này có mười tám bài học.
9. (Danh) Đơn vị dùng cho công việc hành chánh trị sự trong các cơ quan. ◎ Như: "xuất nạp khóa" , "tổng vụ khóa" .
10. (Danh) Quẻ bói. ◎ Như: "lục nhâm khóa" phép bói lục nhâm, "bốc khóa" bói quẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Thi, tính. Phàm định ra khuôn phép mà thí nghiệm tra xét đều gọi là khóa. Như khảo khóa khóa thi, công khóa khóa học, v.v.
② Thuế má. Như diêm khóa thuế muối.
③ Quẻ bói. Như lục nhâm khóa phép bói lục nhâm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bài học: 30 Quyển sách này gồm có 30 bài học;
② Môn học: 8 Kì học này chúng ta có tất cả 8 môn học;
③ Giờ học: Giờ học toán;
④ Thuế, đánh thuế: Đánh thuế nặng; Thuế muối;
⑤ (cũ) Phòng, khoa: Phòng kế toán;
⑥ (văn) Quẻ bói: Phép bói lục nhâm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho thi hạch hỏi để thử tài — Thuế má. Td: Thuế khóa — Một thời gian học tập. Td: Niên khóa — Trong Bạch thoại còn hiểu là việc làm trong lúc học tập, bài vở nhà trường. Cũng nói là Công khóa.

Từ ghép 16

lại
lài ㄌㄞˋ

lại

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhờ cậy
2. ích lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◎ Như: "ỷ lại" nương tựa nhờ vả không tự lo, "ngưỡng lại" trông cậy vào.
2. (Động) Ỳ, ườn ra. ◎ Như: "lại sàng" nằm ỳ trên giường.
3. (Động) Chối cãi, không nhận. ◎ Như: "để lại" chối cãi, "lại trái" quỵt nợ.
4. (Động) Đổ tội, đổ oan. ◎ Như: "vu lại" vu khống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thật thị ngộ thương, chẩm ma lại nhân?" , ? (Đệ bát thập lục hồi) Đúng là lầm lỡ bị chết, sao lại vu vạ cho người?
5. (Tính) Xấu, tệ, dở. ◎ Như: "kim niên trang giá trưởng đắc chân bất lại" năm nay hoa màu lên thật không tệ lắm.
6. (Tính) Lành, tốt. ◇ Mạnh Tử : "Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã" , , (Cáo tử thượng ) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế.
7. (Phó) May mà. ◇ Vi Ứng Vật : "Tệ cừu luy mã đống dục tử, Lại ngộ chủ nhân bôi tửu đa" , (Ôn tuyền hành ) Áo cừu rách, ngựa yếu, lạnh cóng gần muốn chết, May gặp chủ nhân chén rượu nhiều.
8. (Danh) Lợi nhuận.
9. (Danh) Họ "Lại".

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy nhờ, như ỷ lại nương tựa nhờ vả.
② Lợi, như vô lại không có ích lợi gì cho nhà, những kẻ dối trá giảo hoạt gọi là kẻ vô lại.
③ Tục cho rằng không nhận việc ấy là có là lại, có ý lần lữa cũng là lại, như để lại chối cãi.
④ Lành, như Mạnh tử nói: phú tuế tử đệ đa lại năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, ý nói no thì không cướp bóc.
⑤ Lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ cậy, dựa vào: Hoàn thành nhiệm vụ, là nhờ vào sự cố gắng của mọi người;
② Ỳ, trì hoãn: Trẻ con trông thấy đồ chơi trong tủ kính thì ỳ ra không chịu đi;
③ Chối, chối cãi, quịt, không thừa nhận: Sự thật rành rành chối cãi sao được; Quỵt nợ;
④ Đổ tội, đổ oan: Mình làm sai không nên đổ tội cho người khác;
⑤ Trách móc: Mọi người đều có trách nhiệm, không thể trách móc một cá nhân nào;
⑥ (khn) Xấu, dở: Tốt và xấu; Dù ngon hay dở, tôi đều ăn được cả; Mùa màng năm nay thật không tệ;
⑦ Lười biếng;
⑧ (văn) Lành: Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành (Mạnh tử);
⑨ (văn) Lấy;
⑩ [Lài] (Họ) Lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ cậy. Nhờ vả. Td: Ỷ lại ( nhờ vả người khác ) — Lợi ích. Mối lợi — Chối, không nhận. Td: Lại trái ( chối nợ, vỡ nợ ).

Từ ghép 7

tập
xí ㄒㄧˊ

tập

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. áo liệm người chết
2. tập kích, lẻn đánh, đánh úp
3. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo liệm người chết.
2. (Danh) Lượng từ: bộ, chiếc (đơn vị áo, chăn, đệm, v.v.). ◇ Sử Kí : "Tứ tướng quốc y nhị tập" (Triệu thế gia ) Ban cho tướng quốc hai bộ áo.
3. (Danh) Họ "Tập".
4. (Động) Mặc thêm áo liệm cho người chết.
5. (Động) Mặc thêm áo ngoài. ◇ Lễ Kí : "Hàn bất cảm tập, dưỡng bất cảm tao" , (Nội tắc ) Lạnh không dám mặc thêm áo ngoài, ngứa không dám gãi.
6. (Động) Mặc (quần áo). ◇ Tư Mã Tương Như : "Tập triều phục" (Thượng lâm phú ) Mặc triều phục.
7. (Động) Chồng chất, trùng lập. ◇ Hoài Nam Tử : "Thử thánh nhân sở dĩ trùng nhân tập ân" (Phiếm luận ) Do đó mà thánh nhân chồng chất đức nhân trùng lập ân huệ.
8. (Động) Noi theo, nhân tuần. ◎ Như: "duyên tập" 沿 noi theo nếp cũ. ◇ Lục Cơ : "Hoặc tập cố nhi di tân, hoặc duyên trọc nhi cánh thanh" , 沿 (Văn phú ) Hoặc theo cũ mà thêm mới, hoặc theo đục mà càng trong.
9. (Động) Kế thừa, nối tiếp, tiếp nhận. ◎ Như: "thế tập" đời đời nối tiếp chức tước. ◇ Tả truyện : "Cố tập thiên lộc, tử tôn lại chi" 祿, (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Cho nên nhận lộc trời, con cháu cậy nhờ.
10. (Động) Đánh bất ngờ, đánh úp. ◎ Như: "yểm tập" đánh úp. ◇ Tả truyện : "Phàm sư hữu chung cổ viết phạt, vô viết xâm, khinh viết tập" , , (Trang Công nhị thập cửu niên ) Phàm binh có chiêng trống gọi là "phạt", không có gọi là "xâm", gọn nhẹ bất ngờ (dùng khinh binh) gọi là "tập".
11. (Động) Đến với, đập vào. ◎ Như: "xuân phong tập diện" gió xuân phất vào mặt. ◇ Khuất Nguyên : "Lục diệp hề tố chi, phương phỉ phỉ hề tập dư" , (Cửu ca , Thiểu tư mệnh ) Lá xanh cành nõn, hương thơm ngào ngạt hề phả đến ta.
12. (Động) Điều hòa, hòa hợp. ◇ Hoài Nam Tử : "Thiên địa chi tập tinh vi âm dương" (Thiên văn ) Trời đất hợp khí làm thành âm dương.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lót, một bộ quần áo gọi là nhất tập .
② Noi theo, như duyên tập 沿 noi cái nếp cũ mà theo. Đời nối chức tước gọi là thế tập .
③ Đánh lẻn, đánh úp, làm văn đi ăn cắp của người gọi là sao tập .
④ Áo liệm người chết.
⑤ Mặc áo.
⑥ Chịu nhận,
⑦ Hợp lại.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tập kích, đột kích, đánh úp: Tập kích ban đêm. (Ngr) Thâm nhiễm, xâm nhập: Hơi lạnh thâm nhiễm vào người;
② Kế tục, noi theo, rập theo khuôn sáo cũ: Sao chép lại, quay cóp (văn, thơ của người khác), rập khuôn một cách máy móc; Thế truyền, cha truyền con nối;
③ (văn) Áo lót;
④ (văn) Áo liệm người chết;
⑤ (văn) Mặc áo;
⑥ (loại) Bộ, chiếc: Một chiếc áo bông;
⑦ (văn) Chịu nhận;
⑧ (văn) Hợp lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo mặc chồng ra ngoài — Nhiều lớp chồng chất — Một cái ( nói về quần áo ). Td: Y nhất tập ( một cái áo ) — Noi theo đời trước — Đánh úp.

Từ ghép 19

sâm
shēn ㄕㄣ

sâm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ sâm (thứ cỏ quý, lá như bàn tay, hoa trắng, dùng làm thuốc)
2. sao Sâm (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển Trần Văn Chánh

Như.
cầu
qiú ㄑㄧㄡˊ

cầu

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: cầu long ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Theo truyền thuyết là một loài rồng không có sừng.
2. (Danh) § Xem "cầu long" .
3. (Tính) Xoăn, quăn. ◎ Như: "cầu nhiêm" râu quăn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưỡng tí hữu thiên cân chi lực, bản lặc cầu nhiêm, hình dong thậm vĩ" , , (Đệ nhị thập bát hồi) Hai cánh tay có sức mạnh nghìn cân, sườn tấm phản, râu xoắn, hình dáng rất to lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Con rồng có sừng gọi là cầu long .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Con rồng con. Cg. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con rồng có sừng — Quanh co uốn khúc như rồng.

Từ ghép 2

chǒu ㄔㄡˇ

phồn thể

Từ điển phổ thông

xấu xa

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Xấu, khó coi (tướng mạo). ◎ Như: "hình mạo đoản xú" hình dạng thấp bé xấu xí.
2. (Tính) Xấu xa, không tốt. ◎ Như: "xú danh" tiếng xấu. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ vi thiên hạ tể, bất bình. Kim tận vương cố vương ư xú địa, nhi vương kì quần thần chư tướng thiện địa" , . , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương làm chúa tể thiên hạ, nhưng không công bình. Nay phong cho tất cả các vua cũ làm vương ở những đất xấu, còn cho quần thần, tướng tá của ông ta làm vương ở những nơi đất tốt.
3. (Tính) Nhơ nhuốc, ô uế. ◇ Tư Mã Thiên : "Hạnh mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Đạo cư xử không gì nhơ nhuốc bằng làm nhục tổ tiên, sự nhục nhã không gì nặng hơn bị cung hình.
4. (Động) Ghét. ◇ Tả truyện : "Ố trực xú chánh" (Chiêu Công nhị thập bát niên ) Ghét ngay ghét phải.
5. (Động) Xấu hổ, hổ thẹn. ◇ Sử Kí : "Dĩ tu tiên quân tông miếu xã tắc, quả nhân thậm xú chi" , (Ngụy thế gia ) Để tủi cho tông miếu xã tắc của tổ tiên, quả nhân rất hổ thẹn.
6. (Động) Giống như, cùng loại. ◇ Mạnh Tử : "Kim thiên hạ địa xú đức tề" (Công Tôn Sửu hạ ) Nay trong thiên hạ đất giống nhau, đức ngang nhau.
7. (Danh) Sự xấu xa, việc không vinh dự.
8. (Danh) Người xấu xa, đê tiện.
9. (Danh) Hậu môn, lỗ đít động vật. ◇ Lễ Kí : "Ngư khứ ất, miết khứ xú" , (Nội tắc ) Cá bỏ ruột, ba ba bỏ hậu môn.
10. (Danh) Họ "Xú".

Từ điển Thiều Chửu

① Xấu. Tục dùng làm một tiếng để mắng nhiếc người.
② Xấu hổ. Phàm sự gì bị người ta ghét hay để hổ cho người đều gọi là xú, như xuất xú để xấu, bày cái xấu ra.
③ Xấu xa, như xú tướng hình tướng xấu xa.
④ Giống, như sách Mạnh Tử nói Kim thiên hạ xú đức tề trong thiên hạ bây giờ đức giống như nhau, đức ngang như nhau.
⑤ Tù binh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hổ, bẩn thỉu: Tướng mạo xấu; Cô ta trông không xấu;
② (văn) Có thể so sánh, giống: Hiện trong thiên hạ đức giống nhau, đức ngang nhau (Mạnh tử);
③ (văn) Tù binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xa ( nói về tính tình ) — Xấu xí ( nói về mặt mũi ) — Hổ thẹn. Xấu hổ — Việc lạ lùng quái dị.

Từ ghép 9

ngoa
é

ngoa

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. làm bậy
2. sai, nhầm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sai lầm. ◇ Chu Hi : "Bách thế chủng mậu ngoa, Di luân nhật đồi bĩ" , (San bắc kỉ hành ) Trăm đời nối theo sai lầm, Đạo lí ngày một suy đồi.
2. (Danh) Lời phao đồn không có căn cứ. ◎ Như: "dĩ ngoa truyền ngoa" lời đồn đãi không chính xác kế tiếp nhau truyền đi.
3. (Danh) Họ "Ngoa".
4. (Tính) Sai, không đúng thật, không chính xác. ◎ Như: "ngoa ngôn" lời nói bậy, "ngoa tự" chữ sai. ◇ Thi Kinh : "Dân chi ngoa ngôn, Ninh mạc chi trừng?" , (Tiểu nhã , Miện thủy ) Những lời sai trái của dân, Há sao không ngăn cấm?
5. (Động) Hạch sách, dối gạt, lừa bịp, vu khống. ◎ Như: "ngoa trá" lừa gạt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngoa tha tha khiếm quan ngân, nã tha đáo nha môn lí khứ" , (Đệ tứ thập bát hồi) Vu cho nó thiếu tiền công, bắt nó đến cửa quan.
6. (Động) Cảm hóa. ◇ Thi Kinh : "Thức ngoa nhĩ tâm, Dĩ húc vạn bang" , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Hầu mong cảm hóa lòng ngài, Mà nuôi dưỡng muôn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Làm bậy. Như ngoa ngôn lời nói bậy, ngoa tự chữ sai, v.v.
② Tại cớ gì mà hạch đòi tiền của cũng gọi là ngoa. Như ngoa trá lừa gạt.
③ Hóa.
④ Động.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, nhầm, bậy: Chữ sai; Nghe nhầm đồn bậy;
② Hạch sách, lòe bịp, tống tiền;
③ (văn) Cảm hóa: Cảm hóa lòng ngươi (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tiết Nam Sơn);
④ (văn) Động đậy (dùng như , bộ ): Có con nằm ngủ, có con động đậy (Thi Kinh: Tiểu nhã, Vô dương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói dối. Dối trá. Truyện Trê Cóc có câu: » Quan truyền bắt cóc ra tra, sao bay đơn kiện sai ngoa làm vầy « — Ta còn hiểu là nói quá sự thật — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là lừa gạt tiền bạc của người khác.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.