diệu
miào ㄇㄧㄠˋ

diệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hay, đẹp, tuyệt, kỳ diệu, tài tình

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Tốt, hay, đẹp. ◎ Như: "tuyệt diệu hảo từ" lời hay đẹp vô cùng, "diệu cảnh" cảnh đẹp.
2. (Tính) Khéo léo, tinh xảo, mầu nhiệm, thần kì. ◎ Như: "diệu kế" kế sách thần kì, "diệu lí" lẽ sâu xa, tinh vi, mầu nhiệm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Ngôn thử kinh thâm diệu, thiên vạn kiếp nan ngộ" , (Tùy hỉ công đức phẩm đệ thập bát ) Nói rằng kinh này sâu xa mầu nhiệm, nghìn muôn kiếp khó gặp.
3. (Tính) Non, trẻ. ◎ Như: "diệu niên" tuổi trẻ.
4. (Danh) Sự lí sâu xa, huyền nhiệm. ◇ Đạo Đức Kinh : "Dĩ quan kì diệu" (Chương 1) Để xem xét sự lí thâm áo, tinh vi của Đạo.
5. (Danh) Họ "Diệu".

Từ điển Thiều Chửu

① Khéo, hay, thần diệu lắm. Tinh thần khéo léo mầu nhiệm không thể nghĩ nghị được gọi là diệu. Tuổi trẻ gọi là diệu niên .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tốt, đẹp, khéo, hay: Đồ đẹp và khéo, đồ tinh xảo; Cảnh đẹp; Hay chết chỗ nói; Cách này rất hay, biện pháp này rất tốt;
② Thần kì, thần tình, tài tình, thần diệu, tuyệt diệu, hay, giỏi: Phương sách hay; Kế hay, diệu kế; Tính toán tài tình; Phương pháp tài tình, mưu mẹo tài tình; Anh ấy trả lời rất hay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp — Nhỏ nhặt — Khéo léo — Thân tình, vượt khỏi mức thường.

Từ ghép 39

điệt
dié ㄉㄧㄝˊ, diè ㄉㄧㄝˋ

điệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

già 80 tuổi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tuổi cao, tuổi lớn. ◇ Thuyết văn giải tự : "Điệt, niên bát thập viết điệt" , .
2. (Danh) Phiếm chỉ người già, người cao tuổi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cũng như chữ điệt .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Già nua — Người già từ 80 tuổi trở lên.
đổ
dǔ ㄉㄨˇ

đổ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tường ngăn
2. ngăn ngừa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa, tường một trượng gọi là "bản" , tường cao năm bản gọi là "đổ" .
2. (Danh) Phiếm chỉ tường, vách. ◇ Tô Thức : "Hoàn đổ tiêu nhiên" (Phương Sơn Tử truyện ) Tường vách tiêu điều.
3. (Danh) Mười sáu cái chuông hoặc khánh treo thành hàng gọi là "đổ" .
4. (Danh) Lượng từ: bức, vách, tường. ◎ Như: "nhất đổ yên trần" một tường khói bụi, "nhất đổ tường" một bức tường.
5. (Danh) Họ "Đổ".
6. (Động) Ở. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Pháp Chính bái phục. Tự thử quân dân an đổ" . (Đệ lục thập ngũ hồi) Pháp Chính chịu lẽ ấy là phải. Từ đó, quân dân an cư lạc nghiệp.
7. (Động) Ngăn trở, làm nghẽn. ◎ Như: "phòng đổ" ngăn ngừa.
8. (Động) Nói chẹn họng (dùng lời nói ngăn chặn, đè ép, lấn át người khác). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lão da thính liễu, tựu sanh liễu khí, thuyết nhị da nã thoại đổ lão da" , , (Đệ tứ thập bát hồi) Ông tôi nghe thế, nổi giận, bảo là cậu Hai đem lời chẹn họng ông tôi.
9. (Tính) Buồn bực, bực dọc. ◇ Lão Xá : "Ngã yếu bất cân Triệu Đại da thuyết thuyết, tâm lí đổ đắc hoảng" , (Long tu câu , Đệ nhị mạc).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tường ngăn, tường một trượng gọi là bản, năm bản gọi là đổ.
② Yên đổ yên vững.
③ Phòng đổ ngăn ngừa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lấp kín, chắn, chặn, đóng lại, cúp, khóa: 窿 Lấp kín cái lỗ; ? Anh chắn ngang cửa người ta làm sao qua được? Xả thân lấp lỗ châu mai; Ngăn ngừa;
② Tức thở, khó thở: Tức ngực cảm thấy khó chịu;
③ Tường ngăn;
④ Tường một trượng là bản, tường năm bản là đổ;
⑤ Bức: Một bức tường;
⑥ [Dư] (Họ) Đổ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường thấp — Ngăn trở.

Từ ghép 4

trắc
zè ㄗㄜˋ

trắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nghiêng ngả
2. âm trắc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghiêng. § Thông "trắc" . ◇ Quản Tử : "Nhật cực tắc trắc, nguyệt mãn tắc khuy" , 滿 (Bạch tâm ) Mặt trời đến chỗ cực thì nghiêng, mặt trăng đầy thì vơi.
2. (Tính) Chật, hẹp. ◎ Như: "hiệp trắc" chật hẹp, "trắc lộ" đường hẹp. ◇ Hán Thư : "Hiểm đạo khuynh trắc, thả trì thả xạ" , (Trào Thác truyện ) Đường hiểm trở nghiêng hẹp, vừa chạy vừa bắn.
3. (Tính) Áy náy, trong lòng không yên. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Trung hoài khiểm trắc, tự thán vô duyên" , (Đệ cửu thập cửu hồi) Lòng dạ băn khoăn, tự than thở không có duyên (gặp gỡ).
4. (Danh) Tiếng "trắc" (gồm ba thanh: "thượng, khứ, nhập" , , ). Đối lại với tiếng "bình" bằng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thập ma nan sự, dã trị đắc khứ học! Bất quá thị khởi, thừa, chuyển, hợp, đương trung thừa, chuyển thị lưỡng phó đối tử, bình thanh đối trắc thanh, hư đích đối hư đích, thật đích đối thật đích" , ! , , , , , , , , (Đệ tứ thập bát hồi) (Làm thơ) có gì khó mà phải học? Chẳng qua chỉ có khai, thừa, chuyển, hợp, trong đó thừa và chuyển đều là hai vế đối nhau, tiếng bằng đối với tiếng trắc, hư đối với hư, thực đối với thực.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiêng, như phản trắc nghiêng ngửa, tráo trở.
② Tiếng trắc, đối lại với tiếng bằng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hẹp, chật, chật hẹp: Chật hẹp;
② Nghiêng: , 滿 Mặt trời đến chỗ cực thì nghiêng, mặt trăng đầy thì vơi (Quản tử);
③ Trong lòng áy náy;
④ Bên (dùng như ): Bên núi Côn Sơn (Hán thư);
⑤ 【】trắc thanh [zèsheng] Tiếng trắc, âm trắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghiêng, lệch qua một bên — Nhỏ hẹp. Chật — Một thanh trong tiếng Trung Hoa, gồm chung các thanh Thượng, Khứ, Nhạp — Một thanh trong tiếng Việt Nam, chỉ chung những chữ mang các dấu Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng.

Từ ghép 2

võng
wǎng ㄨㄤˇ

võng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: võng lượng ,,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) "Võng lượng" giống yêu quái ở gỗ đá trong núi sông. ◇ Tây du kí 西: "Dã bất hiểu đắc hữu thậm ma quỷ túy võng lượng, tà ma tác háo" , (Đệ thập bát hồi) Không hề biết có yêu quỷ tinh linh, tà ma tác quái chi cả. § Cũng viết là hoặc .

Từ điển Thiều Chửu

① Võng lượng giống yêu quái ở gỗ đá. Có khi viết là . Còn viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Một giống yêu quái. Xem [liăng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Võng .

Từ ghép 2

dực
yì ㄧˋ

dực

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cánh chim
2. vây cá
3. sao Dực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cánh (chim, sâu, v.v.). ◎ Như: "thiền dực" cánh ve sầu, "điểu dực" cánh chim.
2. (Danh) Cánh (quân đội, máy bay, v.v.). ◎ Như: Phép quân ngày xưa chia làm ba cánh, hai cánh bên gọi là "tả dực" cánh quân bên trái, và "hữu dực" cánh quân bên mặt.
3. (Danh) Sao "Dực".
4. (Danh) Vây cá.
5. (Danh) Thuyền. ◇ Trương Hiệp : "Nhĩ nãi phù tam dực, hí trung chỉ" , (Thất mệnh ) Ngươi bèn chèo ba thuyền, vui chơi ở bãi giữa sông.
6. (Danh) Tên đất.
7. (Danh) Họ "Dực".
8. (Động) Giúp đỡ, trợ giúp. ◎ Như: "phụ dực" giúp rập, "dực đái" phò tá.
9. (Động) Che chở. ◎ Như: "yến dực di mưu" mưu tính cho đàn sau, "noãn dực" nuôi nấng che chở cho nên người.
10. (Động) Ấp con (chim). ◎ Như: "yến dực" chim yến ấp con.
11. (Tính) Kính cẩn, nghiêm cẩn. ◇ Luận Ngữ : "Một giai xu, dực như dã" , (Hương đảng ) (Khổng Tử) lui về chỗ ngồi, vẻ cung kính.
12. (Tính) Quy củ, chỉnh tề.
13. (Tính) Thứ nhì, sau. § Thông "dực" . ◎ Như: "dực nhật" ngày mai.

Từ điển Thiều Chửu

① Cánh chim, chỗ cánh mọc lông ra để bay gọi là dực. Cánh của các loài sâu cũng gọi là dực.
② Giúp, ở bên mà giúp đỡ gọi là dực, như phụ dực giúp rập, dực đái phò tá, v.v. Phép quân ngày xưa chia làm ba cánh, hai cánh bên gọi là tả dực và hữu dực .
③ Che chở, nên, loài chim ấp con gọi là dực, như yến dực chim yến ấp con. Vì thế nên người ta mưu tính cho đàn sau gọi là yến dực di mưu . Nuôi nấng che chở cho nên người gọi là noãn dực , v.v.
④ Cùng nghĩa với chữ dực .
⑤ Sao Dực.
⑥ Vây cá.
⑦ Thuyền.
⑧ Kính.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cánh (cánh chim, cánh máy bay, cánh quân): Chim có hai cánh; Không cánh mà bay; Máy bay hai cánh; Cánh quân bên tả;
② Cạnh: Cạnh sườn;
③ (văn) Giúp, phụ trợ: Giúp đỡ, phụ trợ; Giúp giập; Để giúp giập thiên tử (Hán thư: Triều Thác truyện);
④ (văn) Che đậy, che chở: Con chim che phủ nó (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân);
⑤ (văn) Như ;
⑥ (văn) Vây cá;
⑦ (văn) Thuyền;
⑧【】dực dực [yìyì] (văn) a. Kính cẩn, nghiêm cẩn, cẩn thận, dè dặt: Hết sức cẩn thận (Thi Kinh: Đại nhã, Chưng dân); b. Mạnh mẽ, đông đúc, thịnh vượng; c. Quy củ, tề chỉnh, ngăn nắp: Kinh đô nhà Thương thật có quy củ (Thi Kinh: Thương tụng, Ân Võ); d. Nhẹ nhàng, nhẹ nhõm: Bay lượn trên cao nhẹ nhõm (Khuất Nguyên: Li tao);
⑨ [Yì] Sao Dực;
⑩ [Yì] (Họ) Dực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông cánh chim — Cánh chim — Vây cá — Che chở — Giúp đỡ — Kính trọng — Cái mái nhà — Cánh quân — Cái thuyền — Tên một ngôi sao trong Nhị Thập Bát tú — Cũng dùng như chữ Dực .

Từ ghép 10

quyện
juàn ㄐㄩㄢˋ

quyện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mệt mỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mỏi mệt. ◎ Như: "quyện điểu quy sào" chim mỏi bay về tổ. ◇ Nguyễn Du : "Đồ trường tê quyện mã" (Hà Nam đạo trung khốc thử ) Đường dài, ngựa mệt hí vang.
2. (Tính) Suy kém. ◇ Tam quốc chí : "Hành niên bát thập, chí khí suy quyện" , (Quản Ninh truyện ).
3. (Động) Chán nản, chán ghét. ◇ Dịch Kinh : "Thần Nông thị một, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn thị tác, thông kì biến, sử dân bất quyện" , , , , , 使 (Hệ từ hạ ) Họ Thần Nông mất, các họ Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn nổi lên tiếp tục chuyển khắp các biến đổi, làm cho dân không chán nản.
4. (Động) Cuộn lại, cuốn lại. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Mỏi mệt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mệt, mỏi: Mệt mỏi; Dạy người không biết mỏi (Luận ngữ);
② Chán: Chán nản.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt mỏi — Chán chường.

Từ ghép 7

gū ㄍㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cô đơn, lẻ loi, cô độc
2. mồ côi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Mồ côi. § Ít tuổi mất cha hoặc cha mẹ đều mất. ◎ Như: "cô nhi" trẻ mồ côi. ◇ Quản Tử : "Dân sanh nhi vô phụ mẫu, vị chi cô tử" , (Khinh trọng ) Dân sinh không có cha mẹ gọi là mồ côi.
2. (Tính) Lẻ loi, đơn độc. ◎ Như: "cô nhạn" con chim nhạn đơn chiếc. ◇ Vương Duy : "Đại mạc cô yên trực, Trường hà lạc nhật viên" , (Sử chí tắc thượng 使) Sa mạc sợi khói thẳng đơn chiếc, Sông dài mặt trời tròn lặn.
3. (Tính) Cô lậu, không biết gì cả. ◎ Như: "cô thần" .
4. (Tính) Hèn kém, khinh tiện.
5. (Tính) Độc đặc, đặc xuất. ◎ Như: "cô tuấn" (tướng mạo) thanh tú, cao đẹp.
6. (Tính) Nhỏ. ◎ Như: "cô đồn" .
7. (Tính) Xa. ◇ Hán Thư : "Thần niên thiếu tài hạ, cô ư ngoại quan" , (Chung Quân truyện ).
8. (Tính) Quái dị, ngang trái. ◎ Như: "cô tích" khác lạ, gàn dở. § Ghi chú: cũng có nghĩa là hẻo lánh.
9. (Danh) Đặc chỉ con cháu người chết vì việc nước.
10. (Danh) Chỉ người không có con cái.
11. (Danh) Quan "cô". § Dưới quan Tam Công có quan "Tam cô" , tức "Thiếu sư" , "Thiếu phó" , "Thiếu bảo" .
12. (Danh) Vai diễn quan lại trong hí kịch.
13. (Danh) Họ "Cô".
14. (Đại) Tiếng nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là nói tự khiêm là kẻ đức độ kém. Đời sau gọi các vua là "xưng cô đạo quả" là theo ý ấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh lai Ngô, cô dục sử Tử Du lưu chi" , 使 (Đệ bát thập nhị hồi) Khổng Minh đến (Đông) Ngô, quả nhân muốn sai Tử Du giữ ông ta ở lại.
15. (Động) Làm cho thành cô nhi.
16. (Động) Thương xót, cấp giúp. ◇ Pháp ngôn : "Lão nhân lão, cô nhân cô" , (Tiên tri ).
17. (Động) Nghĩ tới, cố niệm.
18. (Động) Phụ bạc. § Cũng như "phụ" . ◎ Như: "cô ân" phụ ơn. ◇ Tây du kí 西: "Nhất tắc bất cô tha ngưỡng vọng chi tâm, nhị lai dã bất phụ ngã viễn lai chi ý" , (Đệ tam thập hồi) Một là khỏi phụ tấm lòng ngưỡng vọng của người, hai là không uổng cái ý của tôi từ xa đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Mồ côi, mồ côi cha sớm gọi là cô.
② Cô độc, như cô lập vô trợ trọi một mình không ai giúp. Học thức dốt nát hẹp hòi gọi là cô lậu , tính tình ngang trái gọi là cô tịch đều là cái ý nghĩa không cùng hòa hợp với chúng cả.
③ Trọi trót, vật gì vượt ra hơn các vật khác gọi là cô, như cô sơn núi trọi, cô thụ cây trọi, v.v.
④ Quan cô, dưới quan Tam-công có quan tam cô , tức thiếu sư , thiếu phó , thiếu bảo .
⑤ Tiếng nói nhún mình của các vua chư hầu, nghĩa là mình tự khiêm mình là kẻ đức độ kém. Ðời sau gọi các vua là xưng cô đạo quả là theo ý ấy.
⑥ Phụ bạc, như cô ân phụ ơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mồ côi;
② Một mình, trơ trọi, cô đơn, lẻ loi: Trơ trọi một mình không ai giúp; Núi trọi; Cây trọi;
③ Ta (vương hầu thời phong kiến tự xưng): Xưng vua xưng chúa; Ta có được Khổng Minh cũng giống như cá có nước vậy (Tam quốc chí); Thật hợp với ý ta (Tư trị thông giám);
④ (cũ) Quan cô (tên chức quan, nằm khoảng giữa chức Tam công và Lục khanh, gồm Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo);
⑤ (văn) Cô Phụ, phụ bạc, bội bạc, phụ: Phụ ơn;
⑥ (văn) Quy tội (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có cha. Cha chết — Một mình — Bỏ đi. Phụ rẫy. Ruồng bỏ — Quê mùa thấp kém — Tiếng tự xưng khiêm nhường của bậc Vương hầu thời trước.

Từ ghép 47

linh
lián ㄌㄧㄢˊ, líng ㄌㄧㄥˊ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mưa lác đác
2. vụn vặt, lẻ, linh
3. héo rụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưa lác đác, mưa rây.
2. (Danh) Số không. ◎ Như: "nhất linh nhị" một không hai (102).
3. (Danh) Họ "Linh".
4. (Động) Rơi xuống, giáng. ◎ Như: "cảm kích thế linh" cảm động rớt nước mắt, "điêu linh" tàn rụng, tan tác. ◇ Thi Kinh : "Linh vũ kí linh" (Dung phong , Đính chi phương trung ) Mưa lành đã rơi xuống.
5. (Danh) Số lẻ, số dư ra. ◎ Như: "linh đầu" số lẻ, "niên kỉ dĩ kinh bát thập hữu linh" tuổi đã ngoài tám mươi.
6. (Tính) Lác đác, thưa thớt (rơi xuống). ◇ Thi Kinh : "Ngã lai tự đông, Linh vũ kì mông" , (Bân phong , Đông san ) Ta từ đông đến, Mưa phùn lác đác rơi.
7. (Tính) Lẻ, vụn vặt. ◎ Như: "linh tiền" (1) tiền lẻ, (2) tiền tiêu vặt, (3) thu nhập phụ thêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa lác đác, mưa rây.
② Rơi xuống. Như Kinh Thi nói linh vũ kí linh mưa lành đã xuống, trận mưa ứng điềm lành đổ xuống.
③ Lẻ. Chưa đủ số đã định gọi là linh, thí dụ như tính số trăm mà chưa đủ trăm thì số ấy gọi là số linh. Cái ngôi không của số đếm cũng gọi là linh. Như nhất linh nhị một trăm lẻ hai, nghĩa là không đủ số mười.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lẻ tẻ, lặt vặt: Ăn vặt, quà vặt; Tiêu vặt; Bán lẻ; Đổi nguyên ra lẻ;
② Số lẻ, dôi ra, ngoài: Tuổi tác đã ngoài tám mươi; Hơn bốn mươi người;
③ (Số) lẻ: Một năm lẻ ba ngày; Ba năm lẻ một quý;
④ Số không (0): Số 405; 2-2=0 (hai trừ hai bằng không). Cv. ○;
⑤ Độ 0 trên nhiệt kế: Năm độ trên độ không; Mười độ dưới độ không;
⑥ Rơi rụng, tàn tạ: Rơi rụng; Tàn tạ;
⑦ (văn) Mưa lác đác, mưa rây;
⑧ (văn) Rơi xuống: Mưa lành đã rơi xuống (Thi Kinh);
⑨ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa lất phất, mưa nhỏ rơi rớt lại sau cơn mưa lớn — Rơi rụng. Héo rụng — Số thừa, số lẻ ra.

Từ ghép 9

bố
bù ㄅㄨˋ

bố

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vải vóc
2. bày ra

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vải, những đồ dệt bằng gai, bằng sợi bông. ◎ Như: "miên bố" vải bông, "sa bố" vải lụa, "bố bạch" vải vóc.
2. (Danh) Tiền tệ (ngày xưa). ◎ Như: "hóa bố" , "toàn bố" đều là thứ tiền ngày xưa.
3. (Danh) Chức quan. ◎ Như: Đầu tỉnh có quan "bố chánh" nghĩa là chức quan thi hành chánh trị.
4. (Danh) Họ "Bố".
5. (Động) Bày, xếp đặt. ◎ Như: "bố trí" đặt để, sắp xếp, "bố cục" sắp xếp cho có mạch lạc.
6. (Động) Tuyên cáo. ◎ Như: "bố cáo" nói rõ cho mọi người biết, "tuyên bố" bày tỏ cho mọi người biết.
7. (Động) Kể, trần thuật.
8. (Động) Phân tán, ban ra, cho khắp. ◎ Như: "bố thí" cho khắp, cho hết. § Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới "Bồ-tát" , phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Phục đổ Ngụy vương, tự đăng vị dĩ lai, đức bố tứ phương, nhân cập vạn vật" , , , (Đệ bát thập hồi) Từ khi Ngụy Vương lên ngôi đến nay, ân đức ban khắp bốn phương, nhân nghĩa ra tới muôn vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Vải, những đồ dệt bằng gai bằng sợi bông gọi là bố.
② Tiền tệ, như hóa bố , toàn bố đều là thứ tiền ngày xưa.
③ Bày, bày đặt đồ đạc gọi là bố. Ðem các lẽ nói cho mọi người nghe cũng gọi là bố.
④ Cho, như bố thí cho khắp, cho hết. Phép tu nhà Phật có sáu phép tu tới Bồ-tát, phép bố thí đứng đầu, vì phép này trừ được ngay cái bệnh tham vậy. Ðầu tỉnh có quan bố chánh nghĩa là chức quan thi hành chánh trị vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vải: Vải (dệt bằng bông); Vải gai; Vải sơn, vải nhựa;
② Bố, bá, nói ra: Tuyên bố; Thẳng thắn, lấy thành thực mà đãi người;
③ Bày, dàn, xếp, giăng bủa: Trải như sao giăng như cờ, chi chít;
④ Tiền tệ thời xưa;
⑤ [Bù] (Họ) Bố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vải — Tiền bạc — Bày ra. Sắp ra — Nói rõ ra.

Từ ghép 53

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.