bão, bạo, bộc
bào ㄅㄠˋ, bó ㄅㄛˊ, pù ㄆㄨˋ

bão

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giông bão

bạo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. to, mạnh
2. tàn ác
3. hấp tấp, nóng nảy

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hung dữ, tàn ác. ◎ Như: "tham bạo" tham tàn, "bạo ngược" ác nghịch, "bạo khách" trộm giặc.
2. (Tính, phó) Vội, chợt đến. ◎ Như: "tật phong bạo vũ" gió táp mưa sa, "bạo lãnh" chợt rét, "bạo phát" chợt giàu.
3. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bạo điễn thiên vật" (Vũ Thành ) Tận diệt chim muông cây cỏ sinh vật.
4. (Động) Bắt bằng tay không. ◇ Luận Ngữ : "Bạo hổ bằng hà" (Thuật nhi ) Bắt hổ tay không, lội sông, toàn những việc nguy hiểm. § Chỉ kẻ hữu dũng vô mưu.
5. Một âm là "bộc". (Động) Phơi, bày ra. § Tục viết là . ◎ Như: "bộc lộ" phơi rõ ra ngoài, phơi bày.

Từ điển Thiều Chửu

① Tàn bạo, như tham bạo , bạo ngược . Trộm giặc gọi là bạo khách , v.v.
② Làm hại, như bạo điễn thiên vật .
③ Vội, chợt đến, như tật phong bạo vũ gió táp mưa sa, bạo lãnh chợt rét, bạo phát chợt giàu.
④ Bạo hổ bắt hổ tay không.
⑤ Một âm là bộc. Phơi. Tục quen viết là .
⑥ Bộc lộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① To và mạnh, mạnh và gấp, chợt đến, đến bất ngờ, đột ngột: Bạo bệnh, bệnh nặng đột ngột; Chợt rét; Bão táp, dông tố;
② Hấp tấp, nóng nảy: Nóng tính, tính khí nóng nảy; Anh này nóng tính quá;
③ Dữ tợn, hung ác, tàn bạo: Tàn bạo;
④ Hủy hoại, không thương tiếc: Tự hủy hoại và ruồng bỏ mình;
⑤ Lộ ra, phơi ra, bày ra: 【】bạo lộ [bàolù] Bộc lộ, lộ ra, phơi bày, bày ra, lộ: Lộ mục tiêu; Phơi trần;
⑥ (văn) Làm hại, hiếp: Tàn hại của trời; Lấy nhiều hiếp ít (Trang tử);
⑦ (văn) Bắt bằng tay không: Không dám bắt hổ bằng tay không (Thi Kinh);
⑧ [Bào] (Họ) Bạo. Xem [pù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hung tợn dữ dằn — Chống đối, làm loạn — Hao tốn, mất mát — Mau lẹ, mạnh mẽ — Tay không mà bắt — Một âm khác là Bộc.

Từ ghép 53

bộc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Hung dữ, tàn ác. ◎ Như: "tham bạo" tham tàn, "bạo ngược" ác nghịch, "bạo khách" trộm giặc.
2. (Tính, phó) Vội, chợt đến. ◎ Như: "tật phong bạo vũ" gió táp mưa sa, "bạo lãnh" chợt rét, "bạo phát" chợt giàu.
3. (Động) Làm hại. ◇ Thư Kinh : "Bạo điễn thiên vật" (Vũ Thành ) Tận diệt chim muông cây cỏ sinh vật.
4. (Động) Bắt bằng tay không. ◇ Luận Ngữ : "Bạo hổ bằng hà" (Thuật nhi ) Bắt hổ tay không, lội sông, toàn những việc nguy hiểm. § Chỉ kẻ hữu dũng vô mưu.
5. Một âm là "bộc". (Động) Phơi, bày ra. § Tục viết là . ◎ Như: "bộc lộ" phơi rõ ra ngoài, phơi bày.

Từ điển Thiều Chửu

① Tàn bạo, như tham bạo , bạo ngược . Trộm giặc gọi là bạo khách , v.v.
② Làm hại, như bạo điễn thiên vật .
③ Vội, chợt đến, như tật phong bạo vũ gió táp mưa sa, bạo lãnh chợt rét, bạo phát chợt giàu.
④ Bạo hổ bắt hổ tay không.
⑤ Một âm là bộc. Phơi. Tục quen viết là .
⑥ Bộc lộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Phơi (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phơi ra. Phơi cho khô — Phơi bày cho rõ — Một âm khác là Bạo.

Từ ghép 4

cốt
gū ㄍㄨ, gú ㄍㄨˊ, gǔ ㄍㄨˇ

cốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương cốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương. ◎ Như: "kiên giáp cốt" xương bả vai, "tỏa cốt" xương đòn (quai xanh), "quăng cốt" xương cánh tay, "cân cốt" gân và xương.
2. (Danh) Chỉ xác chết, thi cốt. ◇ Cao Bá Quát : "Bích thảo đa tình oanh chiến cốt" (Cảm phú ) Cỏ biếc nặng tình quấn quanh xác lính chết trận. ◇ Đỗ Phủ : "Chu môn tửu nhục xú, Lộ hữu đống tử cốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ) Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường người chết cóng.
3. (Danh) Thân mình, khu thể. ◇ Tống Liêm : "Thì binh hậu tuế cơ, Dân cốt bất tương bảo" , (Đỗ Hoàn Tiểu truyện ).
4. (Danh) Chỉ thịt của gia súc dùng để cúng tế. § Tức là những con "sinh" . ◇ Lễ Kí : "Phàm vi trở giả, dĩ cốt vi chủ. Cốt hữu quý tiện. Ân nhân quý bễ, Chu nhân quý kiên" , . . , (Tế thống ).
5. (Danh) Khung, nan, cốt. ◎ Như: "phiến cốt" nan quạt, "cương cốt thủy nê" xi-măng cốt sắt.
6. (Danh) Chỉ thành phần chủ yếu.
7. (Danh) Rễ cây. ◇ Quản Tử : "Phong sanh mộc dữ cốt" (Tứ thì ).
8. (Danh) Phẩm chất, tính chất. ◇ Lí Ngư : "Cụ tùng bách chi cốt, hiệp đào lí chi tư" , 姿 (Nhàn tình ngẫu kí , Chủng thực , Mộc bổn ).
9. (Danh) Chỉ thật chất, cái lẽ thật bên trong. ◇ Lỗ Tấn : "Cố thử sự chánh diệc vị khả tri, ngã nghi tất cốt nô nhi phu chủ, kì trạng dữ chiến khu đồng" , , (Thư tín tập , Trí đài tĩnh nông ).
10. (Danh) Chỉ khí chất. ◇ Tấn Thư : "Thử nhi hữu kì cốt, khả thí sử đề" , 使 (Hoàn Ôn truyện ).
11. (Danh) Chỉ bổn tính, tính cách. ◎ Như: "ngạo cốt" phong cách kiêu ngạo, "phong cốt" tính cách.
12. (Danh) Chỉ tâm thần, tâm ý. ◇ Giang Yêm : "Sử nhân ý đoạt thần hãi, tâm chiết cốt kinh" 使, (Biệt phú ).
13. (Danh) Chỉ nét chữ cứng cỏi hùng mạnh. ◇ Tô Thức : "Đông Pha bình thì tác tự, cốt sanh nhục, nhục một cốt, vị thường tác thử sấu diệu dã" , , , (Đề tự tác tự ).
14. (Danh) Chỉ đường hướng và khí thế của thơ văn. ◇ Văn tâm điêu long : "Cố luyện ư cốt giả, tích từ tất tinh" , (Phong cốt ).
15. (Danh) Tỉ dụ đáy lòng sâu xa. ◇ Vương Sung : "Dĩ vi tích cổ chi sự, sở ngôn cận thị, tín chi nhập cốt, bất khả tự giải" , , , (Luận hành , Tự kỉ ).
16. (Danh) Tỉ dụ (trong lời nói) hàm ý bất mãn, chế giễu... ◇ Mao Thuẫn : "Lí Ngọc Đình bất minh bạch tha môn đích thoại trung hữu cốt" (Tí dạ , Cửu).
17. (Danh) Khắc (thời giờ). § Dịch âm tiếng Anh: quarter. ◇ Khang Hữu Vi : "Âu nhân ư nhất thì chi trung, phân tứ cốt, mỗi cốt tam tự, diệc đồng ư thì số" , , , (Đại đồng thư , Ất bộ đệ tứ chương ).
18. (Danh) Họ "Cốt".
19. (Danh) Tức "cốt phẩm chế" . § Chế độ của tộc Tân La ngày xưa, dựa theo huyết thống phân chia đẳng cấp (hoàng thất, quý tộc...).
20. (Giới) Vẫn cứ, vẫn lại. § Dùng như: "hoàn" , "nhưng nhiên" . ◇ Lí Lai Lão : "Tú áp thùy liêm, cốt hữu hứa đa hàn tại" , (Quyện tầm phương , Từ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xương, là một phần cốt yếu trong thân thể người và vật.
② Cái cốt, dùng để làm cái mẫu để đúc nắn các hình đứng đều gọi là cốt.
③ Thứ cốt khắc sâu vào. Giận người không quên gọi là hàm chi thứ cốt .
④ Cứng cỏi. Như kẻ cứ đứng thẳng mà can, không a dua nịnh hót gọi là cốt ngạnh (xương cá).
⑤ Người chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương (từ được dùng trong một vài thành ngữ thông tục). Xem [gu], [gư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương: Xương sọ; Xương bả vai; Xương đòn (quai xanh); Xương cánh tay; Xương sườn; Xương mỏ ác; Xương cột sống; Xương quay; Xương trụ; Xương đai hông; Xương cổ tay; Xương bàn tay; Xương ngón tay; Xương cùng; Xương bánh chè; Xương đùi; Xương chày; Xương mác; Xương bàn chân; Xương ngón; Xương đuôi (mu);
② Nan, cốt, khung: Nan quạt; Xi măng cốt sắt;
③ Tinh thần, tính nết, tính cách, cốt cách: Cốt cách thanh tao như mai, tinh thần trong như tuyết;
④ (văn) Cứng cỏi: Thẳng thắn không a dua;
⑤ (văn) Người chết. Xem [gu], [gú].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】cốt đóa nhi [guduor] (khn) Nụ hoa;
② 【】cốt lục [gulu] Lăn long lóc. Xem [gú], [gư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương — Chỉ sự cứng cỏi — Chính yếu.

Từ ghép 61

bác cốt 髆骨bạch cốt 白骨bài cốt 排骨băng cơ ngọc cốt 冰肌玉骨bộc cốt 暴骨cân cốt 筋骨chẩm cốt 枕骨chỉ cốt 指骨chi cốt 肢骨chùy cốt 椎骨chưởng cốt 掌骨cổ cốt 股骨cốt bồn 骨盆cốt cách 骨格cốt cách 骨骼cốt đóa nhi 骨朵兒cốt đổng 骨董cốt hôi 骨灰cốt khôi 骨灰cốt lập 骨立cốt mạc 骨膜cốt ngạnh 骨鯁cốt nghạch 骨鯁cốt nhục 骨肉cốt nhục tương tàn 骨肉相殘cốt pháp 骨法cốt quan tiết 骨關節cốt sấu như sài 骨瘦如柴cốt tủy 骨髓cốt tử 骨子cốt tướng 骨相cơ cốt 肌骨cùng cốt 窮骨diện cốt 面骨đầu cốt 頭骨hài cốt 骸骨hiếp cốt 脅骨hổ cốt 虎骨kê cốt 雞骨khắc cốt 刻骨khí cốt 氣骨khô cốt 枯骨lặc cốt 肋骨mai cốt 梅骨mao cốt tủng nhiên 毛骨悚然ngọc cốt 玉骨nhan diện cốt 顏面骨nhập cốt 入骨nhuyễn cốt 輭骨ô cốt kê 烏骨雞phàm cốt 凡骨phấn cốt toái thân 粉骨碎身phong cốt 風骨phú cốt 富骨quăng cốt 肱骨quy cốt 歸骨quyền cốt 權骨sấu cốt 瘦骨tiên phong đạo cốt 仙風道骨tiếp cốt 接骨tọa cốt 座骨
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

lộng
lòng ㄌㄨㄥˋ, nòng ㄋㄨㄥˋ

lộng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mân mê ngắm nghía
2. đùa dỡn, bỡn cợt, trêu chọc
3. thổi sáo, thổi tiêu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mân mê, cầm chơi. ◇ Thi Kinh : "Nãi sinh nam tử, (...) Tái lộng chi chương" (Tiểu nhã , Tư can ) Đẻ ra con trai, ... Cho chơi ngọc chương. § Vì thế mừng ai đẻ con trai thì gọi là "lộng chương chi hỉ" .
2. (Động) Ngắm nghía, thưởng ngoạn. ◎ Như: "lộng nguyệt" ngắm trăng.
3. (Động) Đùa bỡn, trêu chọc. ◎ Như: "hí lộng" đùa bỡn. ◇ Chu Văn An : "Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy" (Miết trì ) Ánh trăng trên nước bên cầu đùa giỡn với bóng chiều.
4. (Động) Khinh thường. ◎ Như: "vũ lộng" khinh nhờn.
5. (Động) Làm. ◎ Như: "lộng phạn" làm cơm.
6. (Động) Lấy. ◎ Như: "tha lộng lai nhất đính mạo tử" anh ấy lấy một cái mũ.
7. (Động) Xem xét, tìm cách, truy cứu. ◎ Như: "giá kiện sự nhất định yêu lộng thanh sở tài hành" việc đó nhất định phải xem xét rõ ràng rồi mới làm.
8. (Động) Khiến cho, làm cho. ◎ Như: "lộng đắc đại gia bất cao hứng" làm cho mọi người không vui lòng.
9. (Động) Dao động, quấy động. ◎ Như: "giá tiêu tức bả đại gia lộng đắc nhân tâm hoàng hoàng" tin đó làm lòng người mọi nhà dao động sợ hãi.
10. (Động) Thổi, tấu, biểu diễn. ◎ Như: "lộng địch" thổi sáo.
11. (Động) Kêu, hót (chim chóc).
12. (Động) Trang điểm, tu sức. ◇ Ôn Đình Quân : "Lại khởi họa nga mi, Lộng trang sơ tẩy trì" , (Bồ tát man ) Biếng dậy vẽ lông mày, Trang điểm chải tóc uể oải.
13. (Động) Gian dối, dâm loạn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhĩ Nhị da tại ngoại đầu lộng liễu nhân, nhĩ tri đạo bất tri đạo?" , (Đệ lục thập thất hồi) Cậu hai mày gian dâm ở ngoài, mày có biết không?
14. (Danh) Tên khúc nhạc. ◎ Như: "mai hoa tam lộng" .
15. (Danh) Đường riêng trong cung vua.
16. (Danh) Ngõ, hẻm. ◎ Như: "hạng lộng" ngõ hẻm. ◇ Nam sử : "Xuất tây lộng, ngộ thí" 西, (Tề Phế Đế Uất Lâm vương bổn kỉ ) Chạy ra hẻm phía tây, bị giết chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Mân mê ngắm nghía, nay gọi sinh con trai là lộng chương , sinh con gái là lộng ngõa .
② Lấy người ra làm trò đùa cũng gọi là lộng. Như hí lộng đùa bỡn, vũ lộng khinh nhờn, v.v.
③ Thổi. Như lộng địch thổi sáo. Lại là tên khúc nhạc nữa.
④ Ngõ. Cũng như chữ hạng .

Từ điển Trần Văn Chánh

(đph) Ngõ: Ngõ phố. Xem [nòng].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chơi, bỡn, giỡn, đùa, nghịch: Trẻ con thích nghịch cát; Đùa giỡn; Khinh nhờn;
② Làm, nấu: Nấu cơm; Làm bẩn;
③ Lấy, kiếm: Anh đi lấy tí nước về đây;
④ Giở: Giở thủ đoạn;
⑤ Khiến cho, làm cho: Làm cho mọi người không vui lòng;
⑥ (văn) Mân mê ngắm nghía: Sinh con trai; Sinh con gái;
⑦ (văn) Thổi: Thổi sáo. Xem [lòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui chơi. Ngắm nghía mà chơi — Khinh lờn — Tấu nhạc — Đường nhỏ. ngõ hẹp.

Từ ghép 34

giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả cá" cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

y, ý
yì ㄧˋ

y

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tán thán. Tiếng than thở. Như chữ Y — Một âm là Ý. Xem Ý.

Từ ghép 3

ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý, ý nghĩ
2. dự tính, ý định
3. lòng dạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Thiều Chửu

① Ý chí. trong lòng toan tính gì gọi là ý. Trong văn thơ có chỗ để ý vào mà không nói rõ gọi là ngụ ý .
② Ức đạc. Như bất ý không ngờ thế, ý giả sự hoặc như thế, v.v.
③ Ý riêng.
④ Nước Ý (Ý-đại-lợi).
⑤ Nhà Phật cho ý là phần thức thứ bảy, tức là Mạt-na-thức, nó hay phân biệt nghĩ ngợi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều suy nghĩ trong lòng, ý, ý tưởng: Ý hợp nhau lòng phục nhau;
② Ý muốn, ý hướng, ý nguyện, nguyện vọng: Ý muốn của con người; Đây là lòng tốt của anh ấy;
③ Ý, ý nghĩa: Từ không diễn được ý nghĩa;
④ Sự gợi ý, vẻ: Khí trời khá gợi nên ý mùa thu, khí hậu có vẻ thu;
⑤ Ngờ, tưởng nghĩ: Bất ngờ;
⑥ [Yì] Nước Ý, nước I-ta-li-a.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều nghĩ ngợi trong óc — Điều mong muốn. Đoạn trường tân thanh : » Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm « — Lo liệu. Ước lượng trước — làm theo điều mình nghĩ — Tên gọi tắt của nước Ý Đại Lợi — Một âm là Y. Xem Y.

Từ ghép 94

ác ý 恶意ác ý 惡意bất giới ý 不戒意bất kinh ý 不經意bất ý 不意bổn ý 本意bút ý 筆意chấp ý 執意chỉ ý 旨意chủ ý 主意chú ý 注意chúc ý 屬意chung ý 鍾意cố ý 故意cưỡng gian dân ý 強姦民意đại ý 大意đắc ý 得意địch ý 敌意địch ý 敵意đồng ý 同意giới ý 介意hàm ý 含意hợp ý 合意hữu ý 有意hữu ý tứ 有意思lưu ý 畱意nã chủ ý 拿主意nguyện ý 願意phật ý 咈意quá ý bất khứ 過意不去sinh ý 生意sơ ý 初意sơ ý 疏意súc ý 蓄意tại ý 在意tâm ý 心意thâm ý 深意thất ý 失意thích ý 適意thụ ý 授意thụy ý 睡意tiểu sinh ý 小生意tình ý 情意toại ý 遂意trí ý 致意trung ý 中意trước ý 著意tư ý 私意tự ý 自意tửu ý 酒意ưng ý 應意xuân ý 春意xuất kì bất ý 出其不意xứng ý 稱意ý biểu 意表ý căn 意根ý chí 意志ý chỉ 意旨ý dã 意也ý đại lợi 意大利ý đồ 意图ý đồ 意圖ý giả 意者ý hoặc 意或ý hội 意會ý hợp 意合ý hướng 意向ý khí 意气ý khí 意氣ý kiến 意見ý kiến 意见ý liệu 意料ý mã 意馬ý nghĩa 意义ý nghĩa 意義ý nghiệp 意業ý ngoại 意外ý nguyện 意愿ý nguyện 意願ý nhi 意而ý nhị 意蘃ý niệm 意念ý tại ngôn ngoại 意在言外ý thái 意態ý thú 意趣ý thức 意識ý thức 意识ý trí 意智ý trung 意中ý trung nhân 意中人ý tứ 意思ý tự 意緖ý tưởng 意想ý vị 意味
cao
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cao
2. kiêu, đắt
3. cao thượng, thanh cao
4. nhiều, hơn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Cao. Trái lại với "đê" thấp. ◎ Như: "sơn cao thủy thâm" núi cao sông sâu.
2. (Tính) Kiêu, đắt. ◎ Như: "cao giá" giá đắt.
3. (Tính) Nhiều tuổi. ◎ Như: "cao niên" bậc lão niên, nhiều tuổi.
4. (Tính) Giọng tiếng lớn. ◎ Như: "cao ca" tiếng hát to, tiếng hát lên giọng.
5. (Tính) Giỏi, vượt hơn thế tục, khác hẳn bực thường. ◎ Như: "cao tài sanh" học sinh ưu tú, "cao nhân" người cao thượng. ◇ Nguyễn Du : "Thạch ẩn cao nhân ốc" (Đào Hoa dịch đạo trung ) Đá che khuất nhà bậc cao nhân.
6. (Tính) Tôn quý. ◎ Như: "vị cao niên ngải" địa vị tôn quý, tuổi lớn.
7. (Danh) Chỗ cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao trông ra xa.
8. (Danh) Họ "Cao". ◎ Như: "Cao Bá Quát" (1808-1855).
9. (Động) Tôn sùng, kính trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Cao. Trái lại với thấp. Như sơn cao thủy thâm núi cao sông sâu.
② Kiêu, đắt. Như nói giá kiêu giá hạ vậy.
③ Không thể với tới được gọi là cao. Như đạo cao .
④ Cao thượng, khác hẳn thói tục. Như cao nhân người cao thượng. Nguyễn Du : Thạch ẩn cao nhân ốc (Ðào Hoa dịch đạo trung ) đá che khuất nhà bậc cao nhân.
⑤ Giọng tiếng lên cao. Như cao ca hát to, hát lên giọng.
⑥ Quý, kính.
⑦ Nhiều, lớn hơn. Như cao niên bậc lão niên, nhiều tuổi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cao: Tôi cao hơn anh; Tinh thần lên cao; Tháp cao 20 mét; Chất lượng cao; Phong cách cao;
② Giỏi, hay, hơn, cao cường, cao thượng; Tầm suy nghĩ của anh ấy hơn tôi; Chủ trương này rất hay; Bản lĩnh cao cường;
③ Lớn tiếng, (tiếng) cao to, to tiếng: Lớn tiếng gọi; °q Hát to tiếng;
④ Đắt đỏ: Giá đắt quá;
⑤ Nhiều tuổi, tuổi cao: Cụ ấy tuổi đã bảy mươi;
⑥ [Gao] (Họ) Cao;
⑦ [Gao] 【】Cao Li [Gaolí] Nước Cao Li (tức Hàn Quốc ngày nay).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở trên, lên tới phía trên. Trái với thấp — Quý trọng. Đáng tôn kính — Họ người.

Từ ghép 92

ba cao vọng thượng 巴高望上bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao ẩn 高隱cao bình 高平cao cấp 高級cao chẩm 高枕cao chẩm vô ưu 高枕無憂cao củng 高拱cao cư 高居cao cử 高舉cao cường 高強cao danh 高名cao dật 高逸cao diệu 高妙cao đài 高臺cao đàm 高談cao đàm khoát luận 高談闊論cao đáng 高檔cao đạo 高蹈cao đẳng 高等cao đệ 高弟cao đệ 高第cao điệu 高調cao đình 高亭cao độ 高度cao đồ 高徒cao đường 高堂cao giá 高價cao hạnh 高行cao hoài 高懷cao hội 高會cao hứng 高興cao kì 高奇cao lâu 高樓cao li 高麗cao luận 高論cao lũy thâm bích 高壘深壁cao lương 高粱cao lương tửu 高粱酒cao ly 高丽cao ly 高麗cao mạo 高帽cao minh 高明cao môn 高門cao nghĩa bạc vân 高義薄雲cao ngọa 高臥cao nguyên 高原cao nhã 高雅cao nhân 高人cao niên 高年cao ốc kiến linh 高屋建瓴cao phẩm 高品cao phi viễn tẩu 高飛遠走cao phi viễn tẩu 高飞远走cao quan 高官cao quý 高貴cao quỹ 高軌cao sĩ 高士cao siêu 高超cao sơn lưu thủy 高山流水cao tăng 高僧cao tằng 高層cao thành thâm trì 高城深池cao thủ 高手cao thượng 高尚cao tiêu 高標cao tổ 高祖cao tuấn 高峻cao túc 高足cao tung 高蹤cao vọng 高望cao xướng 高唱cô cao 孤高công cao vọng trọng 功高望重đái cao mạo 戴高帽đăng cao vọng viễn 登高望遠đề cao 提高đức cao vọng trọng 德高望重hảo cao vụ viễn 好高騖遠nhãn cao thủ đê 眼高手低sơn cao thủy trường 山高水長sùng cao 崇高tài trí cao kì 材智高奇tăng cao 增高tâm cao 心高thanh cao 清高tiêu cao 标高tiêu cao 標高tối cao 最高tối cao pháp viện 最高法院tự cao 自高平地起 vạn trượng cao lâu bình địa khởi 萬丈高樓
yến
yàn ㄧㄢˋ

yến

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yến tiệc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiệc, bữa tiệc. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Dung nghênh tiếp Huyền Đức nhập thành, tự lễ tất, đại thiết diên yến khánh hạ" , , (Đệ thập nhất hồi) Khổng Dung đón tiếp (Lưu) Huyền Đức vào thành, làm lễ xong, bày tiệc lớn ăn mừng.
2. (Động) Bày tiệc, mở tiệc. ◎ Như: "yến khách" mở tiệc đãi khách.
3. (Động) Ở yên, nghỉ ngơi. ◇ Hán Thư : "Thiếu bảo, thiếu phó, thiếu sư, thị dữ thái tử yến giả dã" , , , (Giả Nghị truyện ) Thiếu bảo, thiếu phó, thiếu sư, cùng với thái tử ở yên.
4. (Tính) Yên ổn, yên tĩnh. ◎ Như: "tịch nhiên yến mặc" yên tĩnh trầm lặng.
5. (Tính) Vui vẻ. ◇ Thi Kinh : "Yến nhĩ tân hôn, Như huynh như đệ" , (Bội phong , Cốc phong ) Chàng vui với vợ mới cưới, Như anh như em.
6. (Phó) An nhàn, an tĩnh. ◇ Tô Thức : "Khể thủ Quan Âm, Yến tọa bảo thạch" , (Ứng mộng Quan Âm tán ) Cúi đầu sát đất lạy Quan Âm, An tĩnh ngồi đá báu.

Từ điển Thiều Chửu

① Yên nghỉ.
② Thết, ăn yến. Lấy rượu thịt thết nhau gọi là yến.
③ Vui.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đãi, mời, thết (tiệc): Đãi khách, thết khách;
② Yến tiệc, tiệc tùng: Dự tiệc;
③ Yên vui: Yên vui.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn. Xem Yến tức — Vui vẻ, sung sướng — Bữa tiệc đãi khách. Thường chỉ bữa tiệc do vua khoản đãi. Truyện Hoa Tiên : » Dẫu nhàn gửi dưới bệ rồng, Đầu xuân yến mở, cửa đông tiệc bày «.

Từ ghép 26

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cắt áo, rọc, xén
2. thể chế

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắt (áo quần). ◎ Như: "tài phùng" cắt may. ◇ Cao Bá Quát : "Vi quân tài chiến y" (Chinh nhân phụ ) Vì chàng (thiếp) cắt may áo chiến.
2. (Động) Rọc. ◎ Như: "tài chỉ" rọc giấy.
3. (Động) Giảm, bớt. ◎ Như: "tài giảm" xén bớt. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Như kim thuyết nhân vi Tập Nhân thị Bảo Ngọc đích nhân, tài liễu giá nhất lượng ngân tử, đoạn hồ sử bất đắc" , , 使 (Đệ tam thập lục hồi) Bây giờ bảo Tập Nhân là người hầu của Bảo Ngọc mà bớt một lạng tiền lương thì không thể được.
4. (Động) Xét định. ◎ Như: "tổng tài" xét kĩ và phân biệt hơn kém.
5. (Động) Quyết đoán, phán đoán. ◎ Như: "tài phán" xử đoán, "tài tội" xử tội.
6. (Động) Lo lường, lượng độ.
7. (Động) Khống chế. ◎ Như: "độc tài" chuyên quyền, độc đoán.
8. (Động) Làm, sáng tác. ◇ Đỗ Phủ : "Cố lâm quy vị đắc, Bài muộn cưỡng tài thi" , ( Giang đình) Rừng xưa chưa về được, Để làm cho hết buồn phiền, gượng làm thơ.
9. (Động) Giết. ◎ Như: "tự tài" tự sát.
10. (Danh) Thể chế, cách thức, lối, loại. ◎ Như: "thể tài" thể loại.
11. (Phó) Vừa, mới, chỉ mới. § Thông "tài" . ◇ Chiến quốc sách : "Tuy đại nam tử, tài như anh nhi" , (Yên sách nhất ) Tuy là đàn ông lớn, mà cũng chỉ như con nít.

Từ điển Thiều Chửu

① Cắt áo. Như tài phùng cắt may. Phàm cứ theo cái khuôn khổ nhất định mà rọc ra đều gọi là tài. Như chỉ tài rọc giấy.
② Dè bớt, như tài giảm xén bớt.
③ Xét lựa. Như tổng tài xét kĩ và phân biệt hơn kém. Người đứng xét các trò chơi như đá bóng, đánh quần xem bên nào được bên nào thua gọi là tổng tài .
④ Thể chế, lối văn. Như thể tài lựa ra từng lối.
⑤ Quyết đoán. Như tài phán xử đoán phân phán phải trái,
⑥ Lo lường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắt: Cắt quần áo;
② Rọc: Rọc giấy;
③ Giảm, bớt: Giảm bớt quân bị;
④ Xét, xử: Trừng phạt;
⑤ Xét định, quyết đoán: Xét định;
⑥ Lối, cách: Thể tài, cách thức;
⑦ (văn) Vừa mới (dùng như , bộ ): Vừa đến gần bờ, con chó liền nhảy lên (thuyền) (Thuật dị kí); Tay vừa mới giơ lên, thì (con dế) lại nhảy tưng lên cao (Liêu trai chí dị: Xúc chức).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắt vải thành quần áo. May cắt — Đo lường — Cân nhắc tính toán — Giết chết. Td: Tự tài ( tự tử ) — Giảm bớt. Td: Tài giảm.

Từ ghép 21

long
lōng ㄌㄨㄥ, lóng ㄌㄨㄥˊ

long

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. long trọng
2. hưng thịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đầy, nhiều, dày. ◎ Như: "long trọng" trọng thể, "đức long vọng trọng" đức dày giá trọng.
2. (Tính) Hưng thịnh, hưng khởi. ◎ Như: "hưng long" , "long thịnh" .
3. (Tính) Sâu, thắm thiết. ◎ Như: "long tình hậu nghị" tình nghĩa thắm thiết.
4. (Tính, phó) Cao, gồ lên. ◎ Như: "long khởi" nhô lên, "long chuẩn" sống mũi cao.
5. (Động) Làm cho cao thêm. ◎ Như: "long tị" sửa mũi cho cao lên. ◇ Chiến quốc sách : "Tuy long Tiết chi thành đáo ư thiên, do chi vô ích dã" , (Tề sách nhất ) Tuy có nâng cao thành Tiết tới đụng trời, cũng vô ích.
6. (Động) Tôn sùng. ◎ Như: "long sư" tôn kính thầy.
7. (Danh) Họ "Long".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy ùn, đầy tù ụ, đầy đặn lại lớn lao. Vì thế nên cái gì lồi lên trội lên gọi là long khởi .
② Thịnh, dày. Như đức long vọng trọng đức thịnh giá trọng.
③ Hậu. Như chí nghị long tình nghĩa thiết tình hậu.
④ Long long ù ù, tiếng sấm động.
⑤ Tôn quý, cao nhất.
⑥ Lớn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trọng thể, trọng hậu: Long trọng;
② Hưng thịnh: Hưng thịnh; Thịnh vượng;
③ Sâu, hậu, thắm thiết: Tình nghĩa thắm thiết, nghĩa thiết tình hậu;
④ Gồ lên, lồi lên, u lên: Trán anh ấy va u lên một cục to;
⑤ (văn) Cao quý, tôn quý, nổi tiếng, vẻ vang;
⑥ (văn) Lớn;
⑦【】long long [lóng lóng] (thanh) Ầm ầm: Sấm sét ầm ầm;
⑧[Lóng] (Họ) Long.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tốt đẹp. Hưng thịnh — Phong phú, đầy đặn — To lớn — Ngọn núi nhỏ cao lên.

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.