phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. bộ nhất
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họ "Nhất".
3. (Tính) Cùng, giống nhau, tương đồng. ◎ Như: "nhất mô nhất dạng" 一模一樣 hoàn toàn giống nhau, "đại tiểu bất nhất" 大小不一 lớn nhỏ không như nhau. ◇ Trung Dung 中庸: "Cập kì thành công nhất dã" 及其成工一也 Nên công cùng như nhau vậy.
4. (Tính) Chuyên chú. ◎ Như: "chuyên nhất bất biến" 專一不變 một lòng chuyên chú không đổi.
5. (Tính) Mỗi, mỗi một, từng cái một. ◎ Như: "nhất hiệt lục bách tự" 一頁六百字 mỗi trang sáu trăm chữ.
6. (Tính) Thứ nhất. ◇ Tả truyện 左傳: "Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt" 夫戰, 勇氣也, 一鼓作氣, 再而衰, 三而竭 (Tào Quế luận chiến 曹劌論戰) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.
7. (Tính) Cả, toàn, suốt. ◎ Như: "nhất thân thị hãn" 一身是汗 cả người mồ hôi, "nhất sanh" 一生 suốt đời, "nhất đông" 一冬 cả mùa đông.
8. (Tính) Còn có một cái khác là. ◎ Như: "ba gia, nhất danh tây hồng thị" 番茄, 一名西紅柿 cà chua, còn có tên là "tây hồng thị".
9. (Động) Họp thành một. ◇ Đỗ Mục 杜牧: "Lục vương tất, tứ hải nhất" 六王畢, 四海一 (A Phòng cung phú 阿房宮賦) Sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất.
10. (Phó) Vừa mới. ◎ Như: "nhất thính tựu đổng" 一聽就懂 vừa mới nghe là hiểu ngay.
11. (Phó) Một chút, một lát (đặt giữa cùng một động từ dùng hai lần). ◎ Như: "vấn nhất vấn" 問一問 hỏi một chút, "hiết nhất hiết" 歇一歇 nghỉ một lát.
12. (Phó) Đều. ◇ Tuân Tử 荀子: "Nhất khả dĩ vi pháp tắc" 一可以為法則 (Khuyến học 勸學) Đều có thể dùng làm phép tắc.
13. (Phó) Hễ, mỗi khi, cứ mỗi lần. ◇ Tư Mã Thiên 司馬遷: "Cứu binh bất chí, sĩ tốt tử thương như tích, nhiên Lăng nhất hô lạo, quân sĩ vô bất khởi" 救兵不至, 士卒死傷如積, 然陵一呼勞, 軍士無不起 (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư 報任少卿書) Quân cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất đống, vậy mà (Lí) Lăng hễ hô một tiếng ủy lạo, quân sĩ không ai không vùng dậy.
14. (Phó) Mà lại, lại (biểu thị sự không ngờ). ◇ Sử Kí 史記: "Quả nhân chi quá nhất chí thử hồ!" 寡人之過一至此乎 (Hoạt kê truyện 滑稽傳) Lỗi của quả nhân, mà lại đến như thế sao!
15. (Liên) Hoặc, hoặc là. ◇ Trang Tử 莊子: "Nhất dĩ kỉ vi mã, nhất dĩ kỉ vi ngưu" 一以己為馬, 一以己為牛 (Ứng đế vương 應帝王) Hoặc coi mình là ngựa, hoặc coi mình là bò.
16. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí. ◇ Cổ thi 古詩: "Thượng hữu huyền ca thanh, Âm hưởng nhất hà bi" 上有絃歌聲, 音響一何悲 (Tây bắc hữu cao lâu 西北有高樓) Trên lầu có tiếng đàn ca, Âm hưởng sao mà bi thương vậy.
Từ điển Thiều Chửu
② Cùng, như sách Trung Dung nói: Cập kì thành công nhất dã 及其成工一也 nên công cùng như nhau vậy.
③ Dùng về lời nói hoặc giả thế chăng, như vạn nhất 萬一 muôn một, nhất đán 一旦 một mai, v.v.
④ Bao quát hết thẩy, như nhất thiết 一切 hết thẩy, nhất khái 一概 một mực như thế cả, v.v.
⑤ Chuyên môn về một mặt, như nhất vị 一味 một mặt, nhất ý 一意 một ý, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Một lần, một cái, lần thứ nhất: 一鼓作氣,再而衰,三而竭 Đánh trống lần thứ nhất thì binh sĩ hăng lên, đánh lần thứ hai thì lòng hăng hái giảm xuống, đánh lần thứ ba thì không còn hăng nữa (Tả truyện); 于是秦王不懌,爲一擊瓶 Do vậy vua Tần không vui, gõ vào cái lọ đất cho Triệu Huệ vương một cái (Sử kí); 赴皆一作驢鳴 Các khách đi đưa tang đều bắt chước tiếng lừa kêu lên một tiếng (Thế thuyết tân ngữ);
③ Cùng một: 咱們是一家人 Chúng ta là người trong một nhà;
④ Cả, toàn, suốt: 一生 Suốt đời; 一冬 Cả mùa đông; 一國之人皆若狂 Người trong cả nước đều như điên cuồng (Lễ kí);
⑤ Như, giống: 一樣 Như nhau, giống như;
⑥ Một lát, một chút: 歇一歇 Nghỉ một lát;
⑦ Hễ, một khi (dùng như liên từ): 一想起國家建設的突飛猛進就覺得自己的努力太不夠 Hễ nghĩ tới đà xây dựng nhanh chóng của nước nhà thì tôi cảm thấy mình làm còn ít quá; 救兵不至,士卒死傷如積,然陵一呼勞軍,士無不起 Binh cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất thành đống, vậy mà một khi (hễ, chỉ cần) Lăng hô lên một tiếng thì đám quân sĩ mỏi mệt kia không ai là không phấn khởi (Tư Mã Thiên: Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư); 蔡,許之軍, 一失其位,不得列于諸侯 Vua hai nước Thái và Hứa, một khi bị mất ngôi vị thì không được xếp vào hàng chư hầu (Tả truyện); 一聞人 之過,終身不忘 Một khi nghe được lỗi của người khác thì suốt đời không quên (Trang tử);
⑧ Thống nhất: 六王畢,四海一 Sáu vua dứt, bốn biển thống nhất (Đỗ Mục: A Phòng cung phú); 一法度衡石丈尺 Thống nhất các đồ đo lường như cân, thạch, trượng, thước (Sử kí);
⑨ Chuyên nhất: 用心一也 Tâm tư chuyên nhất (Tuân tử);
⑩ liên hợp, hợp nhất: 諸侯不可一 Chư hầu không thể hợp nhất được (Chiến quốc sách);
⑪ Như nhau, giống nhau, đồng nhất: 古今一也 ,人與我同耳 Xưa và nay là một (như nhau), người và ta đều giống nhau (Lã thị Xuân thu);
⑫ Một người nào đó: 一屠暮行,爲狼所逼 Có một tên đồ tể kia đi trong đêm, bị con sói bức hiếp (Liêu trai chí dị);
⑬ Mỗi, mỗi một: 一人一個火把 Mỗi người một bó đuốc (Tam quốc chí diễn nghĩa);
⑭ Còn có một (cái khác) nữa là: 太祖,一名吉利 Thái tổ, còn có tên là Cát Lợi (Tam quốc chí, Ngụy thư, Võ đế kỉ chú);
⑮ Đều, tất cả đều, thảy đều: 一可以爲法則 Đều có thể dùng làm chuẩn mực (cho người khác) (Tuân tử); 參代可爲漢相國,舉事無所變更,一遵蕭何約束 Tào Tham thay cho Tiêu Hà làm tướng quốc nhà Hán, mọi việc không có gì thay đổi, thảy đều tuân theo những quy định cũ của Tiêu Hà (Sử kí); 行營之事,一決都將 Mọi việc trong hành dinh đều do quan Đô tướng quyết định (Cựu Đường thư);
⑯ Vừa mới: 初一交戰,操 軍不利,引次江北 Lúc đầu khi mới giao chiến, quân của Tào Tháo bất lợi, bèn dẫn lui về đóng ở phía bắc Trường Giang (Tư trị thông giám);
⑰ Hoặc giả, hoặc là; có thể (biểu thị ý suy trắc): 不知彼而知 己,一勝一負 Không biết người mà chỉ biết mình thì có thể thắng, có thể bại (Tôn tử: Mưu chính);
⑱ Khi thì (biểu thị sự biến đổi không ngừng của trạng thái hoặc động tác): 七年之中,一予一奪,二三 孰甚馬 Chỉ trong vòng bảy năm, khi thì cho khi thì cướp đi, sự thay đổi thật là quá lắm! (Tả truyện, Thành công bát niên);
⑲ Mà, lại (biểu thị tình huống bất ngờ): 寡人之過,一至此乎! Lỗi của quả nhân, lại đến thế kia sao! (Sử kí); 何令人之景慕,一至于此 耶! Sao khiến người ta ngưỡng mộ lại đến mức như thế! (Lí Bạch: Dữ Hàn Kinh Châu thư);
⑳ Một, cái một (dùng như danh từ): 道生 一,一生二,二生三,三生萬物 Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật (Lão tử);
㉑ Trợ từ, dùng tăng cường ngữ khí (không dịch): 將軍宜一爲天下除患,名揚後世 Tướng quân nên trừ họa cho thiên hạ, danh lừng đến đời sau (Hậu Hán thư);
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 135
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí 史記: "Tề sứ giả như Lương" 齊使者如梁 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" 遠親不如近鄰 người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí 史記: "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" 吳起乃自知弗如田文 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 孫子吳起列傳) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" 恂恂如也 lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" 愛人如己 thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西遊記: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" 委的沒有, 如有即當奉承 (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ 論語: "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" 方六七十, 如五六十, 求也為之, 比及三年, 可使足民 (Tiên tiến 先進) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" 然. ◎ Như: "đột như kì lai" 突如其來 đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" 子之燕居, 申申如也, 夭夭如也 (Thuật nhi 述而) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" 如 ... 何 nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ 論語: "Khuông nhân kì như dư hà" 匡人其如予何 (Tử Hãn 子罕) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" 如.
10. (Danh) Họ "Như".
Từ điển Thiều Chửu
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã 恂恂如也 lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả 如有用我也 bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà 匡人其如予何 người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề 如薺 đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Như, giống như: 愛人如己 Thương người như thể thương thân; 堅強如鋼 Bền vững như thép. 【如…比】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: 一旦臨小利害,僅如毛髮比 Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【如此】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: 如此勇敢 Gan dạ như thế; 當然如此 Tất nhiên là như vậy; 【如何】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: 近況如何 Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: 如何逆虜來侵犯? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【如…何】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: 其如土石何? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【如 今】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: 如今人方爲刀俎,我爲魚肉 Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【如…然】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: 人之視己,如見其肺肝然 Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【如同】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: 他如同啞巴一樣老不吭聲 Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【如許】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): 郎君別後瘐如許,無乃從前作詩苦? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【如…焉】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như 如…然 [rú...rán]): 君子之過也,如日月之食焉 Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【如之何】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: 吾慾攻虞,則郭救之,如之何? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: 我不如他 Tôi không bằng anh ấy; 自以爲不如 Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như 之, nghĩa ⑪): 如廁 Đi nhà xí; 權將如吳 Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使如秦受地 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: 如不同意,可提意見 Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; 如知其非義,斯速已矣,何待來年 Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【如果】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: 如果有時間,我一定來 Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: 如果早知道一天,就來得及了 Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【如或】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 如使 [rúshê]; 【如令】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 如使;【如其】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: 你如其不信,可以親自去問 Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【如若】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【如使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 如使仁而不報,奚爲修善立名乎? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【如有】như hữu [ruýôu] (văn) Như 如使;
⑥ (văn) Và: 公如大夫入 Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: 方六七十,如五六十 Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: 如實論之,殆虛言也 Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 見利如前,乘便而起 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: 丞相如有 驕主色 Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: 寡人如就見者也 Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như 然): 突如其來 Đến một cách đột ngột; 恂恂如也 Có vẻ tin cẩn thật thà; 天下晏如也 Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 28
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Trợ) Biểu thị cảm thán: thay, vậy thay. § Cũng như "tai" 哉. ◇ Luận Ngữ 論語: "Thậm hĩ ngô suy dã" 甚矣吾衰也 (Thuật nhi 述而) Ta đã suy lắm thay.
3. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn. § Dùng như "hồ" 乎 để hỏi lại. ◇ Luận Ngữ 論語: "Nguy nhi bất trì, điên nhi bất phù, tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ?" 危而不持, 顛而不扶, 則將焉用彼相矣 (Quý thị 季氏) Nước nguy biến mà không biết bảo vệ, nước nghiêng ngã mà không biết chống đỡ, thì ai dùng mình làm tướng làm gì?
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển Thiều Chửu
② Dùng làm trợ từ, cũng như chữ tai 哉, như thậm hĩ ngô suy hĩ 甚矣,吾衰矣 (Luận ngữ 論語) tệ quá, ta suy quá lắm rồi.
③ Dùng như chữ hồ 乎 để hỏi lại, như tắc tương yên dụng bỉ tướng hĩ 則將焉用彼相矣 (Luận ngữ 論語) thì sẽ dùng họ giúp làm gì ư?
Từ điển Trần Văn Chánh
② Vậy, rồi vậy, vậy thay (trợ từ, biểu thị sự cảm thán): 甚矣吾衰也 Ta đã suy quá rồi vậy! (Luận ngữ); 久矣,吾不復夢見周公! Đã lâu rồi, ta không mộng thấy ông Chu công nữa! (Luận ngữ). 【矣夫】hĩ phù [yêfú] (văn) Trợ từ liên dụng, biểu thị sự cảm thán và suy đoán: 苗而不秀者有矣夫! Có lúa non mà lẽ nào không có lúa trổ bông ư! (Luận ngữ); 哀哉復哀哉,此是命矣夫! Thương thay lại thương thay, đó có lẽ là mệnh chăng! (Toàn Hán phú);【矣乎】hĩ hồ [yêhu] (văn) Thế ư, vậy ư (trợ từ liên dụng, biểu thị sự đương nhiên, bao hàm ý cảm thán hoặc nghi vấn): 中庸之爲德,其至矣乎! Cái đức của đạo trung dung là cùng tột vậy ư! (Luận ngữ); 易其至矣乎! Đạo dịch là cùng tột vậy ư! (Chu Dịch); 公曰:可矣乎! Công nói: Có thể vậy ư? (Tả truyện); 夫子聖矣乎? Phu tử (thầy) là bậc thánh ư? (Mạnh tử);【矣哉】hĩ tai [yê zai] (văn) Vậy thay, vậy ư (trợ từ liên dụng ở cuối câu, biểu thị sự cảm thán hoặc phản vấn): 大矣哉! Lớn lao vậy thay!; 宮室盛矣哉! Cung thất đồ sộ vậy thay! (Sử kí); 愚之知有以賢于人而愚豈可謂知矣哉? Trí của kẻ ngu có khi cho là tài giỏi hơn người nhưng há có thể bảo ngu là trí được ư? (Mặc tử) (知=智);
③ Trợ từ cuối câu, biểu thị nghi vấn hoặc phản vấn: 危而不持,顛而不扶,則將焉用彼相矣? Nước nguy khốn mà không giữ gìn, nghiêng ngửa mà không nâng đỡ, thì dùng kẻ đó làm tướng chi vậy? (Luận ngữ); 何如斯可以從政矣? Như thế nào thì mới có thể trông coi chính sự được? (Luận ngữ); 以堯繼堯,夫又何變之有矣? Lấy một người như vua Nghiêu để kế nghiệp vua Nghiêu thì có gì thay đổi đâu? (Tuân tử);
④ Trợ từ cuối câu, biểu thị ý khẳng định: 我慾仁,斯仁至矣 Ta muốn đức nhân, thì đức nhân đến vậy (Luận ngữ); 雖曰未學,吾必謂之學矣 (Người như vậy), tuy nói rằng không học, nhưng ta cho rằng đã có học rồi (Luận ngữ);
⑤ Trợ từ dùng cuối một đoạn câu, biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: 漢之廣矣,不可泳思 Sông Hán rộng lớn, không lội qua được (Thi Kinh);
⑥ Trợ từ cuối câu, biểu thị yêu cầu hoặc mệnh lệnh: 先生休矣! Tiên sinh thôi đi vậy! (Chiến quốc sách); 君無疑矣! Ngài chớ có nghi ngờ! (Thương Quân thư); 公往矣,毌污我 Ngài đi đi, chớ có làm nhơ ta! (Hán thư).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. trôi, chảy
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" 氣流 luồng hơi, "noãn lưu" 暖流 luồng ấm, "điện lưu" 電流 dòng điện, "xa lưu" 車流 dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" 九流 chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" 清流 dòng trong, "trọc lưu" 濁流 dòng đục, "thượng lưu" 上流 dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" 下流 dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" 流內 dòng ở trong, "lưu ngoại" 流外 dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" 未入流.
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" 水流溼 nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" 淚流 nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 汗流滿面 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch 李白: "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" 孤帆遠影碧空盡, 唯見長江天際流 (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然 chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" 流行 đưa đi khắp, "lưu động" 流動 xê dịch, "lưu chuyển" 流轉 từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" 流利 trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" 流傳 truyền lại, "lưu phương" 流芳 để lại tiếng thơm, "lưu độc" 流毒 để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" 流蕩忘反 trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" 流連荒亡 lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" 放流 đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" 流目 liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" 改土歸流 đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" 流雲 mây trôi giạt, "lưu dân" 流民 dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" 流言 lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" 流年 năm tháng qua mau, "lưu quang" 流光 bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" 流矢 tên lạc, "lưu đạn" 流彈 đạn lạc.
Từ điển Thiều Chửu
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu 九流 (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu 清流 dòng trong, trọc lưu 濁流 dòng đục, thượng lưu 上流 dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu 下流 dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội 流內 dòng ở trong, lưu ngoại 流外 dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu 未入流.
⑤ Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động 流動, lưu chuyển 流轉, lưu lợi 流利, v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu 飄流, lưu lạc 流落, dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân 流民, giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu 流寇, ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái 流丐, nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng 流倡, v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền 流傳, lưu phương 流芳 để tiếng thơm mãi, lưu độc 流毒 để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn 流言.
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản 流蕩忘反 trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong 流連荒亡 lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong 流風 hay lưu tục 流俗.
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu 周流, luân lưu 輪流, v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang 流光, lưu niên 流年, v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu 放流.
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan 流官. Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư 土司, đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu 改土歸司.
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Di chuyển, chuyển động: 流轉 Lưu động; 流星 Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: 流芳 Lưu danh; 流言 Đồn đại;
④ Sa vào: 流于形式 Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: 流放 Đi đày;
⑥ Dòng (nước): 河流 Dòng sông; 洪流 Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): 氣流 Luồng hơi, luồng không khí; 寒流 Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; 電流 Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: 九流 Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: 飄流 Phiêu lưu; 流落 Lưu lạc; 流民 Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): 第一流作家 Nhà văn bậc nhất.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 67
phồn thể
Từ điển phổ thông
2. lẫn lộn
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" 摻雜 trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" 雜務 việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh 易經: "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" 其稱名也, 雜而不越 (Hệ từ hạ 繫辭下) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" 雜種 giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" 平兒咬牙罵道: 都是那賈雨村什麼風村, 半路途中哪裏來的餓不死的野雜種 (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" 雜支 nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" 雜糧 các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư 後漢書: "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" 法度衰毀, 上下僭雜 (Triệu Tư truyện 趙咨傳) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.
Từ điển Thiều Chửu
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia 雜家. Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa 雜貨, v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức 雜職. Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương 雜糧, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Lẫn lộn, táp nham: 夾雜 Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: 畫繢之事雜五色 Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: 故先王以土與金,木,水,火雜,以成百物 Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: 雜曰... Đều nói...; 雜處 Ở chung; 其事是以不成,雜受其刑 Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【雜然】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 38
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. vẻ
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là "văn". ◎ Như: "soạn văn" 撰文 làm bài văn.
3. (Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là "văn" 文, gộp cả hình với tiếng gọi là "tự" 字. ◎ Như: "Trung văn" 中文 chữ Trung quốc, "Anh văn" 英文 chữ Anh, "giáp cốt văn" 甲骨文 chữ viết trên mai rùa, trên xương.
4. (Danh) Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn". ◎ Như: "văn minh" 文明, "văn hóa" 文化.
5. (Danh) Lễ tiết, nghi thức. ◎ Như: "phồn văn nhục tiết" 繁文縟節 lễ nghi phiền phức. ◇ Luận Ngữ 論語: "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ" 文王既沒, 文不在茲乎 (Tử Hãn 子罕) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!
6. (Danh) Phép luật, điển chương. ◎ Như: "vũ văn" 舞文 múa mèn phép luật (buộc người tội oan). ◇ Sử Kí 史記: "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" 吏士舞文弄法, 刻章偽書 (Hóa thực liệt truyện 貨殖列傳) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.
7. (Danh) Hiện tượng. ◎ Như: "thiên văn" 天文 hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), "nhân văn địa lí" 人文地理 hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.
8. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "nhất văn" 一文 một đồng tiền. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" 我三十文買一把, 也切得肉, 切得豆腐! 你的鳥刀有甚好處, 叫做寶刀 (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?
9. (Danh) Họ "Văn".
10. (Tính) Thuộc về văn, văn tự. § Đối lại với "vũ" 武. ◎ Như: "văn quan vũ tướng" 文官武將 quan văn tướng võ.
11. (Tính) Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ. ◎ Như: "văn nhã" 文雅 đẹp tốt, lịch sự, "văn tĩnh" 文靜 ôn hòa.
12. (Tính) Dịu, yếu, yếu ớt. ◎ Như: "văn hỏa" 文火 lửa liu riu.
13. (Động) Vẽ hoa văn, thích chữ. ◎ Như: "văn thân" 文身 vẽ mình. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí" 誰想今日被高俅這賊坑陷了我這一場, 文了面, 直斷送到這里 (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.
14. Một âm là "vấn". (Động) Văn sức, che đậy bề ngoài. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiểu nhân chi quá dã tất vấn" 小人之過也必文 (Tử Trương 子張) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.
Từ điển Thiều Chửu
② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字.
④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh 文明, văn hóa 文化, v.v.
⑤ Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn, như phồn văn 繁文, phù văn 浮文, v.v.
⑥ Quan văn, các quan làm việc về văn tự gọi là quan văn. Người nào có vẻ hòa nhã lễ độ gọi là văn nhã 文雅 hay văn tĩnh 文靜, v.v.
⑦ Phép luật, như vũ văn 舞文 múa mèn phép luật buộc người tội oan.
⑧ Ðồng tiền, như nhất văn 一文 một đồng tiền.
⑨ Một âm là vấn. Văn sức, như tiểu nhân chi quá dã tất vấn 小人之過也,必文 tiểu nhân có lỗi tất che đậy (văn sức điều lỗi cho không phải là lỗi).
Từ điển Trần Văn Chánh
② Văn tự, ngôn ngữ, tiếng: 越南文 Việt văn, tiếng Việt, chữ Việt;
③ Bài văn, lời văn, văn chương, văn: 散文 Văn xuôi;
④ Văn ngôn: 文言 Thể văn ngôn (của Hán ngữ); 半文半白 Nửa văn ngôn nửa bạch thoại;
⑤ Lễ nghi, văn hoa bề ngoài, văn vẻ, màu mè: 繁文縟節 Nghi lễ phiền phức; 浮文 Văn hoa phù phiếm; 文石 Đá hoa;
⑥ Văn: 文化 Văn hóa; 文明 Văn minh;
⑦ Văn, trí thức: 文官武將 Quan văn tướng võ;
⑧ Dịu, yếu, yếu ớt: 文火 Lửa dịu;
⑨ Những hiện tượng thiên nhiên: 天文 Thiên văn; 地文 Địa văn;
⑩ Đồng tiền, đồng xu: 不値一文錢 Không đáng một đồng xu;
⑪ (văn) Pháp luật, điều khoản luật pháp: 文章 Luật pháp; 與趙禹共定諸律令,務在深文 Cùng với Triệu Vũ định ra các luật lệ, cốt sao cho các điều khoản được chặt chẽ rõ ràng (Sử kí);
⑫ (văn) Chế độ lễ nhạc thời cổ: 文王旣沒,文不在茲乎? Vua Văn vương đã mất, nền văn (chế độ lễ nhạc) không ở nơi này sao? (Luận ngữ);
⑬ (văn) Vẽ hoa văn: 文身之俗蓋始此 Tục vẽ mình có lẽ bắt đầu từ đó;
⑭ Che giấu. 【文過飾非】văn quá sức phi [wénguò-shìfei] Tô điểm cho cái sai thành đúng, dùng ngôn từ đẹp đẽ để lấp liếm sai lầm, che đậy lỗi lầm;
⑮ (Thuộc về) quan văn (trái với quan võ), dân sự: 文臣 Quan văn;
⑯ [Wén] (Họ) Văn.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 136
phồn & giản thể
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là "văn". ◎ Như: "soạn văn" 撰文 làm bài văn.
3. (Danh) Chữ viết, văn tự. § Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là "văn" 文, gộp cả hình với tiếng gọi là "tự" 字. ◎ Như: "Trung văn" 中文 chữ Trung quốc, "Anh văn" 英文 chữ Anh, "giáp cốt văn" 甲骨文 chữ viết trên mai rùa, trên xương.
4. (Danh) Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn". ◎ Như: "văn minh" 文明, "văn hóa" 文化.
5. (Danh) Lễ tiết, nghi thức. ◎ Như: "phồn văn nhục tiết" 繁文縟節 lễ nghi phiền phức. ◇ Luận Ngữ 論語: "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ" 文王既沒, 文不在茲乎 (Tử Hãn 子罕) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!
6. (Danh) Phép luật, điển chương. ◎ Như: "vũ văn" 舞文 múa mèn phép luật (buộc người tội oan). ◇ Sử Kí 史記: "Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư" 吏士舞文弄法, 刻章偽書 (Hóa thực liệt truyện 貨殖列傳) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.
7. (Danh) Hiện tượng. ◎ Như: "thiên văn" 天文 hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), "nhân văn địa lí" 人文地理 hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.
8. (Danh) Đồng tiền. ◎ Như: "nhất văn" 一文 một đồng tiền. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao" 我三十文買一把, 也切得肉, 切得豆腐! 你的鳥刀有甚好處, 叫做寶刀 (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?
9. (Danh) Họ "Văn".
10. (Tính) Thuộc về văn, văn tự. § Đối lại với "vũ" 武. ◎ Như: "văn quan vũ tướng" 文官武將 quan văn tướng võ.
11. (Tính) Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ. ◎ Như: "văn nhã" 文雅 đẹp tốt, lịch sự, "văn tĩnh" 文靜 ôn hòa.
12. (Tính) Dịu, yếu, yếu ớt. ◎ Như: "văn hỏa" 文火 lửa liu riu.
13. (Động) Vẽ hoa văn, thích chữ. ◎ Như: "văn thân" 文身 vẽ mình. ◇ Thủy hử truyện 水滸傳: "Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí" 誰想今日被高俅這賊坑陷了我這一場, 文了面, 直斷送到這里 (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.
14. Một âm là "vấn". (Động) Văn sức, che đậy bề ngoài. ◇ Luận Ngữ 論語: "Tiểu nhân chi quá dã tất vấn" 小人之過也必文 (Tử Trương 子張) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.
Từ điển Thiều Chửu
② Văn từ, họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
③ Văn tự, bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn 文, gộp cả hình với tiếng gọi là tự 字.
④ Văn, cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn, như văn minh 文明, văn hóa 文化, v.v.
⑤ Văn hoa, chỉ cốt bề ngoài cho đẹp, không chuộng đến sự thực gọi là văn, như phồn văn 繁文, phù văn 浮文, v.v.
⑥ Quan văn, các quan làm việc về văn tự gọi là quan văn. Người nào có vẻ hòa nhã lễ độ gọi là văn nhã 文雅 hay văn tĩnh 文靜, v.v.
⑦ Phép luật, như vũ văn 舞文 múa mèn phép luật buộc người tội oan.
⑧ Ðồng tiền, như nhất văn 一文 một đồng tiền.
⑨ Một âm là vấn. Văn sức, như tiểu nhân chi quá dã tất vấn 小人之過也,必文 tiểu nhân có lỗi tất che đậy (văn sức điều lỗi cho không phải là lỗi).
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" 返. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" 智伯果起兵而襲衛, 至境而反, 曰: 衛有賢人, 先知吾謀也 (Vệ sách nhị 衛策二) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" 自反 tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ 論語: "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" 反手 trở tay, "dị như phản thủ" 易如反手 dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" 反敗爲勝 chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" 謀反 mưu chống ngược lại, "phản đối" 反對 phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" 反胃 (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" 反案 lật án lại, đòi xét lại vụ án.
Từ điển Thiều Chửu
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản 舉一隅則以三隅反 (Luận ngữ 論語) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản 自反 tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ 反手 trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản 謀反 mưu trái lại, phản đối 反對 trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị 反胃 bệnh dạ dầy lật lên, phiên án 反案 lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Phiên thiết (một trong những phương pháp chú âm chữ Hán). Xem 切 (2) nghĩa ⑥ (bộ 刀).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
phồn & giản thể
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. sai trái
3. trở lại
4. trả lại
Từ điển trích dẫn
2. (Động) Quay về, trở lại. § Thông "phản" 返. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã" 智伯果起兵而襲衛, 至境而反, 曰: 衛有賢人, 先知吾謀也 (Vệ sách nhị 衛策二) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.
3. (Động) Nghĩ, suy xét. ◎ Như: "tự phản" 自反 tự xét lại mình. ◇ Luận Ngữ 論語: "Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã" 不憤不啟, 不悱不發, 舉一隅不以三隅反, 則不復也 (Thuật nhi 述而) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.
4. (Động) Trở, quay, chuyển biến. ◎ Như: "phản thủ" 反手 trở tay, "dị như phản thủ" 易如反手 dễ như trở bàn tay, "phản bại vi thắng" 反敗爲勝 chuyển bại thành thắng.
5. (Động) Làm trái lại. ◎ Như: "mưu phản" 謀反 mưu chống ngược lại, "phản đối" 反對 phản ứng trái lại, không chịu.
6. Một âm là "phiên". (Động) Lật lại. ◎ Như: "phiên vị" 反胃 (bệnh) dạ dày lật lên, "phiên án" 反案 lật án lại, đòi xét lại vụ án.
Từ điển Thiều Chửu
② Trả lại, trở về.
③ Nghĩ, xét lại. Như cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản 舉一隅則以三隅反 (Luận ngữ 論語) cất một góc thì nghĩ thấu ba góc kia. Như tự phản 自反 tự xét lại mình, v.v.
④ Trở, quay. Như phản thủ 反手 trở tay.
⑤ Trái lại. Như mưu phản 謀反 mưu trái lại, phản đối 反對 trái lại, không chịu.
⑥ Một âm là phiên. Lật lại. Như phiên vị 反胃 bệnh dạ dầy lật lên, phiên án 反案 lật án lại, không phục xử thế là đúng tội, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Đảo ngược: 帽子戴反了 Mũ đội ngược rồi; 放反了 Để ngược rồi;
③ Trái lại: 他不但沒生氣,反大笑起來 Anh ấy chẳng những không giận, mà trái lại còn cười vang; 是強者之所以反弱也 Đó là lí do khiến cho kẻ mạnh trái lại thành yếu (Tuân tử). 【反而】phản nhi [făn'ér] Lại, trái lại: 從錯誤中吸取教訓,壞事反而成了好事 Từ sai lầm rút ra bài học kinh nghiệm thì việc xấu lại trở thành việc tốt; 【反之】 phản chi [fănzhi] Trái lại;
④ Trả, trở lại: 反擊 Phản kích, đánh trả; 反攻 Phản công; 反省 Ăn năn, hối lỗi. 【反復】phản phục [fănfù] a. Nhiều lần nhiều lượt: 反復思考 Nghĩ đi nghĩ lại; 反復解釋 Giải thích nhiều lần; b. Nuốt lời: 我說一是一,二是二,決不會反復的 Tôi nói sao làm vậy, quyết không nuốt lời. Cv. 反覆;
⑤ Bội phản: 反叛 Phản bội; 造反 Làm phản; 官逼民反 Quan bức dân phản;
⑥ Chống lại, phản đối: 反間諜 Chống gián điệp;
⑦ (văn) Đi trở lại, trở về (dùng như 返, bộ 辶);
⑧ (văn) Nghĩ lại, xét lại: 自反 Tự xét lại mình;
⑨ 【反正】 phản chính [fănzheng] Dù sao, dù thế nào: 無論天晴還是下雨,反正他一定要去 Bất kể trời tạnh hay mưa, dù sao nó cũng nhất định phải đi; 不管你怎麼說,反正他不答應 Dù anh có nói gì đi nữa, anh ấy cũng không đồng ý.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 58
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. ỉa, đái
3. phân, nước giải
4. liền, bèn, làm ngay
Từ điển trích dẫn
2. (Tính) Thường, xoàng, đơn giản. ◎ Như: "tiện phục" 便服 thường phục, "tiện phạn" 便飯 bữa cơm thường.
3. (Tính) Nhanh nhẹn, mẫn tiệp. ◇ Luận Ngữ 論語: "Kì tại tông miếu triều đình, tiện tiện nhiên, duy cẩn nhĩ" 其在宗廟朝廷, 便便然唯謹爾 (Hương đảng 鄉黨) Ngài (Khổng tử) ở tại tông miếu, triều đình, thì khéo léo mẫn tiệp, mà rất thận trọng.
4. (Tính) Yên ổn. ◎ Như: "tiện điện" 便殿, "tiện cung" 便宮 cung điện yên ổn.
5. (Động) Thích hợp. ◎ Như: "tiện ư huề đái" 便於攜帶 rất tiện để đeo bên mình.
6. (Động) Làm lợi cho, có lợi cho. ◇ Sử Kí 史記: "Tướng tại ngoại, chủ lệnh hữu sở bất thụ, dĩ tiện quốc gia" 將在外, 主令有所不受, 以便國家 (Ngụy Công Tử liệt truyện 魏公子列傳) Tướng ở ngoài biên thùy, lệnh của vua có cái không theo, để làm lợi ích cho quốc gia.
7. (Động) Quen thuộc. ◇ Tam quốc chí 三國志: "Bố tiện cung mã" 布便弓馬 (Lữ Bố truyện 呂布傳) (Lã) Bố quen cỡi ngựa bắn cung.
8. (Động) Bài tiết cứt, đái. ◎ Như: "tiện niệu" 便尿 đi giải.
9. (Danh) Lúc thuận tiện. ◎ Như: "tiện trung thỉnh lai cá điện thoại" 便中請來個電話 khi nào tiện xin gọi điện thoại.
10. (Danh) Cơ hội. ◇ Lí Hoa 李華: "Ngô tưởng phù bắc phong chấn Hán, Hồ binh tí tiện; chủ tướng kiêu địch, kì môn (*) thụ chiến" 吾想夫北風振漢, 胡兵伺便; 主將驕敵, 期門受戰 (Điếu cổ chiến tràng văn 弔古戰場文) Ta tưởng trận gió bắc làm rúng động quân Hán, binh Hồ thừa cơ quấy nhiễu; chủ tướng khinh địch, kì môn giao chiến. § Ghi chú (*): "kì môn" là một chức quan võ.
11. (Danh) Phân, nước đái. ◎ Như: "đại tiện" 大便 đi ỉa, "tiểu tiện" 小便 đi đái, "phẩn tiện" 糞便 cứt đái.
12. (Danh) Họ "Tiện".
13. (Phó) Liền, ngay, lập tức. ◇ Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: "Na tăng tiện niệm chú thư phù, đại triển huyễn thuật" 那僧便念咒書符, 大展幻術 (Đệ nhất hồi) Nhà sư đó liền niệm chú viết bùa, thi triển hết phép thuật ra.
14. (Phó) Biểu thị phản vấn: Há, chẳng là. ◇ Văn Đồng 文同: "Nhược vô thư tịch kiêm đồ họa, tiện bất giáo nhân bạch phát sanh?" 若無書籍兼圖畫, 便不教人白髮生 (Khả tiếu khẩu hào 可笑口號) Nếu như không có sách vở cùng đồ họa, há chẳng khiến người ta ra tóc trắng sao?
15. (Liên) Dù, cho dù, dù có. ◇ Đỗ Phủ 杜甫: "Tiện dữ tiên sanh ưng vĩnh quyết, Cửu trùng tuyền lộ tận giao kì" 便與先生應永訣, 九重泉路盡交期 (Tống Trịnh thập bát kiền 送鄭十八虔) Cho dù phải vĩnh biệt tiên sinh, Thì dưới chín suối cũng là cơ hội gặp nhau.
Từ điển Thiều Chửu
② Yên, cái gì làm cho mình được yên gọi là tiện, như tiện điện 便殿, tiện cung 便宮 cung điện nghỉ được yên, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh
② Thường, xoàng: 便飯 Bữa cơm thường;
③ Lúc thuận tiện: 得便就送去 Được lúc thuận tiện thì đưa đi ngay;
④ Liền, bèn, thì: 只要認眞學,便能學會 Chỉ cần chăm chỉ học, thì có thể học tốt; 說了便做 Hễ nói thì làm; 旬日便退 Mười ngày thì rút lui (Tam quốc chí);
⑤ (văn) Quen thuộc: 布便弓馬 Lữ Bố quen với việc cỡi ngựa bắn cung (Tam quốc chí: Ngụy thư, Lữ Bố truyện);
⑥ Ỉa, đái: 大便 Đi đồng, đi tiêu, đại tiện; 小便 Đi giải, đi tiểu, tiểu tiện; 糞便 Cứt, phân. Xem 便 [pián].
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Khéo ăn khéo nói, linh lợi hoạt bát: 便言,多令才 Nói năng hoạt bát, có nhiều tài khéo (Cổ thi: Vi Tiêu Trọng Khanh thê tác). 【便便】tiện tiện [piánpián] a. Béo phệ, phệ nệ: 邊教先腹便便,懶讀書 Biên Hiếu Tiên bụng phệ, lười đọc sách (Hậu Hán thư); 大腹便便 Bụng phệ; b. Linh lợi hoạt bát: 其在宗廟朝廷,便便言,唯謹爾 Ở chỗ tông miếu triều đình, khéo ăn khéo nói, lúc nào cũng cẩn trọng (Luận ngữ);
③ [Pián] (Họ) Tiện. Xem 便 [biàn].
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 53
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
2. quân lính
3. quân sự
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Chiến sĩ, quân đội. ◎ Như: "điều binh khiển tướng" 調兵遣將 điều khiển tướng sĩ, chỉ huy quân đội. ◇ Chiến quốc sách 戰國策: "Tần công Triệu ư Trường Bình, đại phá chi, dẫn binh nhi quy" 秦攻趙於長平, 大破之, 引兵而歸 (Triệu sách tam) Tần đánh Triệu ở Trường Bình, đại thắng, kéo quân về.
3. (Danh) Quân sự, chiến tranh. ◎ Như: "chỉ thượng đàm binh" 紙上談兵 bàn việc binh trên giấy (chỉ giỏi bàn luận quân sự trên lí thuyết).
4. (Danh) Phân loại cơ bản trong quân đội. ◎ Như: "pháo binh" 炮兵, "kị binh" 騎兵, "bộ binh" 步兵.
Từ điển Thiều Chửu
Từ điển Trần Văn Chánh
② Việc binh, việc quân cơ: 兵者,國之大事 Việc binh là việc lớn của quốc gia (Tôn tử binh pháp); 兵貴神速 Việc binh quý ở thần tốc; 紙上談兵 Bàn việc quân trên qiấy, lí luận suông;
③ (văn) Binh khí, võ khí;
④ Con tốt (chốt) trong cờ tướng.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 141
phồn & giản thể
Từ điển phổ thông
Từ điển trích dẫn
2. (Danh) Râu, tóc. ◎ Như: "nhị mao" 二毛 người đã hai thứ tóc (tuổi tác). ◇ Hạ Chi Chương 賀之章: "Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi" 少小離家老大回, 鄉音無改鬢毛衰 (Hồi hương ngẫu thư 回鄉偶書) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.
3. (Danh) Mốc, meo. ◎ Như: "man đầu phóng cửu liễu, tựu yếu trưởng mao" 饅頭放久了, 就要長毛 bánh bột để lâu, sắp bị lên mốc rồi.
4. (Danh) Mượn chỉ loài thú. ◇ Phạm Trọng Yêm 范仲淹: "Hạ miện quần mao độn" 下眄群毛遁 (Điêu ngạc tại thu thiên 雕鶚在秋天) Dưới trông bầy thú chạy trốn.
5. (Danh) Cây cỏ. § Thông "mao" 芼. ◎ Như: "bất mao chi địa" 不毛之地 đất không có cây cỏ.
6. (Danh) Tục dùng thay chữ "hào" 毫, nói về "hào li" 毫釐.
7. (Danh) Tên một binh khí thời xưa.
8. (Danh) Hào (tiền). § Tục dùng như "giác" 角.
9. (Danh) Họ "Mao".
10. (Tính) Thô, không tinh tế, chưa gia công. ◎ Như: "mao thiết" 毛鐵 sắt thô, "mao tháo" 毛糙 thô tháo, xù xì.
11. (Tính) Chưa thuần tịnh. ◎ Như: "mao trọng" 毛重 trọng lượng kể cả bao bì, "mao lợi" 毛利 tổng lợi nhuận.
12. (Tính) Nhỏ bé, nhỏ nhặt. ◎ Như: "mao cử tế cố" 毛舉細故 đưa ra những cái nhỏ mọn, "mao hài tử" 毛孩子 nhóc con.
13. (Tính) Lờ mờ, mô hồ. ◇ Khắc Phi 克非: "Lí Khắc đài đầu vọng thiên, nhất loan mao nguyệt, kỉ khỏa sơ tinh" 李克抬頭望天, 一彎毛月, 幾顆疏星 (Xuân triều cấp 春潮急, Thập lục) Lí Khắc ngẩng đầu nhìn trời, một vành cung trăng lờ mờ, vài ngôi sao thưa thớt.
14. (Động) Nổi giận, phát cáu.
15. (Động) Sợ hãi, hoảng sợ. ◎ Như: "hách mao liễu" 嚇毛了 làm cho phát khiếp, "mao cước kê" 毛腳雞 chân tay luống cuống, hành động hoảng hốt.
16. (Động) Sụt giá, mất giá. ◎ Như: "hóa tệ mao liễu" 貨幣毛了 tiền tệ sụt giá.
17. (Phó) Khoảng chừng, vào khoảng, đại ước. ◇ Mao Thuẫn 茅盾: "Mao toán toán dã hữu nhị thập vạn" 毛算算也有二十萬 (Đa giác quan hệ 多角關係) Tính ra ước độ hai mươi vạn.
Từ điển Thiều Chửu
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa 不毛之地 đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố 毛舉細故 cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào 毫 nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.
Từ điển Trần Văn Chánh
② (văn) Râu tóc: 二毛 (Đầu đã) hai thứ tóc;
③ Cây cỏ: 不毛之地 Đất không có cây cỏ, đất khô cằn;
④ Mốc: 饅頭放久了就要長毛 Bánh mì hấp để lâu sẽ bị mốc;
⑤ Thô, chưa gia công, gộp: 毛鐵 Sắt thô; 毛利 Lãi gộp;
⑥ Nhỏ, bé: 毛孩子 Nhóc con; 毛舉細故 Nêu cả những điều nhỏ nhặt;
⑦ Tiền tệ sụt giá: 票子毛 Tiền mất giá;
⑧ Bừa, cẩu thả, ẩu: 毛手毛腳 Làm ẩu, làm cẩu thả;
⑨ Sợ hãi, ghê rợn, khiếp: 心裡直發毛 Trong lòng thấy ghê rợn; 這下可把他嚇毛了 Lần này làm cho hắn sợ khiếp vía;
⑩ (đph) Phát cáu, tức giận;
⑪ (khn) Hào (đơn vị tiền tệ) (như 毫);
⑫ [Máo] (Họ) Mao.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Từ ghép 23
phồn & giản thể
Từ điển Thiều Chửu
② Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
③ Loài cây cỏ, như bất mao chi địa 不毛之地 đất không có cây cỏ.
④ Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố 毛舉細故 cử cả những phần nhỏ mọn.
⑤ Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào 毫 nói về hào li.
⑥ Một âm là mô. Không.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Học tiếng Trung qua tiếng Việt
Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình.
Cách học sau đây tập trung vào việc
Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.
1- Học từ vựng
Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.
Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).
Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống,
Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ
2- Học ngữ pháp
Câu và thành phần câu tiếng Trung
Học ngữ pháp (文法) câu cú.
Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?
Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm
Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từ và hư từ .
10 loại
Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection
4 loại
Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal
3- Học phát âm
Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới
Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.
4- Thực hành
Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:
Tập
Đọc báo bằng tiếng Trung.
Tập
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.
Tập
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.
Tập
Dịch Đạo Đức Kinh.
Lưu ý
ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài
hanzi.live , nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.ⓘ Trang này
không bao giờ nhận quảng cáo vàluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.
Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
Cơ sở dữ liệu Unihan.
Từ điển hán nôm Thivien.
Nhiều nguồn tài liệu khác.