công
gōng ㄍㄨㄥ

công

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

công lao, thành tích

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Huân lao, công lao. ◎ Như: "lập công" tạo được công lao, "ca công tụng đức" ca ngợi công lao đức hạnh. ◇ Sử Kí : "Lao khổ nhi công cao như thử, vị hữu phong hầu chi thưởng" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Khó nhọc mà công to như thế, nhưng chưa được phong thưởng gì cả.
2. (Danh) Việc. ◎ Như: "nông công" việc làm ruộng. ◇ Thư Kinh : "Vi san cửu nhận, công khuy nhất quỹ" , (Lữ Ngao ) Đắp núi cao chín nhận, còn thiếu một sọt đất là xong việc.
3. (Danh) Kết quả, công hiệu. ◎ Như: "đồ lao vô công" nhọc nhằn mà không có kết quả.
4. (Danh) Sự nghiệp, thành tựu. ◎ Như: "phong công vĩ nghiệp" sự nghiệp thành tựu cao lớn.
5. (Danh) Công phu. ◎ Như: "dụng công" , "luyện công" .
6. (Danh) Một thứ quần áo để tang ngày xưa. ◎ Như: để tang chín tháng gọi là "đại công" , để tang năm tháng gọi là "tiểu công" .
7. (Danh) Trong Vật lí học, "công" = "lực" (đơn vị: Newton) nhân với "khoảng cách di chuyển của vật thể" (đơn vị: m, mètre). ◎ Như: "công suất kế" máy đo công suất.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc, như nông công việc làm ruộng.
② Công hiệu.
③ Công lao, như công huân , công nghiệp , v.v.
④ Ðồ gì làm khéo tốt cũng gọi là công.
⑤ Lễ tang, để tang chín tháng gọi là đại công , để tang năm tháng gọi là tiểu công .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Công, công lao: Lập công chuộc tội;
② Thành tựu, thành quả, kết quả, công hiệu: Thành quả của sự giáo dục; Tốn sức mà chẳng có kết quả, công dã tràng;
③ (lí) Công.【】công suất [gonglđç] (lí) Công suất: Cái đo công suất;
④ (văn) Việc: Việc làm ruộng;
⑤ (văn) Khéo, tinh xảo;
⑥ (văn) Để tang: Để tang năm tháng; Để tang chín tháng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nên việc, được việc — Nỗi khó nhọc vất vả khi làm việc — Việc đã làm được — Cũng dùng như chữ Công .

Từ ghép 45

cao, cáo
gāo ㄍㄠ, gào ㄍㄠˋ

cao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dầu, mỡ, cao (thuốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỡ, dầu, chất béo. § Mỡ miếng gọi là "chi" , mỡ nước gọi là "cao" . ◎ Như: "chi cao" mỡ.
2. (Danh) Chất đặc sệt, như sáp, kem, hồ. ◎ Như: "nha cao" kem đánh răng, "lan cao" dầu thơm, "cao mộc" sáp bôi.
3. (Danh) Thuốc đun cho cô đặc để giữ được lâu. ◎ Như: "dược cao" cao thuốc.
4. (Danh) Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành.
5. (Danh) Huyệt ở giữa tim và hoành cách mô (y học cổ truyền). ◎ Như: "cao hoang chi tật" bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan Lưu Kì quá ư tửu sắc, bệnh nhập cao hoang, hiện kim diện sắc luy sấu, khí suyễn ẩu huyết; bất quá bán niên, kì nhân tất tử" , , , ; , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tôi xem bộ Lưu Kì tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, nay mặt mày gầy yếu, ho hen thổ ra máu; nhiều lắm nửa năm nữa, người ấy sẽ chết.
6. (Danh) Ân trạch. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là "cao". ◇ Mạnh Tử : "Cao trạch hạ ư dân" Ân trạch thấm tới dân.
7. (Tính) Béo, ngậy. ◎ Như: "cao lương" thịt béo gạo trắng, ý nói ăn ngon mặc sướng.
8. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất tốt, đất màu mỡ.
9. (Động) Nhuần thấm. ◎ Như: "cao lộ" móc ngọt, sương móc mát mẻ. ◇ Thi Kinh : "Âm vũ cáo chi" (Tào phong , Hạ tuyền ) Mưa thấm nhuần cho.
10. Một âm là "cáo". (Động) Thấm, chấm. ◎ Như: "cáo bút" chấm bút, "cáo mặc" quẹt mực.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ. Mỡ miếng gọi là chi , mỡ nước gọi là cao . Như lan cao dầu thơm, cao mộc sáp bôi, v.v.
② Ðồ ăn béo ngậy gọi là cao. Như cao lương thịt béo gạo trắng, ý nói là kẻ ăn ngon mặc sướng. Chỗ đất tốt mầu gọi là cao du chi địa .
③ Chỗ dưới quả tim gọi là cao hoang chi tật bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng.
④ Nhuần thấm, như cao lộ móc ngọt, sương móc mát mẻ. Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao, như cao trạch hạ ư dân (Mạnh Tử ) ân trạch thấm tới dân.
⑤ Thuốc cao, thuốc đun cho cô đặc để lâu không thiu gọi là cao. Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành cũng gọi là cao.
⑥ Một âm là cáo. Thấm. Như âm vũ cáo chi (Thi Kinh ) mưa dầm thấm cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mỡ, dầu, màu mỡ, béo ngậy, béo bở: Mưa xuân màu mỡ;
② Kem, bột nhồi, bột nhão, hồ bột, thuốc cao: Kem đánh giày; Kem xoa mặt; Thuốc mỡ;
③ (văn) Phần dưới tim (trong cơ thể);
④ Nhuần thấm, ân huệ: Sương móc mát mẻ; Ân trạch thấm xuống tới dân. Xem [gào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Béo, mập — Ngon béo — Phần ở dưới tim — Mỡ loài vật — Phì nhiêu ( Nói về đất đai ) — Kẹo lại, cô lại thành chất dẻo.

Từ ghép 18

cáo

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mỡ, dầu, chất béo. § Mỡ miếng gọi là "chi" , mỡ nước gọi là "cao" . ◎ Như: "chi cao" mỡ.
2. (Danh) Chất đặc sệt, như sáp, kem, hồ. ◎ Như: "nha cao" kem đánh răng, "lan cao" dầu thơm, "cao mộc" sáp bôi.
3. (Danh) Thuốc đun cho cô đặc để giữ được lâu. ◎ Như: "dược cao" cao thuốc.
4. (Danh) Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành.
5. (Danh) Huyệt ở giữa tim và hoành cách mô (y học cổ truyền). ◎ Như: "cao hoang chi tật" bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan Lưu Kì quá ư tửu sắc, bệnh nhập cao hoang, hiện kim diện sắc luy sấu, khí suyễn ẩu huyết; bất quá bán niên, kì nhân tất tử" , , , ; , (Đệ ngũ thập nhị hồi) Tôi xem bộ Lưu Kì tửu sắc quá độ, bệnh đã vào cao hoang, nay mặt mày gầy yếu, ho hen thổ ra máu; nhiều lắm nửa năm nữa, người ấy sẽ chết.
6. (Danh) Ân trạch. § Ghi chú: Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là "cao". ◇ Mạnh Tử : "Cao trạch hạ ư dân" Ân trạch thấm tới dân.
7. (Tính) Béo, ngậy. ◎ Như: "cao lương" thịt béo gạo trắng, ý nói ăn ngon mặc sướng.
8. (Tính) Màu mỡ. ◎ Như: "cao du chi địa" đất tốt, đất màu mỡ.
9. (Động) Nhuần thấm. ◎ Như: "cao lộ" móc ngọt, sương móc mát mẻ. ◇ Thi Kinh : "Âm vũ cáo chi" (Tào phong , Hạ tuyền ) Mưa thấm nhuần cho.
10. Một âm là "cáo". (Động) Thấm, chấm. ◎ Như: "cáo bút" chấm bút, "cáo mặc" quẹt mực.

Từ điển Thiều Chửu

① Mỡ. Mỡ miếng gọi là chi , mỡ nước gọi là cao . Như lan cao dầu thơm, cao mộc sáp bôi, v.v.
② Ðồ ăn béo ngậy gọi là cao. Như cao lương thịt béo gạo trắng, ý nói là kẻ ăn ngon mặc sướng. Chỗ đất tốt mầu gọi là cao du chi địa .
③ Chỗ dưới quả tim gọi là cao hoang chi tật bệnh vào chỗ nguy hiểm, bệnh nặng.
④ Nhuần thấm, như cao lộ móc ngọt, sương móc mát mẻ. Ngày xưa lấy mưa móc ví với ân trạch, cho nên gọi ân trạch là cao, như cao trạch hạ ư dân (Mạnh Tử ) ân trạch thấm tới dân.
⑤ Thuốc cao, thuốc đun cho cô đặc để lâu không thiu gọi là cao. Các thức ăn cô đông đặc cho tiện để dành cũng gọi là cao.
⑥ Một âm là cáo. Thấm. Như âm vũ cáo chi (Thi Kinh ) mưa dầm thấm cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tra dầu mỡ, bôi trơn (máy);
② Quẹt, chấm (mực): Quẹt mực;
③ (văn) Làm tươi, làm cho màu mỡ, làm cho ngọt, thấm ngọt: Mưa dầm nhuần thấm. Xem [gao].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Một âm khác là Cao.
nhượng
ràng ㄖㄤˋ

nhượng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thua kém
2. nhường
3. mời

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trách, trách móc. ◇ Sử Kí : "Nhị Thế sử nhân nhượng Chương Hàm" 使 (Hạng Vũ bổn kỉ ) Nhị Thế (vua Tần) sai người khiển trách Chương Hàm (tướng nhà Tần).
2. (Động) Nhường nhịn, nhường cho. ◎ Như: "nhượng vị" nhường ngôi.
3. (Động) Từ bỏ. ◎ Như: "từ nhượng" không làm quan nữa.
4. (Động) Ngày xưa dùng như chữ .
5. (Động) Mời. ◎ Như: "nhượng trà" mời uống trà.
6. (Động) Để cho, khiến cho, bắt phải. ◎ Như: "bất nhượng tha lai" đừng cho nó đến.
7. (Động) Để lại, bán lại. ◎ Như: "chuyển nhượng" bán lại, sang tên.
8. (Động) Bị. ◎ Như: "nhượng vũ lâm liễu" bị mưa ướt hết.
9. (Tính) Khiêm nhường.

Từ điển Thiều Chửu

① Trách, lấy nghĩa lớn trách người gọi là nhượng.
② Nhường nhịn, nhún nhường, nhường cho.
③ Từ bỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhường, nhịn, nhún nhường: Nhân nhượng lẫn nhau;
② Mời: Mời uống chè; Mời mọi người vào nhà;
Để lại, bán lại, nhượng lại: Bán lại; Chuyển nhượng;
Để, bảo, bắt: ? Ai bảo anh đến đấy?; Để tôi nghỉ một lát; Bắt núi phải cúi đầu, sông phải rẽ lối (nhường bước);
⑤ Bị: Hành lí bị mưa ướt sạch;
⑥ Hãy: ! Chúng ta hãy đoàn kết lại!;
⑦ (văn) Trách;
⑧ Từ bỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhường lại. Dành cho người khác — Hạ thấp mình xuống — Từ chối — Chống cự lại.

Từ ghép 10

Từ điển trích dẫn

1. Ngao du, đi đây đi đó. ◇ Thi Nhuận Chương : "Yêu gian hoành đại tiễn, Du hí tẩu bình nguyên" , (Tân đô thú ).
2. Xem xét sâu rộng, chăm chú. ◇ Tô Triệt : "Ấu học vô sư, tiên quân thị tòng, du hí đồ thư, ngụ mị kì trung" , , , (Tái tế vong huynh đoan minh văn ).
3. Chơi vui, chơi đùa. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đương hạ các đắc kì sở, tựu như quyện điểu xuất lung, mỗi nhật viên trung du hí" , , (Đệ ngũ thập bát hồi) Mọi người được chốn yên thân, như chim sổ lồng, ngày nào cũng ra vườn chơi đùa.
4. Trò chơi (để giải trí, vui chơi). ◇ Tư Mã Quang : "Phù đầu hồ tế sự, du hí chi loại, nhi thánh nhân thủ chi dĩ vi lễ, dụng chư hương đảng, dụng chư bang quốc" , , , , (Đầu hồ tân cách ).
5. Đùa cợt, giỡn, trêu. ◇ Hoàng Hiên Tổ : "Xích thằng ngộ hệ, uyên phổ thác chú, cố tạo vật du hí, tất dĩ nhất tử liễu chi " , , , (Du lương tỏa kí , Dịch nội kì án ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vui chơi trong các cuộc vui.
nhuận
rùn ㄖㄨㄣˋ

nhuận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhuần nhị
2. thấm ướt
3. lời, lãi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời, lãi, lợi ích. ◎ Như: "lợi nhuận" tiền lời.
2. (Động) Thấm, xấp, làm cho khỏi khô. ◎ Như: "nhuận trạch" thấm nhuần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tuy nhất địa sở sinh, nhất vũ sở nhuận, nhi chư thảo mộc, các hữu sai biệt" , , , (Dược thảo dụ phẩm đệ ngũ ) Dù rằng cùng một đất mọc lên, một mưa thấm xuống, nhưng các cây cỏ vẫn có khác nhau.
3. (Động) Sửa sang, trau chuốt. ◎ Như: "nhuận sắc" sửa chữa văn chương.
4. (Tính) Ẩm ướt. ◎ Như: "thổ nhuận đài thanh" đất ẩm rêu xanh, "thấp nhuận" ẩm ướt.
5. (Tính) Trơn, mịn, bóng. ◎ Như: "quang nhuận" mịn màng, "châu viên ngọc nhuận" hạt trai tròn, hạt ngọc bóng (dùng để tỉ dụ văn từ trơn tru hoặc tiếng hát tròn đầy).

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuần, thấm, thêm.
② Nhuận, nhuần nhã, phàm cái gì không khô ráo đều gọi là nhuận.
③ Lấy của mà đền công cho người gọi là nhuận, như nhuận bút (xin văn xin chữ của người rồi lấy tiền mà tặng trả).
④ Nhuận sắc tô điểm cho thêm văn vẻ, sửa lại văn tự cũng gọi là nhuận sắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ẩm ướt: Đất ẩm rêu xanh; Ẩm ướt;
② Thấm, xấp (làm cho bớt khô): Thấm giọng, xấp giọng; Nhuận tràng;
③ Trơn bóng, tươi nhuận, mịn: Nước da mịn:
④ Chải chuốt, gọt giũa (bài văn): Gọt giũa (bài văn) cho thêm hay;
⑤ Lời, lãi: Chia lãi; Lợi nhuận, tiền lời.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Làm cho tốt đẹp. Trau dồi — Mưa ướt, tưới ướt khắp nơi — Tên người, tức Đỗ Nhuận, danh sĩ thời Lê, Phó Nguyên súy hội Tao đàn Nhị thập bát tú của Lê Thánh Tông, từng cùng với Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đào Cử và Đàm Văn Lễ, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông sạon bộ Thiên nam dư hạ tập.

Từ ghép 16

linh đinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đi vò võ một mình, đơn độc

Từ điển trích dẫn

1. Lẻ loi không nơi nương tựa. ☆ Tương tự: "cô độc" , "cô khổ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Linh đình độc bộ, vô khả vấn trình" , (Anh Ninh ) Lẻ loi một mình đi, không có ai để hỏi thăm đường. § Cũng viết là: , .
2. Thân thể gầy yếu. ◇ Vương Đức Tín : "Tắc ngã giá sấu linh đình hình thể như sài" (Ô dạ đề khúc ) Thì ta đã gày yếu hình thể như củi. § Cũng viết là: , .
3. Dao động, lung lay. ◇ Thủy hử truyện : "Vũ Tùng tỉnh lai, khán kiến tả tí dĩ chiết, linh đình tương đoạn" , , (Đệ nhất nhất thất hồi) Vũ Tòng tỉnh dậy, nhìn thấy cánh tay trái đã gãy, lung lay sắp đứt.
4. Nhanh chóng, xuông xẻ, dễ dàng như không. ◇ Thủy hử truyện : "Na nhân toản nhập thương lí lai, bị sao công nhất thủ thu trụ, nhất đao lạc thì, khảm đích linh đinh, thôi hạ thủy khứ" , , , , (Đệ lục thập ngũ hồi) Tên nọ vừa chui vào khoang thuyền, bị lái đò túm lấy, chém cho một nhát đao ngọt sớt, ném xuống sông.
thoái, thối
tuì ㄊㄨㄟˋ

thoái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lui, lùi lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lui, lùi. Đối lại với "tiến" . ◎ Như: "thối binh" 退 lui binh, "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi.
2. (Động) Rụt rè, ngần ngại, nhút nhát. ◇ Luận Ngữ : "Cầu dã thối, cố tiến chi" 退, (Tiên tiến ) (Nhiễm) Cầu rụt rè nhút nhát, nên (ta) thúc cho tiến tới.
3. (Động) Nhún nhường. ◎ Như: "thối nhượng" 退 nhún nhường, "khiêm thối" 退 khiêm cung nhún nhường.
4. (Động) Rút lui. ◎ Như: "thối tịch" 退 rút khỏi chỗ, rút lui ra khỏi nghị trường (để biểu tỏ kháng nghị chẳng hạn), "công thành thân thối" 退 công nên thì rút lui.
5. (Động) Từ bỏ chức vụ. ◎ Như: "thối hưu" 退 về hưu.
6. (Động) Trừ sạch. ◎ Như: "bệnh thối" 退 bệnh khỏi. ◇ Tây du kí 西: "Bả tha thả tẩm tại hậu biên tịnh thủy trì trung, tẩm thối liễu mao y, sử diêm yêm trước, sái can liễu, đẳng thiên âm hạ tửu" , 退, 使, , (Đệ tam thập tam hồi) Đem ngâm nó (Trư Bát Giới) xuống dưới ao nước sạch ở phía sau, cho rụng hết lông ở ngoài da, ướp muối phơi khô, để khi thời tiết âm u, giá lạnh đem nhắm rượu.
7. (Động) Bãi bỏ, thủ tiêu. ◎ Như: "thối hôn" 退 bãi bỏ hôn nhân.
8. (Động) Suy giảm. ◎ Như: "thối thiêu" 退 giảm sốt, "thối sắc" 退 phai màu, "học nghiệp thối bộ" 退 việc học kém sút. ◇ Tô Thức : "Lão bệnh tự ta thi lực thối" 退 (Tuyết hậu thư Bắc Đài Bích ) Già bệnh than thân năng lực làm thơ giảm sút.
9. (Động) Trả lại. ◎ Như: "hóa vật xuất môn, khái bất thối hoán" , 退 hàng hóa (mua xong rồi) đã mang ra khỏi cửa tiệm, đều không được đổi lại.
10. Ta quen đọc là "thoái".

Từ điển Thiều Chửu

① Lui. Như thối binh 退 lui binh.
② Nhún nhường. Như thối nhượng 退 lui nhường. Vì thế nên từ quan về nhà cũng gọi là thối.
③ Trừ sạch. Như bệnh thối 退 bệnh khỏi.
④ Tài sức suy kém đều gọi là thối. Như học nghiệp thối bộ 退 việc học kém sút.
⑤ Gạt bỏ.
⑥ Mềm mại. Ta quen đọc là chữ thoái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lùi, lui: 退 Lui binh; 退 Lùi về phía sau;
② Rút lui, từ bỏ: 退 Giải ngũ; 退 Rút khỏi hội trường;
③ Trả lại: 退 Trả lại tiền;
④ Phai mờ, giảm xuống: 退 Phai màu; 退 Giảm sốt;
⑤ (văn) Gạt bỏ;
⑥ (văn) Mềm mại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lùi lại phía sau — Không nhận. Từ chối — Cũng đọc Thối.

Từ ghép 18

thối

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lui, lùi lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lui, lùi. Đối lại với "tiến" . ◎ Như: "thối binh" 退 lui binh, "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi.
2. (Động) Rụt rè, ngần ngại, nhút nhát. ◇ Luận Ngữ : "Cầu dã thối, cố tiến chi" 退, (Tiên tiến ) (Nhiễm) Cầu rụt rè nhút nhát, nên (ta) thúc cho tiến tới.
3. (Động) Nhún nhường. ◎ Như: "thối nhượng" 退 nhún nhường, "khiêm thối" 退 khiêm cung nhún nhường.
4. (Động) Rút lui. ◎ Như: "thối tịch" 退 rút khỏi chỗ, rút lui ra khỏi nghị trường (để biểu tỏ kháng nghị chẳng hạn), "công thành thân thối" 退 công nên thì rút lui.
5. (Động) Từ bỏ chức vụ. ◎ Như: "thối hưu" 退 về hưu.
6. (Động) Trừ sạch. ◎ Như: "bệnh thối" 退 bệnh khỏi. ◇ Tây du kí 西: "Bả tha thả tẩm tại hậu biên tịnh thủy trì trung, tẩm thối liễu mao y, sử diêm yêm trước, sái can liễu, đẳng thiên âm hạ tửu" , 退, 使, , (Đệ tam thập tam hồi) Đem ngâm nó (Trư Bát Giới) xuống dưới ao nước sạch ở phía sau, cho rụng hết lông ở ngoài da, ướp muối phơi khô, để khi thời tiết âm u, giá lạnh đem nhắm rượu.
7. (Động) Bãi bỏ, thủ tiêu. ◎ Như: "thối hôn" 退 bãi bỏ hôn nhân.
8. (Động) Suy giảm. ◎ Như: "thối thiêu" 退 giảm sốt, "thối sắc" 退 phai màu, "học nghiệp thối bộ" 退 việc học kém sút. ◇ Tô Thức : "Lão bệnh tự ta thi lực thối" 退 (Tuyết hậu thư Bắc Đài Bích ) Già bệnh than thân năng lực làm thơ giảm sút.
9. (Động) Trả lại. ◎ Như: "hóa vật xuất môn, khái bất thối hoán" , 退 hàng hóa (mua xong rồi) đã mang ra khỏi cửa tiệm, đều không được đổi lại.
10. Ta quen đọc là "thoái".

Từ điển Thiều Chửu

① Lui. Như thối binh 退 lui binh.
② Nhún nhường. Như thối nhượng 退 lui nhường. Vì thế nên từ quan về nhà cũng gọi là thối.
③ Trừ sạch. Như bệnh thối 退 bệnh khỏi.
④ Tài sức suy kém đều gọi là thối. Như học nghiệp thối bộ 退 việc học kém sút.
⑤ Gạt bỏ.
⑥ Mềm mại. Ta quen đọc là chữ thoái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lùi, lui: 退 Lui binh; 退 Lùi về phía sau;
② Rút lui, từ bỏ: 退 Giải ngũ; 退 Rút khỏi hội trường;
③ Trả lại: 退 Trả lại tiền;
④ Phai mờ, giảm xuống: 退 Phai màu; 退 Giảm sốt;
⑤ (văn) Gạt bỏ;
⑥ (văn) Mềm mại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Thoái.

Từ ghép 2

quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.
trùng, trọng
chóng ㄔㄨㄥˊ, tóng ㄊㄨㄥˊ, zhòng ㄓㄨㄥˋ

trùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trùng, lặp lại
2. lần

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nặng (sức, lượng). ◎ Như: "khinh trọng" nặng nhẹ.
2. (Tính) Lớn, mạnh (nói về âm thanh). ◎ Như: "trọng độc" đọc lớn tiếng, "trọng âm" âm nặng, âm trầm.
3. (Tính) Giá trị cao, quan yếu. ◎ Như: "trọng giá" giá cao, "trọng quyền" quyền hành cao.
4. (Tính) Trang trọng, thận trọng. ◎ Như: "trọng nhân" người cẩn thận.
5. (Tính) Khẩn yếu. ◎ Như: "nghiêm trọng" .
6. (Tính) Tôn quý. ◎ Như: "trọng khách" quý khách, "trọng hóa" vàng bạc của cải quý giá.
7. (Tính) Nồng, đậm, nhiều, hậu, dày. ◎ Như: "trọng sắc" nhan sắc rất đẹp, "trọng băng" băng đá dày, "trọng ý" tình ý thâm hậu, "trọng bích" xanh lục đậm.
8. (Tính) Nghiêm túc, nghiêm khắc. ◎ Như: "trọng pháp" hình phạt nghiêm khắc, "trọng tích" tử hình.
9. (Tính) Nặng nề. ◎ Như: "sát nhân trọng tù" tù có tội nặng giết người.
10. (Tính) Nặng nhọc, trì trệ, chậm chạp. ◎ Như: "trọng khí" hít thở nặng nhọc, khó khăn, "trọng trệ" ngưng trệ, bế tắc.
11. (Danh) Trọng lượng.
12. (Danh) Quyền lực, quyền thế. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhiên tắc nhân chủ vô uy, nhi trọng tại tả hữu hĩ" , (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Nhưng mà bậc chủ không có oai nghi, thì quyền thế ở trong tay kẻ tả hữu vậy.
13. (Danh) Xe quân nhu (quân đội thời xưa dùng để chở quần áo, lương thực).
14. (Động) Chuộng, coi trọng. ◎ Như: "trọng nông" chuộng nghề làm ruộng.
15. (Động) Tăng thêm. ◇ Hán Thư : "Thị trọng ngô bất đức dã" (Văn Đế kỉ ) Thế là làm tăng thêm sự thiếu đức của ta.
16. (Phó) Rất, lắm, quá. ◇ Tố Vấn : "Trọng hàn tắc nhiệt" (Âm dương ứng tượng ) Lạnh quá hóa nóng.
17. (Phó) Đặc biệt, đặc cách. ◇ Sử Kí : "Tần Hoàng Đế tích kì thiện kích trúc, trọng xá chi, nãi hoắc kì mục" , , (Kinh Kha truyện ) Tần Hoàng Đế tiếc tài thổi sáo trúc của ông (Cao Tiệm Li ), đặc cách cho ân xá, nhưng làm cho mù mắt.
18. Một âm là "trùng". (Phó) Lại, nhiều lần, chồng chất. ◎ Như: "trùng tố" làm lại, "phúc bất trùng lai" phúc chẳng đến hai lần.
19. (Danh) Lượng từ: tầng, lớp. ◎ Như: "nhất trùng" một tầng. ◇ Vương An Thạch : "Chung San chỉ cách sổ trùng san" (Bạc thuyền Qua Châu ) Chung San chỉ cách mấy lớp núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Nặng. Ðem hai vật so sánh với nhau gọi là khinh trọng nặng nhẹ. Dùng sức nhiều cũng gọi là trọng, vì thế nên tiếng to cũng gọi là trọng.
② Tính cái sức chống chọi của vật này với vật kia gọi là trọng lượng , khoa học nghiên cứu về cái lẽ của sức, định sức, động sức giúp gọi là trọng học hay lực học , v.v.
③ Coi trọng, không dám khinh thường. Như trịnh trọng , nghiêm trọng , v.v.
④ Tôn trọng. Như quân tử tự trọng người quân tử tôn trọng lấy mình.
⑤ Chuộng. Như trọng nông chuộng nghề làm ruộng.
⑥ Quá. Thư trọng bệnh bệnh nặng quá, trọng tội tội nặng quá, v.v.
⑦ Một âm là trùng. Gấp, kép. Như trùng tứ gấp tư.
⑧ Lại. Như trùng tố làm lại. Phúc bất trùng lai phúc chẳng đến hai lần.
⑨ Trồng vật gì cách nhau một từng gọi là nhất trùng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, lần nữa, hai lần: Viết sai rồi, viết lại đi!; Hỏi lại một lần; Sửa lại; Phúc chẳng đến hai lần; Thời không đến hai lần (Lục Cơ: Đoản ca hành). 【】 trùng tân [chóngxin] ... lại, ... một lần nữa: Tổ chức lại; Viết lại; Làm lại một lần nữa; 【】 trùng hành [chóngxíng] Như ;
② Trùng, trùng phức, thừa: Mua trùng sách rồi; Làm trùng nhau; Bỏ bớt những chỗ trùng (trùng phức, thừa);
③ Lớp, tầng: Núi mây lớp lớp; Tháp chín tầng; Quân Hán và quân các chư hầu bao vây ông ta mấy lớp (Sử kí). Xem [zhòng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lặp đi lặp lại nhiều lần, giống nhau — Tầng lớp. Lần. Lớp. ĐTTT: » Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghìn trùng « — Một âm khác là Trọng.

Từ ghép 16

trọng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nặng
2. coi trọng, kính trọng
3. chuộng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nặng (sức, lượng). ◎ Như: "khinh trọng" nặng nhẹ.
2. (Tính) Lớn, mạnh (nói về âm thanh). ◎ Như: "trọng độc" đọc lớn tiếng, "trọng âm" âm nặng, âm trầm.
3. (Tính) Giá trị cao, quan yếu. ◎ Như: "trọng giá" giá cao, "trọng quyền" quyền hành cao.
4. (Tính) Trang trọng, thận trọng. ◎ Như: "trọng nhân" người cẩn thận.
5. (Tính) Khẩn yếu. ◎ Như: "nghiêm trọng" .
6. (Tính) Tôn quý. ◎ Như: "trọng khách" quý khách, "trọng hóa" vàng bạc của cải quý giá.
7. (Tính) Nồng, đậm, nhiều, hậu, dày. ◎ Như: "trọng sắc" nhan sắc rất đẹp, "trọng băng" băng đá dày, "trọng ý" tình ý thâm hậu, "trọng bích" xanh lục đậm.
8. (Tính) Nghiêm túc, nghiêm khắc. ◎ Như: "trọng pháp" hình phạt nghiêm khắc, "trọng tích" tử hình.
9. (Tính) Nặng nề. ◎ Như: "sát nhân trọng tù" tù có tội nặng giết người.
10. (Tính) Nặng nhọc, trì trệ, chậm chạp. ◎ Như: "trọng khí" hít thở nặng nhọc, khó khăn, "trọng trệ" ngưng trệ, bế tắc.
11. (Danh) Trọng lượng.
12. (Danh) Quyền lực, quyền thế. ◇ Hàn Phi Tử : "Nhiên tắc nhân chủ vô uy, nhi trọng tại tả hữu hĩ" , (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Nhưng mà bậc chủ không có oai nghi, thì quyền thế ở trong tay kẻ tả hữu vậy.
13. (Danh) Xe quân nhu (quân đội thời xưa dùng để chở quần áo, lương thực).
14. (Động) Chuộng, coi trọng. ◎ Như: "trọng nông" chuộng nghề làm ruộng.
15. (Động) Tăng thêm. ◇ Hán Thư : "Thị trọng ngô bất đức dã" (Văn Đế kỉ ) Thế là làm tăng thêm sự thiếu đức của ta.
16. (Phó) Rất, lắm, quá. ◇ Tố Vấn : "Trọng hàn tắc nhiệt" (Âm dương ứng tượng ) Lạnh quá hóa nóng.
17. (Phó) Đặc biệt, đặc cách. ◇ Sử Kí : "Tần Hoàng Đế tích kì thiện kích trúc, trọng xá chi, nãi hoắc kì mục" , , (Kinh Kha truyện ) Tần Hoàng Đế tiếc tài thổi sáo trúc của ông (Cao Tiệm Li ), đặc cách cho ân xá, nhưng làm cho mù mắt.
18. Một âm là "trùng". (Phó) Lại, nhiều lần, chồng chất. ◎ Như: "trùng tố" làm lại, "phúc bất trùng lai" phúc chẳng đến hai lần.
19. (Danh) Lượng từ: tầng, lớp. ◎ Như: "nhất trùng" một tầng. ◇ Vương An Thạch : "Chung San chỉ cách sổ trùng san" (Bạc thuyền Qua Châu ) Chung San chỉ cách mấy lớp núi.

Từ điển Thiều Chửu

① Nặng. Ðem hai vật so sánh với nhau gọi là khinh trọng nặng nhẹ. Dùng sức nhiều cũng gọi là trọng, vì thế nên tiếng to cũng gọi là trọng.
② Tính cái sức chống chọi của vật này với vật kia gọi là trọng lượng , khoa học nghiên cứu về cái lẽ của sức, định sức, động sức giúp gọi là trọng học hay lực học , v.v.
③ Coi trọng, không dám khinh thường. Như trịnh trọng , nghiêm trọng , v.v.
④ Tôn trọng. Như quân tử tự trọng người quân tử tôn trọng lấy mình.
⑤ Chuộng. Như trọng nông chuộng nghề làm ruộng.
⑥ Quá. Thư trọng bệnh bệnh nặng quá, trọng tội tội nặng quá, v.v.
⑦ Một âm là trùng. Gấp, kép. Như trùng tứ gấp tư.
⑧ Lại. Như trùng tố làm lại. Phúc bất trùng lai phúc chẳng đến hai lần.
⑨ Trồng vật gì cách nhau một từng gọi là nhất trùng .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nặng, trọng lượng: Con cá này nặng ba cân; Sắt nặng hơn nhôm; Nặng hơn núi Thái Sơn; Ăn nói quá nặng lời; Mười hai người đúc bằng vàng, mỗi người nặng ngàn thạch (Sử kí); Tội nặng;
② Thẫm, đậm: Màu thẫm;
③ Rậm, nhiều: Lông mày rậm;
④ Đắt, giá cao: Thu mua bằng giá đắt (cao);
⑤ Quan trọng, trọng yếu: Nơi quân sự trọng yếu;
⑥ Trọng, kính trọng, coi trọng, chuộng: Trọng nam khinh nữ; Trọng nông; Ai nấy đều coi trọng; Tôn người hiền và coi trọng kẻ sĩ (Giả Nghị: Quá Tần luận);
⑦ Thận trọng, trang trọng: Trận trọng; Vững vàng thận trọng;
⑧ (văn) Làm nặng thêm, thêm lên: Thế là làm cho ta thêm thiếu đức (Hán thư);
⑨ (văn) Càng thêm: Dân làm ruộng càng thêm khổ (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Rất: Nếu có một trong những tình huống này thì rất khó trị hết (bệnh) (Sử kí);
⑪ (văn) Khó: Nhà vua khó làm trái lời bàn công chính của các đại thần (Hán thư);
⑫ (văn) Xe quân nhu (chở lương thực, võ khí): Xe quân nhu của Sở đi tới đất Bật (Tả truyện). Xem [chóng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nặng ( trái với nhẹ ) — Coi là nặng, là hơn. Truyện Trê Cóc : » Được con là trọng, kêu chi thêm càng « — Tôn kính. Ca dao: » Bên khinh bên trọng ra tình xấu chơi « — Một âm là Trùng.

Từ ghép 68

âm trọng 陰重bảo trọng 保重căng trọng 矜重cẩn trọng 謹重chú trọng 注重chuy trọng 輜重công cao vọng trọng 功高望重cử túc khinh trọng 舉足輕重đức cao vọng trọng 德高望重gia trọng 加重hậu trọng 厚重khế trọng 契重khinh trọng 輕重khởi trọng cơ 起重機kính trọng 敬重long trọng 隆重nghiêm trọng 严重nghiêm trọng 嚴重nhậm trọng 任重nhiệm trọng 任重ổn trọng 穩重phác trọng 樸重phụ trọng 負重quý trọng 貴重sùng trọng 崇重suy trọng 推重tá trọng 借重tải trọng 載重thận trọng 慎重tỉ trọng 比重tôn trọng 尊重trang trọng 莊重trầm trọng 沈重trầm trọng 沉重trân trọng 珍重trì trọng 持重trịnh trọng 鄭重trọng bệnh 重病trọng cấm 重禁trọng dụng 重用trọng đại 重大trọng đãi 重待trọng hậu 重厚trọng hình 重刑trọng huyền 重玄trọng khinh 重氢trọng khinh 重氫trọng lực 重力trọng nghĩa 重義trọng nhậm 重任trọng nông 重農trọng phụ 重負trọng tâm 重心trọng thần 重臣trọng thể 重體trọng thị 重視trọng thính 重聽trọng thuế 重稅trọng thương 重傷trọng thưởng 重賞trọng tội 重罪trọng trách 重責trọng vọng 重望trọng yếu 重要tự trọng 自重tỷ trọng 比重uy trọng 威重ỷ trọng 倚重
cơ, ki, ky
jī ㄐㄧ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công việc
2. máy móc

Từ điển trích dẫn

1. § Ghi chú: Âm "ki". Ta quen đọc là "cơ".
2. (Danh) Chốt trên nỏ để bắn tên.
3. (Danh) Đồ bắt chim thú ngày xưa.
4. (Danh) Khung cửi, máy dệt vải. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu đầu trữ hạ ki, du tường nhi tẩu" , (Xư Lí Tử Cam Mậu truyện ) Bà mẹ ném thoi bỏ khung cửi, leo tường chạy trốn.
5. (Danh) Dụng cụ khiêng xác chết ngày xưa.
6. (Danh) Then, chốt (để đóng, khóa).
7. (Danh) Máy móc. ◎ Như: "đả tự cơ" máy đánh chữ, "thủy cơ" máy nước, "phát điện cơ" máy phát điện.
8. (Danh) Nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa. ◎ Như: "động cơ" nguyên nhân thúc đẩy. ◇ Lễ Kí : "Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kì ki như thử" , , (Đại Học ) Một người tham tàn, cả nước tao loạn, nguyên do là vậy.
9. (Danh) Điềm triệu, trưng triệu.
10. (Danh) Then chốt, cốt yếu. ◎ Như: "quân cơ" nơi then chốt về việc quân.
11. (Danh) Lúc hợp thời, dịp thích nghi. ◎ Như: "đầu cơ" biết đón trước cơ hội, "thừa cơ" thừa cơ hội tốt.
12. (Danh) Kế sách, kế mưu.
13. (Danh) Dục vọng, lòng trần tục. ◎ Như: "tâm cơ" dục vọng, "vong cơ" quên hết tục niệm.
14. (Danh) Tên sao.
15. (Danh) Máy bay, nói tắt của "phi cơ" . ◎ Như: "khách cơ" máy bay chở hành khách, "chiến đấu cơ" máy bay chiến đấu.
16. (Danh) Cơ năng sinh hoạt. ◎ Như: "vô cơ hóa học" môn hóa học vô cơ.
17. (Tính) Trọng yếu, bí mật. ◎ Như: "quân sự cơ mật" bí mật quân sự.
18. (Tính) Khéo léo, biến trá, xảo trá. ◎ Như: "cơ tâm" cái lòng biến trá khéo léo, "cơ biến" tài biến trá.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nẫy, cái máy, phàm cái gì do đấy mà phát động ra đều gọi là ki, như ki quan , sự ki , v.v.
② Ki trữ cái máy dệt, cái khung cửi.
③ Khéo léo biến trá, như ki tâm cái lòng biến trá khéo léo, ki biến tài biến trá, v.v.
④ Then chốt, cốt yếu, như quân ki nơi then chốt về việc quân.
⑤ Cơ hội, như đầu ki biết đón trước cơ hội, thừa ki thừa cơ hội tốt.
⑥ Cơ khí (máy móc), như thủy ki máy nước, phát điện ki máy phát điện, v.v.
⑦ Chân tính.
⑧ Máy móc, cơ khí, gọi tắt là ki. Ta quen đọc là cơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máy: Máy khâu; Máy đánh chữ;
② Máy bay: Máy bay vận tải; Máy bay hành khách;
③ Khả năng, cách...: Có cách sống; Khả năng chuyển biến;
④ Dịp, cơ hội: Dịp tốt; Lợi dụng cơ hội, thừa cơ;
⑤ Điểm cốt yếu, điểm then chốt;
⑥ Nhanh nhẹn, cơ trí: Nhanh trí;
⑦ Linh động: Sự biến đổi, tùy cơ ứng biến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Máy móc — Quan trọng, chính yếu — Khéo léo — Lúc. Dịp — Đáng lẽ đọc Ki.

Từ ghép 72

ấn loát cơ 印刷機âu lộ vong cơ 鷗鷺忘機ban cơ 扳機chiến đấu cơ 戰鬬機chưng khí cơ 蒸氣機cơ biến 機變cơ binh 機兵cơ cảnh 機警cơ cấu 機構cơ chế 機製cơ duyên 機緣cơ động 機動cơ giới 機械cơ hội 機會cơ khí 機器cơ linh 機靈cơ mật 機密cơ mưu 機謀cơ năng 機能cơ quan 機關cơ quát 機括cơ quyền 機權cơ sự 機事cơ tâm 機心cơ tổ 機組cơ trí 機智cơ trục 機軸cơ trữ 機杼cơ trữ nhất gia 機杼一家cơ trường 機場cơ vận 機運cơ xảo 機巧dạng cơ 樣機đầu cơ 投機điện cơ 電機động cơ 動機hữu cơ 有機kế toán cơ 計算機khế cơ 契機khí cơ 汽機khởi trọng cơ 起重機liệu cơ 料機lương cơ 良機nghênh cơ 迎機nguy cơ 危機nhung cơ 戎機nông cơ 農機phi cơ 飛機phưởng tích cơ 紡績機quân cơ 軍機sinh cơ 生機song diệp cơ 雙葉機sự cơ 事機tầm cơ 尋機tâm cơ 心機thì cơ 時機thiên cơ 天機thời cơ 時機thu âm cơ 收音機thủ cơ 手機thủy phi cơ 水飛機thừa cơ 乘機trực thăng cơ 直升機trực thăng phi cơ 直昇飛機tùy cơ 隨機tư cơ 司機ty cơ 司機ứng cơ 應機vi cơ 微機vong cơ 忘機vô cơ 無機xu cơ 樞機

ki

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. § Ghi chú: Âm "ki". Ta quen đọc là "cơ".
2. (Danh) Chốt trên nỏ để bắn tên.
3. (Danh) Đồ bắt chim thú ngày xưa.
4. (Danh) Khung cửi, máy dệt vải. ◇ Sử Kí : "Kì mẫu đầu trữ hạ ki, du tường nhi tẩu" , (Xư Lí Tử Cam Mậu truyện ) Bà mẹ ném thoi bỏ khung cửi, leo tường chạy trốn.
5. (Danh) Dụng cụ khiêng xác chết ngày xưa.
6. (Danh) Then, chốt (để đóng, khóa).
7. (Danh) Máy móc. ◎ Như: "đả tự cơ" máy đánh chữ, "thủy cơ" máy nước, "phát điện cơ" máy phát điện.
8. (Danh) Nguyên nhân làm cho sự vật phát động hay biến hóa. ◎ Như: "động cơ" nguyên nhân thúc đẩy. ◇ Lễ Kí : "Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn, kì ki như thử" , , (Đại Học ) Một người tham tàn, cả nước tao loạn, nguyên do là vậy.
9. (Danh) Điềm triệu, trưng triệu.
10. (Danh) Then chốt, cốt yếu. ◎ Như: "quân cơ" nơi then chốt về việc quân.
11. (Danh) Lúc hợp thời, dịp thích nghi. ◎ Như: "đầu cơ" biết đón trước cơ hội, "thừa cơ" thừa cơ hội tốt.
12. (Danh) Kế sách, kế mưu.
13. (Danh) Dục vọng, lòng trần tục. ◎ Như: "tâm cơ" dục vọng, "vong cơ" quên hết tục niệm.
14. (Danh) Tên sao.
15. (Danh) Máy bay, nói tắt của "phi cơ" . ◎ Như: "khách cơ" máy bay chở hành khách, "chiến đấu cơ" máy bay chiến đấu.
16. (Danh) Cơ năng sinh hoạt. ◎ Như: "vô cơ hóa học" môn hóa học vô cơ.
17. (Tính) Trọng yếu, bí mật. ◎ Như: "quân sự cơ mật" bí mật quân sự.
18. (Tính) Khéo léo, biến trá, xảo trá. ◎ Như: "cơ tâm" cái lòng biến trá khéo léo, "cơ biến" tài biến trá.

ky

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. công việc
2. máy móc

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nẫy, cái máy, phàm cái gì do đấy mà phát động ra đều gọi là ki, như ki quan , sự ki , v.v.
② Ki trữ cái máy dệt, cái khung cửi.
③ Khéo léo biến trá, như ki tâm cái lòng biến trá khéo léo, ki biến tài biến trá, v.v.
④ Then chốt, cốt yếu, như quân ki nơi then chốt về việc quân.
⑤ Cơ hội, như đầu ki biết đón trước cơ hội, thừa ki thừa cơ hội tốt.
⑥ Cơ khí (máy móc), như thủy ki máy nước, phát điện ki máy phát điện, v.v.
⑦ Chân tính.
⑧ Máy móc, cơ khí, gọi tắt là ki. Ta quen đọc là cơ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Máy: Máy khâu; Máy đánh chữ;
② Máy bay: Máy bay vận tải; Máy bay hành khách;
③ Khả năng, cách...: Có cách sống; Khả năng chuyển biến;
④ Dịp, cơ hội: Dịp tốt; Lợi dụng cơ hội, thừa cơ;
⑤ Điểm cốt yếu, điểm then chốt;
⑥ Nhanh nhẹn, cơ trí: Nhanh trí;
⑦ Linh động: Sự biến đổi, tùy cơ ứng biến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lẫy nỏ — Cái giường đặt xác người chết — Khéo léo — Chỉ chung các loại máy móc — Tên ngôi sao thứ ba trong bảy ngôi của chòm sao Bắc Đẩu — Ta quen đọc Cơ.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.