ta, tá
sā ㄙㄚ, suò ㄙㄨㄛˋ, xiē ㄒㄧㄝ

ta

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ít ỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: một ít. ◇ Thủy hử truyện : "Lão nhi hòa giá tiểu tư thượng nhai lai mãi liễu ta tiên ngư, nộn kê" , (Đệ tứ hồi) Ồng già và đứa ở ra phố mua một ít cá tươi, gà giò.
2. (Phó) Ít, chút xíu. ◎ Như: "ta vi" chút ít. ◇ Thủy hử truyện : "Thành lí, tịnh vô ta động tĩnh" , (Đệ tứ thập nhất hồi) Trong thành, không có chút động tĩnh gì cả.
3. (Phó) Dùng sau hình dung từ, biểu thị so sánh, hơn kém. ◎ Như: "đa ta" nhiều hơn chút, "dung dị ta" dung dị hơn.
4. Một âm là "tá". (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị thương cảm. ◇ Khuất Nguyên : "Bàng dương vô sở ỷ, Quảng đại vô sở cực tá!" , (Chiêu hồn ) Quanh co không biết nương tựa vào đâu, Rộng bao la không biết đâu là cùng!

Từ điển Thiều Chửu

① Ít, như nhất ta một ít.
② Một âm là tá, dùng làm trợ ngữ, dùng ở cuối câu thơ thương cảm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một số, một vài, phần nào, ít nhiều, chút ít: Đi mua một số sách; Còn một vài người chưa đến; Đã có ảnh hưởng phần nào;
② Đặt sau chữ "", biểu thị ý rất nhiều: Chế tạo được rất nhiều xe hơi;
③ Đặt sau tính từ, chỉ mức độ so sánh tương đối: Bệnh có phần nhẹ hơn; , Học kĩ hơn, sẽ hiểu sâu hơn;
④ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn, đồng thời có tác dụng thư hoãn ngữ khí: Bứng chín ngàn cây đấy (Khuất Nguyên: Chiêu hồn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chút ít. Một chút — Một âm là Tá. Xem Tá.

Từ ghép 9

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lượng từ: một ít. ◇ Thủy hử truyện : "Lão nhi hòa giá tiểu tư thượng nhai lai mãi liễu ta tiên ngư, nộn kê" , (Đệ tứ hồi) Ồng già và đứa ở ra phố mua một ít cá tươi, gà giò.
2. (Phó) Ít, chút xíu. ◎ Như: "ta vi" chút ít. ◇ Thủy hử truyện : "Thành lí, tịnh vô ta động tĩnh" , (Đệ tứ thập nhất hồi) Trong thành, không có chút động tĩnh gì cả.
3. (Phó) Dùng sau hình dung từ, biểu thị so sánh, hơn kém. ◎ Như: "đa ta" nhiều hơn chút, "dung dị ta" dung dị hơn.
4. Một âm là "tá". (Trợ) Dùng ở cuối câu, biểu thị thương cảm. ◇ Khuất Nguyên : "Bàng dương vô sở ỷ, Quảng đại vô sở cực tá!" , (Chiêu hồn ) Quanh co không biết nương tựa vào đâu, Rộng bao la không biết đâu là cùng!

Từ điển Thiều Chửu

① Ít, như nhất ta một ít.
② Một âm là tá, dùng làm trợ ngữ, dùng ở cuối câu thơ thương cảm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một số, một vài, phần nào, ít nhiều, chút ít: Đi mua một số sách; Còn một vài người chưa đến; Đã có ảnh hưởng phần nào;
② Đặt sau chữ "", biểu thị ý rất nhiều: Chế tạo được rất nhiều xe hơi;
③ Đặt sau tính từ, chỉ mức độ so sánh tương đối: Bệnh có phần nhẹ hơn; , Học kĩ hơn, sẽ hiểu sâu hơn;
④ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự đình đốn, đồng thời có tác dụng thư hoãn ngữ khí: Bứng chín ngàn cây đấy (Khuất Nguyên: Chiêu hồn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng trợ từ dùng cuối câu hỏi. Cung oán ngâm khúc có câu: » Hẳn túc trái làm sao đấy tá « — Một âm là Ta. Xem Ta.
hách
hè ㄏㄜˋ, xià ㄒㄧㄚˋ

hách

phồn thể

Từ điển phổ thông

dọa nạt, đe dọa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dọa nạt. ◇ Cù Hựu : "Vị thập ma kinh thường dụng vũ lực họa hại khủng hách nhân?" (Vĩnh Châu dã miếu kí ) Tại sao lại cứ dùng võ lực làm hại và dọa nạt người ta?
2. (Động) Hoảng sợ, kinh hãi. ◎ Như: "kinh hách" hoảng sợ. ◇ Thủy hử truyện : "Hách đích hoảng liễu, thủ cước tẩu bất động" , (Đệ thập hồi) Hoảng sợ quá, tay chân cứng đờ (không động đậy được).
3. (Thán) Biểu thị kinh hãi hay trầm trồ (khen ngợi). ◎ Như: "hách, giá đại hạ hảo cao nga!" , chu choa, cái nhà lớn này cao thật!
4. (Thán) Biểu thị không vừa lòng hoặc nghi vấn. ◎ Như: "hách, chẩm ma năng giá dạng ni" , ấy! làm sao lại thế?

Từ điển Thiều Chửu

① Dọa nạt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dọa, dọa nạt, nạt nộ, dọa dẫm: Không nên dọa (nạt nộ) trẻ em;
② (thán) Ôi, ấy: ? Ấy! làm sao lại thế? Xem [xià].

Từ điển Trần Văn Chánh

Dọa, dọa dẫm, làm cho khiếp sợ: Khó khăn này không thể làm cho chúng tôi khiếp sợ. Xem [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng miệng lưỡi mà chống cự lại kẻ khác — Rất sợ hãi — Tiếng cười khanh khách. Cũng nói là Hách hách.

Từ ghép 4

đa ma

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thật là, làm sao, xiết bao (dùng trong câu cảm thán)

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là: .
2. Dùng để hỏi về trình độ, số lượng... ◎ Như: "nhĩ nhất tiểu thì năng bào đa ma viễn?" ?
3. Biểu thị trình độ cao (thán từ). ◇ Mao Thuẫn : "A Đại đích da nha, nhĩ đâu hạ ngã khứ liễu, nhĩ tri đạo ngã thị đa ma khổ a!" , , ! (Lâm gia phô tử , Thất).
4. Biểu thị trình độ kém, thấp, không đáng kể. ◇ Bạch tuyết di âm : "Mẫu thương dăng hòa na thư thương dăng, đa ma điểm tử đông tây tha hội điều tình, cánh bỉ nhân hoàn năng" , 西調, (Tiễn điện hoa , Chức hồng nhung ).
hiện
xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xuất hiện, tồn tại
2. bây giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày rõ ra, lộ ra. ◎ Như: "hiển hiện" bày rõ.
2. (Phó) Ngay bây giờ, tức thì, ngay, vừa. ◎ Như: "hiện mãi hiện mại" vừa mua vừa bán, "hiện tố hiện cật" vừa làm vừa ăn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức" (Đệ nhất hồi) (Đổng) Trác hỏi ba người nay làm chức quan gì.
3. (Tính) Trước mắt, nay, bây giở. ◎ Như: "hiện đại xã hội" xã hội thời nay.
4. (Tính) Sẵn, (tiền) mặt, có sẵn, thực có. ◎ Như: "hiện tiền" tiền mặt, "hiện hóa" hàng có sẵn.
5. (Danh) Tiền mặt. ◎ Như: "đoái hiện" đổi thành tiền mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiển hiện, rõ ràng.
② Hiện ngay bây giờ, như hiện tại hiện bây giờ.
③ Có thực ngay đấy.
④ Ánh sáng ngọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiện thời, hiện đang, bây giờ, trước mắt, nay: Giai đoạn trước mắt; Nay cử ông Nguyễn đến bàn với quý trường;
② Tức thời, ngay, vừa: Vừa học vừa dạy;
③ Tiền mặt, mặt, có sẵn: Đổi thành tiền mặt; Bạc mặt; Tiền mặt; Hàng có sẵn;
④ Hiện ra, bày rõ ra, lộ ra, xuất hiện: Hiện rõ nguyên hình; Gương mặt mẹ tôi lộ vẻ tươi cười;
⑤ Vừa, liền: Vừa rang vừa bán; Vừa soạn vừa hát;
⑥ (văn) Ánh sáng của viên ngọc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng của ngọc — Lộ ra rõ ràng — Có thật trước mắt — Bây giờ, ngày nay.

Từ ghép 29

lai, lãi
lái ㄌㄞˊ, lài ㄌㄞˋ

lai

phồn thể

Từ điển phổ thông

đến nơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lại, đến: Đem cái cuốc lại đây; Nhờ người đưa đến một bức thư;
② Đặt sau động từ để chỉ kết quả của động tác: Nói ra dài dòng; Người này xem ra tuổi không nhỏ; Tết năm nay chắc các anh vui lắm thì phải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đến: Tôi đến Bắc Kinh đã 3 năm rồi; ! Anh đã đến đấy à!;
② Xảy ra (sự việc, vấn đề), đã đến: Xảy ra vấn đề rồi đấy; , Sang xuân mùa màng bận rộn đã đến;
③ Làm, chơi, mở... hoặc dùng để thay thế cho một động từ cụ thể: Làm bậy, làm bừa; Chơi một ván cờ; Mở một cuộc thi đua; , Anh nghỉ một tí, để tôi làm; , ? Chúng tôi chơi bóng, anh có tham gia (chơi) không?;
④ Đặt sau từ "" hoặc "" để biểu thị ý có thể hoặc không: Hai người này nói chuyện rất tâm đắc (ăn ý với nhau); Bài này tôi không biết hát;
⑤ Đặt trước động từ để đề nghị sẽ làm một việc gì: Mời anh đọc một lần; Ai nấy đều nghĩ xem;
⑥ Đến... để...: Chúng tôi đến để chúc mừng; Anh ấy về nhà để thăm cha mẹ;
⑦ Để (mà)...: ? Anh lấy lí lẽ gì để thuyết phục hắn?;
⑧ Đấy, đâu (đặt sau câu để tỏ sự việc đã xảy ra): ? Tôi có bao giờ nói thế đâu?
⑨ Tương lai, sau này (hoặc các thời gian về sau): Sang năm; Đời sau;
⑩ Từ trước đến nay: Lâu nay; Hai nghìn năm nay; Từ mùa xuân đến giờ; Hơn hai mươi năm nay anh ấy đều làm việc ở nông thôn. Xem ;
⑪ Trên, hơn, ngoài, trên dưới, khoảng chừng: Hơn mười ngày; Ngoài năm mươi tuổi; Trên ba trăm người; Hơn hai dặm đường;
⑫ Đặt sau số từ "" v.v.. để liệt kê các lí do mục đích: , , , Lần này anh ấy vào phố, một là để báo cáo công tác, hai là để sửa chữa máy móc, ba là để mua sách vở; , , Một là bận việc, hai là kẹt xe, nên tôi vẫn không đến thăm anh được;
⑬ [Lái] (Họ) Lai;
⑭ Dùng làm từ đệm trong thơ ca, tục ngữ hoặc lời rao hàng: Tháng giêng đón xuân sang; 穿 Chẳng lo chuyện no cơm ấm áo; ! Mài dao mài kéo đây!;
⑮ (văn) Trợ từ, dùng để nêu tân ngữ ra trước động từ (thường dùng trong Hán ngữ thượng cổ): , Chàng không nghĩ đến tình xưa mà giận ta (Thi Kinh: Bội phong, Cốc phong);
⑯ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự cầu khiến, thúc giục (đôi khi dùng kèm với , ): ! Sao chẳng về đi! (Mạnh tử: Li Lâu thượng); , ? Về đi thôi hề! Ruộng vườn sắp hoang vu, sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai hề).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đến. Lại. Tới — Mời gọi lại — Sắp tới. Về sau này.

Từ ghép 58

lãi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đến. § Đối lại với "khứ" , "vãng" . ◎ Như: "xa lai liễu" xe đến rồi. ◇ Luận Ngữ : "Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?" , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?
2. (Động) Tới nay. ◎ Như: "tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh" , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh. ◇ Mạnh Hạo Nhiên : "Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu" , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?
3. (Động) Xảy ra, đã đến. ◎ Như: "vấn đề lai liễu" xảy ra vấn đề rồi đấy.
4. (Động) Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt). ◎ Như: "lai nhất bàn kì" chơi một ván cờ, "giá giản đan, nhượng ngã lai" , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.
5. (Tính) Sẽ đến, về sau. ◎ Như: "lai niên" sang năm, "lai nhật" ngày sau, "lai sanh" đời sau.
6. (Tính) Khoảng chừng (dùng với số lượng). ◎ Như: "tam thập lai tuế" khoảng ba mươi tuổi, "nhị thập lai cân" chừng hai chục cân.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau. ◇ Đỗ Phủ : "Tiểu lai tập tính lãn" (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười. ◇ Bạch Cư Dị : "Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn" , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.
8. (Trợ) Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện. ◎ Như: "nhĩ lai khán điếm" anh coi tiệm, "đại gia lai tưởng tưởng biện pháp" mọi người sẽ nghĩ cách.
9. (Trợ) Đặt sau động từ: đến, để. ◎ Như: "tha hồi gia khán gia nương lai liễu" anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.
10. (Trợ) Đi liền với "đắc" , "bất" , biểu thị "có thể" hay "không thể". ◎ Như: "giá sự ngã tố đắc lai" việc này tôi làm được, "Anh ngữ ngã thuyết bất lai" tôi không biết nói tiếng Anh.
11. (Trợ) Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v. ◇ Thủy hử truyện : "Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu" , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.
12. (Trợ) Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ. ◇ Đào Uyên Minh : "Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy" ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.
13. (Trợ) Dùng làm chữ đệm trong câu. ◎ Như: "chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai" , tháng giêng, hoa đào nở, "bất sầu cật lai, bất sầu xuyên" , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.
14. (Danh) Họ "Lai".
15. Một âm là "lại". (Động) Yên ủi, vỗ về. § Thông .

Từ điển Thiều Chửu

① Lại.
② Về sau, như tương lai về sau này.
③ Một âm là lãi. Yên ủi, vỗ về yên ủi kẻ đến với mình.
y, ý
yì ㄧˋ

y

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng tán thán. Tiếng than thở. Như chữ Y — Một âm là Ý. Xem Ý.

Từ ghép 3

ý

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý, ý nghĩ
2. dự tính, ý định
3. lòng dạ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điều suy nghĩ. ◇ Dịch Kinh : "Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý" , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.
2. (Danh) Kiến giải, quan điểm. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Ngô ý bất nhiên" (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.
3. (Danh) Thành kiến, tư niệm. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
4. (Danh) Vẻ, vị. ◎ Như: "xuân ý" ý vị mùa xuân. ◇ Vương Thao : "Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý" , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.
5. (Danh) Tình cảm. ◇ Đỗ Phủ : "Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết" , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.
6. (Danh) Ước mong, nguyện vọng. ◎ Như: "xứng tâm như ý" vừa lòng hợp ý.
7. (Danh) Trong lòng, nội tâm. ◇ Hán Thư : "Ý khoát như dã" (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.
8. (Danh) Nước "Ý-đại-lợi" .
9. (Danh) Nhà Phật cho "ý" là phần thức thứ bảy, tức là "mạt-na thức" (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.
10. (Danh) Họ "Ý".
11. (Động) Ngờ vực, hoài nghi. ◇ Hán Thư : "Ư thị thiên tử ý Lương" (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.
12. (Động) Liệu định, dự tính. ◎ Như: "xuất kì bất ý" bất ngờ, ra ngoài dự liệu.
13. (Động) Suy nghĩ, suy xét. ◇ Thi Kinh : "Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý" , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.
14. (Liên) Hay, hoặc là. ◇ Trang Tử : "Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da?" , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?
15. Một âm là "y". (Thán) Ôi, ôi chao. § Cũng như "y" . ◇ Trang Tử : "Y, phu tử loạn nhân chi tính dã" , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Từ điển Thiều Chửu

① Ý chí. trong lòng toan tính gì gọi là ý. Trong văn thơ có chỗ để ý vào mà không nói rõ gọi là ngụ ý .
② Ức đạc. Như bất ý không ngờ thế, ý giả sự hoặc như thế, v.v.
③ Ý riêng.
④ Nước Ý (Ý-đại-lợi).
⑤ Nhà Phật cho ý là phần thức thứ bảy, tức là Mạt-na-thức, nó hay phân biệt nghĩ ngợi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điều suy nghĩ trong lòng, ý, ý tưởng: Ý hợp nhau lòng phục nhau;
② Ý muốn, ý hướng, ý nguyện, nguyện vọng: Ý muốn của con người; Đây là lòng tốt của anh ấy;
③ Ý, ý nghĩa: Từ không diễn được ý nghĩa;
④ Sự gợi ý, vẻ: Khí trời khá gợi nên ý mùa thu, khí hậu có vẻ thu;
⑤ Ngờ, tưởng nghĩ: Bất ngờ;
⑥ [Yì] Nước Ý, nước I-ta-li-a.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều nghĩ ngợi trong óc — Điều mong muốn. Đoạn trường tân thanh : » Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm « — Lo liệu. Ước lượng trước — làm theo điều mình nghĩ — Tên gọi tắt của nước Ý Đại Lợi — Một âm là Y. Xem Y.

Từ ghép 94

ác ý 恶意ác ý 惡意bất giới ý 不戒意bất kinh ý 不經意bất ý 不意bổn ý 本意bút ý 筆意chấp ý 執意chỉ ý 旨意chủ ý 主意chú ý 注意chúc ý 屬意chung ý 鍾意cố ý 故意cưỡng gian dân ý 強姦民意đại ý 大意đắc ý 得意địch ý 敌意địch ý 敵意đồng ý 同意giới ý 介意hàm ý 含意hợp ý 合意hữu ý 有意hữu ý tứ 有意思lưu ý 畱意nã chủ ý 拿主意nguyện ý 願意phật ý 咈意quá ý bất khứ 過意不去sinh ý 生意sơ ý 初意sơ ý 疏意súc ý 蓄意tại ý 在意tâm ý 心意thâm ý 深意thất ý 失意thích ý 適意thụ ý 授意thụy ý 睡意tiểu sinh ý 小生意tình ý 情意toại ý 遂意trí ý 致意trung ý 中意trước ý 著意tư ý 私意tự ý 自意tửu ý 酒意ưng ý 應意xuân ý 春意xuất kì bất ý 出其不意xứng ý 稱意ý biểu 意表ý căn 意根ý chí 意志ý chỉ 意旨ý dã 意也ý đại lợi 意大利ý đồ 意图ý đồ 意圖ý giả 意者ý hoặc 意或ý hội 意會ý hợp 意合ý hướng 意向ý khí 意气ý khí 意氣ý kiến 意見ý kiến 意见ý liệu 意料ý mã 意馬ý nghĩa 意义ý nghĩa 意義ý nghiệp 意業ý ngoại 意外ý nguyện 意愿ý nguyện 意願ý nhi 意而ý nhị 意蘃ý niệm 意念ý tại ngôn ngoại 意在言外ý thái 意態ý thú 意趣ý thức 意識ý thức 意识ý trí 意智ý trung 意中ý trung nhân 意中人ý tứ 意思ý tự 意緖ý tưởng 意想ý vị 意味
ngang, ngưỡng, nhạng
áng , yǎng ㄧㄤˇ, yàng ㄧㄤˋ

ngang

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngang ngang : Vẻ dũng mãnh, không biết sợ — Một âm là Ngưỡng. Xem Ngưỡng.

ngưỡng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngẩng lên
2. kính mến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngẩng đầu, ngửa mặt lên. ◇ Nhạc Phi : "Ngưỡng thiên trường khiếu" (Nộ phát xung quan từ ) Ngẩng mặt lên trời kêu một tiếng dài.
2. (Động) Hướng lên. ◇ Hoài Nam Tử : "Đông nhật chí tắc dương thừa âm, thị dĩ vạn vật ngưỡng nhi sanh" , (Thiên văn ) Ngày đông đến thì dương cưỡi âm, do đó vạn vật hướng lên mà sinh.
3. (Động) Kính mộ. ◎ Như: "cửu ngưỡng đại danh" lâu nay kính mộ đại danh.
4. (Động) Từ dùng trong công văn thời xưa: (1) Đối với bậc trên biểu thị tôn kính: khẩn cầu, kính mong. ◎ Như: "ngưỡng khẩn giám sát" kính mong soi xét. (2) Đối với bậc dưới để ra lệnh. ◎ Như: "lệnh ngưỡng tuân chiếu" xin hãy tuân theo.
5. (Động) Dựa vào, trông cậy. ◎ Như: "ngưỡng trượng" nhờ cậy, "ngưỡng lại" dựa vào. ◇ Liêu trai chí dị : "Vấn sở nghiệp, tắc ngưỡng nữ thập chỉ" , (Hiệp nữ ) Hỏi sinh sống bằng nghề gì thì nói chỉ trông cậy vào hai bàn tay của cô con gái.
6. (Danh) Họ "Ngưỡng".

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực .
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng nhờ cậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngửa, ngửng, ngước lên: Ngửng đầu lên; Nằm ngửa;
② Ngưỡng mộ, ngưỡng vọng, kính mến: Kính ngưỡng; Ngưỡng mộ danh lớn đã lâu; , ? Núi Thái Sơn sắp đổ, ta biết ngưỡng vọng nơi nào? (Luận ngữ);
③ Nương tựa: Nương cậy người khác, nhờ cậy;
④ Gấp mong (từ dùng trong công văn thời xưa, của cấp trên gởi ra lệnh cho cấp dưới): Gấp mong các châu huyện miễn trừ sai dịch (Cựu Đường thư);
⑤ [Yang] (Họ) Ngưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đưa cao lên, nhấc lên — Ngẩng đầu, ngẩng mặt — Kính trọng và yêu mến — Trông đợi.

Từ ghép 17

nhạng

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ngửa, ngửa mặt lên gọi là ngưỡng.
② Kính mến, như cửu ngưỡng đại danh lâu nay kính mến cái danh lớn.
③ Lời kẻ trên sai kẻ dưới, trong từ trát nhà quan thường dùng.
④ Nhà Phật cho những kẻ kiếm ăn bằng nghề xem thiên văn là ngưỡng khẩu thực .
⑤ Một âm là nhạng. Như nhạng trượng nhờ cậy.
hô, hồ
hū ㄏㄨ, hú ㄏㄨˊ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tán thán từ, dùng khi than thở — Một âm khác là Hồ. Xem Hồ.

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(dùng trong câu hỏi)

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Ở, vào. § Tương đương với "ư" . ◇ Trang Tử : "Ngô sanh hồ loạn thế" (Nhượng vương ) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇ Chiến quốc sách : "Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng" , (Yên sách nhị ) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
2. (Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với "mạ" , "ni" . ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
3. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?" , (Học nhi ) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
4. (Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇ Luận Ngữ : "Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi" (Lí nhân ) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
5. (Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇ Luận Ngữ : "Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai" , (Bát dật ) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
6. (Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇ Mạnh Tử : "Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần " , (Vạn Chương hạ ) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
7. (Thán) Ôi. ◎ Như: "nguy nguy hồ" cao vòi vọi vậy ôi!, "tất dã chánh danh hồ"! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
8. Một âm là "hô". (Thán) Hỡi, ôi. § Cũng như "hô" . ◎ Như: "ô hô" hỡi ơi!

Từ điển Thiều Chửu

① Vậy, ôi, ư, rư! Lời nói có ý nghi hoặc, như quân tử giả hồ quân tử ấy ư?
② Tiếng gọi, như Sâm hồ , người Sâm kia ơi!
③ Lời nói tán thán, như nguy nguy hồ cao vòi vọi vậy ôi! tất dã chánh danh hồ! ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
④ Chưng, như sở cầu hồ tử cầu chưng đạo làm con.
⑤ Một âm là hô. Lời xót thương, như cùng nghĩa với chữ hô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ư, (phải) chăng (đặt cuối câu hỏi): ? Ông biết điều đó chăng? (Trang tử);
② Đi (trợ từ dùng ở cuối câu, biểu thị ý cầu khiến, tương đương với trong bạch thoại): ! Im miệng đi, Hà Bá! (Trang tử: Thu thủy); ! Mong ngài nghĩ tới tông miếu của tiên vương, hãy trở về nước để cai trị muôn dân! (Chiến quốc sách);
③ Thay, nhỉ, ư (biểu thị ý cảm thán): ! Lời nói hay nhỉ! (Mạnh tử); Đẹp thay, sự bền vững của núi sông (Sử kí); ! Tiếc quá nhỉ! Ông không gặp thời. Nếu ông được ở vào thời Cao đế, thì tước Vạn hộ hầu có gì đáng nói đâu! (Sử kí);
④ (văn) Ôi, ơi: Trời ơi!; ! Sâm ơi, đạo ta do một lẽ mà thông suốt hết tất cả (Luận ngữ);
⑤ Ở chỗ, ở nơi, vào lúc (giới từ dùng như , , ): Không ở chỗ đẹp mắt mà ở chỗ thực dụng; Người Sở sinh ra ở nước Sở, lớn lên ở nước Sở, và nói tiếng nước Sở (Lã thị Xuân thu); Ta sinh ra vào đời loạn (Trang tử);
⑥ Với (dùng như để nêu đối tượng so sánh): Kẻ trị thiên hạ có khác gì với người chăn ngựa đâu, cũng chỉ là trừ bỏ cái hại cho ngựa mà thôi (Trang tử);
⑦ Hơn (so với) (dùng như , để nêu đối tượng so sánh): Thành to, nhưng không thành nào to hơn cả thiên hạ (Trang tử); 便 Học tập thì không gì tiện bằng (hơn) được gần thầy giỏi bạn hiền (Tuân tử); Bởi ta lớn tuổi hơn các ngươi, nên chẳng có ai dùng ta (Luận ngữ);
⑧ Về (dùng để nêu đối tượng trực tiếp): Ta thường nghi ngờ về lời nói đó (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết);
⑨ Cho (dùng để nêu đối tượng nhắm tới): Thiên tử gả con gái cho các vua chư hầu (Công Dương truyện);
⑩ Bị (dùng như hoặc , trong câu bị động để nêu người chủ của hành vi, động tác): Vạn Thường đánh nhau với Trang công, bị Trang công bắt được (Công Dương truyện); Bị mũi tên làm cho bị thương (Công Dương truyện);
⑪ Trợ từ dùng ở cuối một đoạn câu hay giữa câu để biểu thị sự đình đốn hoặc thư hoãn ngữ khí: Cho nên Mặc Địch này cho rằng dù không cày cấy dệt vải mà công lao còn lớn hơn cày cấy dệt vải (Mặc tử: Lỗ vấn); Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo (Mạnh tử: Vạn Chương hạ);
⑬ Trợ từ, đặt sau hình dung từ hoặc phó từ như một vĩ ngữ (dùng như ) (không dịch): Cuồn cuộn chảy xiết, thuận theo núi lớn mà xuống (Tư Mã Tương Như: Thượng lâm phú); Bao la thay sa mạc phẳng không bờ (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nghi vấn trợ từ — Tán thán từ — Trợ từ, không có nghĩa gì — Một âm là Hô. Xem Hô.

Từ ghép 10

phi lộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lời phi lộ, thông báo, công báo, công bố, biểu lộ

Từ điển trích dẫn

1. Trần thuật, bày tỏ. ◇ Lí Đức Dụ : "Nhược bất phi lộ xích thành, thật phụ nhân hảo" , (Đại Lí Phi dữ Quách Nghị thư ).
2. Phát biểu, tuyên bố. ◇ Úc Đạt Phu : "Tiền Đổng lưỡng nhân đích hôn nghị dã kinh quá liễu chánh thức đích thủ tục, thành thục đáo phi lộ đích thì tiết liễu" , (Xuất bôn , Ngũ).
3. Bộc lộ, phơi bày. ◇ Băng Tâm : "Phi lộ ngã đích nhược điểm" (Kí tiểu độc giả , Ngũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mở ra, bày ra cho người khác thấy.
tắc
zé ㄗㄜˊ

tắc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quy tắc
2. bắt chước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khuôn phép. ◎ Như: "ngôn nhi vi thiên hạ tắc" nói ra mà làm phép tắc cho thiên hạ.
2. (Danh) Gương mẫu. ◎ Như: "dĩ thân tác tắc" lấy mình làm gương.
3. (Danh) Đơn vị trong văn từ: đoạn, mục, điều, tiết. ◎ Như: "nhất tắc tiêu tức" ba đoạn tin tức, "tam tắc ngụ ngôn" ba bài ngụ ngôn, "thí đề nhị tắc" hai đề thi.
4. (Danh) Họ "Tắc".
5. (Động) Noi theo, học theo. ◇ Sử Kí : "Tắc Cổ Công, Công Quý chi pháp, đốc nhân, kính lão, từ thiếu" , , , , (Chu bổn kỉ ) Noi theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý, dốc lòng nhân, kính già, yêu trẻ.
6. (Liên) Thì, liền ngay. ◎ Như: "học như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối" , 退 học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
7. (Liên) Thì là, thì. ◇ Luận Ngữ : "Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ" , (Học nhi ) Con em ở trong nhà thì hiếu thảo (với cha mẹ), ra ngoài thì kính nhường (bậc huynh trưởng).
8. (Liên) Lại, nhưng lại. ◎ Như: "dục tốc tắc bất đạt" muốn cho nhanh nhưng lại không đạt.
9. (Liên) Chỉ. ◇ Tuân Tử : "Khẩu nhĩ chi gian tắc tứ thốn nhĩ" (Khuyến học ) Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi.
10. (Liên) Nếu. ◇ Sử Kí : "Kim tắc lai, Bái Công khủng bất đắc hữu thử" , (Cao Tổ bổn kỉ ) Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đấy.
11. (Liên) Dù, dù rằng. ◇ Thương quân thư : "Cẩu năng lệnh thương cổ kĩ xảo chi nhân vô phồn, tắc dục quốc chi vô phú, bất khả đắc dã" , , (Ngoại nội ) Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không đông thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được.
12. (Phó) Là, chính là. ◇ Mạnh Tử : "Thử tắc quả nhân chi tội dã" (Công Tôn Sửu hạ ) Đó chính là lỗi tại tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Nội các chế đồ khuôn mẫu gì đều gọi là tắc, nghĩa là để cho người coi đó mà bắt chước vậy. Như ngôn nhi vi thiên hạ tắc nói mà làm phép cho thiên hạ.
② Bắt chước.
③ Thời, lời nói giúp câu, như hành hữu dư lực tắc dĩ học văn làm cho thừa sức thời lấy học văn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương mẫu, gương: Lấy mình làm gương;
② Quy tắc, chế độ, quy luật, phép tắc, khuôn phép: Quy tắc chung; Quy tắc cụ thể; Bốn phép tính; Nói ra mà làm khuôn phép cho cả thiên hạ;
③ (văn) Noi theo, học theo: Noi theo ý chí các bậc tiên liệt; Học theo phép tắc của Cổ Công và Công Quý (Sử kí);
④ (văn) Thì, thì là, thì lại, nhưng... thì lại: Mưa ít thì hạn, mưa nhiều thì úng; Làm được những điều đó rồi mà còn thừa sức thì mới học văn chương; Trong thì trăm họ căm giận, ngoài thì chư hầu làm phản (Tuân tử); 退 Việc học tập cũng giống như thuyền đi nước ngược, không tiến thì là lùi; Cô ấy lúc bình thường im lặng ít nói, nhưng khi thảo luận trong nhóm thì lại thao thao bất tuyệt;
⑤ (văn) Là: Đó là lỗi tại tôi; Đó là cảnh tượng đại quan của ngôi lầu Nhạc Dương (Phạm Trọng Yêm: Nhạc Dương lâu kí);
⑥ (văn) Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nay nếu đến, Bái Công sợ không được có đó (Sử kí: Cao Tổ bản kỉ);
⑦ Dù, dù rằng, tuy (biểu thị ý nhượng bộ): Nếu có thể làm cho số người buôn bán và làm nghề thủ công không tăng thêm, thì dù muốn nước không giàu lên cũng không thể được (Thương Quân thư); 稿 Bài văn tuy đã viết rồi, nhưng chỉ là một bản phác thảo;
⑧ (văn) (loại) Việc, bài: Ba bài;
⑨ (văn) Bậc, hạng: (Ruộng đất) phân làm chín bậc cao thấp (Hán thư);
⑩ (văn) Chỉ có: Khoảng giữa miệng và tai chỉ có bốn tấc thôi (Tuân tử: Khuyến học thiên);
⑪ (văn) Trợ từ đặt giữa định ngữ và từ trung tâm (dùng như , ): Không phải tiếng gáy của gà (Thi Kinh: Tề phong, Kê minh);
⑫ (văn) Trợ từ cuối câu (vô nghĩa): Khi người kia tìm ta, chỉ sợ không được ta (Thi Kinh); ? Vì sao thế?;
⑬ (Họ) Tắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khuôn phép phải theo. Td: Pháp tắc — Rập khuôn. Bắt chước — Thì. Ắt là. Thành ngữ: Cẩn tắc vô ưu ( thận trọng thì không phải lo sợ gì ).

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.