tẩu
zǒu ㄗㄡˇ

tẩu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạy
2. tẩu (tiếng xưng hô)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chạy. ◇ Lưu Hi : "Từ hành viết bộ, tật hành viết xu, (...) tật xu viết tẩu" , , (...) (Thích danh , Thích tư dong 姿) Đi thong thả là "bộ", đi nhanh là "xu", (...) chạy là "tẩu". ◇ Hàn Phi Tử : "Thố tẩu xúc chu, chiết cảnh nhi tử" , (Ngũ đố ) Con thỏ chạy đụng gốc cây, gãy cổ chết.
2. (Động) Đi bộ. ◎ Như: "tẩu lộ" đi bộ.
3. (Động) Chạy trốn. ◎ Như: "đào tẩu" chạy trốn, "bại tẩu" thua chạy trốn. ◇ Mạnh Tử : "Khí giáp duệ binh nhi tẩu" (Lương Huệ Vương thượng ) Bỏ áo giáp kéo quân mà chạy trốn.
4. (Động) Di động. ◎ Như: "tẩu bút" nguẫy bút, "ngã đích biểu tẩu đắc ngận chuẩn" đồng hồ của tôi chạy đúng lắm.
5. (Động) Ra đi, lên đường. ◎ Như: "ngã minh thiên tựu yếu tẩu liễu" tôi ngày mai phải lên đường rồi.
6. (Động) Tiết lộ, để hở. ◇ Thủy hử truyện : "Tam nhân đại kinh: Mạc bất tẩu lậu liễu tiêu tức, giá kiện sự phát liễu?" : , (Đệ thập bát hồi) Ba người giật mình: Chẳng phải là đã tiết lộ tin tức, việc đó bị phát giác rồi sao?
7. (Động) Qua lại, thăm viếng, giao vãng. ◎ Như: "tha môn lưỡng gia tẩu đắc ngận cần" hai gia đình họ qua lại với nhau rất thường xuyên.
8. (Động) Mất hình thái trước, sai trật. ◎ Như: "tẩu bản" bản khác, không phải bản cũ, "tẩu vị" bay mùi, "tẩu dạng" biến dạng.
9. (Động) Đi, đến. ◎ Như: "tẩu vãng" đi đến, "tẩu phỏng" đến hỏi, phỏng vấn.
10. (Tính) Để cho đi bộ được. ◎ Như: "tẩu đạo" lề đường, vỉa hè.
11. (Tính) Để sai khiến, sai bảo. ◎ Như: "tẩu tốt" lính hầu, tay sai.
12. (Tính) Đi đứng trên mặt đất. ◎ Như: "phi cầm tẩu thú" chim bay thú chạy.
13. (Danh) Tôi (khiêm từ). § Cũng như "bộc" . ◇ Trương Hành : "Tẩu tuy bất mẫn" (Tây kinh phú 西) Tôi tuy không lanh lẹ.
14. (Danh) Chỉ chung loài thú. ◇ Tả Tư : "Cùng phi tẩu chi tê túc" 宿 (Ngô đô phú ) Chim và thú ở đường cùng có chỗ đậu nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chạy, cất chân đi lại đều gọi là tẩu. Vì thế cho nên lo việc cả hai bên gọi là bôn tẩu .
② Trốn. Như sách Mạnh Tử nói: Khí giáp duệ binh nhi tẩu bỏ áo giáp kéo đồ binh mà trốn.
③ Tiếng nói khiêm, cũng như nghĩa chữ bộc .
④ Vật thể di động cũng gọi là tẩu. Như tẩu bút nguẫy bút.
⑤ Mất hình dạng cũ, sai kiểu, mất lối thường trước cũng gọi là tẩu. Như tẩu bản bản khác không phải bản cũ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi: Đi khắp cả nước; Đi nhầm nước cờ rồi;
② Chạy: Chiếc đồng hồ này chạy đúng lắm; Bỏ cả giáp kéo binh mà chạy (Mạnh tử);
③ Lên đường: Đã đến lúc anh phải đi (lên đường) rồi;
④ Thăm viếng, đi lại: Hai gia đình họ thường đi lại thăm viếng nhau;
⑤ Mang, chuyển, đi: Đi một chuyến hàng;
⑥ Phai, bay (mất hình cũ hay mùi vị cũ): Bay mùi.【】tẩu dạng [zôuyàng] Mất hình dạng cũ, sai kiểu, sai: Việc này anh ấy nói sai nguyên ý;
⑦ Sai, lạc, trệch: Nói sai (trệch) ý của anh ấy;
⑧ Để lọt ra, để lộ, hở: Để lộ tin tức; Nói hớ, lỡ miệng;
⑨ (văn) Tôi (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chạy — Đi. Tới — Đem đi chỗ khác — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Tẩu.

Từ ghép 23

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa, các quán rượu treo cờ xí trước cửa để chiêu mời khách, gọi là "trang hoảng tử" . Tỉ dụ khoa trương, huênh hoang bề ngoài. § Cũng nói là "trang môn diện" .
2. Ví hành động tự để lộ cái không tốt, không hay của mình cho người ngoài biết. ◇ Thủy hử truyện : "Ca ca bất yếu vấn, thuyết khởi lai, trang nhĩ đích hoảng tử. Nhĩ chỉ do ngã tự khứ tiện liễu" , , . 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Xin anh đừng hỏi nữa, nói ra thì khác nào vạch áo cho người xem lưng. Anh cứ để tôi đi là hơn.
sū ㄙㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

váng sữa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Váng sữa, bơ. § Lấy sữa bò, sữa dê chế làm đồ ăn gọi là "lạc" , trên món lạc có một tầng sữa đông lại gọi là "tô" . Trên phần tô có chất như dầu gọi là "đề hồ" .
2. (Danh) Món ăn nấu bằng bột nhào với dầu. ◎ Như: "hạch đào tô" bánh bột trái đào.
3. (Danh) § Xem "đồ tô" .
4. (Tính) Xốp, giòn. ◎ Như: "tô đường" kẹo giòn (làm bằng bột, đường, mè, ...).
5. (Tính) Mềm yếu, bải hoải. ◎ Như: "tô ma" tê mỏi, "tô nhuyễn" bải hoải, mềm yếu.
6. (Tính) Nõn nà, mướt, láng. ◇ Kim Bình Mai : "Na phụ nhân nhất kính tương tô hung vi lộ, vân hoàn bán đả, kiểm thượng đôi hạ tiếu lai" , , (Đệ nhất hồi) Người đàn bà liền để hé bộ ngực nõn nà, búi tóc mây buông lơi, khuôn mặt lộ vẻ tươi cười.

Từ điển Thiều Chửu

① Váng sữa. Lấy sữa bò, sữa dê chế làm đồ ăn gọi là lạc, trên món lạc có một lớp sữa đóng đông lại gọi là tô. Trên phần tô có chất như dầu gọi là đê hồ .
② Tục gọi món ăn nhào dầu với bột là tô. Đồ ăn thức nào xốp mà chóng nhừ cũng gọi là tô.
③ Ðồ tô tên một thứ rượu, tục gọi là đồ tô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bơ;
② Xốp và giòn: Kẹo xốp;
③ Bánh xốp: Bánh xốp hạch đào;
④【】đồ tô [túsu] Xem ;
⑤ Bóng, láng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chất bơ, chế từ sữa bò — Đồ ăn có chất bơ — Trơn láng. Td: Tô phát ( tóc mướt ).

Từ ghép 2

can, cán, hàn
gān ㄍㄢ, gàn ㄍㄢˋ, hán ㄏㄢˊ

can

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khô, hanh, ráo: Khô ráo; Củi khô; Nho khô;
② Hết, cạn, trống không, trống rỗng: Nước sông đã cạn; Ngoài mạnh trong rỗng;
③ Uổng công, mất công vô ích, vô ích: Xem uổng công;
④ Suông, chỉ: Chỉ ăn vã thức ăn chứ không ăn cơm; Chỉ nói không làm;
⑤ Nuôi, hờ: Mẹ nuôi; Con nuôi; Cha hờ;
⑥【】can thúy [gancuì] Thành thật, thẳng thừng, dứt khoát: Anh ấy trả lời dứt khoát; Tôi thành thật nói với anh nhé;
⑦ [Gan] (Họ) Can. Xem [gàn], [qián].

Từ ghép 2

cán

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mình, thân
2. gốc cây
3. cán, chuôi
4. tài năng, được việc
5. thành giếng, miệng giếng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột đầu tường. § Thông "cán" .
2. (Danh) Thân, mình, bộ phận chủ yếu. ◎ Như: "khu cán" vóc người, mình người, "thụ cán" thân cây, "cốt cán" phần chủ yếu.
3. (Danh) Sự tình, sự việc. ◇ Thủy hử truyện : "Đô đầu hữu thậm công cán đáo giá lí?" (Đệ thập tứ hồi) Đô đầu có việc gì đến đây?
4. (Danh) Cái chuôi. ◎ Như: "thược cán" chuôi gáo.
5. (Danh) Tài năng. ◎ Như: "tài cán" .
6. (Danh) Họ "Cán".
7. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "cán đạo" đường chính.
8. (Động) Làm, mưu cầu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tha lưỡng cá thị ngô tử điệt bối, thượng thả tranh tiên cán công" , (Đệ cửu thập nhị hồi) Hai viên tướng ấy vào hàng con cháu ta, mà còn (biết) tranh nhau lập công trước.
9. Một âm là "hàn". (Danh) Tường bao quanh giếng. § Thông "hàn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mình, như khu cán vóc người, mình người.
② Gốc, gốc cây cỏ gọi là cán.
③ Cái chuôi, như thược cán chuôi gáo.
④ Tài năng làm được việc, như tài cán . Tục gọi những người làm việc thạo là năng cán .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thân cây, thân cỏ, thân người: Vóc người, thân người;
② Cốt cán, chính, chủ yếu: Nòng cốt của phong trào;
③ Cán bộ: Cán bộ cấp cao; Quan hệ giữa cán bộ và quần chúng;
④ Cái chuôi: Chuôi gáo;
⑤ Làm: Làm những công việc nặng nhọc; Làm những việc xấu; Kiên quyết không làm; ? Anh ấy làm việc gì đấy?;
⑥ Có tài năng, có năng lực, giỏi: Người làm việc có năng lực; Người làm việc giỏi; Tài cán. Xem [gan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thân cây — Phần chính. Phần cốt yếu — Giỏi việc. Chẳng hạn Mẫn cán.

Từ ghép 19

hàn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cột đầu tường. § Thông "cán" .
2. (Danh) Thân, mình, bộ phận chủ yếu. ◎ Như: "khu cán" vóc người, mình người, "thụ cán" thân cây, "cốt cán" phần chủ yếu.
3. (Danh) Sự tình, sự việc. ◇ Thủy hử truyện : "Đô đầu hữu thậm công cán đáo giá lí?" (Đệ thập tứ hồi) Đô đầu có việc gì đến đây?
4. (Danh) Cái chuôi. ◎ Như: "thược cán" chuôi gáo.
5. (Danh) Tài năng. ◎ Như: "tài cán" .
6. (Danh) Họ "Cán".
7. (Tính) Chủ yếu, chính. ◎ Như: "cán đạo" đường chính.
8. (Động) Làm, mưu cầu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tha lưỡng cá thị ngô tử điệt bối, thượng thả tranh tiên cán công" , (Đệ cửu thập nhị hồi) Hai viên tướng ấy vào hàng con cháu ta, mà còn (biết) tranh nhau lập công trước.
9. Một âm là "hàn". (Danh) Tường bao quanh giếng. § Thông "hàn" .
sao, sảo
shāo ㄕㄠ, shào ㄕㄠˋ

sao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nhỏ, chút. ◎ Như: "thỉnh sảo hậu" xin đợi một chút.
2. (Phó) Hơi, khá, dần dần. ◎ Như: "đạo lộ sảo viễn" đường khá xa, "sảo sảo" hơi hơi, "mã lực sảo phạp" sức ngựa hơi yếu.
3. (Danh) Thóc kho.
4. (Danh) Tiền bạc.
5. (Danh) Nơi cách thành nhà vua 300 dặm.
6. (Danh) Họ "Sảo".
7. Một âm là "sao". (Danh) Ngọn. ◎ Như: "thảo sao" ngọn cỏ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất cá đại hồ điệp phong tranh, quải tại trúc sảo thượng liễu" , (Đệ thất thập hồi) Có một cái diều con bướm lớn, mắc ở trên ngọn trúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Chút, như sảo đa chút nhiều. Sảo sảo hơi hơi, một ít thôi.
② Thóc kho.
③ Cách thành nhà vua 300 dặm gọi là sảo.
④ Một âm là sao. Ngọn, như thảo sao ngọn cỏ.

sảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chút ít, hơi hơi

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Nhỏ, chút. ◎ Như: "thỉnh sảo hậu" xin đợi một chút.
2. (Phó) Hơi, khá, dần dần. ◎ Như: "đạo lộ sảo viễn" đường khá xa, "sảo sảo" hơi hơi, "mã lực sảo phạp" sức ngựa hơi yếu.
3. (Danh) Thóc kho.
4. (Danh) Tiền bạc.
5. (Danh) Nơi cách thành nhà vua 300 dặm.
6. (Danh) Họ "Sảo".
7. Một âm là "sao". (Danh) Ngọn. ◎ Như: "thảo sao" ngọn cỏ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhất cá đại hồ điệp phong tranh, quải tại trúc sảo thượng liễu" , (Đệ thất thập hồi) Có một cái diều con bướm lớn, mắc ở trên ngọn trúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Chút, như sảo đa chút nhiều. Sảo sảo hơi hơi, một ít thôi.
② Thóc kho.
③ Cách thành nhà vua 300 dặm gọi là sảo.
④ Một âm là sao. Ngọn, như thảo sao ngọn cỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

】sảo tức [shàoxi] Nghỉ (khẩu lệnh từ tư thế nghiêm chuyển sang tư chế nghỉ). Xem [shao].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hơi, khá, chút, dần dần: Hơi, một chút; Hơi khác nhau; Đường khá xa; Cao hơn một nước. 【】sảo sảo [shao shao] (văn) Dần dần, dần dà: Lần lần lấn chiếm nó như tằm ăn rỗi (Chiến quốc sách); 【】sảo vi [shaowei] Hơi, chút, chút ít (thường dùng với ): Hôm nay người anh ấy có khá hơn một chút, có thể ngồi dậy làm việc được rồi; Đề này dễ, chỉ cần suy nghĩ một chút là trả lời được; 【】 sảo vi [shaowéi] Như ; 【】 sảo hứa [shaoxư] Như ;
② (văn) Thóc kho;
③ (văn) Nơi cách thành vua 300 dặm;
④ (văn) Ngọn (dùng như , bộ ): Ngọn cỏ. Xem [shào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé — Ít ỏi — Hơi hơi. Một chút — Dần dần — Vùng đất ở xa kinh đô 300 dặm.

Từ ghép 8

thục
shóu ㄕㄡˊ, shú ㄕㄨˊ

thục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chín
2. đã quen, kỹ càng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nấu chín. ◎ Như: "chử thục" nấu chín. ◇ Luận Ngữ : "Quân tứ tinh, tất thục nhi tiến chi" , (Hương đảng ) Vua ban thịt tươi thì cho nấu chín, cúng tổ tiên (rồi mới ăn).
2. (Động) Trưởng thành, mọc lớn lên (nói về trồng trọt). ◇ Mạnh Tử : "Ngũ cốc giả, chủng chi mĩ giả dã. Cẩu vi bất thục" , . (Cáo tử thượng ) Trồng trọt ngũ cốc cho tốt. Làm cẩu thả không mọc lớn được.
3. (Tính) Được mùa. ◎ Như: "thục niên" năm được mùa.
4. (Tính) Thành thạo. ◎ Như: "thục thủ" quen tay, "kĩ nghệ thuần thục" tài nghề thành thạo.
5. (Tính) Đã quen, đã thuộc. ◎ Như: "thục nhân" người quen, "thục khách" khách quen, "tựu thục lộ" tới con đường quen, "thục tự" chữ đã học rồi. ◇ Thủy hử truyện : "Hòa thượng, thả hưu yếu động thủ. Nhĩ đích thanh âm hảo tư thục. Nhĩ thả thông cá tính danh" , . (Đệ ngũ hồi) Hòa thượng, hãy ngừng tay. Tiếng nói nghe quen quá. Xin cho biết tên họ.
6. (Tính) Luyện, rèn, thuộc, bào chế. ◎ Như: "thục thiết" sắt rèn, "thục dược" thuốc bào chế, "thục bì tử" da thuộc.
7. (Phó) Kĩ càng, tinh tường. ◎ Như: "thục tư" nghĩ kĩ, "thục thị" coi tinh tường. ◇ Sử Kí : "Uớc thúc bất minh, thân lệnh bất thục, tướng chi tội dã" ,, (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Kỉ luật không rõ ràng, mệnh lệnh truyền phát không thuần thục, đó là tội của tướng.
8. (Phó) Say. ◎ Như: "thục thụy" ngủ say.

Từ điển Thiều Chửu

① Chín.
② Ðược mùa.
③ Kĩ càng, tinh tường, như thuần phục , thục tư nghĩ kĩ, thục thị coi tinh tường, v.v.
④ Ðã quen, đã thuộc như tựu thục lộ tới con đường quen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chín: Cơm đã chín rồi; Lúa mì và hoa quả đã chín cả rồi;
② Kĩ càng: Nghĩ kĩ;
③ Quen, thuộc, hiểu rõ: Hiểu rõ; Tới con đường quen;
④ Thạo: Thạo tay. Xem [shóu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu chín — Đã chín — Quá quen thuộc — Biết quá rõ. Thuộc lòng.

Từ ghép 12

thư
cī ㄘ, cí ㄘˊ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con chim mái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim mái. ◇ Thi Kinh : "Trĩ chi triêu cẩu, Thượng cầu kì thư" , (Tiểu nhã , Tiểu bàn ) Con trĩ trống buổi sáng kêu, Mong tìm chim mái.
2. (Danh) Giống cái, nữ tính.
3. (Tính) Mái, cái (giống). § Đối lại với "hùng" . ◎ Như: "thư nhị" nhụy cái, "thư thố" thỏ cái. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quang Hòa nguyên niên, thư kê hóa hùng" , (Đệ nhất hồi ) Năm Quang Hòa thứ nhất, một con gà mái hóa ra gà trống.
4. (Tính) Yếu đuối, mềm mỏng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tri kì hùng, thủ kì thư, vi thiên hạ khê" , , 谿 (Chương 28) Biết mình cứng mạnh, nhưng vẫn giữ ở chỗ mềm mỏng, làm khe nước cho thiên hạ.
5. (Tính) Mặt dày, trơ trẽn, vô liêm sỉ. ◇ Vô danh thị : "Ngã kim nhật hựu một thỉnh nhĩ, tự thư tương lai" , (Nam lao kí , Đệ tam chiệp ) Ta hôm nay nào có mời mi mà mi tự vác cái mặt dày tới.
6. (Động) Coi thường, khinh thị. ◇ Trần Tử Ngang : "Ư thì thiên hạ thư Hàn nhi hùng Ngụy, tráng vũ nhi nhu văn" , (Đường cố triều nghị đại phu tử châu trưởng sử dương phủ quân bi ).
7. (Động) Đánh bại, khuất phục. ◇ Tô Thức : "Trí cùng binh bại, thổ cương nhật xúc, phản vi Hán thư, đại vương thường tự tri kì sở dĩ thất hồ?" , , , ? (Đại Hầu Công thuyết Hạng Vũ từ ).
8. (Động) Trách mắng.
9. (Động) Chần chờ, ỳ ra, ườn ra. ◇ Kim Bình Mai : "Xuân Mai đạo: Nhĩ vấn tha. Ngã khứ thì hoàn tại trù phòng lí thư trước..." : , ... (Đệ thập nhất hồi) Xuân Mai nói: Bà chủ cứ hỏi nó. Lúc tôi xuống, nó vẫn cứ ườn ra trong nhà bếp (chưa nấu nướng xong xuôi gì cả)...
10. (Động) Nhe (răng). § Thông "thử" . ◎ Như: "thư nha lộ chủy" .

Từ điển Thiều Chửu

① Con mái, loài có lông cánh thuộc về tính âm (giống cái) gọi là thư, con thú cái cũng gọi là thư.
Yếu lướt. Như thủ thư giữ lối mềm nhũn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) cái, mái: Thỏ cái; Gà mái;
② (văn) Mềm yếu, yếu ớt;
③ (văn) Bị đánh bại;
④ (văn) Trách mắng;
⑤ (văn) Nhe ra (răng...) (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con chim mái. Chỉ chung con vật cái — Chỉ đàn bà con gái — Mềm yếu.

Từ ghép 3

loan, quan
guān ㄍㄨㄢ

loan

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao lí" nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
⑥ Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
⑨ Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa ải, cửa ô
2. đóng (cửa)
3. quan hệ, liên quan

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng (cửa). Đối lại với "khai" . ◎ Như: "quan môn" đóng cửa. ◇ Đào Uyên Minh : "Môn tuy thiết nhi thường quan" (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.
2. (Động) Nhốt, giam giữ. ◎ Như: "điểu bị quan tại lung trung" chim bị nhốt trong lồng, "tha bị quan tại lao lí" nó bị giam trong tù.
3. (Động) Ngừng, tắt. ◎ Như: "quan cơ" tắt máy, "quan đăng" tắt đèn.
4. (Động) Liên quan, liên hệ, dính líu. ◎ Như: "quan thư" đính ước, "quan tâm" bận lòng đến, đoái hoài. ◇ Nguyễn Du : "Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy" (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
5. (Động) Lĩnh, phát (lương, tiền). ◎ Như: "quan hướng" lĩnh lương, phát lương. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu" : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.
6. (Danh) Dõi cửa, then cửa. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã" , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.
7. (Danh) Cửa ải, cửa biên giới. ◎ Như: "biên quan" cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác. ◎ Như: "quan san" cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn. ◇ Vương Bột : "Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân" , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.
8. (Danh) Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa. ◇ Mạnh Tử : "Quan cơ nhi bất chinh" (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
9. (Danh) Bộ phận, giai đoạn trọng yếu. ◎ Như: "nan quan" giai đoạn khó khăn, "quá thử nhất quan, tất vô đại ngại" , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, "niên quan tại nhĩ" cuối năm.
10. (Danh) Bộ vị trên thân người. ◎ Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là "mạch quan" .
11. (Danh) Tên đất.
12. (Danh) Họ "Quan".
13. (Trạng thanh) "Quan quan" tiếng kêu của con chim thư cưu.
14. Một âm là "loan". (Động) Giương. ◎ Như: "Việt nhân loan cung nhi xạ chi" người Việt giương cung mà bắn đấy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đóng. Như môn tuy thiết nhi thường quan (Ðào Uyên Minh ) tuy có làm cửa đấy nhưng vẫn đóng luôn.
② Cái dõi cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa lại gọi là quan. Cho nên then chốt trên cửa gọi là quan kiện . Nói rộng ra thì các máy móc trong các đồ đều gọi là cơ quan . Phàm các cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi đều gọi là quan kiện hay là cơ quan. Như ta nói cơ quan truyền bá, cơ quan phát hành, v.v.
③ Cửa ải. Như biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
④ Cửa ô. Đặt ở các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa gọi là quan. Ngày xưa đặt cửa ô chỉ để tra xét hành khách, đời sau mới đánh thuế. Như sách Mạnh Tử nói quan cơ nhi bất chinh cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.
⑤ Giới hạn. Như thánh vực hiền quan cõi thánh bực hiền. Nay gọi cuối năm là niên quan tại nhĩ cũng bởi nghĩa đó (cái hạn năm nó đã gần hết cũ sang mới).
⑥ Quan hệ. Hai bên cùng có liên thuộc với nhau gọi là quan. Nay gọi sự để lòng thắc mắc nhớ luôn là quan tâm hay quan hoài cũng bởi nghĩa đó. Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.
⑦ Cách bức. Như quan thuyết lời nói cách bức, do một người khác nhắc lại, chứ không phải lời nói trước mặt.
⑧ Các văn bằng để đi lãnh lương gọi là quan hưởng . Hai bên cùng đính ước với nhau gọi là quan thư .
⑨ Quan quan tiếng con chim thư cưu kêu.
⑩ Mạch quan. Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan.
⑪ Tên đất. Một âm là loan. Dương. Như Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt dương cung mà bắn đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đóng, khép, tắt, đậy kín, bịt kín: Đóng cửa sổ; Tắt đèn; Khép cửa lại; Cửa tuy có nhưng thường khép luôn (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
② Giam, bỏ tù: Giam tên lưu manh này lại;
③ Cửa ải, cửa biên giới, quan: Vượt qua cửa ải;
④ Cửa ô (ngày xưa), hải quan, hàng rào hải quan (thời nay): Cửa ô chỉ tra xét hành khách mà không đánh thuế (Mạnh tử);
⑤ Dính dáng, liên quan, quan hệ: Tôi chịu trách nhiệm, không liên quan đến các anh. 【】quan vu [quanyú] Về: Về vấn đề công nghiệp hóa;
⑥ Dàn xếp, làm môi giới;
⑦ Lãnh (lương, tiền...): Lãnh lương;
⑧ (văn) Dõi cửa;
⑨ (văn) Điểm then chốt, bước quyết định;
⑩ (y) Mạch quan;
⑪ 【】 quan quan [guanguan] (thanh) Quan quan (tiếng chim kêu): Quan quan cái con thư cưu, con sống con mái cùng nhau bãi ngoài (Thi Kinh);
⑫ [Guan] Tên đất: Quan Trung;
⑬ [Guan] (Họ) Quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy thanh gỗ ngang mà chặn cửa lại — Đóng lại — Đường hiểm yếu đi vào lĩnh thổ một nước. Cửa ải. Cửa quan. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quá quan này khúc chiêu quân, Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia « — Ràng buộc, liên lạc với nhau — Bộ phận trong thân thể người — Nơi mà việc làm có tổ chức liên lạc chặt chẽ. Td: Cơ quan.

Từ ghép 40

Từ điển trích dẫn

1. Lùi xe. ◎ Như: "đảo xa thì nhất định yếu chú ý xa hậu hữu một hữu hành nhân" .
2. Đổi xe (trên đường đi). ◎ Như: "giá thảng xa trực đạt Quảng Châu, nâm lộ thượng bất dụng đảo xa" , .
3. Đi giật lùi. § Tỉ dụ hành vi đi ngược lại phương hướng phát triển của lịch sử.

Từ điển trích dẫn

1. Chiếm cứ. ◇ Tô Triệt : "Dương Thịnh Đài đẳng thủ hạ binh đinh tuy chỉ ngũ lục thiên nhân, nhiên chủng tộc bàn cứ khê động, chúng cực bất thiểu" , , (Luận cừ dương man sự trát tử ).
2. Nằm cuộn khúc. ◇ Văn Oánh : "Dư thiếu đa tật, luy bất thắng y. Canh dần tuế đông tịch, hốt mộng du nhất đạo cung, kim bích minh hoán, nhất cự điện, nhất bảo sàng, khuy nhiên vu trung, nhất kim long bàn cứ ư sàng chi thượng" , . , , , 殿, , , (Ngọc hồ thanh thoại , Quyển nhất).
3. Quanh co chằng chịt. ◇: "Điền hộ Lão Khổng, đặc biệt yếu biểu thị tha thị cánh trung ư đông gia, dụng thủ chưởng phách trước hung thang, tha để tiểu phát biện ngận cố chấp địa bàn cứ tại đầu đính thượng. Bột tử đích mạch quản cao cao địa lỏa lộ trước, hồ tử hi sơ địa khởi trước chiến động" , , , . , (Bát nguyệt đích hương thôn , Thất).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.