xū ㄒㄩ, xǔ ㄒㄩˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày xưa chỉ chức quan coi việc bắt giặc cướp. Sau chỉ chức quan nhỏ. ◎ Như: "tư lại" thơ lại. ◇ Bạch Cư Dị : "Tạc nhật tư phương đáo môn" (Đỗ Lăng tẩu ) Hôm qua viên lại làng vừa mới đến cửa.
2. (Danh) Họ "Tư".
3. (Động) Chờ, đợi. ◎ Như: "thiểu tư" đợi một chút, "tư mệnh" đợi mệnh lệnh.
4. (Động) Coi xét, thị sát. ◇ Thi Kinh : "Vu tư tư nguyên" (Đại nhã , Công lưu ) Coi xét cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
5. (Phó) Lẫn nhau, hỗ tương. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ hôn nhân, Vô tư viễn hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Anh em thân thích nội ngoại, Không nên xa cách nhau.
6. (Phó) Đều. ◎ Như: "tư khả" đều khá. ◇ Thi Kinh : "Nhĩ chi giáo hĩ, Dân tư hiệu hĩ" , (Tiểu nhã , Giác cung ) Ngài dạy bảo thế nào, Thì dân đều bắt chước theo như vậy.
7. (Trợ) Đặt cuối câu: biểu thị ngữ khí. ◇ Thi Kinh : "Quân tử lạc tư, Vạn bang chi bình" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Chư hầu vui mừng thay, (Vì) muôn nước được sự che chở.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, như tư khả đều khá.
② Ðợi, như thiểu tư đợi một chút, tư mệnh đợi mệnh lệnh, v.v.
③ Cùng coi, dò xét, như vu tư tư nguyên (Thi Kinh ) cùng coi cánh đồng để định chỗ cho dân ở.
④ Thứ nhân làm quan gọi là tư. Ðời sau gọi thơ lại là tư lại là bởi đó (tức ta gọi là nhà tơ).
⑤ Giúp.
⑥ Sơ, xa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đều: Đều khá; Muôn sự đều đã sẵn sàng; Dân đều như thế cả (Thi Kinh);
② Quan lại nhỏ (cấp thấp): Viên quan nhỏ trong làng rất giảo hoạt gian trá (Liêu trai chí dị: Xúc chức). 【 】tư lại [xulì] (văn) Quan chức nhỏ;
③ Đợi: Đợi một chút; Đợi mệnh lệnh; Đợi (chờ) lệnh mà làm (Quản tử);
④ Cùng coi, dò xét: Cùng coi cánh đồng (để định chỗ dân ở) (Thi Kinh);
⑤ Lẫn nhau: Anh em là chỗ ruột rà, không nên xa (sơ) nhau (Thi Kinh: Tiểu nhã, Giác cung);
⑥ Người ấy, ông ấy (dùng như đại từ): Vua Bàn Canh dời đô, những kẻ oán hận ông ấy lại là dân chúng (Vương An Thạch: Đáp Tư mã Gián nghị thư);
⑦ Trợ từ dùng cuối câu cảm thán, biểu thị sự tán tụng: Quân tử vui thay, được phúc của trời (Thi Kinh: Tiểu nhã, Tang hỗ);
⑧ [Xu] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chức quan nhỏ — Đều. Cùng — Giúp đỡ — Chờ đợi.

Từ ghép 1

tu
xiū ㄒㄧㄡ

tu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tu hành
2. tu sửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trang điểm, trang sức. ◎ Như: "tu sức" tô điểm.
2. (Động) Sửa chữa, chỉnh trị. ◎ Như: "tu cung thất" sửa chữa nhà cửa.
3. (Động) Xây dựng, kiến tạo. ◎ Như: "tu thủy khố" làm hồ chứa nước, "tu trúc đạo lộ" xây cất đường xá.
4. (Động) Hàm dưỡng, rèn luyện. ◎ Như: "tu thân dưỡng tính" .
5. (Động) Học tập, nghiên cứu. ◎ Như: "tự tu" tự học.
6. (Động) Viết, soạn, trứ thuật. ◎ Như: "tu sử" viết lịch sử.
7. (Động) Đặc chỉ tu hành (học Phật, học đạo, làm việc thiện tích đức...). ◇ Hàn San : "Kim nhật khẩn khẩn tu, Nguyện dữ Phật tương ngộ" , (Chi nhị lục bát ) Bây giờ chí thành tu hành, Mong sẽ được cùng Phật gặp gỡ.
8. (Động) Noi, tuân theo, thuận theo. ◇ Thương quân thư : "Ngộ dân bất tu pháp, tắc vấn pháp quan" , (Định phận ) Gặp dân không tuân theo pháp luật, thì hỏi pháp quan.
9. (Động) Gọt, tỉa, cắt. ◎ Như: "tu chỉ giáp" gọt sửa móng tay.
10. (Tính) Dài, cao, xa (nói về không gian). ◎ Như: "tu trúc" cây trúc dài.
11. (Tính) Lâu, dài (nói về thời gian).
12. (Tính) Tốt, đẹp. ◇ Hàn Dũ : "Hạnh tuy tu nhi bất hiển ư chúng" (Tiến học giải ) Đức hạnh mặc dù tốt đẹp nhưng chưa hiển lộ rõ ràng với mọi người.
13. (Tính) Đều, ngay ngắn, có thứ tự, mạch lạc. ◇ Diệp Thích : "Gia pháp bất giáo nhi nghiêm, gia chánh bất lự nhi tu" , (Nghi nhân trịnh thị mộ chí minh ) Phép nhà không dạy mà nghiêm, việc nhà không lo mà có thứ tự.
14. (Danh) Người có đức hạnh, tài năng. ◇ Văn tâm điêu long : "Hậu tiến truy thủ nhi phi vãn, Tiền tu văn dụng nhi vị tiên" , (Tông kinh ).
15. (Danh) Họ "Tu".

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa, sửa cho hay tốt gọi là tu, như tu thân sửa mình, tu đức sửa đức, tu cung thất sửa sang nhà cửa.
② Dài, như tu trúc cây trúc dài.
③ Tu-đa-la dịch âm tiếng Phạm, nghĩa là kinh. Ðem những lời Phật đã nói chép lại thành sách, gọi là kinh. Nói đủ phải nói là khế kinh nghĩa là kinh Phật nói đúng đúng cơ, không sai một chút nào vậy. Có bản dịch là Tu-đố-lộ .
④ Tu-la một loài giống như quỷ thần, là một đạo trong lục đạo thiên, nhân, Tu-la, súc sinh, ngã quỷ, địa ngục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sửa chữa, sửa sang, tu sửa: Sửa xe; Sửa cầu chữa đường;
② Xây dựng: Xây dựng mới một tuyến đường sắt;
③ Cắt gọt, sửa gọn, tỉa: Cắt móng tay; Tỉa nhánh cây;
④ Nghiên cứu (học tập): Tự học, tự nghiên cứu;
⑤ Viết, biên soạn: Viết sử;
⑥ (văn) Dài: Cây tre dài;
⑦ 【】tu đa la [xiuduoluó] (tôn) Kinh (Phật) (dịch âm tiếng Phạn); 【】tu la [xiuluó] (tôn) Tu la (một loài tương tự quỷ thần, nằm trong lục đạo: Thiên, nhân, tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục);
⑧ [Xiu] (Họ) Tu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sửa sang cho tốt đẹp — Dài. Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành: » Cùng lòng trung nghĩa khác số đoản tu « ( đoản tu là ngắn và dài ) — Ta còn hiểu là bỏ nếp sống bình thường để theo đúng giới luật của một tông giáo nào. Ca dao: » Mài dao đánh kéo gọt đầu đi tu «.

Từ ghép 45

trần
chén ㄔㄣˊ

trần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. bụi bặm
2. trần tục
3. nhơ bẩn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bụi. ◎ Như: "trần hiêu" nơi ồn ào bụi bặm. ◇ Bạch Cư Dị : "Mãn diện trần hôi yên hỏa sắc" 滿 (Mại thán ông ) Mặt đầy sắc tro bụi khói lửa.
2. (Danh) Dấu vết, tung tích. ◎ Như: "tiền trần" sự nghiệp của tiền nhân để lại, "vọng trần vật cập" mến trọng cái dấu vết của người mà không thể kịp.
3. (Danh) Thế gian, cõi đời. ◎ Như: "hồng trần" chốn bụi hồng, cõi đời phồn hoa.
4. (Danh) Tỉ dụ chiến tranh, họa loạn. ◇ Ngụy thư : "Tứ phương tiệm thái, biểu vô trần" , (Tự Cừ Mông Tốn truyện ) Bốn phương dần dần yên ổn, trong ngoài không còn gió bụi loạn li.
5. (Danh) Đơn vị đo lường cực nhỏ. ◇ Thanh sử cảo 稿: "Vi, trần, miểu, hốt..." , , , ... (Thì hiến chí nhất ).
6. (Danh) "Trần" (thuật ngữ Phật giáo). Phật cho sắc, tiếng, hương, vị, xúc và pháp là "lục trần" , nghĩa là bao nhiêu thứ ham muốn đều vì sáu món đó mà khởi lên làm loạn chân tính.
7. (Danh) Sách đạo Lão cho một đời là "nhất trần" .
8. (Danh) Họ "Trần".
9. (Tính) Dung tục, phàm tục. ◎ Như: "trần lậu" phàm tục thiển lậu.
10. (Tính) Dùng làm khiêm từ. ◎ Như: "trần mục" làm bẩn mắt ngài.
11. (Tính) Lâu. § Cũng như "trần" . ◇ Ngô Tiềm : "Ta vãng sự vị trần, tân sầu hoàn chức" , (Nhị lang thần , Từ ) Than ôi chuyện cũ chưa lâu, buồn mới đã kết.
12. (Động) Làm bốc bay bụi bẩn, làm cho dơ bẩn, ô nhiễm. ◇ Thi Kinh : "Vô tương đại xa, Chi tự trần hề" , (Tiểu nhã , Vô tương đại xa ) Đừng phụ đẩy xe to, Chỉ làm nhơ bẩn mình thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Bụi, chỗ xe ngựa đông đúc gọi là trần hiêu .
② Dấu vết, như vọng trần vật cập mến trọng cái dấu vết của người mà không thể kịp.
③ Trần. Phật cho sắc, tiếng, hương, vị, xúc (chạm biết) và pháp là sáu trần, nghĩa là bao nhiêu thứ ham muốn bậy bạ đều vì sáu món đó mà khởi lên làm loạn chân tính.
④ Trần tục.
⑤ Nhơ bẩn.
⑥ Lâu, có ý nghĩa như chữ trần .
⑦ Sách đạo Lão cho một đời là nhất trần .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bụi, bụi bặm: Trừ bụi, quét bụi; Máy hút bụi; Trên bàn có nhiều bụi;
② (cũ) Cõi trần, trần tục, cõi đời: Hồng trần;
③ (văn) Dấu vết: Ngưỡng vọng dấu vết của người mà không theo kịp;
④ (tôn) Trần: Sáu thứ ham muốn bậy bạ của con người (gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp);
⑤ (văn) Nhơ bẩn;
⑥ (văn) Lâu, cũ (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bụi đất — Chỉ sự nhơ bẩn — Chỉ cuộc đời. Đoạn trường tân thanh : » dưới trần mấy mặt làng chơi « — Vết tích — Chỉ sự nhỏ nhoi.

Từ ghép 33

khả, khắc
kě ㄎㄜˇ, kè ㄎㄜˋ

khả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

có thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 ( Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.

Từ điển Trần Văn Chánh

】khả hãn [kèhán] Khả hãn, khan (danh hiệu của một số vua ở Trung Á thời xưa). Xem [kâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Có thể, ... được: Cho là được; Lớn nhỏ đều được.【】khả kiến [kâjiàn] a. Trong tầm mắt: Mục tiêu trong tầm mắt; b. Đủ thấy: Đủ thấy anh ấy còn chưa biết;【】khả năng [kânéng] a. Có thể, ... được: Đoàn kết tất cả mọi lực lượng có thể đoàn kết được; b. Có lẽ, hoặc giả: Anh ấy có lẽ không biết là hôm nay họp; c. Khả năng: Có hai khả năng;
② Đáng, đáng được, phải: Đáng thương; Đáng xem; Đáng tiếc, đáng tiếc là, tiếc là...; Đến khi Trần Bình lớn lên, phải lấy vợ, các nhà giàu không ai chịu gả con cho (Sử kí: Trần thừa tướng thế gia);
③ Nhưng, song: Mọi người khá mệt, nhưng đều rất vui vẻ. 【】khả thị [kâshì] (lt) Nhưng, nhưng mà, song. Như [dànshì];
④ Hợp, vừa: Hợp lòng (vừa ý) mọi người; Phen này thì vừa lòng anh ấy lắm rồi; Vật có sự thích nghi lẫn nhau (Hán thư);
⑤ Tỏ ý nhấn mạnh: Anh ấy viết chữ nhanh lắm; ? Chuyện này có thật thế không?; ? Phải đấy!;
⑥ (văn) Chỗ được, chỗ khá, chỗ hay, cái hay: ? Như thế chả lẽ ta chẳng có cái hay (ưu điểm) nào ư? (Hậu Hán thư);
⑦ (văn) Ưng cho, đồng ý: Mọi người không đồng ý (Tả truyện: Hi công thập bát niên);
⑧ (văn) Hết bệnh, khỏi bệnh: Trị hết các cách cuối cùng vẫn khó hết bệnh (Tây sương kí);
⑨ (văn) Khen ngợi: Ngài yêu đạo của thầy mà khen văn tôi, có lẽ vì văn tôi cũng không xa đạo thầy lắm (Liễu Tôn Nguyên: Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư);
⑩ (văn) Vì sao, sao lại (biểu thị sự phản vấn): Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, vẫn còn chưa được phong hầu (Sầm Tham: Bắc đình tác); Làm kẻ bề tôi, vì sao lời nói ắt phải được dùng, chỉ là do lòng tận trung mà thôi (Chiến quốc sách); (văn) Có chưa, có không, phải không, phải chăng: ? Em có từng đọc sách không? (Hồng lâu mộng, hồi 3); ? Ta chưa thành danh còn em thì chưa chồng, phải chăng cả hai anh em ta đều không bằng người? (La Ẩn tập: Trào Chung Lăng kĩ Vân Anh); Khoảng, độ chừng: Con gái nhỏ của Chương chừng mười hai tuổi (Hán thư: Vương Chương truyện). Xem [kè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có thể — Thích nghi. Nên — Vào khoảng, ước chừng.

Từ ghép 53

khắc

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành. ◎ Như: "hứa khả" ưng thuận. ◇ Sử Kí : "Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim" , , 使 ( Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.
2. (Động) Hợp, thích nghi. ◇ Trang Tử : "Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu" , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).
3. (Động) Khỏi bệnh. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì" , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.
4. (Động) Đáng. ◎ Như: "khả quý" đáng quý, "khả kính" đáng kính.
5. (Phó) Có thể, được, đủ. ◎ Như: "nhĩ khả dĩ tẩu liễu" anh có thể đi được rồi. ◇ Vương Sung : "Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện" , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.
6. (Phó) Khoảng, ước chừng. ◇ Vương Duy : "Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư" , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.
7. (Phó) Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng. ◎ Như: "nhĩ khả tri đạo" anh có biết không? "nhĩ khả tưởng quá" anh đã nghĩ tới chưa?
8. (Phó) Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao. ◇ Sầm Tham : "Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu" , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.
9. (Phó) Thật, thật là. ◇ Thủy hử truyện : "Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí" , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.
10. (Liên) Nhưng, song. ◎ Như: "tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công" , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.
11. (Tính) Tốt, đẹp. ◎ Như: "khả nhân" người có tính tình đức hạnh tốt.
12. (Danh) Họ "Khả".
13. Một âm là "khắc". (Danh) "Khắc Hàn" các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là "Khắc Hàn".

Từ điển Thiều Chửu

① Ưng cho.
② Khá, như khả dã khá vậy.
③ Một âm là khắc. Khắc hàn các nước bên Tây-vực gọi vua chúa họ là khắc hàn.
chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: " Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

nhương
ráng ㄖㄤˊ

nhương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phần cơm trái ăn được của dưa, quả. ◎ Như: "tây qua nhương" 西 ruột dưa hấu.
2. (Danh) Cái để bên trong. ◎ Như: "tín phong một hữu nhương nhi" trong phong bì không có gì cả.
3. (Danh) Nhân bánh. ◎ Như: "nguyệt bính nhương" nhân bánh trung thu.
4. (Danh) Tỉ dụ sự tình bên trong, ẩn tình. ◎ Như: "nhương đích sự thùy hiểu đắc" sự tình uẩn khúc bên trong ai hiểu được.
5. (Danh) Lượng từ: múi, miếng. ◇ Mao Thuẫn : "Phẫu khai liễu đích tiên tân lang nhất nhương nhất nhương đích bãi tại lục diệp thượng" (Hải Phòng phong cảnh ) Bổ quả cau tươi từng múi một bày ra trên lá xanh.
6. (Tính) Đục, vẩn.
7. (Tính) Không đúng, sai (tiếng địa phương). ◎ Như: "nhĩ khai xa đích kĩ thuật chân nhương" kĩ thuật lái xe của anh thật là sai.
8. (Tính) Nát, mục, xốp, nhuyễn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùi.
② Múi quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cùi;
② Ruột, nhân, múi (hoa quả): 西 Ruột dưa hấu. Cg. [rángr], [rángzi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt dưa. Hột trong trái dưa.
như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? ( Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

thấu
shū ㄕㄨ, tòu ㄊㄡˋ

thấu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xuyên qua

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suốt qua, lọt qua. ◎ Như: "sấm thấu" thấm qua, "dương quang xuyên thấu liễu thụ diệp" 穿 ánh nắng xuyên qua lá cây.
2. (Động) Hiểu rõ, thông suốt. ◎ Như: "thông thấu" thông suốt.
3. (Động) Tiết lộ, báo ngầm cho biết. ◎ Như: "thấu lậu tiêu tức" tiết lộ tin tức.
4. (Động) Hiển lộ, tỏ ra. ◎ Như: "bạch thấu hồng" màu hồng hiện rõ trên màu trắng.
5. (Phó) Quá, rất, hẳn, hoàn toàn. ◎ Như: "thục thấu" chín hẳn, "khán thấu" nhìn suốt, "khổ thấu" khổ hết sức, "hận thấu" hết sức căm ghét, "lãnh thấu" lạnh buốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Suốt qua. Như thấu minh ánh sáng suốt qua. Vì thế nên người nào tỏ rõ sự gọi là thấu triệt .
② Tiết lộ ra. Như thấu lậu tiêu tức tiết lộ tin tức.
③ Nhảy.
④ Sợ.
⑤ Quá, rất.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xuyên thấu, suốt qua, lọt qua: Đóng (đinh) thấu; Ướt đẫm. (Ngr) Thấu suốt, rành mạch, rõ ràng: Nói rõ ràng rồi; Biết rành mạch, biết tỏng;
② Bảo lén, tiết lộ: Báo tin cho biết; Tiết lậu tin tức;
③ Hết sức, cực độ, quá, rất: Hết sức căm ghét; Đói lả;
④ Hẳn, hoàn toàn: Quả táo đã chín hẳn;
⑤ Tỏ ra: Trên mặt cô dâu lộ ra một nụ cười hạnh phúc; Anh ấy có vẻ thực thà;
⑥ (văn) Nhảy;
⑦ (văn) Sợ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi qua. Thông suốt. Biết rõ. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ « — Tới. Đến. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc : » Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu «.

Từ ghép 5

vật
wù ㄨˋ

vật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con vật
2. đồ vật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung người, sự việc, các loài trong trời đất. ◎ Như: "thiên sanh vạn vật" trời sinh ra muôn vật.
2. (Danh) Người khác, sự việc, cảnh giới bên ngoài (đối với bản ngã). ◇ Phạm Trọng Yêm : "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn.
3. (Danh) Nội dung, thực chất. ◎ Như: "hữu vật hữu tắc" mỗi sự vật có phép tắc riêng, "không đỗng vô vật" trống rỗng, không có nội dung gì.
4. (Danh) Riêng chỉ người. ◎ Như: "vật nghị" lời bàn tán, bình phẩm của quần chúng, người đời. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ dĩ hình tích quỷ dị, lự hãi vật thính, cầu tức bá thiên" , , (Thanh Nga ) Cô gái vì hành trạng lạ lùng, lo ngại người ta bàn tán, liền xin dọn nhà đi nơi khác.
5. (Động) Tìm, cầu. ◎ Như: "vật sắc" dò la, tìm tòi. ◇ Phù sanh lục kí : "Thiến môi vật sắc, đắc Diêu thị nữ" , (Khảm kha kí sầu ) Nhờ mai mối dò la, tìm được một người con gái nhà họ Diêu.
6. (Động) Chọn lựa. ◇ Tả truyện : "Vật thổ phương, nghị viễn nhĩ" , (Chiêu Công tam thập nhị niên ) Chọn đất đai phương hướng, bàn định xa gần.

Từ điển Thiều Chửu

① Các loài sinh ở trong trời đất đều gọi là vật cả. Thông thường chia ra ba loài: (1) Ðộng vật giống động vật, (2) Thực vật giống thực vật, (3) Khoáng vật vật mỏ, v.v.
② Sự vật, như hữu vật hữu tắc một vật có một phép riêng.
③ Vật sắc dò la tìm tòi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ, vật, đồ vật, sự vật, của cải: Của công; Sự vật mới; Mỗi sự vật đều có phép tắc riêng;
② Người ta, thế gian: Xử thế, cư xử, ăn nói;
③ 【】vật sắc [wùsè] Tìm kiếm người nào dựa theo những vật mà người ấy dùng. (Ngr) Tìm kiếm, tìm hiểu, thăm dò, tìm tòi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung mọi thứ mọi loài. Td: Động vật. Sinh vật — Đồ đạc. Đoạn trường tân thanh : » Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung «.

Từ ghép 99

a đổ vật 阿堵物ái vật 愛物anh vật 英物ẩn hoa thực vật 隱花植物ân vật 恩物bác vật 博物bác vật học 博物學bác vật quán 博物館bác vật quán 博物馆bạc vật tế cố 薄物細故bác vật viện 博物院bái vật 拜物bái vật giáo 拜物教bảo vật 宝物bảo vật 寶物bôi trung vật 杯中物cách vật 格物cách vật trí tri 格物致知cải vật 改物cảnh vật 景物cổ vật 古物cống vật 貢物cức bì động vật 棘皮動物dị vật 異物duy vật 唯物duy vật luận 唯物論dương vật 陽物đại nhân vật 大人物điển vật 典物độc vật 毒物động vật 动物động vật 動物hóa vật 貨物khoáng vật 鑛物lễ vật 禮物linh vật 靈物mao vật 毛物mỗ vật 某物ngạo vật 傲物ngoại vật 外物nhân vật 人物phẩm vật 品物phế vật 废物phế vật 廢物phong vật 風物phục vật 服物phương vật 方物quái vật 怪物quý vật 貴物sản vật 產物sinh vật 生物sinh vật học 生物學súc vật 畜物sủng vật 宠物sủng vật 寵物sự vật 事物tác vật 作物tang vật 贓物tạo vật 造物tể vật 宰物thông vật 通物thú vật 獸物thực vật 植物thực vật 食物tín vật 信物uế vật 穢物vạn vật 萬物văn vật 文物vật cạnh 物競vật chất 物質vật chủ 物主vật chủng 物種vật dục 物慾vật dụng 物用vật giá 物價vật giới 物界vật hình 物形vật hóa 物化vật hoán 物換vật hoán tinh di 物换星移vật hoán tinh di 物換星移vật kiện 物件vật 物理vật học 物理學vật liệu 物料vật lụy 物累vật lực 物力vật ngoại 物外vật phẩm 物品vật sản 物產vật sắc 物色vật thể 物體vật tính 物性vi sinh vật 微生物viễn vật 遠物vô vật 無物vưu vật 尤物xuẩn vật 蠢物yêu vật 妖物
hải
hǎi ㄏㄞˇ

hải

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biển

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bể, biển. ◎ Như: "Nam Hải" , "Địa Trung Hải" .
2. (Danh) Nước biển. ◇ Hán Thư : "Chử hải vi diêm" (Thác truyện ) Nấu nước biển làm muối.
3. (Danh) Hồ lớn trong đất liền. ◎ Như: "Thanh Hải" , "Trung Nam Hải" .
4. (Danh) Nơi tụ tập rất nhiều người, vật. ◎ Như: "nhân hải" biển người, "hoa hải" rừng hoa.
5. (Danh) Lĩnh vực rộng lớn. ◎ Như: "khổ hải vô biên" bể khổ không cùng, "học hải vô nhai" bể học không bờ bến.
6. (Danh) Đất xa xôi, hoang viễn. ◇ Chu Lễ : "Tứ hải san xuyên" (Hạ quan , Giáo nhân ) Khắp bốn phương sông núi.
7. (Danh) Chén, bát to. ◎ Như: "trà hải" chén trà to, "tửu hải" chén rượu to.
8. (Danh) Họ "Hải".
9. (Tính) Rất to, lớn. ◎ Như: "hải lượng" vô số, rất nhiều.
10. (Tính) Phóng túng, buông tuồng. ◎ Như: "hải mạ" chửi bới bừa bãi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bãi, bãi! Khả dĩ bất tất kiến, tha bỉ bất đắc cha môn gia đích hài tử môn, hồ đả hải suất đích quán liễu" , ! , , (Đệ thất hồi) Thôi, thôi! Bất tất phải gặp, cậu ta không thể so sánh với bọn trẻ nhà mình, bừa bãi phóng túng quen rồi.
11. (Phó) Dữ dội, nghiêm trọng. ◎ Như: "tha nghiêm trọng đãi công, sở dĩ bị lão bản hải quát liễu nhất đốn" , nó làm việc quá sức lười biếng, nên bị ông chủ mắng cho một trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Bể, cái chỗ trăm sông đều đổ nước vào, gần đất thì gọi là hải , xa đất thì gọi là dương .
② Về phía tây bắc họ cũng gọi những chằm lớn là hải.
③ Vật gì họp lại nhiều cũng gọi là hải, như văn hải tập văn lớn.
④ Tục gọi cái bát to là hải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biển, hải, bể: Đi biển, hàng hải; Ra khơi; Bể khổ;
② Lớn: Bát lớn;
③ Nhiều, đông, biển (người), rừng (người), một tập hợp lớn: Biển người; Tập văn lớn;
④ Cái chén (bát) lớn;
⑤ [Hăi] (Họ) Hải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Biển nằm trong đất liền ( biển lớn bao quanh đất liền gọi là Dương ) — Chỉ sự Đông đảo. Chẳng hạn Nhân hải ( biển người ).

Từ ghép 91

ái dục hải 愛欲海anh cát lợi hải hạp 英吉利海峽ấu hải 幼海bạt hải 拔海bắc hải 北海bột hải 渤海công hải 公海dục hải 欲海duyên hải 沿海đại hải 大海địa trung hải 地中海đông hải 东海đông hải 東海giác hải 覺海hạc hải 涸海hải cảng 海港hải cẩu 海狗hải chiến 海戰hải cương 海疆hải dương 海洋hải dương 海陽hải dương chí lược 海陽志略hải đài 海苔hải đảo 海島hải đạo 海道hải đăng 海燈hải để 海底hải đường 海棠hải giác 海角hải giác thiên nhai 海角天涯hải hà 海河hải khẩu 海口hải khiếu 海嘯hải 海里hải loan 海灣hải lục 海陸hải lưu 海流hải ly 海狸hải nam 海南hải ngoại 海外hải nội 海內hải phòng 海防hải quan 海關hải quân 海军hải quân 海軍hải quốc 海國hải sản 海產hải sâm 海參hải sâm uy 海參崴hải sư 海師hải tảo 海藻hải tặc 海賊hải tân 海濱hải thực 海食hải triều 海潮hải trình 海程hải vận 海運hải vị 海味hải vụ 海務hạn hải 旱海hãn hải 瀚海hàng hải 航海hắc hải 黑海hận hải 恨海hoàng hải 黃海hoàng việt văn hải 皇越文海hồng hải 紅海khổ hải 苦海kính hải tục ngâm 鏡海續吟lĩnh hải 領海nam hải 南海nam hải dị nhân liệt truyện 南海異人列傳nghiệp hải 業海nhãn không tứ hải 眼空四海nhân hải 人海nhị hải 洱海pháp hải 法海phật hải 佛海quan hải 觀海sát hải 刹海sầu hải 愁海sơn hải 山海tang điền thương hải 桑田蒼海tang hải 桑海thanh hải 青海thệ hải 誓海thệ hải minh sơn 誓海盟山thượng hải 上海thương hải 蒼海trần hải 塵海tứ hải 四海

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.