bất kham

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bất kham, không cam chịu

Từ điển trích dẫn

1. Không đảm đương nổi. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu niên mại, nhị tử bất tài, bất kham quốc gia trọng nhậm" , , (Đệ thập nhất hồi) Lão phu này tuổi già, hai con lại không có tài, không đảm đương nổi được việc lớn nước nhà.
2. Không chịu nổi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giả Vân thính tha thiều đao đích bất kham, tiện khởi thân cáo từ" , 便 (Đệ nhị thập tứ hồi) Giả Vân thấy ông cậu nói lải nhải không chịu nổi, liền đứng dậy xin về.
3. Không nỡ, bất nhẫn tâm.
4. Không thể, bất khả, bất năng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "San trung hà sở hữu, Lĩnh thượng đa bạch vân, Chỉ khả tự di duyệt, Bất kham trì tặng quân" , , , (Chiếu vấn san trung hà sở hữu , Phú thi dĩ đáp ) Trong núi có gì, trên đỉnh núi có nhiều mây trắng, chỉ có thể tự mình vui thích, không thể đem tặng anh.
5. Rất, quá (dùng sau hình dung từ).
6. Rất xấu, kém, tệ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mỗi nhật chỉ mệnh nhân đoan liễu thái phạn đáo tha phòng trung khứ cật. Na trà phạn đô hệ bất kham chi vật. Bình Nhi khán bất quá, tự kỉ nã tiền xuất lai lộng thái cấp tha cật" . . , (Đệ lục thập cửu hồi) Mỗi ngày chỉ sai người đem cơm vào buồng cho chị ấy ăn. Đồ ăn đều là thứ không thể nuốt được. Bình Nhi thấy thế không đành lòng, tự mình bỏ tiền ra mua thức ăn cho chị ấy ăn.
7. Không... lắm. ◇ Kinh bổn thông tục tiểu thuyết : "Trương chủ quản khán kiến nhất cá phụ nữ, thân thượng y phục bất kham tề chỉnh, đầu thượng bồng tông" , , (Chí thành Trương chủ quản ) Chủ quản Trương nhìn thấy một người đàn bà, quần áo mặc không ngay ngắn lắm, đầu tóc rối bù.

phương diện

phồn thể

Từ điển phổ thông

phương diện, khía cạnh

Từ điển trích dẫn

1. Ngày xưa chỉ chức chính yếu trong quân ở một địa phương hoặc trưởng quan ở đó. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Ngã cư phương diện vinh vi cụ, Quân hướng đài đoan trực thả ôn" , (Y vận đáp Hàn thị ngự ).
2. Phương hướng, phương vị. ◇ Đông Quan Hán kí : "Manh bị trưng thượng đạo, mê bất tri đông tây, vân... "Phương diện bất tri, an năng tế chánh!" Tức giá nhi quy" , 西, ... ", !" (Phùng Manh truyện ).
3. Bốn phương, bốn mặt. ◇ Văn tuyển : "Khu vũ nghệ an, phương diện tĩnh tức" , (Lục thùy , Thạch khuyết minh ).
4. Mặt vuông vức. ◎ Như: "phương diện phong di" .
5. Về mặt, về phía (đối với người hoặc sự vật). ◎ Như: "tại âm nhạc thượng, tha đối thanh nhạc phương diện đặc biệt thiện trường" , .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bề mặt hình vuông — Cái hướng nhìn, cái khía cạnh của sự việc. » Nghĩ mình phương diện quốc gia « ( Kiều ).
thục
shú ㄕㄨˊ, shù ㄕㄨˋ

thục

phồn thể

Từ điển phổ thông

lấy tiền chuộc đồ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chuộc, đem tiền của đổi lấy người (hoặc vật phẩm) bị bắt giữ để làm áp lực. ◎ Như: "thục hồi nhân chí" chuộc lại con tin.
2. (Động) Chuộc, đem tiền của hoặc chịu lao dịch để khỏi tội hoặc được miễn hình phạt. ◎ Như: "tương công thục tội" lấy công chuộc tội. ◇ Sử Kí : "Thiếp nguyện nhập thân vi quan tì, dĩ thục phụ hình tội" , (Thương Công truyện ) Thiếp xin đem thân làm tôi đòi nhà quan để chuộc tội phạt cho cha.
3. (Động) Mua. ◇ Thủy hử truyện : "Đại quan nhân gia lí thủ ta tì sương lai, khước giáo đại nương tử tự khứ thục nhất thiếp tâm đông đích dược lai" , (Đệ nhị thập ngũ hồi) Đại quan nhân đem sang đây một ít nhân ngôn, bảo nương tử đi mua gói thuốc chữa đau tim.
4. (Động) Bỏ, trừ khử.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuộc, đem tiền để chuộc tội gọi là thục.
② Đem tiền chuộc lại cái đã cầm đã bán cũng gọi là thục.
③ Bỏ.

Từ điển Trần Văn Chánh

①Chuộc;
② (văn) Mua;
③ (văn) Bỏ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem tiền bạc ra chuộc đồ vật về — Cầm đồ.

Từ ghép 2

sát
shā ㄕㄚ, shà ㄕㄚˋ

sát

phồn thể

Từ điển phổ thông

giết chết

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hung thần. ◎ Như: "hung sát" thần hung ác.
2. (Danh) § Xem "hồi sát" .
3. (Phó) Rất, hết sức, cực, thậm. ◎ Như: "sát phí khổ tâm" mất rất nhiều tâm sức, nát tim nát óc.
4. (Phó) Nào, gì. § Tương đương với "hà" , "thập ma" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá thị thập ma ái vật nhi, hữu sát dụng ni?" , (Đệ lục hồi) Vật đó là cái gì, nó dùng làm gì vậy?
5. (Động) Giết. § Cũng như "sát" .
6. (Động) Dừng lại, đình chỉ. ◎ Như: "sát xa" ngừng xe. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo Thoa tại đình ngoại thính kiến thuyết thoại, tiện sát trụ cước, vãng lí tế thính" , 便, (Đệ nhị thập thất hồi) Bảo Thoa ở phía ngoài đình nghe thấy tiếng nói chuyện, bèn dừng chân, lắng tai nghe.

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ sát . Các hung thần đều gọi là sát.
② Lấy ngày kẻ chết mà tính xem đến ngày nào hồn về gọi là quy sát .
③ Thu sát thu thúc lại.
④ Rất, như sát phí kinh doanh kinh doanh rất khó nhọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rất, rất nhiều (đặt trước hoặc sau động từ, hình dung từ để làm bổ ngữ hoặc trạng ngữ, biểu thị mức độ cao): Núi vô số, khói muôn làn, làm cho những nhân vật ở ngọc đường (viện hàm lâm) vô cùng khốn khổ (Châu Liêm Tú: Thọ Dương khúc). 【】sát phí khổ tâm [shàfèi kưxin] Nát tim nát óc, mất rất nhiều tâm sức. Cv. , ;
② Hung thần: Sát khí; Rất hung dữ. Xem [sha].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dừng lại, chấm dứt, ngừng, khóa: Dừng chân; Khóa sổ;
② Buộc chặt, thắt chặt lại, thúc lại: Thắt chặt dây lưng; Thu thúc lại;
③ Như [sha] nghĩa ③

⑥. Xem [shà].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm bị thương, làm tổn hại tới thân thể người khác — Vị hung thần — Rất. Lắm — Thâu tóm lại. Xem Sát bút.

Từ ghép 5

điển
diǎn ㄉㄧㄢˇ

điển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chuẩn mực, mẫu mực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách của "ngũ đế" , chỉ các kinh sách trọng yếu. ◇ Tả truyện : "Thị năng độc tam phần ngũ điển" (Chiêu Công thập nhị niên ) Đọc được các sách cổ của tam vương ngũ đế.
2. (Danh) Phép thường. ◇ Chu Lễ : "Đại tể chi chức, chưởng kiến bang chi lục điển, dĩ tá vương trị bang quốc" , , (Thiên quan , Đại tể ) Chức đại tể, nắm giữ lập nên sáu phép thường của nước, để giúp vua trị các nước.
3. (Danh) Sách được coi là mẫu mực, dùng làm tiêu chuẩn. ◎ Như: "tự điển" sách định nghĩa, làm mẫu mực cho chữ nghĩa, "dẫn kinh cứ điển" trích dẫn kinh, y cứ vào sách làm mẫu mực.
4. (Danh) Quy tắc, pháp độ, chuẩn tắc.
5. (Danh) Việc thời trước, tích cũ. ◎ Như: "dụng điển" dùng điển cố.
6. (Danh) Lễ nghi, nghi thức. ◎ Như: "thịnh điển" lễ lớn.
7. (Danh) Họ "Điển".
8. (Động) Quản lí, trị lí, coi sóc. ◎ Như: "điển thí" quan coi thi, "điển ngục" quan coi ngục, "điển tự" quan coi việc cúng tế, "điển tọa" chức coi chín việc về chỗ nằm chỗ ngồi (trong chùa). ◇ Tam quốc chí : "Chuyên điển ki mật" (Thị Nghi truyện ) Chuyên coi giữ việc cơ mật.
9. (Động) Cầm, cầm cố. ◇ Cao Bá Quát : "Nhị nhật điển không khiếp, Tam nhật xuyết ung xan" , Đạo phùng ngạ phu ) Ngày thứ hai đem cầm cái tráp, Ngày thứ ba nhịn không ăn. ◇ Đỗ Phủ : "Triều hồi nhật nhật điển xuân y, Mỗi nhật giang đầu tận túy quy" , (Khúc Giang ) Ngày ngày đi chầu về, đem áo xuân cầm cố (để lấy tiền mua rượu), Mỗi ngày, uống thật say ở đầu sông (rồi mới) trở về.
10. (Tính) Văn nhã. ◎ Như: "điển nhã" văn nhã. ◇ Tiêu Thống : "Từ điển văn diễm" (Đáp huyền phố viên giảng tụng khải lệnh ) Lời nhã văn đẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh điển, phép thường, như điển hình phép tắc. Tục viết là .
② Sự cũ, sách ghi các sự cũ gọi là cổ điển . Viết văn dẫn điển tích ngày xưa là điển.
③ Giữ, chủ trương một công việc gì gọi là điển. Như điển tự quan coi việc cúng tế. Nhà chùa có chức điển tọa , coi chín việc về chỗ nằm chỗ ngồi.
④ Cầm cố. Thế cái gì vào để vay gọi là điển.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẫu, mẫu mực, phép thường.【】điển phạm [diănfàn] Mẫu mực, kiểu mẫu, gương mẫu;
② Điển, kinh điển: Từ điển; Dược điển;
③ Chuyện cũ, việc cũ, điển.【】điển cố [diăngù] Điển, điển tích, điển cố;
④ Lễ, lễ nghi: Lễ lớn, Lễ dựng nước, lễ quốc khánh;
⑤ (văn) Chủ trì, chủ quản, coi giữ: Quan coi thi; Người giữ ngục; Quan coi việc cúng tế; Cơ quan coi về các việc nghi tiết, điển lễ; Chuyên coi giữ việc cơ mật (Tam quốc chí);
⑥ Cầm, cầm cố: Đem nhà đi cầm cố;
⑦ [Diăn] (Họ) Điển.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thường — Sách vở của Ngũ đế thời thượng cổ Trung Hoa. Về sau chỉ sách vở xưa — Phép tắc — Đứng đầu mà nắm giữ công việc gì — Cầm thế đồ đạc lấy tiền.

Từ ghép 40

tiệm, tạm
qiàn ㄑㄧㄢˋ

tiệm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tạc ra
2. hào vây quanh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hố, vũng, hào (dòng nước bao quanh thành để bảo vệ thành). ◇ Sử Kí : "Sử cao lũy thâm tiệm, vật dữ chiến" 使, (Cao Tổ bản kỉ ) Đắp thành cho cao, đào hào cho sâu, chớ đánh nhau với chúng (quân Sở).
2. (Danh) Chỗ đất có hình thế hiểm trở. ◇ Nam sử : "Trường Giang thiên tiệm" (Khổng Phạm truyện ) Trường Giang là chỗ hiểm trở của trời.
3. (Danh) Chỉ cảnh gian nan, khốn khó, trắc trở. ◎ Như: "bất kinh nhất tiệm, bất trưởng nhất trí" , không trải qua trắc trở thì không khôn ngoan hơn (thất bại là mẹ thành công).
4. (Động) Đào lạch, đào đường dẫn nước.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái hào. Ðào hào chung quanh thành cho kín gọi là tiệm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hào thành, lạch sâu ngăn cách giao thông: Chiếc cầu bay gác, lạch trời nam bắc hóa đường to;
② Trắc trở, vấp váp: Ngã một keo, leo một nấc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rãnh nước sâu ở chung quanh và bên ngoài chân thành thời xưa. Hào nước — Đào đất lên.

tạm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tạc ra
2. hào vây quanh

Từ điển trích dẫn

1. Cách cục, trình thức. ◇ Ngụy thư : "Trung họa cửu châu, ngoại bạc tứ hải, tích kì vật thổ, chế kì cương vực, thử cái vương giả chi quy mô dã" , , , , (Địa hình chí thượng ).
2. Phạm vi, tràng diện, khí thế, kích thước, tầm cỡ. ◇ Phù sanh lục kí : "Hải Tràng tự quy mô cực đại, sơn môn nội thực dong thụ, đại khả thập dư bão, ấm nùng như cái, thu đông bất điêu" , , , , (Lãng du kí khoái ) Chùa Hải Tràng kích thước cực lớn, trong cổng chùa trồng một cây dong, thân to hơn mười ôm, bóng phủ rậm rạp như lọng, lá xanh tươi quanh năm.
3. Chỉ tài năng, khí khái. ◇ Tiền Hán Thư Bình Thoại : "Nguyên thị hàn môn nhất tráng phu, Cùng thông văn vũ hữu quy mô" , (Quyển thượng ).
4. Phép tắc, mẫu mực, bảng dạng. ◇ Lục Du : "Dĩ vi danh lưu chi thi thiết, đương hữu tiền bối chi quy mô" , (Hạ tạ đề cử khải ).
5. Mô phỏng, bắt chước. ◇ Phương Bao : "Nãi quy mô cổ nhân chi hình mạo nhi phi kì chân dã" (Trữ lễ chấp văn cảo 稿, Tự ).
6. Quy hoạch, trù liệu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thước và khôn, chỉ phép tắc khuôn mẫu phải theo — Chỉ cái kích thước, khuôn khổ thực hiện. Td: Đại quy mô ( khuôn khổ rộng lớn ), » Quy mô cũng rắp hỗn đồng «. ( Đại Nam Quốc Sử ).
lạc
gé ㄍㄜˊ, lào ㄌㄠˋ, luò ㄌㄨㄛˋ

lạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

là (quần áo)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dùng lửa đốt nóng kim loại rồi áp lên mình bò, ngựa, đồ vật để làm dấu. ◎ Như: "lạc ấn" .
2. (Động) Là, ủi. ◎ Như: "lạc y phục" ủi quần áo.
3. (Động) Nướng. ◎ Như: "lạc bính" nướng bánh.
4. (Danh) "Pháo lạc" một hình phạt thời xưa, lấy lửa đỏ đốt thân thể tội phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Áp lửa, là. Cái bàn là gọi là lạc thiết .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Là, ủi, áp lửa: Là quần áo;
② Nướng: Bánh nướng. Xem [luò].

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [lào].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nướng trên lửa.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Hình phạt tàn khốc thời cổ: cắt lìa chân tay. ◇ Hoài Nam Tử : "Thương Ưởng chi giải, Lí Tư xa liệt" , (Nhân gian ).
2. Cắt chia chân thú vật làm thịt. ◎ Như: "giá vị đồ phu chi giải trư chích đích đao pháp thập phần can tịnh lị lạc" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xé rời tay chân. Xé xác. Một cực hình thời cổ.
chích
zhī ㄓ

chích

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chiếc, cái
2. đơn chiếc, lẻ loi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Một mình, cô độc. ◎ Như: "hình đan ảnh chích" hình đơn bóng lẻ. ◇ Cao Bá Quát : "Chích mã thiên san nguyệt" (Bảo Xuyên ông ) Ngựa lẻ loi (vượt) nghìn núi dưới trăng.
2. (Tính) Lẻ (số). ◎ Như: "chích nhật" ngày lẻ. § Ghi chú: "song nhật" ngày chẵn.
3. (Tính) Riêng biệt, độc đặc, đặc thù. ◎ Như: "độc cụ chích nhãn" có nhãn quan hoặc kiến giải đặc thù, riêng biệt.
4. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho cầm thú. ◎ Như: "nhất chích kê" một con gà, "lưỡng chích thố tử" hai con thỏ. (2) Đơn vị số kiện, vật thể. ◎ Như: "nhất chích tương tử" một cái rương, "lưỡng chích nhĩ hoàn" đôi bông tai.

Từ điển Thiều Chửu

① Chiếc, cái gì chỉ có một mình đều gọi là chích. Như hình đan ảnh chích chiếc bóng đơn hình.
② Một tiếng dùng để đếm xem số đồ có bao nhiêu. Như nhất chích một cái, một chiếc, lưỡng chích hai cái, hai chiếc, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) Con, cái, chiếc, bàn: Một con mắt; Một con chim; Một cái đồng hồ đeo tay; Một chiếc giầy; Một bàn tay; Một con mắt càn khôn coi cõi trần là nhỏ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn);
② Lẻ loi, một mình, đơn độc, chiếc: Bóng chiếc, lẻ bóng; Lẻ loi đơn chiếc; Không nhắc đến một lời. Xem [zhê].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một con chim — Một cái, một chiếc — Lẻ loi.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.