tài, tải
zāi ㄗㄞ, zǎi ㄗㄞˇ, zài ㄗㄞˋ

tài

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trồng trọt
2. cây

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trồng (cây cỏ). ◇ Cổ huấn "Hữu ý tài hoa hoa bất phát, tâm sáp liễu liễu thành âm" , Cố ý trồng hoa hoa chẳng nở, tâm cấy liễu liễu thành rừng (rợp bóng).
2. (Động) Cắm. ◎ Như: "tài nha xoát" cắm lông bàn chải.
3. (Động) Ngã xuống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến Đại Ngọc thân tử vãng tiền nhất tài, oa đích nhất thanh" , (Đệ cửu thập lục hồi) Thì thấy Đại Ngọc ngã xấp xuống, oẹ một tiếng.
4. (Danh) Cây giống, thực vật còn non. ◎ Như: "đào tài" cây đào non, "thụ tài" cây giống.
5. Một âm là "tải". (Danh) Tấm ván dài để đắp tường. ◇ Tả truyện : "Sở vi Thái, lí nhi tải" , Nước Sở vây nước Thái, gác ván đắp tường dài cả dặm.

Từ điển Thiều Chửu

① Giồng (trồng).
② Loài thực vật còn non gọi là tài.
③ Một âm là tải. Tấm ván dài để đắp tường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trồng: Trồng cây;
② Cắm: Cắm lông bàn chải;
③ Vu, vu oan, đổ tội: Anh ấy bị đổ tội lên đầu;
④ Cây non, cây giống: Cây đào non; Cây giống;
⑤ Cấy: Cấy mạ;
⑥ Ngã: Ngã một cái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trồng trọt cây cối.

Từ ghép 4

tải

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trồng (cây cỏ). ◇ Cổ huấn "Hữu ý tài hoa hoa bất phát, tâm sáp liễu liễu thành âm" , Cố ý trồng hoa hoa chẳng nở, tâm cấy liễu liễu thành rừng (rợp bóng).
2. (Động) Cắm. ◎ Như: "tài nha xoát" cắm lông bàn chải.
3. (Động) Ngã xuống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ kiến Đại Ngọc thân tử vãng tiền nhất tài, oa đích nhất thanh" , (Đệ cửu thập lục hồi) Thì thấy Đại Ngọc ngã xấp xuống, oẹ một tiếng.
4. (Danh) Cây giống, thực vật còn non. ◎ Như: "đào tài" cây đào non, "thụ tài" cây giống.
5. Một âm là "tải". (Danh) Tấm ván dài để đắp tường. ◇ Tả truyện : "Sở vi Thái, lí nhi tải" , Nước Sở vây nước Thái, gác ván đắp tường dài cả dặm.

Từ điển Thiều Chửu

① Giồng (trồng).
② Loài thực vật còn non gọi là tài.
③ Một âm là tải. Tấm ván dài để đắp tường.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tấm ván dài để đắp tường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tường gỗ, làm bằng ván gỗ — Một âm là Tài. Xem Tài.
đính, định
dìng ㄉㄧㄥˋ

đính

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định , hạ định , v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính trán con lân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái trán. Một âm là Định. Xem Định.

định

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. định
2. yên lặng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đã đúng, không sửa đổi nữa. ◎ Như: "định nghĩa" nghĩa đúng như thế, "định luật" luật không sửa đổi nữa, "định cục" cuộc diện đã thành hình, đã ngả ngũ xong xuôi.
2. (Tính) Không dời đổi, bất động. ◎ Như: "định sản" bất động sản.
3. (Tính) Đã liệu, đã tính trước, đã quy định. ◎ Như: "định lượng" số lượng theo tiêu chuẩn, "định thì" giờ đã quy định, "định kì" kì đã hẹn.
4. (Động) Làm thành cố định. ◎ Như: "định ảnh" dùng thuốc làm cho hình chụp in dấu hẳn lại trên phim hoặc giấy ảnh.
5. (Động) Làm cho yên ổn. ◎ Như: "bình định" dẹp yên, "an bang định quốc" làm cho quốc gia yên ổn, "hôn định thần tỉnh" tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi (săn sóc cha mẹ). ◇ Nguyễn Du : "Đình vân xứ xứ tăng miên định" (Vọng quan âm miếu ) Mây ngưng chốn chốn sư ngủ yên.
6. (Động) Làm cho chắc chắn, không thay đổi nữa. ◎ Như: "quyết định" quyết chắc, "phủ định" phủ nhận, "tài định" phán đoán.
7. (Động) Ước định, giao ước. ◎ Như: "thương định" bàn định, "văn định" trai gái kết hôn (cũng nói là "hạ định" ).
8. (Phó) Cuối cùng, rốt cuộc (biểu thị nghi vấn). ◇ Lí Bạch : "Cử thế vị kiến chi, Kì danh định thùy truyền?" , (Đáp tộc điệt tăng ) Khắp đời chưa thấy, Thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền?
9. (Phó) Tất nhiên, hẳn là, chắc chắn. ◎ Như: "định năng thành công" tất nhiên có thể thành công, "định tử nghi" hẳn là chết không còn ngờ gì nữa. ◇ Đỗ Phủ : "Định tri tương kiến nhật, Lạn mạn đảo phương tôn" , (Kí Cao Thích ) Chắc hẳn ngày gặp nhau, Thỏa thích dốc chén say.
10. (Danh) Nhà Phật có phép tu khiến cho tâm tĩnh lặng, không vọng động, gọi là "định". ◎ Như: "nhập định" .
11. (Danh) Họ "Định".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðịnh, xếp đặt được yên ổn, không bị lay động nữa gọi là định.
② Dẹp cho yên, như an bang định quốc yên định nhà nước, hôn định thần tỉnh tối xếp đặt cho yên chỗ sớm thăm hỏi yên không, nghĩa là tối thì dọn dẹp màn giường chăn chiếu cho cha mẹ được yên giấc, sáng thì thăm hỏi xem có được mạnh không.
③ Ðịnh liệu, như thẩm định xét rõ mọi lẽ rồi định liệu sự làm.
④ Ðịnh hẳn, như định nghĩa định nghĩa cứ thế là đúng.
⑤ Hợp định, hai bên hiệp ước với nhau gọi là định, như thương định bàn định. Trai gái làm lễ kết hôn cũng gọi là văn định , hạ định , v.v.
⑥ Tĩnh, nhà Phật có phép tu khiến cho tâm yên định không vọng động được, gọi là định, tức là phép ta quen gọi là nhập định vậy.
⑦ Một âm là đính. Sao đính.
⑧ Cái trán, như lân chi đính trán con lân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên, yên định, bình tĩnh: Đứng yên, đứng nghiêm; Ngồi yên; Tâm thần bất định, bồn chồn trong lòng; Nhập định;
② Quyết định, (làm cho) xác định, định liệu, đặt: Nghị định; Định chương trình; Đặt kế hoạch;
③ (văn) Làm cho yên, dẹp cho yên, xếp đặt cho yên: Làm yên nước nhà; Tối xếp đặt cho yên chỗ, sớm thăm hỏi sức khỏe (cha mẹ);
④ Bàn định: Bàn định; (hay ) Trai gái làm lễ kết hôn;
⑤ Đã xác định, không thể thay đổi: Định lí; Tình hình đã xác định;
⑥ Khẩu phần, chừng mực nhất định: Định lượng, tiêu chuẩn khẩu phần; Định giờ; Định kì;
⑦ Đặt: Đặt báo; Đặt một số hàng;
⑧ (văn) Nhất định, xác định, chắc chắn: Kiên trì học tập thì nhất định sẽ có thu hoạch; Nhất định giành được thắng lợi; … Hạng Lương nghe Trần Vương chắc chắn đã chết... (Sử kí); Biết chắc ngày gặp nhau (Đỗ Phủ: Kí Cao Thích);
⑨ (văn) Cuối cùng: Khắp đời chưa trông thấy, thì cái danh ấy cuối cùng ai truyền (Lí Bạch: Đáp Tăng Trung Phu tặng tiên nhân chưởng trà).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Ngừng yên một chỗ, không dời chỗ. Chẳng hạn Cố định — Quyết chắc, không thay đổi. Chẳng hạn Quyết định — Sắp đặt trước — Tên người, tức Lê Quang Định, danh sĩ thời Nguyễn sơ, một trong Gia định Tam gia, sinh 1760, mất 1813, tự là Trí Chi hiệu là Tấn Trai, vốn người huyện Phú vinh, Thừa thiên vào cư ngụ tại Gia định, cùng đậu một khoa với Trịnh Hoài Đức năm 1783, theo phò Nguyễn Ánh, sau làm tới Thượng thư. Ông viết đẹp, vẽ giỏi, đi sứ Trung Hoa năm 1802, đi tới đâu thì làm thơ vẽ cảnh tới đó, người Trung Hoa phải khen phục. Tác phẩm có tập thơ chữ Hán là Gia Định Tam gia thi, gồm cả thơ của Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh.

Từ ghép 89

an định 安定ấn định 印定bất định 不定bình định 平定cái quan luận định 蓋棺論定chế định 制定chỉ định 指定chước định 酌定cố định 固定dự định 預定dự định 预定điện định 奠定định chế 定制định đoạt 定奪định đô 定都định giá 定价định giá 定價định kì 定期định kiến 定見định lí 定理định liệu 定料định lượng 定量định mệnh 定命định nghĩa 定义định nghĩa 定義định ngữ 定語định ngữ 定语định phận 定分định thần 定神định tỉnh 定省định tội 定罪định ước 定約định vị 定位giả định 假定gia định 嘉定gia định tam gia 嘉定三家gia định thông chí 嘉定通志giám định 監定hạn định 限定hiến định 憲定hiệp định 协定hiệp định 協定khải định 啟定khẳng định 肯定khâm định 欽定khâm định việt sử thông giám cương mục 欽定越史通鑒綱目kiên định 坚定kiên định 堅定luận định 論定nam định 南定nghị định 議定nguyên định 原定nhân định 人定nhân định thắng thiên 人定勝天nhập định 入定nhất định 一定ổn định 稳定ổn định 穩定phán định 判定pháp định 法定phân định 分定phủ định 否定phủ định 撫定quốc định 國定quy định 規定quy định 规定quyết định 決定san định 删定san định 刪定si định 癡定soạn định 撰定tài định 裁定tất định 必定thái định 泰定thẩm định 審定thần hôn định tỉnh 晨昏定省thiên định 天定thiền định 禪定thiết định 設定thiết định 设定thuyết bất định 說不定tiền định 前定tiêu định 标定tiêu định 標定trấn định 鎮定ước định 約定vị định 未定 định 無定xác định 確定
vị
wèi ㄨㄟˋ

vị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mùi, hương vị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vị (cảm giác nhận biết được nhờ đầu lưỡi). ◎ Như: "ngũ vị" năm vị gồm có: "toan" chua, "điềm" ngọt, "khổ" đắng, "lạt" cay, "hàm" mặn.
2. (Danh) Mùi (cảm giác nhận được biết nhờ mũi). ◎ Như: "hương vị" mùi thơm, "quái vị" mùi lạ, mùi khác thường, "xú vị" mùi thối.
3. (Danh) Ý nghĩa, hứng thú. ◎ Như: "hữu vị" có hứng thú, "thiền vị" mùi thiền, ý thú của đạo thiền. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Mãn chỉ hoang đường ngôn, Nhất bả tân toan lệ, Đô vân tác giả si, Thùy giải kì trung vị?" 滿, , , ? (Đệ nhất hồi) Đầy những trang giấy chuyện hoang đường, Một vũng nước mắt chua cay, Đều bảo tác giả ngây, Ai giải được ý nghĩa ở trong đó?
4. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho thức ăn hoặc thuốc (đông y): món, vị. ◎ Như: "thái ngũ vị" năm món ăn, "dược bát vị" tám vị thuốc.
5. (Danh) Món ăn. ◎ Như: "san trân hải vị" món ăn quý hiếm trên núi dưới biển.
6. (Động) Nếm. ◇ Tuân Tử : "Phi khẩu bất năng vị dã" (Ai Công ) Chẳng phải miệng thì không nếm được.
7. (Động) Nghiền ngẫm, thưởng thức, thấm thía. ◎ Như: "ngoạn vị" thấm thía ý nghĩa, thưởng thức ý vị. ◇ Tam quốc chí : "Vị lãm điển văn" (Dương Hí truyện ) Nghiên cứu xem xét điển văn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mùi, chua, đắng, ngọt, cay, mặn là năm mùi (ngũ vị ).
② Nếm, xem vật ấy là mùi gì gọi là vị. Cái gì có hứng thú gọi là hữu vị .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vị: Có vị ngọt;
② Mùi: Mùi thơm; Mùi khét (khê);
③ Thú vị, ý nghĩa: Thú vị; Ý nghĩa sâu xa;
④ Hiểu, thấm thía, ngấm: Thấm thía lời nói của anh ấy;
⑤ Vị (thuốc): Thang thuốc này gồm có 8 vị;
⑥ (văn) Nếm (cho biết vị).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái nếm được, biết được bằng lưỡi — Điều vui thích, có ý nghĩ hay đẹp do sự vật mang lại. Td: Thú vị.

Từ ghép 40

tuấn
jùn ㄐㄩㄣˋ, zùn ㄗㄨㄣˋ

tuấn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xinh, đẹp, kháu
2. tài giỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người tài giỏi, tài trí vượt bậc. ◎ Như: "tuấn kiệt" người tài giỏi. ◇ Mạnh Tử : "Tôn hiền sử năng, tuấn kiệt tại vị" 使, (Công Tôn Sửu thượng ) Tôn trọng kẻ hiền, dùng người có khả năng, bậc tài giỏi sẽ ở tại vị.
2. (Tính) Tài giỏi xuất chúng. ◇ Tào Thực : "Nhược phù Điền Văn, Kị chi trù, nãi thượng cổ chi tuấn công tử dã" , , (Thất khải ) Những người như Điền Văn, Kị, mới là những công tử tài giỏi thời thượng cổ vậy.
3. (Tính) Diện mạo xinh đẹp. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lão tổ tông thả biệt vấn, chỉ thuyết bỉ ngã tuấn bất tuấn?" , (Đệ lục thập cửu hồi) Bà thử xem kĩ coi, so với cháu, có đẹp không?

Từ điển Thiều Chửu

① Tài giỏi, tài trí hơn người gọi là tuấn, phàm sự vật gì có tiếng hơn đời đều gọi là tuấn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xinh, đẹp: ! Cô này đẹp quá nhỉ!;
② Tài giỏi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tài giỏi hơn người — To lớn.

Từ ghép 8

Từ điển trích dẫn

1. Việc nhà, gia vụ. ◇: "Ngã bất hạnh giá liễu giá cá hán tử, tha mỗi nhật chỉ thị cật tửu, gia tư bất cố" , , (Hậu đình hoa , Đệ nhất chiệp).
2. Gia tài, gia sản. ◇ Tây du kí 西: "Na công chủ hữu bách vạn gia tư, nhân chưởng quản" , (Đệ lục thập hồi).
3. Gia thế. ◇ Lí Ngư : "Thuyết Thích Đại Da đích danh tự, hoàn hân động đắc tha, thuyết thị tướng công, tha nhược phỏng vấn nhĩ đích gia tư, liên thi đích thành sắc đô yếu khán đê liễu" , , , , (Phong tranh ngộ , Chúc diêu ).
4. Đồ dùng hằng ngày trong gia đình. ◇ Lí Dực : "Khí dụng viết gia sanh, nhất viết gia hỏa, hựu viết gia tư" , , (Tục hô tiểu lục , Thế tục ngữ âm ).
nhứ, trữ
chù ㄔㄨˋ, nà ㄋㄚˋ, nù ㄋㄨˋ, qù ㄑㄩˋ, xù ㄒㄩˋ

nhứ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sợi bông
2. may (áo)
3. hoa nhẹ như bông và bay được

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tơ kén, loại tinh gọi là "miên" 綿, loại thô gọi là "nhứ" .
2. (Danh) Bông gòn.
3. (Danh) Bông tơ mềm nhẹ của thực vật, bay bốc ra được. ◎ Như: "liễu nhứ" bông liễu, "lư nhứ" bông lau. ◇ Nguyễn Du : "Nhứ phi hoa lạc nhân quản, Nhất dạ tùy lưu đáo Quảng Đông" , (Thương Ngô Trúc Chi ca ) Tơ bay, hoa rụng không ai để ý, Một đêm chảy theo dòng đến Quảng Đông.
4. (Danh) Họ "Nhứ".
5. (Động) Nhồi bông gòn, đệm bông gòn. ◇ Lí Bạch : "Minh triêu dịch sứ phát, Nhất dạ nhứ chinh bào" 使, (Tử dạ ngô ca ) Sáng mai dịch sứ lên đường, Cả đêm nhồi bông gòn áo chinh bào.
6. (Phó) Nhai nhải. ◎ Như: "nhứ ngữ" nói nhai nhải.
7. (Phó) Chán, ngán. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cật liễu bán oản, hựu hiềm cật nhứ liễu, bất hương điềm" , , (Đệ tam thập tứ hồi) Uống được nửa chén nhỏ, lại bảo chán, không thơm ngọt gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Cho kén vào nước sôi rồi gỡ ra chỗ nào săn đẹp gọi là miên 綿, chỗ nào sù sì gọi là nhứ .
② Sợi bông.
③ Thứ hoa nào chất mềm nhẹ bay bốc ra được đều gọi là nhứ, như liễu nhứ bông liễu, lư nhứ bông lau, v.v. Nguyễn Du : Nhứ phi hoa lạc nhân quản, Nhất dạ tùy lưu đáo Quảng Ðông tơ bay, hoa rụng không ai để ý, một đêm chảy theo dòng đến Quảng Ðông.
④ Nhai nhải, như nhứ ngữ nói nhai nhải.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bông;
② Vật có dạng như tơ bông: Cắt ở trong ra thì ruột (quả cam) khô vụn như bông nát (Lưu Cơ: Mại cam giả ngôn);
③ Dàn bông (ra cho đều): Dàn bông làm áo;
④【】nhứ thao [xùdao] Lè nhè, lải nhải.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ tằm xấu, thô — Sợi bông gòn — Chỉ hoa lá mềm, buông rủ. Td: Liễu nhứ ( tơ liễu ) — Do dự không quyết. Ngần ngại.

Từ ghép 1

trữ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Pha trộn cho đều — Một âm là Nhứ.
trị
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trị

phồn thể

Từ điển phổ thông

trị giá, đáng giá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giá. ◎ Như: "giá trị" .
2. (Động) Đáng giá. ◎ Như: "trị đa thiểu tiền?" đáng bao nhiêu tiền? ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim" (Xuân tiêu ) Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng.
3. (Động) Trực. ◎ Như: "trị ban" luân phiên trực, "trị nhật" ngày trực, "trị cần" thường trực.
4. (Động) Gặp. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng gặp ngày đẹp trời.
5. (Động) Cầm, nắm giữ. ◇ Thi Kinh : " đông hạ, Trị kì lộ vũ" , (Trần phong , Uyên khâu ) Không kể mùa đông hay mùa hạ, Cầm lông cò trắng (để chỉ huy múa hát).
6. Cũng viết là .

Từ ghép 7

tạ, tịch
jí ㄐㄧˊ, jiè ㄐㄧㄝˋ

tạ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dẵm, đạp lên — Một âm là Tịch. Xem Tịch.

Từ ghép 2

tịch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ghi chép vào sổ, liệt kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sách vở. ◎ Như: "thư tịch" sách vở tài liệu, "cổ tịch" sách xưa. ◇ Nguyễn Du : "Bạc mệnh hữu duyên lưu giản tịch" (Điệp tử thư trung ) Mệnh bạc (nhưng) có duyên được lưu lại trong sách vở.
2. (Danh) Sổ sách ghi chép (để kiểm tra). ◎ Như: "hộ tịch" sổ dân, "quân tịch" sổ quân lính, "học tịch" sổ học sinh.
3. (Danh) Quan hệ lệ thuộc giữa cá nhân đối với quốc gia, đoàn thể, tổ chức. ◎ Như: "quốc tịch" , "hội tịch" , "đảng tịch" .
4. (Danh) Quê quán. ◎ Như: "bổn tịch" bổn quán, "nguyên tịch" nguyên quán.
5. (Danh) Họ "Tịch".
6. (Động) Giẫm, xéo. ◎ Như: "tịch điền" ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày.
7. (Động) Lấy, thu. ◎ Như: "tịch kí" sung công của cải. ◇ Liêu trai chí dị : "Phóng Sử ác khoản, tịch kì gia" , (Thư si ) Điều tra các điều tội ác của Sử, tịch thu gia sản của hắn.
8. (Phó) Bừa bãi. ◎ Như: "lang tịch" . § Ta quen đọc là "lang tạ". ◇ Nguyễn Du : "Lang tạ tàn hồng mịch xứ" (Dương Phi cố lí ) Cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Thiều Chửu

① Sách vở, sổ sách. Sách để ghi chép mọi sự cũng gọi là tịch.
② Quê ở, đời đời làm dân ở một chỗ gọi là dân tịch , vì đi buôn mà làm nhà ở một nơi khác gọi là thương tịch . Sổ chép số dân gọi là hộ tịch .
③ Dẫm, xéo. Thửa ruộng nào vua thân chinh xéo xuống cày gọi là tịch điền .
④ Tịch tịch tiếng nói rầm rầm, người nào có tiếng trong đời gọi là tịch thậm đương thời .
⑤ Tịch kí, nghĩa là bao nhiêu của cải đều biên vào sổ quan sung công cả.
⑥ Bừa bãi, như lang tịch . Ta quen đọc là lang tạ. Nguyễn Du : Lang tạ tàn hồng mịch xứ cánh hồng tàn rụng ngổn ngang, biết tìm đâu?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sách, sổ sách: Sách cổ; Danh sách; Kinh sách, kinh sử;
② Quê quán, nguyên quán: Đồng bào nguyên quán tỉnh Nam Định;
③ Tịch (quan hệ phụ thuộc): Đảng tịch; Quốc tịch Việt Nam;
④ (văn) Giẫm, xéo: Ruộng do vua thân chinh xéo xuống cày;
⑤ (văn) Tịch biên sung công, tịch kí;
⑥ Xem [lángjí].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sổ sách ghi chép tên tuổi người ở một vùng ( Td: Hộ tịch ), hoặc trong một nước ( Td: Quốc tịch ) — Cũng chỉ quê quán — Một âm là Tạ. Xem Tạ.

Từ ghép 25

hặc, khắc
kè ㄎㄜˋ

hặc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạch hỏi — Kể tội. Chẳng hạn Đàn hặc.

Từ ghép 1

khắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chạm, khắc
2. khắc giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khắc, chạm trổ. ◇ Nguyễn Trãi : "Bi khắc tiển hoa ban" (Dục Thúy sơn ) Bia khắc đã lốm đốm rêu.
2. (Động) Ghi nhớ, ghi chặt. ◎ Như: "na đoạn mĩ hảo đích hồi ức, dĩ thâm thâm đích khắc tại ngã đích tâm bản thượng" , cái kỉ niệm đẹp đó, mãi còn ghi chặt thâm sâu trong lòng tôi.
3. (Động) Bóc lột. ◎ Như: "khắc bác" bóc lột của người.
4. (Động) Hạn định. ◇ Sử Khả Pháp : "Khắc nhật tây chinh" 西 (Phục đa nhĩ cổn thư ) Hạn định ngày đi chinh phạt ở phía tây.
5. (Tính) Nghiệt ngã, khe khắt. ◎ Như: "hà khắc" xét nghiệt ngã, "khắc bạc" cay nghiệt. ◇ Thủy hử truyện : "Cao thái úy nhĩ thắc độc hại, nhẫm địa khắc bạc" , (Đệ thập nhị hồi) Cao thái úy, mi thật là độc ác, áp bức nghiệt ngã ta đền nông nỗi này.
6. (Danh) Ngày xưa dùng cái gáo đồng, giữa châm một lỗ để nước dần dần nhỏ xuống, để định thời giờ, gọi là "khắc lậu" . Một ngày đêm ngày xưa chia thành một trăm "khắc". Ngày nay, mười lăm phút là một "khắc".
7. (Danh) Khoảng thời gian ngắn. ◎ Như: "khắc bất dong hoãn" không được chậm trễ chút nào. ◇ Tây du kí 西: "Giá gia thù, na gia thỉnh, lược hư khắc" , , (Đệ cửu thập nhị hồi) Nhà này mời, nhà kia thỉnh, chẳng lúc nào ngơi.
8. (Phó) Ngay tức thì. ◎ Như: "lập khắc" lập tức.

Từ điển Thiều Chửu

① Khắc, lấy dao chạm trổ vào cái gì gọi là khắc.
② Thời khắc, ngày xưa dùng cái gáo đồng, giữa châm một lỗ để nước dần dần rỏ xuống, để định thời giờ, gọi là khắc lậu . Theo đồng hồ bây giờ định cứ mười lăm phút là một khắc, bốn khắc là một giờ.
③ Ngay tức thì, như lập khắc lập tức.
④ Bóc lột, như khắc bác bóc lột của người.
⑤ Sâu sắc, như hà khắc xét nghiệt ngã, khắc bạc cay nghiệt, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khắc: Khắc dấu;
② Một khắc (= 15 phút);
③ Khoảnh khắc: Tức khắc; Bây giờ, giờ đây;
④ Khắc nghiệt, khắt khe, nghiệt ngã: Đối đãi quá khắt khe!; Hà khắc, nghiệt ngã;
⑤ Bóc lột: Bóc lột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đục sâu vào gỗ. Ta cũng nói là Khắc — Khắc sâu vào lòng. Ghi nhớ — Tên một đơn vị đo thời giờ ngày xưa. Một giờ một đêm có 100 khắc — Tên một đơn vị đo thời giờ ngày nay, bằng ¼ giờ, tức 15 phút — Chỉ thời giờ. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Khắc giờ đằng đẳng mấy niên « — Gắt gao, chặt chẽ. Td: Nghiêm khắc — Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim » Một khắc đêm xuân giá nghìn vàng. Nghìn vàng đổi được khắc xuân « ( Bích câu kì ngộ ).

Từ ghép 24

vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.