tối
zuì ㄗㄨㄟˋ

tối

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cực kỳ, hơn nhất, chót

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tinh hoa, người, vật tài giỏi, tốt đẹp bậc nhất. § Nhà Hán khảo sát quan lại chia ra hai hạng, "tối" và "điến" 殿: "điến" là kẻ không xứng chức, "tối" là kẻ tài giỏi. ◇ Tư Mã Trát : "Trường An giáp đệ đa, Xứ xứ hoa kham ái, Lương kim bất tích phí, Cạnh thủ viên trung tối" , , , (Mại hoa giả ) Ở Trường An nhà giàu của vương tôn, quý tộc nhiều, Khắp chốn hoa đều đáng yêu, Vàng bạc đừng tiếc tiêu, Giành cho được đóa hoa đẹp nhất trong vườn.
2. (Phó) Nhất, hơn cả, cùng tột. ◎ Như: "tối hảo" cực tốt. ◇ Sử Kí : "Khởi chi vi tướng, dữ sĩ tốt tối hạ giả đồng y thực" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) (Ngô) Khởi làm tướng, cùng với binh lính ở cấp thấp nhất, ăn mặc như nhau. ◇ Sử Kí : "Tam tử chi tài năng thùy tối hiền tai" (Hoạt kê truyện , Tây Môn Báo truyện 西) Tài năng của ba ông, ai giỏi hơn cả?
3. (Phó) Tổng cộng, tổng kê, tính gộp. ◇ Sử Kí : "Tối tòng Cao Đế đắc tướng quốc nhất nhân, thừa tướng nhị nhân, tướng quân, nhị thiên thạch các tam nhân" , , , (Quyển ngũ thập thất, Giáng Hầu Chu Bột thế gia ) Tổng cộng kể từ Cao Đế có được tướng quốc ba người, thừa tướng hai người, tướng quân và các chức quan bổng lộc hai ngàn thạch thóc, mỗi hạng ba người.
4. (Động) Tụ hợp, gom góp. ◇ Lục Du : "Tối kì thi, đắc tam quyển" , (Đạm Trai cư sĩ thi tự ) Gom những bài thơ của ông lại, được ba quyển.

Từ điển Thiều Chửu

① Rất, như tối hảo rất tốt.
② Giỏi hơn. Nhà Hán khảo sát quan lại chia ra hai hạng, tối và điến 殿. Ðiến là kẻ không xứng chức, tối là kẻ có tài giỏi.
③ Cùng tột, dùng làm trợ từ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhất: Lớn nhất; Tích cực nhất; Nhanh nhất; Những người đáng yêu nhất;
② Vô cùng: Vô cùng kính mến;
③ (văn) Tụ họp: Mùa đông, thu và cất chứa ngũ cốc, tụ họp vạn vật (Quản tử);
④ (văn) Tổng cộng, tính tổng, tính gộp: Tính tổng cộng từ vua Cao đế có được một (người làm) tướng quốc, hai thừa tướng, tướng quân và chức quan bổng lộc hai ngàn thạch thóc mỗi thứ ba người (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Cùng cực, không hơn được nữa.

Từ ghép 16

lập
lì ㄌㄧˋ, wèi ㄨㄟˋ

lập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng thẳng
2. lập tức, tức thì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "lập chánh" đứng nghiêm. ◇ Mạnh Tử : "Vương lập ư chiểu thượng" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua đứng trên bờ ao.
2. (Động) Dựng lên. ◎ Như: "lập can kiến ảnh" 竿 dựng sào liền thấy bóng (có hiệu lực ngay).
3. (Động) Gây dựng, tạo nên. ◎ Như: "lập miếu" tạo dựng miếu thờ.
4. (Động) Nên, thành tựu. ◎ Như: "tam thập nhi lập" ba mươi tuổi thì nên người (tự lập), "phàm sự dự tắc lập" phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. ◇ Tả truyện : "Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn" , , (Tương Công nhị thập tứ niên ) Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: "lập đức" là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước.
5. (Động) Chế định, đặt ra. ◎ Như: "lập pháp" chế định luật pháp, "lập án" xét xử án pháp.
6. (Động) Lên ngôi. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
7. (Động) Tồn tại, sống còn. ◎ Như: "độc lập" tồn tại tự mình không tùy thuộc ai khác, "thệ bất lưỡng lập" thề không sống còn cùng nhau (không đội trời chung).
8. (Phó) Tức thì, ngay. ◎ Như: "lập khắc" ngay tức thì. ◇ Sử Kí : "Thì hoàng cấp, kiếm kiên, cố bất khả lập bạt" , , (Thích khách liệt truyện ) Lúc đó luống cuống, gươm (lại mắc kẹt trong vỏ) chặt quá, nên không rút ngay được.
9. (Danh) Toàn khối. ◎ Như: "lập phương" khối vuông.
10. (Danh) Họ "Lập".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng thẳng.
② Gây dựng, như lập đức gây dựng nên đức tốt cho người theo sau.
③ Nên, như phàm sự dự tắc lập phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. Có cái tài đức nghề nghiệp thông thường để tự nuôi lấy mình gọi là thành lập .
④ Ðặt để.
⑤ Lên ngôi.
⑥ Lập tức (ngay lập tức), lập khắc.
⑦ Toàn khối, như lập phương vuông đứng, một vật gì vuông mà tính cả ngang dọc cao thấp gọi là lập phương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng, đứng vững: Đứng ngồi không yên; Người ta không có chữ tín thì không đứng vững được; Người quân tử không đứng ở chỗ nguy hiểm;
② Dựng lên: Dựng cái thang lên;
③ Đứng thẳng: Tủ đứng; Trục đứng;
④ Gây dựng, lập, kí kết: Lập pháp; Lập đức; Không phá cái cũ thì không xây được cái mới; Kí hợp đồng;
⑤ Sống còn, tồn tại: Tự lập; Độc lập;
⑥ Ngay, tức khắc, lập tức: Có hiệu quả ngay; Chờ trả lời ngay. 【】lập địa [lìdì] Lập tức: Vứt dao đồ tể, lập tức thành Phật; 【】lập tức [lìjí] Lập tức, ngay: Lập tức xuất phát;【】lập khắc [lìkè] Lập tức, ngay, ngay tức khắc: Mời mọi người đến ngay phòng họp; Các em học sinh nghe nói câu đó, lập tức vỗ tay hoan hô;
⑦ (văn) Đặt để;
⑧ (văn) Lập lên làm vua, lên ngôi;
⑨ Nên: Phàm việc có dự bị trước thì nên;
⑩ Lập thân: Ba mươi tuổi thì bắt đầu lập thân;
⑪ Khối.【】lập phương [lìfang] a. (toán) Lũy thừa ba; b. Hình khối; c. Khối: Thước khối; Một thước khối đất;
⑫ [Lì] (Họ) Lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên. Tạo thành. Td: Thiết lập — Đặt để. Td: Lập quân ( đặt một người lên làm vua ) — Lên ngôi vua. Tả Truyện có câu: » Hoàn Công lập « ( Hoàn Công lên ngôi ) — Ngay lúc đó. Tức thì.

Từ ghép 76

án lập 按立bích lập 壁立chích lập 隻立cô lập 孤立công lập 公立cốt lập 骨立cương lập 僵立đái tội lập công 戴罪立功đĩnh lập 挺立đỉnh lập 鼎立độc lập 独立độc lập 獨立đối lập 對立khởi lập 起立kiến lập 建立kiết lập 孑立lâm lập 林立lập chí 立志lập chùy 立錐lập công 立功lập danh 立名lập dị 立異lập đông 立冬lập đức 立德lập hạ 立夏lập hiến 立憲lập kế 立計lập khắc 立刻lập luận 立論lập mưu 立謀lập nghiêm 立嚴lập nghiệp 立業lập ngôn 立言lập pháp 立法lập phương 立方lập quốc 立國lập quy 立規lập tâm 立心lập thân 立身lập thể 立體lập thu 立秋lập trận 立陳lập trường 立場lập tự 立嗣lập tức 立即lập ước 立約lập xuân 立春lưỡng lập 兩立ngật lập 屹立ngột lập 兀立phân lập 分立phế lập 廢立quan lập 官立quần lập 羣立quốc lập 国立quốc lập 國立sách lập 册立sáng lập 创立sáng lập 創立song lập 雙立tam quyền phân lập 三權分立tạo lập 造立tạo thiên lập địa 造天立地tân lập 新立thành lập 成立thế bất lưỡng lập 勢不兩立thị lập 侍立thiết lập 設立thiết lập 设立thụ lập 樹立tịnh lập 並立tịnh lập 并立tỉnh lập 省立trĩ lập 峙立trung lập 中立tự lập 自立
tường
xiáng ㄒㄧㄤˊ

tường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. liệng quanh
2. đi vung tay

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bay lượn, liệng quanh. ◇ Nguyễn Du : "Đương thế hà bất nam du tường" (Kì lân mộ ) Thời ấy sao không bay lượn sang nam chơi?
2. (Động) Đi vung tay. ◇ Lễ Kí : "Thất trung bất tường" (Khúc lễ thượng ) Trong nhà không đi vung tay.
3. (Động) Đậu, nghỉ. ◇ Nễ Hành : "Phi bất vọng tập, tường tất trạch lâm" , (Anh vũ phú ) Bay không tụ bừa, đậu ắt chọn rừng.
4. (Tính) Rõ ràng, xác thật. § Thông "tường" .
5. (Tính) Tốt lành. § Thông "tường" .
6. (Phó) Lên cao, tăng lên. ◇ Hán Thư : "Cốc giá tường quý" (Thực hóa chí thượng ) Giá thóc lúa tăng cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Liệng quanh. Nguyễn Du : Ðương thế hà bất nam du tường thời ấy sao không bay lượn sang Nam chơi?
② Cao tường ngao du đùa bỡn.
③ Cùng nghĩa với chữ tường .
④ Ði vung tay.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lượn, liệng quanh: Bay lượn; Tàu lượn;
② (văn) Đi vung tay;
③ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bay vòng. Bay liệng.

Từ ghép 2

thức
shì ㄕˋ

thức

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phép tắc, cách thức

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phép tắc, khuôn mẫu, mô phạm. ◎ Như: "túc thức" đáng làm khuôn phép. ◇ Hậu Hán Thư : "Bưu tại vị thanh bạch, vi bách liêu thức" , (Đặng Bưu truyện ) Đặng Bưu tại vị trong sạch, làm gương mẫu cho các quan.
2. (Danh) Nghi tiết, điển lễ. ◎ Như: "khai hiệu thức" lễ khai trường, "truy điệu thức" lễ truy điệu.
3. (Danh) Quy cách, phương pháp. ◎ Như: "cách thức" quy cách, "khoản thức" dạng thức.
4. (Danh) Cái đòn ngang trước xe ngày xưa. § Thông "thức" .
5. (Danh) Nhóm kí hiệu biểu thị một quy luật nào đó trong khoa học (toán học, hóa học, ...). ◎ Như: "phương trình thức" , "hóa học thức" .
6. (Động) Bắt chước, làm theo.
7. (Động) Dùng. ◇ Tả truyện : "Man Di Nhung Địch, bất thức vương mệnh" , (Thành Công nhị niên ) Di Nhung Địch, không dùng mệnh vua.
8. (Động) Cúi đầu, dựa vào đòn xe để tỏ lòng tôn kính (thời xưa). ◇ Hán Thư : "Cải dong thức xa" (Chu Bột truyện ) Biến sắc cúi dựa vào xe tỏ lòng tôn kính.
9. (Trợ) Đặt đầu câu dùng làm lời phát ngữ. ◇ Thi Kinh : "Thức vi thức vi, Hồ bất quy?" , (Bội phong , Thức vi ) Suy lắm, suy lắm rồi! Sao không về?

Từ điển Thiều Chửu

① Phép. Sự gì đáng làm khuôn phép gọi là túc thức .
② Chế độ. Như trình thức , thức dạng đều nghĩa là cái khuôn mẫu cho người theo cả.
③ Lễ. Như khai hiệu thức lễ khai tràng, truy điệu thức lễ truy điệu, v.v.
④ Lễ kính, xe ngày xưa trên có một cái đòn ngang, khi gặp cái gì đáng kính thì cúi xuống mà tựa gọi là bằng thức . Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư (trên đường đi qua quê hương đức Khổng Tử: Ðông lộ ) cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
⑤ Lời phát ngữ, như thức vi thức vi suy lắm, suy lắm rồi!
⑥ Dùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dáng, kiểu: Kiểu mới; Hình thức, bề ngoài;
② Cách thức, tiêu chuẩn, kiểu mẫu, khuôn mẫu: Cách thức; Trình thức;
③ Lễ: Lễ khai giảng; Lễ khai mạc;
④ Biểu thức, công thức: Phương trình; Công thức; Biểu thức;
⑤ (văn) Tựa vào đòn ngang xe cúi mình xuống để tỏ ý kính lễ (dùng như , bộ ): Thiên tử xúc động, đổi nét mặt cúi xuống đòn ngang trên xe (tỏ ý kính lễ) (Sử kí: Giáng Hầu, Chu Bột thế gia);
⑥ (văn) Trợ từ đầu câu: ? Suy vi lắm rồi, sao không về? (Thi Kinh: Bội phong, Thức vi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đường lối. Td: Cách thức — Kiểu. Lối.

Từ ghép 31

linh
lián ㄌㄧㄢˊ, líng ㄌㄧㄥˊ

linh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mưa lác đác
2. vụn vặt, lẻ, linh
3. héo rụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mưa lác đác, mưa rây.
2. (Danh) Số không. ◎ Như: "nhất linh nhị" một không hai (102).
3. (Danh) Họ "Linh".
4. (Động) Rơi xuống, giáng. ◎ Như: "cảm kích thế linh" cảm động rớt nước mắt, "điêu linh" tàn rụng, tan tác. ◇ Thi Kinh : "Linh vũ kí linh" (Dung phong , Đính chi phương trung ) Mưa lành đã rơi xuống.
5. (Danh) Số lẻ, số dư ra. ◎ Như: "linh đầu" số lẻ, "niên kỉ dĩ kinh bát thập hữu linh" tuổi đã ngoài tám mươi.
6. (Tính) Lác đác, thưa thớt (rơi xuống). ◇ Thi Kinh : "Ngã lai tự đông, Linh vũ kì mông" , (Bân phong , Đông san ) Ta từ đông đến, Mưa phùn lác đác rơi.
7. (Tính) Lẻ, vụn vặt. ◎ Như: "linh tiền" (1) tiền lẻ, (2) tiền tiêu vặt, (3) thu nhập phụ thêm.

Từ điển Thiều Chửu

① Mưa lác đác, mưa rây.
② Rơi xuống. Như Kinh Thi nói linh vũ kí linh mưa lành đã xuống, trận mưa ứng điềm lành đổ xuống.
③ Lẻ. Chưa đủ số đã định gọi là linh, thí dụ như tính số trăm mà chưa đủ trăm thì số ấy gọi là số linh. Cái ngôi không của số đếm cũng gọi là linh. Như nhất linh nhị một trăm lẻ hai, nghĩa là không đủ số mười.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lẻ tẻ, lặt vặt: Ăn vặt, quà vặt; Tiêu vặt; Bán lẻ; Đổi nguyên ra lẻ;
② Số lẻ, dôi ra, ngoài: Tuổi tác đã ngoài tám mươi; Hơn bốn mươi người;
③ (Số) lẻ: Một năm lẻ ba ngày; Ba năm lẻ một quý;
④ Số không (0): Số 405; 2-2=0 (hai trừ hai bằng không). Cv. ○;
⑤ Độ 0 trên nhiệt kế: Năm độ trên độ không; Mười độ dưới độ không;
⑥ Rơi rụng, tàn tạ: Rơi rụng; Tàn tạ;
⑦ (văn) Mưa lác đác, mưa rây;
⑧ (văn) Rơi xuống: Mưa lành đã rơi xuống (Thi Kinh);
⑨ [Líng] (Họ) Linh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưa lất phất, mưa nhỏ rơi rớt lại sau cơn mưa lớn — Rơi rụng. Héo rụng — Số thừa, số lẻ ra.

Từ ghép 9

điện
diàn ㄉㄧㄢˋ

điện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. điện
2. chớp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chớp. ◇ Vạn Hạnh : "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.
2. (Danh) Điện. § Ghi chú: Là cái sức cảm ứng muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì đẩy ngược nhau. Chớp và sét là những thứ "điện" thiên nhiên. ◎ Như: "âm điện" điện âm, "dương điện" điện dương (hay gọi là "chính điện" và "phụ điện" ).
3. (Danh) Tiếng gọi tắt của: "điện báo" , "điện thoại" hoặc "điện đài" . ◎ Như: "cấp điện" điện khẩn cấp, "hạ điện" điện chúc mừng.
4. (Động) Bị điện giật. ◎ Như: "ngã bị giá đài tẩy y cơ điện liễu nhất hạ" tôi bị cái máy giặt điện giật cho một cái.
5. (Động) Gọi điện thoại hoặc gửi điện báo. ◎ Như: "giá kiện sự tất tu điện thỉnh thượng cấp tài thị" việc đó cần phải điện hỏi cấp trên quyết định.
6. (Động) Soi xét. ◎ Như: "trình điện" trình lên để xét.
7. (Tính) Chạy bằng điện, dùng điện. ◎ Như: "điện thê" thang máy, "điện đăng" đèn điện, "điện băng tương" tủ lạnh.
8. (Tính) Nhanh chóng (như điện, như chớp). ◎ Như: "phong trì điện xế" nhanh như gió thổi chớp lóe.

Từ điển Thiều Chửu

① Chớp, điện. Là một cái sức cảm ứng của muôn vật đều có. Cái sức cảm ứng đó nó sẵn có hai tính đối đãi nhau, khác tính thì hút lấy nhau, cùng tính thì lại cự nhau, cho nên mới chia ra âm điện và dương điện hay gọi là chính điện và phụ điện . Ðang lúc vật thể nó yên lặng, thì không thấy sức điện ở đâu, đến lúc nó quện nó sát vào vật khác, mất cái tính trung hòa đi, bấy giờ nó tất lôi thứ điện khác tính nó để sang đều với nó. Cái sức lôi kéo của nó rất mạnh và rất nhanh, tóe ra những ánh sáng rất mạnh rất sáng. Như chớp và sét ta thường trông thấy, ấy là thứ điện thiên nhiên. Bây giờ người ta lợi dụng nó để chạy máy thay sức người gọi là điện nhân tạo. Cách làm ra điện có hai cách: dùng bánh xe máy sát nhau mà sinh ra điện. Như xe điện, đèn điện thường dùng đó, dùng vật chất hòa hợp mà sinh ra điện. Như điện đánh dây thép và điện mạ thường dùng đó.
② Soi tỏ. Như đem trình cho người xét gọi là trình điện .
③ Nhanh chóng. Như phong trì điện xế nhanh như gió thổi chớp loé.
④ Ðiện báo, thường gọi tắt là điện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Điện: Dây thép gai này có điện;
② Bị điện giật: Điện giật;
③ Điện tín, điện báo, bức điện (nói tắt): Điện mừng; Điện khẩn;
④ Đánh điện, gởi điện: Đánh điện trả lời; Gởi điện mừng;
⑤ (văn) Soi tỏ: Trình để xem xét;
⑥ (văn) Nhanh như chớp: Nhanh như gió thổi chớp giật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh chớp — Sáng loé lên — Cái năng lực do âm dương tạo thành. Ta cũng gọi là điện.

Từ ghép 46

liêm
lián ㄌㄧㄢˊ

liêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái mành mành

Từ điển phổ thông

cái cờ bài rượu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cờ treo trước cửa tiệm bán rượu. ◇ Lí Trung : "Thiểm thiểm tửu liêm chiêu túy khách, Thâm thâm lục thụ ẩn đề oanh" , (Giang biên ngâm ) Phần phật bay cờ tiệm rượu vời khách say, Lẩn sâu trong cây xanh chim oanh hót.
2. (Danh) Màn treo cửa, rèm. § Cũng như "liêm" . ◎ Như: "môn liêm" màn cửa, "song liêm" rèm sửa sổ, "trúc liêm" rèm trúc.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cờ bài rượu.
② Cái màn treo cửa cũng gọi là môn liêm .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bức mành (quán hàng): Bức mành quán rượu;
② Bức sáo, rèm, mành: Mành sậy; Rèm cửa sổ; Rèm cửa;
③【】liêm quan [liánguan] Quan chấm thi hương thời xưa;【】nội liêm [nèilián] Chức giữ việc chấm văn; 【】ngoại liêm [wài lián] Chức giữ việc thu quyển thi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm vải có dấu hiệu riêng treo ở trước cửa tiệm rượu, để người ta biết là tiệm bán rượu.

Từ ghép 2

mộc
mù ㄇㄨˋ

mộc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

gội đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gội đầu. ◇ Trang Tử : "Lão Đam tân mộc, phương tương bị phát nhi can" , , (Điền Tử Phương ) Lão Đam mới gội đầu xong, còn đương rũ tóc cho khô.
2. (Động) Phiếm chỉ gột, rửa. ◇ Lương Khải Siêu : "San không thiền tự ngữ, Vũ quá tùng như mộc" , (Song đào viên độc thư ).
3. (Động) Trừ bỏ, tước bỏ. ◇ Quản Tử : "Kim ngô mộc đồ thụ chi chi, nhật trung vô xích thốn chi âm" , (Khinh trọng mậu ).
4. (Động) Chỉnh trị.
5. (Động) Nghỉ phép. § Lệ ngày xưa làm quan cứ mười ngày được nghỉ một lần để tắm gội, cho nên ngày lễ nghỉ gọi là "hưu mộc nhật" .
6. (Động) Thấm gội, thấm nhuần. ◎ Như: "mộc ân" thấm nhuần ân đức.
7. (Danh) Nước gạo. § Ngày xưa người ta lấy để gội đầu.
8. (Danh) Họ "Mộc".

Từ điển Thiều Chửu

① Gội đầu, lệ ngày xưa làm quan cứ mười ngày được nghỉ một lần để tắm gội, cho nên ngày lễ nghỉ bây giờ cũng gọi là hưu mộc nhật .
② Thấm gội, được ơn nhờ người ta cất nhắc mà sang trọng gọi là mộc ân .
③ Nhuần nhã.
④ Sửa lại, sửa trị.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gội đầu: Chải gió gội mưa. (Ngb) Bôn ba không quản mưa gió;
② (văn) Nhuần nhã;
③ (văn) Sửa lại, sửa trị;
④ [Mù] (Họ) Mộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gội đầu — Nước gạo — Nghĩ ngơi — Thấm ướt, gội ướt.

Từ ghép 4

tạc
zuó ㄗㄨㄛˊ

tạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hôm qua

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ngày hôm qua. ◇ Trang Tử : "Chu tạc lai, hữu trung đạo nhi hô giả" , (Ngoại vật ) Chu tôi hôm qua lại đây, giữa đường có kẻ gọi.
2. (Danh) Ngày xưa, dĩ vãng, quá khứ. § Cùng nghĩa với "tích" . ◇ Nguyễn Trãi : "Giang sơn như tạc anh hùng thệ" (Quá Thần Phù hải khẩu ) Non sông vẫn như xưa mà anh hùng thì đã mất.
3. (Tính) Một ngày trước. ◎ Như: "tạc nhật" ngày hôm qua, "tạc dạ" đêm qua, "tạc niên" năm ngoái.

Từ điển Thiều Chửu

① Hôm qua, như tạc nhật ngày hôm qua, tạc dạ đêm qua, tạc niên năm ngoái, v.v.
② Ngày xưa.
③ Mới rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Hôm) qua: Đêm qua, đêm hôm qua; Đã đến Bắc Kinh hôm qua; Năm ngoái;
② (văn) Ngày xưa;
③ (văn) Mới rồi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngày hôm qua — Đã qua.

Từ ghép 4

hiệu
xiào ㄒㄧㄠˋ

hiệu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt chước
2. ví với
3. công hiệu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt chước, mô phỏng, theo. ◎ Như: "hiệu pháp" bắt chước phép gì của người, "hiệu vưu" noi lỗi lầm của người khác. ◇ Vương Bột : "Nguyễn Tịch xương cuồng, khởi hiệu cùng đồ chi khốc" , (Đằng vương các tự ) Nguyễn Tịch càn rở điên cuồng, há bắt chước ông mà khóc bước đường cùng?
2. (Động) Cống hiến, phụng hiến, hết sức làm. ◎ Như: "hiệu lực" cố sức, "báo hiệu" hết sức báo đền. ◇ Tư Mã Thiên : "Thành dục hiệu kì khoản khoản chi ngu" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lòng thành muốn gắng tỏ hết tấm ngu trung của mình.
3. (Danh) Hiệu quả. ◎ Như: "minh hiệu" hiệu nghiệm rõ ràng, "thành hiệu" đã thành kết quả. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Kim nhật đầu huyễn đích lược hảo ta, biệt đích nhưng bất kiến chẩm ma dạng đại kiến hiệu" , (Đệ thập nhất hồi) Hôm nay chứng hoa mắt nhức đầu có đỡ một chút, còn các bệnh khác thì chưa thấy hiệu quả gì cả.

Từ điển Thiều Chửu

① Học đòi, bắt chước, như hiệu pháp nghĩa là bắt chước phép gì của người, hiệu vưu bắt chước sự lầm lẫn của người, v.v.
② Ðến cùng, như hiệu lực có sức, báo hiệu hết sức báo đền, v.v.
③ Hiệu nghiệm, như minh hiệu hiệu nghiệm rõ ràng, thành hiệu đã thành hiệu rồi.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bắt chước (dùng như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiệu quả, hiệu nghiệm, hiệu lực: Có hiệu quả; Bản hiệp định này có hiệu lực ngay sau khi được kí kết;
② Noi theo, bắt chước: Trên làm sao dưới theo vậy, trên làm dưới theo;
③ Ra sức đóng góp, phục vụ, góp sức, cống hiến: Ra sức; Hết sức báo đền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt chước — Đúng như thật, đúng như mong muốn.

Từ ghép 18

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.