thành
chéng ㄔㄥˊ

thành

phồn thể

Từ điển phổ thông

thật thà, thành thật

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lòng chân thực. ◇ Vương Bột : "Cảm kiệt bỉ thành, cung sơ đoản dẫn" , (Đằng Vương Các tự ) Xin hết lòng thành quê kệch, cung kính làm bài từ ngắn này.
2. (Tính) Thật, không dối. ◎ Như: "thành phác" thật thà, chân thật, "thành chí" khẩn thiết, thật tình.
3. (Phó) Quả thật, thật sự. ◎ Như: "thành nhiên" quả nhiên. ◇ Sử Kí : "Tướng quốc thành thiện Sở thái tử hồ?" (Xuân Thân Quân truyện ) Tướng quốc thật sự giao hiếu với thái tử nước Sở ư?
4. (Liên) Giả như, nếu thật. ◇ Sử Kí : "Thành năng thính thần chi kế, mạc nhược lưỡng lợi nhi câu tồn" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nếu quả chịu nghe theo kế của thần, thì không gì bằng làm lợi cho cả đôi bên, để đôi bên cùng tồn tại.

Từ điển Thiều Chửu

① Thành thực, chân thực.
② Tin, như thành nhiên tin thực thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành, thành thực: Chân thành; Lòng dạ không thành thực; Thành thực là đạo của trời (Đại học);
② (văn) Thật, thật sự, nếu thật: Thật có việc ấy; Thật là không may; Thật biết rằng mối hận ấy mọi người đều có; ? Tướng quốc thật sự quan hệ tốt với thái tử nước Sở ư? (Sử kí: Xuân Thân Quân liệt truyện); Nếu thật như thế, thì dân sẽ theo về, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử: Lương Huệ vương thượng).【】 thành nhiên [chéngrán] Quả nhiên, thật: Quả nhiên không sai, thật không sai; Phong tục tập quán nơi đó thật giống như anh đã nói trong thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thật lòng. Không dối trá. Đoạn trường tân thanh : » Cúi dâng một lễ xa đem tấc thành «.

Từ ghép 14

tỏa
suǒ ㄙㄨㄛˇ

tỏa

phồn thể

Từ điển phổ thông

giam, nhốt, khóa chặt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vòng. ◎ Như: "liên tỏa" vòng xúc xích đeo làm đồ trang sức, "tỏa tử giáp" vòng móc liền nhau làm áo dày.
2. (Danh) Xiềng xích, gông cùm. ◎ Như: "gia tỏa" gông cùm.
3. (Danh) Cái khóa. ◎ Như: "khai tỏa" mở khóa.
4. (Động) Khóa, đóng. ◇ Thủy hử truyện : "Tẩu hồi đáo gia trung tầm thì, chỉ kiến tỏa liễu môn" , (Đệ nhị hồi) Trở về nhà tìm, chỉ thấy cửa khóa.
5. (Động) Giam hãm, nhốt lại. ◇ Đỗ Mục : "Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều" (Xích Bích hoài cổ ) Cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước nhốt chặt hai nàng Kiều. Nguyễn Du dịch thơ: Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều.
6. (Động) Phong kín, che lấp. ◎ Như: "vân phong vụ tỏa" mây mù phủ kín.
7. (Động) Nhăn, nhăn nhó. ◎ Như: "sầu mi thâm tỏa" buồn rầu cau mày.
8. (Động) Viền, thùa (may vá). ◎ Như: "tỏa biên" viền nẹp.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vòng. Lấy vòng móc liền nhau gọi là tỏa. Vì thế những vòng xúc xích đeo làm đồ trang sức gọi là liên tỏa ; lấy vòng móc liền nhau làm áo dày gọi là tỏa tử giáp .
② Cái khóa.
③ Phòng kín, che lấp. Như vân phong vụ tỏa mây mù phủ kín.
④ Xiềng xích.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cái khóa: Mở khóa;
② Khóa lại, nhốt lại: Khóa cửa lại; Lấy khóa khóa hòm lại; ³ì Một nền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều (Đỗ Mục);
③ Phong kín, che lấp: Mây mù phủ kín;
④ (văn) Cái vòng;
⑤ Xiềng xích, gông cùm: Xiềng xích;
⑥ Đính, thùa, viền: Thùa khuy, đính khuy. Cg. [suôniưmén]: Viền nẹp;
⑦ Nhăn nhó: Mặt mày nhăn nhó. Cv. .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khóa. Đoạn trường tân thanh : » Tấc gang đồng tỏa nguyên phong « — Khóa lại. Đóng lại. Đoạn trường tân thanh : » Bốn bề xuân tỏa một nàng ở trong «.

Từ ghép 8

nhãn, nhẫn
wěn ㄨㄣˇ, yǎn ㄧㄢˇ

nhãn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái mắt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mắt. ◇ Đỗ Phủ : "Thả khan dục tận hoa kinh nhãn" (Khúc Giang ) Hãy trông những đóa hoa sắp rụng hết đương bay qua mắt.
2. (Danh) Hốc, lỗ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Cô nương bất tri đạo, tuy nhiên một hữu thương dăng văn tử, thùy tri hữu nhất chủng tiểu trùng tử, tòng giá sa nhãn lí toản tiến lai, nhân dã khán bất kiến, chỉ thụy trứ liễu, giảo nhất khẩu, tựu tượng mã nghĩ đinh đích" , , , , , , , (Đệ tam thập lục hồi) Cô nương chưa biết, dù không có ruồi (nhặng) muỗi, ai biết có một loại trùng nhỏ, theo lỗ màn chui vào, người ta không thấy, ngủ rồi bị cắn một cái, giống như bị kiến (càng) đốt vậy.
3. (Danh) Yếu điểm, phần chính yếu. ◎ Như: "pháp nhãn tàng" chỗ chứa cái yếu điểm của pháp.
4. (Danh) Chỗ không có quân cờ, trong phép đánh cờ, gọi là "nhãn" .
5. (Danh) Lượng từ: lượt xem, cái nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Mắt.
② Cái hố, cái lỗ.
③ Chỗ yếu điểm, như pháp nhãn tàng chỗ chứa cái yếu điểm của pháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mắt: Mắt trái; Mở mắt; Mắt hai mí; Mắt lé;
② Lỗ nhỏ, trôn: Trôn kim;
③ Nhịp (trong tuồng);
④ Chỗ quan trọng, yếu điểm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con mắt — Cái lỗ — Chỗ quan trọng. » Thiên nhỡn phi dao: Mắt trời chẳng xa, mắt thần khôn giấu, lưới trời khôn dung « ( Nhị độ mai ) — Nhãn như thu thủy, mi tự xuân sơn : ( Tình sử ) Mắt trong như nước mùa thu, lông mày phơn phớt như núi mùa xuân. » Làn thu thủy nét xuân sơn « ( Kiều ).

Từ ghép 57

nhẫn

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mắt lồi — Lồi ra — Một âm khác là Nhãn. Xem Nhãn.
giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ranh giới, giới hạn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mốc, ranh, mức. ◎ Như: "địa giới" , "biên giới" , "cương giới" , "quốc giới" . ◇ Hậu Hán thư : "Xa kiệm chi trung, dĩ lễ vi giới" , Trong việc xa xỉ hay tiết kiệm, dùng lễ làm mốc.
2. (Danh) Cảnh, cõi. ◎ Như: "tiên giới" cõi tiên, "hạ giới" cõi đời, "ngoại giới" cõi ngoài. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Kiến ư tam thiên đại thiên thế giới, nội ngoại sở hữu san lâm hà hải, hạ chí A-tì địa ngục, thượng chí Hữu Đính, diệc kiến kì trung nhất thiết chúng sanh, cập nghiệp nhân duyên, quả báo sanh xứ, tất kiến tất tri" , , , , , , , (Pháp sư công đức ) Thấy cõi đời tam thiên đại thiên, trong ngoài có núi rừng sông biển, dưới đến địa ngục A-tì, trên đến trời Hữu Đính, cũng thấy tất cả chúng sinh trong đó, nhân duyên của nghiệp, chỗ sinh ra của quả báo, thảy đều thấy biết.
3. (Danh) Ngành, phạm vi (phân chia theo đặc tính về chức nghiệp, hoạt động, v.v.). ◎ Như: "chánh giới" giới chính trị, "thương giới" ngành buôn, "khoa học giới" phạm vi khoa học.
4. (Danh) Loài, loại (trong thiên nhiên). ◎ Như: "động vật giới" loài động vật, "thực vật giới" loài cây cỏ.
5. (Danh) Cảnh ngộ. § Ghi chú: Nhà Phật chia những phần còn phải chịu trong vòng luân hồi làm ba cõi: (1) "dục giới" cõi dục, (2) "sắc giới" cõi sắc, (3) "vô sắc giới" cõi không có sắc.
6. (Động) Tiếp giáp. ◇ Chiến quốc sách : "Tam quốc chi dữ Tần nhưỡng giới nhi hoạn cấp" (Tần sách nhất ) Ba nước giáp giới với đất Tần nên rất lo sợ.
7. (Động) Ngăn cách. ◇ Tôn Xước : "Bộc bố phi lưu dĩ giới đạo" (Du Thiên Thai san phú ) Dòng thác tuôn chảy làm đường ngăn cách.
8. (Động) Li gián. ◇ Hán Thư : "Phạm Thư giới Kính Dương" (Dương Hùng truyện hạ ) Phạm Thư li gián Kính Dương

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi, mốc. Quyền hạn được giữ đất đến đâu trồng cột làm mốc đến đấy gọi là giới.
② Cảnh cõi, đối với một địa vị khác mà nói, như chánh giới cõi chính trị, thương giới trong cõi buôn, v.v.
③ Thế giới cõi đời, nhà Phật nói người cùng ở trong khoảng trời đất chỉ có cái đời mình là khác, còn thì không phân rẽ đấy đây gì cả, gọi là thế giới. Vì thế nên chủ nghĩa bình đẳng bác ái cũng gọi là thế giới chủ nghĩa .
④ Cảnh ngộ, nhà Phật chia những phần còn phải chịu trong vòng luân hồi làm ba cõi: (1) Cõi dục, (2) Cõi sắc, (3) Cõi không có sắc. Mỗi cõi cảnh ngộ một khác.
⑤ Giới hạn.
⑥ Ngăn cách.
⑦ Làm li gián.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giới, ranh giới: Giới tuyến; Địa giới;
② Địa hạt, tầm: Địa hạt tỉnh Hà Tĩnh; Tầm mắt;
③ Giới, ngành: Giới phụ nữ; Ngành y tế; Ngành giáo dục;
④ Giới: Giới thực vật; Giới động vật;
⑤ Cõi, giới: Cõi đời thế giới;
⑥ (tôn) Cõi, cảnh ngộ, cảnh giới: Cõi sắc; Không có nhãn giới, cũng không có ý thức giới (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái ranh giữa hai vùng đất — Khu vực. Bờ cõi — Cái mức không thể vượt qua.

Từ ghép 46

mao
máo ㄇㄠˊ

mao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỏ lợp nhà, cỏ tranh
2. họ Mao
3. núi Mao

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cỏ tranh, lá dùng lợp nhà, rễ dùng làm thuốc và đánh dây. ◇ Nguyễn Du : "Nhất đái mao tì dương liễu trung" (Nhiếp Khẩu đạo trung ) Một dãy nhà tranh trong hàng dương liễu.
2. (Danh) Rơm rác, nói ví cảnh nhà quê. ◎ Như: "thảo mao hạ sĩ" kẻ sĩ hèn ở nhà quê.
3. (Danh) Họ "Mao". ◎ Như: Đời nhà Hán có "Mao Doanh" và hai em là Chung, Cố tới ở núi Cú Khúc , gọi là "tam mao quân" . Vì thế núi này có tên là "Mao sơn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cỏ tranh, lá dùng lợp nhà, rễ dùng làm thuốc và đánh dây.
② Rơm rác. Nói ví cảnh nhà quê. Như thảo mao hạ sĩ kẻ sĩ hèn ở nhà quê.
③ Núi Mao . Ðời nhà Hán có Mao Doanh và hai em là Chung, Cố tới ở núi Cú Khúc gọi là tam mao quân , vì thế mới gọi là núi Mao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỏ tranh;
② [Máo] (Họ) Mao;
③ [Máo] Núi Mao.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỏ tranh, thường để lợp mái nhà.

Từ ghép 8

tục
sú ㄙㄨˊ

tục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thói quen
2. người phàm tục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tập quán trong dân chúng. ◎ Như: "lậu tục" tập quán xấu, thói xấu, "nhập cảnh tùy tục" nhập gia tùy tục, "di phong dịch tục" đổi thay phong tục.
2. (Danh) Người đời, người thường. ◇ Tam quốc chí : "Tính bất hiệp tục, đa kiến báng hủy" , (Ngô thư , Ngu Phiên truyện ) Tính không hợp với người đời, thường bị chê bai mai mỉa.
3. (Danh) Đời thường, trần thế, thế gian. ◎ Như: "hoàn tục" trở về đời thường (bỏ không tu nữa). ◇ Quan Hán Khanh : "Tự ấu xả tục xuất gia, tại Bạch Mã tự trung tu hành" , (Bùi Độ hoàn đái ) Từ nhỏ bỏ đời thường, xuất gia, tu hành ở chùa Bạch Mã.
4. (Tính) Thô bỉ. ◎ Như: "thô tục" thô bỉ, tồi tệ. ◇ Tam Quốc : "Quốc gia bất nhậm hiền nhi nhậm tục lại" (Gia Cát Lượng , Biểu phế liêu lập ) Quốc gia không dùng người hiền tài mà dùng quan lại xấu xa.
5. (Tính) Bình thường, bình phàm. ◇ Nguyễn Trãi : "Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn, Lạo thoái giang quang tịnh tục tâm" , 退 (Tức hứng ) Sau mưa, sắc núi làm trong trẻo mắt nhà thơ, Nước lụt rút, ánh sáng nước sông sạch lòng trần tục.
6. (Tính) Đại chúng hóa, được phổ biến trong dân gian. ◎ Như: "tục ngữ" , "tục ngạn" , "tục văn học" , "thông tục tiểu thuyết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Phong tục. Trên hóa kẻ dưới gọi là phong , dưới bắt chước trên gọi là tục .
② Tục tằn, người không nhã nhặn gọi là tục. Những cái ham chuộng của đời, mà bị kẻ trí thức cao thượng chê đều gọi là tục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phong tục, tục lệ, thói tục: Tục lệ địa phương; Thay đổi phong tục tập quán;
② Đại chúng hóa, dễ hiểu, thông thường, thường thấy: Chữ thường viết; Dễ hiểu; Tục gọi là, thường gọi là;
③ Tục tĩu, tục tằn, thô tục, phàm tục, nhàm: Bức tranh này vẽ tục tằn quá; Những chuyện ấy nghe nhàm cả tai rồi; Tục tĩu không chịu được; Tầm thường, dung tục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thói quen có từ lâu đời của một nước, một vùng. Td: Phong tục — Tầm thường, thấp kém. Hát nói của Tản Đà: » Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục «.

Từ ghép 39

ngẫu
ǒu ㄛㄨˇ

ngẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tình cờ
2. đôi, chẵn
3. tượng gỗ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Pho tượng. ◎ Như: "mộc ngẫu" tượng gỗ.
2. (Danh) Đôi lứa, thành đôi, vợ chồng. ◎ Như: "giai ngẫu thiên thành" xứng đôi vừa lứa (thường dùng làm lời chúc tụng). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Nhân thử giá Lí Hoàn tuy thanh xuân táng ngẫu, thả cư xử cao lương cẩm tú chi trung, cánh như cảo mộc tử hôi nhất bàn" , , (Đệ đệ tứ hồi) Do đó, Lý Hoàn tuy còn trẻ tuổi đã góa chồng, mặc dầu ở chỗ cao lương gấm vóc, nhưng lòng như cây cỗi, tro tàn.
3. (Danh) Đồng bọn, đồng bạn. ◇ Tô Thức : "Đăng san khắc thạch tụng công liệt, Hậu giả vô kế tiền vô ngẫu" , (Thạch cổ ) Lên núi khắc bia đá ca ngợi công nghiệp, Sau không có người kế tục, trước không đồng bạn.
4. (Danh) Họ "Ngẫu".
5. (Tính) Chẵn (số). Đối lại với "cơ" . ◎ Như: hai, bốn, sáu, ... là những số chẵn.
6. (Phó) Bất chợt, tình cờ. ◎ Như: "ngẫu nhiên" bất chợt, "ngẫu ngộ" tình cờ gặp nhau.
7. (Phó) Nhau, đối nhau, tương đối. ◎ Như: "ngẫu tọa" ngồi đối diện. ◇ Sử Kí : "Hữu cảm ngẫu ngữ thi thư giả khí thị, dĩ cổ phi kim giả tộc" , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Kẻ nào dám đối mặt nói về Kinh Thi, Kinh Thư thì chém bỏ giữa chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ.
8. (Động) Kết hôn. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Như dục ngẫu ngô giả, tất tiên đầu thi, ngô đương tự trạch" , , (Quyển nhị thập ngũ) Nếu muốn cưới ta, thì trước hãy đưa thơ, ta sẽ tự mình chọn lựa.
9. (Động) Ngang bằng, sánh bằng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, như ngẫu nhiên chợt vậy, không hẹn thế mà lại thế là ngẫu nhiên.
② Ðôi, là số chẵn, phàm số chẵn đều gọi là ngẫu.
③ Pho tượng, như mộc ngẫu tượng gỗ.
④ Bằng vai, như phối ngẫu sánh đôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đôi, kép, chẵn, cặp, lứa đôi, bạn đời, vợ chồng: Đẹp (xứng, tốt) đôi;
② (văn) Nhau, đối mặt nhau: Nhìn nhau mà cúi mình xuống trước để chào, thì không phải vì sợ (Tuân tử: Tu thân);
③ Tình cờ, ngẫu nhiên, bất ngờ: Tình cờ gặp nhau.【】ngẫu nhi [ôu'ér] Như [ôu'âr]; 【】ngẫu nhĩ [ôu'âr] Thỉnh thoảng, đôi khi, đôi lúc, ngẫu nhiên, tình cờ: Thỉnh thoảng anh ấy cũng đến một chuyến; Đôi lúc (khi) có xảy ra; Đó là điều tôi tình cờ nghĩ ra; 【】ngẫu hoặc [ôuhuò] Như ;【】ngẫu nhiên [ôurán] Ngẫu nhiên, tình cờ, bất ngờ: Gặp gỡ tình cờ; Tình cờ nghĩ ra; Việc ngẫu nhiên; Tình cờ gặp ông lão giữ rừng, (cùng nhau) nói cười mãi không còn biết lúc về (Vương Hữu Thừa: Chung Nam biệt nghiệp);
④ Pho tượng: Tượng gỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bức tượng. Pho tượng — Hai người gặp gỡ — Thành đôi. Kết đôi — Một đôi — Một cặp — Số chẵn — Bọn. Loại — Thình lình. Tình cờ — Đôi lứa. » Nào hai chữ ngẫu đặng gần chữ giai « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 17

ảnh
yǐng ㄧㄥˇ

ảnh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bóng
2. tấm ảnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bóng. ◎ Như: "thụ ảnh" bóng cây. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Hốt kiến song ngoại trì trung chiếu nhất nhân ảnh" (Đệ bát hồi) Chợt thấy trong ao ngoài cửa sổ phản chiếu một bóng người. ◇ Lí Bạch : "Cử bôi yêu minh nguyệt, Đối ảnh thành tam nhân" , (Nguyệt hạ độc chước ) Nâng chén mời trăng sáng, Đối bóng thành ba người.
2. (Danh) Hình, hình tượng, bức tượng. ◎ Như: "nhiếp ảnh" chụp hình. ◇ Thủy hử truyện : "Tả liễu Vũ Tùng hương quán, niên giáp, tướng mô dạng, họa ảnh đồ hình, xuất tam thiên quán tín thưởng tiền" , , , , (Đệ tam thập nhất hồi) Kê rõ quê quán của Võ Tòng, tên tuổi, tướng mạo, vẽ hình ảnh, treo ba nghìn quan tiền thưởng.
3. (Động) Mô phỏng, rập theo. ◇ Văn tâm điêu long : "Hán chi phú tụng, ảnh tả Sở thế" , (Thông biến ) Phú tụng của nhà Hán, là mô phỏng theo đời nước Sở.
4. (Động) Ẩn nấp, che giấu. ◇ Thủy hử truyện : "Chỉ kiến đối diện tùng lâm lí ảnh trước nhất cá nhân, tại na lí thư đầu tham não gia vọng" , (Đệ thập lục hồi) Chỉ thấy trong rừng thông trước mặt một người ẩn nấp, (ở chỗ đó) đang nghển đầu nhòm ngó ra xa.

Từ điển Thiều Chửu

① Bóng, cái gì có hình tất có bóng, nên sự gì có quan thiệp đến gọi là ảnh hưởng .
② Tấm ảnh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Bức, tấm) ảnh: Ảnh chụp chung;
② Điện ảnh, chiếu bóng (nói tắt): Rạp chiếu bóng; Bình luận điện ảnh;
③ Bóng: Bóng cây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bóng — Bức hình, tấm hình.

Từ ghép 38

jū ㄐㄩ, zū ㄗㄨ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tô thuế
2. cho thuê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thuế ruộng. ◎ Như: "điền tô" thuế ruộng.
2. (Danh) Thuế, tiền thu thuế. ◇ Sử Kí : "Lí Mục vi Triệu tướng cư biên, quân thị chi tô giai tự dụng hưởng sĩ, thưởng tứ quyết ư ngoại, bất tòng trung nhiễu dã" , ,  , (Trương Thích Chi truyện ) Lí Mục làm tướng nước Triệu, ở biên thùy, thuế thu ở chợ đều tự dùng để khao quân sĩ, việc tưởng thưởng đều quyết định ở ngoài (không phải theo lệnh trung ương), triều đình không phiền hà can thiệp.
3. (Danh) Tiền thuê, tiền mướn. ◎ Như: "phòng tô" tiền thuê nhà.
4. (Động) Cho thuê. ◎ Như: "tô ốc" cho thuê nhà.
5. (Động) Đi thuê, thuê. ◎ Như: "tô nhất gian phòng tử" thuê một gian nhà, "xuất tô xa" xe taxi.

Từ điển Thiều Chửu

① Thuế ruộng, bán ruộng cho người cấy thuê cũng gọi là điền tô .
② Cho thuê, phàm lấy vật gì cho người mượn dùng để lấy tiền thuê dều gọi là tô. Như các nước mượn đất nước Tàu sửa sang buôn bán theo chính trị mình gọi là tô giới .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thuê: Thuê một chiếc ô tô;
② Cho thuê, cho... thuê: Cái nhà này đã có người ta thuê rồi;
③ Tiền thuê, tô: Tiền (thuê) nhà; Thu tô; Giảm tô;
④ (cũ) Thuế, thuế điền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thuế ruộng — Chỉ chung thuế má — Thuê mướn của người khác — Cho thuê.

Từ ghép 11

tinh
jīng ㄐㄧㄥ, jìng ㄐㄧㄥˋ, qíng ㄑㄧㄥˊ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gạo đã giã
2. tinh túy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gạo giã trắng, thuần, sạch, tốt. ◇ Luận Ngữ : "Tự bất yếm tinh, khoái bất yếm tế" , (Hương đảng ) Cơm ăn không ngán gạo trắng tốt, gỏi thích thứ thái nhỏ (cơm càng trắng tinh càng thích, gỏi thái càng nhỏ càng ngon).
2. (Danh) Vật chất đã được trừ bỏ phần tạp xấu, đã được luyện cho thuần sạch. ◎ Như: "tửu tinh" rượu lọc, chất tinh của rượu, "hương tinh" hương liệu tinh chế, "tinh diêm" muối ròng.
3. (Danh) Tâm thần. ◎ Như: "tụ tinh hội thần" tập trung tinh thần, chuyên tâm nhất ý.
4. (Danh) Tinh linh, linh hồn.
5. (Danh) Thần linh, yêu, quái. ◎ Như: "sơn tinh" thần núi, "hồ li tinh" giống ma quái hồ li.
6. (Danh) Tinh khí. ◇ Lưu Hướng : "Chí ư đại thủy cập nhật thực giả, giai âm khí thái thịnh nhi thượng giảm dương tinh" , (Thuyết uyển , Biện vật ).
7. (Danh) Tinh dịch của đàn ông. ◎ Như: "di tinh" bệnh chảy tinh dịch thất thường, "xạ tinh" bắn tinh dịch.
8. (Danh) Họ "Tinh".
9. (Động) Giã gạo cho thật trắng.
10. (Động) Làm cho kĩ, cho tốt (tinh chế).
11. (Động) Thông thạo, biết rành. ◎ Như: "tinh thông" biết rành, thông thạo, "tố tinh thư pháp" vốn thông thư pháp.
12. (Tính) Kĩ càng, tỉ mỉ. § Đối lại với "thô" . ◎ Như: "tinh tế" tỉ mỉ, "tinh mật" kĩ lưỡng.
13. (Tính) Đẹp, rất tốt. ◎ Như: "tinh phẩm" vật phẩm tốt.
14. (Tính) Giỏi, chuyên. ◎ Như: "tinh binh" quân giỏi, quân tinh nhuệ.
15. (Tính) Sáng, tỏ. ◎ Như: "nhật nguyệt tinh quang" mặt trời mặt trăng sáng tỏ.
16. (Tính) Sạch, trong, tinh khiết.
17. (Tính) Thông minh, thông tuệ. ◇ Quốc ngữ : "Thậm tinh tất ngu" (Tấn ngữ nhất ).
18. (Tính) Ẩn vi áo diệu.
19. (Phó) Rất, quá, cực kì. ◎ Như: "tinh thấp" ẩm thấp quá, "tinh sấu" rất gầy gò.
20. (Phó) Hết cả, toàn bộ. ◇ Lão tàn du kí : "Tứ bách đa ngân tử hựu thâu đắc tinh quang" (Đệ thập cửu hồi) Bốn trăm bạc đều thua hết sạch.

Từ điển Thiều Chửu

① Giã gạo cho trắng tinh (gạo ngon).
② Phàm đem vật ngoài trừ đi cho nó sạch hết cũng gọi là tinh, như tinh quang sạch bóng.
③ Vật gì đã lọc bỏ hết chất xấu rồi đều gọi là tinh.
④ Tinh tế, lòng nghĩ chu đáo kĩ lưỡng gọi là tinh, như tinh minh .
⑤ Biết đến nơi, như tố tinh thư pháp vốn tinh nghề viết. Học vấn do chuyên nhất mà mau tiến gọi là tinh tiến .
⑥ Tinh thần , tinh lực đều nói về phần tâm thần cả.
⑦ Tinh, như sơn tinh giống tinh ở núi.
⑧ Tinh tủy, một chất máu tốt đúc nên thành ra một nguyên chất sinh đẻ của các loài động vật, như di tinh bệnh cứ tự nhiên tinh cũng thoát bật ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tinh luyện, đã luyện, tinh chế, kết tinh, cất: Đồng tinh luyện; Muối cất;
② Tinh, thuần chất:Tinh dầu;
③ Đẹp, tuyệt, giỏi, tinh, tốt: Biểu diễn hay tuyệt; Tinh túy; Đã tốt lại yêu cầu tốt hơn;
④ Tinh, tinh tế, khéo, kĩ càng, tỉ mỉ: Tinh xảo; Tính toán kĩ càng;
⑤ Khôn: Thằng này khôn thật;
⑥ Tinh thông, thông thạo: Tinh thông châm cứu;
⑦ Tinh thần, sức lực: Mất tinh thần, uể oải; Tinh thần mệt mỏi sức lực cạn kiệt;
⑧Tinh, tinh dịch: Xuất tinh; Thụ tinh;
⑨ Yêu tinh: Con yêu tinh hại người; Yêu tinh ở núi;
⑩ (đph) Quá, rất: Đường quá hẹp;
⑪ Trừ sạch.【】tinh quang [jingguang] Hết nhẵn, hết sạch: 西 Tôi bị mất cắp, của cải hết sạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt gạo được giã thật trắng — Tốt nhất, không lẫn lộn thứ xấu — Luyện tới chỗ khéo léo. Đoạn trường tân thanh : » Khen rằng bút pháp đã tinh «. — Ma quỷ. Tục ngữ: » Tinh cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề « — Chỉ sự ranh mãnh, khôn vặt — Chất lỏng từ bộ phận sinh dục giống đực tiết ra lúc giao hợp.

Từ ghép 51

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.