kì, kỳ
jī ㄐㄧ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ thiên tử đóng, quốc đô. ◎ Như: "kinh kì" kinh đô.
2. (Danh) Cương vực, cương giới. ◇ Thi Kinh : "Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ" , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.
3. (Danh) Bậc cửa, cửa. ◇ Hàn Dũ : "Thanh ba vi thường y, Bạch thạch vi môn kì" , (Khiển ngược quỷ ) Sóng trong làm quần áo, Đá trắng làm bậc cửa.

Từ ghép 1

kỳ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở trong cửa

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh kì chốn kinh kì, chỗ vua thiên tử đóng.
② Trong cửa.
③ Cái bực cửa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chốn kinh kì (chỗ thiên tử đóng đô);
② Trong cửa;
③ Bực cửa.【】kì phụ [jifư] (văn) Nơi gần kinh đô.

Từ ghép 1

tại
zài ㄗㄞˋ

tại

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở, tại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Còn, còn sống. ◎ Như: "tinh thần vĩnh tại" tinh thần còn mãi. ◇ Luận Ngữ : "Phụ tại, quan kì chí; phụ một, quan kì hành" , ; , (Học nhi ) Cha còn thì xét chí hướng (của cha), cha mất thì xét hành vi (của cha).
2. (Động) Ở chỗ, ở. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố cư thượng vị nhi bất kiêu, tại hạ vị nhi bất ưu" , (Kiền quái ) Cho nên ở địa vị cao mà không kiêu, ở địa vị thấp mà không lo.
3. (Động) Là do ở, dựa vào. ◎ Như: "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên" , mưu toan việc là do ở người, thành công là do ở trời.
4. (Động) Xem xét, quan sát. ◇ Lễ Kí : "Thực thượng tất tại thị hàn noãn chi tiết; thực hạ, vấn sở thiện" ; , (Văn vương thế tử ) Trước bữa ăn thì xem thời tiết lạnh hay ấm; xong bữa, thì hỏi ăn gì. § Hiếu lễ vấn an cha mẹ.
5. (Phó) Đang. ◎ Như: "ngã tại thính âm nhạc" tôi đang nghe nhạc.
6. (Giới) Vào, hồi, trong, về, v.v. (1) Dùng cho thời gian. ◎ Như: "tha hỉ hoan tại vãn thượng khán thư" anh ấy thích xem sách vào buổi chiều. (2) Dùng cho nơi chốn, vị trí. ◎ Như: "nhân sanh tại thế" người ta trên đời, "tha bất tại gia" nó không có trong nhà. (3) Dùng cho phạm trù. ◎ Như: "tại tâm lí học phương diện đích nghiên cứu" về mặt nghiên cứu tâm lí học.
7. (Danh) Nơi chốn, chỗ. ◇ Liêu sử : "Vô tại bất vệ" (Doanh vệ chí thượng ) Không chỗ nào mà không phòng bị.
8. (Danh) Họ "Tại".

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như tại hạ vị nhi bất ưu ở ngôi dưới mà chẳng lo.
② Còn, như phụ mẫu tại bất viễn du cha mẹ còn sống không chơi xa.
③ Lời trợ ngữ, chỉ vào chỗ nào gọi là tại. Như tại chỉ ư chí thiện ở hẳn vào nơi chí-thiện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Còn, sống: Ông nội tôi đã mất rồi; Sống mãi; Cha mẹ còn sống thì không đi chơi xa;
② Ở, có: Sách để ở trên bàn; ? Ba cháu có (ở) nhà không?; Ở địa vị dưới;
③ Ở chỗ, cốt ở, nhằm: Sự tiến bộ trong học tập, chủ yếu là ở chỗ tự mình cố gắng; Ở chỗ dừng nơi chí thiện (Đại học);
④ Đang: Mấy ngày này mọi người đang chuẩn bị tổng kết công tác; ? Anh ấy đang làm gì đấy?;
⑤ (gt) Hồi, vào, ở, tại: Việc này xảy ra hồi năm ngoái; Tôi ở lầu ba, nhà ăn đặt ở tầng dưới; Họp ở hội trường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Còn, Chưa mất — Ở nơi nào. Ca dao có câu » Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa « — Do ở. Đoạn trường tân thanh có câu: » Quyến anh rủ yến tội này tại ai «.

Từ ghép 44

chi
zhī ㄓ

chi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đã, rồi
2. thuộc về
3. (đại từ thay thế)
4. mà
5. đi tới

Từ điển trích dẫn

1. (Giới) Của, thuộc về. ◎ Như: "đại học chi đạo" đạo đại học, "dân chi phụ mẫu" cha mẹ của dân, "chung cổ chi thanh" tiếng chiêng trống. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử chi văn chương" (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.
2. (Giới) Đối với (dùng như ). ◇ Lễ Kí : "Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên" (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.
3. (Giới) Ở chỗ (tương đương với "chư" , "chi ư" ). ◇ Mạnh Tử : "Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang" , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.
4. (Liên) Và, với (dùng như "dữ" , "cập" ). ◇ Thư Kinh : "Duy hữu ti chi mục phu" (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.
5. (Liên) Mà (dùng như "nhi" ). ◇ Chiến quốc sách : "Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã" (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.
6. (Liên) Thì (dùng như "tắc" ). ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ" , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.
7. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Luận Ngữ : "Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?" , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?
8. (Động) Đi. ◇ Mạnh Tử : "Đằng Văn Công tương chi Sở" (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.
9. (Động) Đến. ◎ Như: "tự thiểu chi đa" từ ít đến nhiều. ◇ Thi Kinh : "Chi tử thỉ mĩ tha" (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.
10. (Động) Là, chính là. ◎ Như: "Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất" Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.
11. (Động) Dùng. ◇ Chiến quốc sách : "Xả kì sở trường, chi kì sở đoản" , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.
12. (Đại) Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ). ◎ Như: "chi tử vu quy" cô ấy về nhà chồng. ◇ Sử Kí : "Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi" , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. ◇ Trang Tử : "Chi nhị trùng hựu hà tri" (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.
13. (Trợ) Dùng để nhấn mạnh. ◇ Sử Kí : "Trướng hận cửu chi" (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.
14. (Danh) Họ "Chi".

Từ điển Thiều Chửu

① Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
② Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
③ Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
④ Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
⑤ Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với trong Hán ngữ hiện đại): Cha mẹ của dân; Tiếng chiêng trống; Gia đình vẻ vang;
② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu: ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện); Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử); Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ); Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử);
③ (văn) Họ, hắn, nó...: Tôi yêu nó, trọng nó; 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí);
④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra): Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ); Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ); Quả nhân nghe nói: Buồn vui không phải lúc thì việc họa hoạn ắt phải đến (Tả truyện: Trang công nhị thập nhị niên); Thương này nghe nói rằng: Sống chết có mạng, giàu sang do trời (Luận ngữ: Nhan Uyên);
⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn): Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí);
⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ): Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh); ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử);
⑦ Thì (dùng như , 便, ): Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu);
⑧ Đối với (dùng như , , ): Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí: Đại học);
⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như , , ): (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành: Vấn Khổng thiên);
⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với ): Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư: Lập chính); Hoàng Phụ và hai người khác nữa chết ở đó (Tả truyện: Văn công thập nhất niên); Được và không được, gọi là có mệnh (Mạnh tử: Vạn Chương thượng); Biết xa và gần (Lễ kí: Trung dung);
⑪ (văn) Đi, đến: ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử); Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư);
⑫ Tiếng đệm: Tóm lại; Qua một thời gian lâu; Biết thì cho là biết (Luận ngữ); Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám); Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử); Có cương có kỉ (Thi Kinh);
⑬ Chỉ phân số: Một phần ba;

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi ra — Tới, đến — Của ( giới từ ) — Tiếng hư từ trong cổ văn Trung Hoa, nghĩa tùy theo cách dùng trong câu — Tên người, tức Mạc Đĩnh Chi, tự Tiết phu, người làng Lũng Động huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, Bắc phần Việt Nam, đậu trạng nguyên năm 1304, niên hiệu Hưng Long 12 đời Trần Anh Tông, trãi thờ ba đời vua là Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, làm quan tới chức Đại liêu ban tả bộc xạ, nổi tiếng hay chữ và cực kì thông minh, từng đi xứ Trung Hoa khiến vua tôi Trung Hoa nể phục. Ông là Tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung. Tác phẩm có bài Ngọc tỉnh liên phú ( bài phú hoa sen nở trong giếng ngọc ) viết bằng chữ Hán.

Từ ghép 36

Từ điển trích dẫn

1. Xa tít, thăm thẳm, ẩn hiện, thấp thoáng. ◇ Tô Thức : "Khuyết nguyệt quải sơ đồng, Lậu đoạn nhân sơ tĩnh. Duy kiến u nhân độc vãng lai, Phiêu diểu cô hồng ảnh" , . , (Bốc toán tử , Hoàng Châu Định Tuệ viện ngụ cư tác , Từ ) Vành trăng khuyết treo trên ngọn ngô đồng thưa lá, Trời khuya, đồng hồ nhỏ giọt, người bắt đầu vắng lặng. Chỉ thấy người ở ẩn một mình đi qua đi lại, Thấp thoáng như bóng chim hồng lẻ loi. ◇ Bạch Cư Dị : "San tại hư vô phiêu diểu gian" (Trường hận ca ) Núi này ở trong khoảng hư vô thăm thẳm. Tản Đà dịch thơ: Có non tiên ngoài phía hư không. § Cũng viết là , , , , , , .
2. Phấp phới; bồng bềnh. ◇ Trần Duẫn Bình : "Phi hoa mãn địa thùy vi tảo, thậm bạc hãnh, tùy ba phiêu diểu" 滿, , (Thùy dương , Từ ). ◇ Hứa Hữu Nhâm : "Hồng y phiêu diểu, thanh phong tiêu sắt, bán túy ngạn ô cân" , , (Thái thường dẫn , Trì hà , Từ chi nhị ).
3. Tiếng trong trẻo và cao vút. ◇ Nho lâm ngoại sử : "Ca thanh phiêu diểu, trực nhập vân tiêu" , (Đệ tam thập hồi) Tiếng ca cao vút, thẳng tới trời xanh. § Cũng viết là .
4. Hư phù, không thật, mơ hồ. ◇ Hạ Tằng Hựu : "Nhân sở lạc giả, nhục thân chi thật sự, nhi phi lạc thử phiêu diểu chi không đàm dã" , , (Tiểu thuyết nguyên lí ). ◇ Đỗ Vinh Thọ : "Để sự cách niên tiên dị triệu, Nhân dữ liên hoa đồng phiêu diểu" , (Tiểu loa am bệnh tháp ức ngữ , Đề từ ).
5. Tên ngọn núi cao nhất ở Động Đình hoặc Bao San .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mơ hồ không rõ.

Từ điển trích dẫn

1. Cơ sở. ◇ Lí Chí : "Hữu điền địa phương hữu căn cơ, khả dĩ vi ốc chủng điền" , (Lục độ giải ) Có ruộng đất mới có cơ sở, có thể làm nhà trồng trọt canh tác.
2. Duyên do.
3. Đức hạnh, phẩm hạnh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã phụ thân mỗi nhật vi lưỡng vị di nương thao tâm, yếu tầm lưỡng cá hựu hữu căn cơ, hựu phú quý, hựu thanh niên, hựu tiếu bì đích lưỡng vị di đa, hảo sính giá giá nhị vị di nương đích" , , , , , (Đệ lục thập tam hồi) Cha cháu ngày nào cũng nghĩ đến hai dì, muốn tìm được hai người vừa có đức hạnh, vừa giàu sang, vừa trẻ, vừa đẹp để giạm hỏi chỗ xứng đáng mà gả hai dì.
4. Phật giáo dụng ngữ: căn tính, đạo căn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá cá Tán Hoa bồ tát, căn cơ bất thiển, đạo hạnh phi thường" , , (Đệ nhất bách nhất hồi) Vị bồ tát Tán Hoa đó, đạo căn sâu dày, đạo hạnh phi thường.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây và nền nhà, chỉ cái cơ sở chính yếu để nương tựa.
quyền
quán ㄑㄩㄢˊ

quyền

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quả cân
2. quyền lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Quả cân. ◇ Luận Ngữ : "Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ" , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc. ◇ Trang Tử : "Vi chi quyền hành dĩ xưng chi" (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.
2. (Danh) Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là "quyền" . § Đối lại với "kinh" . ◇ Mạnh Tử : "Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã" , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.
3. (Danh) Thế lực. ◎ Như: "quyền lực" thế lực, "đại quyền tại ác" thế lực lớn trong tay.
4. (Danh) Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là "quyền". ◎ Như: "đầu phiếu quyền" quyền bỏ phiếu bầu cử, "thổ địa sở hữu quyền" quyền sở hữu đất đai.
5. (Danh) Xương gò má.
6. (Danh) Họ "Quyền".
7. (Động) Cân nhắc. ◇ Mạnh Tử : "Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản" , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.
8. (Phó) Tạm thời, tạm cứ, cứ. ◎ Như: "quyền thả như thử" tạm làm như thế. ◇ Thủy hử truyện : "Đương vãn các tự quyền hiết" (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quả cân.
② Cân lường.
③ Quyền biến . Trái đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền , đối với chữ kinh .
④ Quyền bính, quyền hạn, quyền thế.
⑤ Quyền nghi, sự gì hãy tạm làm thế gọi là quyền thả như thử tạm thay việc của chức quan nào cũng gọi là quyền.
⑥ Xương gò má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quyền, quyền bính, quyền lực, quyền hạn: Quyền định đoạt; Quyền sở hữu;
② (văn) Quả cân;
③ (văn) Xương gò má;
④ Tạm thời, tạm cứ, cứ: Tạm thời để anh ấy phụ trách; Tạm cứ như thế; Nếu làm theo kế đó, thì chỉ tạm cứu đói mà thôi (Thế thuyết tân ngữ);
⑤ Xử trí linh hoạt: Biến đổi linh hoạt, ứng biến, quyền biến;
⑥ Cân nhắc: Cân nhắc hơn thiệt;
⑦ [Quán] (Họ) Quyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quả cân — Gò má. Td: Lưỡng quyền ( hai gò má ) — Tạm thay thế. Td: Quyền Thủ tướng ( người đứng ra tạm thay thế vị thủ tướng ) — Điều được có, được làm và được đòi hỏi. Td: Quyền lợi — Quyền: là theo cái tình thế trong một lúc mà làm, chứ không phải là giữ đạo thường. » Có khi biến, có khi thường, Có quyền, nào phải một đường chấp kinh «. ( Kiều ). Đường lối tạm thời, dùng khi biến cố. Nhị độ mai có câu: » Chấp kinh nếu chẳng tòng quyền, Sợ khi muôn một chu tuyền được sao « — Tên người, tức Hà Tôn Quyền, danh sĩ đời Nguyễn, sinh 1798, mất 1839, tự là Tốn Phủ, hiệu là Phương trạch, biệt hiệu là Hải Ông, người xã Cát Động phủ Thanh Oai tỉnh Hà Đông, đậu Tiến sĩ năm 1822, niên hiệu Minh Mệnh thứ 3, làm quan tới Lại bộ Tham tri. Tác phẩm chữ Hán có Tốn Phủ thi văn tập, Mộng dương tập.

Từ ghép 71

ác quyền 握權bản quyền 版權bản quyền sở hữu 版權所有binh quyền 兵權bình quyền 平權chấp kinh tòng quyền 執經從權chính quyền 政權chủ quyền 主權chuyên quyền 專權chức quyền 職權chưởng quyền 掌權công quyền 公權cơ quyền 機權cường quyền 強權dân quyền 民權đại quyền 大權đặc quyền 特權đệ tứ quyền 第四權đoạt quyền 奪權độc quyền 獨權khí quyền 棄權kinh quyền 經權lạm quyền 濫權lộng quyền 弄權lợi quyền 利權nhân quyền 人權nữ quyền 女權phân quyền 分權phục quyền 復權quan quyền 官權quân quyền 君權quốc quyền 國權quyền biến 權變quyền bính 權柄quyền chế 權制quyền cốt 權骨quyền hạn 權限quyền hành 權衡quyền hoạnh 權橫quyền lợi 權利quyền lực 權力quyền lược 權略quyền môn 權門quyền mưu 權謀quyền năng 權能quyền nghi 權宜quyền nhiếp 權攝quyền quý 權貴quyền quyệt 權譎quyền sử 權使quyền thần 權臣quyền thế 權勢quyền thuật 權術quyền trượng 權杖quyền tước 權爵quyền uy 權威sở hữu quyền 所有權sự quyền 事權tam quyền 三權tam quyền phân lập 三權分立tập quyền 集權thiện quyền 擅權thụ quyền 授權tiếm quyền 僭權toàn quyền 全權tòng quyền 從權trái quyền 債權tranh quyền 爭權ủy quyền 委權uy quyền 威權việt quyền 越權

Từ điển trích dẫn

1. Bảo toàn sinh mệnh hoặc danh tiết. ◇ Viên Hoành : "Nhân nghĩa sở dĩ toàn thân, diệc sở dĩ vong thân" , (Tam quốc danh thần tự tán ).
2. Cả thân thể. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên Thuật toàn thân phi quải, dẫn binh bố liệt Thanh Tỏa môn ngoại" , (Đệ tam hồi) Viên Thuật cả mình nai nịt, đem binh mai phục ở ngoài Thanh Tỏa môn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trọn cả người, khắp người.
cật, ngật
qì ㄑㄧˋ

cật

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm xong, chấm dứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, tuyệt hẳn. ◇ Nguyên Chẩn : "Thi cật ư Chu, Li Tao cật ư Sở" , (Nhạc phủ cổ đề tự ) Kinh Thi chấm dứt ở thời Chu, Li Tao chấm dứt ở thời Sở.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◇ Bão Phác Tử : "Giảo thố cật tắc tri liệp khuyển chi bất dụng, cao điểu tận tắc giác lương cung chi tương khí" , (Tri chỉ ) Thỏ tinh khôn hết thì biết chó săn không còn chỗ dùng, chim bay cao hết thì hay cung tốt sẽ bị bỏ đi.
3. (Động) Đến, tới. § Thông "hất" . ◎ Như: "cật kim vị khả tri" đến nay chưa biết được.
4. (Phó) Xong, hết, hoàn tất. ◎ Như: "phó cật" trả xong. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng quan hựu tọa liễu nhất hồi, diệc câu tán cật" , (Đệ tứ hồi) Các quan ngồi lại một lúc, rồi cũng ra về hết cả.
5. (Phó) Đều, cả. ◇ Tục Hán thư chí : "Dương khí bố sướng, vạn vật cật xuất" , (Lễ nghi chí thượng ) Khí dương thông khắp, muôn vật đều phát sinh.
6. (Trợ) Dùng sau động từ, biểu thị động tác đã hoàn thành. Tương đương với "liễu" . ◇ Thẩm Trọng Vĩ : "Lí Đại ư Trịnh huyện lệnh diện thượng đả cật nhất quyền, hữu thương" , (Hình thống phú sơ ) Lí Đại đấm vào mặt viên huyện lệnh họ Trịnh một cái, có thương tích.
7. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ngật".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi hẳn, làm xong, sau cùng. Sổ sách tính toán xong gọi là thanh cật . Ta quen đọc là chữ ngật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xong, hết: Đã trả xong (hết); Kiểm xong; Thanh toán hết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết. Cuối cùng — Tới. Đến — Cũng đọc Ngật.

ngật

phồn thể

Từ điển phổ thông

làm xong, chấm dứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chấm dứt, tuyệt hẳn. ◇ Nguyên Chẩn : "Thi cật ư Chu, Li Tao cật ư Sở" , (Nhạc phủ cổ đề tự ) Kinh Thi chấm dứt ở thời Chu, Li Tao chấm dứt ở thời Sở.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◇ Bão Phác Tử : "Giảo thố cật tắc tri liệp khuyển chi bất dụng, cao điểu tận tắc giác lương cung chi tương khí" , (Tri chỉ ) Thỏ tinh khôn hết thì biết chó săn không còn chỗ dùng, chim bay cao hết thì hay cung tốt sẽ bị bỏ đi.
3. (Động) Đến, tới. § Thông "hất" . ◎ Như: "cật kim vị khả tri" đến nay chưa biết được.
4. (Phó) Xong, hết, hoàn tất. ◎ Như: "phó cật" trả xong. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chúng quan hựu tọa liễu nhất hồi, diệc câu tán cật" , (Đệ tứ hồi) Các quan ngồi lại một lúc, rồi cũng ra về hết cả.
5. (Phó) Đều, cả. ◇ Tục Hán thư chí : "Dương khí bố sướng, vạn vật cật xuất" , (Lễ nghi chí thượng ) Khí dương thông khắp, muôn vật đều phát sinh.
6. (Trợ) Dùng sau động từ, biểu thị động tác đã hoàn thành. Tương đương với "liễu" . ◇ Thẩm Trọng Vĩ : "Lí Đại ư Trịnh huyện lệnh diện thượng đả cật nhất quyền, hữu thương" , (Hình thống phú sơ ) Lí Đại đấm vào mặt viên huyện lệnh họ Trịnh một cái, có thương tích.
7. § Ghi chú: Ta quen đọc là "ngật".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi hẳn, làm xong, sau cùng. Sổ sách tính toán xong gọi là thanh cật . Ta quen đọc là chữ ngật.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xong, hết: Đã trả xong (hết); Kiểm xong; Thanh toán hết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngật . Một âm là Cật.
nãi, ái
nǎi ㄋㄞˇ

nãi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bèn (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại nãi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du hoảng phù khởi viết: Công nãi Hán tướng, ngô nãi bố y, hà khiêm cung như thử?" : , , ? (Đệ tam thập hồi) (Hứa) Du sợ hãi vội vàng đỡ (Tào Tháo) lên nói: Ông là tướng nhà Hán, tôi là một người áo vải, sao lại khiêm nhường quá thế?
2. (Liên) Bèn, rồi thì, bởi vậy. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên
3. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Mạnh Tử : "Nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã" , (Công Tôn Sửu thượng ) Nếu đúng như điều mong mỏi, thì học theo Khổng Tử vậy.
4. (Liên) Mà. § Dùng như "nhi" . ◇ Chiến quốc sách : "Phi độc Chính chi năng, nãi kì tỉ giả, diệc liệt nữ dã" , , (Hàn sách nhị, Hàn Khôi tướng Hàn ) Không chỉ (Nhiếp) Chính là bậc anh hùng (có tài năng), mà chị của ông ta cũng là một liệt nữ nữa.
5. (Phó) Mới, thì mới. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
6. (Phó) Chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ thắng giả chúng hĩ, nhi bá giả nãi ngũ" , (Nghĩa thưởng ) Người thắng trong thiên hạ rất đông, nhưng làm nên nghiệp bá chỉ có năm người.
7. (Phó) Thì ra, lại là. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy, Tấn" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Hỏi bây giờ là đời nào, thì ra họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn.
8. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: anh, mày, v.v. ◇ Thượng Thư : "Trẫm tâm trẫm đức duy nãi tri" (Khang cáo ) Tâm của trẫm, đức của trẫm, chỉ có nhà ngươi biết.
9. (Đại) Đây, này, như thế, v.v. ◇ Thượng Thư : "Nãi phi dân du huấn, phi thiên du nhược" , (Vô dật ) Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời.
10. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ hai: của anh, của mày, v.v. ◎ Như: "nãi huynh" anh mày, "nãi đệ" em mày.
11. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ ba: của anh ấy, của nó, v.v. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhược dân bất lực điền, mặc nãi gia súc" , (Thượng nông ) Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ.
12. Một âm là "ái". (Danh) "Ai ái" lối hát chèo đò. ◇ Lục Du : "Trạo ca ai ái há Ngô chu" (Nam định lâu ngộ cấp vũ ) Chèo ca "ái ái" xuống thuyền Ngô.
13. § Ghi chú: Còn viết là . Nghĩa như "nãi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn, tiếng nói nối câu trên.
② Tiếng gọi mày tao, như nãi huynh anh mày, nãi đệ em mày.
③ Một âm là ái, ai ái lối hát chèo đò. Có chỗ viết là , cũng một nghĩa như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Là: Thất bại là mẹ thành công; Con gái Lã công là Lã hậu (Sử kí); Thiên hạ là thiên hạ của người trong thiên hạ, chứ không phải thiên hạ của một người (Hán thư);
② Bởi vậy, nên, bèn, rồi, thì: Bởi núi cao ngất, nên phải nghỉ chốc lát ở lưng núi; Bàng Quyên tự biết trí cùng binh bại, nên (bèn) lấy dao tự cắt cổ chết (Sử kí); Cắn đứt cổ họng nó, ăn hết thịt nó, rồi bỏ đi (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư);
③ Mới, thì mới (chỉ kết quả của một hay những điều kiện đã hội đủ): Chỉ có khiêm tốn mới có tiến bộ; Tính (ông ta) có thể ăn nhiều, mỗi bữa ăn phải đến ba thưng (cơm) mới no (Ngụy thư); Có trông thấy ngà voi thì mới biết voi lớn hơn bò (Hoài Nam tử); Biết rõ địa hình và thiên thời thì mới có thể thắng trọn vẹn được (Tôn tử: Địa hình thiên); Than ôi! Kẻ sĩ có cùng khốn rồi mới thấy được tiết nghĩa (Hàn Dũ);
④ (Nay, bây giờ, đến giờ) mới... (biểu thị một động tác hoặc tình huống sau này mới được thực hiện hoặc xảy ra): Ta tìm người quân tử đã lâu rồi, nay mới được gặp (Quốc ngữ); Quả nhân nghe nói về phu tử đã lâu rồi, nay mới được gặp (Án tử Xuân thu);
⑤ Chỉ, chỉ có: Người thắng trong thiên hạ rất nhiều, nhưng làm nên nghiệp bá thì chỉ có năm (Lã thị Xuân thu); Đến thời vua Thang, chư hầu có tới ba ngàn. Đời nay, nhìn về hướng nam mà xưng là vua chư hầu, chỉ có hai mươi bốn người (Chiến quốc sách);
⑥ Mới, vừa mới, mới vừa: Con chim mới vừa đi khỏi, thì ông Hậu Tắc đã khóc (Thi Kinh: Đại nhã, Sinh dân); Ông ta vừa mới mở miệng ra thì cây chủy thủ (dao găm) đã vùi vào tới bụng rồi (Tân thư); Các bậc đế vương thời xưa, khi mới sinh thái tử thì cử hành nghi lễ (Đại đới lễ kí);
⑦ Lại, lại là, thì ra lại là: Các tướng đều mừng, mọi người đều tự cho là đã có được đại tướng. Đến khi họ đến ra mắt đại tướng, thì ra (người đó) lại là Hàn Tín (Sử kí: Hoài Âm Hầu liệt truyện); Khi hỏi nay là đời nào, thì lại không biết có đời Hán, và không nói gì đến triều Ngụy, triều Tấn (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí);
⑧ Há, sao lại: ? Ý của Cao hoàng đế, sao lại dám không nghe? (Hán thư); ? Thế thì kẻ sĩ đã nói trước đây, há chẳng phải là kẻ sĩ hay sao? (Công Tôn Long tử);
⑨ Lại, mà lại (biểu thị ý ngược lại): Ông ta có thể như thế, nhưng tôi (thì) lại không thể thế được (Hàn Dũ: Nguyên hủy); Không thấy Tử Sung, lại thấy một đứa trẻ giảo quyệt (Thi Kinh); Cái tình li biệt tuy giống nhau, nhưng lí do li biệt lại có hàng vạn kiểu khác nhau (Giang Văn Thông tập: Biệt phú);
⑩ Còn, mà còn (cho biết sự việc như thế mà còn như thế, huống gì..., dùng như ): ? Chính sự bất bình, còn đánh phạt bốn nước (= các nước chư hầu ở bốn phương còn phải bị đánh phạt), huống gì là hai người? (Tân tự);
⑪ Lại, và lại, mà lại, lại còn, mà còn (dùng như các liên từ ): Không chỉ Nhiếp Chính có tài năng, mà chị của ông ta còn là một liệt nữ nữa (Chiến quốc sách); Như thế không chỉ là vô thuật, mà còn vô hạnh nữa (Hàn Phi tử);
⑫ Hay là: ?(Nhiều năm mùa màng thất bát...) có phải là do chính sự và việc làm của ta có chỗ sai sót lầm lỗi? Hay là tại đạo trời có chỗ không thuận, địa lợi có chỗ không đạt, nhân sự phần nhiều bất hòa, và quỷ thần bị bỏ phế không cúng tế? (Hán thư: Văn đế kỉ);
⑬ Nếu (biểu thị ý giả thiết): Nếu các ngươi rời bỏ cương vị để đuổi theo mà không chịu báo cáo, thì các ngươi sẽ chịu hình phạt thường (Thượng thư: Phí thệ);
⑭ Trợ từ ở đầu câu hoặc giữa câu, giúp cho thanh vận được hài hòa: Sửa bờ ruộng, chỉnh cương giới, tích lương thực, sửa kho chứa (Thi Kinh: Đại nhã, Công Lưu);
⑮ Của anh, của nhà ngươi, của các ngươi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, ở sở hữu cách): Ngươi hãy chớ quên tâm chí của cha ngươi (Âu Dương Tu: Linh Quan truyện tự); Các bậc tiên vương đời trước cùng với các bậc cha ông của các ngươi đều vui khổ có nhau (Thượng thư: Bàn Canh thượng);
⑯ Anh, các anh, ngươi, các ngươi (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, làm chủ ngữ): Tấm lòng và việc làm của ta, chỉ có nhà ngươi biết (Thượng thư: Khang cáo); ? Nay tôi muốn phát binh đi đánh, ông có thể theo tôi được không? (Hán thư: Địch Nghĩa truyện);
⑰ Nó, ông ấy, họ, bọn họ (đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, ở sở hữu cách): Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ (Lã thị Xuân thu: Thượng nông); Thử hỏi con nhà ai, mà cha nó mang đao (Lí Hạ thi tập: Cảm phúng);
⑱ Đây, này, như thế (biểu thị sự cận chỉ, thay cho sự vật hoặc tình huống, dùng như ): Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời (Thượng thư: Vô dật); ? Trời sao lại can dự vào những việc này? (Lưu Vũ Tích: Thiên luận thượng); ! Ông đừng bảo như thế (Trang tử: Đức sung phù);

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Là. Ấy là. Bài Văn sách Lấy chồng cho đáng tấm chồng của Lê Quý Đôn có câu: » Chân lấm tay bùn, chàng nông nãi vũ phu chi cục kịch « — Bèn. Rồi thì. Tiếng dùng để nối các mệnh đề — Ngươi. Mày ( đại danh từ ngôi thứ 2 ).

Từ ghép 4

ái

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Là. ◎ Như: "thất bại nãi thành công chi mẫu" thất bại là mẹ thành công. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du hoảng phù khởi viết: Công nãi Hán tướng, ngô nãi bố y, hà khiêm cung như thử?" : , , ? (Đệ tam thập hồi) (Hứa) Du sợ hãi vội vàng đỡ (Tào Tháo) lên nói: Ông là tướng nhà Hán, tôi là một người áo vải, sao lại khiêm nhường quá thế?
2. (Liên) Bèn, rồi thì, bởi vậy. ◇ Tô Thức : "Dư nãi nhiếp y nhi thướng" (Hậu Xích Bích phú ) Tôi bèn vén áo mà lên
3. (Liên) Nếu, như quả. ◇ Mạnh Tử : "Nãi sở nguyện, tắc học Khổng Tử dã" , (Công Tôn Sửu thượng ) Nếu đúng như điều mong mỏi, thì học theo Khổng Tử vậy.
4. (Liên) Mà. § Dùng như "nhi" . ◇ Chiến quốc sách : "Phi độc Chính chi năng, nãi kì tỉ giả, diệc liệt nữ dã" , , (Hàn sách nhị, Hàn Khôi tướng Hàn ) Không chỉ (Nhiếp) Chính là bậc anh hùng (có tài năng), mà chị của ông ta cũng là một liệt nữ nữa.
5. (Phó) Mới, thì mới. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
6. (Phó) Chỉ. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên hạ thắng giả chúng hĩ, nhi bá giả nãi ngũ" , (Nghĩa thưởng ) Người thắng trong thiên hạ rất đông, nhưng làm nên nghiệp bá chỉ có năm người.
7. (Phó) Thì ra, lại là. ◇ Đào Uyên Minh : "Vấn kim thị hà thế, nãi bất tri hữu Hán, vô luận Ngụy, Tấn" , , , (Đào hoa nguyên kí ) Hỏi bây giờ là đời nào, thì ra họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn.
8. (Đại) Nhân xưng đại danh từ ngôi thứ hai: anh, mày, v.v. ◇ Thượng Thư : "Trẫm tâm trẫm đức duy nãi tri" (Khang cáo ) Tâm của trẫm, đức của trẫm, chỉ có nhà ngươi biết.
9. (Đại) Đây, này, như thế, v.v. ◇ Thượng Thư : "Nãi phi dân du huấn, phi thiên du nhược" , (Vô dật ) Đó không phải là dạy dỗ dân chúng, không phải là thuận theo trời.
10. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ hai: của anh, của mày, v.v. ◎ Như: "nãi huynh" anh mày, "nãi đệ" em mày.
11. (Đại) Chỉ thị hình dung từ ngôi thứ ba: của anh ấy, của nó, v.v. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Nhược dân bất lực điền, mặc nãi gia súc" , (Thượng nông ) Nếu dân chúng không ra sức làm ruộng, thì tịch thu gia súc của họ.
12. Một âm là "ái". (Danh) "Ai ái" lối hát chèo đò. ◇ Lục Du : "Trạo ca ai ái há Ngô chu" (Nam định lâu ngộ cấp vũ ) Chèo ca "ái ái" xuống thuyền Ngô.
13. § Ghi chú: Còn viết là . Nghĩa như "nãi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn, tiếng nói nối câu trên.
② Tiếng gọi mày tao, như nãi huynh anh mày, nãi đệ em mày.
③ Một âm là ái, ai ái lối hát chèo đò. Có chỗ viết là , cũng một nghĩa như chữ .
trú, trụ
zhù ㄓㄨˋ

trú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Cư ngụ. Truyện HT: » Mới hay trú tiền nha « — Dừng lại. ĐTTT: » Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân «.

Từ ghép 16

trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như viên thanh đề bất trụ tiếng vượn kêu không thôi.
② Ở, như trụ sơn hạ ở dưới núi.
③ Còn đấy, nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: thành trụ hoại không . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là trụ, như trụ trì tam bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là trụ trì Phật bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là trụ trì Pháp bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là trụ trì tăng bảo. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị trụ trì.
④ Lưu luyến (dính bám) như vô sở trụ không lưu luyến vào đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ ghép 9

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.