bàng, phương
fāng ㄈㄤ, fēng ㄈㄥ, páng ㄆㄤˊ, wǎng ㄨㄤˇ

bàng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Khắp cả: Đi khắp thiên hạ (Thượng thư). Xem [fang].

phương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phía
2. vuông, hình vuông
3. trái lời, không tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hai thuyền cùng đi liền nhau, bè trúc. Cũng chỉ đi bằng thuyền hoặc bè. ◇ Thi Kinh : "Tựu kì thâm hĩ, Phương chi chu chi" , (Bội phong , Cốc phong ) Đến chỗ nước sâu, Thì đi bằng bè hay bằng thuyền.
2. (Danh) Hình có bốn góc vuông (góc 90 độ). ◎ Như: "chánh phương hình" hình vuông, "trường phương hình" hình chữ nhật.
3. (Danh) Ngày xưa gọi đất là "phương". ◇ Hoài Nam Tử : "Đái viên lí phương" (Bổn kinh ) Đội trời đạp đất.
4. (Danh) Nơi, chốn, khu vực. ◎ Như: "địa phương" nơi chốn, "viễn phương" nơi xa.
5. (Danh) Vị trí, hướng. ◎ Như: "đông phương" phương đông, "hà phương" phương nào?
6. (Danh) Thuật, phép, biện pháp. ◎ Như: "thiên phương bách kế" trăm kế nghìn phương.
7. (Danh) Nghề thuật. ◎ Như: "phương sĩ" , "phương kĩ" kẻ chuyên về một nghề, thuật như bùa thuốc, tướng số.
8. (Danh) Thuốc trị bệnh. ◎ Như: "cấm phương" phương thuốc cấm truyền, "bí phương" phương thuốc bí truyền, "phương tử" đơn thuốc. ◇ Trang Tử : "Khách văn chi, thỉnh mãi kì phương bách kim" , (Tiêu dao du ) Khách nghe chuyện, xin mua phương thuốc đó (làm cho khỏi nứt nẻ tay) trăm lạng vàng.
9. (Danh) Phép nhân lên một con số với chính nó (toán học). ◎ Như: "bình phương" lũy thừa hai, "lập phương" lũy thừa ba.
10. (Danh) Đạo đức, đạo lí, thường quy. ◎ Như: "hữu điếm quan phương" có vết nhục đến đạo đức làm quan, "nghĩa phương hữu huấn" có dạy về đạo nghĩa.
11. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho các vật hình vuông hay chữ nhật. Tương đương với "khối" , "cá" . ◎ Như: "biển ngạch nhất phương" một tấm hoành phi, "tam phương đồ chương" ba bức tranh in.
12. (Danh) Chữ dùng ngày xưa để đo lường diện tích. Sau chỉ bề dài bề rộng gồm bao nhiêu, tức chu vi. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) (Nước có) chu vi sáu bảy chục dặm hoặc năm sáu chục dặm, (Nhiễm) Cầu tôi cai quản thì vừa đầy ba năm có thể làm cho dân no đủ.
13. (Danh) Vân gỗ.
14. (Danh) Loài, giống.
15. (Danh) Lúa mới đâm bông chưa chắc.
16. (Danh) Phương diện. ◇ Vương Duy : "San phân bát diện, thạch hữu tam phương" , (Họa học bí quyết ) Núi chia ra tám mặt, đá có ba phương diện.
17. (Danh) Họ "Phương".
18. (Tính) Vuông (hình). ◎ Như: "phương trác" bàn vuông.
19. (Tính) Ngay thẳng. ◎ Như: "phẩm hạnh phương chánh" phẩm hạnh ngay thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thị dĩ thánh nhân phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế" , (Chương 58) Như thế bậc thánh nhân chính trực mà không làm thương tổn người, có góc cạnh mà không làm hại người.
20. (Tính) Thuộc về một nơi chốn. ◎ Như: "phương ngôn" tiếng địa phương, "phương âm" giọng nói địa phương, "phương chí" sách ghi chép về địa phương.
21. (Tính) Ngang nhau, đều nhau, song song. ◎ Như: "phương chu" hai chiếc thuyền song song.
22. (Động) Làm trái. ◎ Như: "phương mệnh" trái mệnh lệnh. ◇ Tô Thức : "Cổn phương mệnh bĩ tộc" (Hình thưởng ) Cổn (cha vua Vũ ) trái mệnh và bại hoại.
23. (Động) So sánh, phê bình, chỉ trích. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống phương nhân. Tử viết: Tứ dã hiền hồ tai? Phù ngã tắc bất hạ" . : ? (Hiến vấn ) Tử Cống hay so sánh người này với người khác. Khổng Tử nói: Anh Tứ giỏi thế sao? Ta thì không rảnh (để làm chuyện đó).
24. (Phó) Mới, rồi mới. ◇ Lí Thương Ẩn : "Xuân tàm đáo tử ti phương tận" (Vô đề ) Tằm xuân đến chết mới hết nhả tơ. Nguyễn Du dịch thơ: Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.
25. (Phó) Đang, còn đang. ◎ Như: "lai nhật phương trường" ngày tháng còn dài.
26. (Giới) Đương, tại, khi, lúc. ◇ Trang Tử : "Phương kì mộng dã, bất tri kì mộng dã" , (Tề vật luận ) Đương khi chiêm bao thì không biết mình chiêm bao.

Từ điển Thiều Chửu

① Vuông, vật gì hình thể ngay thẳng đều gọi là phương, người nào tính hạnh ngay thẳng gọi là phương chánh .
Phương hướng, như đông phương phương đông, hà phương phương nào?
③ Ðạo đức, như hữu điếm quan phương có vết nhục đến đạo đức làm quan, nghĩa phương hữu huấn có dạy về đạo nghĩa, v.v.
④ Nghề thuật, như phương, phương kẻ chuyên về một nghệ thuật như bùa thuốc tướng số, v.v.
Phương thuốc, như cấm phương phương thuốc cấm truyền, bí phương phương thuốc bí truyền, v.v. Cái đơn thuốc của thầy thuốc kê ra gọi là phương tử .
⑥ Trái, như phương mệnh trái mệnh lệnh.
⑦ Ðương, tiếng dùng để giúp lời, như phương kim đương bây giờ, phương khả mới khá, v.v.
⑧ Nơi, chốn, như viễn phương nơi xa.
⑨ Thuật, phép.
⑩ So sánh,
⑪ Vân gỗ.
⑫ Loài, giống.
⑬ Có.
⑭ Chói.
⑮ Hai vật cùng đi đều, như phương chu hai chiếc thuyền cùng đi đều.
⑯ Lúa mới đâm bông chưa chắc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vuông, hình vuông: Bàn vuông; Miếng gỗ này hình vuông; Mét vuông; Không thể chế ra những vật vuông, tròn (Mạnh tử);
② (toán) Phương: Bình phương; Lập phương;
③ Xem , ;
④ Đoan chính, ngay thẳng: Phẩm hạnh đoan chính;
Phương, hướng: Phương đông; Hướng nào;
Phương, bên: Bên ta; Bên A; Đối phương; Đôi bên;
⑦ Địa phương, nơi chốn: Phương xa; Phương ngôn, tiếng địa phương;
Phương pháp, cách thức: Trăm phương nghìn kế; Dạy dỗ đúng cách;
⑨ Toa, đơn, phương thuốc: Bài thuốc công hiệu; Bài thuốc truyền trong dân gian; Phương thuốc cấm truyền; Phương thuốc bí truyền;
⑩ (văn) (Dùng thay cho chữ để chỉ) đất: Đội trời đạp đất (Hoài Nam tử);
⑪ (văn) (Hai thuyền hoặc xe) đi song song: Ngựa kéo xe không thể đi song song qua được (Hậu Hán thư);
⑫ (văn) So sánh: Nói về công nghiệp thì vua Thang vua Võ cũng không thể so được với ngài (Ngụy Trưng: Thập tiệm bất khắc chung sớ);
⑬ (văn) Chiếm hữu: Chim khách làm tổ, chim tu hú vào chiếm ở (Thi Kinh);
⑭ (văn) Phỉ báng: Tử Cống phỉ báng người (Luận ngữ);
⑮ (văn) Làm trái: Làm trái ý trời và ngược đãi nhân dân (Mạnh tử);
⑯ (văn) Đang, còn: Đang lên, đà đang lên; Ngày tháng còn dài; Đang bây giờ;
⑰ Mới, chợt: Như mơ mới (chợt) tỉnh; Tuổi mới hai mươi;
⑱ (văn) Thì mới: Có nuôi con mới biết công ơn cha mẹ. 【phương tài [fangcái] a. Vừa mới: Tôi vừa mới gặp trên xe điện một người bạn học cũ đã lâu năm không gặp; b. Thì mới: Trận bóng mãi đến sáu giờ chiều mới kết thúc; Chiều hôm qua tôi xem phim xong mới về nhà;
⑲ (văn) Cùng: Văn thần và võ tướng cùng được bổ nhiệm (Hán thư);
⑳ (văn) Sắp, sắp sửa: (Ta) nay chỉ huy tám chục vạn lính thủy, sẽ cùng tướng quân quyết chiến ở đất Ngô (Tư trị thông giám);
㉑ (văn) Đang lúc: Đang lúc ông ta nằm mộng thì không biết mình nằm mộng (Trang tử);
㉒ [Fang] Đất Phương (một địa danh thời cổ);
㉓ [Fang] (Họ) Phương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hướng. Phía. Đoạn trường tân thanh có câu: » Rằng năm Gia tĩnh triều Minh, bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng « — Vùng đất. Td: Địa phương. Đoạn trường tân thanh có câu: » Ngày đêm luống những âm thầm, lửa binh đâu đã ầm ầm một phương « — Vuông vức — Ngay thẳng — Cách thức. Td: Phương pháp — Cái đơn thuốc. Td: Dược phương ( toa thuốc ) — Vừa mới — Tên mộ bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Phương.

Từ ghép 75

bát phương 八方bình phương 平方cấm phương 禁方cấn phương 艮方chân phương 真方chấp phương 執方dị phương 異方du phương tăng 遊方僧dược phương 藥方đa phương 多方đại phương 大方địa phương 地方đối phương 对方đối phương 對方đông phương 東方đơn phương 單方lập phương 立方lục phương 六方lương phương 良方ngũ phương 五方phiến phương 片方phiên phương 藩方phương án 方案phương cách 方格phương châm 方針phương châm 方针phương chu 方舟phương diện 方面phương diện 方靣phương dược 方藥phương đình 方亭phương đình địa chí loại 方亭地志類phương đình thi tập 方亭詩集phương đình văn tập 方亭文集phương đường 方糖phương hình 方形phương hướng 方向phương lí 方里phương lược 方略phương mệnh 方命phương ngoại 方外phương ngôn 方言phương pháp 方法phương sách 方策phương sĩ 方士phương tễ 方劑phương thốn 方寸phương thuật 方術phương thức 方式phương tiện 方便phương tiện miến 方便麵phương trấn 方鎮phương trình 方程phương trượng 方丈phương tục 方俗phương vật 方物phương vị 方位phương xích 方尺quan phương 官方sóc phương 朔方song phương 雙方phương 借方phương hình 斜方形tầm phương 尋方tây phương 西方tha phương 他方thừa phương 乘方tiên phương 仙方tứ phương 四方tỷ phương 比方vạn phương 萬方viêm phương 炎方viễn phương 遠方phương 無方y phương 醫方
thặng, thừa
chéng ㄔㄥˊ, shèng ㄕㄥˋ

thặng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cỗ xe
2. sách ghi chép

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ: Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều); Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí);
② Bốn: Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử);
③ Sử sách: Sách sử; Sách sử chép việc nước Tấn; Gia phả (sách chép việc trong gia tộc);
④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng): Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng). Xem [chéng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cỗ xe lớn, bốn ngựa kéo — Xem Thừa.

Từ ghép 3

thừa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cưỡi
2. nhân (phép toán)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cưỡi, đóng. ◎ Như: "thừa mã" đóng xe vào ngựa.
2. (Động) Lên. ◇ Sử Kí : "Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành" , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.
3. (Động) Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè ...) Như "thừa chu" đi thuyền, "thừa phù" đi bè.
4. (Động) Nhân, lợi dụng. ◎ Như: "thừa phong phá lãng" lợi dụng gió rẽ sóng, "thừa thắng truy kích" thừa thắng đuổi đánh.
5. (Động) Tiến công, truy kích, đuổi theo. ◇ Sử Kí : "Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ" , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.
6. (Danh) Tính nhân. ◎ Như: "thừa pháp" phép tính nhân.
7. (Danh) Bực. § Phật học chia bực cao bực thấp. ◎ Như: "tiểu thừa" bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, "đại thừa" bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là "thượng thừa" cũng bắt chước nghĩa ấy.
8. Một âm là "thặng". (Danh) Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một "thặng". ◎ Như: "thiên thặng chi quốc" nước có số nghìn cỗ xe, "bách thặng chi gia" nhà có trăm cỗ xe.
9. (Danh) Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là "thặng".
10. (Danh) Bốn. ◇ Mạnh Tử : "Phát thặng thỉ nhi hậu phản" (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.
11. (Danh) Sách vở, những sách ghi chép mọi việc. ◎ Như: "Tấn chi thặng" sách chép việc nước Tấn, "gia thặng" gia phả.
12. (Giới) Nhân lúc. ◎ Như: "thừa hứng nhi lai" nhân hứng mà lại.

Từ điển Thiều Chửu

① Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
② Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
③ Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
④ Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
⑤ Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
⑥ Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
⑦ Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...): Đi tàu biển; Đáp máy bay; Ngồi ô tô; Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử);
② Lên: Cùng lên đài cao (Liệt tử); Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh);
③ Ức hiếp: Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư); Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử);
④ Đuổi theo: Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư: Trần Thang truyện);
⑤ Đánh thắng: Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu);
⑥ Giữ, phòng thủ: Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí);
⑦ Tính toán: Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ); Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử: Nạn nhất);
⑧ Nhân lúc, thừa lúc: Nhân lúc rỗi rãi; Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí); Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám);
⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật): Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình); Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người);
⑩ (toán) Nhân: 5 nhân với 2 là 10; Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí);
⑪ [Chéng] (Họ) Thừa. Xem [shèng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhân đó. Td: Thừa cơ — Nhân lên. Xem Thừa trừ — Vâng chịu. Xem Thừa ân — Nối theo. Xem Thừa tự — Cưỡi. Ngồi — Một âm là Thặng. Xem Thặng.

Từ ghép 25

bài, phỉ, tị, tỳ
bēi ㄅㄟ, bì ㄅㄧˋ, pái ㄆㄞˊ

bài

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bè lớn, làm bằng gỗ hoặc tre. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuơng sổ vạn nhân thừa phương bài hạ Giang quan" (Sầm Bành truyện ) Đem vài vạn người cưỡi bè xuôi xuống cửa sông Trường Giang.
2. Một âm là "tị". (Danh) Lồng tre.
3. Một âm là "phỉ". (Danh) Nơm bằng tre để bắt cá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái bè gỗ — Một âm khác là Tì.

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bè lớn, làm bằng gỗ hoặc tre. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuơng sổ vạn nhân thừa phương bài hạ Giang quan" (Sầm Bành truyện ) Đem vài vạn người cưỡi bè xuôi xuống cửa sông Trường Giang.
2. Một âm là "tị". (Danh) Lồng tre.
3. Một âm là "phỉ". (Danh) Nơm bằng tre để bắt cá.

tị

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bè lớn, làm bằng gỗ hoặc tre. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuơng sổ vạn nhân thừa phương bài hạ Giang quan" (Sầm Bành truyện ) Đem vài vạn người cưỡi bè xuôi xuống cửa sông Trường Giang.
2. Một âm là "tị". (Danh) Lồng tre.
3. Một âm là "phỉ". (Danh) Nơm bằng tre để bắt cá.

tỳ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đó đan bằng tre để bắt cá — Xem bài.

Từ điển trích dẫn

1. Người cầm đầu, thủ lĩnh, đầu sỏ. § Cũng như "thủ não" . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Mạnh Hoạch nãi nam Man cừ khôi, kim hạnh bị cầm, nam phương tiện định; thừa tướng hà cố phóng chi?" , , 便; ? (Đệ bát thập bát hồi) Mạnh Hoạch là đầu sỏ ở nam Man, nay bắt được hắn, phương nam yên ổn; sao thừa tướng (chỉ Khổng Minh) lại tha hắn về?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đứng đầu. Người giỏi nhất — Ta còn hiểu là tài giỏi.
thiêu, thiểm, thiểu
tiǎo ㄊㄧㄠˇ, tiào ㄊㄧㄠˋ

thiêu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trời tối đi và trăng lặn — Đi qua. Qua mau.

thiểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mặt trời mọc ở phương tây vào cuối tháng âm lịch
2. dư, thừa

thiểu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cuối tháng âm lịch thấy trăng ở phương tây, gọi là "thiểu" trăng cuối tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Mặt trời mặt trăng mọc ở phương tây vào cuối tháng âm lịch;
② Dư, thừa.
diễm, viêm, đàm
tán ㄊㄢˊ, yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ

diễm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh lửa bốc lên. ◇ Thuyết văn giải tự : "Viêm, hỏa quang thượng dã" , .
2. (Động) Đốt, cháy. ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ) Lửa cháy ở sườn núi Côn, ngọc thạch đều bị thiêu đốt.
3. (Tính) Nóng, nực. ◎ Như: "viêm nhiệt" nóng nực, "viêm hạ" mùa nực.
4. (Danh) Chỉ tình trạng do mắc bệnh mà phát nóng, sưng, đau. ◎ Như: "phát viêm" bệnh phát nóng, "phế viêm" bệnh sưng phổi.
5. (Danh) "Viêm phương" phương nam.
6. Một âm là "đàm". (Phó) Nóng dữ dội. ◇ Thi Kinh : "Hạn kí thái thậm, Tắc bất khả trở, Hách hách đàm đàm, Vân ngã vô sở" , , , (Đại nhã , Vân Hán ) Nắng hạn đã quá lắm rồi, Mà không ngăn được, Khô khan nóng nực, Nói: Ta không còn chỗ trú.
7. Lại một âm nữa là "diễm". § Cùng nghĩa với chữ "diễm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốc cháy, ngọn lửa.
② Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt .
Phương nam gọi là viêm phương .
④ Một âm là đàm. Rực rỡ.
⑤ Lại một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lửa cháy sáng — Một âm là Viêm.

viêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bốc cháy
2. nóng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh lửa bốc lên. ◇ Thuyết văn giải tự : "Viêm, hỏa quang thượng dã" , .
2. (Động) Đốt, cháy. ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ) Lửa cháy ở sườn núi Côn, ngọc thạch đều bị thiêu đốt.
3. (Tính) Nóng, nực. ◎ Như: "viêm nhiệt" nóng nực, "viêm hạ" mùa nực.
4. (Danh) Chỉ tình trạng do mắc bệnh mà phát nóng, sưng, đau. ◎ Như: "phát viêm" bệnh phát nóng, "phế viêm" bệnh sưng phổi.
5. (Danh) "Viêm phương" phương nam.
6. Một âm là "đàm". (Phó) Nóng dữ dội. ◇ Thi Kinh : "Hạn kí thái thậm, Tắc bất khả trở, Hách hách đàm đàm, Vân ngã vô sở" , , , (Đại nhã , Vân Hán ) Nắng hạn đã quá lắm rồi, Mà không ngăn được, Khô khan nóng nực, Nói: Ta không còn chỗ trú.
7. Lại một âm nữa là "diễm". § Cùng nghĩa với chữ "diễm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốc cháy, ngọn lửa.
② Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt .
Phương nam gọi là viêm phương .
④ Một âm là đàm. Rực rỡ.
⑤ Lại một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nóng, nực, viêm nhiệt: Mùa hè nóng nực, mùa viêm nhiệt;
② Viêm, sưng, đau: Sưng phổi; Viêm ruột; Đau ruột thừa;
③ (văn) Đốt cháy;
④ 【】viêm phương [yánfang] (văn) Phương nam.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơi lửa bốc lên — Nóng như lửa. Đốt cho cháy.

Từ ghép 18

đàm

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ánh lửa bốc lên. ◇ Thuyết văn giải tự : "Viêm, hỏa quang thượng dã" , .
2. (Động) Đốt, cháy. ◇ Thư Kinh : "Hỏa viêm Côn cương, ngọc thạch câu phần" , (Dận chinh ) Lửa cháy ở sườn núi Côn, ngọc thạch đều bị thiêu đốt.
3. (Tính) Nóng, nực. ◎ Như: "viêm nhiệt" nóng nực, "viêm hạ" mùa nực.
4. (Danh) Chỉ tình trạng do mắc bệnh mà phát nóng, sưng, đau. ◎ Như: "phát viêm" bệnh phát nóng, "phế viêm" bệnh sưng phổi.
5. (Danh) "Viêm phương" phương nam.
6. Một âm là "đàm". (Phó) Nóng dữ dội. ◇ Thi Kinh : "Hạn kí thái thậm, Tắc bất khả trở, Hách hách đàm đàm, Vân ngã vô sở" , , , (Đại nhã , Vân Hán ) Nắng hạn đã quá lắm rồi, Mà không ngăn được, Khô khan nóng nực, Nói: Ta không còn chỗ trú.
7. Lại một âm nữa là "diễm". § Cùng nghĩa với chữ "diễm" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bốc cháy, ngọn lửa.
② Nóng, mùa hè gọi là mùa viêm nhiệt .
Phương nam gọi là viêm phương .
④ Một âm là đàm. Rực rỡ.
⑤ Lại một âm nữa là diễm. Cùng nghĩa với chữ diễm .

Từ điển trích dẫn

1. Một số nhân với chính nó, một hay nhiều lần. ◎ Như: 2x2x2 = 8. § Cũng gọi là "thừa mịch" .

Từ điển trích dẫn

1. Tờ chứng. § Ngày xưa dùng làm bằng chứng cho quan lại đi nhậm chức. Cũng chỉ giấy chứng minh trình độ học vấn hoặc nghề nghiệp đã được đào tạo (tất nghiệp). ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Kí vô văn bằng, đãi ngã sai nhân bẩm quá thừa tướng, phương khả phóng hành" , , (Đệ nhị thất hồi).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tờ giấy có viết chữ để làm tin.
lập
lì ㄌㄧˋ, wèi ㄨㄟˋ

lập

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đứng thẳng
2. lập tức, tức thì

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đứng. ◎ Như: "lập chánh" đứng nghiêm. ◇ Mạnh Tử : "Vương lập ư chiểu thượng" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua đứng trên bờ ao.
2. (Động) Dựng lên. ◎ Như: "lập can kiến ảnh" 竿 dựng sào liền thấy bóng (có hiệu lực ngay).
3. (Động) Gây dựng, tạo nên. ◎ Như: "lập miếu" tạo dựng miếu thờ.
4. (Động) Nên, thành tựu. ◎ Như: "tam thập nhi lập" ba mươi tuổi thì nên người (tự lập), "phàm sự dự tắc lập" phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. ◇ Tả truyện : "Thái thượng hữu lập đức, kì thứ hữu lập công, kì thứ hữu lập ngôn" , , (Tương Công nhị thập tứ niên ) Trước hết là thành tựu đạo đức, sau là làm nên công trạng, sau nữa là để lại lời hay được truyền tụng. § Ghi chú: "lập đức" là làm nên cái đức để sửa trị và cứu giúp quốc gia, tức là thành tựu phép trị nước.
5. (Động) Chế định, đặt ra. ◎ Như: "lập pháp" chế định luật pháp, "lập án" xét xử án pháp.
6. (Động) Lên ngôi. ◇ Tả truyện : "Hoàn Công lập, (Thạch Thước) nãi lão" , () (Ẩn Công tam niên ) Hoàn Công lên ngôi, (Thạch Thước) bèn cáo lão.
7. (Động) Tồn tại, sống còn. ◎ Như: "độc lập" tồn tại tự mình không tùy thuộc ai khác, "thệ bất lưỡng lập" thề không sống còn cùng nhau (không đội trời chung).
8. (Phó) Tức thì, ngay. ◎ Như: "lập khắc" ngay tức thì. ◇ Sử Kí : "Thì hoàng cấp, kiếm kiên, cố bất khả lập bạt" , , (Thích khách liệt truyện ) Lúc đó luống cuống, gươm (lại mắc kẹt trong vỏ) chặt quá, nên không rút ngay được.
9. (Danh) Toàn khối. ◎ Như: "lập phương" khối vuông.
10. (Danh) Họ "Lập".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðứng thẳng.
② Gây dựng, như lập đức gây dựng nên đức tốt cho người theo sau.
③ Nên, như phàm sự dự tắc lập phàm việc gì có dự bị sẵn mới nên. Có cái tài đức nghề nghiệp thông thường để tự nuôi lấy mình gọi là thành lập .
④ Ðặt để.
⑤ Lên ngôi.
⑥ Lập tức (ngay lập tức), lập khắc.
⑦ Toàn khối, như lập phương vuông đứng, một vật gì vuông mà tính cả ngang dọc cao thấp gọi là lập phương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đứng, đứng vững: Đứng ngồi không yên; Người ta không có chữ tín thì không đứng vững được; Người quân tử không đứng ở chỗ nguy hiểm;
② Dựng lên: Dựng cái thang lên;
③ Đứng thẳng: Tủ đứng; Trục đứng;
④ Gây dựng, lập, kí kết: Lập pháp; Lập đức; Không phá cái cũ thì không xây được cái mới; Kí hợp đồng;
⑤ Sống còn, tồn tại: Tự lập; Độc lập;
⑥ Ngay, tức khắc, lập tức: Có hiệu quả ngay; Chờ trả lời ngay. 【】lập địa [lìdì] Lập tức: Vứt dao đồ tể, lập tức thành Phật; 【】lập tức [lìjí] Lập tức, ngay: Lập tức xuất phát;【】lập khắc [lìkè] Lập tức, ngay, ngay tức khắc: Mời mọi người đến ngay phòng họp; Các em học sinh nghe nói câu đó, lập tức vỗ tay hoan hô;
⑦ (văn) Đặt để;
⑧ (văn) Lập lên làm vua, lên ngôi;
⑨ Nên: Phàm việc có dự bị trước thì nên;
⑩ Lập thân: Ba mươi tuổi thì bắt đầu lập thân;
⑪ Khối.【】lập phương [lìfang] a. (toán) Lũy thừa ba; b. Hình khối; c. Khối: Thước khối; Một thước khối đất;
⑫ [Lì] (Họ) Lập.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng thẳng — Dựng lên. Tạo thành. Td: Thiết lập — Đặt để. Td: Lập quân ( đặt một người lên làm vua ) — Lên ngôi vua. Tả Truyện có câu: » Hoàn Công lập « ( Hoàn Công lên ngôi ) — Ngay lúc đó. Tức thì.

Từ ghép 76

án lập 按立bích lập 壁立chích lập 隻立cô lập 孤立công lập 公立cốt lập 骨立cương lập 僵立đái tội lập công 戴罪立功đĩnh lập 挺立đỉnh lập 鼎立độc lập 独立độc lập 獨立đối lập 對立khởi lập 起立kiến lập 建立kiết lập 孑立lâm lập 林立lập chí 立志lập chùy 立錐lập công 立功lập danh 立名lập dị 立異lập đông 立冬lập đức 立德lập hạ 立夏lập hiến 立憲lập kế 立計lập khắc 立刻lập luận 立論lập mưu 立謀lập nghiêm 立嚴lập nghiệp 立業lập ngôn 立言lập pháp 立法lập phương 立方lập quốc 立國lập quy 立規lập tâm 立心lập thân 立身lập thể 立體lập thu 立秋lập trận 立陳lập trường 立場lập tự 立嗣lập tức 立即lập ước 立約lập xuân 立春lưỡng lập 兩立ngật lập 屹立ngột lập 兀立phân lập 分立phế lập 廢立quan lập 官立quần lập 羣立quốc lập 国立quốc lập 國立sách lập 册立sáng lập 创立sáng lập 創立song lập 雙立tam quyền phân lập 三權分立tạo lập 造立tạo thiên lập địa 造天立地tân lập 新立thành lập 成立thế bất lưỡng lập 勢不兩立thị lập 侍立thiết lập 設立thiết lập 设立thụ lập 樹立tịnh lập 並立tịnh lập 并立tỉnh lập 省立trĩ lập 峙立trung lập 中立tự lập 自立
ngu
yú ㄩˊ

ngu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dự liệu, tính toán trước
2. yên vui
3. họ Ngu, nước Ngu, đời nhà Ngu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dự liệu, ước đoán. ◇ Tân Đường Thư : "Lỗ bất ngu quân chí, nhân đại hội" , (Lí Tự Nghiệp truyện ) Lỗ không dự liệu quân đến, do đó bị thua vỡ lở.
2. (Động) Lo lắng, ưu lự. ◎ Như: "tại tại khả ngu" đâu đâu cũng đáng lo cả. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiên vận hợp hồi, thừa tướng thiên hồi Trường An, phương khả vô ngu" , , (Đệ lục hồi) Vận trời xoay vần, nay thừa tướng thiên đô về Trường An, mới khỏi lo được.
3. (Động) Nghi ngờ. ◇ Thi Kinh : "Vô nhị vô ngu" (Lỗ tụng , Bí cung ) Chớ hai lòng chớ nghi ngờ.
4. (Động) Lừa gạt. ◎ Như: "nhĩ ngu ngã trá" lừa phỉnh lẫn nhau. ◇ Tả truyện : "Ngã vô nhĩ trá, nhĩ vô ngã ngu" , (Tuyên Công thập ngũ niên ) Tôi không dối gạt ông, ông không lừa phỉnh tôi.
5. (Danh) Nhà "Ngu" (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua "Thuấn" , được vua "Nghiêu" trao ngôi vua, lập ra nhà "Ngu".
6. (Danh) Nước "Ngu", chỗ con cháu vua Thuấn ở. Nay thuộc tỉnh "Sơn Tây" 西.
7. (Danh) Tế "Ngu", tế yên vị.
8. (Danh) Quan lại coi việc núi chằm.
9. (Danh) Họ "Ngu".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðo đắn, dự liệu.
② Sự lo. Như tại tại khả ngu đâu đâu cũng đều đáng lo cả.
③ Yên vui.
④ Nhà Ngu (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn được vua Nghiêu trao ngôi vua gọi là nhà Ngu.
⑤ Nước Ngu, chỗ con cháu vua Thuấn ở.
⑥ Họ Ngu.
⑦ Tế Ngu, tế yên vị.
⑧ Lầm.
⑨ Quan lại coi việc núi chằm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Dự đoán, dự liệu, ước đoán;
② Lo lắng: Không phải lo đói rét; Đâu đâu cũng đáng lo cả;
③ Lừa bịp: Lừa gạt dối trá nhau;
④ (văn) Tế ngu (tế yên vị);
⑤ (văn) Lầm;
⑥ (văn) Quan coi việc núi chằm;
⑦ [Yú] Nhà Ngu (tên triều đại do vua Thuấn dựng nên);
⑧ [Yú] Nước Ngu (đời Chu, Trung Quốc);
⑨ [Yú] (Họ) Ngu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp xếp — Yên vui — Khinh lờn — Trông ngóng — Lo lắng. Bài Chiến Tụng Tây hồ phú của Phạm Thái có câu: » Quét thành thị hết loài gai góc, bốn phương đều đội đức vô ngu « ( Vô ngu tức chỉ người dân không còn phải lo lắng gì ) — Ngu tức Hữu ngu, triều đại vua Thuấn ( 2255-2206 tr. Kỉ-nguyên ). Vua Thuấn rất có hiếu, mẹ mất sớm, cha vì nghe theo gì ghẻ nên thường bạc đãi vua Thuấn và cố hại nhiều lần nhưng vua Thuấn không chết. Tương truyền vua làm ruộng, trời giúp voi cày. Vua Nghiêu nghe là người hiền mới phế thái tử nhường ngôi lại cho ông và gả luôn hai người con gái là Nga Hoàng, Nữ Anh. Sau vua Thuấn nhường ngôi lại vua Võ. » Chúa Sánh Chúa Đường Ngu, tôi ví tôi Tắc Khiết « ( Sãi Vãi ) — Tên một triều đại cổ Trung Hoa, tức triều vua Thuấn, 2255 tới 2204 trước TL.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.