dữu
yǔ ㄩˇ

dữu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái vựa
2. dữu (đơn vị đo, bằng 16 đấu)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cái vựa, kho lộ thiên (không có nóc). ◇ Sử Kí : "Phát thương dữu dĩ chấn bần dân" (Hiếu Văn bổn kỉ ) Phát kho vựa để cứu giúp dân nghèo.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị dung lượng ngày xưa, một "dữu" bằng mười sáu "đấu" . ◇ Luận Ngữ : "Nhiễm tử vi kì mẫu thỉnh túc. Tử viết: Dữ chi phủ. Thỉnh ích. Viết: Dữ chi dữu" , : . . : (Ung dã ) Nhiễm Hữu xin cấp lúa cho mẹ người kia (chỉ Tử Hoa một học trò khác của khổng Tử). Khổng Tử bảo: Cấp cho một phủ (bằng 6 đấu 4 thăng). (Nhiễm Hữu) xin thêm. Khổng Tử bào: Cho một dữu (bằng 16 đấu).
3. (Danh) Họ "Dữu".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái vựa, kho không có nhà phủ ở trên gọi là dữu.
② Cái dữu. Ðồ đong ngày xưa, 16 đấu là một dữu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vựa thóc lộ thiên, kho lộ thiên (không có mái lợp);
② Cái dữu (đồ đong ngày xưa, bằng 16 đấu);
③ [Yư] (Họ) Dữu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kho chứa ngoài trời, không có mái che. Cũng gọi là Dữu tích . Tên một đơn vị đo lường. Như chữ Dữu .
hồn, hỗn
gǔn ㄍㄨㄣˇ, hún ㄏㄨㄣˊ, hùn ㄏㄨㄣˋ

hồn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đục (nước)
2. ngớ ngẩn
3. tự nhiên

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đục, vẩn. ◇ Nguyễn Du : "Tân lạo sơ sinh giang thủy hồn" (Minh Giang chu phát ) Lụt mới phát sinh, nước sông vẩn đục.
2. (Tính) Hồ đồ, ngớ ngẩn. ◎ Như: "hồn đầu hồn não" đầu óc mơ hồ ngớ ngẩn, "hồn hồn ngạc ngạc" ngớ nga ngớ ngẩn, chẳng biết sự lí gì cả.
3. (Tính) Khắp, cả. ◎ Như: "hồn thân phát đẩu" cả mình run rẩy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Quả nhiên na mã hồn thân thượng hạ, hỏa thán bàn xích, vô bán căn tạp mao" , (Đệ tam hồi) Quả nhiên khắp thân con ngựa ("Xích Thố" ) ấy từ trên xuống dưới một màu đỏ như than hồng, tuyệt không có cái lông nào tạp.
4. (Phó) Toàn thể, hoàn toàn. ◎ Như: "hồn bất tự" chẳng giống tí nào. ◇ Đỗ Phủ : "Bạch đầu tao cánh đoản, Hồn dục bất thăng trâm" , (Xuân vọng ) Đầu bạc càng gãi càng ngắn, Hoàn toàn như không cài trâm được nữa.
5. (Phó) Vẫn, còn. ◇ Trần Nhân Tông : "Phổ Minh phong cảnh hồn như tạc" (Thiên Trường phủ ) Phong cảnh (chùa) Phổ Minh vẫn như cũ.
6. (Động) Hỗn tạp. ◇ Hán Thư : "Kim hiền bất tiếu hồn hào, bạch hắc bất phân, tà chánh tạp nhữu, trung sàm tịnh tiến" , , , (Sở Nguyên Vương Lưu Giao truyện ) Nay người hiền tài kẻ kém cỏi hỗn tạp, trắng đen không phân biệt, tà chính lẫn lộn, người trung trực kẻ gièm pha cùng tiến.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðục vẩn.
② Hồn hậu, có ý kín đáo không lộ.
③ Nói về phần đại khái gọi là hồn quát .
④ Vẻn vẹn, dùng làm trợ từ, như hồn bất tự chẳng giống tí nào.
⑤ Cùng nghĩa với chữ hỗn .
⑥ Ðều, cùng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đục, vẩn: Vũng nước đục;
② (chửi) Dấm dớ, (đồ) ngu, ngu ngốc: Kẻ dấm dớ, kẻ ngu ngốc, đồ ngu; Lời dấm dớ, lời ngu;
③ Đầy, đều, khắp cả.【】hồn thân [húnshen] Khắp cả người, đầy cả mình, toàn thân, cả người: Mồ hôi đầm đìa khắp cả người; Bùn bê bết cả người;
④ Hồn hậu;
⑤ (văn) Thật là, cơ hồ, hầu như: Gãi đầu tóc bạc ngắn thêm, hầu như không còn cài (đầu) được nữa (Đỗ Phủ: Xuân vọng);
⑥ [Hún] (Họ) Hồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước vọt lên — Bằng nhau, ngang nhau, giống nhau — Đục. Nước có lẫn chất bẩn — Tất cả. Hoàn toàn — Chứa đựng ở trong — Một âm là Hỗn. Xem Hỗn.

Từ ghép 5

hỗn

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: hỗn độn )

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Hỗn — Một âm là Hồn. Xem Hồn.

Từ ghép 2

long, lung
lóng ㄌㄨㄥˊ

long

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa sổ
2. cái lồng, cái cũi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa sổ. ◇ Tạ Huệ Liên : "Lạc nhật ẩn diêm doanh, Thăng nguyệt chiếu liêm long" , (Thất nguyệt thất nhật dạ vịnh ngưu nữ ) Mặt trời lặn ẩn sau mái hiên nhà, Trăng lên soi rèm cửa sổ.
2. (Danh) Lồng, cũi. § Thông "lung" .
3. (Danh) Phòng, buồng. ◇ Vi Trang : "Bích thiên vô lộ tín nan thông, trù trướng cựu phòng long" , (Tuyệt đại giai nhân nan đắc từ ) Trời xanh không lối tin tức khó qua, buồn rầu ở trong phòng cũ.
4. § Cũng đọc là "lung".

Từ điển Thiều Chửu

① Cửa mạch, cửa sổ.
② Cái lồng, cái cũi, nay thông dụng chữ lung .

lung

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa sổ
2. cái lồng, cái cũi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cửa sổ. ◇ Tạ Huệ Liên : "Lạc nhật ẩn diêm doanh, Thăng nguyệt chiếu liêm long" , (Thất nguyệt thất nhật dạ vịnh ngưu nữ ) Mặt trời lặn ẩn sau mái hiên nhà, Trăng lên soi rèm cửa sổ.
2. (Danh) Lồng, cũi. § Thông "lung" .
3. (Danh) Phòng, buồng. ◇ Vi Trang : "Bích thiên vô lộ tín nan thông, trù trướng cựu phòng long" , (Tuyệt đại giai nhân nan đắc từ ) Trời xanh không lối tin tức khó qua, buồn rầu ở trong phòng cũ.
4. § Cũng đọc là "lung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cửa sổ: Rèm cửa sổ;
② Lồng nuôi thú vật, cũi. Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cửa sổ — Buồng, phòng, nhà ở — Chuồng nuôi thú vật. Cũng viết .
diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

thế
shì ㄕˋ

thế

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cho vay, cho thuê
2. tha thứ, xá tội

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cho vay.
2. (Động) Mua chịu. ◎ Như: "thế mãi" mua chịu. ◇ Sử Kí : "Thường tòng Vương Ảo, Vũ Phụ thế tửu" (Cao Tổ bản kỉ ).
3. (Động) Thuê. ◎ Như: "thế thuyền" thuê thuyền. ◇ Liêu trai chí dị : "Khách nhân đại thế thiên chu, tống chư kì gia" , (Vãn hà ) Người khách bèn thuê giùm chiếc thuyền con đưa về tới nhà.
4. (Động) Cầm, cầm cố, đổi chác. ◇ Quách Mạt Nhược : "Tha tiện ai trước ngạ, đề liễu kỉ song thảo hài tưởng khứ hướng tha thế lưỡng thăng tiểu mễ" 便, (Thỉ đề , Tất viên lại du lương ).
5. (Động) Mua. § Thường dùng cho mua rượu. ◇ Liêu trai chí dị : "Tức dĩ nhất quán thụ sinh, viết: Tiên trì quy, thế lương uấn, ngã tức huề tiểu hào soạn lai" , : , , (Hồ tứ thư ) Liền đưa cho sinh một quan tiền, nói: Chàng cứ đem về trước mua rượu ngon, thiếp sẽ đem một ít thức ăn tới.
6. (Động) Tha thứ, xá tội, khoan hồng. ◇ Hán Thư : "Vũ Đế dĩ vi nhục mệnh, dục hạ chi lại. lương cửu, nãi thế chi" , . , (Xa Thiên Thu truyện ).

Từ điển Thiều Chửu

① Vay, cho thuê đồ cũng gọi là thế.
② Tha thứ, xá tội cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Vay;
② Cho thuê;
③ Tha thứ, xá tội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vay tiền — Cho vay tiền — Bỏ đi. Tha cho.
thăng, thắng
shēng ㄕㄥ, shèng ㄕㄥˋ

thăng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. được, thắng lợi
2. hơn, giỏi
3. tốt đẹp
4. cảnh đẹp
5. có thể gánh vác, có thể chịu đựng
6. xuể, xiết, hết
7. vật trang sức trên đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Được, chiếm được ưu thế. ◎ Như: "bách chiến bách thắng" trăm trận đánh được cả trăm.
2. (Động) Hơn, vượt hơn. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử. ◎ Như: "Thắng nghĩa căn" tức là cái của ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) vẫn có đủ, nó hay soi tỏ cảnh, phát ra thức, là cái sắc trong sạch. "Thắng nghĩa đế" có bốn thứ: (1) "Thế gian thắng nghĩa" nghĩa là đối với pháp hư sằng ngũ uẩn của thế gian, mà nói rõ cái nghĩa chân như mầu nhiệm hơn. (2) "Đạo lí thắng nghĩa" nghĩa là các bực Thanh-văn soi tỏ các lẽ trong bốn đế , khổ tập diệt đạo tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn cả. (3) "Chứng đắc thắng nghĩa" nghĩa là bực Thanh-văn chứng được rõ lẽ người cũng không mà pháp cũng không , tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn. (4) "Thắng nghĩa thắng nghĩa" tức là cái nghĩa "nhất chân pháp giới" chỉ có chư Phật mới biết hết chứng hết, là cái nghĩa mầu hơn các cả các nghĩa mầu.
3. (Danh) Đồ trang sức trên đầu. ◎ Như: Đời xưa cắt giấy màu làm hoa, để cài vào tóc cho đẹp, gọi là "hoa thắng" . Đàn bà con gái bây giờ hay tết các thứ đoạn vóc cài đầu, gọi là "xuân thắng" , "phương thắng" cũng là ý ấy. Có thứ chim gọi là "đái thắng" vì đầu nó có bông mao, như con gái cài hoa vậy.
4. (Tính) Tiếng nói đối với bên đã mất rồi. ◎ Như: "thắng quốc" nước đánh được nước kia.
5. (Tính) Tốt đẹp. ◎ Như: "danh thắng" đẹp có tiếng, "thắng cảnh" cảnh đẹp.
6. Một âm là "thăng". (Động) Có thể gánh vác được, đảm nhiệm được. ◎ Như: "thăng nhậm" làm nổi việc, "nhược bất thăng y" yếu không mặc nổi áo.
7. (Phó) Hết, xuể, xiết. ◎ Như: "bất thăng hoàng khủng" sợ hãi khôn xiết, "bất khả thăng số" không sao đếm xuể.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðược, đánh được quân giặc gọi là thắng. Như bách chiến bách thắng trăm trận đánh được cả trăm.
② Hơn, như danh thắng , thắng cảnh cảnh non nước đẹp hơn cảnh khác, thắng nghĩa căn tức là cái của năm căn , mắt , tai , mũi , lưỡi , thân vẫn có đủ, nó hay soi tỏ cảnh, phát ra thức, là cái sắc trong sạch. Thắng nghĩa đế có bốn thứ: (1) Thế gian thắng nghĩa nghĩa là đối với pháp hư xằng ngũ uẩn của thế gian, mà nói rõ cái nghĩa chân như mầu nhiệm hơn. (2) Ðạo lí thắng nghĩa nghĩa là các bực Thanh-văn soi tỏ các lẽ trong bốn đế , khổ tập diệt đạo tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn cả. (3) Chứng đắc thắng nghĩa nghĩa là bực Thanh-văn chứng được rõ lẽ người cũng không mà pháp cũng không , tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn. (4) Thắng nghĩa thắng nghĩa tức là cái nghĩa nhất chân pháp giới chỉ có chư Phật mới biết hết chứng hết, là cái nghĩa mầu hơn các cả các nghĩa mầu.
③ Ðồ trang sức trên đầu. Ðời xưa cắt giấy mùi làm hoa, để cài vào tóc cho đẹp, gọi là hoa thắng . Ðàn bà con gái bây giờ hay tết các thứ đoạn vóc cài đầu, gọi là xuân thắng , phương thắng cũng là ý ấy. Có thứ chim gọi là đái thắng vì đầu nó có bông mao, như con gái cài hoa vậy.
④ Tiếng nói đối với bên đã mất rồi, như thắng quốc nước đánh được nước kia.
⑤ Một âm là thăng. Chịu hay, như thăng nhậm hay làm nổi việc, nhược bất thăng y yếu không hay mặc nổi áo, bất thăng hoàng khủng sợ hãi khôn xiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Được, thắng: Thắng trận, đánh thắng; Nước thắng trận;
② Hơn, giỏi: Kĩ thuật của anh ấy khá hơn tôi;
③ Tốt đẹp: Thắng cảnh, cảnh đẹp; Danh lam thắng cảnh;
④ Có thể gánh vác, chịu đựng nổi: Làm nổi (công việc);
⑤ Xuể, xiết, hết: Không sao đếm xuể, không thể kể hết;
⑥ (văn) Vật trang sức trên đầu: Hoa cài đầu bằng giấy; Vóc tết lại để cài đầu. Xem [sheng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Có thể được. Td: Bất thăng sổ ( không thể đếm xuể ) — Xem Thắng — Hết. Trọn.

Từ ghép 2

thắng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. được, thắng lợi
2. hơn, giỏi
3. tốt đẹp
4. cảnh đẹp
5. có thể gánh vác, có thể chịu đựng
6. xuể, xiết, hết
7. vật trang sức trên đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Được, chiếm được ưu thế. ◎ Như: "bách chiến bách thắng" trăm trận đánh được cả trăm.
2. (Động) Hơn, vượt hơn. ◇ Luận Ngữ : "Chất thắng văn tắc dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử" , , (Ung dã ) Chất phác thắng văn nhã thì là người quê mùa, văn nhã thắng chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư), văn và chất đều nhau mới là người quân tử. ◎ Như: "Thắng nghĩa căn" tức là cái của ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) vẫn có đủ, nó hay soi tỏ cảnh, phát ra thức, là cái sắc trong sạch. "Thắng nghĩa đế" có bốn thứ: (1) "Thế gian thắng nghĩa" nghĩa là đối với pháp hư sằng ngũ uẩn của thế gian, mà nói rõ cái nghĩa chân như mầu nhiệm hơn. (2) "Đạo lí thắng nghĩa" nghĩa là các bực Thanh-văn soi tỏ các lẽ trong bốn đế , khổ tập diệt đạo tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn cả. (3) "Chứng đắc thắng nghĩa" nghĩa là bực Thanh-văn chứng được rõ lẽ người cũng không mà pháp cũng không , tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn. (4) "Thắng nghĩa thắng nghĩa" tức là cái nghĩa "nhất chân pháp giới" chỉ có chư Phật mới biết hết chứng hết, là cái nghĩa mầu hơn các cả các nghĩa mầu.
3. (Danh) Đồ trang sức trên đầu. ◎ Như: Đời xưa cắt giấy màu làm hoa, để cài vào tóc cho đẹp, gọi là "hoa thắng" . Đàn bà con gái bây giờ hay tết các thứ đoạn vóc cài đầu, gọi là "xuân thắng" , "phương thắng" cũng là ý ấy. Có thứ chim gọi là "đái thắng" vì đầu nó có bông mao, như con gái cài hoa vậy.
4. (Tính) Tiếng nói đối với bên đã mất rồi. ◎ Như: "thắng quốc" nước đánh được nước kia.
5. (Tính) Tốt đẹp. ◎ Như: "danh thắng" đẹp có tiếng, "thắng cảnh" cảnh đẹp.
6. Một âm là "thăng". (Động) Có thể gánh vác được, đảm nhiệm được. ◎ Như: "thăng nhậm" làm nổi việc, "nhược bất thăng y" yếu không mặc nổi áo.
7. (Phó) Hết, xuể, xiết. ◎ Như: "bất thăng hoàng khủng" sợ hãi khôn xiết, "bất khả thăng số" không sao đếm xuể.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðược, đánh được quân giặc gọi là thắng. Như bách chiến bách thắng trăm trận đánh được cả trăm.
② Hơn, như danh thắng , thắng cảnh cảnh non nước đẹp hơn cảnh khác, thắng nghĩa căn tức là cái của năm căn , mắt , tai , mũi , lưỡi , thân vẫn có đủ, nó hay soi tỏ cảnh, phát ra thức, là cái sắc trong sạch. Thắng nghĩa đế có bốn thứ: (1) Thế gian thắng nghĩa nghĩa là đối với pháp hư xằng ngũ uẩn của thế gian, mà nói rõ cái nghĩa chân như mầu nhiệm hơn. (2) Ðạo lí thắng nghĩa nghĩa là các bực Thanh-văn soi tỏ các lẽ trong bốn đế , khổ tập diệt đạo tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn cả. (3) Chứng đắc thắng nghĩa nghĩa là bực Thanh-văn chứng được rõ lẽ người cũng không mà pháp cũng không , tức là cái nghĩa mầu nhiệm hơn. (4) Thắng nghĩa thắng nghĩa tức là cái nghĩa nhất chân pháp giới chỉ có chư Phật mới biết hết chứng hết, là cái nghĩa mầu hơn các cả các nghĩa mầu.
③ Ðồ trang sức trên đầu. Ðời xưa cắt giấy mùi làm hoa, để cài vào tóc cho đẹp, gọi là hoa thắng . Ðàn bà con gái bây giờ hay tết các thứ đoạn vóc cài đầu, gọi là xuân thắng , phương thắng cũng là ý ấy. Có thứ chim gọi là đái thắng vì đầu nó có bông mao, như con gái cài hoa vậy.
④ Tiếng nói đối với bên đã mất rồi, như thắng quốc nước đánh được nước kia.
⑤ Một âm là thăng. Chịu hay, như thăng nhậm hay làm nổi việc, nhược bất thăng y yếu không hay mặc nổi áo, bất thăng hoàng khủng sợ hãi khôn xiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Được, thắng: Thắng trận, đánh thắng; Nước thắng trận;
② Hơn, giỏi: Kĩ thuật của anh ấy khá hơn tôi;
③ Tốt đẹp: Thắng cảnh, cảnh đẹp; Danh lam thắng cảnh;
④ Có thể gánh vác, chịu đựng nổi: Làm nổi (công việc);
⑤ Xuể, xiết, hết: Không sao đếm xuể, không thể kể hết;
⑥ (văn) Vật trang sức trên đầu: Hoa cài đầu bằng giấy; Vóc tết lại để cài đầu. Xem [sheng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hơn được. Khắc phục được — Hơn. Tốt đẹp hơn cái khác. Xem Thắng cảnh — Xem Thăng.

Từ ghép 27

ba lan

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sóng lớn, sóng to
2. nước Ba Lan

Từ điển trích dẫn

1. Sóng nước. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Xuân hòa cảnh minh, ba lan bất kinh" , (Nhạc Dương Lâu kí ) Trời xuân ấm áp cảnh sắc tươi sáng, sóng nước như tờ (không dao động).
2. Tỉ dụ việc đời hoặc lòng người thay đổi thăng trầm. ◇ Tống Nho Thuần : "Càn khôn đa úy đồ, Hà xứ vô ba lan?" , (Dực nhật hồ trung phong tuyết chuyển thậm ).
3. Tỉ dụ khí thế văn chương mênh mang mạnh mẽ. ◇ Phương Can : "Thượng tài thừa tửu đáo san âm, Nhật nhật thành thiên tự tự kim; Kính thủy chu hồi thiên vạn khoảnh, Ba lan đảo tả nhập quân tâm" , ; , (Việt trung phùng Tôn Bách Thiên ).
4. Hình dung văn chương đè nén, cô đọng, đốn tỏa, ba chiết. ◇ Vương An Thạch : "Văn chương hạo miểu túc ba lan, Hành nghĩa điều điều hữu quy xứ" , (Tặng Bành Khí Tư ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sóng nước — Chỉ việc đời thay đổi thăng trầm như sóng nước — Chỉ sự học mênh mông như sóng nước — Chỉ phong trào lên xuống đổi thay.
phạm, phạn
fàn ㄈㄢˋ

phạm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nết làm cho thanh tịnh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nết làm cho thanh tịnh. Phật giáo lấy thanh tịnh làm tôn chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là phạm, như phạm cung cái cung thờ Phật, phạm chúng các chư sư, phạm âm tiếng phạm, v.v.
② Phạm tiên, một bực tu đã sạch hết tình dục, siêu thăng cõi sắc. Vị chúa tể này gọi là Phạm vương, làm thị giả Phật.
③ Cùng nghĩa như chữ phạm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ ghép 3

phạn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phiên âm chữ "brahman" trong tiếng Phạn. Là nguyên lí tối thượng, nền tảng cơ bản nhất của hiện hữu trong tín ngưỡng Vệ-đà. Về sau, "brahman" được nhân cách hóa trở thành một vị thần, và cuối cùng trở thành vị thần hộ pháp trong Phật giáo.
2. (Danh) Phạn ngữ nói tắt là "phạm" .
3. (Danh) § Xem "Phạm thiên" .
4. (Tính) Thanh tịnh. ◇ Duy Ma Cật sở thuyết kinh : "Thường tu phạm hạnh" (Quyển thượng ) Thường tu hạnh thanh tịnh. § Ghi chú: Phạm hạnh là giới hạnh của hàng xuất gia theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật, là hạnh từ bỏ nhục dục giới tính.
5. (Tính) Có liên quan tới Ấn Độ cổ. ◎ Như: "phạm ngữ" ngôn ngữ Ấn Độ cổ, được dùng để ghi lại những bài kinh của Ðại thừa Phật pháp, nói chung là ngôn ngữ được sử dụng trong các Thánh kinh của Ấn Ðộ, "phạm văn" văn tự Ấn Độ cổ. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phạm âm thâm diệu, Lệnh nhân nhạo văn" , (Tự phẩm đệ nhất ) Tiếng phạm thiên thâm thúy kì diệu, Khiến người thích nghe.
6. (Tính) Phật giáo lấy thanh tịnh làm tông chỉ, cho nên sự gì có quan thiệp đến Phật đều gọi là "phạm". ◎ Như: "phạm cung" cung thờ Phật, "phạm chúng" các chư sư, "phạm âm" tiếng Phạn.
7. § Thông "phạm" .
8. § Ghi chú: Còn đọc là "phạn".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thanh tịnh;
② (Thuộc về) Phật giáo: Chùa chiền;
③ Chữ Phạn: Phạn ngữ (ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ);
④ Tăng lữ quý tộc Ấn Độ;
⑤ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật có nghĩa là thanh tịnh, trong sạch — Thứ chữ cổ Ấn Độ, dùng viết kinh Phật, tức chữ Phạn — Thuộc về nhà Phật. Phạn : Cây phướn nhà chùa. » Mảng xem cây phạn thú mầu « ( B. C. K. N. ).

Từ ghép 10

nhi, năng
ér ㄦˊ, néng ㄋㄥˊ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, rồi
2. thế mà
3. lông má

Từ điển phổ thông

xe tang, xe đưa đám

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lông ở trên hai má.
2. (Đại) Mày, ngươi. ◎ Như: "dư tri nhi vô tội dã" ta biết ngươi vô tội, "nhi ông" cha mày. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
3. (Đại) Tôi, ta. ◇ Sử Kí : "Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên" , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.
4. (Giới) Đến, cho tới. ◎ Như: "tòng kim nhi hậu" từ bây giờ đến về sau. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo" (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.
5. (Liên) Và, với. ◎ Như: "cơ trí nhi dũng cảm" cơ trí và dũng cảm.
6. (Liên) Nhưng mà, mà. ◇ Luận Ngữ : "Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ" , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.
7. (Liên) Mà còn, mà lại. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ" , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?
8. (Liên) Thì, liền. § Dùng như "tắc" , "tựu" . ◇ Dịch Kinh : "Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật" , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.
9. (Liên) Nên, cho nên. ◇ Tuân Tử : "Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận" (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.
10. (Liên) Nếu mà. ◇ Luận Ngữ : "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi" , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.
11. (Liên) Huống là, huống chi. ◇ Trang Tử : "Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ?" , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?
12. (Trợ) Dùng ở đầu câu, tương đương với "khởi" , "nan đạo" : chứ đâu, nào phải. ◇ Luận Ngữ : "Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai" , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?
13. (Trợ) Dùng ở cuối câu, tương đương với "hề" , "bãi liễu" : thôi, thôi đi. ◇ Luận Ngữ : "Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi" ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.
14. (Động) Đến, tới. ◎ Như: "tự nam nhi bắc" từ nam đến bắc, "tự tráng nhi lão" từ trẻ mạnh đến già yếu.
15. (Động) Có thể, khả dĩ. § Dùng như chữ "năng" . ◇ Chiến quốc sách : "Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ?" (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Từ điển Thiều Chửu

① Mày, như nhi ông cha mày.
② Mà, vậy, dùng làm trợ ngữ như nhi kim an tại , dĩ nhi đã mà.
③ Bèn, lời nói chuyển xuống, như nhi mưu động can qua ư bang nội bèn mưu khởi sự đánh nhau ở trong nước.
④ Lông má.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lt) Và: Nhiệm vụ vĩ đại và gian khổ;
② Mà, mà còn: Không hẹn mà nên; Không lợi mà còn có hại nữa; Có tiếng mà không có miếng.【】nhi kim [érjin] Hiện nay, ngày nay;【】nhi huống [érkuàng] Huống chi, huống hồ: ? Trời đất bốn mùa còn có thăng trầm, huống chi là con người! (Thế thuyết tân ngữ); 【 】nhi huống hồ [érkuànghu] (văn) Xem ;【】nhi huống vu [érkuàngyú] (văn) Như ; 【】nhi thả [érqiâ] Mà còn, vả lại, hơn nữa: Bà con vùng này không những đã chiến thắng mọi thiên tai, mà còn được mùa nữa; 【】nhi dĩ [éryê] ... mà thôi, ... thế thôi: Chẳng qua chỉ có thế mà thôi; Chỗ hơi giống nhau giữa lợi và hại, chỉ có kẻ trí biết được mà thôi (Chiến quốc sách);【】nhi dĩ nhĩ [éryê âr] (văn) Mà thôi; 【】nhi dĩ hồ [éryêhu] (văn) Mà thôi ư ?; 【】nhi dĩ dã [éryêyâ] (văn) Mà thôi vậy; 【】 nhi dĩ tai [éryê'ai] (văn) Mà thôi ư?; 【】nhi dĩ hĩ [éryêyê] (văn) Mà thôi vậy;
③ Rồi ...: Trói lại rồi giết chết. 【 】nhi hậu [érhòu] Sau này, sau đây, rồi thì;
④ (Vì...) mà: Tôi vì anh mà lo lắng (tôi lo cho anh);
⑤ ... đến...: Từ thu đến đông; Từ nhỏ đến lớn;
⑥ Nếu mà: Các anh không có ý (bảo vệ quê nhà) thì thôi, nếu có ý, thì xin hãy xem đầu ngựa của tôi hướng về đâu sẽ rõ (Thanh bại loại sao);
⑦ Nhưng (dùng như , bộ ): Ngựa thiên lí thì có luôn, nhưng Bá Nhạc thì không phải lúc nào cũng có (Hàn Dũ: Mã thuyết);
⑧ Như, giống như: Tiếng kêu kinh hãi của quân lính giống như nhà cửa lớn sụp đổ (Lã thị Xuân thu: Sát kim);
⑨ Mày, ông, ngươi: Ông của mày; ? Ngươi có biết lòng ngươi không? (Sử kí);
⑩ Trợ từ để kết thúc ý câu: Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi (Luận ngữ: Tử hãn);
⑪ Trợ từ cuối câu biểu thị sự cảm thán: ! Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa a! (Thi Kinh);
⑫ Trợ từ cuối câu nghi vấn hoặc phản vấn (thường dùng kèm với , bộ ): ? quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư? (Tả truyện: Tuyên công tứ niên); Trợ từ dùng trong câu cầu khiến (biểu thị sự thúc giục hoặc ngăn cản): ! Thôi đi! Thôi đi! Những kẻ cầm quyền ngày nay thật nguy! (Luận ngữ: Vi tử); Trợ từ làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Thân mình dài cao hề (Thi Kinh: Tề phong, Y ta); Lông má.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mà — Tiếng để chuyển ý — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nhi.

Từ ghép 27

năng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tài năng (dùng như , bộ ): Đức hợp với ý muốn của vua một nước, tài năng (năng lực) tỏ được sự tin cậy cho người của một nước (Trang tử: Tiêu dao du).
trị
zhí ㄓˊ, zhì ㄓˋ

trị

phồn thể

Từ điển phổ thông

trị giá, đáng giá

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Giá. ◎ Như: "giá trị" .
2. (Động) Đáng giá. ◎ Như: "trị đa thiểu tiền?" đáng bao nhiêu tiền? ◇ Tô Thức : "Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim" (Xuân tiêu ) Đêm xuân một khắc đáng giá ngàn vàng.
3. (Động) Trực. ◎ Như: "trị ban" luân phiên trực, "trị nhật" ngày trực, "trị cần" thường trực.
4. (Động) Gặp. ◇ Nguyễn Trãi : "Thiên trung cộng hỉ trị giai thần" (Đoan ngọ nhật ) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng gặp ngày đẹp trời.
5. (Động) Cầm, nắm giữ. ◇ Thi Kinh : "Vô đông vô hạ, Trị kì lộ vũ" , (Trần phong , Uyên khâu ) Không kể mùa đông hay mùa hạ, Cầm lông cò trắng (để chỉ huy múa hát).
6. Cũng viết là .

Từ ghép 7

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.