mạc
mò ㄇㄛˋ

mạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sa mạc
2. thờ ơ, lạnh nhạt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sa mạc (bể cát). ◎ Như: "đại mạc chi trung" nơi sa mạc.
2. (Danh) Lượng từ: đơn vị trọng lượng rất nhỏ (thời xưa).
3. (Tính) Lặng lẽ, vắng lặng. ◎ Như: "đạm mạc" nhạt nhẽo, yên lặng, không thể lấy danh lợi làm động lòng được.
4. (Tính) Trong, thanh triệt.
5. (Tính) Rộng, bao la.
6. (Phó) Coi thường, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm. ◎ Như: "mạc nhiên" chểnh mảng, coi thường, "mạc thị" thờ ơ, hờ hững.
7. (Tính) "Mạc mạc" mờ mịt. ◇ Nguyễn Du : "Mạc mạc trần ai mãn thái không" 滿 (Kí hữu ) Mịt mù bụi bặm bay đầy bầu trời. § Ghi chú: Xem thêm "mạc mạc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bãi sa mạc (bể cát).
② Yên lặng, như đạm mạc nhạt nhẽo, yên lặng, không thể lấy danh lợi làm động lòng được.
③ Mạc nhiên chểnh mảng, coi thường.
④ Mạc mạc mây mù, mây bủa mờ mịt. Nguyễn Du : Mạc mạc trần ai mãn thái không 滿 mịt mù bụi bặm bay đầy bầu trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sa mạc: Bãi sa mạc lớn;
② Lãnh đạm, thờ ơ: Thờ ơ, không quan tâm đến.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước trong suốt — Yên lặng — Bãi cát rộng lớn. Cũng gọi là sa mạc — Mênh mông rộng lớn. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Hồn tráng sĩ biết đâu miền minh mạc, mịt mù gió lốc, thổi dấu tha hương «.

Từ ghép 11

khiển, khán
qiǎn ㄑㄧㄢˇ, qiàn ㄑㄧㄢˋ

khiển

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phái, sai, đưa đi
2. tiêu trừ, giải bỏ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, khiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tức khiển bàng nhân, cấp truy tương hoàn" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
2. (Động) Giải tán, phóng thích. ◎ Như: "khiển tán" giải tán, phân phát đi hết. ◇ Hậu Hán Thư : (Quyển nhất, Quang Vũ đế kỉ thượng ) "Triếp Bình khiển tù đồ, trừ Vương Mãng hà chánh" , Triếp Bình phóng thích những người tù tội, hủy bỏ chánh sách hà khắc của Vương Mãng.
3. (Động) Làm cho, khiến cho. ◇ Ông Sâm : "Tha đà mạc khiển thiều quang lão, Nhân sanh duy hữu độc thư hảo" , (Tứ thì độc thư lạc ) Lần lữa chẳng làm cho sắc xuân già, Đời người chỉ có đọc sách là hay thôi.
4. (Động) Đuổi đi, phóng trục, biếm trích. ◇ Hàn Dũ : "Trung San Lưu Mộng Đắc Vũ Tích diệc tại khiển trung" (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Lưu Mộng Đắc, (húy là) Vũ Tích, người đất Trung Sơn, cũng đương bị biếm trích.
5. (Động) Trừ bỏ, tiêu trừ. ◎ Như: "tiêu khiển" cởi bỏ (phiền muộn). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
6. Một âm là "khán". (Danh) Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân phát đi. Như khiển tán phân phát đi hết.
② Sai khiến.
③ Một âm là khán: Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cử (đi), phái (đi), sai khiến, khiển: 調 Điều binh khiển tướng; Đặc nhiệm; Sai ba vạn quân đi giúp Lưu Bị (Tam quốc chí);
② Làm cho khuây, trừ bỏ (nỗi buồn...), tiêu khiển: Giải trí, tiêu khiển; Để làm khuây cái tình li biệt (Nhiệm Phưởng);
③ (văn) Biếm trích (giáng chức quan đày đi xa): Lưu Mộng Đắc tên thật là Vũ Tích ở Trung Sơn cũng đương bị biếm trích (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);
④ (văn) Đưa đi;
⑤ (văn) Khiến cho, làm cho (dùng như 使, bộ , bộ ): Gió xuân biết li biệt là khổ, nhưng vẫn không làm cho cành liễu xanh tươi (Lí Bạch: Lao lao đình);
⑥ (văn) Xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sai khiến — Làm cho khuây khỏa. Td: Tiêu khiển. Hát nói của Cao Bá Quát: » Tiêu khiển một vài chung lếu láo « — Đuổi đi. Đày đi xa.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sai khiến, khiến. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tức khiển bàng nhân, cấp truy tương hoàn" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.
2. (Động) Giải tán, phóng thích. ◎ Như: "khiển tán" giải tán, phân phát đi hết. ◇ Hậu Hán Thư : (Quyển nhất, Quang Vũ đế kỉ thượng ) "Triếp Bình khiển tù đồ, trừ Vương Mãng hà chánh" , Triếp Bình phóng thích những người tù tội, hủy bỏ chánh sách hà khắc của Vương Mãng.
3. (Động) Làm cho, khiến cho. ◇ Ông Sâm : "Tha đà mạc khiển thiều quang lão, Nhân sanh duy hữu độc thư hảo" , (Tứ thì độc thư lạc ) Lần lữa chẳng làm cho sắc xuân già, Đời người chỉ có đọc sách là hay thôi.
4. (Động) Đuổi đi, phóng trục, biếm trích. ◇ Hàn Dũ : "Trung San Lưu Mộng Đắc Vũ Tích diệc tại khiển trung" (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Lưu Mộng Đắc, (húy là) Vũ Tích, người đất Trung Sơn, cũng đương bị biếm trích.
5. (Động) Trừ bỏ, tiêu trừ. ◎ Như: "tiêu khiển" cởi bỏ (phiền muộn). ◇ Thủy hử truyện : "Sử Tiến vô khả tiêu khiển, đề cá giao sàng tọa tại đả mạch tràng liễu âm thụ hạ thừa lương" , (Đệ nhị hồi) Sử Tiến không có gì tiêu khiển, (bèn) lấy chiếc ghế xếp ngồi hóng mát dưới gốc liễu trong sân đập lúa.
6. Một âm là "khán". (Danh) Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ điển Thiều Chửu

① Phân phát đi. Như khiển tán phân phát đi hết.
② Sai khiến.
③ Một âm là khán: Cái xe chở muông sinh trong đám ma.

Từ ghép 1

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(tên sông)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Lễ" : (1) Phát nguyên ở Hà Nam. (2) Ở Hồ Nam, chảy vào hồ Động Đình.
2. (Tính) Ngon ngọt. § Thông "lễ" . ◎ Như: "lễ tuyền" suối nước ngọt.

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên sông: Sông Lễ (ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước ngọt, nước uống được. Td: Hải lễ ( dòng nước ngọt chảy ngoài biển ). Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Trước từng trải Xiêm La, Cao Miên về Gia Định mới dần ra Khánh Thuận, đã mấy buổi sơn phong hải, lễ trời Cao Quang soi tỏ tấm kiên trinh «.
thống
tǒng ㄊㄨㄥˇ

thống

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. mối tơ
2. dòng, hệ thống
3. thống trị

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mối tơ. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiển chi tính vi ti, nhiên phi đắc công nữ chử dĩ nhiệt thang nhi trừu kì thống kỉ, tắc bất năng thành ti" , , (Thái tộc huấn ) Bản chất của kén tằm là làm ra tơ, nhưng không được nữ công nấu nước sôi và kéo ra thành mối sợi, thì không thành tơ được.
2. (Danh) Các đời nối dõi không dứt. ◎ Như: "huyết thống" dòng máu, "truyền thống" liên hệ từ đời này sang đời khác. ◇ Chiến quốc sách : "Thiên hạ kế kì thống, thủ kì nghiệp, truyền chi vô cùng" , , (Tần sách tam ) Thiên hạ nối tiếp các thế hệ, giữ sự nghiệp của mình, truyền lại mãi về sau không dứt.
3. (Danh) Kỉ cương, cương yếu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nghi thừa hồng nghiệp, vi vạn thế thống" , (Đệ tứ hồi) Xứng đáng kế thừa nghiệp lớn, làm khuôn phép cho muôn đời.
4. (Danh) Họ "Thống".
5. (Động) Cầm đầu, lĩnh đạo. ◎ Như: "thống lĩnh" suất lĩnh, cầm đầu tất cả.
6. (Phó) Hợp lại, tổng hợp. ◎ Như: "thống kê" tính gộp, "thống xưng" gọi chung.
7. (Tính) Tròn và rỗng (có hình ống). § Thông "đồng" . ◎ Như: "trường thống mã ngoa" giày ống cao.

Từ điển Thiều Chửu

① Mối tơ. Sự gì có manh mối có thể tìm ra được gọi là thống hệ . Ðời đời nối dõi không dứt cũng gọi là thống, như ngôi vua truyền nối nhau gọi là hoàng thống , thánh hiền nối nhau gọi là đạo thống , v.v.
② Tóm trị, như thống lĩnh tóm lĩnh cả. Chức quan cầm đầu một nước dân chủ gọi là tổng thống .
③ Hợp lại, như thống nhất hợp cả làm một.
④ Ðầu gốc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tất cả, gồm cả, tổng quát: Bao quát; Tất cả, hết thảy;
② Manh mối, hệ thống: Huyết thống;
③ (văn) Mối tơ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mối tơ — Gom các mối tơ lại — Trông coi bao gồm — Nối tiếp nhau có thứ tự.

Từ ghép 24

lương, lượng
liàng ㄌㄧㄤˋ

lương

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc để tang cha mẹ và các bậc sĩ đại phu thời cổ — Một âm là Lượng. Xem Lượng.

lượng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. xinh
2. sáng
3. thanh cao

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sáng láng, rực rỡ. ◇ Kê Khang : "Hạo hạo lượng nguyệt" (Tạp thi ) Rực rỡ trăng sáng.
2. (Tính) Sang sảng, cao vút (âm thanh). ◎ Như: "liệu lượng" vang xa, véo von.
3. (Tính) Trung trinh chính trực. ◎ Như: "cao phong lượng tiết" phẩm hạnh thanh cao, chính trực.
4. (Động) Hiển lộ, để lộ. ◎ Như: "lượng bài" lộ bài, "lượng tướng" công khai bày tỏ thái độ, lập trường hoặc trình bày quan điểm của mình.
5. (Động) Ngày xưa thiên tử có tang, giao phó chính sự cho đại thần, gọi là "lượng âm" . ◇ Thượng Thư : "Vương trạch ưu, lượng âm tam tự" , (Duyệt mệnh thượng ) Nhà vua có tang, lượng âm ba năm.
6. (Danh) Tên người. ◎ Như: "Gia Cát Lượng" người đời hậu Hán.

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, như lượng giám sáng soi.
② Thanh cao, như cao phong lượng tiết phẩm hạnh thanh cao.
③ Tên người, ông Gia Cát Lượng người đời hậu Hán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng, bóng: Sáng sủa; Sáng chói; Sáng trưng;
② Sáng (lên): Ánh đèn pin vừa lóe sáng; Trời sắp hửng sáng;
③ (Âm thanh) lanh lảnh, sang sảng: Giọng sang sảng;
④ Cất, bắt: Bắt giọng, cất giọng;
⑤ Rạng, sáng sủa, rạng rỡ (trong lòng): Sáng sủa (rạng rỡ) trong lòng;
⑥ Kiên trinh, chính trực: Tiết tháo trung thực thành khẩn, kiên trinh (Bạch Cư Dị);
⑦ Thành tín (dùng như ): , ? Người quân tử không thành tín, thì thao thủ thế nào được? (Mạnh tử: Cáo tử hạ);
⑧ (văn) Hiển lộ, lộ ra (dùng như động từ);
⑨ (văn) Phụ tá, phò giúp: Lúc ấy giúp vua lập công (Thượng thư: Nghiêu điển).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa, nhiều ánh sáng — Âm thanh trong và cao. Giọng cao — Đáng tin — Một âm khác là Lương. Xem Lương — Tên người, tức Nguyễn Huy Lượng, danh sĩ thời Lê, không rõ tuổi và quê quán, chỉ biết ông làm quan với nhà Lê, sau làm quan với nhà Tây sơn, được phong tới chức Chương lĩnh hầu, làm tới chức Hữu Hộ, thường gọi Hữu Hộ Lượng. Tác phẩm văn nôm có bài Tụng Tây Hổ phú, nội dung ca tụng công đức Tây sơn.

Từ ghép 5

cầm
qín ㄑㄧㄣˊ

cầm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bắt bớ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt giữ, tróc nã. ◎ Như: "giam cầm" giam giữ. ◇ Trần Quang Khải : "Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan" , (Tòng giá hoàn kinh ) Cướp giáo (giặc) ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở ải Hàm Tử. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khu cự thú lục phá Man binh, thiêu đằng giáp thất cầm Mạnh Hoạch" , (Đệ cửu thập hồi) Đuổi thú mạnh, sáu chuyến phá quân Man, đốt giáp mây, bảy lần bắt Mạnh Hoạch.
2. (Động) Chế phục. ◇ Sử Kí : "Hạng Vũ hữu nhất Phạm Tăng nhi bất năng dụng, thử kì sở dĩ vi ngã cầm dã" , (Cao Tổ bản kỉ ) Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên bị ta chế phục.
3. (Động) Cầm, nắm, quặp.

Từ điển Thiều Chửu

① Bắt, vội giữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bắt giữ: Bắt sống; Kẻ tội phạm bị bắt tại chỗ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt giữ. Chẳng hạn Cầm tặc cầm vương ( bắt giặc thì phải bắt tên tướng giặc ).

Từ ghép 4

thôn
tūn ㄊㄨㄣ

thôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nuốt
2. tiêu diệt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nuốt, ngốn. ◎ Như: "thôn phục dược hoàn" nuốt trửng viên thuốc, "lang thôn hổ yết" ăn ngốn ngấu (như sói, như cọp), "hốt luân thôn táo" nuốt trửng quả táo (làm sự việc hồ đồ, bừa bãi, thiếu suy xét). ◇ Trần Quốc Tuấn : "Dự Nhượng thôn thán nhi phục chủ thù" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Dự Nhượng nuốt than mà báo thù cho chủ.
2. (Động) Tiêu diệt, chiếm đoạt. ◎ Như: "tinh thôn" chiếm lấy. § Cũng viết là . ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Viên Thiệu tồn nhật, thường hữu thôn Liêu Đông chi tâm" , (Đệ tam thập tam hồi) Viên Thiệu khi còn sống, thường có ý muốn thôn tính Liêu Đông.
3. (Động) Bao hàm, chứa đựng. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Hàm viễn san, thôn Trường Giang, hạo hạo sương sương" , , (Nhạc Dương Lâu kí ) Ngậm núi xa, nuốt Trường Giang, mênh mông cuồn cuộn.
4. (Danh) Họ "Thôn".

Từ điển Thiều Chửu

① Nuốt, ăn không nhai cứ nuốt ngay xuống gọi là thôn.
② Diệt mất. Ðánh lấy đất nước người ta thu làm đất nước mình gọi là tính thôn . Cũng viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nuốt, nuốt trửng, ngốn: Ăn ngốn ngấu, ăn như hổ ngốn; Nuốt trửng quả táo. (Ngr) Tiếp thu một cách bừa bãi;
② Xâm lấn, thôn tính, diệt mất: Thôn tính tiêu diệt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho vào miệng mà nuốt — Chiếm lấy.

Từ ghép 11

quan, quán
guān ㄍㄨㄢ, guàn ㄍㄨㄢˋ

quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem: Cưỡi ngựa xem hoa; Chờ xem hiệu quả sau này ra sao;
② Bộ mặt, hiện tượng, diện mạo, cảnh tượng: Hiện tượng bên ngoài; Thay đổi bộ mặt;
③ Quan niệm, quan điểm, quan; Nhân sinh quan, quan điểm về nhân sinh (đời sống); Thế giới quan. Xem [guàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn xem kĩ lưỡng — Điều xem thấy — Điều ý thức được. Thấy trong lòng. Xem Quan niệm .

Từ ghép 39

quán

phồn thể

Từ điển phổ thông

xem, quan sát

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xem xét, thẩm thị. ◎ Như: "sát ngôn quan sắc" xem xét lời nói vẻ mặt. ◇ Dịch Kinh : "Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa" , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.
2. (Động) Ngắm nhìn, thưởng thức. ◎ Như: "quan thưởng" ngắm nhìn thưởng thức, "tham quan" thăm viếng (du lịch). ◇ Tả truyện : "Thỉnh quan ư Chu lạc" (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.
3. (Động) Bày ra cho thấy, hiển thị. ◇ Tả truyện : "Quan binh ư Đông Di" (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.
4. (Danh) Cảnh tượng, quang cảnh. ◎ Như: "kì quan" hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, "ngoại quan" hiện tượng bên ngoài.
5. (Danh) Cách nhìn, quan điểm, quan niệm. ◎ Như: "nhân sanh quan" quan điểm về nhân sinh, "thế giới quan" quan niệm về thế giới.
6. (Danh) Họ "Quan".
7. Một âm là "quán". (Động) Xét thấu, nghĩ thấu. ◇ Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách" , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.
8. (Danh) Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi. ◇ Lễ Kí : "Sự tất xuất du vu quán chi thượng" (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.
9. (Danh) Lầu, gác cao. ◎ Như: "Nhật quán" là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn . ◇ Sử Kí : "Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát" , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.
10. (Danh) Miếu đền của đạo sĩ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử" , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.
11. (Danh) Họ "Quán".

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, xem xét, xem ở chỗ rộng lớn gọi là quan. Như quan hải xem bể, xem xét thiên văn gọi là quan tượng , xem xét dân tục gọi là quan phong , ngần ngừ không quyết gọi là quan vọng .
② Cái hình tượng đã xem, như trang quan xem ra lộng lẫy lắm, mĩ quan xem ra xinh đẹp lắm.
③ Tỏ ra cho người ta biết cũng gọi là quan. Như dung quan dáng điệu của mình đã tỏ ra.
④ Ý thức. Gặp sự thương vui không động đến tâm gọi là đạt quan , nay ta nói lạc quan coi là vui, bi quan coi là thương, chủ quan coi là cốt, khách quan coi là phụ, đều theo một ý ấy cả.
⑤ So sánh.
⑥ Soi làm gương.
⑦ Chơi.
⑧ Một âm là quán. Xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới đạo chính gọi là quán. Như nhất tâm tam quán một tâm mà mà xét thấu cả ba phép, chỉ quán yên định rồi xét thấu chân tâm, như Kinh Dịch nói quán ngã sinh vô cữu xét thấu cái nghĩa vụ của đời ta mới không mắc vào tội lỗi. Đạo Phật có phép tu dùng tai mà xem xét cõi lòng, trừ tiệt cái mầm ác trở nên bậc Vô thượng, nên gọi là phép quán . Như Quan âm bồ tát , vì ngài tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là Quán thế âm .
⑨ Làm nhà trên cái đài gọi là quán. Như trên núi Thái sơn có cái nhà để xem mặt trời gọi là nhật quán , trong nhà vua, trong vườn hoa làm cái nhà cao để chơi cũng gọi là quán.
⑩ Các nhà thờ của đạo sĩ cũng gọi là quán.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà cất trên đài cao;
② Đền, miếu của đạo sĩ ở;
③ [Guàn] (Họ) Quán. Xem [guan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà của đạo sĩ ở để tu luyện. Td: Am quán — Một âm là Quan. Xem quan.
cầu, cừu
qiú ㄑㄧㄡˊ

cầu

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo da, áo lông, áo cừu: Tích lông nên áo; Áo cừu giá ngàn vàng;
② [Qiú] (Họ) Cầu.

cừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

áo lông, áo cừu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Áo làm bằng da hoặc lông thú. ◇ Nguyễn Du : "Tệ tận điêu cừu bất phục Tê, Triệu đài chỉ chưởng thổ hồng nghê" 西, (Tô Tần đình ) Rách hết áo cừu đen, không trở lại phía Tây (nhà Tần), Nơi triều đường nước Triệu, đập tay thở ra cầu vồng (ra tài hùng biện).
2. (Danh) Họ "Cừu".
3. (Động) Mặc áo da hoặc áo lông. ◇ Kê Khang : "Trọng Đô đông lỏa nhi thể ôn, hạ cừu nhi thân lương" , (Đáp hướng tử kì nan dưỡng sanh luận ) Trọng Đô mùa đông ở trần mà mình ấm, mùa hè mặc áo da mà thân mát.

Từ điển Thiều Chửu

① Áo lông, áo cừu. Nguyễn Du : Tệ tận điêu cừu bất phục tê, Triệu đài chỉ chưởng thổ hồng nghê 西 Rách hết áo cừu đen, không trở lại phía Tây (nhà Tần), Nơi triều đường nước Triệu, đập tay thở ra cầu vồng (ra tài hùng biện).
② Cơ cừu nối được nghiệp trước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Áo da, áo lông, áo cừu: Tích lông nên áo; Áo cừu giá ngàn vàng;
② [Qiú] (Họ) Cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái áo lạnh bằng da thú. Bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành có câu: » Trong nhà rỡ vẻ áo xiêm, trạnh nghĩ buổi tấm cừu vung trước gió «.

Từ ghép 8

ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
② Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
② Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.