phát
bō ㄅㄛ, fā ㄈㄚ, fǎ ㄈㄚˇ, fà ㄈㄚˋ

phát

giản thể

Từ điển phổ thông

1. gửi đi
2. bắn
3. phất
4. phát ra

Từ điển phổ thông

1. tóc
2. một phần nghìn của một tấc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tóc: Đầu tóc; Tóc bạc; Cắt tóc, hớt tóc; Búi tóc đi học; (Cụ già) tóc bạc nhưng sắc mặt hồng hào như trẻ con;
② (văn) Đường tơ kẽ tóc, một li, một tí. Xem [fa].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phát ra, gởi đi: Phát lương: Gởi thư đi;
② Phát biểu, phát ngôn: Ra bản tuyên bố;
③ Bắn: 20 khẩu pháo cùng bắn một loạt;
④ Phát (đạn): Một viên đạn;
⑤ Phát huy, bốc hơi: Dầu bốc; Phát huy trí tuệ
⑥ Triển khai, mở rộng, nở ra: Ngâm đậu làm giá; Bột mì đã lên men; Phát triển; Bắp thịt nở nang; Đang độ dậy thì;
⑦ Khai quật, bới ra, vạch trần: Khai quật; Vạch trần âm mưu;
⑧ Lộ ra (tình cảm): Nổi giận: Nực cười;
⑨ Biến chất: Cuốn sách này đã ngã màu: Quần áo đã ẩm;
⑩ Cảm thấy: Cảm thấy tê tê;
⑪ Đi, lên đường: Sáng đi chiều đến;
⑫ Dấy lên, dẫn tới: Dấy lên phong trào;
⑬ (văn) Khiến;
⑭ (văn) Đi mừng tân gia (khánh thành nhà mới). Xem [fà] (bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 19

duy
wéi ㄨㄟˊ, yí ㄧˊ

duy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nối liền
2. gìn giữ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dây, dây để buộc.
2. (Danh) Phép tắc, kỉ cương. ◇ Tư Mã Thiên : "Bất dĩ thử thì dẫn cương duy, tận tư lự" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lúc đó không biết lấy kỉ cương mà trình bày, suy nghĩ tới cùng.
3. (Danh) Mép lưới, bốn giường lưới gọi là "duy". § Vì thế bốn phương cũng gọi là "tứ duy" .
4. (Danh) Bờ, góc. ◎ Như: "thiên duy" bên trời, "khôn duy" bên đất.
5. (Danh) Sợi, xơ. § Phàm vật gì nhỏ mà dài đều gọi là "duy". ◎ Như: các loài động vật, thực vật có chất như sợi nhỏ và dài như xơ mướp, xơ thịt gọi là "tiêm duy chất" .
6. (Danh) Họ "Duy".
7. (Động) Buộc, cột. ◎ Như: "duy hệ" ràng buộc, "duy chu" buộc thuyền.
8. (Động) Liên kết. ◇ Chu Lễ : "Kiến mục lập giam, dĩ duy bang quốc" , (Hạ quan , Đại tư mã ) Lập ra các chức quan coi sóc, giám sát, để liên kết các nước lớn nhỏ.
9. (Động) Giữ gìn, bảo hộ. ◎ Như: "duy hộ" giữ gìn che chở, "duy trì" giữ gìn.
10. (Phó) Chỉ, bui. § Cũng như "duy" hay "duy" .
11. (Trợ) Tiếng giúp lời (ngữ khí từ). ◇ Vương Bột : "Thì duy cửu nguyệt, tự thuộc tam thu" , (Đằng Vương Các tự ) Lúc ấy đương là tháng chín, tiết trời vào tháng thứ ba của mùa thu.

Từ điển Thiều Chửu

① Buộc, như duy hệ , duy trì ràng buộc giữ gìn cho khỏi đổ hỏng.
② Mép lưới, bốn giường lưới gọi là duy, vì thế bốn phương cũng gọi là tứ duy . Bên bờ cõi nước cũng gọi là duy, như thiên duy bên trời, khôn duy bên đất, v.v.
③ Phàm vật gì nhỏ mà dài đều gọi là duy, như cái loài động vật thực vật có chất như sợi nhỏ và dài như xơ mướp, xơ thịt, v.v. gọi là tiêm duy chất .
④ Bui, tiếng đệm. Cũng như chữ duy hay .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Duy trì, giữ gìn;
② (văn) Dây buộc: Cột trời gãy, dây đất đứt (Hoài Nam tử);
③ (văn) Góc: 西 Mặt trời mọc ở góc đông nam, lặn ở góc tây nam (Hoài Nam tử);
④ (văn) Buộc: Buộc thuyền;
⑤ (văn) Suy nghĩ (dùng như , bộ ): Nghĩ về sự an lạc của muôn đời (Sử kí);
⑥ (văn) Là: Phiên thị là quan tư đồ (Thi Kinh);
⑦ (văn) Chỉ, chỉ có: Rốt lại ít anh em, chỉ có tôi và anh (Thi Kinh);
⑧ Như [wéi];
⑨ Sợi;
⑩ (văn) Trợ từ (dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, như , bộ , bộ ): Năm thứ 29, hoàng đế đi du xuân (Sử kí);
⑪ [Wéi] (Họ) Duy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dây cột mui xe thời xưa — Dây ở góc lưới để kéo lưới lên — Cột lại. Liên kết lại — Cái dây — Cũng dùng như chữ Duy hoặc .

Từ ghép 16

lâu, lậu
lóu ㄌㄡˊ, lòu ㄌㄡˋ

lâu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xấu xí — Một âm là Lậu.

Từ ghép 1

lậu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

rò rỉ, dột

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấm, nhỏ, rỉ, dột. ◇ Đỗ Phủ : "Sàng đầu ốc lậu vô can xứ" (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Đầu giường, nhà dột, không chỗ nào khô.
2. (Động) Để lộ. ◎ Như: "tiết lậu" tiết lộ, "tẩu lậu tiêu tức" tiết lộ tin tức. ◇ Vương Thao : "Kiến song khích do lậu đăng quang, tri quân vị miên" , (Yểu nương tái thế ) Thấy khe cửa sổ còn ánh đèn le lói, biết chàng chưa ngủ.
3. (Động) Bỏ sót. ◎ Như: "di lậu" để sót, "giá nhất hàng lậu liễu lưỡng cá tự" dòng này sót mất hai chữ.
4. (Động) Trốn tránh. ◎ Như: "lậu thuế" trốn thuế.
5. (Danh) Đồng hồ nước. § Ghi chú: Ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào, nhỏ giọt, mực nước dâng cao, cái thẻ khắc giờ nổi lên, xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn. ◇ Nguyễn Trãi : "Kim môn mộng giác lậu thanh tàn" (Thứ vận Trần Thượng Thư đề Nguyễn Bố Chánh thảo đường ) Nơi kim môn tỉnh giấc mộng, đồng hồ đã điểm tàn canh.
6. (Danh) Canh (thời gian). ◇ Liêu trai chí dị : "Tự thìn dĩ hất tứ lậu, kế các tận bách hồ" , (Hoàng Anh ) Từ giờ Thìn tới hết canh tư, tính ra mỗi người uống cạn một trăm hồ.
7. (Danh) Ô nhiễm, phiền não (thuật ngữ Phật giáo, tiếng Phạn "āśrava"). ◎ Như: "lậu tận" trừ sạch mọi phiền não.
8. (Danh) "Ốc lậu" xó nhà. Xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là "thượng bất quý vu ốc lậu" (Thi Kinh ).
9. (Danh) Chỗ hở, lỗ hổng.
10. (Danh) Bệnh đi đái rặn mãi mới ra từng giọt, có chất mủ rớt. Bệnh có chất lỏng rỉ ra.
11. (Danh) Họ "Lậu".
12. (Tính) Đổ nát, sơ sài, quê mùa. ◎ Như: "lậu bích" tường đổ nát. ◇ Tuân Tử : "Tuy ẩn ư cùng diêm lậu ốc, nhân mạc bất quý chi" , , (Nho hiệu ) Tuy ở ẩn nơi ngõ cùng nhà quê, không ai là không quý trọng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thấm ra, nhỏ ra, rỉ.
② Tiết lậu, để sự bí mật cho bên ngoài biết gọi là lậu.
③ Khắc lậu, ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào lâu lâu lại nhỏ một giọt, nước đầy thì cái thẻ khắc giờ nổi lên xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn.
④ Ốc lậu xó nhà về phía tây bắc, xó nhà là chỗ vắng vẻ không có ai, nên nói bóng về việc người quân tử biết tu tỉnh cẩn thận từ lúc ở một mình gọi là bất quý ốc lậu (Thi Kinh ).
⑤ Bệnh lậu. Ði đái rặn mãi mới ra từng giọt mà hay đi ra chất mủ rớt gọi là bệnh lậu. Bệnh gì có chất lỏng rỉ ra đều gọi là lậu.
⑥ Thối.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy, rỉ: Nước trong ấm đã chảy sạch; Cái nồi bị rỉ;
② Lậu hồ, khắc lậu, đồng hồ cát: Lậu tận canh tàn;
③ Tiết lộ: Tiết lộ bí mật;
④ Thiếu sót: Nói một sót mười; Dòng này sót mất hai chữ;
⑤ (y) Bệnh lậu;
⑥ (văn) Xó: Xó nhà;
⑦ (văn) Thối.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nước rỉ ra. Nhỏ giọt — Làm lộ việc kín. » Cùng nhau lặn chẳng dám hô. Thầm toan mưu kế chẳng cho lậu tình « ( Lục Vân Tiên ). Xuyên thủng — Tên bệnh hoa liễu, làm chảy mũ tại cơ quan sinh dục. Ta cũng gọi là bệnh Lậu — Dụng cụ để đo thời giờ ngày xưa, cho nước nhỏ giọt rồi xem mực nước còn lại mà biết giờ giấc. Chỉ giờ giấc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đêm thu khắc lậu canh tàn. Gió tây trút lá trăng ngàn dặm sương «.

Từ ghép 22

lí, lý
lǐ ㄌㄧˇ

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỗ ở, nhà ở. ◇ Thi Kinh : "Tương Trọng tử hề, vô du ngã lí" , (Trịnh phong , Tương Trọng tử minh ) Xin chàng Trọng tử, Đừng trèo qua nhà em.
2. (Danh) Làng. § Ngày xưa, chỗ dân ở 25 nhà gọi là "lí".
3. (Danh) Xóm phường, hàng phố. ◎ Như: "lí hạng" ngõ xóm, "lân lí" hàng xóm.
4. (Danh) Quê hương, quê nhà. ◎ Như: "cố lí" quê cũ. ◇ Giang Yêm : "Cát từ nhẫn ái, li bang khứ lí" , (Biệt phú ) Dứt bỏ mẹ cha, lìa xứ xa quê.
5. (Danh) Lượng từ: dặm (đơn vị chiều dài). § Ngày xưa 360 bước là một dặm; ngày nay, "công lí" là một nghìn thước (1000 m).
6. (Danh) Bên trong. § Thông .
7. § Giản thể của , .

Từ ghép 25

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. làng xóm
2. dặm

Từ điển phổ thông

1. ở trong
2. lần lót áo

Từ điển Thiều Chửu

① Làng. Chỗ dân ở 25 nhà gọi là lí.
② Dặm, 360 bước là một dặm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lớp vải lót bên trong (áo, chăn), lớp lót, mặt trái của vải vóc: Mặt trong vỏ chăn; Vải lót quần áo; Mặt này là trái;
② Phía trong: Nhà trong; Vòng trong;
③ Trong: Trong tay; Trong hòm; Nói bóng;
④ Nơi, bên, đằng, phía: Nơi đây; Bên kia; Đằng trước;
⑤ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hàng xóm, hàng phố, láng giềng: Hàng xóm; Ngõ xóm;
② Quê hương: Quê nhà;
③ Xóm, làng (thời xưa gồm 25 nhà);
④ Dặm (500 mét);
⑤ [Lê] (Họ) Lí.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làng nơi cư ngụ của nhiều gia đình trong vùng quê — Dặm đường. Td: Thiên lí (nghìn dặm). Chỗ ở. Nơi cư ngụ. Đoạn trường tân thanh có câu: "Sinh rằng lân lí ra vào, gần đây nào phải người nào xa xôi".

Từ ghép 4

hiện, kiến
jiàn ㄐㄧㄢˋ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

tỏ rõ, hiện ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấy, trông thấy. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy, "tương kiến hận vãn" tiếc rằng biết nhau quá muộn. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
2. (Động) Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng). ◎ Như: "yết kiến" , "bái kiến" .
3. (Động) Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi. ◇ Sử Kí : "Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.
4. (Động) Xem. ◎ Như: "kiến thượng" xem trên.
5. (Động) Gặp phải, đụng, chạm. ◎ Như: "kiến thủy tức dong" gặp phải nước liền tan.
6. (Động) Bị, được (thể bị động). ◎ Như: "kiến nghi" bị ngờ, "kiến hại" bị hại. ◇ Sử Kí : "Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán" 滿, (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.
7. (Danh) Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy. ◎ Như: "thiển kiến" sự hiểu biết nông cạn, "thiên kiến" ý kiến thiện lệch, "viễn kiến" cái thấy xa rộng.
8. (Danh) Họ "Kiến".
9. (Phó) Có chiều hướng, có xu hướng. ◎ Như: "nhật kiến hảo chuyển" từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, "nhật kiến hưng vượng" mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.
10. (Phó) Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động. ◎ Như: "thỉnh vật kiến tiếu" xin đừng cười tôi, "thỉnh đa kiến lượng" xin thể tình cho tôi. ◇ Sưu thần hậu kí : "Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất" , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.
11. Một âm là "hiện". (Động) Tỏ rõ, hiện ra. § Cũng như "hiện" . ◇ Đỗ Phủ : "Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc" ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn" , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.
12. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◇ Tả truyện : "Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh" (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.
13. (Tính) Nay, bây giờ, hiện tại. ◇ Mạnh Hán Khanh : "Hiện niên tam thập ngũ tuế" (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.
14. (Tính) Hiện có, sẵn có. ◇ Sử Kí : "Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.
15. (Danh) Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy, mắt trông thấy.
② Ý biết, như kiến địa chỗ biết tới, kiến giải chỗ hiểu biết, v.v.
③ Yết kiến. Như tham kiến vào hầu.
④ Bị. Như kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại, v.v.
⑤ Một âm là hiện. Tỏ rõ, hiện ra. Như thiên hạ hữu đạo tắc hiện thiên hạ có đạo thì ra làm quan mà làm vẻ vang ở đời.
⑥ Tiến cử.
⑦ Cái trang sức ngoài áo quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tỏ rõ, hiện ra (dùng như , bộ ): Thiên hạ có đạo thì ra làm quan để được vẻ vang;
② Tiến cử;
③ Đồ trang sức ngoài quan tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Hiện — Một âm là Kiến. Xem Kiến.

Từ ghép 1

kiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

gặp, thấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấy, trông thấy. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy, "tương kiến hận vãn" tiếc rằng biết nhau quá muộn. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
2. (Động) Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng). ◎ Như: "yết kiến" , "bái kiến" .
3. (Động) Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi. ◇ Sử Kí : "Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.
4. (Động) Xem. ◎ Như: "kiến thượng" xem trên.
5. (Động) Gặp phải, đụng, chạm. ◎ Như: "kiến thủy tức dong" gặp phải nước liền tan.
6. (Động) Bị, được (thể bị động). ◎ Như: "kiến nghi" bị ngờ, "kiến hại" bị hại. ◇ Sử Kí : "Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán" 滿, (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.
7. (Danh) Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy. ◎ Như: "thiển kiến" sự hiểu biết nông cạn, "thiên kiến" ý kiến thiện lệch, "viễn kiến" cái thấy xa rộng.
8. (Danh) Họ "Kiến".
9. (Phó) Có chiều hướng, có xu hướng. ◎ Như: "nhật kiến hảo chuyển" từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, "nhật kiến hưng vượng" mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.
10. (Phó) Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động. ◎ Như: "thỉnh vật kiến tiếu" xin đừng cười tôi, "thỉnh đa kiến lượng" xin thể tình cho tôi. ◇ Sưu thần hậu kí : "Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất" , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.
11. Một âm là "hiện". (Động) Tỏ rõ, hiện ra. § Cũng như "hiện" . ◇ Đỗ Phủ : "Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc" ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn" , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.
12. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◇ Tả truyện : "Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh" (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.
13. (Tính) Nay, bây giờ, hiện tại. ◇ Mạnh Hán Khanh : "Hiện niên tam thập ngũ tuế" (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.
14. (Tính) Hiện có, sẵn có. ◇ Sử Kí : "Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.
15. (Danh) Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy, mắt trông thấy.
② Ý biết, như kiến địa chỗ biết tới, kiến giải chỗ hiểu biết, v.v.
③ Yết kiến. Như tham kiến vào hầu.
④ Bị. Như kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại, v.v.
⑤ Một âm là hiện. Tỏ rõ, hiện ra. Như thiên hạ hữu đạo tắc hiện thiên hạ có đạo thì ra làm quan mà làm vẻ vang ở đời.
⑥ Tiến cử.
⑦ Cái trang sức ngoài áo quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấy, trông thấy: Điều tai nghe mắt thấy;
② Xem: 125 Xem trang 125 tập V ;
③ Thăm: Anh ấy muốn đến thăm anh;
④ Gặp, tiếp, yết kiến: Tôi không muốn gặp anh ấy; Tiếp khách;
⑤ Ý kiến: Không được khư khư giữ ý kiến của mình;
⑥ (văn) Bị, được: Bị chê cười; Được khoan thứ;
⑦ (trợ): Trông thấy; Không nghe rõ;
⑧ (văn) Tôi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ở vị trí của tân ngữ và đặt trước động từ): 便 Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra (Sưu thần hậu kí);
⑨ (văn) Hiện đang: Ông Võ liền viết thư trả lời: Đứa trẻ đang còn sống, chưa chết (Hán thư: Ngoại thích truyện);
⑩ [Jiàn] (Họ) Kiến. Xem , [xiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấy. Mắt nhìn thấy — Chỉ sự hiểu biết — Gặp gỡ, gặp mặt — Bị. Phải chịu — Một âm khác là Hiện — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 58

bách văn bất như nhất kiến 百聞不如一見bái kiến 拜見bất kiến kinh truyện 不見經傳bất kiến quan tài bất lạc lệ 不見棺材不落淚bệ kiến 陛見biên kiến 邊見các chấp sở kiến 各執所見các trì kỉ kiến 各持己見chàng kiến 撞見chấp kiến 執見chính kiến 政見chủng quyết chửu kiến 踵決肘見chứng kiến 證見chước kiến 灼見dẫn kiến 引見dị kiến 異見dự kiến 預見dương trình kí kiến 洋程記見định kiến 定見đoản kiến 短見hội kiến 會見huyệt kiến 穴見kiến bối 見背kiến địa 見地kiến giải 見解kiến hiệu 見効kiến hiệu 見效kiến ngoại 見外kiến thức 見識kiến tiền 見錢kiến tiểu 見小kiến tính 見性kiến xỉ 見齒lậu kiến 陋見mậu kiến 謬見mộng kiến 夢見mục kiến 目見ngọa kiến 卧見nhất kiến 一見nhất kiến như cố 一見如故phát kiến 發見quả kiến 寡見quản kiến 管見sáng kiến 創見sở kiến 所見tái kiến 再見thành kiến 成見thiên kiến 偏見thiển kiến 淺見tiên kiến 先見tiếp kiến 接見tràng kiến 撞見triệu kiến 召見triều kiến 朝見tương kiến 相見ý kiến 意見yến kiến 宴見yết kiến 謁見
nhương
ráng ㄖㄤˊ

nhương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùi quả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phần cơm trái ăn được của dưa, quả. ◎ Như: "tây qua nhương" 西 ruột dưa hấu.
2. (Danh) Cái để bên trong. ◎ Như: "tín phong lí một hữu nhương nhi" trong phong bì không có gì cả.
3. (Danh) Nhân bánh. ◎ Như: "nguyệt bính nhương" nhân bánh trung thu.
4. (Danh) Tỉ dụ sự tình bên trong, ẩn tình. ◎ Như: "nhương lí đích sự thùy hiểu đắc" sự tình uẩn khúc bên trong ai hiểu được.
5. (Danh) Lượng từ: múi, miếng. ◇ Mao Thuẫn : "Phẫu khai liễu đích tiên tân lang nhất nhương nhất nhương đích bãi tại lục diệp thượng" (Hải Phòng phong cảnh ) Bổ quả cau tươi từng múi một bày ra trên lá xanh.
6. (Tính) Đục, vẩn.
7. (Tính) Không đúng, sai (tiếng địa phương). ◎ Như: "nhĩ khai xa đích kĩ thuật chân nhương" kĩ thuật lái xe của anh thật là sai.
8. (Tính) Nát, mục, xốp, nhuyễn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùi.
② Múi quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cùi;
② Ruột, nhân, múi (hoa quả): 西 Ruột dưa hấu. Cg. [rángr], [rángzi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hạt dưa. Hột trong trái dưa.
như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

vịnh
yǒng ㄧㄨㄥˇ

vịnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

vịnh thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ca hát, ngâm, đọc văn thơ có âm điệu ngân nga trầm bổng. ◎ Như: "ngâm vịnh" ca ngâm. ◇ Luận Ngữ : "Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy" , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.
2. (Động) Diễn tả, biểu đạt. ◇ Tấn Thư : "Hoành hữu dật tài, văn chương tuyệt mĩ, tằng vi vịnh sử thi, thị kì phong tình sở kí" , , , (Viên Hoành truyện ) Hoành có biệt tài, văn chương tuyệt mĩ, đã từng diễn dịch sử thi, để gửi gắm tâm tình của mình.
3. (Động) Ca tụng, tán dương. ◇ Ban Cố : "Há vũ thướng ca, đạo đức vịnh nhân" , (Đông đô phú ) Xuống múa lên ca, Tán dương nhân đức.
4. Cũng viết là "vịnh" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngâm vịnh, đọc văn thơ đến chỗ có âm điệu phải kéo dài giọng đọc ra gọi là vịnh. Có khi viết là vịnh .

Từ điển Trần Văn Chánh

Ngâm vịnh, hát: Hát, ca hát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hát lên. Ngâm lên. Td: Ngâm vịnh. Kêu hót ( nói về loài chim ) — Dùng thơ để bày tỏ tình cảm của mình về một việc hay một sự vật. Đoạn trường tân thanh : » Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần «.

Từ ghép 11

bưu
chuí ㄔㄨㄟˊ, yóu ㄧㄡˊ

bưu

phồn thể

Từ điển phổ thông

nhà trạm (truyền tin)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nhà trạm. § Dùng ngựa truyền tin gọi là "trí" , chạy bộ truyền tin gọi là "bưu" .
2. (Danh) Người đưa chuyển văn thư.
3. (Danh) Cơ quan nhận gửi và phân phát thư từ, gói, kiện... ◎ Như: "bưu chính cục" nhà bưu điện.
4. (Danh) Cái nhà làm bên đồng cho các quan chức coi về việc canh nông đốc xuất dân gian cày cấy gọi là "bưu đình" .
5. (Danh) Lầm lỗi. § Thông "vưu" . ◎ Như: Ngày xưa có một chức quan gọi là "đốc bưu" chuyên việc xét các tội lỗi của các quan châu huyện dưới quyền mình. ◇ Thi Kinh : "Thị viết kí túy, Bất tri kì bưu" , (Tiểu nhã , Tân chi sơ diên ) Ấy là đã say, Không biết lỗi lầm của mình nữa.
6. (Danh) Họ "Bưu".
7. (Động) Gửi, truyền đi, chuyển đạt. ◎ Như: "bưu kí" gửi đi, "bưu đệ" chuyển đạt. ◇ Uẩn Kính : "Vi bi văn bưu chi Triều Châu" (Triều Châu hàn văn công miếu bi văn ) Làm văn bia gửi đến Triều Châu.
8. (Động) Oán hận. § Thông "vưu" .
9. (Phó) Rất, càng. § Thông "vưu" . ◇ Liệt Tử : "Lỗ chi quân tử, mê chi bưu giả, yên năng giải nhân chi mê tai" , , (Chu Mục vương ) Người quân tử nước Lỗ mê lầm quá lắm, thì làm sao mà giải trừ mê lầm của người được.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhà trạm. Dùng ngựa truyền tin gọi là trí , chạy bộ truyền tin gọi là bưu . Các nhà dây thép dùng để thông tin tức chạy thơ từ khắp các nơi bây giờ gọi là bưu chính cục .
② Cái nhà làm bên đồng. Cái nhà làm bên đồng cho các quan chức coi về việc canh nông đốc xuất dân gian cày cấy gọi là bưu đình .
③ Rất, càng.
④ Ngày xưa có một chức quan gọi là đốc bưu chuyên việc xét các tội lỗi của các quan châu huyện dưới quyền mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gởi (qua bưu điện): Gởi 200 đồng vể nhà;
② (Thuộc) bưu điện;
③ (cũ) Nhà trạm (để chuyển công văn, thư tín thời xưa);
④ (văn) Rất, càng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thư từ truyền theo đường bộ — Lầm lỗi.

Từ ghép 18

hấp
xī ㄒㄧ, xì ㄒㄧˋ

hấp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đóng lại
2. phù hợp, tương xứng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp. ◇ Thi Kinh : "Huynh đệ kí hấp, Hòa lạc thả trạm" , (Tiểu nhã , Thường lệ ) Anh em hòa hợp, Thật là vui vẻ.
2. (Động) Thu lại, đóng lại. ◎ Như: "tịch hấp" mở đóng.
3. (Động) Hút vào. § Thông "hấp" . ◇ Thi Kinh : "Duy nam hữu Cơ, Tái hấp kì thiệt" , (Tiểu nhã , Đại đông ) Phương nam có sao Cơ, Lại hút cái lưỡi của nó vào.
4. (Động) Tụ tập. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Hấp tập gia môn, Khuynh động nhân vật" , (Thế thuyết tân ngữ , Bài điều 調) Tụ tập gia tộc, Náo động người vật.

Từ điển Thiều Chửu

① Hợp, như dư luận hấp nhiên 輿 dư luận hợp nhau.
② Thu liễm, đóng lại. Như tịch hấp mở đóng.
③ Dẫn, kéo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hòa thuận, hợp: 輿 Dư luận hợp nhau;
② Thu lại, co lại, đóng lại: Mở đóng;
③ Dẫn, kéo.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tụ họp lại — Đưa dẫn tới — Thịnh nhiều.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.