Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ cách truyền đạo bằng tấm lòng, chớ không phải bằng lời giảng.

Từ điển trích dẫn

1. Chánh trị, pháp độ. ◇ Thương quân thư : "Lự thế sự chi biến, thảo chánh pháp chi bổn, cầu sử dân chi đạo" , , 使 (Canh pháp ).
2. Pháp độ công bình chính đáng. ◇ Hoài Nam Tử : "Lập chánh pháp, tắc tà toại, quần thần thân phụ, bách tính hòa tập" , , , (Binh lược ) Lập ra pháp độ công chính, ngăn chặn tà đạo, vua tôi thân cận phụ giúp, trăm họ hòa mục đoàn kết.
3. Phép tắc chính đáng, phép tắc chính tông.
4. Pháp thuật chính đáng. § Nói tương đối với tả đạo yêu thuật. ◇ Liêu trai chí dị : "Thiếp tuy hồ, đắc tiên nhân chánh pháp, đương thư nhất phù niêm tẩm môn, khả dĩ khước chi" , , , (Hồ tứ thư ).
5. Theo đúng phép chế tài, biện lí. ◇ Quan Hán Khanh : "Giá đô thị quan lại mỗi vô tâm chánh pháp, sử bách tính hữu khẩu nan ngôn" , 使 (Đậu nga oan , Đệ tam chiệp ).
6. Đặc chỉ xử tử hình. ◇ Bạch Phác : "Lộc San phản nghịch, giai do Dương thị huynh muội, nhược bất chánh pháp dĩ tạ thiên hạ, họa biến hà thì đắc tiêu?" 祿, , , (Ngô đồng vũ , Đệ tam chiệp ).
7. Phật pháp chân thật. ◇ A Bì Đạt Ma Câu Xá Luận : "Phật chánh pháp hữu nhị, vị: Giáo, Chứng vi thể" , : , (Quyển nhị thập cửu ).

Từ điển trích dẫn

1. Không coi theo phép tắc kỉ cương gì cả. ◇ Hiếu Kinh : "Phi thánh nhân giả vô pháp, phi hiếu giả vô thân, thử đại loạn chi đạo dã" , , (Ngũ hình ).
2. Không có cách nào, không có biện pháp. ◇ Ba Kim : "Hữu ta nhân tại ngoại diện thính đáo bất thiểu đích lưu ngôn, vô pháp giải trừ tâm trung đích nghi hoặc" , (Trung quốc nhân ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không có phép tắc gì.
vi, vy
huí ㄏㄨㄟˊ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lìa, chia lìa. ◎ Như: "cửu vi" li biệt đã lâu. ◇ Khuất Nguyên : "Tuy tín mĩ nhi vô lễ hề, lai vi khí nhi cải cầu" , (Li Tao ) Tuy đẹp thật nhưng vô lễ hề, phải lìa bỏ mà cầu chỗ khác.
2. (Động) Cách xa. ◇ Lễ Kí : "Trung thứ vi đạo bất viễn, thi chư kỉ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân" , , (Trung Dung ) Đức trung thành và lòng khoan thứ cách đạo không xa, cái gì không muốn làm cho mình, thì đừng làm cho người khác.
3. (Động) Trái, làm trái. ◎ Như: "vi mệnh" trái mệnh, "vi pháp" trái phép. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công" , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.
4. (Động) Lánh, tránh đi. ◇ Liêu Sử : "Thu đông vi hàn, Xuân hạ tị thử" , (Doanh vệ chí trung ) Thu đông tránh lạnh, Xuân hạ lánh nóng.
5. (Động) Lầm lỗi.
6. (Động) § Xem "y vi" .

Từ ghép 21

vy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không theo, không nghe, không tuân, làm trái
2. xa nhau

Từ điển Thiều Chửu

① Lìa. Như cửu vi li biệt đã lâu.
② Trái. Như vi mệnh trái mệnh, vi pháp trái phép. Người hay du di không quả quyết gọi là y vi .
③ Lánh.
④ Lầm lỗi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trái, ngược: Không trái thời vụ; Trái mệnh;
② Xa cách, xa lìa: Li biệt đã lâu, bao năm xa cách;
③ (văn) Lánh;
④ (văn) Lầm lỗi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lìa ra. Rời ra — Làm ngược lại. Làm trái. Td: Vi phạm.

Từ điển trích dẫn

1. Tiêu trừ. ◇ Ba Kim : "Hữu ta nhân tại ngoại diện thính đáo bất thiểu đích lưu ngôn, vô pháp giải trừ tâm trung đích nghi hoặc" , (Trung quốc nhân ).
2. Cầu xin thần thánh tiêu trừ tai họa. ◇ Vương Sung : "Thế tín tế tự, vị tế tự tất hữu phúc. Hựu nhiên giải trừ, vị giải trừ tất khử hung" , . , (Luận hành , Giải trừ ).
3. (Về pháp luật) Chỉ trừ bỏ quan hệ đã thành lập và lấy lại trạng thái từ trước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bỏ đi, làm cho mất đi.

phật giáo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

Phật giáo, đạo Phật

Từ điển trích dẫn

1. Đạo Phật, do Thích-Ca Mâu-Ni sáng lập.
2. Chỉ giáo pháp của Phật, Bồ Tát. ◇ Tây du kí 西: "Na Đại Thánh kiến tính minh tâm quy Phật giáo, Giá Bồ Tát lưu tình tại ý phỏng thần tăng" , (Đệ bát hồi) Đại Thánh đó kiến tính minh tâm theo về với giáo pháp Phật, Bồ Tát này vị tình dốc ý hỏi thần tăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều dạy bảo của Phật — Đạo Phật.

Từ điển trích dẫn

1. Tình cảm biểu hiện. ◎ Như: "nan quái tha thương tâm, giá dã thị nhân tình chi thường" , chẳng lấy làm lạ anh ấy đau lòng, đó chỉ là sự bày tỏ tình cảm bình thường của người ta.
2. Thế tình, tình thường của người đời. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thế sự đỗng minh giai học vấn, Nhân tình luyện đạt tức văn chương" , (Đệ ngũ hồi ) Thế sự tinh thông đều (nhờ vào) học vấn, Nhân tình lịch duyệt mới (đạt tới) văn chương.
3. Tình nghĩa, giao tình, tình bạn. ◇ Tây du kí 西: "Tha hựu thị sư phụ đích cố nhân, nhiêu liễu tha, dã thị sư phụ đích nhân tình" , , (Đệ nhị thập ngũ hồi) Vả lại họ là bạn cũ của sư phụ, tha cho họ hay không, đó là tùy theo tình nghĩa của sư phụ (đối với họ).
4. Lễ vật đem tặng. ◇ Thông tục biên : "Dĩ lễ vật tương di viết tống nhân tình" (Nghi tiết ) Đem lễ vật tặng nhau gọi là tống "nhân tình".
5. Ứng thù, giao tiếp (cưới hỏi, tang điếu, lễ mừng...). ◇ Thủy hử truyện : "Chúng lân xá đấu phân tử lai dữ Vũ Tùng nhân tình" (Đệ nhị thập tứ hồi) Hàng xóm láng giềng góp tiền đặt tiệc thết đãi Võ Tòng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Những điều cảm thấy trong lòng người. Hát nói của Tản Đà có câu: » Vị tất nhân tình giai bạch thủy « ( chưa hẳn tình người đều như giòng nước bạc ). Đừng lầm Nhân tình với tình nhân ( người yêu ) — Nhân tâm thư thiết, quan pháp như lôi: Lòng người là sắt phép công là lò.( Nhị độ mai ).
phi, phỉ
fēi ㄈㄟ, fěi ㄈㄟˇ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. không phải
2. châu Phi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sai, trái, không đúng.
2. (Tính) Không giống, bất đồng. ◇ Tào Phi : "Vật thị nhân phi" (Dữ triêu ca ) Vật vẫn như cũ (mà) người không giống xưa.
3. (Động) Chê, trách. ◎ Như: "phi thánh vu pháp" chê thánh, vu miệt chánh pháp. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
4. (Động) Không, không có. § Cùng nghĩa với "vô" . ◇ Liêu trai chí dị : "Tử hữu tục cốt, chung phi tiên phẩm" , (Phiên Phiên ) Chàng có cốt tục, chung quy không thành tiên được (không có phẩm chất của bậc tiên).
5. (Phó) Chẳng phải. ◎ Như: "thành phi bất cao dã" thành chẳng phải là chẳng cao.
6. (Danh) Sự sai trái, sự xấu ác. ◎ Như: "vi phi tác đãi" tác oai tác quái, làm xằng làm bậy, "minh biện thị phi" phân biệt phải trái.
7. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: "văn quá sức phi" bôi vẽ bề ngoài để che lấp lỗi lầm.
8. (Danh) Phi Châu nói tắt. Nói đủ là "A-phi-lợi-gia châu" .
9. Một âm là "phỉ". (Động) Hủy báng, phỉ báng. § Thông "phỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, không phải, sự vật gì có nghĩa nhất định, nếu không đúng hết đều gọi là phi.
② Lầm lỗi. Như văn quá sức phi . Có lỗi rành rành lại còn kiếm lí bôi xóa che lấp.
③ Chê, hủy báng. Như phi thánh vu pháp chê thánh, vu miệt chánh pháp.
④ Chẳng phải, dùng làm tiếng lặp lại. Như thành phi bất cao dã thành chẳng phải là chẳng cao.
⑤ Châu Phi , một tiếng gọi tắt châu A-phi-lợi-gia Africa.
⑥ Không, cùng nghĩa với vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai lầm, trái, sai trái, trái ngược, không đúng, không hợp lí: Phân rõ phải trái; Làm càn làm bậy; Quyết tâm sửa đổi những lầm lỗi trước kia; Tìm cách bào chữa để che lấp lỗi lầm; Phải, trái không lộn xộn thì nước nhà yên ổn (Tuân tử);
② Không hợp, phi pháp: Không hợp pháp; Không hợp lễ độ;
③ Phản đối, chê trách, hủy báng: Trách móc; Chê cười; Không thể chê trách quá đáng; Không ai là không chê trách quan lệnh doãn (quan huyện) (Lã thị Xuân thu);
④ Không, không phải, phi: Không phải hội viên; Văn học phi vô sản; Không bút mực nào tả hết được.【】phi thường [feicháng] a. Bất thường: Hội nghị bất thường; b. Hết sức, rất: Hết sức cố gắng;【】phi đãn [feidàn] Không những, không chỉ, chẳng những: Chẳng những tôi không biết, ngay đến anh ấy cũng không biết nữa. Như ;【】phi đắc [feidâi] Phải..., thế nào cũng phải...: ) Làm nghề này phải to gan mới được; 【】phi độc [feidú] (văn) Không những, không chỉ (thường dùng với ): Không những không có hại, mà còn có ích;【...】phi... nhi hà [fei...érhé] (văn) Chẳng phải... là gì, chỉ có thể là: ? Nước bị nước khác đánh thắng, vua phải chạy sang nước khác, chẳng phải họa là gì? (Tả truyện: Ai công nguyên niên);【......】phi... phi... [fei...fei...] Không phải... cũng không phải, chẳng ra... cũng chẳng ra...: Không phải lừa, cũng không phải ngựa; Không phải bà con, cũng chẳng phải bè bạn; 【......】 phi... tức... [fei... jí...] Không phải... thì..., nếu không... thì...: Không đánh đập thì chửi mắng;【】phi đặc [feitè] (văn) Như ;【】phi đồ [feitú] (văn) Không những, không chỉ: Chẳng những vô ích, mà còn có hại nữa (Mạnh tử); Vua Thang vua Võ không chỉ biết dùng dân của mình, mà còn biết dùng dân không phải của mình nữa (Lã thị Xuân thu);
⑤ Không, không có, nếu không (dùng như , bộ , bộ ): Cần phải chịu khó mới được; Tuy có quý nhưng không dùng được (Tả Tư: Tam Đô phú tự); Văn chương mà không (nếu không) có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); Không, tôi không thể không đi;
⑥ [Fei] Châu Phi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không phải. Chẳng — Trái quấy — Điều lầm lỗi — Tên một đại lục, tức Phi châu — Một âm là Phỉ. Xem Phỉ — Tên một bộ chữ Trung Hoa, bộ Phi.

Từ ghép 35

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói xấu. Như chữ Phỉ — Một âm là Phi. Xem Phi.
thao, tháo
cāo ㄘㄠ, cào ㄘㄠˋ

thao

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cầm, nắm
2. giữ gìn
3. nói
4. tập

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, giữ. ◎ Như: "thao đao" cầm dao.
2. (Động) Nắm giữ (quyền hành, ...). ◎ Như: "thao quyền lợi" nắm giữ quyền lợi.
3. (Động) Điều khiển (chèo, chống, chở, gảy, ...). ◎ Như: "thao chu" chèo thuyền, "thao cầm" đánh đàn.
4. (Động) Làm, làm việc, tòng sự. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp hữu Thành Danh giả, thao đồng tử nghiệp, cửu bất thụ" , , (Xúc chức ) Trong ấp có người tên Thành Danh, làm đồng sinh, nhưng lâu rồi thi không đỗ.
5. (Động) Huấn luyện, tập luyện. ◎ Như: "thao binh diễn luyện" tập luyện diễn hành binh lính, "thao diễn" thao luyện diễn tập.
6. (Động) Nói, sử dụng ngôn ngữ. ◎ Như: "thao ngô âm" nói tiếng xứ Ngô, "thao Anh ngữ" nói tiếng Anh.
7. Một âm là "tháo". (Danh) Vận động, hoạt động để luyện tập, giữ gìn sức khỏe, thân thể. ◎ Như: "thể tháo" thể thao, "tảo tháo" thể dục buổi sớm.
8. (Danh) Chí, phẩm cách, đức hạnh. ◎ Như: "tiết tháo" chí tiết.
9. (Danh) Khúc đàn. ◎ Như: "Quy sơn tháo" khúc đàn Quy sơn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu tương cầm phổ phiên xuất, tá tha Ỷ Lan Tư Hiền lưỡng tháo, hợp thành âm vận" , , (Đệ bát thập thất hồi) Lại giở sách nhạc ra, mượn hai khúc Ỷ Lan, Tư Hiền hợp thành âm vận.
10. (Danh) Họ "Tháo".

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, giữ, như thao khoán cầm khoán.
② Giữ gìn, như thao trì , thao thủ đều nghĩa là giữ gìn đức hạnh cả.
③ Nói, như thao ngô âm nói tiếng xứ Ngô.
④ Tập, như thao diễn tập trận.
⑤ Một âm là tháo. Chí, như tiết tháo chí tiết. Phàm dùng về danh từ đều gọi là chữ tháo cả.
⑥ Khúc đàn, như quy sơn tháo khu đàn quy sơn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, nắm, giữ: Cầm dao; Quyền hành nắm trong tay người khác;
② Điều khiển, thao tác: Chèo thuyền;
③ Làm: Làm nghề phụ; Làm nghề thầy thuốc;
④ Nói: Nói giọng Nam;
⑤ Tập, luyện tập, thể dục: Thể dục buổi sáng;
⑥ (văn) Sự gìn giữ (phẩm chất, tiết tháo): Muốn xem sự gìn giữ phẩm hạnh của người ở ẩn (Vương Sung: Luận hoành);
⑦ Đức hạnh, tiết tháo: Giữ gìn tiết tháo trong sạch; Khách của Thang là Điền Giáp tuy là người buôn bán nhưng có phẩm hạnh tốt (Sử kí: Trương Thang truyện);
⑧ (văn) Tên khúc đàn: Khúc đàn Cơ tử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nắm giữ — Diễn tập việc binh bị — Một âm là Tháo. Xem Tháo.

Từ ghép 21

tháo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phẩm chất, tiết tháo
2. khúc đàn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cầm, giữ. ◎ Như: "thao đao" cầm dao.
2. (Động) Nắm giữ (quyền hành, ...). ◎ Như: "thao quyền lợi" nắm giữ quyền lợi.
3. (Động) Điều khiển (chèo, chống, chở, gảy, ...). ◎ Như: "thao chu" chèo thuyền, "thao cầm" đánh đàn.
4. (Động) Làm, làm việc, tòng sự. ◇ Liêu trai chí dị : "Ấp hữu Thành Danh giả, thao đồng tử nghiệp, cửu bất thụ" , , (Xúc chức ) Trong ấp có người tên Thành Danh, làm đồng sinh, nhưng lâu rồi thi không đỗ.
5. (Động) Huấn luyện, tập luyện. ◎ Như: "thao binh diễn luyện" tập luyện diễn hành binh lính, "thao diễn" thao luyện diễn tập.
6. (Động) Nói, sử dụng ngôn ngữ. ◎ Như: "thao ngô âm" nói tiếng xứ Ngô, "thao Anh ngữ" nói tiếng Anh.
7. Một âm là "tháo". (Danh) Vận động, hoạt động để luyện tập, giữ gìn sức khỏe, thân thể. ◎ Như: "thể tháo" thể thao, "tảo tháo" thể dục buổi sớm.
8. (Danh) Chí, phẩm cách, đức hạnh. ◎ Như: "tiết tháo" chí tiết.
9. (Danh) Khúc đàn. ◎ Như: "Quy sơn tháo" khúc đàn Quy sơn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hựu tương cầm phổ phiên xuất, tá tha Ỷ Lan Tư Hiền lưỡng tháo, hợp thành âm vận" , , (Đệ bát thập thất hồi) Lại giở sách nhạc ra, mượn hai khúc Ỷ Lan, Tư Hiền hợp thành âm vận.
10. (Danh) Họ "Tháo".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cầm, nắm, giữ: Cầm dao; Quyền hành nắm trong tay người khác;
② Điều khiển, thao tác: Chèo thuyền;
③ Làm: Làm nghề phụ; Làm nghề thầy thuốc;
④ Nói: Nói giọng Nam;
⑤ Tập, luyện tập, thể dục: Thể dục buổi sáng;
⑥ (văn) Sự gìn giữ (phẩm chất, tiết tháo): Muốn xem sự gìn giữ phẩm hạnh của người ở ẩn (Vương Sung: Luận hoành);
⑦ Đức hạnh, tiết tháo: Giữ gìn tiết tháo trong sạch; Khách của Thang là Điền Giáp tuy là người buôn bán nhưng có phẩm hạnh tốt (Sử kí: Trương Thang truyện);
⑧ (văn) Tên khúc đàn: Khúc đàn Cơ tử.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gìn giữ sự ngay thẳng — Lòng ngay thẳng. Td: Tiết tháo — Một khúc đàn, bài đàn — Xem Thao.

Từ ghép 3

lễ
lǐ ㄌㄧˇ

lễ

phồn thể

Từ điển phổ thông

lễ nghi

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nghi thức trong đời sống xã hội (do quan niệm đạo đức và phong tục tập quán hình thành). ◎ Như: "hôn lễ" nghi thức hôn nhân, "tang lễ" nghi tiết về tang chế, "điển lễ" điển pháp nghi thức.
2. (Danh) Phép tắc, chuẩn tắc, quy phạm. ◇ Lễ Kí : "Phù lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị, minh thị phi dã" , , , , (Khúc lễ thượng ) Lễ, đó là để định thân hay sơ, xét sự ngờ vực, phân biệt giống nhau và khác nhau, tỏ rõ đúng và sai.
3. (Danh) Thái độ và động tác biểu thị tôn kính. ◎ Như: "lễ nhượng" thái độ và cử chỉ bày tỏ sự kính nhường, "tiên lễ hậu binh" trước đối xử ôn hòa tôn kính sau mới dùng võ lực. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Bị viễn lai cứu viện, tiên lễ hậu binh, chủ công đương dụng hảo ngôn đáp chi" , , (Đệ thập nhất hồi) Lưu Bị từ xa lại cứu, trước dùng lễ sau dùng binh, chúa công nên lấy lời tử tế đáp lại.
4. (Danh) Tên gọi tắt của "Lễ Kí" .
5. (Danh) Kinh điển của nhà Nho. § Ghi chú: Từ nhà Hán về sau gọi chung "Chu Lễ" , "Nghi Lễ" và "Lễ Kí" là "Tam lễ" .
6. (Danh) Vật biếu tặng, đồ vật kính dâng. ◎ Như: "lễ vật" tặng vật dâng biếu để tỏ lòng tôn kính, "hiến lễ" dâng tặng lễ vật.
7. (Danh) Họ "Lễ".
8. (Động) Tế, cúng. ◇ Nghi lễ : "Lễ san xuyên khâu lăng ư Tây môn ngoại" 西 (Cận lễ ) Tế núi sông gò đống ở ngoài cửa Tây.
9. (Động) Tôn kính, hậu đãi. ◇ Lễ Kí : "Lễ hiền giả" (Nguyệt lệnh ) Tôn kính hậu đãi người hiền.

Từ điển Thiều Chửu

① Lễ, theo cái khuôn mẫu của người đã qua định ra các phép tắc, từ quan, hôn, tang, tế cho đến đi đứng nói năng đều có cái phép nhất định phải như thế gọi là lễ.
② Kinh Lễ.
③ Ðồ lễ, nhân người ta có việc mà mình đưa vật gì tặng gọi là lễ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lễ, lễ nghĩa: Lễ tang;
② Lễ phép, chào: Lễ phép; Lịch sự lễ phép; Kính chào;
③ (văn) Tôn kính;
④ Tặng phẩm, quà: Lễ mọn tình thâm;
⑤ Sách Chu lễ, Nghi lễ và Lễ kí;
⑥ [Lê] (Họ) Lễ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thờ phượng quỷ thần, tức tế lễ, cúng lễ — Cách bày tỏ sự kính trọng. Cách cư xử đẹp đẽ — Đồ vật đem biếu người khác để bày tỏ lòng kính trọng — Tên ba bộ sách của Trung Hoa thời cổ, quy định cách đối xử giữa người này với người khác, tức là các bộ Lễ kí, Chà lễ và Nghi lễ.

Từ ghép 53

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.