hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

tiếp
jiē ㄐㄧㄝ

tiếp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tiếp tục, nối tiếp, tiếp theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Liền, hai đầu liền nhau. ◎ Như: "giao đầu tiếp nhĩ" kề đầu sát tai (ghé đầu nói thì thầm).
2. (Động) Gặp gỡ, qua lại, hội họp, chiêu đãi. ◎ Như: "tiếp hợp" hội họp thương lượng. ◇ Sử Kí : "Nhập tắc dữ vương đồ nghị quốc sự, dĩ xuất hiệu lệnh; xuất tắc tiếp ngộ tân khách, ứng đối chư hầu" , ; , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Vào triều thì cùng vua bàn tính việc nước, ban hành các hiệu lệnh; ra thì tiếp đãi tân khách, ứng đối với chư hầu.
3. (Động) Nối theo, liên tục. ◎ Như: "tiếp thủ" nối tay làm, "tiếp biện" nối sau liệu biện, "tiếp chủng nhi chí" nối gót mà đến.
4. (Động) Đón, đón rước. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lưu Yên thân tự nghênh tiếp, thưởng lao quân sĩ" , (Đệ nhất hồi ) Lưu Yên thân ra đón tiếp, khao thưởng quân sĩ.
5. (Động) Đương lấy, đỡ lấy. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Toại tự hạ mã tiếp thổ điền khanh" (Đệ thập thất hồi) Rồi tự xuống ngựa đỡ lấy đất để lấp hố.
6. (Động) Thu nhận. ◎ Như: "tiếp thư" nhận thư.
7. (Động) Ở gần. ◎ Như: "tiếp cận" gần gũi.
8. (Tính) Nhanh nhẹn. § Thông "tiệp" . ◇ Tuân Tử : "Tiên sự lự sự vị chi tiếp" (Đại lược ) Lo liệu sự việc trước khi sự việc xảy ra, thế gọi là nhanh nhẹn.
9. (Danh) Họ "Tiếp".

Từ điển Thiều Chửu

① Liền, hai đầu liền nhau gọi là tiếp.
② Hội họp, như tiếp hợp hội họp chuyện trò, trực tiếp thẳng tiếp với người nghĩa là mình đến tận mặt tận nơi mà giao tiếp, gián tiếp xen tiếp, nghĩa là lại cách một từng nữa mới tiếp được ý kiến nhau.
③ Nối tiếp, như tiếp thủ nối tay làm, tiếp biện nối sau liệu biện. Công việc nhiều quá, không thể làm kiêm được cả gọi là ứng tiếp bất hạ ứng tiếp chẳng rồi.
④ Liền noi, như tiếp chủng nhi chí nối gót mà đến.
⑤ Tiếp đãi, như nghênh tiếp .
⑥ Thấy.
⑦ Gần.
⑧ Nhận được.
⑨ Trói tay.
⑩ Chóng vội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Ở) gần, cạnh, bên cạnh, giáp nhau: Gần gũi;
② Nối, nối tiếp, nối liền, ghép, chắp: Nối sợi; Nối tay nhau; Nối gót mà đến; Ghép hai tấm ván;
③ Đỡ lấy, nhận, hứng: Đỡ lấy quyển sách này; Nhận bóng; Hứng nước mưa;
④ Nhận, tiếp nhận: Nhận được thư;
⑤ Đón, đón tiếp: Đến nhà ga đón khách;
⑥ Tiếp (theo), tiếp tục: Anh ấy nói tiếp;
⑦ Thay: ? Ai thay ca cho anh?;
⑧ (văn) Nhanh nhẹn (dùng như ): Nghĩ ngợi sự việc trước khi sự việc xảy ra gọi là nhanh nhạy (Tuân tử: Đại lược);
⑨ [Jie] (Họ) Tiếp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giáp liền. Td: Tiếp giáp — Nối liền. Td: Tiếp tục — Đón nhận. Td: Tiếp thư — Hội họp.

Từ ghép 55

ngộ
wù ㄨˋ

ngộ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhầm
2. làm mê hoặc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự sai lầm. ◇ Tam quốc chí : "Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố" , (Ngô thư , Chu Du truyện ) Khúc nhạc (đang đàn cho nghe) có chỗ sai, Chu Du ngoảnh đầu lại nhìn.
2. (Động) Lầm lẫn. ◎ Như: "thác ngộ" lầm lẫn. ◇ Sử Kí : "Quần thần nghị giai ngộ" ( Tiêu tướng quốc thế gia ) Lời bàn của quần thần đều sai lầm cả.
3. (Động) Lỡ, bỏ lỡ. ◎ Như: "hỏa xa ngộ điểm" xe lửa lỡ giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khởi khả nhân nhất ngôn nhi ngộ đại sự da?" (Đệ ngũ hồi) Sao lại vì một lời nói mà bỏ lỡ việc lớn?
4. (Động) Mê hoặc. ◇ Tân Đường Thư : "Thử phi bệ hạ ý, tất tiêm nhân dĩ thử doanh ngộ thượng tâm" :, (Lí Giáng truyện ) Đó không phải là ý của bệ hạ, hẳn có người gian lấy đó mưu làm mê hoặc lòng trên.
5. (Động) Làm hại, làm lụy. ◇ Đỗ Phủ : "Nho quan đa ngộ thân" (Phụng tặng Vi Tả Thừa ) Mũ nhà nho hay làm lụy thân.

Từ điển Thiều Chửu

① Lầm. Như thác ngộ lầm lẫn.
② Làm mê hoặc.
③ Bị sự gì nó làm lụy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Sai lầm; Viết sai; Lời bàn của quần thần đều sai cả (lầm cả) (Sử kí);
② (văn) Làm mê hoặc;
③ Lỡ làm (không cố ý);
④ Lỡ, nhỡ, bỏ lỡ: Lỡ việc, nhỡ việc; Lỡ giờ;
⑤ Hại, làm hại, làm lỡ: Làm hại con em người ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngờ vực — Sai lầm. Lầm lẫn.

Từ ghép 11

ngân, ngôn
yán ㄧㄢˊ, yàn ㄧㄢˋ, yín ㄧㄣˊ

ngân

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Ngân — Một âm là Ngôn.

ngôn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nói
2. lời nói

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nói, tự mình nói ra gọi là "ngôn" . Đáp hay thuật ra gọi là "ngữ" . ◎ Như: "ngôn bất tận ý" nói không hết ý.
2. (Động) Bàn bạc, đàm luận. ◇ Luận Ngữ : "Tứ dã, thủy khả dữ ngôn thi dĩ hĩ" , (Thuật nhi ) Như anh Tứ vậy, mới có thề cùng đàm luận về kinh Thi.
3. (Động) Kể, trần thuật. ◇ Bạch Cư Dị : "Tự ngôn bổn thị kinh thành nữ, Gia tại Hà Mô lăng hạ trụ" , (Tì bà hành ) Kể rằng tôi vốn là con gái ở kinh thành, Nhà ở dưới cồn Hà Mô.
4. (Động) Báo cho biết. ◇ Sử Kí : "Lịch Sanh sân mục án kiếm sất sứ giả viết: Tẩu! Phục nhập ngôn Bái Công" 使: (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Lịch Sinh trợn mắt, cầm chặt gươm mắng sứ giả: Cút đi! Rồi trở vào báo cho Bái Công biết.
5. (Động) Tra hỏi.
6. (Danh) Câu văn, lời. ◎ Như: "nhất ngôn" một câu. ◇ Luận Ngữ : "Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà"" , , (Vi chánh ) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
7. (Danh) Chữ. ◎ Như: "ngũ ngôn thi" thơ năm chữ, "thất ngôn thi" thơ bảy chữ. ◇ Luận Ngữ : "Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân" : ? : ! , (Vệ Linh Công ) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ "thứ" chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
8. (Danh) Học thuyết. ◇ Mạnh Tử : "Dương Chu, Mặc Địch chi ngôn doanh thiên hạ" , (Đằng Văn Công hạ ) Học thuyết của Dương Chu, Mặc Địch tràn khắp thiên hạ.
9. (Trợ) Tôi, dùng làm tiếng phát lời. ◎ Như: "ngôn cáo sư thị" (tôi) bảo với thầy. § Ghi chú: Chữ "ngôn" đặt ở đầu câu trong Thi Kinh rất nhiều, sách Nhĩ Nhã giải thích với nghĩa "ngã" "tôi", nhưng Vương Dẫn Chi cho rằng ý nghĩa nhiều chỗ không ổn, nên không theo.
10. Một âm là "ngân". (Tính) "Ngân ngân" cung kính hòa nhã. ◇ Lễ Kí : "Quân tử chi ẩm tửu dã, thụ nhất tước nhi sắc tiển như dã, nhị tước nhi ngôn ngôn tư!" , , (Ngọc tảo ) Bậc quân tử uống rượu, nhận chén một chén mà nghiêm trang như thế, hai chén mà hòa nhã cung kính thay! § Ghi chú: Cũng như "ngân ngân" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nói, tự mình nói ra gọi là ngôn . Ðáp hay thuật ra gọi là ngữ .
② Một câu văn cũng gọi là nhất ngôn . Như nhất ngôn dĩ tế chi viết tư vô tà một câu tóm tắt hết nghĩa là không nghĩ xằng.
③ Một chữ cũng gọi là ngôn. Như ngũ ngôn thi thơ năm chữ, thất ngôn thi thơ bảy chữ, v.v.
④ Mệnh lệnh.
⑤ Bàn bạc.
⑥ Tôi, dùng làm tiếng phát thanh. Như ngôn cáo sư thị tôi bảo với thầy.
⑦ Một âm là ngân. Ngân ngân cao ngất, đồ sộ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lời, ngôn (ngữ): Phát ngôn; Cô ấy biết nói ba ngôn ngữ; Lời dẫn;
② Nói: Biết gì nói hết;
③ Ngôn, chữ: Thơ ngũ ngôn, thơ năm chữ; Toàn sách có độ năm trăm ngàn chữ;
④ (văn) Bàn bạc;
⑤ (văn) Trợ từ đầu câu (phát ngữ từ, không dịch): Thưa với bà thầy (Thi Kinh);
⑥ [Yán] (Họ) Ngôn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời nói — Nói — Một âu văn — Một chữ. Td: Thất ngôn ( bảy chữ ) — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngôn.

Từ ghép 111

ác ngôn 惡言bỉ ngôn 鄙言biện ngôn 弁言cách ngôn 格言cam ngôn 甘言cầm ngôn 禽言cẩu ngôn 苟言chánh ngôn 正言châm ngôn 箴言châm ngôn 針言chân ngôn 真言chân ngôn tông 真言宗chất ngôn 質言chí ngôn 至言chuế ngôn 贅言cổ ngôn 瞽言cuồng ngôn 狂言danh ngôn 名言dao ngôn 謠言dẫn ngôn 引言di ngôn 遺言du ngôn 游言dung ngôn 庸言dự ngôn 豫言dương ngôn 揚言đa ngôn 多言đại ngôn 大言đản ngôn 誕言đạt ngôn 達言đoạn ngôn 断言đoạn ngôn 斷言hí ngôn 戲言hoa ngôn 花言hoa ngôn 華言hư ngôn 虛言khổ ngôn 苦言không ngôn 空言kim ngôn 金言lập ngôn 立言lệ ngôn 例言loạn ngôn 亂言luận ngôn 論言lư ngôn 臚言lưu ngôn 流言mạn ngôn 漫言minh ngôn 明言ngạn ngôn 諺言ngoa ngôn 訛言ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngôn hành 言行ngôn luận 言論ngôn ngữ 言語ngôn từ 言詞ngũ ngôn 五言ngụ ngôn 寓言ngụy ngôn 偽言nhã ngôn 雅言nhất ngôn 一言nhĩ ngôn 邇言oán ngôn 怨言phao ngôn 拋言pháp ngôn 法言phát ngôn 發言phát ngôn nhân 發言人phẫn ngôn 憤言phỉ ngôn 誹言phóng ngôn 放言phù ngôn 浮言phương ngôn 方言quả ngôn 寡言quái ngôn 怪言quát ngôn 括言quần ngôn 羣言sàm ngôn 儳言sàm ngôn 讒言sảng ngôn 爽言sát ngôn 察言sấm ngôn 讖言sô ngôn 芻言sức ngôn 飾言tạo dao ngôn 造謠言tạo ngôn 造言tận ngôn 盡言thác ngôn 託言thận ngôn 慎言thất ngôn 七言thỉ ngôn 矢言thông ngôn 通言tiền ngôn 前言trách ngôn 責言trình thức ngữ ngôn 程式語言trình thức ngữ ngôn 程式语言trung ngôn 忠言trực ngôn 直言tuyên ngôn 宣言tự ngôn 序言tự ngôn 緖言ước ngôn 約言vạn ngôn thư 萬言書vệ ngôn 躗言vi ngôn 微言vi ngôn 違言võng ngôn 誷言vu ngôn 誣言xảo ngôn 巧言xúc ngôn 觸言xương ngôn 昌言ý tại ngôn ngoại 意在言外yêu ngôn 妖言yếu ngôn 要言yêu ngôn 訞言
bặc, phu, phúc, phục
fú ㄈㄨˊ

bặc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Bặc — Các âm khác là Phúc, Phục.

phu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

phúc

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấp trứng ( nói về chim gà ) — Các âm khác là Bặc, Phục. Xem các âm này.

phục

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. áp mặt vào
2. ẩn nấp
3. bái phục, tuân theo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◎ Như: "phục án" cúi xuống bàn, cắm cúi.
2. (Động) Nấp, giấu, ẩn náu. ◎ Như: "phục binh" giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. ◇ Sử Kí : "Mã Lăng đạo thiểm, nhi bàng đa trở ải, khả phục binh" , , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Mã Lăng (là) đường đèo núi, hai bên nhiều hiểm trở, có thể đặt quân mai phục.
3. (Động) Hạ thấp xuống. ◎ Như: "phục địa đĩnh thân" hít đất (môn thể dục dùng cánh tay và chân nâng mình lên hạ mình xuống).
4. (Động) Thừa nhận, chịu nhận. ◎ Như: "phục tội" nhận tội.
5. (Động) Hàng phục, làm cho phải khuất phục. § Thông "phục" . ◎ Như: "hàng long phục hổ" làm cho rồng và hổ phải chịu thua, "chế phục" chế ngự.
6. (Động) Bội phục, tín phục. § Thông "phục" . ◇ Bạch Cư Dị : "Khúc bãi tằng giao thiện tài phục, Trang thành mỗi bị Thu Nương đố" , (Tì bà hành ) Đánh xong khúc đàn, thường khiến cho các bậc thiện tài phải bội phục, Trang điểm xong, (sắc đẹp của tôi) mỗi lần đều bị nàng Thu Nương ghen ghét.
7. (Tính) Ngầm, ẩn tàng, không lộ ra. ◎ Như: "phục lưu" dòng nước chảy ngẩm.
8. (Phó) Kính, cúi (khiêm từ, đặt trước động từ). ◎ Như: "phục vọng" kính mong, "phục duy" cúi nghĩ.
9. (Danh) Thanh gỗ ngang trước xe.
10. (Danh) Volt (đơn vị điện áp trong Vật lí học).
11. (Danh) Họ "Phục".
12. (Danh) § Xem "phục nhật" .
13. Một âm là "phu". (Động) Ấp trứng (chim, gà).
14. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian (gia cầm đẻ và ấp trứng).

Từ điển Thiều Chửu

① Nép, nằm phục xuống.
② Nấp, giấu, như phục binh giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cúi xuống: Cúi đầu xuống bàn;
② Lên xuống: Chỗ này dâng lên, chỗ kia lắng xuống;
③ Ẩn nấp, ẩn náu, phục: Phục kích; Ngày ẩn đêm ra (hoạt động);
④ Ba mươi ngày nóng nhất trong mùa hạ (sơ phục, trung phục và mạt phục);
⑤ Khuất phục, cúi đầu thừa nhận: Chịu thua; Nhận tội;
⑥ (văn) Kính, cúi (đặt trước động từ, biểu thị sự tôn kính đối với đối phương, thường dùng trong thể văn thư tín, tấu sớ...): , Cúi (kính) mong ngài lấy cái tình nghĩa đồng minh mà ra lệnh cho các tướng sĩ tiến quân đánh về phía bắc (Gia Cát Lượng: Dữ Tôn Quyền thư); Cúi nghĩ;
⑦ (điện) Vôn;
⑧ [Fú] (Họ) Phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cúi sát mặt xuống đất. Td: Phủ phục. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra « — Ẩn giấu. Núp kín. Td: Mai phục — Chịu theo. Td: Khuất phục — Chịu tội. Td: Phục chu ( bị xử chém ).

Từ ghép 27

khuyết, quyết
jué ㄐㄩㄝˊ, quē ㄑㄩㄝ, què ㄑㄩㄝˋ

khuyết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cửa hai lớp
2. cửa ngoài cung điện

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thời xưa, ở ngoài cửa cung, hai bên có lầu đài để nhìn ra xa, giữa có lối đi gọi là "khuyết". ◇ Bạch Cư Dị : "Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh, Thiên thặng vạn kị tây nam hành" , 西 (Trường hận ca ) Khói bụi sinh ra trên lối đi vào cung thành (của nhà vua), Nghìn cỗ xe, muôn con ngựa đi sang miền tây nam.
2. (Danh) Phiếm chỉ nơi vua ở. ◇ Trang Tử : "Thân tại giang hải chi thượng, tâm cư hồ Ngụy khuyết chi hạ, nại hà?" , , (Nhượng vương ) Thân ở trên sông biển, mà lòng (lưu luyến) ở cung điện nước Ngụy, làm sao bây giờ?
3. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: Nhà Đường có đặt ra hai chức quan "tả thập di" và "hữu bổ khuyết" chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
4. (Danh) Chức quan còn để trống.
5. (Danh) Họ "Khuyết".
6. (Động) Thiếu.
7. (Tính) Còn thiếu, còn trống, chưa đủ số. § Cùng nghĩa với "khuyết" .
8. (Tính) Sót, mất. ◎ Như: "khuyết văn" văn còn sót mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cổng hai từng. Làm hai cái đài ngoài cửa, trên làm cái lầu, ở giữa bỏ trống để làm lối đi gọi là khuyết, cho nên gọi cửa to là khuyết. Cũng có khi gọi là tượng ngụy . Ngày xưa hay làm sở ban bố pháp lệnh ở ngoài cửa cung, cho nên gọi cửa cung là khuyết. Như phục khuyết thướng thư sụp ở ngoài cửa cung mà dâng thư.
② Lầm lỗi. Nhà Đường có đặt ra hai chức quan tả thập di và hữu bổ khuyết chuyên về việc khuyên can các điều lầm lỗi của vua.
③ Còn thiếu, còn trống. Cùng nghĩa với chữ khuyết . Phàm cái gì chưa được hoàn toàn còn phải bù thêm mới đủ thì đều gọi là khuyết. Như khuyết văn văn còn thiếu mất, còn sót chưa đủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

(cũ) Lầu gác trước cung, cửa khuyết. (Ngr) Cung khuyết, cung điện. Xem [que].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lầm lỗi: Sai trái;
② Còn khuyết, còn trống (dùng như [que], bộ ): Bài văn còn thiếu mất;
③ [Que] (Họ) Khuyết. Xem [què].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái lầu nhỏ xây trên cổng thành để quan sát bên ngoài — Chỉ nơi vua ở. Bài Văn Tế Cá Sấu của Hàn Thuyên có câu: » Kinh đô đây thuộc nơi đế khuyết « — Thiếu sót — Lỗi lầm — Một âm là Quyết.

Từ ghép 3

quyết

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xuyên thủng, xuyên qua — Một âm khác là Khuyết. Xem Khuyết.
bạt, bội
bá ㄅㄚˊ, bèi ㄅㄟˋ

bạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cạy, nạy, đẩy, gảy
2. nhổ (cây)
3. rút ra
4. đề bạt (chọn lấy một người)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhổ, rút. ◎ Như: "bạt thảo" nhổ cỏ, "bạt kiếm" rút gươm, "liên căn bạt khởi" nhổ cả rễ lên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạt trại thối binh" 退 (Đệ thập nhất hồi) Nhổ trại lui binh.
2. (Động) Hút ra, kéo ra ngoài. ◎ Như: "bạt độc" hút độc, "bạt xuất nùng lai" lấy mủ ra.
3. (Động) Cải biến, dời đổi. ◎ Như: "kiên nhẫn bất bạt" kiên nhẫn không đổi.
4. (Động) Trừ khử. ◎ Như: "bạt họa căn" trừ gốc họa hoạn.
5. (Động) Cất nhắc, tuyển chọn. ◎ Như: "đề bạt" cất nhắc, "chân bạt" tiến cử.
6. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "xuất loại bạt tụy" vượt trội mọi người.
7. (Động) Đánh chiếm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần bạt Nghi Dương" (Chu sách nhất ) (Quân) Tần lấy được Nghi Dương.
8. (Danh) Chuôi mũi tên. ◇ Thi Kinh : "Công viết tả chi, Xả bạt tắc hoạch" , (Tần phong , Tứ thiết ) Vua nói đánh xe qua trái, Buông chuôi mũi tên bắn trúng ngay.
9. (Phó) Nhanh, vội. ◇ Lễ Kí : "Vô bạt lai, vô báo vãng" , (Thiểu lễ ) Chớ vội đến, chớ báo đi.
10. Một âm là "bội". (Động) Đâm cành nẩy lá. ◇ Thi Kinh : "Tạc vực bội hĩ" (Đại nhã , Miên 綿) Cây tạc cây vực đâm cành nẩy lá xum xuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạt lên, chọn trong cả bọn lấy riêng một người lên gọi là bạt. Như đề bạt , chân bạt đều một nghĩa ấy cả.
② Trọi chót. Có tài hơn cả một bọn gọi là bạt, như xuất loại bạt tụy cao chót hơn cả mọi người.
③ Nhổ, như liên căn bạt khởi nhổ cả rễ lên. Vây thành mà lấy được cũng gọi là bạt.
④ Nhanh, vội.
⑤ Một âm là bội. Ðâm cành nẩy lá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhổ, rút: Nhổ cỏ; Nhổ một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ thì cũng không làm (Dương tử); Rút gươm ra tự sát (Sử kí);
② Đánh chiếm, san bằng: San bằng đồn địch; Đánh chiếm hai mươi thành (Sử kí);
③ Cất nhắc, đề bạt, chọn lọc: Chọn nhân tài;
④ Hơn, vượt, vượt lên, vượt bậc: Kì tài xuất chúng;
⑤ Hút, kéo ra ngoài: Hút độc;
⑥ (văn) Nhanh, vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhổ lên, kéo lên — Tiến cử lên — Lấy — Mau. Thình lình. Đuôi mũi tên.

Từ ghép 43

bội

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhổ, rút. ◎ Như: "bạt thảo" nhổ cỏ, "bạt kiếm" rút gươm, "liên căn bạt khởi" nhổ cả rễ lên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạt trại thối binh" 退 (Đệ thập nhất hồi) Nhổ trại lui binh.
2. (Động) Hút ra, kéo ra ngoài. ◎ Như: "bạt độc" hút độc, "bạt xuất nùng lai" lấy mủ ra.
3. (Động) Cải biến, dời đổi. ◎ Như: "kiên nhẫn bất bạt" kiên nhẫn không đổi.
4. (Động) Trừ khử. ◎ Như: "bạt họa căn" trừ gốc họa hoạn.
5. (Động) Cất nhắc, tuyển chọn. ◎ Như: "đề bạt" cất nhắc, "chân bạt" tiến cử.
6. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "xuất loại bạt tụy" vượt trội mọi người.
7. (Động) Đánh chiếm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần bạt Nghi Dương" (Chu sách nhất ) (Quân) Tần lấy được Nghi Dương.
8. (Danh) Chuôi mũi tên. ◇ Thi Kinh : "Công viết tả chi, Xả bạt tắc hoạch" , (Tần phong , Tứ thiết ) Vua nói đánh xe qua trái, Buông chuôi mũi tên bắn trúng ngay.
9. (Phó) Nhanh, vội. ◇ Lễ Kí : "Vô bạt lai, vô báo vãng" , (Thiểu lễ ) Chớ vội đến, chớ báo đi.
10. Một âm là "bội". (Động) Đâm cành nẩy lá. ◇ Thi Kinh : "Tạc vực bội hĩ" (Đại nhã , Miên 綿) Cây tạc cây vực đâm cành nẩy lá xum xuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạt lên, chọn trong cả bọn lấy riêng một người lên gọi là bạt. Như đề bạt , chân bạt đều một nghĩa ấy cả.
② Trọi chót. Có tài hơn cả một bọn gọi là bạt, như xuất loại bạt tụy cao chót hơn cả mọi người.
③ Nhổ, như liên căn bạt khởi nhổ cả rễ lên. Vây thành mà lấy được cũng gọi là bạt.
④ Nhanh, vội.
⑤ Một âm là bội. Ðâm cành nẩy lá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhú ra, ló ra. nói về mầm cây — Một âm khác là Bạt.
câu, cừu
chóu ㄔㄡˊ, qiú ㄑㄧㄡˊ

câu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy. Cầm lấy — Một âm khác là Cừu.

cừu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ thù

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thù địch. ◎ Như: "phục cừu" báo thù lại, "thế cừu" thù truyền kiếp.
2. (Danh) Mối oán hận sâu xa. ◎ Như: "thâm cừu đại hận" oán sâu hận lớn, "ân tương cừu báo" đem oán trả ơn, vô ơn phụ nghĩa.
3. (Danh) Phối ngẫu. ◇ Tào Thực : "Kết phát từ nghiêm thân, Lai vi quân tử cừu" , (Bồ sanh hành phù bình thiên ) Kết tóc từ biệt cha mẹ, Đến làm vợ người quân tử.
4. (Danh) Đồng bạn, đồng loại, đồng bối. ◇ Thi Kinh : "Công hầu hảo cừu" (Chu nam , Thố ta ) Bạn tốt của bậc công hầu.
5. (Danh) Họ "Cừu".
6. (Động) Căm thù, oán hận. ◇ Thư Kinh : "Vạn tính cừu dữ" (Ngũ tử chi ca ) Muôn dân oán hận ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Thù địch, như phục cừu báo thù lại.
② Giận tức, như cừu thị coi lấy làm tức giận (coi như kẻ thù hằn).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thù địch, kẻ thù: Kẻ thù khoái trá, người thân đau lòng;
② Căm thù, thù: Báo thù, trả thù;
③ (văn) Báo thù: Để báo mối thù do một lời nói gây ra (Cao Khải);
④ (văn) Đối đáp, đáp lại: , Không có lời nào không đối đáp, không có đức hạnh nào không báo đáp (Thi Kinh);
⑤ (văn) Tương đương, phù hợp;
⑥ (văn) Ứng nghiệm;
⑦ (văn) Trả tiền (dùng như ): , Cao tổ thường đến quán rượu uống dài dài, trả tiền rượu gấp mấy lần (Sử kí). Xem [qiú].

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đồng bạn: Bạn tốt của công hầu (Thi Kinh);
② (văn) Phối ngẫu, vợ: Tiến đến làm vợ người quân tử (Tào Thực);
③ [Qiú] (Họ) Cừu. Xem [chóu].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thù hằn giận ghét. Kẻ thù.

Từ ghép 18

vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
miễn, vấn
miǎn ㄇㄧㄢˇ, wèn ㄨㄣˋ

miễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bỏ, miễn, khỏi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, cởi. ◎ Như: "miễn quan" trật mũ, cởi mũ.
2. (Động) Thoát, tránh. ◎ Như: "miễn tử" thoát chết. ◇ Tây du kí 西: "Miễn đắc giá mãn san chư súc tao tru" 滿 (Đệ tứ hồi) Tránh cho các thú khắp núi bị tàn sát.
3. (Động) Khỏi, trừ, không phải chịu. ◎ Như: "miễn phí" không thu lệ phí, "miễn thuế" khỏi phải đóng thuế, "miễn trừ" trừ bỏ.
4. (Động) Truất, cách, bãi. ◎ Như: "miễn quan" cách chức quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Công thích dĩ ngỗ thượng quan miễn, tương giải nhậm khứ" , (Diệp sinh )
5. (Danh) Họ "Miễn".
6. Một âm là "vấn". (Danh) Một thứ áo tang ngày xưa. § Cũng như "vấn" . ◎ Như: "đản vấn" áo tang để trầy tay ra.
7. (Động) Bỏ mũ, bó tóc, mặc áo tang. Cũng như "vấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ, như miễn quan trật mũ.
② Khỏi, như miễn tử thoát khỏi chết.
③ Truất, cách, như miễn quan cách chức quan.
④ Một âm là vấn, như đản vấn áo tang để trầy tay ra.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Miễn, bỏ, bãi, truất, cách: Miễn thuế; Mọi lễ tục đều bỏ hết; Bãi (cách) chức quan;
② Khỏi phải: Phải chuẩn bị kĩ càng, trước khi làm để khỏi phải bối rối.【】miễn bất đắc [miănbude] Không tránh khỏi (được), thế nào cũng: Trên con đường tiến tới, thế nào cũng gặp phải khó khăn; Con nít mới biết đi, khó tránh khỏi bị ngã; 【】 miễn bất liễu [miănbuliăo] Như ;【】miễn đắc [miănde] Để khỏi phải, để tránh khỏi: Hỏi thêm vài câu, để khỏi phải đi nhầm đường; Tôi xin nói lại lần nữa, để khỏi hiểu nhầm;
③ Không được, đừng: Không có việc xin đừng vào; Xin đừng mở mồm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thoát khỏi, tránh khỏi — Trừ bỏ đi — Một âm là Vấn. Xem Vấn.

Từ ghép 33

vấn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ, cởi. ◎ Như: "miễn quan" trật mũ, cởi mũ.
2. (Động) Thoát, tránh. ◎ Như: "miễn tử" thoát chết. ◇ Tây du kí 西: "Miễn đắc giá mãn san chư súc tao tru" 滿 (Đệ tứ hồi) Tránh cho các thú khắp núi bị tàn sát.
3. (Động) Khỏi, trừ, không phải chịu. ◎ Như: "miễn phí" không thu lệ phí, "miễn thuế" khỏi phải đóng thuế, "miễn trừ" trừ bỏ.
4. (Động) Truất, cách, bãi. ◎ Như: "miễn quan" cách chức quan. ◇ Liêu trai chí dị : "Công thích dĩ ngỗ thượng quan miễn, tương giải nhậm khứ" , (Diệp sinh )
5. (Danh) Họ "Miễn".
6. Một âm là "vấn". (Danh) Một thứ áo tang ngày xưa. § Cũng như "vấn" . ◎ Như: "đản vấn" áo tang để trầy tay ra.
7. (Động) Bỏ mũ, bó tóc, mặc áo tang. Cũng như "vấn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ, như miễn quan trật mũ.
② Khỏi, như miễn tử thoát khỏi chết.
③ Truất, cách, như miễn quan cách chức quan.
④ Một âm là vấn, như đản vấn áo tang để trầy tay ra.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.