chiêm, chiếm
zhān ㄓㄢ, zhàn ㄓㄢˋ

chiêm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xem điềm để biết tốt xấu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bói, nhìn điềm triệu để đoán tốt xấu. ◎ Như: "chiêm bốc" xem bói, "chiêm quái" xem quẻ.
2. Một âm là "chiếm". (Động) Tự tiện lấy của người. § Thông . ◎ Như: "chiếm hữu" chiếm làm quyền sở hữu của mình.
3. (Động) Truyền miệng. ◎ Như: "khẩu chiếm" đọc thơ ra bằng miệng, làm thơ văn không cần dùng bút khởi thảo.

Từ điển Thiều Chửu

① Xem, coi điềm gì để biết xấu tốt gọi là chiêm. Bói cho khỏi ngờ cũng gọi là chiêm.
② Một âm là chiếm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xem bói: Bói toán, bói số, bói;
② [Zhan] (Họ) Chiêm. Xem [zhàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhìn. Xem — Bói toán — Một âm khác là Chiếm.

Từ ghép 6

chiếm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chiếm đoạt của người khác

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bói, nhìn điềm triệu để đoán tốt xấu. ◎ Như: "chiêm bốc" xem bói, "chiêm quái" xem quẻ.
2. Một âm là "chiếm". (Động) Tự tiện lấy của người. § Thông . ◎ Như: "chiếm hữu" chiếm làm quyền sở hữu của mình.
3. (Động) Truyền miệng. ◎ Như: "khẩu chiếm" đọc thơ ra bằng miệng, làm thơ văn không cần dùng bút khởi thảo.

Từ điển Thiều Chửu

① Tự tiện chiếm cứ của người.
② Làm thơ làm ca chưa viết ra gọi là khẩu chiếm .
③ Một âm là chiêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chiếm: Chiếm thế áp đảo;
② Đọc ra thơ bằng miệng (chưa viết thành bài): Khẩu chiếm. Xem [zhan].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy làm của mình — Có được — Một âm khác là Chiêm.

Từ ghép 9

đặc
tè ㄊㄜˋ

đặc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con trâu đực
2. riêng biệt, đặc biệt, khác hẳn mọi thứ

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Đực (giống). ◎ Như: "đặc ngưu" trâu đực, "đặc sinh" muông sinh đực.
2. (Tính) Khác hẳn, vượt hơn bình thường. ◎ Như: "đặc thù" riêng biệt, "đặc sắc" sắc thái riêng, "đặc sản" sản phẩm đặc biệt, "đặc quyền" quyền lợi đặc biệt, "đặc tính" tính chất riêng, "đặc trưng" vẻ đặc biệt, "đặc giá" giá đặc biệt.
3. (Phó) Chuyên, riêng cho một sự gì. ◎ Như: "đặc thị" bảo riêng về một điều gì. ◇ Tây du kí 西: "Đặc lai tầm nhĩ" (Đệ nhị hồi) Riêng đến tìm ngài.
4. (Phó) Chỉ. ◎ Như: "bất đặc thử dã" không phải chỉ có thế, không những thế.
5. (Phó) Suông, không. ◇ Hàn Phi Tử : "Tam quốc cố thả khứ hĩ, ngô đặc dĩ tam thành tống chi" , (Nội trữ thuyết thượng thất thuật ) Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi.
6. (Danh) Con thú được ba tuổi.
7. (Danh) Đôi lứa. ◇ Thi Kinh : "Đãm bỉ lưỡng mao, Thật duy ngã đặc" , (Dung phong , Bách chu ) Tóc rủ hai trái đào, Thật là bạn lứa của ta.
8. (Danh) Gián điệp, đặc vụ. ◎ Như: "phòng đặc" phòng ngừa gián điệp phá hoại.

Từ điển Thiều Chửu

① Con trâu đực.
② Một muông sinh gọi là đặc.
③ Riêng một, như đặc lập độc hành đi đứng một mình, ý nói không a dua theo ai vậy.
④ Khác hẳn, cái gì khắc hẳn mọi người đều gọi là đặc, đặc sắc , đặc biệt , v.v.
⑤ Chuyên một sự gì mà đặt cũng gọi là đặc, như đặc thị bảo riêng về một điều gì.
⑥ Những.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trâu đực;
② Đặc biệt, càng: Giày cỡ to đặc biệt; Nay thiên hạ vẫn còn chưa định yên, lúc này đặc biệt (càng) là lúc cần phải gấp cầu người tài đức (Tam quốc chí);
③ Riêng, chuyên, đặc biệt: Đi đứng một mình (không a dua theo ai); Dặn bảo riêng về điều gì; Hà Đông là quận tay chân của tôi, nên tôi mới đặc biệt vời ông đến (Sử kí). 【】đặc biệt [tèbié] Đặc biệt, khác thường, rất đỗi: Nhất là; Giọng anh ấy rất đặc biệt; Quĩ dự trữ đặc biệt; Đại hạ giá đặc biệt; Pháp nhân đặc biệt; Cổ tức đặc biệt; Nhập khẩu đặc biệt; Quyền rút tiền đặc biệt (SDR); Tài khoản đặc biệt; 【】đặc địa [tèdì] Riêng, chuyên, đặc biệt: Chúng tôi đặc biệt đến thăm nơi đây; 【】đặc vị [tèwèi] Như ; 【】đặc ý [tèyì] Xem ;
④ (văn) Chỉ, riêng, những: Không phải chỉ có thế, không những thế; Ông thôi đi, tôi chỉ giỡn thôi mà (Hán thư);
⑤ (văn) Suông, không... vô ích: Ba nước này vốn sẽ phải bãi binh, ta dâng không cho họ ba thành mà thôi (Hàn Phi tử);
⑥ Đặc vụ (gọi tắt): Phòng ngừa đặc vụ; Thổ phỉ và đặc vụ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con trâu đực — Loài thú được bốn tuổi gọi là Đặc — Riêng rẽ. Riêng ra, không giống với xung quanh — Vượt lên trên.

Từ ghép 37

nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên nhân
2. nhân tiện
3. tùy theo
4. phép toán nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa, dựa vào. ◎ Như: "nhân địa chế nghi" lấy biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, "nhân lậu tựu giản" liệu cơm gắp mắm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhân Phật quang sở chiếu, Tất kiến bỉ đại chúng" , (Tự phẩm đệ nhất ) Nhờ vào ánh sáng của Phật chiếu soi mà mà thấy rõ cả đại chúng ấy.
2. (Động) Noi theo. ◎ Như: "nhân tập" mô phỏng, bắt chước. ◇ Luận Ngữ : "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã" , , (Vi chánh ) Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được.
3. (Động) Tăng gia, tích lũy. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian, gia chi dĩ sư lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử hữu dũng thả tri phương dã" , , , , , , 使 (Tiên tiến ) (Ví như) một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa những nước lớn, có thêm nạn chiến tranh, tăng thêm đói khổ, Do này cầm quyền nước ấy, thì vừa ba năm, có thể khiến cho dân dũng cảm mà biết đạo lí nữa.
4. (Danh) Nguyên do, duyên cớ. ◎ Như: "sự xuất hữu nhân" mọi việc xảy ra đều có nguyên do. § Ghi chú: Nhà Phật cho phần đã làm ra là "nhân", phần phải chịu lấy là "quả", làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là "nhân quả" .
5. (Danh) Phép tính nhân.
6. (Giới) Do, từ.
7. (Giới) Bởi, vì rằng. ◇ Lí Bạch : "Nhân quân thụ đào lí, Thử địa hốt phương phỉ" , (Tặng thu phổ liễu thiểu phủ ) Bởi ông trồng đào mận, Đất này bỗng thơm tho.
8. (Trợ) Thừa dịp, thừa cơ. ◇ Sử Kí : "Thử thiên vong Sở chi thì dã, bất như nhân kì ki nhi toại thủ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Chính là lúc trời làm mất nước Sở, chi bằng thừa cơ hội này mà đánh lấy.
9. (Liên) Do đó, theo đó, nên. ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
10. (Phó) Bèn, liền. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tức nhật nhân lưu Bái Công dữ ẩm" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương hôm đó bèn giữ Bái Công ở lại uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhưng, vẫn thế.
② Nương tựa.
③ Nguyên nhân.
④ Tính nhân, tính gấp lên gọi là tính nhân.
⑤ Chỗ duyên theo đó mà phát ra, như nhân quả . Nhà Phật cho phần đã làm ra là nhân, phần phải chịu lấy là quả, làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là nhân quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên nhân, căn do: Sự việc xảy ra là có nguyên nhân;
② Bởi, do, vì: Xin nghỉ vì bệnh. 【】 nhân thử [yincê] Vì vậy, do vậy, bởi vậy, bởi thế, vì thế: Anh ấy làm việc công bằng, vì thế được mọi người ủng hộ; 【】nhân nhi [yin'ér] Vì vậy, bởi thế, nên, cho nên: Anh ấy từng là giáo viên, nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy; 【】nhân vị [yinwèi] Bởi, vì, bởi vì, vì rằng: Vì mưa nên không đi ra ngoài;
③ (văn) Theo, thể theo, y theo, tùy theo: Hiệu quả chữa bệnh khác nhau tùy theo từng người;
④ (văn) Kế tiếp, tiếp theo, theo: Theo nếp cũ không thay đổi;
⑤ Nương theo, nương tựa;
⑥ Tính nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lí do. Td: Nguyên nhân — Bởi vì — Vì việc này mà làm việc khác. Nhân vì. Hoa Tiên có câu: » Nghe lời như dẹp cơn nồng, nhân kì phó cử quyết lòng tầm phương « Nhân cơ tàng sự : Nhân cơ trời dấu nhiều việc. » Nhân cơ tàng sự dặn rằng, việc người chẳng khác việc trăng trên trời « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 23

tranh, tránh
zhēng ㄓㄥ, zhéng ㄓㄥˊ, zhèng ㄓㄥˋ

tranh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tranh giành
2. bàn luận
3. sai khác, khác biệt
4. khuyên bảo
5. nào, thế nào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tranh giành, cãi cọ. Phàm tranh hơn người hay cố lấy của người đều gọi là tranh.
Thế nào? Dùng làm trợ từ.
③ Một âm là tránh. Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tranh, giành, đua nhau: Tranh chỗ ngồi; Giành vẻ vang; Lúc đó những nhà giàu đua nhau giấu của (Hán thư);
② Tranh cãi, tranh chấp: Tranh cãi nhau đến đỏ mặt tía tai;
③ (đph) Thiếu, hụt: Tổng số còn thiếu bao nhiêu?;
④ Sao, làm sao, sao lại: Sao không, sao lại không; Sao biết, sao lại biết; ? Sao biết khách giang sơn, chẳng phải là người từ quê hương đến? (Thôi Đồ: Lỗ thanh). 【】 tranh nại [zhengnài] (văn) Như ;【】tranh nại [zheng nài] (văn) Không làm sao được, biết làm sao, biết làm thế nào được, đành chịu: ? Vườn nam đào lí tuy ưa thích, xuân tàn vắng vẻ biết làm sao? (Thôi Đồ: Giản tùng); ? Người đời tan hợp biết làm sao? (Án Thù: Ngư gia ngạo); 【】tranh nại hà [zhengnàihé] (văn) Biết làm thế nào: ? Mây lành thấm khắp không bờ bến, cây héo không hoa biết thế nào? (Tổ đường tập);【】tranh tự [zhengsì] (văn) Sao bằng: ? Trong thành đào lí trong chốc lát đã rụng hết, sao bằng cây liễu rũ cứ sống hoài? (Lưu Vũ Tích: Dương liễu chi từ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giành nhau. Đua nhau. Truyện Trê Cóc : » Cũng còn sự lí tranh nhau khéo là « — Thế nào. Làm sao ( tiếng để hỏi ).

Từ ghép 22

tránh

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tranh giành, đoạt lấy. ◇ Thư Kinh : "Thiên hạ mạc dữ nhữ tranh công" (Đại vũ mô ) Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.
2. (Động) Tranh luận, biện luận. ◇ Sử Kí : "Thử nan dĩ khẩu thiệt tranh dã" (Lưu Hầu thế gia ) Việc này khó dùng miệng lưỡi mà biện luận vậy.
3. (Động) Tranh đấu, đối kháng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khuất thân thủ phận, dĩ đãi thiên thì, bất khả dữ mệnh tranh dã" , , (Đệ thập ngũ hồi) Nhún mình yên phận, để đợi thời, không thể cưỡng lại số mệnh được.
4. (Động) Riêng biệt, sai biệt, khác biệt. ◇ Đỗ Tuân Hạc : "Bách niên thân hậu nhất khâu thổ, Bần phú cao đê tranh kỉ đa" , (Tự khiển ) Trăm năm thân cũng một gò đất, Nghèo giàu cao thấp khác chi đâu? ◇ Thủy hử truyện : "Ngã giá hành viện nhân gia khanh hãm liễu thiên thiên vạn vạn đích nhân, khởi tranh tha nhất cá" , (Đệ lục thập cửu hồi) Nhà chứa của ta thì nghìn vạn đứa vào tròng rồi, há riêng đâu một mình nó.
5. (Phó) Thế nào, sao, sao lại. ◇ Hàn Ác : "Nhược thị hữu tình tranh bất khốc, Dạ lai phong vũ táng Tây Thi" , 西 (Khốc hoa ) Nếu phải có tình sao chẳng khóc, Đêm về mưa gió táng Tây Thi.
6. Một âm là "tránh". (Động) Can ngăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Can ngăn, khuyên bảo, khuyên răn: Vì can ngăn nhiền lần không được, nên bỏ đi (Hậu Hán thư: Vương Sung truyện). Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Can ngăn — Một âm là Tranh. Xem Tranh.

cơ quan

phồn thể

Từ điển phổ thông

cơ quan, tổ chức

Từ điển trích dẫn

1. Then chốt, bộ phận điều khiển cỗ máy.
2. Mưu kế. ◇ Lão Xá : "Tha bất tái hòa Cao Đệ đàm tâm liễu, phạ thị tẩu liễu chủy, tiết lộ liễu cơ quan" , , (Tứ thế đồng đường , Ngũ nhị) Bà sẽ không nói chuyện tâm sự với Cao Đệ (con gái cả của chồng) nữa, sợ lỡ miệng, để lộ mưu kế.
3. Tổ chức, cơ cấu.
4. Chỉ miệng. § Nguồn gốc: ◇ quỷ Cốc Tử : "Cố khẩu giả, cơ quan dã, sở dĩ bế tình ý dã" , , (Quyền thiên ). ◇ Tiêu Cám : "Cơ quan bất tiện, bất năng xuất ngôn" 便, (Dịch lâm , Tiểu súc chi mông ).
5. Khớp xương, đốt xương (trên thân thể người ta). ◇ Tố Vấn : "Cơ quan bất lợi giả, yêu bất khả dĩ hành, hạng bất khả dĩ cố" , , (Quyết luận ) Khớp xương mà không trơn tru, hông không đi được, gáy không quay đầu được.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bộ phận điều khiển toàn bộ máy — Nơi điều khiển công việc.
thiêm
qiān ㄑㄧㄢ

thiêm

phồn thể

Từ điển phổ thông

đều, cùng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Đều, cùng, hết cả. ◇ Tam quốc chí : "Thử hiền ngu chi sở dĩ thiêm vong kì thân giả dã" (Ngô chí , Trương Duệ truyện ) Vì thế mà người tài kẻ ngu đều quên mình theo ông (chỉ Gia Cát Lượng ).
2. (Đại) Mọi người. ◇ Khuất Nguyên : "Thiêm viết: Hà ưu?" : ? (Thiên vấn ) Mọi người hỏi: Âu lo gì?
3. (Danh) Họ "Thiêm".

Từ điển Thiều Chửu

① Ðều, cùng, mọi người đều nói thế.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đều, tất cả đều: Đều nói: Bá Vũ làm chức tư không (Thượng thư: Thuấn điển); Cả triều đình đều cho là đúng, bèn sửa lại luật pháp (Hán thư: Hà Tằng truyện);
② Mọi người, của mọi người: Nên lên chỗ chính quyền trung ương, để hợp với điều mong muốn của mọi người (Bạch Cư Dị: Trừ Bùi Kí Trung thư lang đồng Bình chương sự chế).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đều. Cùng — Cái néo để đập lúa.

Từ ghép 1

trí
zhì ㄓˋ, zhuì ㄓㄨㄟˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. suy cho đến cùng
2. đem lại, đưa đến
3. tỉ mỉ, kỹ, kín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suy đến cùng cực. ◎ Như: "cách trí" suy cùng lẽ vật (nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, sinh diệt hợp li thế nào).
2. (Động) Hết lòng, hết sức, tận tâm, tận lực. ◎ Như: "trí lực" hết sức, "trí thân" đem cả thân cho người.
3. (Động) Trao, đưa, truyền đạt. ◎ Như: "trí thư" đưa thư, "trí ý" gửi ý (lời thăm), "truyền trí" truyền đạt, "chuyển trí" chuyển đạt.
4. (Động) Trả lại, lui về. ◎ Như: "trí chánh" trao trả chánh quyền về hưu. ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.
5. (Động) Vời lại, gọi đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "la trí" vẹt tới, săn tới, "chiêu trí" vời tới, "chiêu trí nhân tài" vời người hiền tài.
6. (Động) Cấp cho. ◇ Tấn Thư : "Kim trí tiền nhị thập vạn, cốc nhị bách hộc" , (San Đào truyện ) Nay cấp cho tiền hai mươi vạn, lúa gạo hai trăm hộc.
7. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "trí quân Nghiêu Thuấn" làm cho vua đạt tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, "trí thân thanh vân" làm cho mình đạt tới bậc cao xa, "dĩ thương trí phú" lấy nghề buôn mà trở nên giàu có.
8. (Danh) Trạng thái, tình trạng, ý hướng. ◎ Như: "tình trí" tình thú, "hứng trí" chỗ hứng đến, trạng thái hứng khởi, "cảnh trí" cảnh vật, phong cảnh, cảnh sắc, "chuyết trí" mộc mạc, "biệt trí" khác với mọi người, "ngôn văn nhất trí" lời nói lời văn cùng một lối.
9. § Thông "chí" .
10. § Thông "trí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy cùng. Như cách trí suy cùng lẽ vật. Nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, nó sinh, nó diệt, nó hợp, nó li thế nào gọi là cách trí .
② Hết, hết bổn phận mình với người, với vật gọi là trí. Như trí lực hết sức, trí thân đem cả thân cho người, v.v. Ðỗ Phủ : Trường An khanh tướng đa thiếu niên, Phú quý ưng tu trí thân tảo Tại Trường An, các khanh tướng phần nhiều ít tuổi, Cần phải sớm được giàu sang, sớm được dốc lòng phụng sự.
③ Dùng kế lừa cho người đến chỗ chết gọi là trí chi tử địa lừa vào chỗ chết. Dùng phép luật cố buộc người vào tội gọi là văn trí .
④ Trao, đưa. Như trí thư đưa thư.
⑤ Trả lại cũng gọi là trí. Như trí chánh trao trả chánh quyền về hưu.
⑥ Lấy ý mình đạt cho người biết cũng gọi là trí. Như trí ý gửi ý. Vì gián tiếp mới đạt tới gọi là truyền trí hay chuyển trí , v.v.
⑦ Ðặt để. Như trí quân Nghiêu Thuấn làm cho vua tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, trí thân thanh vân làm cho mình tới bậc cao xa. Cứ theo một cái mục đích mình đã định mà làm cho được đều gọi là trí.
⑧ Phàm làm cái gì, hoặc vì trực tiếp hoặc vì gián tiếp, mà chịu được cái ảnh hưởng của nó đều gọi là trí. Như dĩ thương trí phú lấy nghề buôn mà đến giàu, trực ngôn trí họa vì nói thẳng mà mắc họa. Không khó nhọc gì mà được hưởng quyền lợi gọi là tọa trí . Trong chốc lát mà liệu biện được đủ ngay gọi là lập trí .
⑨ Vời lại, vời cho đến với mình gọi là trí. Như la trí vẹt tới, săn tới, chiêu trí vời tới. Chiếu trí nhân tài nghĩa là vời người hiền tài đến.
⑩ Vật ngoài nó thừa cơ mà xâm vào cũng gọi là trí. Như nhân phong hàn trí bệnh nhân gió rét thừa hư nó vào mà đến ốm bệnh. Vì thế nên bị ngoại vật nó bức bách không thể không theo thế được cũng gọi là trí. Như tình trí chỗ tình nó đến, hứng trí chỗ hứng đến, v.v.
⑪ Thái độ. Như nhã nhân thâm trí người có thái độ nhã lạ. Tả cái tình trạng vật gọi là cảnh trí , mộc mạc gọi là chuyết trí , khác với mọi người gọi là biệt trí , v.v. đều là noi cái nghĩa ấy cả.
⑫ Ðường lối. Như ngôn văn nhất trí lời nói lời văn cùng một lối, nói đại khái gọi là đại trí cũng do một nghĩa ấy cả.
⑬ Cùng nghĩa với chữ chí .
⑭ Cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mịn, sít, dày, tỉ mỉ, kín, kĩ: Khéo và kĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gởi, kính gởi, gởi tới, đưa đến, đưa, trao, tỏ ý, đọc (với ý kính trọng): Gởi điện thăm hỏi; Gởi lời chào, kính chào; Đọc lời chào mừng. (Ngr) Tận sức, hết sức: Tận lực vì nhiệm vụ;
② Dẫn đến, vời đến, đem lại, gây nên: Gây nên ốm đau; Học để mà vận dụng;
③ Hứng thú: P Hứng thú, thú vị. 【使】trí sử [zhìshê] Khiến, làm cho: 使 Làm cho bị tổn thất;
④ Tinh tế, tỉ mỉ: Tỉ mỉ; Tinh tế;
⑤ (văn) Hết, dốc hết, đem hết: Hết sức; Đem cả thân mình (để làm gì cho người khác);
⑥ (văn) Thủ đắc, có được;
⑦ (văn) Cực, tận, hết sức;
⑧ (văn) Đến (như , bộ );
⑨ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới cùng — Rất. Lắm — Hết. Thôi. Td: Trí sĩ — Cái ý vị. Td: Cảnh trí.

Từ ghép 22

tư, từ
cī ㄘ, cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ích, thêm
2. ấy, đó, này, đây, nay, như thế
3. chiếu
4. năm, mùa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiếu cỏ.
2. (Danh) Năm. ◇ Mạnh Tử : "Kim tư vị năng, thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên" , , (Đằng Văn Công hạ ) Năm nay chưa thể, xin làm nhẹ bớt, để đợi năm tới.
3. (Danh) Họ "Tư".
4. (Đại) Ấy, này, đó. § Dùng như chữ "thử" . ◎ Như: "tư sự thể đại" sự ấy lớn. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ?" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương đã mất, nền văn (lễ nhạc, chế độ) không ở lại chỗ này sao (không truyền lại cho ta sao)?
5. (Phó) Thêm, càng. § Thông "tư" . ◇ Hán Thư : "Phú liễm tư trọng, nhi bách tính khuất kiệt" , (Ngũ hành chí hạ ) Thuế thu càng nặng, thì trăm họ khốn cùng.
6. (Phó) Nay, bây giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tư phế hoàng đế vi Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu hoàn chánh" , (Đệ tứ hồi) Nay phế vua ra làm Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu phải trả lại quyền chính.
7. Một âm là "từ". (Danh) § Xem "Cưu Tư" . Ở đây ghi âm đọc là "Cưu Từ".

Từ điển Thiều Chửu

① Ích, thêm. Thông dụng như chữ tư .
② Ấy. Như tư sự thể đại sự ấy lớn.
③ Chiếu.
④ Năm, mùa.
⑤ Một âm là từ. Quy Từ nước Quy Từ ở Tây Vực 西.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ấy, này, đây, ở đây, như thế: Ngày ấy; Lẽ này dễ hiểu; Ông nên cởi bỏ thắt lưng này đi (Lí Triều Uy: Liễu Nghị truyện); Mẹ mày đứng ở chỗ này (Quy Hữu Quang: Hạng Tích Hiên chí); ? Vua Văn vương đã mất, nền văn không ở nơi đây (chỗ này) sao? (Luận ngữ);
② Nay: … Nay xin giới thiệu... ! Nay đi chơi (núi) vừa thích lại vừa thẹn! (Từ Hà Khách du kí);
③ Năm: Năm nay; Sang năm;
④ (văn) Càng thêm (như , bộ );
⑤ (văn) Thì (dùng như , bộ ): Nếu nhà vua mà tiếp tục tiến tới, thì không ai địch nổi (Tả truyện);
⑥ (văn) Trợ từ cuối câu, biểu thị sự tán tụng: ! Chu công nói: Ôi! Tốt lắm! (Thượng thư);
⑦ (văn) Chiếc chiếu cỏ.

Từ ghép 2

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: khưu từ ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chiếu cỏ.
2. (Danh) Năm. ◇ Mạnh Tử : "Kim tư vị năng, thỉnh khinh chi, dĩ đãi lai niên" , , (Đằng Văn Công hạ ) Năm nay chưa thể, xin làm nhẹ bớt, để đợi năm tới.
3. (Danh) Họ "Tư".
4. (Đại) Ấy, này, đó. § Dùng như chữ "thử" . ◎ Như: "tư sự thể đại" sự ấy lớn. ◇ Luận Ngữ : "Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ?" , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương đã mất, nền văn (lễ nhạc, chế độ) không ở lại chỗ này sao (không truyền lại cho ta sao)?
5. (Phó) Thêm, càng. § Thông "tư" . ◇ Hán Thư : "Phú liễm tư trọng, nhi bách tính khuất kiệt" , (Ngũ hành chí hạ ) Thuế thu càng nặng, thì trăm họ khốn cùng.
6. (Phó) Nay, bây giờ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tư phế hoàng đế vi Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu hoàn chánh" , (Đệ tứ hồi) Nay phế vua ra làm Hoằng Nông Vương, hoàng thái hậu phải trả lại quyền chính.
7. Một âm là "từ". (Danh) § Xem "Cưu Tư" . Ở đây ghi âm đọc là "Cưu Từ".

Từ điển Trần Văn Chánh

[Qiucí] Nước Khưu Từ (thuộc tỉnh Tân Cương, Trung Quốc).

Từ ghép 2

hoè
huái ㄏㄨㄞˊ

hoè

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cây hoè

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cây hòe. § Ngày xưa gọi ba quan công chín quan khanh là "tam hòe cửu cức" . Vì thế đời sau gọi các quan khanh tướng là "thai hòe" hay "hòe tỉnh" .
2. (Danh) Lại gọi cảnh chiêm bao là "Hòe An quốc" giấc hòe. § Xem chữ "kha" trong "Nam Kha" . ◇ Nguyễn Trãi : "Vãng sự không thành hòe quốc mộng" (Kí cữu Dị Trai Trần công ) Chuyện đã qua luống thành giấc chiêm bao (mộng nước Hòe).

Từ điển Thiều Chửu

① Cây hòe, ngày xưa gọi ba quan công chín quan khanh là tam hòe cửu cức thế đời sau gọi các quan khanh tướng là thai hòe hay hòe tỉnh . Lại gọi cảnh chiêm bao là hòe an quốc (giấc hòe). Xem chữ kha ở trên.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (thực) Cây hoè, hoè: Gỗ hoè;
② [Huái] (Họ) Hoè.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài cây lớn, có bóng mát, hoa vàng, hạt dùng làm một vị thuốc bắc. Các nhà quyền quý Trung Hoa thời xưa thường trồng. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu: » Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên «.

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Trung Quốc ngày xưa gọi bờ cõi (cảnh nội khu vực) của họ là "thiên hạ" . ◇ Chu Lễ : "Dĩ thiên hạ thổ địa chi đồ, chu tri Cửu Châu chi địa vực quảng luân chi số" , (Địa quan , Đại tư đồ ) Về bản đồ đất đai cả nước, mọi người đều phải biết diện tích lãnh thổ của Cửu Châu. ◇ Thư Kinh : "Hoàng thiên quyến mệnh, yểm hữu tứ hải, vi thiên hạ quân" , , (Đại Vũ mô ).
2. Chỉ chánh quyền Trung Quốc. ◇ Luận Ngữ : "Thái Bá kì khả vị chí đức dã dĩ hĩ, tam dĩ thiên hạ nhượng, dân vô đắc nhi xưng yên" , , (Thái Bá ) Ông Thái Bá đáng gọi là người đức cao lớn, ba lần nhường thiên hạ, dân không biết sao mà ca tụng cho vừa.
3. Phiếm xưng toàn thế giới. ◎ Như: "tòng tiểu tựu hi vọng năng du biến thiên hạ" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dưới trời. Chỉ mọi người ở đời. Đoạn trường tân thanh : » Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay «.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.