quẫn
jiǒng ㄐㄩㄥˇ

quẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

túng thiếu, quẫn bách

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bức bách, gặp khó khăn. ◎ Như: "quẫn bách" khốn bách.
2. (Tính) Khó khăn, khó xử. ◎ Như: "quẫn cảnh" tình cảnh khốn đốn.
3. (Phó) Gấp rút, cấp bách. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ. Tặc quẫn tự quy" 使. (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc. Quân giặc vội vàng tự quy thuận.

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng quẫn, quẫn bách.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Túng quẫn, quẫn bách: Nhà anh ấy rất túng quẫn;
② Lúng túng, khó xử, rắc rối: Lúc đó tôi hết sức lúng túng;
③ Làm lúng túng, gây khó khăn cho: Vấn đề này làm cho anh ta rất lúng túng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khốn đốn gấp rút — Không biết tính toán xoay trở ra sao.

Từ ghép 8

trao, trảo
zhāo ㄓㄠ, zhuā ㄓㄨㄚ

trao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi. ◎ Như: "trảo dưỡng" gãi ngứa, "trảo đầu" gãi đầu.
2. (Động) Quắp lấy, quơ lấy, bám. ◎ Như: "lão ưng trảo tiểu kê" diều hâu quắp lấy gà con.
3. (Động) Bắt, tóm. ◎ Như: "trảo tặc" bắt giặc, "trảo tiểu thâu" tóm tên ăn trộm.
4. (Động) Nắm. ◎ Như: "trảo trụ cơ hội" nắm lấy cơ hội, "trảo trụ yếu điểm" nắm giữ trọng điểm.
5. Một âm là "trao". (Danh) "Trao tử nhi" trò chơi ném hột trái cây hay những hòn sỏi trên mặt nền, ai vạch được nhiều hình thì thắng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tử Quyên đẳng chánh tại na lí trảo tử nhi, doanh qua tử nhi ni" , (Đệ lục thập tứ hồi) Bọn Tử Quyên đang chơi đánh chắt ở đó, ai thắng thì được hạt dưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Quắp lấy, quơ lấy. Lấy móng tay mà quắp lấy vật gì gọi là trảo. Có khi đọc là chữ trao.

trảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gãi
2. quắp lấy (dùng móng để giữ)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gãi. ◎ Như: "trảo dưỡng" gãi ngứa, "trảo đầu" gãi đầu.
2. (Động) Quắp lấy, quơ lấy, bám. ◎ Như: "lão ưng trảo tiểu kê" diều hâu quắp lấy gà con.
3. (Động) Bắt, tóm. ◎ Như: "trảo tặc" bắt giặc, "trảo tiểu thâu" tóm tên ăn trộm.
4. (Động) Nắm. ◎ Như: "trảo trụ cơ hội" nắm lấy cơ hội, "trảo trụ yếu điểm" nắm giữ trọng điểm.
5. Một âm là "trao". (Danh) "Trao tử nhi" trò chơi ném hột trái cây hay những hòn sỏi trên mặt nền, ai vạch được nhiều hình thì thắng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tử Quyên đẳng chánh tại na lí trảo tử nhi, doanh qua tử nhi ni" , (Đệ lục thập tứ hồi) Bọn Tử Quyên đang chơi đánh chắt ở đó, ai thắng thì được hạt dưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi.
② Quắp lấy, quơ lấy. Lấy móng tay mà quắp lấy vật gì gọi là trảo. Có khi đọc là chữ trao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gãi: Gãi ngứa;
② Bốc, cắp, quắp, bắt, túm, nắm, quơ, bíu, bám: Diều hâu cắp (quắp) gà con; Nắm (túm) áo anh ấy; Bốc một nắm kẹo;
③ Nắm (chắc, vững, lấy): Nắm rất vững (chắc); Nắm vững thời gian; Nắm trọng điểm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gãi ( cho khỏi ngứa ) — Dùng móng mà cào.

Từ ghép 4

nhẫn
rěn ㄖㄣˇ

nhẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chịu đựng, nhẫn nhịn
2. nỡ, đành

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhịn, chịu đựng. ◎ Như: "kiên nhẫn" vững lòng chịu đựng, "dong nhẫn" khoan dung. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ nhẫn tiếu nhi lập, sanh ấp chi" , (Anh Ninh ) Cô gái nhịn cười mà đứng đó, sinh vái chào.
2. (Động) Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng. ◎ Như: "nhẫn tâm hại lí" nỡ lòng làm hại lẽ trời. ◇ Đỗ Phủ : "Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực, Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc" , (Mao ốc vi thu phong sở phá ca ) Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu, Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhịn, như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn , khoan dong cho người không vội trách gọi là dong nhẫn , v.v.
② Nỡ, làm sự bất nhân mà tự lấy làm yên lòng gọi là nhẫn. Như nhẫn tâm hại lí nỡ lòng làm hại lẽ trời.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhịn, nén, chịu đựng: Quyết không thể nhịn được!;
② Tàn nhẫn, nỡ lòng, đang tâm: Nỡ lòng hại lẽ trời; Ngày một thêm tàn bạo (Hậu Hán thư); Tàn nhẫn, ác, tàn ác.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gắng nhịn. Chịu đựng — Đành lòng. Nỡ lòng.

Từ ghép 20

đãng
dàng ㄉㄤˋ, tàng ㄊㄤˋ

đãng

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đu đưa, đánh đu
2. chèo thuyền
3. rửa, súc
4. làm hết sạch

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rửa, tẩy rửa. ◇ Tề dân yếu thuật : "Dĩ nhiệt thang sổ đẩu trước úng trung, địch đãng sơ tẩy chi" , (Đồ úng ).
2. (Động) Xung kích, chấn động. ◇ Trang Tử : "Thử tứ lục giả bất đãng hung trung tắc chánh" (Canh Tang Sở ) Bốn cái sáu ấy không làm rung chuyển trong lòng thì tâm thần bình chánh. § "Bốn cái sáu" tức là: (1) sáu bệnh về Chí: quý phú hiển nghiêm danh lợi; (2) sáu bệnh về Tâm: dong động sắc lí khí ý; (3) sáu bệnh về Đức: ố dục hỉ nộ ai lạc; và (4) sáu bệnh về Đạo: khứ tựu thủ dữ tri năng.
3. (Động) Tảo trừ, quét sạch. ◇ Diệp Phương Ái : "Tồi kiên tỏa phong, đãng bỉ mâu tặc" , (Quan lũng bình ).
4. (Động) Xô, đẩy. ◇ Tục thế thuyết : "Tống Nhan Diên Niên hữu ái cơ, phi cơ thực bất bão tẩm bất an, cơ bằng sủng, thường đãng Diên Niên trụy sàng trí tổn, tử tuấn sát chi" , , , , (Hoặc nịch ).
5. (Động) Rung, lắc, dao động. ◎ Như: "đãng chu" đẩy thuyền, chèo thuyền, "đãng thu thiên" lắc xích đu. ◇ Giang Yêm : "Trướng lí xuân phong đãng, Diêm tiền hoàn yến phất" , (Điệu thất nhân thập thủ ).
6. (Động) Giao nhau, thay đổi qua lại. ◇ Dịch Kinh : "Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng" , (Hệ từ thượng ) Cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.
7. (Động) Va, chạm, đụng.
8. (Động) Chống đỡ, cưỡng lại. ◇ Cổ kim tiểu thuyết : "Tả Bá Đào mạo vũ đãng phong, hành liễu nhất nhật, y thường đô triêm thấp liễu" , , (Dương Giác Ai tử chiến Kinh Kha ).
9. (Động) Bôi, trát, xoa. ◇ Tân Đường Thư : "Giang, Hoài đa duyên tích tiền, dĩ đồng đãng ngoại, bất doanh cân lượng, bạch giá ích quý" , , , (Thực hóa chí tứ ).
10. (Động) Dung hợp. ◇ Tống Liêm : "Tắc kì tình cảnh tương dung đãng nhi sanh ý dật phát ư hào tố gian" (Bạt Hoàng Lỗ Trực thư ). § "Hào tố" bút và giấy.
11. (Động) Phóng túng, không chịu gò bó. ◇ Trương Huệ Ngôn : "Kì đãng nhi bất phản, ngạo nhi bất lí, chi nhi bất vật" , , (Từ tuyển tự ).
12. (Động) Hâm nóng. § Thông . ◇ Chu Quyền : "Hảo tửu a! Ngã lưỡng cá mãi ta cật, tựu tá nhĩ na lô tử đãng nhất đãng" ! , (Trác Văn Quân tư bôn Tương Như , Đệ tam chiết).
13. (Danh) Cây tre. § Cũng như "đãng" .
14. (Danh) Lượng từ: (1) Lần, chuyến, lượt, đợt. § Dùng như . ◇ Văn minh tiểu sử : "Bất tri tạm thì thỉnh tha hồi tỉnh, giá cá khuyết tựu thỉnh lão ca khứ tân khổ nhất đãng" , (Đệ lục hồi).
15. (Danh) Họ "Đãng".

Từ điển Thiều Chửu

① Rửa, cái đồ để rửa.
② Rung động.
③ Giao nhau, Dịch Kinh : Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đãng (Hệ từ thượng ) cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Rửa;
② Đồ để rửa;
③ Rung động.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rửa cho sạch — Lay động — Dùng như chữ Đãng .

Từ ghép 2

vi, vy
wēi ㄨㄟ, wéi ㄨㄟˊ

vi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trốn, giấu, ẩn tàng. ◇ Tả truyện : "Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi" , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.
2. (Động) Không có. ◇ Luận Ngữ : "Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ" (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ). § Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.
3. (Động) Chẳng phải. ◇ Thi Kinh : "Vi ngã vô tửu" (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.
4. (Động) Dò xét, trinh sát. ◇ Hán Thư : "Giải sử nhân vi tri tặc xứ" 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.
5. (Tính) Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu. ◎ Như: "tinh vi" , "vi diệu" tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.
6. (Tính) Nhỏ, bé. ◎ Như: "vi tội" tội nhỏ, "vi lễ" lễ mọn.
7. (Tính) Suy yếu, tàn tạ. ◎ Như: "suy vi" suy yếu. ◇ Hàn Dũ : "Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi" , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.
8. (Tính) Thấp kém, ti tiện, hèn hạ. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" xuất thân nghèo hèn. ◇ Sử Kí : "Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã" , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.
9. (Tính) Ít. ◎ Như: "vi thiểu" ít ỏi.
10. (Tính) Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy. ◎ Như: "vi ba" microwave, "vi âm khí" microphone.
11. (Tính) Tối tăm, không sáng. ◇ Thi Kinh : "Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi" , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm. ◇ Tạ Linh Vận : "Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi" , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.
12. (Phó) Ẩn, giấu, lén. ◎ Như: "vi phục" đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, "vi hành" đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).
13. (Phó) Không chỉ, chẳng phải một mình. § Cũng như "bất cận" , "bất độc" . ◇ Kỉ Quân : "Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã" , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.
14. (Phó) Nhỏ, nhẹ. ◎ Như: "vi tiếu" cười khẽ, cười mỉm, "niêm hoa vi tiếu" cầm hoa mỉm cười.
15. (Danh) Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một "vi" .
16. (Danh) Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc ("thốn" ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây ("miểu" ).
17. (Danh) Tên nước cổ.
18. (Danh) Họ "Vi".

Từ ghép 43

vy

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhỏ bé
2. nhạt (màu)

Từ điển Thiều Chửu

① Mầu nhiệm. Như tinh vi , vi diệu nghĩa là tinh tế mầu nhiệm không thể nghĩ bàn được.
② Nhỏ, như vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.
③ Suy. Như thức vi suy quá.
④ Ẩn, dấu không cho người biết gọi là vi, như vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn, v.v.
⑤ Chẳng phải, không. Như vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ không ông Quản Trọng ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhỏ, bé, nhẹ, mọn, vi: Nhỏ bé, nhỏ nhắn; Gió nhẹ; Tội nhỏ; Lễ mọn; Kính hiển vi; Bé tí ti, ít ỏi;
② Vi diệu, mầu nhiệm tinh tế: Tinh vi; Vi diệu, tinh tế mầu nhiệm;
③ Giấu không cho biết, ẩn, bí mật: Mặc đồ xấu để không ai biết mình; Đi lén; Từng đem mưu kế của vua Trung Sơn bí mật báo cho Triệu vương biết (Hàn Phi tử);
④ (văn) Suy kém, suy vi: Suy quá rồi (Thi Kinh);
⑤ (văn) Chẳng phải, không, nếu không có: Không hẹn đánh với quân địch (Tôn tử binh pháp: Cửu địa); Tuy đã đọc qua phần truyện của kinh Lễ, song vẫn không thích làm văn (Nhan thị gia huấn: Tự trí); Nếu không có ông Quản Trọng thì bọn ta đã phải bị búi tóc và mặc áo trái vạt (như mọi rợ) rồi (Luận ngữ);
⑥ Ít, khá, nhẹ, hơi: Thấy trong người hơi khó chịu; Em của Vương Túc là Vương Bỉnh, tự là Văn Chính, rành rẽ việc kinh sử, hơi có phong độ của anh (Ngụy thư: Vương Đương Túc truyện); Dùng gậy nhỏ đánh nhẹ một cái (Tề dân yếu thuật);
⑦ Sút, sụt xuống: Suy sụp;
⑧ Micrô, một phần triệu: Micrômet ( ); Micrô giây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhỏ bé. Rất nhỏ. Td: Vi trùng — Nhỏ nhen thấp hèn. Td: Hàn vi — Mầu nhiệm, khéo léo. Td: Tinh vi.
chước
zhuó ㄓㄨㄛˊ

chước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đốt, nướng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cháy, đốt, nướng. ◎ Như: "bị hỏa chước thương" bị lửa đốt phỏng.
2. (Động) Chiếu sáng. ◇ Từ Kha : "Dĩ chúc chước chi, cụ hữu dã khuyển lưu trù hạ" , (Đạo hữu đồ vi tặc ) Lấy đuốc soi sáng, sợ có chó đồng hoang ở lại nhà bếp.
3. (Tính) Sáng tỏ, rực rỡ. ◎ Như: "chân tri chước kiến" cái biết thật, sự thấy rõ. ◇ Tào Thực : "Chước nhược phù cừ xuất lục ba" (Lạc thần phú ) Rực rỡ như hoa sen hiện ra trên sóng nước trong.
4. (Tính) Gấp vội. ◎ Như: "tiêu chước" sốt ruột.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðốt, nướng.
② Sáng tỏ, tỏ rõ.
③ Rờ rỡ, cái vẻ hoa nở tốt tươi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Lửa) cháy, nướng, đốt: Ruột như lửa cháy; Cháy bỏng, bỏng;
② Sáng sủa, rõ.【】chước kiến [zhuójiàn] Thấy rõ, biết rõ, nhận thức rõ ràng: Hiểu biết thâm thúy, biết rõ hẳn hoi;
③ (văn) Rờ rỡ tốt tươi, rực rỡ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Châm lửa đốt — Nướng trên lửa — Sáng sủa. Rõ ràng.

Từ ghép 7

nương
niáng ㄋㄧㄤˊ

nương

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cô, chị
2. mẹ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thiếu nữ. ◎ Như: "cô nương" cô con gái.
2. (Danh) Tiếng gọi mẹ. § Thông "nương" . ◇ Thủy hử truyện : "Ngã chỉ hữu nhất cá lão nương tại gia lí. Ngã đích ca ca hựu tại biệt nhân gia tố trường công, như hà dưỡng đắc ngã nương khoái lạc?" . , (Đệ tứ thập nhị hồi) Tôi chỉ có một mẹ già ở nhà. Anh tôi lại đi làm công lâu năm cho người ta, làm sao phụng dưỡng mẹ tôi cho vui sướng được?
3. (Danh) Vợ. ◎ Như: "nương tử" vợ, "lão bản nương" vợ ông chủ.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng đàn bà bậc trên hoặc phụ nữ đã có chồng. ◎ Như: "đại nương" bà, "di nương" dì, "nương nương" lệnh bà (tôn xưng hoàng hậu, quý phi).
5. (Danh) Tiếng kính xưng của nô bộc đối với bà chủ.
6. (Danh) Tiếng dùng để chửi rủa, mang ý vị than trách hoặc oán hận. ◇ Thủy hử truyện : "Trực nương tặc! Nhĩ lưỡng cá yếu đả tửu gia, yêm tiện hòa nhĩ tư đả" ! , 便 (Đệ ngũ hồi) Mẹ đồ giặc! Hai chúng mày muốn đánh tao, thì tao đánh nhau với chúng mày chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Nàng, con gái trẻ tuổi gọi là nương tử hay cô nương cô nàng.
② Mẹ cũng gọi là nương, nguyên là chữ nương .
③ Tiếng gọi tôn các bà, như các cung phi gọi hoàng hậu là nương nương . Tục thường gọi đàn bà là đại nương .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẹ, má, mạ, u, bầm, đẻ, me: Bố mẹ;
② Bác gái, mẹ, má: Má Vương;
③ Cô, nàng (con gái trẻ tuổi): Cô gái trẻ; Cô nàng; Đàn bà; Cô dâu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nàng. Cô nàng. Tiếng gọi người con gái. Td: Cô nương — Tiếng gọi mẹ — Tiếng gọi người đàn bà quyền quý.

Từ ghép 19

oa
wō ㄨㄛ

oa

phồn thể

Từ điển phổ thông

tổ, hang, ổ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ, ổ, lỗ (chỗ chim, thú, côn trùng ở). ◎ Như: "phong oa" tổ ong, "điểu oa" tổ chim, "kê oa" ổ gà. ◇ Nguyễn Du : "Nhất thành nhân vật oa trung nghĩ" (Từ Châu đê thượng vọng ) Người vật trong thành như kiến trong tổ.
2. (Danh) Chỗ lõm, chỗ hoắm. ◎ Như: "tửu oa" lúm đồng tiền.
3. (Danh) Chỗ người ở, chỗ người tụ tập. ◎ Như: "tặc oa" ổ giặc, "thổ phỉ oa" ổ cướp.
4. (Danh) Lượng từ: lứa, ổ. ◎ Như: "nhất oa mã nghĩ" một ổ kiến càng, "mẫu cẩu tạc vãn sanh liễu nhất oa tiểu cẩu" chó mẹ tối hôm qua sinh được một lứa chó con.
5. (Động) Chứa chấp, tàng trữ. ◎ Như: "oa tàng tội phạm" chứa chấp kẻ tội phạm.
6. (Động) Uốn, cuốn. ◎ Như: "bả thiết ti oa cá viên khuyên" uốn dây thép thành một cái vòng tròn. ◇ Tây du kí 西: "Tu du, thế hạ phát lai, oa tác nhất đoàn, tắc tại na quỹ cước hột lạc lí" , , (Đệ tứ thập lục hồi) Giây lát, cạo tóc xong, cuốn thành một nắm, nhét vào một xó trong hòm.

Từ điển Thiều Chửu

① Ở lỗ, ở ổ. Như phong oa tổ ong.
② Oa tàng , chứa chấp các kẻ vô lại cùng của ăn cắp gọi là oa tàng. Tục gọi là oa gia . Cũng gọi là oa chủ .
③ Tục gọi các chỗ lõm xuống là oa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ổ, tổ: Ổ gà; Tổ ong;
② Oa trữ, chứa chấp, chứa: Chứa kẻ gian;
③ Chỗ lõm, chỗ hoắm, lúm: Lúm đồng tiền;
④ Uốn: Uốn dây thép thành một cái vòng tròn;
⑤ (loại) Lứa, ổ: Một ổ gà con; Một lứa đẻ mười con lợn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái hang — Sống trong hang — Chỗ thấp xuống, lõm xuống — Giấu đi. Cất kín đi.

Từ ghép 9

tàn
cán ㄘㄢˊ

tàn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thiếu
2. tàn, còn sót lại

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giết hại, hủy hoại. ◎ Như: "cốt nhục tương tàn" ruột thịt giết hại lẫn nhau. ◇ Mặc Tử : "Trảm kì thụ mộc, tàn kì thành quách" , (Thiên chí hạ ) Chặt cây cối, hủy hoại thành quách.
2. (Tính) Hung ác, hung bạo. ◎ Như: "tàn nhẫn" , "tàn bạo" .
3. (Tính) Thiếu, khuyết. ◎ Như: "tàn tật" khuyết tật.
4. (Tính) Thừa, còn lại. ◎ Như: "tàn bôi" chén rượu thừa (tiệc đã tàn), "tàn dạ" đêm tàn, "tàn đông" cuối đông.
5. (Danh) Kẻ tàn ác, sự bạo ngược. ◇ Sử Kí : "Vị thiên hạ trừ tàn dã" (Trương Nhĩ, Trần Dư truyện ) Vì thiên hạ mà diệt trừ quân hung bạo.

Từ điển Thiều Chửu

① Tàn ác, tàn hại.
② Tàn, cái gì dùng rồi còn thừa lại gọi là tàn, như tàn bôi chén rượu thừa (tiệc đã tàn), tàn dạ đêm tàn, nghĩa là chỉ còn một chút nữa thì sáng.
③ Thiếu, người không đủ các chi thể gọi là tàn tật .
④ Giết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giết hại, làm hại: Giết hại lẫn nhau, nồi da xáo thịt;
② Hung ác, tàn ác: rất tàn ác;
③ Hỏng, hư hại, rách, sứt mẻ: Hàng hỏng; Bộ sách này đã bị làm rách;
④ Thiếu, khuyết, tàn tật: Những người già, yếu, bệnh, tật;
⑤ Thừa: Cơm thừa canh cặn;
⑥ Còn rớt lại, còn sót lại.【】 tàn dư [cányú] Tàn dư, phần còn rớt lại: Tàn dư phong kiến;
⑦ Sắp hết, cuối: Cuối đông;
⑧ (văn) Giết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm tổn hại tới – Xấu xa độc ác. Td: Hung tàn — Héo mòn. Còn dư lại, sót lại. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » E đến khi nhị rữa hoa tàn, xuân một khác dễ ngàn vàng đổi chác «.

Từ ghép 60

bát
bō ㄅㄛ, pō ㄆㄛ

bát

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. té, dội, hắt (nước)
2. ngang ngược
3. xông xáo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vọt ra, bắn ra ngoài, vẩy (nói về nước, chất lòng) . ◇ Nguyễn Du : "Khí phạn bát thủy thù lang tạ" (Thái Bình mại ca giả ) Cơm thừa canh đổ tràn tứ tung.
2. (Tính) Ngang ngược, hung tợn. ◇ Thủy hử truyện : "Bát tặc nả lí khứ" (Đệ thập hồi) Lũ giặc ngang ngược chạy đi đường nào!

Từ điển Thiều Chửu

① Nước vọt ra, bắn ra ngoài.
② Hoạt bát tự do hoạt động, nhanh nhẩu.
③ Ngang ngược, hung tợn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Nước) vọt ra, bắn ra, hắt, tạt, vẩy: Hắt chậu nước đi; Vẩy tí nước cho khỏi bụi;
② Đanh đá, đáo để, chua ngoa, ngang ngược, hung tợn;
③ Xem [huópo].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tưới nước. Đổ nước — Tràn ra — Hung bạo, tàn ác, xấu xa.

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.