nhân
yīn ㄧㄣ

nhân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nguyên nhân
2. nhân tiện
3. tùy theo
4. phép toán nhân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nương tựa, dựa vào. ◎ Như: "nhân địa chế nghi" lấy biện pháp phù hợp với hoàn cảnh, "nhân lậu tựu giản" liệu cơm gắp mắm. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhân Phật quang sở chiếu, Tất kiến bỉ đại chúng" , (Tự phẩm đệ nhất ) Nhờ vào ánh sáng của Phật chiếu soi mà mà thấy rõ cả đại chúng ấy.
2. (Động) Noi theo. ◎ Như: "nhân tập" mô phỏng, bắt chước. ◇ Luận Ngữ : "Ân nhân ư Hạ lễ, sở tổn ích, khả tri dã" , , (Vi chánh ) Nhà Ân theo lễ nhà Hạ, thêm bớt cái gì, ta có thể biết được.
3. (Động) Tăng gia, tích lũy. ◇ Luận Ngữ : "Thiên thặng chi quốc, nhiếp hồ đại quốc chi gian, gia chi dĩ sư lữ, nhân chi dĩ cơ cận, Do dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử hữu dũng thả tri phương dã" , , , , , , 使 (Tiên tiến ) (Ví như) một nước có một ngàn cỗ xe, bị ép giữa những nước lớn, có thêm nạn chiến tranh, tăng thêm đói khổ, Do này cầm quyền nước ấy, thì vừa ba năm, có thể khiến cho dân dũng cảm mà biết đạo lí nữa.
4. (Danh) Nguyên do, duyên cớ. ◎ Như: "sự xuất hữu nhân" mọi việc xảy ra đều có nguyên do. § Ghi chú: Nhà Phật cho phần đã làm ra là "nhân", phần phải chịu lấy là "quả", làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là "nhân quả" .
5. (Danh) Phép tính nhân.
6. (Giới) Do, từ.
7. (Giới) Bởi, vì rằng. ◇ Lí Bạch : "Nhân quân thụ đào lí, Thử địa hốt phương phỉ" , (Tặng thu phổ liễu thiểu phủ ) Bởi ông trồng đào mận, Đất này bỗng thơm tho.
8. (Trợ) Thừa dịp, thừa cơ. ◇ Sử Kí : "Thử thiên vong Sở chi thì dã, bất như nhân kì ki nhi toại thủ chi" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Chính là lúc trời làm mất nước Sở, chi bằng thừa cơ hội này mà đánh lấy.
9. (Liên) Do đó, theo đó, nên. ◇ Sử Kí : "Lương nghiệp vi thủ lí, nhân trường quỵ lí chi" , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương đã nhặt giày, nên cũng quỳ xuống xỏ (cho ông cụ).
10. (Phó) Bèn, liền. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tức nhật nhân lưu Bái Công dữ ẩm" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương hôm đó bèn giữ Bái Công ở lại uống rượu.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhưng, vẫn thế.
② Nương tựa.
③ Nguyên nhân.
④ Tính nhân, tính gấp lên gọi là tính nhân.
⑤ Chỗ duyên theo đó mà phát ra, như nhân quả . Nhà Phật cho phần đã làm ra là nhân, phần phải chịu lấy là quả, làm ác phải tội, làm thiện được phúc, thế là nhân quả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nguyên nhân, căn do: Sự việc xảy ra là có nguyên nhân;
② Bởi, do, vì: Xin nghỉ vì bệnh. 【】 nhân thử [yincê] Vì vậy, do vậy, bởi vậy, bởi thế, vì thế: Anh ấy làm việc công bằng, vì thế được mọi người ủng hộ; 【】nhân nhi [yin'ér] Vì vậy, bởi thế, nên, cho nên: Anh ấy từng là giáo viên, nên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy; 【】nhân vị [yinwèi] Bởi, vì, bởi vì, vì rằng: Vì mưa nên không đi ra ngoài;
③ (văn) Theo, thể theo, y theo, tùy theo: Hiệu quả chữa bệnh khác nhau tùy theo từng người;
④ (văn) Kế tiếp, tiếp theo, theo: Theo nếp cũ không thay đổi;
⑤ Nương theo, nương tựa;
⑥ Tính nhân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lí do. Td: Nguyên nhân — Bởi vì — Vì việc này mà làm việc khác. Nhân vì. Hoa Tiên có câu: » Nghe lời như dẹp cơn nồng, nhân kì phó cử quyết lòng tầm phương « Nhân cơ tàng sự : Nhân cơ trời dấu nhiều việc. » Nhân cơ tàng sự dặn rằng, việc người chẳng khác việc trăng trên trời « ( Lục Vân Tiên ).

Từ ghép 23

ngoạn
wán ㄨㄢˊ, wàn ㄨㄢˋ

ngoạn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chơi đùa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh thường, khinh nhờn. ◎ Như: "ngoạn thế" khinh đời, coi thường mọi sự. ◇ Thư Kinh : "Ngoạn nhân táng đức, ngoạn vật táng chí" , (Lữ ngao ) Khinh nhờn người thì hỏng đức, khinh thường vật thì hỏng chí.
2. (Động) Thưởng thức, ngắm. ◎ Như: "thưởng ngoạn" thưởng thức.
3. (Động) Nghiền ngẫm. ◇ Nguyễn Trãi : "Ức tích Lam Sơn ngoạn vũ kinh" (Hạ quy Lam Sơn ) Nhớ khi xưa ở Lam Sơn nghiền ngẫm binh pháp.
4. (Động) Đùa giỡn, nô đùa. ◎ Như: "xuất khứ ngoạn" đi ra ngoài chơi. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thuyết trước, ngoạn tiếu liễu nhất hồi" , (Đệ tứ thập bát hồi) Nói xong, cười đùa một lúc.
5. (Động) Chơi. ◎ Như: "ngoạn bì cầu" chơi bóng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã bất quá thị tâm lí tiện mộ, tài học trước ngoạn bãi liễu" , (Đệ tứ thập bát hồi) Em chẳng qua trong lòng thấy thích (thơ), mới học để mà chơi đấy thôi.
6. (Động) Trêu chọc, đùa bỡn. ◎ Như: "ngoạn lộng" đùa cợt.
7. (Động) Giở trò. ◎ Như: "ngoạn nhi thủ oản" giở thủ đoạn.
8. (Danh) Vật, đồ để ngắm chơi, thưởng thức. ◎ Như: "trân ngoạn" đồ chơi quý báu, "cổ ngoạn" đồ cổ.
9. (Tính) Dùng để chơi, ngắm. ◎ Như: "ngoạn cụ" đồ chơi, "ngoạn ngẫu" búp bê, ông phỗng.

Từ điển Thiều Chửu

① Vờn, chơi. Ðùa bỡn, như ngoạn nhân táng đức, ngoạn vật táng chí (Thư Kinh ) đùa bỡn người hỏng đức, vờn chơi vật hỏng chí. Những đồ để ngắm chơi gọi là ngoạn cụ , đồ chơi quý gọi là trân ngoạn .
② Nghiền ngẫm mãi.
③ Quý báu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chơi, chơi đùa, nô đùa: Đi ra ngoài chơi; Chơi bóng; Trẻ con đùa giỡn trong công viên rất vui vẻ;
② Vật quý bày để thưởng thức: Đồ chơi quý báu; Đồ cổ;
③ Thưởng thức, thưởng ngoạn: Thưởng thức, ngắm nghía;
④ Giở trò: Giở thủ đoạn;
⑤ Khinh thường: Xem thường cương vị công tác;
⑥ (văn) Nghiền ngẫm mãi: Vì vậy người quân tử khi ở yên thì xem tượng mà nghiền ngẫm lời giảng về mỗi quẻ mỗi hào (Dịch: Hệ từ thượng);
⑦ (văn) Quý báu;
⑧ (văn) Quen lờn: Luật pháp không rõ ràng thì chính trị phiền toái mà người ta quen lờn (Hà Cảnh Minh: Pháp hành thiên);
⑨ Trêu chọc, đùa bỡn: Trêu người thì táng đức, trêu vật thì táng chí (Thượng thư: Lữ ngao).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đùa giỡn (như , bộ ): Nước mềm yếu, dân quen lờn ưa đùa giỡn nên chết nhiều vì nước (Tả truyện);
② Quen lờn, nhờn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chơi đùa — Tập cho quen — Ngắm nghía thưởng thức — Vật quý.

Từ ghép 11

thật, thực
shí ㄕˊ

thật

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thật .

Từ ghép 1

thực

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thật, thực, đúng
2. thật thà

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đặc, đầy: Hư thực, không và có, giả và thật; Quả sắt đặc ruột (lõi đặc); Tuổi thật; Giàu có đầy đủ;
② Thực, thật, thật thà, thật là: Thật lòng thật dạ; Lời thực nói thẳng; Thật là tốt; Người thật nói thẳng; Ta thật không đó đức. 【】thực tại [shízài] a. Thật, thật sự, thật là, thật tình: Việc này thật tôi không biết tí gì; b. Trên thực tế, thực ra (thật ra): Nó nói đã hiểu rồi, nhưng thực tế (thật ra) chả hiểu gì cả;
③ (văn) Chứng thực: Để chứng thực lời tôi nói;
④ Sự thật, việc thật;
⑤ Quả, trái: Khai hoa kết quả;
⑥ (văn) Các phẩm vật, đồ đạc bày ra: Đồ đạc bày la liệt trong sân nhà; Binh khí trong dinh quân;
⑦ (văn) Xin, mong (biểu thị sự sai khiến hoặc khuyến cáo): !Mạo muội nói điều nghĩ trong lòng, xin ngài tính cho (Tả truyện: Tuyên công thập nhị niên);
⑧ (văn) Trợ từ, đặt giữa tân ngữ ở trước với động từ ở sau, để đảo tân ngữ ra trước động từ: Quỷ thần chẳng phải thân gần với người nào, chỉ dựa theo đức hạnh (mà quyết định thân hay sơ) (Tả truyện: Hi công ngũ niên) (chữ là tân ngữ, đưa ra trước động từ ).

Từ ghép 19

công
gōng ㄍㄨㄥ

công

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cân bằng
2. chung
3. cụ, ông
4. tước Công (to nhất trong 5 tước)
5. con đực (ngược với: mẫu )

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chung, chung cho mọi người. ◎ Như: "công vật" vật của chung, "công sự" việc chung, "công khoản" kinh phí chung, "công hải" hải phận quốc tế.
2. (Tính) Thuộc nhà nước, quốc gia. ◎ Như: "công sở" cơ quan nhà nước, "công sản" tài sản quốc gia.
3. (Tính) Không nghiêng về bên nào. ◎ Như: "công bình" công bằng (không thiên lệch), "công chính" công bằng và chính trực.
4. (Tính) Đực, trống. ◎ Như: "công kê" gà trống, "công dương" cừu đực.
5. (Phó) Không che giấu. ◎ Như: "công nhiên" ngang nhiên, tự nhiên, "công khai tín" thư ngỏ, "hóa hối công hành" hàng hóa của cải lưu hành công khai.
6. (Danh) Quan "công", có ba bậc quan cao nhất thời xưa gọi là "tam công" . § Nhà Chu đặt quan Thái Sư , Thái Phó , Thái Bảo là "tam công" .
7. (Danh) Tước "Công", tước to nhất trong năm tước "Công Hầu Bá Tử Nam" .
8. (Danh) Tiếng xưng hô đối với tổ phụ (ông). ◎ Như: "ngoại công" ông ngoại.
9. (Danh) Tiếng xưng hô chỉ cha chồng. ◎ Như: "công công" cha chồng, "công bà" cha mẹ chồng. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công" , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.
10. (Danh) Tiếng tôn xưng bậc niên trưởng hoặc người có địa vị. ◎ Như: "chủ công" chúa công, "lão công công" ông cụ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Chủ công dục thủ thiên hạ, hà tích nhất mã?" , (Đệ tam hồi) Chúa công muốn lấy thiên hạ, thì tiếc gì một con ngựa.
11. (Danh) Tiếng kính xưng đối với người ngang bậc. ◇ Sử Kí : "Công đẳng lục lục, sở vị nhân nhân thành sự giả dã" , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Các ông xoàng lắm, thật là nhờ người ta mà nên việc vậy.
12. (Danh) Họ "Công".

Từ điển Thiều Chửu

① Công, không tư túi gì, gọi là công. Như công bình , công chính , v.v.
② Chung, sự gì do mọi người cùng đồng ý gọi là công. Như công cử , công nhận , v.v.
③ Cùng chung, như công chư đồng hiếu để đời cùng thích chung.
④ Của chung, như công sở sở công, công sản của chung, v.v.
⑤ Việc quan, như công khoản khoản công, công sự việc công.
⑥ Quan công, ngày xưa đặt quan Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo là tam công .
⑦ Tước công, tước to nhất trong năm tước.
⑧ Bố chồng.
⑨ Ông, tiếng người này gọi người kia.
⑩ Con đực, trong loài muông nuôi, con đực gọi là công , con cái gọi là mẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Công, chung: Tiền của công; Của chung; Công và tư phải rành rọt;
② Công bằng: Mua bán công bằng; Chia nhau (phân phối) không công bằng; Xử lí cho công bằng;
③ Công khai, công bố: Công bố; Công bố cho mọi người biết;
④ Đực, trống: Dê đực; Gà trống;
⑤ Ông: Ông ngoại; Ông Trương;
⑥ Cha chồng;
⑦ (cũ) Tên chức quan thời xưa: Tam công (gồm các quan Thái sư, Thái phó, Thái bảo);
⑧ Tước công (trong năm tước công, hầu, bá, tử, nam);
⑨ [Gong] (Họ) Công.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngay thẳng, không có riêng tư — Chung. Cùng chung — Rõ ràng. Hiển nhiên — Việc chung. Việc quan — Tước hiệu thứ nhất trong năm thời cổ — Tiếng xưng hô để gọi người có chức tước — Tổ tiên — Người cha chồng.

Từ ghép 149

a công 阿公bái công 沛公bao công 包公bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公約組織bắc đại tây dương công ước tổ chức 北大西洋公约组织bất công 不公biện công 辦公bỉnh công 秉公bồ công anh 蒲公英chí công 至公chiếm công vi tư 占公為私chủ công 主公chủ nhân công 主人公công an 公安công bà 公婆công báo 公報công báo 公报công bình 公平công bỉnh 公秉công bố 公佈công bố 公布công bộc 公僕công cán 公幹công cân 公斤công chính 公正công chủ 公主công chúng 公众công chúng 公眾công chức 公職công chứng 公證công cô 公姑công công 公公công cộng 公共công cộng khí xa 公共氣車công cộng vệ sinh 公共衛生công cử 公舉công dẫn 公引công dân 公民công dụng 公用công dư tiệp kí 公餘捷記công đạo 公道công đẩu 公斗công điền 公田công điện 公電công đĩnh 公挺công đốn 公吨công đốn 公噸công đồng 公同công đường 公堂công giáo 公教công hải 公海công hàm 公函công hầu 公候công hội 公会công hội 公會công ích 公益công khai 公开công khai 公開công khanh 公卿công khố 公庫công khố phiếu 公庫票công lập 公立công lệ 公例công lí 公理công lí 公里công lộ 公路công lợi 公利công luận 公論công lưỡng 公两công lưỡng 公兩công ly 公厘công lý 公里công ly 公釐công mẫu 公畝công minh 公明công mộ 公募công môn 公門công ngụ 公寓công nguyên 公元công nhận 公認công nhận 公认công nhiên 公然công nhu 公需công nương 公娘công pháp 公法công phân 公分công phẫn 公憤công quản 公管công quán 公舘công quán 公館công quỹ 公櫃công quyền 公權công sai 公差công sản 公產công sở 公所công sứ 公使công tác 公作công tâm 公心công thạch 公石công thăng 公升công thẩm 公审công thẩm 公審công thất 公室công thổ 公土công thốn 公寸công thự 公署công thức 公式công ti 公司công toát 公撮công tố 公訴công trái 公債công trượng 公丈công tử 公子công tước 公爵công ty 公司công ước 公約công ước 公约công văn 公文công viên 公园công viên 公園công vụ 公务công vụ 公務công xã 公社công xa 公車công xích 公尺cự công 巨公cự công 鉅公diệu thiện công chúa 妙善公主huynh công 兄公khương công 姜公lôi công 雷公miếu công 廟公minh công 明公mộc công 木公ngọc hân công chúa 玉欣公主phụng công 奉公phùng công thi tập 馮公詩集quận công 郡公quốc công 國公quốc tế công pháp 國際公法quy công 龜公sao công 梢公sơn công 山公sung công 充公tam công 三公thổ công 土公toàn dân công quyết 全民公決tướng công 相公vương công 王公
tình
qíng ㄑㄧㄥˊ

tình

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tình cảm

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý niệm tự nhiên hoặc trạng thái tâm lí do sự vật bên ngoài kích thích mà phát sinh. ◇ Lễ Kí : "Hà vị nhân tình? Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục thất giả, phất học nhi năng" ? , , , , , ,, (Lễ vận ) Sao gọi là tình người? Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn, gọi là thất tình, không học cũng biết. ◇ Bạch Cư Dị : "Chuyển trục bát huyền tam lưỡng thanh, Vị thành khúc điệu tiên hữu tình" , 調 (Tì bà hành ) Vặn trục, gẩy dây đàn hai ba tiếng, Chưa thành khúc điệu gì mà đã hữu tình.
2. (Danh) Lòng yêu mến, quyến luyến giữa nam nữ. ◎ Như: "ái tình" tình yêu, "si tình" tình say đắm.
3. (Danh) Sự thân ái, giao tiếp. ◎ Như: "giao tình" tình bạn, "nhân tình thế cố" sự giao tiếp xử sự của người đời. ◇ Lí Bạch : "Đào Hoa đàm thủy thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình" , (Tặng Uông Luân ) Nước đầm Đào Hoa sâu ngàn thước, Không bằng tình bạn Uông Luân lúc đưa tiễn ta.
4. (Danh) Trạng huống, sự thật, nội dung. ◎ Như: "thật tình" trạng huống thật, "bệnh tình" trạng huống bệnh, "tình ngụy" thật giả.
5. (Danh) Chí nguyện. ◎ Như: "trần tình" dãi bày ý mình ra.
6. (Danh) Thú vị. ◎ Như: "tình thú" thú vị, hứng thú.
7. (Tính) Có liên quan tới luyến ái nam nữ. ◎ Như: "tình si" say đắm vì tình, "tình thư" thư tình.
8. (Phó) Rõ rệt, phân minh. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiết Bàn kiến mẫu thân như thử thuyết, tình tri nữu bất quá đích" , (Đệ thập bát hồi) Tiết Bàn nghe mẹ nói như vậy, biết rõ rằng không trái ý mẹ được.

Từ điển Thiều Chửu

① Tình, cái tình đã phát hiện ra ngoài, như mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn gọi là thất tình.
② Nhân tình, tâm lí mọi người cùng thế cả gọi là nhân tình , nghĩa là tình thường con người ta vậy.
③ Thực, danh tiếng quá sự thực gọi là thanh văn quá tình , sự thực hay giả gọi là tình ngụy .
④ Cùng yêu, như đa tình . Phàm cái gì có quan hệ liên lạc với nhau đều gọi là hữu tình . Như liên lạc hữu tình .
⑤ Chí nguyện, tự dãi bày ý mình ra gọi là trần tình .
⑥ Ý riêng.
⑦ Thú vị.
⑧ Tình ái. Tục cho sự trai gái yêu nhau là tình, như tình thư thơ tình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tình: Tình cảm; Nhiệt tình, sốt sắng;
② Tình yêu, tình ái: Tình tự; Thư tình;
③ Tình hình: Tình hình giá cả thị trường; Tình hình thiên tai;
④ Tính, lí tính;
⑤ Sự thực: Sự thực và giả; Danh tiếng quá sự thực;
⑥ (văn) Thật là, rõ ràng: Thật (rõ ràng) chẳng biết điều đó là bất nghĩa (Mặc tử: Phi công thượng); Sự biết của nó thật đáng tin (Trang tử: Ứng đế vương);
⑦ Tình ý, chí nguyện: Giải bày tình ý;
⑧ Nể: Nể mặt, nể vì, nể nang.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều cảm thấy trong lòng, do ngoại cảnh mà có. Td: Tình cảm — Lòng thương yêu giữa người này và người khác. Tục ngữ: » Phụ tử tình thâm « — Lòng yêu trai gái. Truyện Nhị độ mai : » Thảm vì tình lắm, lại vui vì tình « — Nỗi lòng. Đoạn trường tân thanh : » Nỉ non đêm ngắn tình dài « — Sự thật hiện tại. Ca dao: » Chồng bé vợ lớn ra tình chị em «.

Từ ghép 115

á tình 亞情ai tình 哀情ái tình 愛情ái tình 爱情ân tình 恩情ẩn tình 隱情bạc tình 薄情bất cận nhân tình 不近人情bất tình 不情bệnh tình 病情biệt tình 別情biểu đồng tình 表同情biểu tình 表情cảm tình 感情cát tình 割情cận tình 近情cầu tình 求情chân tình 真情chí tình 至情chính tình 政情chung tình 鍾情chung tình 鐘情chung tình 钟情dân tình 民情di tình 移情diễm tình 豔情dục tình 慾情duyên tình 緣情đa tình 多情đoạn tình 斷情đồng tình 同情giai cảnh hứng tình phú 佳景興情賦giao tình 交情hàng tình 行情hứng tình 興情lục tình 六情ngoại tình 外情ngụ tình 寓情nhân tình 人情nhập tình 入情nhập tình nhập lí 入情入理nhiệt tình 熱情nội tình 內情oán tình 怨情phát tình 發情phong tình 風情phụ tình 負情quả tình 果情quần tình 羣情sầu tình 愁情si tình 癡情sinh tình 生情sự tình 事情tả tình 寫情ta tình 謝情tài tình 才情tâm tình 心情tận nhân tình 盡人情tận tình 盡情thâm tình 深情thần tình 神情thân tình 親情thất tình 七情thất tình 失情thật tình 實情thịnh tình 盛情thỏa tình 妥情thu tình 秋情thuận tình 順情thường tình 常情tình ái 情愛tình báo 情報tình báo 情报tình cảm 情感tình chung 情鐘tình dục 情欲tình duyên 情緣tình điệu 情調tình hình 情形tình huống 情况tình huống 情況tình lang 情郎tình lí 情理tình nghi 情疑tình nghĩa 情義tình nguyện 情愿tình nguyện 情願tình nhân 情人tình nương 情娘tình quân 情君tình thế 情勢tình thiết 情切tình thú 情趣tình thư 情書tình tiết 情節tình tiết 情节tính tình 性情tình trái 情債tình trạng 情狀tình trường 情場tình tứ 情思tình tự 情緒tình tự 情绪tình ý 情意tội tình 罪情tống tình 送情trần tình 陳情trữ tình 抒情tự tình 敍情tư tình 私情u tình 幽情vi tình 微情vong tình 忘情vô tình 無情xuân tình 春情
ông
wēng ㄨㄥ, wěng ㄨㄥˇ

ông

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ông cụ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cha. ◇ Sử Kí : "Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh. § Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.
2. (Danh) Nàng dâu gọi cha chồng là "ông", con rể gọi cha vợ cũng xưng là "ông". ◎ Như: "ông cô" cha mẹ chồng, "ông tế" 婿 cha vợ và con rể. ◇ Phù sanh lục kí : "Ninh thụ trách ư ông, vật thất hoan ư cô dã" , (Khảm kha kí sầu ) (Em) thà chịu cha khiển trách, chớ đừng làm mất lòng mẹ.
3. (Danh) Tiếng tôn xưng đàn ông lớn tuổi. ◎ Như: "lão ông" ông già, "Lí ông" ông già Lí, "ngư ông" lão chài. ◇ Nguyễn Du : "Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông" (Thăng Long ) Bạn bè hào hiệp lúc nhỏ đều thành những ông già.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng đối với người đàn ông. ◇ Đỗ Phủ : "Thủ tiếu đồng học ông, Hạo ca di kích liệt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện ) Các ông bạn đồng song cười nhạo ta, Ta càng ca vang hăng tợn nữa.
5. (Danh) Lông cổ chim.
6. (Danh) Họ "Ông".

Từ điển Thiều Chửu

① Cha, mình gọi cha người khác, gọi là tôn ông .
② Ông già. Nguyễn Du : Ðồng du hiệp thiếu tẫn thành ông bạn bè hào hiệp lúc nhỏ đều thành ông già.
③ Tiếng gọi tôn quý, như nàng dâu gọi bố chồng là ông, con rể gọi bố vợ cũng xưng là ông. Bạn bè tôn nhau cũng xưng là ông.
④ Ông trọng ông phỗng đá. Tạc đá làm hình người đứng chầu trước lăng mộ gọi là ông trọng. Ðời Ngụy Minh Ðế đúc hai người để ngoài cửa tư mã gọi là ông trọng, vì thế đời sau mới gọi các ông phỗng đá là ông trọng.
⑤ Lông cổ chim.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ông cụ, ông già: Ông già đánh cá, ngư ông; Ông cụ;
② Cha chồng hoặc cha vợ: Cha mẹ chồng; 婿 Cha vợ và con rể;
③ (văn) Lông cổ chim;
④ 【】 ông trọng [wengzhòng] Ông phỗng đá;
⑤ [Weng] (Họ) Ông.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lông mọc ở cổ của loài chim — Tiếng gọi cha của cha mình — Tiếng chỉ cha chồng hoặc cha vợ — Tiếng tôn xưng người khác — Người già. Hát nói của Dương Khuê có câu: » Quân kim hứa giá ngã thành ông « ( nay em tới tuổi lấy chồng thì ta đã thành người già ).

Từ ghép 18

thẩm, tẩm, xâm
qīn ㄑㄧㄣ

thẩm

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt buồn so — Một âm là Xâm. Xem Xâm.

tẩm

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Tướng mạo xấu xí: Điền Phần tướng mạo xấu xí (Hán thư: Điền Phần truyện).

xâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chiếm lấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lấn chiếm, mạo phạm. ◎ Như: "xâm đoạt" lấn cướp, "xâm chiếm" lấn lấy.
2. (Động) Sát lại dần. ◎ Như: "xâm thần" sắp trời sáng. ◇ Lục Du : "Bạch phát vô tình xâm lão cảnh" (Thu dạ độc thư ) Tóc trắng vô tình đến dần với cảnh huống tuổi già.
3. (Động) Gần gũi, thân cận. ◇ Thủy hử truyện : "Tướng mạo đường đường cường tráng sĩ, Vị xâm nữ sắc thiếu niên lang" , (Đệ tam thập nhị hồi) Tướng mạo đường đường là một tráng sĩ mạnh mẽ, (Còn là) một chàng tuổi trẻ chưa gần gũi nữ sắc.
4. (Danh) Ngày xưa chỉ năm đói kém, mất mùa. ◇ Cốc lương truyện : "Ngũ cốc bất thăng vị chi đại xâm" (Tương công nhị thập tứ niên ) Ngũ cốc không chín, gọi là mất mùa lớn.

Từ điển Thiều Chửu

① Tiến dần, như xâm tầm dần dà.
② Ðánh ngầm, ngầm đem binh vào bờ cõi nước khác gọi là xâm.
③ Bừng, như xâm thần sáng tan sương rồi.
④ Xâm lấn, không phải của mình mà cứ lấn hiếp gọi là xâm, như xâm đoạt xâm cướp, xâm chiếm , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiếp, xâm phạm, xâm nhập, tấn công: Mạnh không hiếp yếu; Dùng quân của chư hầu tấn công nước Thái (Tả truyện);
② Gần, dần dần: Gần sáng; Tước giảm dần; Dần dà;
③ (văn) Năm đói kém mất mùa: Ngũ cốc không chín, gọi đó là mất mùa lớn (Cốc Lương truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiến lên dần dần — Chiếm lấn — Đem binh đội vào lĩnh thổ nước khác mà đánh chiếm — Năm mất mùa.

Từ ghép 22

sầu
chóu ㄔㄡˊ

sầu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

buồn bã

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Nỗi buồn lo, lòng đau thương. ◎ Như: "li sầu" nỗi buồn chia li, "hương sầu" lòng buồn nhớ quê hương. ◇ Đỗ Phủ : "Khước khan thê tử sầu hà tại, Mạn quyển thi thư hỉ dục cuồng" , (Văn quan quân thu Hà Nam Hà Bắc ) Được thấy vợ con, buồn lo còn đâu nữa? Cuốn vội sách vở, vui mừng muốn điên cuồng.
2. (Động) Buồn lo, đau thương, ưu lự, bi thương. ◇ Thôi Hiệu : "Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu" , 使 (Hoàng hạc lâu ) Trời tối, quê nhà nơi đâu? Trên sông khói sóng khiến người buồn. Tản Đà dịch thơ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
3. (Tính) Buồn bã, thảm đạm. ◎ Như: "sầu tự" mối buồn rầu, "sầu mi khổ kiểm" mặt mày buồn khổ, "sầu vân thảm vụ" mây mù thảm đạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Sầu, lo, buồn thảm.
② Kêu thương, thảm đạm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Buồn, sầu, rầu, lo: Buồn rầu; Đa sầu đa cảm; 穿 Không phải lo ăn lo mặc; Đừng buồn trên con đường trước mặt không có người tri kỉ, trong thiên hạ ai là người chẳng biết đến anh (Cao Thích: Biệt Đổng Đại);
② (văn) Làm buồn rầu: Hoa dương liễu làm buồn chết dạ người sang sông (Trịnh Cốc: Hoài thượng biệt hữu nhân);
③ Lo nghĩ, lo lắng;
④ Đau đớn, đau buồn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu — Lo buồn — Buồn thảm. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khúc đầu Tư Mã Phượng cầu, nghe ra như oán như sầu phải chăng «.

Từ ghép 45

thông, đồng, đỗng, động
dòng ㄉㄨㄥˋ, tōng ㄊㄨㄥ

thông

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đau ốm (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Thông .

đồng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đau (đớn).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đau đớn. Đau lòng.

đỗng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dọa nạt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đau đớn, thương xót. ◇ Thi Kinh : "Ai đỗng Trung Quốc, Cụ chuế tốt hoang" , (Đại nhã , Tang nhu ) Đau xót cho Trung Quốc, Đều mắc tai họa mà chết sạch chẳng còn gì. § Cũng như "đồng" .
2. (Danh) Sự đau lòng, nỗi thương hận. ◇ Liêu trai chí dị : "Quân thảng bất tích phiền mại, sử địa hạ nhân tiêu thử oán đỗng" , 使 (Anh Ninh ) Nếu chàng không tiếc chút phí tổn, khiến cho người dưới đất tiêu tan được nỗi thương hận này.
3. (Động) "Đỗng hát" dọa nạt, hư trương thanh thế. ☆ Tương tự: "đỗng hách" , "khủng hách" , "hách hách" , "uy hách" , "uy hiếp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ðỗng hách dọa nạt. Lấy tiếng hão mà dọa nạt người.
② Ðau đớn, cũng như chữ đồng .

Từ điển Trần Văn Chánh

】 đỗng hách [dònghè] Đe dọa, hăm dọa, dọa dẫm, dọa nạt. Xem [tong].

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Đau ốm (như , bộ ).

Từ ghép 3

động

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 đỗng hách [dònghè] Đe dọa, hăm dọa, dọa dẫm, dọa nạt. Xem [tong].
xúc
cù ㄘㄨˋ

xúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vội vã, gấp

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Gấp gáp, vội vã, cần kíp. ◎ Như: "cấp xúc" gấp rút, "đoản xúc" ngắn gấp.
2. (Động) Thúc giục, thôi thúc. ◎ Như: "đốc xúc" thúc giục, "thôi xúc" hối thúc. ◇ Sử Kí : "Xúc Triệu binh cức nhập quan" (Trần Thiệp thế gia ) Thúc giục quân Triệu mau vào cửa ải.
3. (Động) Sát, gần. ◎ Như: "xúc tất đàm tâm" sát gối tâm sự, chuyện trò thân mật.
4. (Danh) § Xem "xúc chức" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gặt, sự cần kíp đến nơi gọi là xúc, như cấp xúc vội gấp, đoản xúc ngắn gặt, xuyễn xúc thở gặt, v.v.
② Thúc dục.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vội, gấp, ngặt, liền, ngay, thời gian ngắn: Gấp gáp, thúc bách, gấp rút; Ngắn gấp; Mùa xuân năm Canh ngọ, quan phụ trách Chương Châu là Lí Thúc đến nhận nhiệm sở ngay (Từ Hà Khách du kí);
② Thúc giục, thúc đẩy: Đốc thúc; Thôi thúc, thúc giục;
③ (văn) Kề, gần, sát, (bên) cạnh: Ngồi kề bên nhau, ngồi vây quanh. 【】xúc tất đàm tâm [cùxi tánxin] Ngồi kề nhau tâm sự, chuyện trò thân mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gần sát — Gấp rút — Thúc giục.

Từ ghép 20

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.