tiên, tiến
xiān ㄒㄧㄢ

tiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tổ tiên. ◇ Tư Mã Thiên : "Hành mạc xú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình" , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Việc làm không gì xấu xa bằng nhục tổ tiên, nhục không gì nặng bằng cung hình (bị thiến).
2. (Danh) Sự việc quan trọng nhất. ◇ Lễ Kí : "Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên" , (Học kí ) (Trong việc) xây dựng dân nước, giáo dục là quan trọng hàng đầu.
3. (Danh) Thời gian trước, lúc trước. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Giá lưỡng nhật bỉ tiên hựu thiêm liễu ta bệnh" (Đệ thất thập nhị hồi) Hai hôm nay so với lúc trước cũng yếu bệnh hơn một chút.
4. (Danh) Nói tắt của "tiên sanh" .
5. (Danh) Họ "Tiên".
6. (Tính) Tiếng tôn xưng người đã khuất. ◎ Như: "tiên đế" vua đời trước, "tiên nghiêm" cha xưa.
7. (Phó) Trước (nói về thời gian hoặc thứ tự). ◎ Như: "tiên phát chế nhân" áp đảo trước, đánh phủ đầu. ◇ Luận Ngữ : "Công dục thiện kì sự, tất tiên lợi kì khí" , (Vệ Linh Công ) Người thợ muốn làm việc cho khéo, thì trước hết phải làm khí cụ của mình cho sắc bén.
8. (Phó) Tạm thời. ◎ Như: "nhĩ tiên bất yếu hoảng, ngã môn mạn mạn tưởng bạn pháp lai giải quyết" , anh tạm thời không phải hoảng sợ, chúng ta từ từ tìm cách giải quyết.
9. (Động) Khởi xướng, làm trước. ◇ Luận Ngữ : "Vệ quân đãi tử nhi vi chánh, tử tương hề tiên?" , (Tử Lộ ) Nếu vua Vệ giữ thầy làm chính sự, thì thầy làm việc gì trước?
10. (Động) Lĩnh đạo, cầm đầu, cai quản. ◇ Lễ Kí : "Thiên tiên hồ địa, quân tiên hồ thần" , (Giao đặc sinh ) Trời thì cai quản đất, vua thì cầm đầu bề tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trước: Trước khó sau dễ; Tôi đã có hẹn từ trước. 【】 tiên hậu [xianhuò] a. Trước sau: Trước sau mâu thuẫn với nhau; Những sự việc xảy ra trước và sau; b. Tuần tự, lần lượt: Lần lượt triển lãm;【】tiên hành [xianxíng] a. Đi trước, đi đầu; b. Tiến hành trước, làm trước: Những sản phẩm mới này sẽ cung cấp trước cho tỉnh nhà;
② Tổ tiên, ông cha.【】tiên nhân [xianrén] a. Tổ tiên; b. Người cha đã qua đời;
③ (Tôn xưng) những người đời trước đã khuất: Người cha đã khuất; Các vị tiên liệt; Vua đời trước;
④ Trước kia: Kĩ thuật của anh ta giỏi hơn trước kia rất nhiều;
⑤ [Xian] (Họ) Tiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trước. Phía trước. Lúc trước ( trái với sau ) — Ông tổ đời trước. Td: Tổ tiên — Ngưi đã chết.

Từ ghép 47

tiến

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Trước.
② Người đã chết gọi là tiên, như tiên đế vua đời trước, tiên nghiêm cha xưa.
③ Một âm là tiến. Làm trước, như tiến ngã trước tiên liệu thế làm trước ta.

Từ ghép 1

danh
míng ㄇㄧㄥˊ

danh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tên, danh
2. danh tiếng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tên người. ◎ Như: "tôn tính đại danh" tên họ của ngài, "thỉnh vấn phương danh" xin hỏi quý danh.
2. (Danh) Tên gọi sự vật. ◎ Như: "địa danh" tên đất. ◇ Quản Tử : "Vật cố hữu hình, hình cố hữu danh" , (Tâm thuật thượng ) Vật thì có hình, hình thì có tên gọi.
3. (Danh) Tiếng tăm. ◎ Như: "thế giới văn danh" có tiếng tăm trên thế giới. ◇ Cao Bá Quát : "Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung" , (Sa hành đoản ca ) Xưa nay hạng người (chạy theo) danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
4. (Danh) Văn tự. ◎ Như: cổ nhân gọi một chữ là "nhất danh" . ◇ Chu Lễ : "Chưởng đạt thư danh ư tứ phương" (Xuân quan , Ngoại sử ) Cai quản bố cáo sách và văn tự khắp bốn phương.
5. (Danh) Lượng từ: người. ◎ Như: "học sanh thập danh, khuyết tịch nhất danh" , học sinh mười người, vắng mặt một người.
6. (Danh) "Danh gia" , một môn phái trong chín phái ngày xưa, chủ trương biện biệt, suy luận căn cứ trên "danh" : tên gọi.
7. (Động) Xưng tên, gọi tên, hình dung ra, diễn tả. ◇ Bạch Cư Dị : "Hữu mộc danh lăng tiêu" (Lăng tiêu hoa ) Có cây tên gọi là lăng tiêu. ◇ Luận Ngữ : "Đãng đãng hồ, dân vô năng danh yên" , (Thái Bá ) Lồng lộng thay, dân không thể xưng tên làm sao! (ý nói không biết ca ngợi làm sao cho vừa).
8. (Tính) Nổi tiếng, có tiếng. ◎ Như: "danh nhân" người nổi tiếng.
9. (Tính) Giỏi, xuất sắc. ◎ Như: "danh thần" bầy tôi giỏi, "danh tướng" tướng giỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Danh, đối lại với chữ thực. Như nói cai quát cả mọi vật gọi là công danh , nói riêng từng thứ gọi là chuyên danh , ở trong phép văn đều gọi là danh từ .
② Tên người, đối với người trên thì xưng tên cái mình, đối với bạn bè thì chỉ xưng tên tự mình thôi, có đức có vị thì lúc chết đổi tên khác, gọi tên cũ là tên hèm.
③ Danh dự, người thiện thì được tiếng tốt (mĩ danh ), người ác thì bị tiếng xấu (ác danh ). Thường dùng để khen các người giỏi. Như danh thần bầy tôi giỏi, danh tướng tướng giỏi, v.v. Cao Bá Quát : Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung Xưa nay hạng người danh lợi, Vẫn tất tả ngoài đường sá.
④ Văn tự, cổ nhân gọi một chữ là nhất danh .
⑤ Lời tiếng, như sư xuất hữu danh xuất quân ra có tiếng, nghĩa là vì có điều tiếng gì mới đem quân ra đánh nước ngoài vậy.
⑥ Một người cũng gọi là một danh. Như sự thi cử thì nói lấy mấy danh mấy danh.
⑦ Danh giáo. Trong luân lí định rành phận trên dưới, danh phận trên dưới chính đính rồi mới ra vẻ, nên gọi là danh giáo .
⑧ Danh gia. Một môn học trong chín môn ngày xưa. Ðại ý cốt để biện biệt chỗ khác chỗ cùng, cứ danh mà tìm sự thực, không thể vơ váo lẫn lộn được. Về sau xen vào nhà học về hình phép, cũng gọi là hình danh chi học , hoặc gọi là danh pháp . Môn học biện luận bên Tây cũng giống ý chỉ ấy, nên Tầu dịch là danh học, tức là môn Luận lí học vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tên: Tên người; Ghi tên; Đặt cho nó một cái tên;
② Tên là, gọi là: Vị anh hùng này họ Lưu tên Nhân Phủ; Vương họ Trần, tên Quốc Tuấn, là con của An Sinh vương Trần Liễu (Việt điện u linh tập); Gọi kẻ đó là U, Lệ (Mạnh tử);
③ Danh nghĩa: Nhân danh cá nhân tôi; Xuất quân có danh nghĩa;
④ Tiếng tăm, danh tiếng, nổi tiếng, giỏi: Nổi tiếng trên thế giới; Thầy thuốc nổi tiếng; Tướng giỏi; Ngựa giỏi;
⑤ Nói ra, diễn tả: Không thể diễn tả được;
⑥ Người (danh từ đơn vị để chỉ người): Mười hai anh chiến sĩ; Được giải nhất; Có bốn mươi sáu người;
⑦ Danh (trái với thực), danh phận: Danh không chính thì lời không thuận (Luận ngữ); Danh gia (những nhà chuyên biện luận về danh với thực);
⑧ (văn) Văn tự, chữ: Chưởng quản sách và văn tự bố cáo bốn phương (Chu lễ: Xuân quan, Ngoại sử); Một chữ;
⑨ (văn) Mu mắt (khoảng giữa mắt và lông mày): Ôi, mu mắt đẹp sao, mắt đẹp trong sao! (Thi Kinh: Tề phong, Y ta).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên gọi. Tên của vật, của người — Gọi tên là — Một tên. Một người — Tiếng tăm.

Từ ghép 171

ác danh 惡名ái danh 愛名anh danh 英名ẩn danh 隱名báo danh 報名báo danh 报名bất danh nhất tiền 不名一錢biệt danh 別名biệt danh 别名bút danh 笔名bút danh 筆名cải danh 改名canh danh 更名cao danh 高名cầu danh 求名chánh danh 正名chính danh 正名chủ danh 主名chuyên danh 專名cô danh 沽名cô danh điếu dự 沽名釣譽công danh 功名cự danh 巨名danh bút 名筆danh ca 名歌danh cầm 名琴danh công 名工danh cương 名綱danh cương lợi tỏa 名韁利鎖danh dự 名誉danh dự 名譽danh đan 名单danh đan 名單danh đô 名都danh đơn 名单danh đơn 名單danh giá 名價danh gia 名家danh giáo 名教danh hiệu 名號danh họa 名畫danh hoa 名花danh hoa hữu chủ 名花有主danh khí 名气danh khí 名氣danh lam 名藍danh lợi 名利danh lưu 名流danh môn 名門danh mục 名目danh nạp 名衲danh nghĩa 名义danh nghĩa 名義danh ngôn 名言danh nhân 名人danh nho 名儒danh phận 名分danh phiến 名片danh quán 名貫danh quý 名貴danh sách 名冊danh sách 名册danh sắc 名色danh sĩ 名士danh sơn 名山danh sư 名師danh tài 名才danh thanh 名聲danh thắng 名勝danh thắng 名胜danh thần 名臣danh thế 名世danh thiếp 名帖danh thủ 名手danh thứ 名次danh thực 名實danh tiết 名節danh tố 名素danh tộc 名族danh trứ 名著danh trước 名著danh trường 名塲danh tự 名字danh từ 名詞danh từ 名词danh tướng 名將danh tướng 名相danh ưu 名優danh vị 名位danh vị bất chương 名位不彰danh vọng 名望danh xưng 名称danh xưng 名稱dương danh 揚名đại danh 大名đại danh từ 代名辭đạm danh 啖名đạm danh 噉名đạo danh 盜名đào danh 逃名đề danh 提名đề danh 題名địa danh 地名điểm danh 點名điếu danh 釣名giả danh 假名hám danh 噉名hảo danh 好名hiếu danh 好名hô danh 呼名hô danh khiếu trận 呼名叫陣hỗn danh 混名húy danh 諱名hư danh 虛名hữu danh 有名khoa danh 科名khuyết danh 缺名lập danh 立名lệnh danh 令名liên danh 聯名lợi danh 利名lưu danh 畱名mạc danh kì diệu 莫名其妙mai danh 埋名mãi danh 買名mại danh 賣名mạo danh 冒名mạo danh đính thế 冒名頂替mệnh danh 命名mộ danh 慕名nặc danh 匿名ngụy danh 偽名ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集nhũ danh 乳名ô danh 汙名pháp danh 法名phù danh 浮名phức danh 複名phương danh 芳名quải danh 掛名quyên danh 捐名sách danh 策名sùng hư danh 崇虚名tạc danh 鑿名tài danh 才名thành danh 成名thanh danh 清名thanh danh 聲名thân danh 身名thiếp danh 妾名tiếm danh 僭名tiểu danh 小名tính danh 姓名tội danh 罪名tri danh 知名trì danh 馳名trứ danh 著名tuẫn danh 殉名tục danh 俗名uy danh 威名văn danh 聞名văn danh ư thế 聞名於世vấn danh 問名vị danh 爲名vô danh 無名vô danh chỉ 無名指vụ danh 務名vực danh 域名xú danh 醜名xưng danh 稱名xướng danh 倡名
di, dị
suí ㄙㄨㄟˊ, wèi ㄨㄟˋ, yí ㄧˊ, yì ㄧˋ

di

phồn thể

Từ điển phổ thông

mất, thất lạc

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Biếu, tặng, cho, đưa: Tặng cho cuốn sách. Xem [yí].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đánh rơi, mất, rơi mất: Đánh rơi một cây bút máy;
② Sót: Bổ sung chỗ (phần) sót; Nhặt nhạnh những cái bỏ sót; 尿 Đái sót, đái vãi;
③ Của đánh rơi: Không nhặt của đánh rơi;
④ Chừa lại: Không tiếc sức;
⑤ Di, để lại: Di chúc. Xem [wèi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mất đi. Thất lạc — Thừa ra — Để lại. Sót lại — Tặng biếu. Cho — Trong Bạch thoại có nghĩa là tiểu tiện — Một âm là Dị. Xem âm này.

Từ ghép 52

dị

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Mất, đánh rơi. ◇ Hàn Phi Tử : "Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều" , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.
2. (Động) Bỏ sót. ◇ Hàn Phi Tử : "Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu" , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.
3. (Động) Để lại. ◎ Như: "di xú vạn niên" để lại tiếng xấu muôn đời. ◇ Nguyễn Trãi : "Anh hùng di hận kỉ thiên niên" (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.
4. (Động) Vứt bỏ.
5. (Động) Bỏ đi, xa lìa. ◇ Trang Tử : "Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã" , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.
6. (Động) Quên. ◇ Hiếu Kinh : "Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần" (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.
7. (Động) Bài tiết. ◎ Như: "di niệu" 尿 đi tiểu, "di xí" đi đại tiện. ◇ Sử Kí : "Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ" , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.
8. (Động) Thặng dư, thừa ra. ◎ Như: "nhất lãm vô di" nhìn bao quát thấy rõ khắp cả. § Cũng nói là "nhất lãm vô dư" .
9. (Danh) Vật rơi, vật bỏ mất. ◎ Như: "thập di" nhặt nhạnh vật bỏ sót, "bổ di" bù chỗ thiếu sót. ◇ Tư Mã Thiên : "Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.
10. (Tính) Còn lại ◎ Như: "di ngôn" lời để lại (của người đã mất), "di sản" của cải để lại.
11. Một âm là "dị". (Động) Tặng, cấp cho. ◇ Sử Kí : "Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa" , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bỏ sót, mất. Vô ý bỏ mất đi gọi là di. Như thập di nhặt nhạnh các cái bỏ sót, bổ di bù các cái bỏ sót.
② Rớt lại. Sự gì đã qua mà chưa tiêu tan mất hẳn gọi là di. Như di hận còn ân hận lại.
③ Để lại. Như di chúc dặn lại, di truyền truyền lại, v.v.
④ Đái vãi, ỉa vãi. Như di niệu 尿 vãi đái, dí xí vãi cứt, v.v.
⑤ Một âm là dị. Ðưa làm quà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho, biếu, tặng. Ta quen đọc là Di — Một âm khác là Di.
hé ㄏㄜˊ, hè ㄏㄜˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nào (trong hà nhân, hà xứ, ...)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỗ nào, ở đâu. ◇ Vương Bột : "Các trung đế tử kim hà tại? Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu" ? (Đằng Vương các ) Trong gác con vua nay ở đâu? Ngoài hiên sông Trường Giang vẫn chảy.
2. (Đại) Ai. ◇ Tây du kí 西: "Náo thiên cung giảo loạn bàn đào giả, hà dã?" , (Đệ bát hồi) Kẻ náo loạn cung trời, quấy phá hội bàn đào, là ai vậy?
3. (Tính) Gì, nào. ◎ Như: "hà cố" cớ gì? "hà thì" lúc nào?
4. (Phó) Tại sao, vì sao. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử hà sẩn Do dã?" ? (Tiên tiến ) Nhưng tại sao thầy lại cười anh Do?
5. (Phó) Há, nào đâu. ◇ Tô Thức : "Khởi vũ lộng thanh ảnh, hà tự tại nhân gian?" , (Thủy điệu ca đầu 調) Đứng dậy múa giỡn bóng, Nào có giống như ở nhân gian đâu?
6. (Phó) Biểu thị trình độ: sao mà, biết bao. ◇ Lí Bạch : "Tần vương tảo lục hợp, Hổ thị hà hùng tai" , (Cổ phong , kì tam) Vua Tần quét sạch thiên hạ, (như) Hổ nhìn hùng dũng biết bao.
7. (Danh) Họ "Hà".

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, gì, lời nói vặn lại, như hà cố cớ gì? hà dã sao vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao, tại sao, nào, thế nào, ai, người nào, điều gì, việc gì, ở đâu, cái gì, gì, nào, đâu: Vì sao?; Người nào?, ai?; Thế nào?; Đâu , nơi nào, ở đâu?; Lúc nào? Bao giờ?; , , , ? Về địa vị thì ông là vua, tôi là thần dân, tôi làm sao dám làm bạn với vua? (Tả truyện); Định đi đâu?; , Trong vòng biên giới thì ở đâu không phải là đất của nhà vua? (Tả truyện); , , ? Quả nhân có chuyện buồn mà ông lại cả cười, vì sao thế? (Án tử Xuân thu); ? Cái gì quý cái gì hèn? (Tả truyện); ? Động đất là gì? (Công Dương truyện); ? Thế thì nhà vua muốn điều gì? (Công Dương truyện); ? Khổng Tử hỏi: Lấy gì để báo đức? (Luận ngữ); , ? Nay đại vương đem đất đai phong cho các công thần, thì ai mà chẳng phục? (Hán thư); Tế Bá là ai (người nào)? Là đại phu của thiên tử (Công Dương truyện); ? Không có cha mẹ thì biết nương dựa vào ai? (Thi Kinh);
② Sao mà... vậy! (biểu thị ý vừa nghi vấn, vừa cảm thán): ! Đồng cỏ sao mà tiêu điều! (Tào Thực); ! Bộ Hán đã chiếm được Sở hết rồi ư? Sao mà người Sở nhiều quá thế! (Hán thư); , , Ôi, chỉ mất có một con dê sao mà người đuổi theo nhiều quá vậy! (Liệt tử).
③【】hà tất [hébì] Hà tất, cần gì: Cần gì phải thế;
④【】hà bất [hébù] Tại sao không, sao lại không: , Đã có việc, sao lại không nói trước; , ? Anh ấy cũng vào thành, tại sao anh không đi nhờ xe anh ấy?;
⑤【】hà tằng [hécéng] Có bao giờ... đâu (biểu thị sự phủ định với ý phản vấn): , ? Khủng long là một loài động vật bò sát thời cổ, chúng ta có thấy qua bao giờ đâu?;
⑥【】 hà thường [hécháng] Sao không từng, không phải là không: , ? Không phải tôi không muốn đi, chỉ vì bận mà thôi;
⑦【】hà đương [hédang] (văn) Lúc nào?, bao giờ?: ? Sách Quốc sử của ông bao giờ viết xong? (Thế thuyết tân ngữ); ? Thứ sử Tào Châu bao giờ vào chầu? (Bắc sử); , ? Một lần đi xa đến ngàn dặm, bao giờ mới trở về chốn cũ? (Nhạc phủ thi tập);
⑧【】hà đẳng [hédâng] a. Cái gì, gì, nào: ? Điều mà ông dạy cho quả nhân là gì (Tân tự: Tạp sự); ? Cái công hiệu của pháp độ là những gì? (Luận hoành); , Ầm ầm như tiếng sấm, lửa cháy mạnh không biết là chuyện gì (Thái Bình quảng kí); b. Như thế nào, ra sao: Anh biết ông ấy là người như thế nào; Ngô vương là bậc chúa như thế nào? (Tam quốc chí); Đây là thành như thế nào? (Bắc sử); c. Biết bao, biết chừng nào, chừng nào: Họ sống hạnh phúc biết bao;
⑨【】hà phương [héfang] Ngại gì mà không, có sao đâu: Cứ thử xem ngại gì, làm thử xem có sao đâu?;
⑩【】hà cố [hégù] (văn) Vì cớ gì, vì sao (dùng để hỏi nguyên nhân): , , ? Tôi lấy đó làm lo, ông lại mừng cho tôi, vì sao thế? (Quốc ngữ); ? Vì sao xâm nhập vào đất của ta? (Sử kí); ? Ông vì sao mà khóc bi thương đến thế? (Thuyết uyển);
⑪【】 hà cự [héjù] (văn) Sao lại, há là (dùng để hỏi nguyên nhân hoặc biểu thị sự phản vấn): ? Việc này há chẳng là việc may ư? (Hoài Nam tử); , , ? Nhà có trăm cửa, mà chỉ đóng một cửa, thì kẻ trộm sao lại không có chỗ vào? (Hoài Nam tử);
⑫【】 hà khổ [hékư] Tội gì..., việc gì mà phải...: , ? Mưa to như thế tội gì mà phải đi xem phim?;
⑬【】hà huống [hékuàng] Huống, hơn nữa, vả lại, huống hồ, huống chi: , ? Khúc gỗ này ngay đến bọn trai tráng còn chưa vác nổi, huống chi là ông già?;
⑭【】hà nãi [hénăi] (văn) Vì sao: , ? Quở trách tội ác thì chỉ đối với bản thân người có tội thôi, vì sao lại để liên lụy đến cha ông? (Tam quốc chí);
⑮【】 hà nãi... vi [hénăi...wéi] (văn) Sao... thế?: ? Sao đến trễ thế? (Nam sử);
⑯【】hà kì [héqí] Làm sao, biết bao, xiết bao, biết bao nhiêu, sao mà: Lú lẫn làm sao; Bọn nhân nghĩa kia sao mà âu lo quá vậy! (Trang tử);
⑰【】hà như [hérú] a. Thế nào, ra sao: Tôi còn chưa rõ anh ấy là người như thế nào?; , Anh làm thử coi ra sao; ? Ông định làm thế nào? (Tả truyện); ? Làm thế nào để tuyển chọn họ được? (Tuân tử); b. Chi bằng: , Nếu đánh công kiên, chi bằng dùng mưu chiếm lấy;
⑱【】hà nhược [héruò] (văn) Làm thế nào: ? Thuận theo ý trời thì làm thế nào? (Mặc tử);
⑲【】 hà sự [héshì] (văn) Vì sao (để hỏi nguyên nhân): ? Nếu thần có linh thì vì sao lại khiến ta phải ở tận chốn đất bắc trời nam? (Thái Diễm: Hồ già thập bát phách);
⑳【】hà thùy [héshuí] (văn) Ai?: ? Xin hỏi đó là ai? (Quách Phác: Du tiên thi). Như [shuíhé];
㉑【】hà tự [hésì] (văn) Như thế nào?: ? Dữu công hỏi thừa tướng: Lam Điền (là người) như thế nào? (Thế thuyết tân ngữ);
㉒【】hà... vi [hé... wéi] (văn) Làm... gì?: ? Chạy làm gì? (Tống sử);
㉓【】hà vị [héwèi] (văn) a. Thế nào là: ? Thế nào là hạnh phúc? b. Nghĩa là gì: Ấy nghĩa là gì;
㉔【】hà vật [héwù] (văn) Cái gì, nào? (để hỏi về sự vật): ? Cái gì đen nhất? (Bắc Tề thư); 【】hà hạ [héxiá] (văn) Có rảnh đâu, rảnh đâu mà: , ? Thân ngươi không trị được, rảnh đâu mà trị thiên hạ? (Trang tử);
㉖【】hà hứa [héxư] (văn) a. Thế nào, gì, ra sao: ? Anh ấy là người thế nào?; b. Ở đâu: Tiên sinh không biết là người ở đâu (Đào Uyên Minh: Ngũ liễu tiên sinh truyện);
㉗【】hà dĩ [héyê] Tại sao, vì sao, sao lại, vì lẽ gì: , ? Hôm qua đã nói chắc với nhau, tại sao hôm nay lại thay đổi?;
㉘【】hà ý [héyì] (văn) Vì sao?: ? Vì sao nói ra lời đó? (Ngọc đài tân vịnh);
㉙【】hà nhân [héyin] (văn) Vì sao, vì cớ gì?: , , , ? Nay chính trị hòa bình, đời không có binh cách, trên dưới đều sống yên ổn, vì sao sẽ có trận lụt lớn ập đến trong một ngày? (Hán thư);
㉚【】hà dụng... vi [héyòng... wéi] (văn) Cần... làm gì, cần chi..., cần gì...: 使, ?Vả lại, nếu quỷ thần không biết, thì lại cần miếu thờ làm gì (cần gì miếu thờ)? (Hán thư);
㉛【】hà do [héyóu] (văn) Làm sao, làm thế nào?: ? Hàn Tín hỏi: Thế thì làm sao? (Sử kí);
㉜【】hà hữu [héyôu] (văn) Có khó gì đâu, có ăn thua gì đâu, có quan hệ gì đâu?: , , ? Học mãi không chán, dạy người không mỏi mệt, có khó gì với ta đâu? (Luận ngữ: Thuật nhi);
㉝【】hà duyên [héyuán] (văn) Vì sao, do đâu?: ? Vì sao gọi tôi đến gặp? (Dụ thế minh ngôn);
㉞【】hà tại [hézài] (văn) Ở đâu, tại đâu: Lí do ở đâu; Khó khăn tại đâu;
㉟【】hà giả [hézhâ] (văn) a. Người nào, ai (dùng hỏi về người): , ? Nghe nói ông có bốn người bạn, là những người nào thế? (Thế thuyết tân ngữ); ? Đạo nhân là ai? (Tổ đường tập); , ? Ta muốn biết Phật, vậy Phật là ai? (Ngũ đăng hội nguyên); b. Cái gì (dùng để hỏi về vật): Cái nào là song thanh? Cái nào là điệp vận? (Nam sử); ? Cái nào là tối thiện? (Bắc sử); c. Cái nào, cái gì, người nào (dùng trong câu hỏi tuyển trạch): ? Trong muôn việc chính sự thì cái gì ưu tiên trước hết? (Bắc sử); , ? Trẫm muốn lập thái tử, (chọn) người nào thì được? (Thái Bình quảng kí); d. Vì sao thế (dùng để tự hỏi tự trả lời, trong câu văn nghị luận): , , , Mũ tuy rách nhưng phải đội ở đầu, giày tuy mới nhưng phải xỏ ở chân. Vì sao thế? Vì chỗ phân biệt giữa trên và dưới (Sử kí); , Nếu thần nhận chức Trung thư thì trỏ cho thiên hạ biết có sự thiên vị bên trong. Vì sao thế? Vì đối với bệ hạ thì thần là anh của hoàng hậu (anh vợ) (Dữu Lượng: Nhượng Trung thư lịnh biểu);㊱【】hà... chi hữu [hé... zhiyôu] (văn) Có gì là... đâu?: , ? Lấy một người như vua Nghiêu để thay cho vua Nghiêu, thì lại có gì là thay đổi đâu? (Tuân tử); ? Khổng Tử nói: Có gì là quê mùa đâu? (Lưu Vũ Tích: Lậu thất minh); ? Nước Tống có tội gì đâu? (Mặc tử); ㊲[Hé] (Họ) Hà; ㊳(cũ) Như [hè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để hỏi. Chẳng hạn Hà cố ( tại sao ), Hà thời ( bao giờ ), Hà nhân ( người nào ), Hà xứ ( nơi nào )….

Từ ghép 13

cốc
gòu ㄍㄡˋ, gǔ ㄍㄨˇ, nòu ㄋㄡˋ

cốc

phồn thể

Từ điển phổ thông

cây lương thực, thóc lúa, kê

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lúa, gạo, hoa màu, lương thực nói chung. ◎ Như: "ngũ cốc" năm thứ cốc: "đạo, thử, tắc, mạch, thục" lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu. ◇ Sử Kí : "Lưu Hầu tính đa bệnh, tức đạo dẫn bất thực cốc" , (Lưu Hầu thế gia ) Lưu Hầu vốn hay bệnh, liền theo phép "đạo dẫn" không ăn cơm.
2. (Danh) Bổng lộc. ◇ Mạnh Tử : "Kinh giới bất chánh, tỉnh địa bất quân, cốc lộc bất bình" , , 祿 (Đằng Văn Công thượng ) Ranh giới đất đai không ngay thẳng, chia ruộng vườn (tỉnh điền) không đều, bổng lộc không công bằng.
3. (Danh) Họ "Cốc".
4. (Tính) Hay, tốt lành. ◎ Như: "tiển cốc" hay rất mực. ◇ Quản Tử : "Nhĩ mục cốc, y thực túc" , (Cấm tàng ) Tai mắt tốt lành, ăn mặc đầy đủ.
5. (Động) Sống, sinh trưởng. ◇ Thi Kinh : "Cốc tắc dị thất, Tử tắc đồng huyệt" , (Vương phong, Đại xa ) (Lúc) Sống không cùng nhà, (Thì mong) Lúc chết chôn chung một huyệt.
6. (Động) Nuôi nấng. ◇ Chiến quốc sách : "Nãi bố lệnh cầu bách tính chi cơ hàn giả thu cốc chi" (Tề sách lục ) Bèn ban lệnh tìm dân đói rét đem về nuôi nấng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lúa, loài thực vật dùng để ăn, như lúa tẻ lúa nếp đều gọi là cốc. Ngũ cốc năm thứ cốc, là đạo, thử, tắc, mạch, thục lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu.
② Hay, tốt lành. Như tiển cốc hay rất mực.
③ Sống, như Kinh Thi nói: Cốc tắc dị thất sống thì khác nhà.
④ Nuôi.
⑤ Trẻ con.

Từ điển Trần Văn Chánh

(thực) Cây cốc (Brous-sonetia papyrifera, vỏ thường dùng làm giấy).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Chỉ chung) các thứ lúa má hoa màu: Ngũ cốc; Máy liên hợp gặt đập ngũ cốc;
② (đph) Lúa gạo: Lúa nếp; Lúa lốc; Thóc lúa;
③ (văn) Hay, tốt, lành: Rất mực hay ho;
④ (văn) Sống: Sống thì ở khác nhà (Thi Kinh);
⑤ (văn) Nuôi;
⑥ Trẻ con;
⑦ [Gư] (Họ) Cốc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung những loại cây có hạt ăn được như lúa, ngô — Tốt đẹp — Hưởng lộc. Ăn lương.

Từ ghép 11

di
yí ㄧˊ

di

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mọi rợ
2. công bằng
3. bị thương
4. giết hết (khi bị tội, giết 3 họ hay 9 họ)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ một dân tộc đông bộ Trung Quốc thời nhà "Ân" , nhà "Thương" , ở vào khoảng Sơn Đông, Giang Tô ngày nay. Sau phiếm chỉ các dân tộc ở phía đông Trung Quốc.
2. (Danh) Rợ, mọi. § Ngày xưa, tiếng gọi khinh miệt các dân tộc ở ngoài "Trung Nguyên" . ◎ Như: "Man Di Nhung Địch" .
3. (Danh) Một nông cụ thời xưa, như cái cuốc, cái cào. ◇ Quốc ngữ : "Ác kim dĩ chú sừ, di, cân, trọc" , , , (Tề ngữ ) Kim loại xấu lấy đúc cuốc, bừa, rìu, trọc.
4. (Danh) Vết thương. § Thông "di" . ◇ Tả truyện : "Sát di thương" (Thành Công thập lục niên ) Xem xét vết thương.
5. (Danh) Thái bình, yên ổn.
6. (Danh) Bình an. ◎ Như: "hóa hiểm vi di" biến nguy thành an.
7. (Danh) Đạo thường. § Thông "di" .
8. (Danh) Bọn, nhóm, đồng bối.
9. (Danh) Họ "Di".
10. (Động) Làm cho bằng phẳng. ◎ Như: "di vi bình địa" làm thành đất bằng phẳng.
11. (Động) Giết hết, tiêu diệt. ◇ Nguyễn Du : "Bạo nộ nhất sính di thập tộc" (Kì lân mộ ) Để hả giận, giết cả mười họ.
12. (Động) Làm hại, thương tổn.
13. (Động) Phát cỏ, cắt cỏ. ◇ Chu Lễ : "Xuân thủy sanh nhi manh chi, hạ nhật chí nhi di chi" , (Thu quan , Thế thị ) Mùa xuân bắt đầu sinh ra nẩy mầm, ngày hè đến phát cỏ.
14. (Động) Hạ thấp, giáng xuống.
15. (Động) Ngang bằng.
16. (Động) Đặt, để. ◇ Lễ Kí : "Nam nữ phủng thi di vu đường, hàng bái" , (Tang đại kí ) Nam nữ khiêng thi thể đặt tại gian nhà chính, cúi lạy.
17. (Động) Suy vi, suy lạc.
18. (Tính) Bằng phẳng. ◇ Vương An Thạch : "Phù di dĩ cận, tắc du giả chúng; hiểm dĩ viễn, tắc chí giả thiểu" , ; , (Du Bao Thiền Sơn kí ) Chỗ phẳng mà gần thì kẻ đến chơi nhiều; chỗ hiểm mà xa thì người đến chơi ít.
19. (Tính) Đẹp lòng, vui vẻ. § Thông "di" . ◇ Thi Kinh : "Kí kiến quân tử, Vân hồ bất di" , (Trịnh phong , Phong) Đã gặp chàng rồi, Rằng sao mà chẳng vui.
20. (Tính) To, lớn.
21. (Tính) Ngạo mạn vô lễ.

Từ điển Thiều Chửu

① Rợ mọi.
② Công bằng, như di khảo kì hành lấy lòng công bằng mà xét sự hành vi của người.
③ Bị thương.
④ Giết hết, xưa ai có tôi nặng thì giết cả chín họ gọi là di.
⑤ Ðẹp lòng.
⑥ Ngang, bằng.
⑦ Bầy biện.
⑧ Thường, cùng nghĩa với chữ di .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Yên, bình yên: Biến nguy thành yên;
② Di, mọi rợ (tiếng thời xưa Trung Quốc dùng để gọi các dân tộc phương Đông);
③ (cũ) Người ngoại quốc, người nước ngoài;
④ San bằng (phẳng): San phẳng. (Ngr) Tiêu hủy, tiêu diệt, giết;
⑤ (văn) Công bằng: Xét một cách công bằng hành vi của người khác;
⑥ (văn) Bị thương;
⑦ (văn) Ngang, bằng;
⑧ (văn) Bày biện;
⑨ (văn) Thường (dùng như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Làm cho yên ổn — Vui vẻ — Làm bị thương. Làm tổn hại — Giết chết — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ chung những dân tộc phía Bắc.

Từ ghép 18

dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【】 dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【】dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

trí
zhì ㄓˋ, zhuì ㄓㄨㄟˋ

trí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. suy cho đến cùng
2. đem lại, đưa đến
3. tỉ mỉ, kỹ, kín

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Suy đến cùng cực. ◎ Như: "cách trí" suy cùng lẽ vật (nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, sinh diệt hợp li thế nào).
2. (Động) Hết lòng, hết sức, tận tâm, tận lực. ◎ Như: "trí lực" hết sức, "trí thân" đem cả thân cho người.
3. (Động) Trao, đưa, truyền đạt. ◎ Như: "trí thư" đưa thư, "trí ý" gửi ý (lời thăm), "truyền trí" truyền đạt, "chuyển trí" chuyển đạt.
4. (Động) Trả lại, lui về. ◎ Như: "trí chánh" trao trả chánh quyền về hưu. ◇ Trang Tử : "Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ" , , . (Tiêu dao du ) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.
5. (Động) Vời lại, gọi đến, chiêu dẫn. ◎ Như: "la trí" vẹt tới, săn tới, "chiêu trí" vời tới, "chiêu trí nhân tài" vời người hiền tài.
6. (Động) Cấp cho. ◇ Tấn Thư : "Kim trí tiền nhị thập vạn, cốc nhị bách hộc" , (San Đào truyện ) Nay cấp cho tiền hai mươi vạn, lúa gạo hai trăm hộc.
7. (Động) Đạt tới. ◎ Như: "trí quân Nghiêu Thuấn" làm cho vua đạt tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, "trí thân thanh vân" làm cho mình đạt tới bậc cao xa, "dĩ thương trí phú" lấy nghề buôn mà trở nên giàu có.
8. (Danh) Trạng thái, tình trạng, ý hướng. ◎ Như: "tình trí" tình thú, "hứng trí" chỗ hứng đến, trạng thái hứng khởi, "cảnh trí" cảnh vật, phong cảnh, cảnh sắc, "chuyết trí" mộc mạc, "biệt trí" khác với mọi người, "ngôn văn nhất trí" lời nói lời văn cùng một lối.
9. § Thông "chí" .
10. § Thông "trí" .

Từ điển Thiều Chửu

① Suy cùng. Như cách trí suy cùng lẽ vật. Nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, nó sinh, nó diệt, nó hợp, nó li thế nào gọi là cách trí .
② Hết, hết bổn phận mình với người, với vật gọi là trí. Như trí lực hết sức, trí thân đem cả thân cho người, v.v. Ðỗ Phủ : Trường An khanh tướng đa thiếu niên, Phú quý ưng tu trí thân tảo Tại Trường An, các khanh tướng phần nhiều ít tuổi, Cần phải sớm được giàu sang, sớm được dốc lòng phụng sự.
③ Dùng kế lừa cho người đến chỗ chết gọi là trí chi tử địa lừa vào chỗ chết. Dùng phép luật cố buộc người vào tội gọi là văn trí .
④ Trao, đưa. Như trí thư đưa thư.
⑤ Trả lại cũng gọi là trí. Như trí chánh trao trả chánh quyền về hưu.
⑥ Lấy ý mình đạt cho người biết cũng gọi là trí. Như trí ý gửi ý. Vì gián tiếp mới đạt tới gọi là truyền trí hay chuyển trí , v.v.
⑦ Ðặt để. Như trí quân Nghiêu Thuấn làm cho vua tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, trí thân thanh vân làm cho mình tới bậc cao xa. Cứ theo một cái mục đích mình đã định mà làm cho được đều gọi là trí.
⑧ Phàm làm cái gì, hoặc vì trực tiếp hoặc vì gián tiếp, mà chịu được cái ảnh hưởng của nó đều gọi là trí. Như dĩ thương trí phú lấy nghề buôn mà đến giàu, trực ngôn trí họa vì nói thẳng mà mắc họa. Không khó nhọc gì mà được hưởng quyền lợi gọi là tọa trí . Trong chốc lát mà liệu biện được đủ ngay gọi là lập trí .
⑨ Vời lại, vời cho đến với mình gọi là trí. Như la trí vẹt tới, săn tới, chiêu trí vời tới. Chiếu trí nhân tài nghĩa là vời người hiền tài đến.
⑩ Vật ngoài nó thừa cơ mà xâm vào cũng gọi là trí. Như nhân phong hàn trí bệnh nhân gió rét thừa hư nó vào mà đến ốm bệnh. Vì thế nên bị ngoại vật nó bức bách không thể không theo thế được cũng gọi là trí. Như tình trí chỗ tình nó đến, hứng trí chỗ hứng đến, v.v.
⑪ Thái độ. Như nhã nhân thâm trí người có thái độ nhã lạ. Tả cái tình trạng vật gọi là cảnh trí , mộc mạc gọi là chuyết trí , khác với mọi người gọi là biệt trí , v.v. đều là noi cái nghĩa ấy cả.
⑫ Ðường lối. Như ngôn văn nhất trí lời nói lời văn cùng một lối, nói đại khái gọi là đại trí cũng do một nghĩa ấy cả.
⑬ Cùng nghĩa với chữ chí .
⑭ Cùng nghĩa với chữ trí .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Mịn, sít, dày, tỉ mỉ, kín, kĩ: Khéo và kĩ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gởi, kính gởi, gởi tới, đưa đến, đưa, trao, tỏ ý, đọc (với ý kính trọng): Gởi điện thăm hỏi; Gởi lời chào, kính chào; Đọc lời chào mừng. (Ngr) Tận sức, hết sức: Tận lực vì nhiệm vụ;
② Dẫn đến, vời đến, đem lại, gây nên: Gây nên ốm đau; Học để mà vận dụng;
③ Hứng thú: P Hứng thú, thú vị. 【使】trí sử [zhìshê] Khiến, làm cho: 使 Làm cho bị tổn thất;
④ Tinh tế, tỉ mỉ: Tỉ mỉ; Tinh tế;
⑤ (văn) Hết, dốc hết, đem hết: Hết sức; Đem cả thân mình (để làm gì cho người khác);
⑥ (văn) Thủ đắc, có được;
⑦ (văn) Cực, tận, hết sức;
⑧ (văn) Đến (như , bộ );
⑨ (văn) Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tới cùng — Rất. Lắm — Hết. Thôi. Td: Trí sĩ — Cái ý vị. Td: Cảnh trí.

Từ ghép 22

tạp
zá ㄗㄚˊ

tạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vặt vãnh
2. lẫn lộn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hòa hợp năm màu. ◇ Văn tâm điêu long "Ngũ sắc tạp nhi thành phủ phất" (Tình thải ) Năm màu tương hợp mà thành văn hoa sặc sỡ.
2. (Động) Trộn lộn, hỗn hợp. ◎ Như: "sam tạp" trộn lẫn, pha trộn.
3. (Tính) Lộn xộn, nhiều nhõi, lặt vặt. ◎ Như: "tạp vụ" việc lặt vặt. ◇ Dịch Kinh : "Kì xưng danh dã, tạp nhi bất việt" , (Hệ từ hạ ) Tên gọi của (các quẻ), lộn xộn nhưng (ý nghĩa) không vượt ra ngoài (nguyên tắc biến hóa âm dương).
4. (Tính) Không thuần, lẫn lộn. ◎ Như: "tạp chủng" giống lai, giống không thuần nhất (cũng dùng để chửi rủa, thóa mạ). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bình Nhi giảo nha mạ đạo: Đô thị na Giả Vũ Thôn thập ma Phong Thôn, bán lộ đồ trung na lí lai đích ngạ bất tử đích dã tạp chủng" : , (Đệ tứ thập bát hồi) Bình Nhi nghiến răng rủa: Chỉ tại lão Giả Vũ Thôn hay Phong Thôn nào ấy, khi không vác cái mặt mắc dịch đói không chết giữa đường lần đến.
5. (Tính) Không phải hạng chính. ◎ Như: "tạp chi" nhánh phụ (không phải dòng chính), "tạp lương" các loại cốc ngoài lúa gạo.
6. (Phó) Lẫn lộn, hỗn loạn. ◇ Hậu Hán Thư : "Pháp độ suy hủy, thượng hạ tiếm tạp" , (Triệu Tư truyện ) Pháp độ suy sụp, trên dưới xâm đoạt hỗn loạn.
7. (Danh) Vai phụ trong kịch Trung Quốc, để sai bảo, chạy vạy công việc vặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Lẫn lộn. Các loài khác nhau họp lẫn ở một nơi gọi là tạp. Như chỗ người trong nước và người nước ngoài ở lẫn với nhau gọi là tạp cư địa .
② Tạp nhạp. Không thể đứng phân biệt hẳn ra một loài gọi là tạp. Như trong các môn học có môn học cả các môn tạp nhảm gọi là tạp gia . Trong các đồ hàng có đồ lặt vặt gọi là tạp hóa , v.v.
③ Trừ hạng chính ngạch ra, ngoài ra đều gọi là tạp cả. Như trong quan lại, các chức tá, chức phó đều gọi là tạp chức . Trong các giống thóc lúa trừ lúa tẻ lúa nếp ra, ngoài ra đều gọi là tạp lương , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tạp (nhạp), nhiều thứ nhiều loại, các thứ, lặt vặt, linh tinh: Tạp sắc; Việc vặt, việc linh tinh; Hàng hóa các loại, tạp hóa; Đủ các loại hoa, hoa các loại;
② Lẫn lộn, táp nham: Lẫn lộn;
③ (văn) Pha trộn (phối hợp) các màu sắc: Việc hội họa phối hợp năm màu (Khảo công kí: Họa hội);
④ (văn) Hỗn hợp, trộn lẫn lại: Cho nên các bậc tiên vương lấy thổ và kim, mộc, thủy, hỏa trộn lại, để thành ra trăm vật (Quốc ngữ: Trịnh ngữ);
⑤ Vai trong kịch để sai vặt làm đủ thứ việc;
⑥ (văn) Đều, cùng, chung: ... Đều nói...; Ở chung; Việc đó vì thế không thành, đều chịu hình phạt của ông ta (Quốc ngữ).【】tạp nhiên [zárán] (văn) Đều, cùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Năm màu sắc hợp lại — Hợp lại. Lẫn lộn — Lặt vặt, nhiều thứ lẫn lộn.

Từ ghép 38

bạt, bội
bá ㄅㄚˊ, bèi ㄅㄟˋ

bạt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cạy, nạy, đẩy, gảy
2. nhổ (cây)
3. rút ra
4. đề bạt (chọn lấy một người)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhổ, rút. ◎ Như: "bạt thảo" nhổ cỏ, "bạt kiếm" rút gươm, "liên căn bạt khởi" nhổ cả rễ lên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạt trại thối binh" 退 (Đệ thập nhất hồi) Nhổ trại lui binh.
2. (Động) Hút ra, kéo ra ngoài. ◎ Như: "bạt độc" hút độc, "bạt xuất nùng lai" lấy mủ ra.
3. (Động) Cải biến, dời đổi. ◎ Như: "kiên nhẫn bất bạt" kiên nhẫn không đổi.
4. (Động) Trừ khử. ◎ Như: "bạt họa căn" trừ gốc họa hoạn.
5. (Động) Cất nhắc, tuyển chọn. ◎ Như: "đề bạt" cất nhắc, "chân bạt" tiến cử.
6. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "xuất loại bạt tụy" vượt trội mọi người.
7. (Động) Đánh chiếm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần bạt Nghi Dương" (Chu sách nhất ) (Quân) Tần lấy được Nghi Dương.
8. (Danh) Chuôi mũi tên. ◇ Thi Kinh : "Công viết tả chi, Xả bạt tắc hoạch" , (Tần phong , Tứ thiết ) Vua nói đánh xe qua trái, Buông chuôi mũi tên bắn trúng ngay.
9. (Phó) Nhanh, vội. ◇ Lễ Kí : "Vô bạt lai, vô báo vãng" , (Thiểu lễ ) Chớ vội đến, chớ báo đi.
10. Một âm là "bội". (Động) Đâm cành nẩy lá. ◇ Thi Kinh : "Tạc vực bội hĩ" (Đại nhã , Miên 綿) Cây tạc cây vực đâm cành nẩy lá xum xuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạt lên, chọn trong cả bọn lấy riêng một người lên gọi là bạt. Như đề bạt , chân bạt đều một nghĩa ấy cả.
② Trọi chót. Có tài hơn cả một bọn gọi là bạt, như xuất loại bạt tụy cao chót hơn cả mọi người.
③ Nhổ, như liên căn bạt khởi nhổ cả rễ lên. Vây thành mà lấy được cũng gọi là bạt.
④ Nhanh, vội.
⑤ Một âm là bội. Ðâm cành nẩy lá.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhổ, rút: Nhổ cỏ; Nhổ một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ thì cũng không làm (Dương tử); Rút gươm ra tự sát (Sử kí);
② Đánh chiếm, san bằng: San bằng đồn địch; Đánh chiếm hai mươi thành (Sử kí);
③ Cất nhắc, đề bạt, chọn lọc: Chọn nhân tài;
④ Hơn, vượt, vượt lên, vượt bậc: Kì tài xuất chúng;
⑤ Hút, kéo ra ngoài: Hút độc;
⑥ (văn) Nhanh, vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhổ lên, kéo lên — Tiến cử lên — Lấy — Mau. Thình lình. Đuôi mũi tên.

Từ ghép 43

bội

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhổ, rút. ◎ Như: "bạt thảo" nhổ cỏ, "bạt kiếm" rút gươm, "liên căn bạt khởi" nhổ cả rễ lên. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bạt trại thối binh" 退 (Đệ thập nhất hồi) Nhổ trại lui binh.
2. (Động) Hút ra, kéo ra ngoài. ◎ Như: "bạt độc" hút độc, "bạt xuất nùng lai" lấy mủ ra.
3. (Động) Cải biến, dời đổi. ◎ Như: "kiên nhẫn bất bạt" kiên nhẫn không đổi.
4. (Động) Trừ khử. ◎ Như: "bạt họa căn" trừ gốc họa hoạn.
5. (Động) Cất nhắc, tuyển chọn. ◎ Như: "đề bạt" cất nhắc, "chân bạt" tiến cử.
6. (Động) Vượt trội. ◎ Như: "xuất loại bạt tụy" vượt trội mọi người.
7. (Động) Đánh chiếm. ◇ Chiến quốc sách : "Tần bạt Nghi Dương" (Chu sách nhất ) (Quân) Tần lấy được Nghi Dương.
8. (Danh) Chuôi mũi tên. ◇ Thi Kinh : "Công viết tả chi, Xả bạt tắc hoạch" , (Tần phong , Tứ thiết ) Vua nói đánh xe qua trái, Buông chuôi mũi tên bắn trúng ngay.
9. (Phó) Nhanh, vội. ◇ Lễ Kí : "Vô bạt lai, vô báo vãng" , (Thiểu lễ ) Chớ vội đến, chớ báo đi.
10. Một âm là "bội". (Động) Đâm cành nẩy lá. ◇ Thi Kinh : "Tạc vực bội hĩ" (Đại nhã , Miên 綿) Cây tạc cây vực đâm cành nẩy lá xum xuê.

Từ điển Thiều Chửu

① Bạt lên, chọn trong cả bọn lấy riêng một người lên gọi là bạt. Như đề bạt , chân bạt đều một nghĩa ấy cả.
② Trọi chót. Có tài hơn cả một bọn gọi là bạt, như xuất loại bạt tụy cao chót hơn cả mọi người.
③ Nhổ, như liên căn bạt khởi nhổ cả rễ lên. Vây thành mà lấy được cũng gọi là bạt.
④ Nhanh, vội.
⑤ Một âm là bội. Ðâm cành nẩy lá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhú ra, ló ra. nói về mầm cây — Một âm khác là Bạt.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.