miễn, mẫn
miǎn ㄇㄧㄢˇ

miễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cố sức, cố gắng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ép, gượng làm. ◎ Như: "miễn cưỡng" gượng ép.
2. (Động) Khuyến khích. ◎ Như: "miễn lệ" phủ dụ, khuyến khích.
3. (Phó) Gắng gỏi, cố gắng. ◎ Như: "cần miễn" siêng năng, "phấn miễn" gắng gỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cố sức.
② Gắng gỏi, như miễn lệ gắng gỏi cho người cố sức làm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gắng sức, cố sức: Cố gắng;
② Khuyến khích: Khuyến khích nhau; Có sai thì sửa, không sai thì khuyến khích thêm;
③ Gắng gượng: Miễn cưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hết sức. Gắng sức — Khuyến khích.

Từ ghép 8

mẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cố sức, cố gắng

Từ ghép 1

xả
chě ㄔㄜˇ

xả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xé ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xé, bóc ra. ◇ Thủy hử truyện : "Dã bất sách khai lai khán, tựu thủ xả đắc phấn toái" , (Đệ tứ thập thất hồi) Đã không mở (thư) ra xem, mà thuận tay xé vụn.
2. (Động) Níu, lôi, kéo. ◇ Tây du kí 西: "Thanh y nữ dụng thủ xả hạ chi lai, hồng y nữ trích liễu" , (Đệ ngũ hồi) (Tiên) nữ áo xanh lấy tay níu cành xuống, (tiên) nữ áo đỏ hái (quả đào).
3. (Động) Rút, nhổ. ◎ Như: "xả thảo" nhổ cỏ.
4. (Động) Giương lên. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Sấn trước giá khắc nhi thuận phong, xả liễu mãn bồng" , 滿 (Vương An Thạch ) Thừa dịp ngay lúc thuận gió, giương hết cánh buồm.
5. (Động) Nói chuyện phiếm, tán gẫu. ◎ Như: "nhàn xả" tán gẫu, "đông lạp tây xả" 西 nói chuyện tào lao.

Từ điển Thiều Chửu

① Xé ra.
② Tục gọi sự dắt dẫn dời đổi là xả cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kéo, lôi, níu: Kéo rách áo; Níu lấy không buông anh ta ra; Cất cao tiếng gọi;
② Xé: Xé thư ra xem; Xé 2 thước vải;
③ Nói chuyện phiếm, tán gẫu: Tán chuyện; Tán gẫu, nói lăng nhăng.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xé ra.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xé rách lìa ra — Kéo. Dắt — Như chữ Xả .

Từ ghép 1

đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

lực
lì ㄌㄧˋ

lực

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sức lực

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trong vật lí học, hiệu năng làm thay đổi trạng thái vận động của vật thể gọi là "lực", đơn vị quốc tế của "lực" là Newton. ◎ Như: "li tâm lực" lực tác động theo chiều từ trung tâm ra ngoài, "địa tâm dẫn lực" sức hút của trung tâm trái đất.
2. (Danh) Sức của vật thể. ◎ Như: "tí lực" sức của cánh tay, "thể lực" sức của cơ thể.
3. (Danh) Chỉ chung tác dụng hoặc hiệu năng của sự vật. ◎ Như: "hỏa lực" , "phong lực" , "thủy lực" .
4. (Danh) Tài năng, khả năng. ◎ Như: "trí lực" tài trí, "thật lực" khả năng sức mạnh có thật, "lí giải lực" khả năng giải thích, phân giải, "lượng lực nhi vi" liệu theo khả năng mà làm.
5. (Danh) Quyền thế. ◎ Như: "quyền lực" .
6. (Danh) Người làm đầy tớ cho người khác.
7. (Danh) Họ "Lực".
8. (Phó) Hết sức, hết mình. ◎ Như: "lực cầu tiết kiệm" hết sức tiết kiệm, "lực tranh thượng du" hết mình cầu tiến, cố gắng vươn lên.

Từ điển Thiều Chửu

① Sức, khoa học nghiên cứu về sức tự động của các vật và sức bị động của các vật khác là lực học .
② Phàm nơi nào tinh thần tới được đều gọi là lực, như mục lực sức mắt.
③ Cái tài sức làm việc của người, như thế lực , quyền lực , v.v.
④ Cái của vật làm nên được cũng gọi là lực. Như bút lực sức bút, mã lực sức ngựa, v.v.
⑤ Chăm chỉ, như lực điền chăm chỉ làm ruộng.
⑥ Cốt, chăm, như lực cầu tiết kiệm hết sức cầu tiết kiệm.
⑦ Làm đầy tớ người ta cũng gọi là lực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (lí) Lực: Tỉ lệ lực; Lực li tâm;
② Sức, lực, khả năng đạt tới: Sức người, nhân lực; Sức của, vật lực; Sức hiểu biết; Sức thuyết phục; Khả năng nhìn thấy của mắt, sức nhìn; Bút lực; Quyền lực;
③ (Sức) lực, khỏe, có sức mạnh: Đại lực sĩ; Rất khỏe!; Ra sức đẩy xe; Người làm ruộng (có sức mạnh);
④ Cố gắng, tận lực, ra sức: Cố gắng vươn lên hàng đầu; Tận lực bảo vệ;
⑤ (văn) Làm đầy tớ cho người khác;
⑥ [Lì] (Họ) Lực.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức mạnh — Lấy sức người ra mà làm việc — Cái sức để làm nên việc. Td: Hiệu lực — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 98

ác lực 握力ái lực 愛力ám lực 暗力áp lực 压力áp lực 壓力bạc lực 薄力bạo lực 暴力bất khả kháng lực 不可抗力bất lực 不力binh lực 兵力bút lực 筆力cân lực 筋力chủ lực 主力công lực 功力cực lực 極力dẫn lực 引力dũng lực 勇力đại lực 大力đàn lực 彈力đắc lực 得力đấu lực 鬬力điện lực 電力động lực 动力động lực 動力đồng tâm hiệp lực 同心協力hấp lực 吸力hiệp lực 协力hiệp lực 協力hiệp lực 合力hiệu lực 效力hoạt lực 活力học lực 學力hợp lực 合力huyết lực 血力hữu lực 有力khí lực 氣力kí lực 記力kiệt lực 竭力kình lực 勍力lao lực 勞力lục lực 僇力lực điền 力田lực đồ 力图lực đồ 力圖lực hành 力行lực lượng 力量lực sĩ 力士mã lực 馬力ma lực 魔力mãnh lực 猛力não lực 腦力năng lực 能力nghị lực 毅力nghiệp lực 業力nguyên động lực 原動力nhãn lực 眼力nhiệt lực 熱力nỗ lực 努力nội lực 內力pháp lực 法力phấn lực 奮力phí lực 費力phong lực 風力phong lực biểu 風力表phụ lực 負力quốc lực 国力quốc lực 國力quyền lực 权力quyền lực 權力súc lực 畜力tài lực 才力tâm lực 心力tận lực 盡力tất lực 畢力thần lực 神力thế lực 势力thế lực 勢力thực lực 实力thực lực 實力tiềm lực 潛力tinh lực 精力tốc lực 速力trí lực 智力trí lực 致力trọng lực 重力trợ lực 助力trở lực 阻力từ lực 磁力tự lực 自力tự lực cánh sinh 自力更生uy lực 威力ứng lực 应力ứng lực 應力vật lực 物力vô lực 無力vũ lực 武力xảo khắc lực 巧克力xuất lực 出力
quyên, thân
juān ㄐㄩㄢ, shēn ㄕㄣ, yuán ㄩㄢˊ

quyên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mình người. ◎ Như: "tùy thân huề đái" mang theo bên mình, "thân trường thất xích" thân cao bảy thước (thành nhân, thành niên).
2. (Danh) Bộ phận chủ yếu hoặc trung tâm của vật thể. ◎ Như: "xa thân" thân xe, "thuyền thân" thân thuyền, "thụ thân" thân cây, "hà thân" lòng sông.
3. (Danh) Mạng sống, sinh mệnh. ◎ Như: "xả thân cứu nhân" bỏ mạng cứu người.
4. (Danh) Tự kỉ, chính mình. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
5. (Danh) Phẩm cách, đạo đức. ◎ Như: "tu thân tề gia" tu sửa phẩm hạnh, yên trị gia đình.
6. (Danh) Địa vị, thân phận. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" nguồn gốc thân phận nghèo khó.
7. (Danh) Đàn bà có mang gọi là "hữu thân" . § Cũng nói là "hữu thần" .
8. (Danh) Đời, kiếp. ◎ Như: "tiền thân" đời trước, kiếp trước.
9. (Danh) Lượng từ: số tượng Phật. ◎ Như: "giáp đạo lưỡng bàng hữu bồ tát ngũ bách thân" sát theo hai bên đường có năm trăm bức tượng Bồ-tát.
10. (Phó) Tự mình. ◇ Sử Kí : "Ngô khởi binh chí kim bát tuế hĩ, thân thất thập dư chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm, đích thân trải qua hơn bảy mươi trận.
11. (Đại) Tôi, ta. § Cũng như "ngã" . Người đời Ngụy, Tấn thường tự xưng là "thân". ◇ Tam quốc chí : "Thân thị Trương Ích Đức dã, khả lai cộng quyết tử" , (Trương Phi truyện ) Ta là Trương Ích Đức, có thể cùng quyết tử.
12. Một âm là "quyên". (Danh) § Xem "Quyên Độc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mình, từ cổ đến bẹn gọi là thân.
② Thân này, ta. Như trí thân thanh vân thân này hẳn làm cho đến ngôi cao.
③ Có mang, đàn bà chửa gọi là hữu thân .
④ Cái thể đựng chứa. Như hà thân lòng sông, thuyền thân thân thuyền, v.v.
⑤ Ðời. Như tiền thân đời trước.
⑥ Tuổi.
⑦ Gốc cây. Một âm là quyên. Quyên Ðộc tên một nước ngày xưa, tức là nước Thiên Trúc và là nước Ấn Ðộ bây giờ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Quyên độc — Một âm khác là Thân. Xem Thân.

Từ ghép 2

thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thân thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mình người. ◎ Như: "tùy thân huề đái" mang theo bên mình, "thân trường thất xích" thân cao bảy thước (thành nhân, thành niên).
2. (Danh) Bộ phận chủ yếu hoặc trung tâm của vật thể. ◎ Như: "xa thân" thân xe, "thuyền thân" thân thuyền, "thụ thân" thân cây, "hà thân" lòng sông.
3. (Danh) Mạng sống, sinh mệnh. ◎ Như: "xả thân cứu nhân" bỏ mạng cứu người.
4. (Danh) Tự kỉ, chính mình. ◇ Luận Ngữ : "Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ?" : : ? ? ? (Học nhi ) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
5. (Danh) Phẩm cách, đạo đức. ◎ Như: "tu thân tề gia" tu sửa phẩm hạnh, yên trị gia đình.
6. (Danh) Địa vị, thân phận. ◎ Như: "xuất thân hàn vi" nguồn gốc thân phận nghèo khó.
7. (Danh) Đàn bà có mang gọi là "hữu thân" . § Cũng nói là "hữu thần" .
8. (Danh) Đời, kiếp. ◎ Như: "tiền thân" đời trước, kiếp trước.
9. (Danh) Lượng từ: số tượng Phật. ◎ Như: "giáp đạo lưỡng bàng hữu bồ tát ngũ bách thân" sát theo hai bên đường có năm trăm bức tượng Bồ-tát.
10. (Phó) Tự mình. ◇ Sử Kí : "Ngô khởi binh chí kim bát tuế hĩ, thân thất thập dư chiến" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm, đích thân trải qua hơn bảy mươi trận.
11. (Đại) Tôi, ta. § Cũng như "ngã" . Người đời Ngụy, Tấn thường tự xưng là "thân". ◇ Tam quốc chí : "Thân thị Trương Ích Đức dã, khả lai cộng quyết tử" , (Trương Phi truyện ) Ta là Trương Ích Đức, có thể cùng quyết tử.
12. Một âm là "quyên". (Danh) § Xem "Quyên Độc" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mình, từ cổ đến bẹn gọi là thân.
② Thân này, ta. Như trí thân thanh vân thân này hẳn làm cho đến ngôi cao.
③ Có mang, đàn bà chửa gọi là hữu thân .
④ Cái thể đựng chứa. Như hà thân lòng sông, thuyền thân thân thuyền, v.v.
⑤ Ðời. Như tiền thân đời trước.
⑥ Tuổi.
⑦ Gốc cây. Một âm là quyên. Quyên Ðộc tên một nước ngày xưa, tức là nước Thiên Trúc và là nước Ấn Ðộ bây giờ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, mình mẩy, thân, thân thể, tính mạng: Toàn thân, cả người; Xả thân cứu người; Thân cây; Thân thuyền; Lòng sông;
② Bản thân, đích thân, tự mình: Lấy bản thân mình làm gương (cho người khác); Bọn cướp yêu (bản) thân mình, không yêu những người khác (Mặc tử); Dấn mình đến chỗ đó; Tôi khởi binh đến nay đã tám năm, đích thân đánh hơn bảy mươi trận rồi (Sử kí); Vua Tần tự mình (đích thân) đi hỏi người đó (Chiến quốc sách);
③ Thân phận, địa vị: Thân bại danh liệt;
④ Phẩm hạnh, đạo đức: Đọc sách để tu sửa phẩm hạnh mình (Trịnh Ngọc: Canh độc đường kí); Lập thân xử thế (lập đức để ở đời); Ta mỗi ngày xét lại thân ta ba lần (Luận ngữ);
⑤ Thai nhi: Đã có mang;
⑥ (loại) Bộ: Tôi đã may một bộ quần áo mới;
⑦ (văn) Đời (một đời theo thuyết luân hồi của nhà Phật): Đời trước;
⑧ (văn) Thể nghiệm (bằng bản thân);
⑨ (văn) Tôi (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất): Tôi là Trương Dực Đức (Tam quốc chí);
⑩ [Shen] (Họ) Thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mình người. Td: Thân thể — Phần chính của vật. Td: Thân cây, Thân áo — Chỉ con người. Đoạn trường tân thanh : » Đã mang lấy nghiệp vào thân « — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Thân.

Từ ghép 87

an thân 安身ảo thân 幻身ẩn thân 隱身bạch thân 白身bản thân 本身bán thân bất toại 半身不遂bạt thân 拔身bất hoại thân 不壞身bình thân 平身chân thân 真身chích thân 隻身chung thân 終身cô thân 孤身cô thân chích ảnh 孤身隻影dẫn thân 引身diệp thân 葉身dung thân 容身dưỡng thân 養身đích thân 的身độ thân 度身độc thân 獨身đơn thân 單身hạ bán thân 下半身hậu thân 後身hiến thân 獻身hiện thân 現身hóa thân 化身hoại thân 壞身hộ thân 護身hồn thân 渾身huyễn thân 幻身khả thân 可身khiết thân 潔身khổ thân 苦身khuất thân 屈身kiện thân 健身kim thân 金身lập thân 立身lõa thân 裸身mại thân 賣身mãn thân 滿身miễn thân 免身ngũ đoản thân tài 五短身材nhất thân 一身nhuận thân 潤身phá thân 破身pháp thân 法身phấn cốt toái thân 粉骨碎身phân thân 分身phi thân 飛身quyên thân 捐身sao thân 抄身sát thân 殺身sát thân thành nhân 殺身成仁sắc thân 色身tam thân 三身tàng thân 藏身táo thân 澡身thành thân 成身thân danh 身名thân giá 身價thân phận 身分thân tài 身材thân thế 身世thân thể 身体thân thể 身體thất thân 失身thiết thân 切身thoát thân 脫身thủ thân 守身thượng bán thân 上半身thượng thân 上身tiền thân 前身tiến thân 進身toàn thân 全身trắc thân 側身trì thân 持身trí thân 置身trí thân 致身tu thân 修身tùy thân 隨身văn thân 文身vấn thân 問身xả thân 捨身xả thân 舍身xích thân 赤身xuất thân 出身
phẫn
fèn ㄈㄣˋ

phẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

tức giận, cáu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Tức giận, oán hận. ◎ Như: "phẫn nộ" 忿.
2. (Động) Buồn bực, bực dọc. ◇ Thủy hử truyện : "(Tống Giang) phẫn na khẩu khí một xuất xứ, nhất trực yếu bôn hồi hạ xứ lai" 忿, (Đệ nhị thập nhất hồi) (Tống Giang) bực dọc không biết đổ vào đâu, muốn đi thẳng về nhà trọ.
3. (Động) Chịu, nhịn, cam tâm. ◎ Như: "bất phẫn" 忿 bất bình, lấy làm khó chịu. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Tiện thị na ta tiểu nha đầu môn, diệc đa dữ Bảo Thoa ngoan tiếu, nhân thử, Đại Ngọc tâm trung tiện hữu ta bất phẫn" 便, , , 便忿 (Đệ ngũ hồi) Ngay bọn a hoàn cũng thích chơi đùa với Bảo Thoa. Vì thế Đại Ngọc cũng hơi ấm ức khó chịu trong lòng.
4. (Động) Gắng sức lên. § Dùng như "phấn" . ◇ Thủy hử truyện : "Hô Diên Chước khán kiến đại nộ, phẫn lực hướng tiền lai cứu" , 忿 (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Hô Diên Chước thấy vậy nổi giận, cố sức xông lên cứu.

Từ điển Thiều Chửu

① Giận cáu, nhân giận phát cáu, không đoái gì nữa gọi là phẫn, như phẫn bất dục sinh 忿 tức giận chẳng muốn sống.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như [fèn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Oán giận — Nỗi giận mà không suy nghĩ gì.

Từ ghép 2

wǔ ㄨˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

múa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Điệu múa, kiểu múa. ◎ Như: "ba lôi vũ" múa cổ điển Âu Châu (dịch âm tiếng Anh "ballet"). ◇ Thái Ung : "Vũ giả, nhạc chi dong dã; ca giả, nhạc chi thanh dã" , ; , (Nguyệt lệnh chương cú ).
2. (Danh) § Thông "Vũ" . Tên một nhạc khúc cổ.
3. (Danh) Họ "Vũ".
4. (Động) Múa (cử động có phép tắc, theo âm nhạc, v.v.). ◎ Như: "ca vũ" múa hát. ◇ Luận Ngữ : "Bát dật vũ ư đình" (Bát dật ).
5. (Động) Huy động, cử động. ◎ Như: "vũ kiếm" múa gươm, "thủ vũ túc đạo" múa tay giậm chân.
6. (Động) Hưng khởi. ◎ Như: "cổ vũ" khua múa.
7. (Động) Bay liệng. ◎ Như: "long tường phượng vũ" rồng bay phượng múa.
8. (Động) Xoay sở, múa may, ngoạn lộng. ◎ Như: "vũ văn" múa may chữ nghĩa, dùng văn chương hiểm hóc mà điên đảo thị phi. ◇ Văn tâm điêu long : "Nhược bất đạt chánh thể, nhi vũ bút lộng văn" , (Nghị đối ).
9. (Động) Hí lộng, đùa cợt. ◇ Liệt Tử : "Vi nhược vũ, bỉ lai giả hề nhược?" , ? (Trọng Ni ) Ta đùa tên này một trận, xem y làm gì?

Từ điển Thiều Chửu

① Múa, cầm cái quạt hay cái nhịp múa theo âm nhạc gọi là vũ.
② Cầm đồ binh diễn các môn võ nghệ cũng gọi là vũ. Như vũ kiếm múa gươm.
③ Hưng khởi. Nhân cái gì nó cảm xúc đến mình mà sinh ra lòng phấn khởi gọi là cổ vũ khua múa. Thủ vũ túc đạo múa tay dậm chân, v.v.
④ Bay liệng. Như long tường phượng vũ rồng bay phượng múa. Khí tượng hớn hở gọi là phi vũ , như mi phi sắc vũ mặt mày hớn hở.
⑤ Biến đổi, lật lọng, làm cho điên đảo thị phi, khiến cho người không can vặn vào đâu được gọi là vũ. Như vũ văn dùng văn chương hiểm hóc mà điên đảo thị phi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhảy múa, khiêu vũ, múa, vũ: Ca múa, ca vũ, múa hát; Múa kiếm; Rồng bay phượng múa;
② Giở trò, giở ngón, chơi, lật lọng, múa may: Múa may chữ nghĩa (văn chương).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Múa lên để xem cho đẹp mắt. Td: Vũ khúc. Cung oán ngâm khúc : » Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió, áo vũ kia lấp ló trong trăng « ( Áo vũ là áo mặc để múa ) — Múa may giỡn cợt. Td: Vũ lộng — Khen ngợi khuyến khích. Td: Cổ vũ.

Từ ghép 17

tá, đả
dá ㄉㄚˊ, dǎ ㄉㄚˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

tá, 12

Từ điển Trần Văn Chánh

Tá, lố (= 12 chiếc): Một tá bút chì; Hai lố khăn mặt. Xem [dă].

đả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đánh, đập

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "đả cổ" đánh trống.
2. (Động) Đánh nhau, chiến đấu. ◎ Như: "đả đấu" chiến đấu, "đả giá" đánh nhau, "đả trượng" đánh trận.
3. (Động) Tiêu trừ, trừ khử. ◎ Như: "đả trùng" diệt trùng, "đả thai" phá thai.
4. (Động) Phát ra, gởi đi, đánh, gọi. ◎ Như: "đả điện báo" đánh điện báo, "đả tín hiệu" gởi tín hiệu, "đả điện thoại" gọi điện thoại.
5. (Động) Bắn, nã. ◎ Như: "đả thương" bắn súng, "đả pháo" nã pháo.
6. (Động) Tiêm, bơm vào. ◎ Như: "đả châm" tiêm thuốc, "cấp xa thai đả khí" bơm ruột bánh xe.
7. (Động) Làm, chế tạo. ◎ Như: "đả tạo" chế tạo, "đả mao y" đan áo len.
8. (Động) Đào, đục. ◎ Như: "đả tỉnh" đào giếng, "đả đỗng" đục hang.
9. (Động) Đánh vỡ, làm hỏng. ◎ Như: "đả đản" đập vỡ trứng, "bất tiểu tâm bả oản đả liễu" không cẩn thận làm bể cái bát rồi.
10. (Động) Giương, cầm, xách. ◎ Như: "đả tán" giương dù, "đả đăng lung" xách lồng đèn.
11. (Động) Thu hoạch, bắt, hái, cắt, đốn. ◎ Như: "đả sài" đốn củi, "đả thủy" lấy nước, múc nước, "đả ngư" đánh (bắt) cá.
12. (Động) Mua, đong. ◎ Như: "đả du" đong (mua) dầu ăn, "đả tửu" mua rượu.
13. (Động) Làm chuyển động, vặn, mở cho chạy. ◎ Như: "đả đà" vặn bánh lái.
14. (Động) Tính toán, định, đặt, viết. ◎ Như: "đả chủ ý" có ý định, "đả thảo cảo" 稿 viết bản nháp, "đả cơ sở" đặt cơ sở.
15. (Động) Nêu, đưa ra. ◎ Như: "đả tỉ dụ" đưa ra thí dụ.
16. (Động) Làm việc, đảm nhiệm. ◎ Như: "đả công" làm công, làm mướn, "đả tạp" làm việc linh tinh.
17. (Động) Gõ, vẽ. ◎ Như: "đả tự" gõ (máy) chữ, "đả dạng" vẽ kiểu, vẽ mẫu.
18. (Động) Bôi, xoa, chà xát. ◎ Như: "đả lạp" bôi sáp, đánh xi.
19. (Động) Chỉ những động tác của thân thể: ngáp, run, lăn lộn, ... ◎ Như: "đả cổn" lộn nhào, "đả a khiếm" ngáp, "đả khạp thụy" ngủ gật.
20. (Động) Giao thiệp, hàn huyên. ◎ Như: "đả giao đạo" giao thiệp, qua lại với nhau.
21. (Giới) Từ, tự. ◎ Như: "đả minh thiên khởi ngã quyết tâm giới yên" từ mai trở đi tôi quyết tâm bỏ hút thuốc, "nâm đả na lí lai?" ông từ đâu đến?
22. (Danh) Võ thuật, võ công. ◎ Như: "luyện đả" luyện võ.
23. (Danh) Họ "Đả".
24. (Danh) Lượng từ: "đả thần" dịch âm tiếng Anh "dozen" (một tá, 12 cái).

Từ điển Thiều Chửu

① Ðánh đập.
② Về đâu, như đả na lí tẩu chạy về đâu, cũng như chữ hướng . Lại có nghĩa là lấy, như đả lương lấy lương, cũng như chữ .
③ Ðả thần dịch âm chữ dozen, nghĩa là một tá (12 cái).
④ Làm, như bất đả cuống ngữ chẳng làm sự nói dối, đả ban thay làm bộ dạng khác, đả thính nghe ngóng, v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đánh — Lấy tay mà đánh — Làm ra. Chế tạo. Chẳng hạn Đả xa ( chế tạo xe cộ ) — Lấy. Thu nhặt. Chẳng hạn Đả sài ( kiếm củi ) — Giơ cao lên và nắm chặt. Chẳng hạn Đả tản ( che dù ) — Một tá ( 12 cái ).

Từ ghép 81

ai đả 挨打ẩu đả 敺打ẩu đả 殴打ẩu đả 毆打bạch đả 白打bao đả thính 包打聽bất đả khẩn 不打緊công đả 攻打đả ấn 打印đả bại 打敗đả bài 打牌đả bại 打败đả ban 打扮đả bao 打包đả châm 打針đả châm 打针đả chẩn 打診đả chế 打制đả chế 打製đả chiết 打折đả cổn 打滾đả đảo 打倒đả điếm 打店đả điểm 打點đả đổ 打賭đả đổ 打赌đả động 打動đả giá 打架đả giao đạo 打交道đả hỏa 打伙đả hô 打呼đả hỗn 打混đả kết 打結đả kết 打结đả khai 打开đả khai 打開đả kích 打击đả kích 打擊đả kiếp 打劫đả liệp 打猎đả liệp 打獵đả lôi đài 打擂臺đả lượng 打量đả ngao 打熬đả nhiễu 打扰đả nhiễu 打擾đả phá 打破đả phát 打發đả phấn 打扮đả phiên 打翻đả quang 打光đả quang côn 打光棍đả quyền 打拳đả tảo 打扫đả tảo 打掃đả thị ngữ 打市語đả thính 打听đả thính 打聽đả thủ 打手đả thú 打趣đả thương 打伤đả thương 打傷đả tiêm 打尖đả tiến 打進đả tiếu 打醮đả toái 打碎đả toán 打算đả truân 打盹đả trượng 打仗đả tự 打字đả tử 打死đả tưởng 打槳đả tưởng can 打槳桿đoản đả 短打khảo đả 拷打loạn đả 亂打phách đả 拍打tiên đả 鞭打trượng đả 杖打vô tinh đả thái 無精打采xao đả 敲打
từ
cí ㄘˊ

từ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nói ra thành văn
2. từ biệt
3. từ chối

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời biện tụng. § Cũng như "từ" . ◇ Chu Lễ : "Thính kì ngục tụng, sát kì từ" , (Thu quan , Hương sĩ ) Nghe án kiện, xét lời biện tụng.
2. (Danh) Lời nói, văn. ◎ Như: "ngôn từ" lời nói, "thố từ" đặt câu, dùng chữ. ◇ Dịch Kinh : "Táo nhân chi từ đa" (Hệ từ hạ ) Người giảo hoạt thì nhiều lời.
3. (Danh) Tên thể văn, có từ thời Chiến Quốc, ở nước Sở. Khuất Nguyên là một tác gia tiêu biểu. Về sau gọi là "từ phú" hay "từ" .
4. (Danh) Họ "Từ".
5. (Động) Báo cho biết, cáo tri. ◇ Chu Lễ : "Vương bất thị triều, tắc từ ư tam công cập cô khanh" , (Hạ quan , Thái bộc ) Vua không thị triều, thì báo cho quan tam công và quan cô.
6. (Động) Biện giải, giải thuyết.
7. (Động) Cáo biệt, từ giã, chia tay. ◎ Như: "từ hành" từ giã ra đi, "cáo từ" từ biệt.
8. (Động) Sai khiến.
9. (Động) Không nhận, thoái thác. ◎ Như: "suy từ" từ chối không nhận, "từ nhượng" nhường lại không nhận.
10. (Động) Trách móc, khiển trách, quở. ◇ Tả truyện : "Sử Chiêm Hoàn Bá từ ư Tấn" 使 (Chiêu Công cửu niên ) Khiến cho Chiêm Hoàn Bá khiển trách nước Tấn.
11. (Động) Thỉnh, thỉnh cầu.
12. (Động) Cho thôi việc, bãi bỏ. ◎ Như: "từ thối" 退 cho người thôi việc làm, trừ bỏ chức vụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Nói ra thành văn gọi là từ. Như từ chương . Cũng có khi dùng chữ từ .
② Lời cung của kẻ bị kiện cung ra. Những lời của dân trình bày cáo tố với quan cũng gọi là từ. Như trình từ lời trình, tố từ lời cáo tố.
③ Từ giã. Như từ hành từ giã ra đi.
④ Từ. Khước đi không nhận. Như suy từ từ chối không nhận, từ nhượng từ nhường. Nguyên viết là , nay hai chữ đều thông dụng cả.
⑤ Thỉnh, xin.
⑥ Trách, móc.
⑦ Sai đi, khiến đi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Từ (một thể tài trong văn học cổ điển Trung Quốc): 《》 Sở từ;
② Từ (một thể thơ cổ Trung Quốc): 《》 Mộc Lan từ;
③ Lời, văn, ngôn từ: Tu từ (sửa sang câu văn cho hay, cho đẹp); Lời trình; Lời tố cáo;
④ (văn) Lời khai, khẩu cung;
⑤ (văn) Minh oan, biện giải;
⑥ (văn) Tố cáo: Xin tố cáo trong quân (Liễu Tôn Nguyên: Đoàn Thái úy dật sự trạng);
⑦ (văn) Quở, khiển trách;
⑧ (văn) Sai đi;
⑨ Không nhận, từ chối, từ khước, thoái thác: Đúng lẽ không thể thoái thác được;
⑩ Bãi bỏ, không thuê nữa, không mướn nữa: Con của chị ấy đã vào vườn trẻ, không nuôi vú nữa;
⑪ Lời lẽ.【】từ lịnh [cílìng] Lời lẽ, nói năng: Lời lẽ ngoại giao; Nói năng khéo léo. Cv. ;
⑫ Từ biệt, từ giã: Cáo từ; Ở lại mấy ngày, rồi từ biệt ra đi (Đào Uyên Minh: Đào hoa nguyên kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lời. Lời nói. Lời văn. Lời thơ — Nhiều tiếng đi chung thành một nghĩa — Như chữ Từ — Chia tay. Td: Tạ từ — Chối. Không nhận — Nhường nhịn.

Từ ghép 39

bạch
bái ㄅㄞˊ, bó ㄅㄛˊ

bạch

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trắng, màu trắng
2. bạc (tóc)
3. sạch sẽ
4. rõ, sáng, tỏ
5. trống rỗng, hổng
6. miễn phí, không phải trả tiền
7. mất công, công toi, uổng công

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu trắng.
2. (Danh) Trong ngũ hành, màu trắng đại biểu cho "kim" . Về phương hướng, ứng với phương "tây" 西. Đối với bốn mùa trong năm, đó là mùa "thu" .
3. (Danh) Chén rượu phạt, chỉ chung chén rượu. ◇ Vương Thao : "Đương phù nhất đại bạch, vị khánh quân đắc thiên cổ chi mĩ nhân" , (Yểu nương tái thế ) Xin mời uống cạn một chén lớn, để mừng huynh đã được người đẹp muôn đời.
4. (Danh) Họ "Bạch".
5. (Động) Sáng, trời sáng. ◇ Tô Thức : "Đông phương kí bạch" (Tiền Xích Bích phú ) Trời đã rạng đông.
6. (Động) Trình bày, kẻ dưới thưa với người trên. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Hợp chưởng, chiêm ngưỡng tôn nhan, nhi bạch Phật ngôn" , , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Chắp tay, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật mà thưa rằng.
7. (Động) Từ tôn kính, đặt cuối thư sau tên kí. ◇ Hàn Dũ : "(...) Dũ bạch" (...) (Đáp Lí Dực thư ) (...) Hàn Dũ kính thư.
8. (Động) Lộ rõ, bày ra rõ ràng. ◎ Như: "kì oan dĩ bạch" nỗi oan đã bày tỏ, "chân tướng đại bạch" bộ mặt thật đã lộ rõ.
9. (Động) Lườm, nguýt (tỏ vẻ khinh thị hoặc bất mãn). ◎ Như: "bạch liễu tha nhất nhãn" lườm hắn một cái.
10. (Tính) Trắng. ◎ Như: "bạch chỉ" giấy trắng, "bạch bố" vải trắng, "lam thiên bạch vân" trời xanh mây trắng.
11. (Tính) Sạch. ◎ Như: "thanh bạch" trong sạch.
12. (Tính) Sai, lầm. ◎ Như: "tả bạch tự" viết sai chữ.
13. (Tính) Trống không. ◎ Như: "bạch quyển" sách không có chữ, bài làm bỏ giấy trắng, "bạch túc" chân trần.
14. (Tính) Đơn giản, dễ hiểu. ◎ Như: "bạch thoại" lối văn nói đơn giản dễ hiểu.
15. (Phó) Không trả tiền, miễn phí. ◎ Như: "bạch cật bạch hát" ăn uống miễn phí, "bạch cấp" cho không.
16. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "bạch bào nhất thảng" đi uổng công, "bạch lai" tốn công vô ích.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc trắng.
② Sạch, như thanh bạch trong sạch.
③ Sáng, như đông phương kí bạch trời đã rạng đông.
④ Ðã minh bạch, như kì oan dĩ bạch nỗi oan đã tỏ.
⑤ Trình bày, kẻ dưới thưa với người trên gọi là bạch.
⑥ Chén rượu, như phù nhất đại bạch uống cạn một chén lớn.
⑦ Trắng không, sách không có chữ gọi là bạch quyển .
⑧ Nói đơn sơ, như bạch thoại lối văn nói đơn sơ dễ hiểu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trắng, màu trắng, bạc: Màu trắng của lông chim trắng giống như màu trắng của tuyết trắng (Mạnh tử); Tóc ông ấy đã bạc rồi;
② Rõ ràng: Rõ rành rành;
③ Trong sạch: Người trong sạch;
④ Trống, không, để trắng: Để trống, bỏ trống; Quyển sách không có chữ;
⑤ Không phải trả tiền: Cho không; Ăn không;
⑥ Mất công, toi công, vô ích: Uổng công, toi công; Anh khiêng không nổi, đừng có phí sức vô ích; Nó nói đến mà không đến, làm tôi phải đợi toi công mất hai giờ đồng hồ;
⑦ Nhầm, sai: Viết sai rồi;
⑧ (văn) Trình bày, thưa (với người trên);
⑨ (văn) Chén rượu: Uống cạn một chén lớn;
⑩ [Bái] Tên dân tộc: Dân tộc Bạch (ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc);
⑪ [Bái] (Họ) Bạch.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu trắng — Trong sạch. Trong trắng — Sáng sủa. Rõ ràng, chẳng hạn Biện bạch ( nói rõ ) — Làm cho rõ ràng — Chẳng có gì. Trống không — Họ người.

Từ ghép 151

bạch bích 白璧bạch bố 白布bạch bút 白筆bạch cập 白芨bạch câu 白駒bạch câu quá khích 白駒過隙bạch chỉ 白芷bạch chiến 白戰bạch chủng 白種bạch cốt 白骨bạch cung 白宮bạch cư dị 白居易bạch cưỡng 白鏹bạch cương tàm 白殭蠶bạch dân 白民bạch diện 白面bạch diện thư sanh 白面書生bạch duyên khoáng 白鉛礦bạch dương 白楊bạch đả 白打bạch đái 白帶bạch đàn 白檀bạch đạo 白道bạch đằng 白藤bạch đầu 白頭bạch đầu ông 白頭翁bạch địa 白地bạch điến phong 白癜風bạch đinh 白丁bạch đoạt 白奪bạch đồ 白徒bạch đường 白糖bạch giản 白簡bạch hao 白蒿bạch hắc 白黑bạch hắc phân minh 白黑分明bạch hầu 白喉bạch hổ 白虎bạch hùng 白熊bạch huyết bệnh 白血病bạch huyết cầu 白血球bạch khai thủy 白开水bạch khai thủy 白開水bạch khế 白契bạch kim 白金bạch lạp 白蠟bạch lị 白痢bạch liên giáo 白蓮教bạch lộ 白露bạch lộ 白鷺bạch lộ 白鹭bạch ma 白麻bạch mai 白梅bạch mao 白茅bạch mễ 白米bạch mi 白眉bạch môi 白煤bạch nghị 白蟻bạch nghiệp 白業bạch ngọc 白玉bạch ngọc vi hà 白玉微瑕bạch nguyệt 白月bạch ngư 白魚bạch nhãn 白眼bạch nhân 白人bạch nhận 白刃bạch nhật 白日bạch nhật quỷ 白日鬼bạch nhật thăng thiên 白日升天bạch nhiệt đăng 白熱燈bạch nội chướng 白內障bạch ốc 白屋bạch phàn 白礬bạch phát 白髮bạch phấn 白粉bạch phụ tử 白附子bạch quả 白果bạch quyển 白卷bạch sam 白衫bạch sĩ 白士bạch si 白癡bạch sơn 白山bạch tàng 白藏bạch tẩu 白叟bạch thái 白菜bạch thân 白身bạch thiên 白天bạch thỏ 白兔bạch thoại 白話bạch thoại văn 白話文bạch thổ 白土bạch thủ 白手bạch thủ 白首bạch thủ thành gia 白手成家bạch thủy 白水bạch thuyết 白說bạch thược 白芍bạch thương 白商bạch tì 白砒bạch tiển 白癬bạch tô 白蘇bạch trọc 白濁bạch trú 白晝bạch truật 白朮bạch truật 白术bạch tùng 白松bạch tuyết 白雪bạch tương 白相bạch vân 白雲bạch vân hương 白雲鄉bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bạch vân thạch 白雲石bạch vân thi 白雲詩bạch vân thương cẩu 白雲蒼狗bạch viên 白猿bạch vọng 白望bạch xỉ thanh mi 白齒青眉bạch y 白衣bạch y khanh tướng 白衣卿相bạch yến 白燕ban bạch 斑白ban bạch 頒白bẩm bạch 稟白bần bạch 貧白biện bạch 辨白biệt bạch 別白biểu bạch 表白bình bạch 平白bộc bạch 暴白cáo bạch 告白duệ bạch 曳白đái bạch 戴白đản bạch 蛋白hắc bạch 黑白huyết bạch 血白khải bạch 啟白khiết bạch 潔白minh bạch 明白nguyệt bạch 月白niếu bạch 尿白noãn bạch 卵白tang bạch bì 桑白皮tạo bạch 皁白thái bạch 太白thản bạch 坦白thanh bạch 清白thương bạch 搶白trinh bạch 貞白tuyết bạch 雪白xích khẩu bạch thiệt 赤口白舌y lệ toa bạch nhị thế 伊麗莎白二世

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.