nhiên, niên, niết, niển, niễn, niệm, niệp
niǎn ㄋㄧㄢˇ, niè ㄋㄧㄝˋ

nhiên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, xoe, gảy, xéo, dẫm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kẹp, cặp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu nữ lang huề tì, niên mai hoa nhất chi, dong hoa tuyệt đại, tiếu dong khả cúc" , , , (Anh Ninh ) Có một cô gái dắt con hầu, tay kẹp cành hoa mai, mặt mày tuyệt đẹp, cười tươi như hoa nở.
2. (Động) Cầm, nắm. ◇ Thủy hử truyện : "Na hán niên trước phác đao lai đấu hòa thượng" (Đệ lục hồi) Người đó cầm phác đao lại đấu với hòa thượng.
3. (Động) Vuốt, xoa nhẹ bằng ngón tay.
4. (Động) Giẫm, đạp, xéo. ◇ Hoài Nam Tử : "Tiền hậu bất tương niên, tả hữu bất tương can" , (Binh lược ) Tiền quân và hậu quân không giẫm đạp lên nhau, tả quân và hữu quân không phạm vào nhau.
5. (Động) Xua, đuổi. ◎ Như: "niên tha xuất môn" đuổi nó ra cửa.
6. (Động) Nắn đàn (một thủ pháp gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
7. § Ghi chú: Cũng đọc là "niễn". Ta quen đọc là "nhiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, xoe, gảy, xéo, dẫm, cũng đọc là chữ niễn, ta quen đọc chữ nhiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xoắn, vặn, xe, xoe, chơi nghịch (vật gì).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Nhiên — Cũng đọc Niển.

niên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, xoe, gảy, xéo, dẫm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kẹp, cặp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu nữ lang huề tì, niên mai hoa nhất chi, dong hoa tuyệt đại, tiếu dong khả cúc" , , , (Anh Ninh ) Có một cô gái dắt con hầu, tay kẹp cành hoa mai, mặt mày tuyệt đẹp, cười tươi như hoa nở.
2. (Động) Cầm, nắm. ◇ Thủy hử truyện : "Na hán niên trước phác đao lai đấu hòa thượng" (Đệ lục hồi) Người đó cầm phác đao lại đấu với hòa thượng.
3. (Động) Vuốt, xoa nhẹ bằng ngón tay.
4. (Động) Giẫm, đạp, xéo. ◇ Hoài Nam Tử : "Tiền hậu bất tương niên, tả hữu bất tương can" , (Binh lược ) Tiền quân và hậu quân không giẫm đạp lên nhau, tả quân và hữu quân không phạm vào nhau.
5. (Động) Xua, đuổi. ◎ Như: "niên tha xuất môn" đuổi nó ra cửa.
6. (Động) Nắn đàn (một thủ pháp gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
7. § Ghi chú: Cũng đọc là "niễn". Ta quen đọc là "nhiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, xoe, gảy, xéo, dẫm, cũng đọc là chữ niễn, ta quen đọc chữ nhiên.

niết

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như ;
② Bế tắc.

niển

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lấy tay mà vuốt nhẹ. Td: Niển tu ( vuốt râu ). Cũng đọc Nhiên, Nhiến hoặc Niến.

niễn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cầm, xoe, gảy, xéo, dẫm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Kẹp, cặp. ◇ Liêu trai chí dị : "Hữu nữ lang huề tì, niên mai hoa nhất chi, dong hoa tuyệt đại, tiếu dong khả cúc" , , , (Anh Ninh ) Có một cô gái dắt con hầu, tay kẹp cành hoa mai, mặt mày tuyệt đẹp, cười tươi như hoa nở.
2. (Động) Cầm, nắm. ◇ Thủy hử truyện : "Na hán niên trước phác đao lai đấu hòa thượng" (Đệ lục hồi) Người đó cầm phác đao lại đấu với hòa thượng.
3. (Động) Vuốt, xoa nhẹ bằng ngón tay.
4. (Động) Giẫm, đạp, xéo. ◇ Hoài Nam Tử : "Tiền hậu bất tương niên, tả hữu bất tương can" , (Binh lược ) Tiền quân và hậu quân không giẫm đạp lên nhau, tả quân và hữu quân không phạm vào nhau.
5. (Động) Xua, đuổi. ◎ Như: "niên tha xuất môn" đuổi nó ra cửa.
6. (Động) Nắn đàn (một thủ pháp gảy đàn). ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
7. § Ghi chú: Cũng đọc là "niễn". Ta quen đọc là "nhiên".

Từ điển Thiều Chửu

① Cầm, xoe, gảy, xéo, dẫm, cũng đọc là chữ niễn, ta quen đọc chữ nhiên.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xoắn, vặn, xe, xoe, chơi nghịch (vật gì).

niệm

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xe, bện, đánh, nắn, vê: Xe chỉ; Bện thừng, đánh thừng;
② Ngắt lấy (bằng ngón tay): Người làm vườn dùng ngón tay ngắt những chiếc lá của khóm cây;
③ Theo miết, bám sát;
④ Cuộn: Cuộn giấy;
⑤ Giặc Niệm (trong niên hiệu Hàm Phong, đời Thanh);
⑥ (văn) Đẹp: Quần áo rất đẹp (Tây sương kí).

niệp

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xe, bện, đánh, nắn, vê: Xe chỉ; Bện thừng, đánh thừng;
② Ngắt lấy (bằng ngón tay): Người làm vườn dùng ngón tay ngắt những chiếc lá của khóm cây;
③ Theo miết, bám sát;
④ Cuộn: Cuộn giấy;
⑤ Giặc Niệm (trong niên hiệu Hàm Phong, đời Thanh);
⑥ (văn) Đẹp: Quần áo rất đẹp (Tây sương kí).
đồ
tú ㄊㄨˊ

đồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đi bộ
2. không, trống
3. đồ đệ, học trò

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đi bộ. ◇ Dịch Kinh : "Xả xa nhi đồ" (Bí quái , Sơ cửu ) Bỏ xe mà đi bộ. ◇ Phạm Thành Đại : "Chí thử tức xả chu nhi đồ, Bất lưỡng tuần khả chí Thành Đô" , (Ngô thuyền lục , Quyển hạ).
2. (Danh) Lính bộ, bộ binh. ◇ Thi Kinh : "Công đồ tam vạn" (Lỗ tụng , Bí cung ) Bộ binh của vua có ba vạn người.
3. (Danh) Người để sai sử trong phủ quan, cung vua. ◇ Tuân Tử : "Sử y phục hữu chế, cung thất hữu độ, nhân đồ hữu số, tang tế giới dụng giai hữu đẳng nghi" 使, , , (Vương bá ).
4. (Danh) Xe của vua đi. ◎ Như: "đồ ngự bất kinh" xe vua chẳng sợ.
5. (Danh) Lũ, bọn, nhóm, bè đảng (thường có nghĩa xấu). ◎ Như: "bạo đồ" bọn người hung bạo, "phỉ đồ" bọn giặc cướp, "thực phồn hữu đồ" thực có lũ đông, "tư đồ" quan đời xưa, chủ về việc coi các dân chúng.
6. (Danh) Người đồng loại. ◇ Hán Thư : "Kim thế chi xử sĩ, khôi nhiên vô đồ, khuếch nhiên độc cư" , , (Đông Phương Sóc truyện ).
7. (Danh) Người tin theo một tông giáo hoặc học thuyết. ◎ Như: "tín đồ" , "cơ đốc đồ" .
8. (Danh) Học trò, môn đệ. ◎ Như: "đồ đệ" môn đệ, "môn đồ" học trò. ◇ Luận Ngữ : "Phi ngô đồ dã" (Tiên tiến ) Không phải là học trò của ta vậy.
9. (Danh) Một thứ hình phạt thời xưa (giam cầm và bắt làm việc nặng nhọc).
10. (Danh) Khổ nạn, tội tình. ◇ Vương Thị : "Chẩm bất giao ngã tâm trung nộ. Nhĩ tại tiền đôi thụ dụng, phiết ngã tại thủy diện tao đồ" . , (Phấn điệp nhi , Kí tình nhân , Sáo khúc ).
11. (Danh) Người tội phạm phải đi làm lao dịch. ◇ Sử Kí : "Cao Tổ dĩ đình trưởng vi huyện tống đồ Li San, đồ đa đạo vong" , (Cao Tổ bản kỉ ).
12. (Danh) Đường, lối. § Thông . ◇ Đạo Đức Kinh : "Sanh chi đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam" , ; , (Chương 65).
13. (Tính) Không, trống. ◎ Như: "đồ thủ bác hổ" bắt cọp tay không.
14. (Phó) Uổng công, vô ích. ◎ Như: "đồ lao vãng phản" uổng công đi lại. ◇ Nguyễn Trãi : "Chang mộc trùng trùng hải lãng tiền, Trầm giang thiết tỏa diệc đồ nhiên" , (Quan hải ) Cọc cắm lớp này đến lớp khác trước sóng bể, Giăng dây sắt ngầm khóa sông lại cũng luống công thôi.
15. (Phó) Chỉ có, chỉ vì. ◇ Mạnh Tử : "Đồ thiện bất túc dĩ vi chính" (Li Lâu thượng ) Chỉ có thiện thôi không đủ làm chính trị.
16. (Phó) Lại (biểu thị sự trái nghịch). ◇ Trang Tử : "Ngô văn chi phu tử, sự cầu khả, công cầu thành, dụng lực thiểu, kiến công đa giả, thánh nhân chi đạo. Kim đồ bất nhiên" , , , , , . (Thiên địa ) Ta nghe thầy dạy, việc cầu cho được, công cầu cho nên, dùng sức ít mà thấy công nhiều, đó là đạo của thánh nhân. Nay lại không phải vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ði bộ. Lính bộ binh cũng gọi là đồ. Như công đồ tam vạn bộ binh nhà vua tam vạn. Xe của vua đi cũng gọi là đồ. như đồ ngự bất kinh Xe vua chẳng sợ.
② Lũ. Như thực phồn hữu đồ thực có lũ đông. Ðời xưa có quan tư đồ chủ về việc coi các dân chúng.
③ Học trò. Như phi ngô đồ dã không phải là học trò của ta vậy. Tục gọi học trò là đồ đệ , đồng đảng là đồ đảng đều do nghĩa ấy.
④ Không, đồ thủ tay không.
⑤ Những. Như đồ thiện bất túc dĩ vi chính những thiện không đủ làm chính trị. Lại là tiếng trợ ngữ. Như đồ tự khổ nhĩ những chỉ tự làm khổ thôi vậy.
⑥ Tội đồ. Ngày xưa hễ kẻ nào có tội bắt làm tôi tớ hầu các nha ở ngay tỉnh kẻ ấy gọi là tội đồ. Bây giờ định ra tội đồ có kí và tội đồ không có kí, đều là tội phạt giam và bắt làm khổ vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi bộ;
② Không, không có gì: Tay không; Ngồi không. (Ngr) Vô ích: Mất công đi lại; Nay giữ không ngôi thành trơ trọi, chỉ phí tiền của và công sức vô ích (Tư trị thông giám);
③ Chỉ có: Chỉ nói suông thôi; Chỉ có thiện thôi thì không đủ để làm việc chính trị (Luận ngữ);
④ (văn) Lại (biểu thị sự trái nghịch): Tôi cho rằng phu tử việc gì cũng biết, nhưng phu tử lại có cái không biết (Tuân tử); Nay lại không phải thế (Trang tử);
⑤ Học trò, người học việc: Trọng thầy mến trò; Thợ học nghề;
⑥ Tín đồ: Tín đồ;
⑦ Bọn, lũ, những kẻ (chỉ người xấu): Lũ giặc; Kẻ phạm pháp; Bọn tù, tù phạm;
⑧ Tội đồ (tội bị đưa đi đày);
⑨ (văn) Lính bộ binh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi bộ. Đi chân — Lính đánh giặc đi chân, tức Bộ binh — Đông đảo — Bọn. Nhóm người — Học trò — Không. Không có gì kèm vào — Một loại hình phạt giành cho phạm nhân. Xem Đồ hình .

Từ ghép 40

đồng
tóng ㄊㄨㄥˊ, tòng ㄊㄨㄥˋ

đồng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cùng nhau

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hội họp, tụ tập. ◎ Như: "hội đồng" hội họp. ◇ Tiền Khởi : "Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng" , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.
2. (Động) Thống nhất, làm như nhau. ◇ Thư Kinh : "Đồng luật độ lượng hành" (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng. ◇ Lục Du : "Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng" , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.
3. (Động) Cùng chung làm. ◎ Như: "đồng cam khổ, cộng hoạn nạn" , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.
4. (Động) Tán thành. ◎ Như: "tán đồng" chấp nhận, "đồng ý" có cùng ý kiến.
5. (Tính) Cùng một loại, giống nhau. ◎ Như: "đồng loại" cùng loài, "tương đồng" giống nhau.
6. (Phó) Cùng lúc, cùng với nhau. ◎ Như: "hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương" , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.
7. (Liên) Và, với. ◎ Như: "hữu sự đồng nhĩ thương lượng" có việc cùng với anh thương lượng, "ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh" tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.
8. (Danh) Hòa bình, hài hòa. ◎ Như: "xúc tiến thế giới đại đồng" tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.
9. (Danh) Khế ước, giao kèo. ◎ Như: "hợp đồng" giao kèo.
10. (Danh) Họ "Đồng".
11. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Cùng như một. Như tư vu sự phụ dĩ mẫu như ái đồng nương đạo thờ cha để thờ mẹ mà lòng yêu cùng như một.
② Cùng nhau, như đồng học cùng học, đồng sự cùng làm việc, v.v.
③ Hợp lại, như phúc lộc lai đồng 祿 phúc lộc cùng hợp cả tới.
④ Hòa, như đại đồng chi thế cõi đời cùng vui hòa như nhau, nhân dân cùng lòng với nhau không tranh cạnh gì.
⑤ Lôi đồng nói đuôi, ăn cắp văn tự của người tự xưng là của mình cũng gọi là lôi đồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giống nhau, như nhau: Tình hình khác nhau; Giống nhau về căn bản; Cùng một lứa bên trời lận đận, gặp gỡ nhau lọ phải quen nhau? (Bạch Cư Dị: Tì bà hành);
② Cùng: Bạn học; Cùng đi thăm; Nay nhà vua cùng vui với trăm họ, thì có thể làm nên nghiệp vương rồi (Mạnh tử).【】 đồng thời [tóngshí] a. Đồng thời, hơn nữa; b. Song song, đi đôi, cùng lúc đó, cùng một lúc;【】đồng dạng [tóngyàng] Giống nhau, như nhau: Dùng phương pháp giống nhau;
③ Và, với: Tôi với anh ấy là bạn cũ;
④ Cùng một: Cùng một thuyền qua sông (Tam quốc chí). Xem [tòng] (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng nhau — Chung nhau — Họp lại. Chẳng hạn Hội đồng — Hòa hợp yên ổn. Chẳng hạn Hòa đồng — Như nhau. Giống nhau. Chẳng hạn Tương đồng.

Từ ghép 97

ám đồng 暗同bất đồng 不同biểu đồng tình 表同情công đồng 公同cộng đồng 共同cộng đồng áp đạo giới diện 共同閘道介面cộng đồng áp đạo giới diện 共同闸道介靣dị đồng 異同đại đồng 大同đại đồng phong cảnh phú 大同風景賦đại đồng tiểu dị 大同小異đảng đồng công dị 黨同攻異đồng ác 同惡đồng ác tương tế 同惡相濟đồng ác tương trợ 同惡相助đồng âm 同音đồng bạn 同伴đồng bào 同胞đồng bệnh 同病đồng bệnh tương liên 同病相憐đồng bộ 同步đồng bối 同輩đồng bối 同辈đồng canh 同庚đồng chất 同質đồng chất 同质đồng chí 同志đồng cư 同居đồng dạng 同樣đồng đảng 同黨đồng đạo 同道đồng đẳng 同等đồng điệu 同調đồng hàng 同行đồng hành 同行đồng hóa 同化đồng học 同学đồng học 同學đồng huyệt 同穴đồng hương 同鄉đồng khánh 同慶đồng khánh dư địa chí lược 同慶輿地志略đồng khí 同氣đồng kỳ 同期đồng liêu 同僚đồng linh 同齡đồng linh 同龄đồng loại 同類đồng mẫu 同母đồng mệnh 同命đồng minh 同盟đồng môn 同門đồng mưu 同謀đồng mưu 同谋đồng nai 同狔đồng nghĩa 同義đồng nghiệp 同業đồng nhất 同一đồng niên 同年đồng quận 同郡đồng sàng 同牀đồng sàng các mộng 同床各夢đồng sàng dị mộng 同床異夢đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đồng song 同窗đồng song 同窻đồng sự 同事đồng tâm 同心đồng tâm hiệp lực 同心協力đồng thanh 同聲đồng thân 同親đồng thất 同室đồng thì 同時đồng thời 同時đồng tịch 同席đồng tính 同性đồng tình 同情đồng tộc 同族đồng tông 同宗đồng tuế 同歲đồng vị 同位đồng ý 同意hiệp đồng 協同hồ đồng 胡同hội đồng 會同hợp đồng 合同lôi đồng 雷同ngô việt đồng chu 吳越同舟nhất đồng 一同như đồng 如同tán đồng 讚同tán đồng 贊同thông đồng 通同toàn đồng 全同tử hồ đồng 死胡同tương đồng 相同
tích
bì ㄅㄧˋ

tích

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

khoèo cả hai chân

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngã, té. ◇ Thích Pháp Hiển : "Vương lai kiến chi, mê muộn tích địa, chư thần dĩ thủy sái diện, lương cửu nãi tô" , , , (Phật quốc kí ) Vua lại coi, mê man ngã xuống đất, các quan lấy nước tưới vô mặt, hồi lâu mới tỉnh.
2. (Tính) Què chân, khoèo (chân tàn phế, không đi được). ◇ Sử Kí : "Dân gia hữu tích giả, bàn tán hành cấp" , (Bình Nguyên Quân truyện ) Nhà dân có người què khập khiểng ra múc nước.
3. § Còn đọc là "bí".

Từ điển Thiều Chửu

① Khoèo cả hai chân gọi là tích , khoèo một chân gọi là bả (có chỗ đọc là bí).

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Què (khoèo) cả hai chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tích .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mừng việc vui mừng — Pháp danh của một vị tăng văn học đời Lí, họ Nguyễn, không rõ tục danh, người làng Cổ Giao huyện Long Biên tỉnh Hà Đông - Bắc phần, tu tại chùa Từ Liêm huyện Vĩnh Khang tỉnh Nam Định, sinh 1067, mất 1142. Tác phẩm chữ Hán để lại có Ngộ Đạo Thi Tập.

Từ điển trích dẫn

1. Chế độ trị lí căn cứ trên pháp luật. ◇ Hoài Nam Tử : "Tri pháp trị sở do sanh, tắc ứng thì nhi biến; bất tri pháp trị chi nguyên, tuy tuần cổ chung loạn" , ; , (Phiếm luận ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa trên luật lệ mà làm việc nước, đem lại sự yên ổn chung.
bật, phất, phật
bì ㄅㄧˋ, fú ㄈㄨˊ

bật

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phẩy quét, phủi. ◎ Như: "phất trần" quét bụi.
2. (Động) Phẩy nhẹ qua, phớt qua. ◎ Như: "xuân phong phất hạm" gió xuân phẩy qua chấn song.
3. (Động) Làm nghịch lại, làm trái. ◎ Như: "bất nhẫn phất kì ý" không nỡ làm phật lòng.
4. (Động) Đánh.
5. (Động) Giũ. ◎ Như: "phất y" giũ áo. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung bôn nhập na tửu điếm lí lai, yết khai lô liêm, phất thân nhập khứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung bước nhanh đến quán rượu, vén mở bức mành làm bằng sậy, giũ mình đi vào.
6. (Danh) Dụng cụ để phẩy bụi hoặc xua ruồi muỗi. ◎ Như: "phất tử" cái phất trần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thủ chấp bạch phất, thị lập tả hữu" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Tay cầm phất trần trắng đứng hầu hai bên.
7. Một âm là "bật". Cùng nghĩa với chữ "bật" .
8. Lại một âm là "phật". (Tính) Ngang trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Phẩy quét, như phất trần quét bụi.
② Phẩy qua, như xuân phong phất hạm gió xuân phẩy qua chấn song.
③ Nghịch lại, làm trái.
④ Phất tử cái phất trần.
⑤ Ðánh.
⑥ Rũ, như phất y rũ áo.
⑦ Một âm là bật. Cùng nghĩa với chữ bật .
Lại một âm là phật. Ngang trái.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Như (bộ ).

phất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phất, phẩy quét

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phẩy quét, phủi. ◎ Như: "phất trần" quét bụi.
2. (Động) Phẩy nhẹ qua, phớt qua. ◎ Như: "xuân phong phất hạm" gió xuân phẩy qua chấn song.
3. (Động) Làm nghịch lại, làm trái. ◎ Như: "bất nhẫn phất kì ý" không nỡ làm phật lòng.
4. (Động) Đánh.
5. (Động) Giũ. ◎ Như: "phất y" giũ áo. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung bôn nhập na tửu điếm lí lai, yết khai lô liêm, phất thân nhập khứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung bước nhanh đến quán rượu, vén mở bức mành làm bằng sậy, giũ mình đi vào.
6. (Danh) Dụng cụ để phẩy bụi hoặc xua ruồi muỗi. ◎ Như: "phất tử" cái phất trần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thủ chấp bạch phất, thị lập tả hữu" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Tay cầm phất trần trắng đứng hầu hai bên.
7. Một âm là "bật". Cùng nghĩa với chữ "bật" .
8. Lại một âm là "phật". (Tính) Ngang trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Phẩy quét, như phất trần quét bụi.
② Phẩy qua, như xuân phong phất hạm gió xuân phẩy qua chấn song.
③ Nghịch lại, làm trái.
④ Phất tử cái phất trần.
⑤ Ðánh.
⑥ Rũ, như phất y rũ áo.
⑦ Một âm là bật. Cùng nghĩa với chữ bật .
Lại một âm là phật. Ngang trái.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phẩy, quét;
② Lướt nhẹ qua, phe phẩy: Gió xuân phe phẩy vào mặt;
③ Rũ, phất: Rũ (phất) tay áo;
④ Trái ý, phật lòng: Không nỡ làm phật lòng;
⑤ (văn) Xua đuổi, đuổi đi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rung động qua lại — Phủi. Quét — Các âm khác là Bật, Phật. Xem các âm này.

Từ ghép 7

phật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ngang trái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Phẩy quét, phủi. ◎ Như: "phất trần" quét bụi.
2. (Động) Phẩy nhẹ qua, phớt qua. ◎ Như: "xuân phong phất hạm" gió xuân phẩy qua chấn song.
3. (Động) Làm nghịch lại, làm trái. ◎ Như: "bất nhẫn phất kì ý" không nỡ làm phật lòng.
4. (Động) Đánh.
5. (Động) Giũ. ◎ Như: "phất y" giũ áo. ◇ Thủy hử truyện : "Lâm Xung bôn nhập na tửu điếm lí lai, yết khai lô liêm, phất thân nhập khứ" , , (Đệ thập nhất hồi) Lâm Xung bước nhanh đến quán rượu, vén mở bức mành làm bằng sậy, giũ mình đi vào.
6. (Danh) Dụng cụ để phẩy bụi hoặc xua ruồi muỗi. ◎ Như: "phất tử" cái phất trần. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Thủ chấp bạch phất, thị lập tả hữu" , (Tín giải phẩm đệ tứ ) Tay cầm phất trần trắng đứng hầu hai bên.
7. Một âm là "bật". Cùng nghĩa với chữ "bật" .
8. Lại một âm là "phật". (Tính) Ngang trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Phẩy quét, như phất trần quét bụi.
② Phẩy qua, như xuân phong phất hạm gió xuân phẩy qua chấn song.
③ Nghịch lại, làm trái.
④ Phất tử cái phất trần.
⑤ Ðánh.
⑥ Rũ, như phất y rũ áo.
⑦ Một âm là bật. Cùng nghĩa với chữ bật .
Lại một âm là phật. Ngang trái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái ngược. Như chữ Phật — Các âm khác là Bật, Phất. Xem các âm này.
bật, bột, phất, phật
fó ㄈㄛˊ, fú ㄈㄨˊ

bật

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch âm tiếng Phạn "buddha", nói đủ là "Phật đà" , bậc tu đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ. Tín đồ tôn xưng người sáng lập Phật giáo "Thích Ca Mâu Ni" là "Phật" .
2. (Danh) Theo Phật giáo, chỉ người tu hành viên mãn. ◇ Lâu Thược : "Nhữ kí tố liễu tri huyện, cánh vọng tố Phật da?" , (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Ông đã làm tri huyện rồi, còn mong tu làm Phật nữa à?
3. (Danh) Tỉ dụ người từ bi.
4. (Danh) Phật học, Phật giáo.
5. (Danh) Tượng Phật.
6. (Danh) Kinh Phật. ◇ Lâu Thược : "Thối dĩ quán châu tụng Phật" 退 (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Lui về lần hạt chuỗi tụng (kinh) Phật.
7. (Danh) "Phật lang" dịch âm chữ "franc", quan tiền Pháp.
8. Một âm là "phất". § Thông "phất" .
9. Một âm là "bột". § Thông "bột" .
10. Một âm là "bật". § Thông "bật" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ. Như chữ Bật — Các âm khác là Bột, Phật. Xem các âm này.

bột

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch âm tiếng Phạn "buddha", nói đủ là "Phật đà" , bậc tu đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ. Tín đồ tôn xưng người sáng lập Phật giáo "Thích Ca Mâu Ni" là "Phật" .
2. (Danh) Theo Phật giáo, chỉ người tu hành viên mãn. ◇ Lâu Thược : "Nhữ kí tố liễu tri huyện, cánh vọng tố Phật da?" , (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Ông đã làm tri huyện rồi, còn mong tu làm Phật nữa à?
3. (Danh) Tỉ dụ người từ bi.
4. (Danh) Phật học, Phật giáo.
5. (Danh) Tượng Phật.
6. (Danh) Kinh Phật. ◇ Lâu Thược : "Thối dĩ quán châu tụng Phật" 退 (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Lui về lần hạt chuỗi tụng (kinh) Phật.
7. (Danh) "Phật lang" dịch âm chữ "franc", quan tiền Pháp.
8. Một âm là "phất". § Thông "phất" .
9. Một âm là "bột". § Thông "bột" .
10. Một âm là "bật". § Thông "bật" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bột nhiên. Vẻ hứng khởi — Các âm khác là Bật, Phật.

phất

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch âm tiếng Phạn "buddha", nói đủ là "Phật đà" , bậc tu đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ. Tín đồ tôn xưng người sáng lập Phật giáo "Thích Ca Mâu Ni" là "Phật" .
2. (Danh) Theo Phật giáo, chỉ người tu hành viên mãn. ◇ Lâu Thược : "Nhữ kí tố liễu tri huyện, cánh vọng tố Phật da?" , (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Ông đã làm tri huyện rồi, còn mong tu làm Phật nữa à?
3. (Danh) Tỉ dụ người từ bi.
4. (Danh) Phật học, Phật giáo.
5. (Danh) Tượng Phật.
6. (Danh) Kinh Phật. ◇ Lâu Thược : "Thối dĩ quán châu tụng Phật" 退 (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Lui về lần hạt chuỗi tụng (kinh) Phật.
7. (Danh) "Phật lang" dịch âm chữ "franc", quan tiền Pháp.
8. Một âm là "phất". § Thông "phất" .
9. Một âm là "bột". § Thông "bột" .
10. Một âm là "bật". § Thông "bật" .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem 仿 [făngfú]. Xem [fó].

Từ ghép 1

phật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đức Phật
2. đạo Phật, Phật giáo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dịch âm tiếng Phạn "buddha", nói đủ là "Phật đà" , bậc tu đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ. Tín đồ tôn xưng người sáng lập Phật giáo "Thích Ca Mâu Ni" là "Phật" .
2. (Danh) Theo Phật giáo, chỉ người tu hành viên mãn. ◇ Lâu Thược : "Nhữ kí tố liễu tri huyện, cánh vọng tố Phật da?" , (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Ông đã làm tri huyện rồi, còn mong tu làm Phật nữa à?
3. (Danh) Tỉ dụ người từ bi.
4. (Danh) Phật học, Phật giáo.
5. (Danh) Tượng Phật.
6. (Danh) Kinh Phật. ◇ Lâu Thược : "Thối dĩ quán châu tụng Phật" 退 (Khương tử khiêm dĩ thí ấp chung li thỉnh ích ) Lui về lần hạt chuỗi tụng (kinh) Phật.
7. (Danh) "Phật lang" dịch âm chữ "franc", quan tiền Pháp.
8. Một âm là "phất". § Thông "phất" .
9. Một âm là "bột". § Thông "bột" .
10. Một âm là "bật". § Thông "bật" .

Từ điển Thiều Chửu

① Dịch âm tiếng Phạm, nói đủ phải nói là Phật đà , bậc tu đã tới cõi giác ngộ hoàn toàn, lại giáo hóa cho người được hoàn toàn giác ngộ. Như đức Thích ca bỏ hết công danh phú quý, lìa cả gia đình, tu hành khắc khổ, phát minh ra hết chỗ mê lầm của chúng sinh, để tế độ cho chúng sinh, thế là Phật. Vì thế nên những phương pháp ngài nói ra gọi là Phật pháp , giáo lí của ngài gọi là Phật giáo, người tin theo giáo lí của ngài gọi là tín đồ Phật giáo, v.v.
② Phật lăng dịch âm chữ franc, quan tiền Pháp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phật: Nhà Phật; Phật giáo và Đạo giáo;
② Tượng Phật: Tượng Phật bằng đồng. Xem [fú].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phiên âm tiếng Phạn, nói tắt của Phật-đà, ông tổ, tức Thích-ca Mâu-ni, ta cũng gọi là đức Phật. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Khi ca khi tửu khi cắc khi tùng. Không phật, không tiên, không vướng tục « — Tôn giáo do Thích-ca Mâu-ni sáng lập ra, tức đạo Phật — Tiếng chỉ chung những người tu hành đắc đạo — Các âm khác là Bột, Bật. Xem các âm này — Ngoài ra còn mượn dùng như chữ Phất 彿, trong từ ngữ Phảng phất. Xem vần Phảng.

Từ ghép 46

khế, kệ
jì ㄐㄧˋ, jié ㄐㄧㄝˊ, qì ㄑㄧˋ

khế

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng. Thôi — Nghỉ ngơi — Một âm khác là Kệ.

kệ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

lời kệ (các bài thơ của Phật)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lời kệ, các bài thơ của Phật . ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa, nhi thuyết kệ ngôn" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Khi đó, đức Thế Tôn muốn giảng rõ lại nghĩa này mà nói kệ rằng.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời kệ, các bài thơ của Phật gọi là kệ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dũng mãnh;
② Chạy nhanh;
③ (tôn) Bài kệ (bài thơ tóm tắt ý chính của một thiên trong kinh Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mạnh khoẻ — Mau lẹ. Nhanh — Rồi một ngư diễn kệ sớm trưa ( Sãi Vãi ) — Bài văn tán tụng hoặc giải thích thêm về một đoạn kinh Phật ( nói tắt của Kệ-đà, phiên âm tiếng Phạn ) — Một âm là Khế.
thư, trở, tư, tự
jiān ㄐㄧㄢ, jū ㄐㄩ, jǔ ㄐㄩˇ, jù ㄐㄩˋ, zǔ ㄗㄨˇ

thư

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sông Thư
2. cản trở
3. buồn chán

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ẩm thấp, ẩm ướt. ◎ Như: "tự như" sình lầy, thấp trũng.
2. Một âm là "trở". (Động) Ngăn cản, dứt, ngừng lại. ◎ Như: "loạn thứ thuyên trở" loạn mau chóng ngừng lại. ◇ Kỉ Quân : "Kiến bội lí loạn luân nhi bất tự" (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Thấy điều trái lẽ, nghịch loạn luân thường mà không ngăn cản.
3. (Động) Bại hoại, tan nát. ◎ Như: "anh hoa tiêu trở" anh hoa tản mát.
4. (Động) Dọa nạt, đe dọa.
5. (Tính) Chán nản, ủ ê, tiêu trầm. ◎ Như: "khí trở" chán nản. ◇ Kê Khang : "Thần nhục chí trở" (U phẫn ) Tinh thần yếu kém ý chí mòn mỏi.
6. Lại một âm là "thư". (Danh) Sông "Thư".
7. (Danh) Họ "Thư".

Từ điển Thiều Chửu

① Tự như đất lầy, đất trũng.
② Một âm là trở. Ngăn cản.
③ Bại hoại, tan nát. Như anh hoa tiêu trở anh hoa tản mát.
Lại một âm là thư. Sông Thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sông Thư (ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc);
② Họ Thư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Thư thủy, hoặc Thư hà, thuộc tỉnh Sơn Đông.

trở

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ẩm thấp, ẩm ướt. ◎ Như: "tự như" sình lầy, thấp trũng.
2. Một âm là "trở". (Động) Ngăn cản, dứt, ngừng lại. ◎ Như: "loạn thứ thuyên trở" loạn mau chóng ngừng lại. ◇ Kỉ Quân : "Kiến bội lí loạn luân nhi bất tự" (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Thấy điều trái lẽ, nghịch loạn luân thường mà không ngăn cản.
3. (Động) Bại hoại, tan nát. ◎ Như: "anh hoa tiêu trở" anh hoa tản mát.
4. (Động) Dọa nạt, đe dọa.
5. (Tính) Chán nản, ủ ê, tiêu trầm. ◎ Như: "khí trở" chán nản. ◇ Kê Khang : "Thần nhục chí trở" (U phẫn ) Tinh thần yếu kém ý chí mòn mỏi.
6. Lại một âm là "thư". (Danh) Sông "Thư".
7. (Danh) Họ "Thư".

Từ điển Thiều Chửu

① Tự như đất lầy, đất trũng.
② Một âm là trở. Ngăn cản.
③ Bại hoại, tan nát. Như anh hoa tiêu trở anh hoa tản mát.
Lại một âm là thư. Sông Thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Cản trở;
② Chán: Buồn chán;
③ Bại hoại, tan nát: Anh hoa tan nát. Xem [jù].

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngừng lại — Hư hại — Các âm khác là Tự, Thư. Xem các âm này.

tự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

đất lầy trũng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Ẩm thấp, ẩm ướt. ◎ Như: "tự như" sình lầy, thấp trũng.
2. Một âm là "trở". (Động) Ngăn cản, dứt, ngừng lại. ◎ Như: "loạn thứ thuyên trở" loạn mau chóng ngừng lại. ◇ Kỉ Quân : "Kiến bội lí loạn luân nhi bất tự" (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Thấy điều trái lẽ, nghịch loạn luân thường mà không ngăn cản.
3. (Động) Bại hoại, tan nát. ◎ Như: "anh hoa tiêu trở" anh hoa tản mát.
4. (Động) Dọa nạt, đe dọa.
5. (Tính) Chán nản, ủ ê, tiêu trầm. ◎ Như: "khí trở" chán nản. ◇ Kê Khang : "Thần nhục chí trở" (U phẫn ) Tinh thần yếu kém ý chí mòn mỏi.
6. Lại một âm là "thư". (Danh) Sông "Thư".
7. (Danh) Họ "Thư".

Từ điển Thiều Chửu

① Tự như đất lầy, đất trũng.
② Một âm là trở. Ngăn cản.
③ Bại hoại, tan nát. Như anh hoa tiêu trở anh hoa tản mát.
Lại một âm là thư. Sông Thư.

Từ điển Trần Văn Chánh

Đất lầy trũng: Không rõ rừng núi hiểm trở và địa hình đất đầm lầy thì không thể hành quân được (Tôn tử binh pháp). 【】tự như [jùrù] Bùn lầy, đất lầy, đất trũng. Xem [jư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi thấp, có nước và cỏ mọc. Cũng gọi là Tự trạch — Các âm khác là Tư, Thư. Xem các âm này.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.