niết
niē ㄋㄧㄝ

niết

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cấu, véo
2. nắm chặt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nặn, nắn. ◎ Như: "niết giáo tử" nắn bánh bột (sủi cảo), "niết nê nhân nhi" nặn hình người đất.
2. (Động) Cấu, véo, nhón. ◎ Như: "niết tị tử" nhéo mũi.
3. (Động) Toát ra. ◎ Như: "niết nhất bả lãnh hãn" toát mồ hôi lạnh (vì sợ hãi).
4. (Động) Cầm, nắm. ◇ Trịnh Quang Tổ : "Yêm niết trụ giá ngọc bội, mạn mạn đích hành tương khứ" , (Trâu Mai Hương , Đệ nhất chiết) Ta cầm lấy cái vòng ngọc, thong thả đi ra.
5. (Động) Bịa đặt, co kéo phụ hội đặt điều, hư cấu. ◇ Liêu trai chí dị : "Khủng thị phi chi khẩu niết tạo hắc bạch" (Cát Cân ) Sợ miệng thị phi đặt điều đen trắng.
6. Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

① Nắm nặn, nắm đất gọi là niết.
② Cùng co kéo phụ hội với nhau cũng gọi là niết. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bóp, nắm;
② Nặn, đắp: Nặn hình người bằng đất;
③ Nặn, bịa đặt;
④ Co kéo phụ hội với nhau. Cv. .

Từ ghép 4

khiết, niết
niè ㄋㄧㄝˋ

khiết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả" , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm chi chiết tất hữu niết" (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "khiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cắn;
② Gặm, ăn mòn;
③ Khuyết, sứt.

niết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cắn đứt
2. ăn mòn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cắn. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Dĩ niết nhân, vô ngự chi giả" , (Bộ xà giả thuyết ) (Rắn này) cắn ai, thì vô phương cứu chữa.
2. (Động) Gặm, ăn mòn. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tễ niết tử thi, cốt nhục lang tạ" , (Thí dụ phẩm đệ tam ) Nhấm gặm xác chết, xương thịt bừa bãi.
3. (Danh) Chỗ khuyết, vết sứt. ◇ Hoài Nam Tử : "Kiếm chi chiết tất hữu niết" (Nguyên đạo Nhân gian huấn) Kiếm gãy tất có chỗ khuyết.
4. § Ghi chú: Ta quen đọc là "khiết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cắn, lấy răng cắn đứt gọi là niết.
② Khuyết, sứt.
③ Ăn mòn. Ta quen đọc là chữ khiết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cắn. Dùng răng mà cắn — Thiếu đi. Sứt đi.

Từ ghép 1

niết, nát
niè ㄋㄧㄝˋ

niết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhuộm đen

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhuộm thâm. ◇ Sử Kí : "Bất viết kiên hồ, ma nhi bất lấn, bất viết bạch hồ, niết nhi bất truy" , , , (Khổng Tử thế gia ) Nói chi cứng chắc, mà mài không mòn, nói chi trắng tinh, mà nhuộm không đen.
2. (Danh) "Niết-bàn" dịch âm tiếng Phạn "nirvāṇa": người tu đã chứng đạo, khi bỏ xác phàm vào nơi không sinh không diệt, sạch hết mọi đường phiền não, cũng gọi là "viên tịch" .

Từ điển Thiều Chửu

① Nhuộm thắm.
Niết bàn dịch âm tiếng Phạm là Nirvana: người tu đã chứng đạo, khi bỏ xác phàm vào nơi không sinh không diệt sạch hết mọi đường phiền não, cũng gọi là viên tịch.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhuộm đen;
②【niết bàn [nièpán] (tôn) Nát bàn, niết bàn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhuộm đen. Nhuộm màu đậm — Lấy đi. Bế tắc — Cũng viết . Cũng đọc Nát. Xem Nát bàn. vần Nát.

Từ ghép 1

nát

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhuộm đen;
②【niết bàn [nièpán] (tôn) Nát bàn, niết bàn.
nghiệt, niết
niè ㄋㄧㄝˋ

nghiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái ngưỡng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đích bắn, bia. ◇ Trương Hành : "Đào hồ cức thỉ, sở phát vô nghiệt" , (Đông Kinh phú ) Cung bằng gỗ đào tên bằng cành gai, bắn không có đích.
2. (Danh) Cây tiêu ngày xưa dùng đo bóng mặt trời để tính thời gian. ◎ Như: "khuê nghiệt" .
3. (Danh) Tiêu chuẩn, mục tiêu. ◇ Chương Bỉnh Lân : "Chiêu tuyên Đại Thừa, dĩ thống nhất Phật giáo quốc dân vi nghiệt" , (Tống Ấn Độ Bát La Hãn Bảo thập nhị quân tự ) Hoành dương Đại Thừa, lấy sự thống nhất Phật giáo cho dân trong nước làm mục tiêu.
4. (Danh) Phép tắc, hình luật. ◇ Thượng Thư : "Ngoại sự, nhữ trần thì nghiệt" , (Khang cáo ) Việc ngoài (đối với chư hầu), ngươi cứ theo phép tắc hiện hành.
5. (Danh) Cùng tận, cực hạn, chung cực. ◇ Vương Xán : "Kì thâm bất trắc, kì quảng vô nghiệt" , (Du hải phú ) Chiều sâu của nó không lường, bề rộng của nó không cùng tận.
6. (Danh) Cọc gỗ bên cạnh thuyền để đặt mái chèo. ◇ Thẩm Quát : "Như nhân diêu lỗ, nghiệt vi chi ngại cố dã" , (Mộng khê bút đàm ) Như người quẫy mái chèo, cái giá mái chèo là nguyên nhân làm trở ngại vậy.
7. § Ta quen đọc là "niết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ngưỡng cửa.
② Phép. Như khuê nghiệt cái đồ lường bóng mặt trời để biết cao thấp. Vì thế nên khuôn phép để noi mà làm việc gọi là khuê nghiệt. Về bên tòa án gọi là nghiệt ti cũng là noi nghĩa ấy cả. Ta quen đọc là chữ niết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngưỡng cửa;
② Bia (bắn súng);
② Tiêu chuẩn, chuẩn, mẫu, khuôn phép.

niết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

cái ngưỡng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đích bắn, bia. ◇ Trương Hành : "Đào hồ cức thỉ, sở phát vô nghiệt" , (Đông Kinh phú ) Cung bằng gỗ đào tên bằng cành gai, bắn không có đích.
2. (Danh) Cây tiêu ngày xưa dùng đo bóng mặt trời để tính thời gian. ◎ Như: "khuê nghiệt" .
3. (Danh) Tiêu chuẩn, mục tiêu. ◇ Chương Bỉnh Lân : "Chiêu tuyên Đại Thừa, dĩ thống nhất Phật giáo quốc dân vi nghiệt" , (Tống Ấn Độ Bát La Hãn Bảo thập nhị quân tự ) Hoành dương Đại Thừa, lấy sự thống nhất Phật giáo cho dân trong nước làm mục tiêu.
4. (Danh) Phép tắc, hình luật. ◇ Thượng Thư : "Ngoại sự, nhữ trần thì nghiệt" , (Khang cáo ) Việc ngoài (đối với chư hầu), ngươi cứ theo phép tắc hiện hành.
5. (Danh) Cùng tận, cực hạn, chung cực. ◇ Vương Xán : "Kì thâm bất trắc, kì quảng vô nghiệt" , (Du hải phú ) Chiều sâu của nó không lường, bề rộng của nó không cùng tận.
6. (Danh) Cọc gỗ bên cạnh thuyền để đặt mái chèo. ◇ Thẩm Quát : "Như nhân diêu lỗ, nghiệt vi chi ngại cố dã" , (Mộng khê bút đàm ) Như người quẫy mái chèo, cái giá mái chèo là nguyên nhân làm trở ngại vậy.
7. § Ta quen đọc là "niết".

Từ điển Thiều Chửu

① Cái ngưỡng cửa.
② Phép. Như khuê nghiệt cái đồ lường bóng mặt trời để biết cao thấp. Vì thế nên khuôn phép để noi mà làm việc gọi là khuê nghiệt. Về bên tòa án gọi là nghiệt ti cũng là noi nghĩa ấy cả. Ta quen đọc là chữ niết.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ngưỡng cửa;
② Bia (bắn súng);
② Tiêu chuẩn, chuẩn, mẫu, khuôn phép.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái đích để nhắm bắn — Mực thước để theo — Pháp luật — Rất. Lắm.

Từ ghép 3

đế, đề
dì ㄉㄧˋ, tí ㄊㄧˊ

đế

phồn thể

Từ điển phổ thông

xét kỹ

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Kĩ, tỉ mỉ, chăm chú.【】đế thị [dìshì] Nhìn kĩ, chăm chú nhìn;
② (tôn) Lẽ, ý nghĩa, (đạo) lí, lời chân thật, chân ngôn: Lẽ phải, chân lí; Chân lí vi diệu; Tứ đế (bốn chân ngôn của nhà Phật).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xét kĩ — Ý nghĩa. Nghĩa lí. Chẳng hạn Diệu đế của nhà Phật, tức ý nghĩa cao xa — Một âm là Đề.

Từ ghép 2

đề

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Kĩ càng, kĩ lưỡng. ◎ Như: "đế thị" coi kĩ càng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đệ tử tắc tẩy nhĩ đế thính" (Đệ nhất hồi) Đệ tử (xin) rửa tai lắng nghe.
2. (Động) Xem xét kĩ. ◇ Quan Duẫn Tử : "Đế hào mạt giả bất kiến thiên địa chi đại, thẩm tiểu âm giả bất văn lôi đình chi thanh" , (Cửu dược ) Kẻ xem xét những sự chi li thì không thấy cái lớn của trời đất, người thẩm định tiếng nhỏ thì không nghe tiếng của sấm sét.
3. (Danh) Đạo lí, nghĩa lí, chân lí. § Ghi chú: Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ "chân ngôn" . ◎ Như: tham thấu lẽ thiền gọi là "đắc diệu đế" được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là "khổ đế" . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là "tập đế" . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết-bàn tịch diệt, không còn khổ nữa, thế là "diệt đế" . Muốn được tới cõi Niết-bàn, cần phải tu đạo, thế là "đạo đế" , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là "tứ đế" .
4. Một âm là "đề". (Động) Khóc lóc.

Từ điển Thiều Chửu

① Xét kĩ, rõ. Như đế thị coi kĩ càng.
② Chữ nhà Phật dùng như nghĩa chữ chân ngôn . Như tham thấu lẽ thiền gọi là đắc diệu đế được phép rất mầu. Nhà Phật nói đời người là khổ, đúng là khổ, thế là khổ đế . Sở dĩ phải khổ là vì trước đã làm nhiều nhân xấu như tham lam, giận dữ, ngu si nó gom góp lại thành các nỗi khổ, thế là tập đế . Muốn cho khỏi khổ, cần phải tới cõi Niết bàn tịch diệt, không còn một tí gì là khổ, thế là diệt đế . Muốn được tới cõi Niết bàn, cần phải tu đạo, thế là đạo đế , bốn điều này đúng thực không sai, nên gọi là tứ đế .
③ Một âm là đề. Khóc lóc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Đề — Một âm khác là Đế. Xem Đế.
niết
niè ㄋㄧㄝˋ

niết

phồn thể

Từ điển phổ thông

(xem: ngột niết ,)

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) § Xem "ngột niết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngột niết nguy ngập. Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểm trở.

Từ ghép 2

ti, ty, tư
sī ㄙ

ti

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chức quan, người trông coi một việc. ◎ Như: "các ti kì sự" chưởng quản nào chức vụ nấy, "ti ki" : (1) người lái xe; (2) người điều khiển máy (cơ khí).
2. (Danh) Sở quan, cơ quan trung ương. ◎ Như: "bố chánh ti" sở quan coi về việc tiền lương, cũng gọi là "phiên ti" , "án sát ti" sở quan coi về hình án, cũng gọi là "niết ti" , "giáo dục bộ xã hội giáo dục ti" cơ quan Giáo dục Xã hội thuộc bộ Giáo dục.
3. (Danh) Họ "Ti".
4. § Ghi chú: Cũng đọc là "tư".

Từ ghép 6

ty

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chủ trì, quản lý
2. quan sở

Từ điển Thiều Chửu

① Chủ. Mỗi chức quan coi một việc gọi là ti. Như hữu ti , sở ti , v.v. Bây giờ các bộ đều chia riêng mỗi người giữ một việc, gọi là ti trưởng .
② Sở quan. Như bố chánh ti sở quan coi về việc tiền lương, cũng gọi là phiên ti , án sát ti sở quan coi về hình án, cũng gọi là niết ti . Cũng đọc là chữ tư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ quản, phụ trách việc...: Người giữ sổ sách, viên kế toán;
② Cấp vụ trong cơ quan trung ương: Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao; Vụ trưởng;
③ [Si] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đứng đầu — Chỗ làm việc quan — Cơ sở của một bộ đặt ở địa phương. Td: Ti Tiểu học — Xem Tư.

Từ ghép 9

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chủ trì, quản lý
2. quan sở

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chức quan, người trông coi một việc. ◎ Như: "các ti kì sự" chưởng quản nào chức vụ nấy, "ti ki" : (1) người lái xe; (2) người điều khiển máy (cơ khí).
2. (Danh) Sở quan, cơ quan trung ương. ◎ Như: "bố chánh ti" sở quan coi về việc tiền lương, cũng gọi là "phiên ti" , "án sát ti" sở quan coi về hình án, cũng gọi là "niết ti" , "giáo dục bộ xã hội giáo dục ti" cơ quan Giáo dục Xã hội thuộc bộ Giáo dục.
3. (Danh) Họ "Ti".
4. § Ghi chú: Cũng đọc là "tư".

Từ điển Thiều Chửu

① Chủ. Mỗi chức quan coi một việc gọi là ti. Như hữu ti , sở ti , v.v. Bây giờ các bộ đều chia riêng mỗi người giữ một việc, gọi là ti trưởng .
② Sở quan. Như bố chánh ti sở quan coi về việc tiền lương, cũng gọi là phiên ti , án sát ti sở quan coi về hình án, cũng gọi là niết ti . Cũng đọc là chữ tư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chủ quản, phụ trách việc...: Người giữ sổ sách, viên kế toán;
② Cấp vụ trong cơ quan trung ương: Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao; Vụ trưởng;
③ [Si] (Họ) Tư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lo việc — Một âm là Ti. Xem Ti.

Từ ghép 6

sai, si, soa, sái, ta, tha
chā ㄔㄚ, chà ㄔㄚˋ, chāi ㄔㄞ, chài ㄔㄞˋ, cī ㄘ, cuō ㄘㄨㄛ, jiē ㄐㄧㄝ

sai

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sai khiến

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lầm lẫn, không đúng. ◎ Như: "ngộ sai" lầm lẫn.
2. (Danh) Sự khác biệt, không như nhau. ◎ Như: "tân cựu chi sai" sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng, trưởng ấu chi sai, trí ngu năng bất năng chi phận" , 使, , (Vinh nhục ).
3. (Danh) Số chênh lệch, hiệu số (trong môn số học). ◎ Như: "tam giảm nhất đích sai thị nhị" hiệu số của ba bớt một là hai.
4. (Danh) Người được sai phái làm việc. ◎ Như: "khâm sai" quan do nhà vua phái đi.
5. (Động) Lầm, trật. ◇ Minh sử : "Thần văn lịch cửu tất sai, nghi cập thì tu chánh" , (Từ Quang Khải truyện ) Thần nghe nói lịch cũ ắt sai lầm, nên kịp thời sửa cho đúng.
6. (Động) Thiếu. ◎ Như: "sai thập phân tựu bát điểm chung liễu" còn (thiếu) mười phút nữa là đúng tám giờ, "hoàn sai nhất cá nhân" còn thiếu một người.
7. (Động) Khiến, phái (người làm việc). ◎ Như: "sai khiến" sai phái. ◇ Thủy hử truyện : "Xuất sư chi nhật, ngã tự sai quan lai điểm thị" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Ngày xuất quân, ta sẽ sai quan đến chứng kiến.
8. (Động) Tuyển, chọn. ◇ Thi Kinh : "Cát nhật Canh ngọ, Kí sai ngã mã" , (Tiểu nhã , Cát nhật ) Ngày tốt là ngày Canh ngọ, Đã lựa chọn ngựa cho ta. ◇ Tống Ngọc : "Vương tương dục vãng kiến, tất tiên trai giới, sai thì trạch nhật" , (Cao đường phú ).
9. (Động) Phân biệt, chia ra theo thứ bậc. ◇ Nguyên sử : "Sai dân hộ vi tam đẳng, quân kì dao dịch" , (Lữ Tư Thành truyện ) Chia dân hộ ra làm ba hạng, phân phối đồng đều việc lao dịch của họ.
10. (Phó) Hơi, khá, cũng tạm. ◎ Như: "sai cưỡng nhân ý" khá hợp ý, cũng tạm được. ◇ Hán Thư : "Vãng lai sai cận" (Tây vực truyện 西) Qua lại khá gần.
11. (Tính) Kém, thiếu, không hay, không giỏi. ◎ Như: "thành tích sai" kết quả không tốt, "tha đích văn chương thái sai liễu" văn chương của anh ta kém quá.
12. Một âm là "sái". (Động) Bớt, khỏi (bệnh). § Thông "sái" . ◎ Như: "tiểu sái" bệnh hơi khỏi. ◇ Nguyên Chẩn : "Cố niết nhân thành sang, thu hạ bất dũ, cao thu diệp nhi phó chi, tắc sái" , , , (Mô tử thi , Tự ).
13. (Động) Khác biệt, chênh lệch. ◎ Như: "sái bất đa" chênh lệch không nhiều, xấp xỉ, gần như.
14. Một âm là "si". (Tính) So le, không đều, không chỉnh tề. ◎ Như: "sâm si" so le.
15. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Kê Khang : "(Nguyễn Tự Tông) chí tính quá nhân, dữ vật vô thương, duy ẩm tửu quá si nhĩ" () , , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ).
16. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Tuân Tử : "Liệt quan chức, si tước lộc, phi dĩ tôn đại phu nhi dĩ" , 祿, (Đại lược ).
17. (Danh) Cấp bậc, thứ bậc. ◎ Như: "đẳng si" cấp bậc.
18. Một âm là "tha". (Động) Vấp ngã. § Thông "tha" .
19. (Động) Xoa, xát, mài, cọ rửa. ◇ Lễ Kí : "Ngự giả tha mộc vu đường thượng" (Tang đại kí ).
20. Một âm là "ta". § Tức là chữ "ta" ngày xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Sai nhầm.
② Một âm là si. Thứ, không đều, như đẳng si lần bực, sâm si so le, v.v.
③ Lại một âm là sai. Sai khiến. Ta quen đọc là chữ sai cả.
④ Lại một âm nữa là sái. Chút khác, bệnh hơi bớt gọi là tiểu sái . Tục thông dụng làm chữ sái .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Khác, khác nhau, khác biệt, chênh lệch: Sự khác nhau giữa cái cũ và cái mới; Rút ngắn sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn;
② Sai số: Sai số giữa 7 và 2 là 5; Số chênh lệch;
③ (văn) Khá (biểu thị mức độ nhất định của một động tác hoặc tình trạng): Qua lại khá gần (Hán thư: Tây Vực truyện hạ); Nay quân sĩ làm ruộng ở chỗ đóng quân, lương thực và của cải dự trữ khá đủ (Hậu Hán thư: Quang Võ đế kỉ hạ). Xem [chà], [chai], [ci].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, sai bảo: Sai (cho) người đi; ? Ai sai mày đến?;
② Việc cử đi: Đi công tác;
③ Người làm phu dịch trong sở quan ngày xưa. Xem [cha], [chà], [ci].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai: Tôi nói sai; Anh nhớ sai;
② Khác, hơi khác: Khác xa; Không khác một mảy may; (Bệnh) hơi bớt một chút;
③ Kém: Học kém lắm; Năng lực kém quá;
④ Thiếu: Còn thiếu một người; Còn thiếu năm đồng bạc;
⑤ (văn) Bệnh khỏi (như , bộ ). Xem [cha], [chai], [ci].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ, bắt làm việc cho mình, tức Sai khiến. Truyện Hoa Tiên có câu: » Họ Lam có một người nào, nghe tin sai mối lại trao chỉ hồng « — Người bề tôi được vua sai khiến. Td: Khâm sai đại thần — Lầm lẫn, không đúng. Ta cũng nói là Sai. Tục ngữ: Sai một li đi một dặm — Khác đi, không đúng như trước. Đoạn trường tân thanh có câu: » Dẫu mòn bia đá dám sai tấc lòng « — So le không đều. Cũng đọc Si. Td: Tâm sai ( si ) Không đều nhau.

Từ ghép 27

si

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

không đều, so le

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lầm lẫn, không đúng. ◎ Như: "ngộ sai" lầm lẫn.
2. (Danh) Sự khác biệt, không như nhau. ◎ Như: "tân cựu chi sai" sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng, trưởng ấu chi sai, trí ngu năng bất năng chi phận" , 使, , (Vinh nhục ).
3. (Danh) Số chênh lệch, hiệu số (trong môn số học). ◎ Như: "tam giảm nhất đích sai thị nhị" hiệu số của ba bớt một là hai.
4. (Danh) Người được sai phái làm việc. ◎ Như: "khâm sai" quan do nhà vua phái đi.
5. (Động) Lầm, trật. ◇ Minh sử : "Thần văn lịch cửu tất sai, nghi cập thì tu chánh" , (Từ Quang Khải truyện ) Thần nghe nói lịch cũ ắt sai lầm, nên kịp thời sửa cho đúng.
6. (Động) Thiếu. ◎ Như: "sai thập phân tựu bát điểm chung liễu" còn (thiếu) mười phút nữa là đúng tám giờ, "hoàn sai nhất cá nhân" còn thiếu một người.
7. (Động) Khiến, phái (người làm việc). ◎ Như: "sai khiến" sai phái. ◇ Thủy hử truyện : "Xuất sư chi nhật, ngã tự sai quan lai điểm thị" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Ngày xuất quân, ta sẽ sai quan đến chứng kiến.
8. (Động) Tuyển, chọn. ◇ Thi Kinh : "Cát nhật Canh ngọ, Kí sai ngã mã" , (Tiểu nhã , Cát nhật ) Ngày tốt là ngày Canh ngọ, Đã lựa chọn ngựa cho ta. ◇ Tống Ngọc : "Vương tương dục vãng kiến, tất tiên trai giới, sai thì trạch nhật" , (Cao đường phú ).
9. (Động) Phân biệt, chia ra theo thứ bậc. ◇ Nguyên sử : "Sai dân hộ vi tam đẳng, quân kì dao dịch" , (Lữ Tư Thành truyện ) Chia dân hộ ra làm ba hạng, phân phối đồng đều việc lao dịch của họ.
10. (Phó) Hơi, khá, cũng tạm. ◎ Như: "sai cưỡng nhân ý" khá hợp ý, cũng tạm được. ◇ Hán Thư : "Vãng lai sai cận" (Tây vực truyện 西) Qua lại khá gần.
11. (Tính) Kém, thiếu, không hay, không giỏi. ◎ Như: "thành tích sai" kết quả không tốt, "tha đích văn chương thái sai liễu" văn chương của anh ta kém quá.
12. Một âm là "sái". (Động) Bớt, khỏi (bệnh). § Thông "sái" . ◎ Như: "tiểu sái" bệnh hơi khỏi. ◇ Nguyên Chẩn : "Cố niết nhân thành sang, thu hạ bất dũ, cao thu diệp nhi phó chi, tắc sái" , , , (Mô tử thi , Tự ).
13. (Động) Khác biệt, chênh lệch. ◎ Như: "sái bất đa" chênh lệch không nhiều, xấp xỉ, gần như.
14. Một âm là "si". (Tính) So le, không đều, không chỉnh tề. ◎ Như: "sâm si" so le.
15. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Kê Khang : "(Nguyễn Tự Tông) chí tính quá nhân, dữ vật vô thương, duy ẩm tửu quá si nhĩ" () , , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ).
16. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Tuân Tử : "Liệt quan chức, si tước lộc, phi dĩ tôn đại phu nhi dĩ" , 祿, (Đại lược ).
17. (Danh) Cấp bậc, thứ bậc. ◎ Như: "đẳng si" cấp bậc.
18. Một âm là "tha". (Động) Vấp ngã. § Thông "tha" .
19. (Động) Xoa, xát, mài, cọ rửa. ◇ Lễ Kí : "Ngự giả tha mộc vu đường thượng" (Tang đại kí ).
20. Một âm là "ta". § Tức là chữ "ta" ngày xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Sai nhầm.
② Một âm là si. Thứ, không đều, như đẳng si lần bực, sâm si so le, v.v.
③ Lại một âm là sai. Sai khiến. Ta quen đọc là chữ sai cả.
④ Lại một âm nữa là sái. Chút khác, bệnh hơi bớt gọi là tiểu sái . Tục thông dụng làm chữ sái .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem [cenci] Xem [cha], [chà], [chai].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thứ bậc trên dưới khác biệt — Xem thêm Sâm si. Vần sâm — Các âm khác là Sai, Sái, Soa. Xem các âm này.

Từ ghép 2

soa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hiệu số
2. sai, lỗi, nhầm

Từ điển Thiều Chửu

① Sai nhầm.
② Một âm là si. Thứ, không đều, như đẳng si lần bực, sâm si so le, v.v.
③ Lại một âm là sai. Sai khiến. Ta quen đọc là chữ sai cả.
④ Lại một âm nữa là sái. Chút khác, bệnh hơi bớt gọi là tiểu sái . Tục thông dụng làm chữ sái .

sái

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khác biệt
2. ít ỏi, thiếu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lầm lẫn, không đúng. ◎ Như: "ngộ sai" lầm lẫn.
2. (Danh) Sự khác biệt, không như nhau. ◎ Như: "tân cựu chi sai" sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng, trưởng ấu chi sai, trí ngu năng bất năng chi phận" , 使, , (Vinh nhục ).
3. (Danh) Số chênh lệch, hiệu số (trong môn số học). ◎ Như: "tam giảm nhất đích sai thị nhị" hiệu số của ba bớt một là hai.
4. (Danh) Người được sai phái làm việc. ◎ Như: "khâm sai" quan do nhà vua phái đi.
5. (Động) Lầm, trật. ◇ Minh sử : "Thần văn lịch cửu tất sai, nghi cập thì tu chánh" , (Từ Quang Khải truyện ) Thần nghe nói lịch cũ ắt sai lầm, nên kịp thời sửa cho đúng.
6. (Động) Thiếu. ◎ Như: "sai thập phân tựu bát điểm chung liễu" còn (thiếu) mười phút nữa là đúng tám giờ, "hoàn sai nhất cá nhân" còn thiếu một người.
7. (Động) Khiến, phái (người làm việc). ◎ Như: "sai khiến" sai phái. ◇ Thủy hử truyện : "Xuất sư chi nhật, ngã tự sai quan lai điểm thị" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Ngày xuất quân, ta sẽ sai quan đến chứng kiến.
8. (Động) Tuyển, chọn. ◇ Thi Kinh : "Cát nhật Canh ngọ, Kí sai ngã mã" , (Tiểu nhã , Cát nhật ) Ngày tốt là ngày Canh ngọ, Đã lựa chọn ngựa cho ta. ◇ Tống Ngọc : "Vương tương dục vãng kiến, tất tiên trai giới, sai thì trạch nhật" , (Cao đường phú ).
9. (Động) Phân biệt, chia ra theo thứ bậc. ◇ Nguyên sử : "Sai dân hộ vi tam đẳng, quân kì dao dịch" , (Lữ Tư Thành truyện ) Chia dân hộ ra làm ba hạng, phân phối đồng đều việc lao dịch của họ.
10. (Phó) Hơi, khá, cũng tạm. ◎ Như: "sai cưỡng nhân ý" khá hợp ý, cũng tạm được. ◇ Hán Thư : "Vãng lai sai cận" (Tây vực truyện 西) Qua lại khá gần.
11. (Tính) Kém, thiếu, không hay, không giỏi. ◎ Như: "thành tích sai" kết quả không tốt, "tha đích văn chương thái sai liễu" văn chương của anh ta kém quá.
12. Một âm là "sái". (Động) Bớt, khỏi (bệnh). § Thông "sái" . ◎ Như: "tiểu sái" bệnh hơi khỏi. ◇ Nguyên Chẩn : "Cố niết nhân thành sang, thu hạ bất dũ, cao thu diệp nhi phó chi, tắc sái" , , , (Mô tử thi , Tự ).
13. (Động) Khác biệt, chênh lệch. ◎ Như: "sái bất đa" chênh lệch không nhiều, xấp xỉ, gần như.
14. Một âm là "si". (Tính) So le, không đều, không chỉnh tề. ◎ Như: "sâm si" so le.
15. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Kê Khang : "(Nguyễn Tự Tông) chí tính quá nhân, dữ vật vô thương, duy ẩm tửu quá si nhĩ" () , , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ).
16. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Tuân Tử : "Liệt quan chức, si tước lộc, phi dĩ tôn đại phu nhi dĩ" , 祿, (Đại lược ).
17. (Danh) Cấp bậc, thứ bậc. ◎ Như: "đẳng si" cấp bậc.
18. Một âm là "tha". (Động) Vấp ngã. § Thông "tha" .
19. (Động) Xoa, xát, mài, cọ rửa. ◇ Lễ Kí : "Ngự giả tha mộc vu đường thượng" (Tang đại kí ).
20. Một âm là "ta". § Tức là chữ "ta" ngày xưa.

Từ điển Thiều Chửu

① Sai nhầm.
② Một âm là si. Thứ, không đều, như đẳng si lần bực, sâm si so le, v.v.
③ Lại một âm là sai. Sai khiến. Ta quen đọc là chữ sai cả.
④ Lại một âm nữa là sái. Chút khác, bệnh hơi bớt gọi là tiểu sái . Tục thông dụng làm chữ sái .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai: Tôi nói sai; Anh nhớ sai;
② Khác, hơi khác: Khác xa; Không khác một mảy may; (Bệnh) hơi bớt một chút;
③ Kém: Học kém lắm; Năng lực kém quá;
④ Thiếu: Còn thiếu một người; Còn thiếu năm đồng bạc;
⑤ (văn) Bệnh khỏi (như , bộ ). Xem [cha], [chai], [ci].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh giảm. Khỏi bệnh — Các âm khác là Sai, Si. Xem các âm này.

ta

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lầm lẫn, không đúng. ◎ Như: "ngộ sai" lầm lẫn.
2. (Danh) Sự khác biệt, không như nhau. ◎ Như: "tân cựu chi sai" sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng, trưởng ấu chi sai, trí ngu năng bất năng chi phận" , 使, , (Vinh nhục ).
3. (Danh) Số chênh lệch, hiệu số (trong môn số học). ◎ Như: "tam giảm nhất đích sai thị nhị" hiệu số của ba bớt một là hai.
4. (Danh) Người được sai phái làm việc. ◎ Như: "khâm sai" quan do nhà vua phái đi.
5. (Động) Lầm, trật. ◇ Minh sử : "Thần văn lịch cửu tất sai, nghi cập thì tu chánh" , (Từ Quang Khải truyện ) Thần nghe nói lịch cũ ắt sai lầm, nên kịp thời sửa cho đúng.
6. (Động) Thiếu. ◎ Như: "sai thập phân tựu bát điểm chung liễu" còn (thiếu) mười phút nữa là đúng tám giờ, "hoàn sai nhất cá nhân" còn thiếu một người.
7. (Động) Khiến, phái (người làm việc). ◎ Như: "sai khiến" sai phái. ◇ Thủy hử truyện : "Xuất sư chi nhật, ngã tự sai quan lai điểm thị" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Ngày xuất quân, ta sẽ sai quan đến chứng kiến.
8. (Động) Tuyển, chọn. ◇ Thi Kinh : "Cát nhật Canh ngọ, Kí sai ngã mã" , (Tiểu nhã , Cát nhật ) Ngày tốt là ngày Canh ngọ, Đã lựa chọn ngựa cho ta. ◇ Tống Ngọc : "Vương tương dục vãng kiến, tất tiên trai giới, sai thì trạch nhật" , (Cao đường phú ).
9. (Động) Phân biệt, chia ra theo thứ bậc. ◇ Nguyên sử : "Sai dân hộ vi tam đẳng, quân kì dao dịch" , (Lữ Tư Thành truyện ) Chia dân hộ ra làm ba hạng, phân phối đồng đều việc lao dịch của họ.
10. (Phó) Hơi, khá, cũng tạm. ◎ Như: "sai cưỡng nhân ý" khá hợp ý, cũng tạm được. ◇ Hán Thư : "Vãng lai sai cận" (Tây vực truyện 西) Qua lại khá gần.
11. (Tính) Kém, thiếu, không hay, không giỏi. ◎ Như: "thành tích sai" kết quả không tốt, "tha đích văn chương thái sai liễu" văn chương của anh ta kém quá.
12. Một âm là "sái". (Động) Bớt, khỏi (bệnh). § Thông "sái" . ◎ Như: "tiểu sái" bệnh hơi khỏi. ◇ Nguyên Chẩn : "Cố niết nhân thành sang, thu hạ bất dũ, cao thu diệp nhi phó chi, tắc sái" , , , (Mô tử thi , Tự ).
13. (Động) Khác biệt, chênh lệch. ◎ Như: "sái bất đa" chênh lệch không nhiều, xấp xỉ, gần như.
14. Một âm là "si". (Tính) So le, không đều, không chỉnh tề. ◎ Như: "sâm si" so le.
15. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Kê Khang : "(Nguyễn Tự Tông) chí tính quá nhân, dữ vật vô thương, duy ẩm tửu quá si nhĩ" () , , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ).
16. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Tuân Tử : "Liệt quan chức, si tước lộc, phi dĩ tôn đại phu nhi dĩ" , 祿, (Đại lược ).
17. (Danh) Cấp bậc, thứ bậc. ◎ Như: "đẳng si" cấp bậc.
18. Một âm là "tha". (Động) Vấp ngã. § Thông "tha" .
19. (Động) Xoa, xát, mài, cọ rửa. ◇ Lễ Kí : "Ngự giả tha mộc vu đường thượng" (Tang đại kí ).
20. Một âm là "ta". § Tức là chữ "ta" ngày xưa.

tha

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Lầm lẫn, không đúng. ◎ Như: "ngộ sai" lầm lẫn.
2. (Danh) Sự khác biệt, không như nhau. ◎ Như: "tân cựu chi sai" sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. ◇ Tuân Tử : "Cố tiên vương án vi chi chế lễ nghĩa dĩ phân chi, sử hữu quý tiện chi đẳng, trưởng ấu chi sai, trí ngu năng bất năng chi phận" , 使, , (Vinh nhục ).
3. (Danh) Số chênh lệch, hiệu số (trong môn số học). ◎ Như: "tam giảm nhất đích sai thị nhị" hiệu số của ba bớt một là hai.
4. (Danh) Người được sai phái làm việc. ◎ Như: "khâm sai" quan do nhà vua phái đi.
5. (Động) Lầm, trật. ◇ Minh sử : "Thần văn lịch cửu tất sai, nghi cập thì tu chánh" , (Từ Quang Khải truyện ) Thần nghe nói lịch cũ ắt sai lầm, nên kịp thời sửa cho đúng.
6. (Động) Thiếu. ◎ Như: "sai thập phân tựu bát điểm chung liễu" còn (thiếu) mười phút nữa là đúng tám giờ, "hoàn sai nhất cá nhân" còn thiếu một người.
7. (Động) Khiến, phái (người làm việc). ◎ Như: "sai khiến" sai phái. ◇ Thủy hử truyện : "Xuất sư chi nhật, ngã tự sai quan lai điểm thị" , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Ngày xuất quân, ta sẽ sai quan đến chứng kiến.
8. (Động) Tuyển, chọn. ◇ Thi Kinh : "Cát nhật Canh ngọ, Kí sai ngã mã" , (Tiểu nhã , Cát nhật ) Ngày tốt là ngày Canh ngọ, Đã lựa chọn ngựa cho ta. ◇ Tống Ngọc : "Vương tương dục vãng kiến, tất tiên trai giới, sai thì trạch nhật" , (Cao đường phú ).
9. (Động) Phân biệt, chia ra theo thứ bậc. ◇ Nguyên sử : "Sai dân hộ vi tam đẳng, quân kì dao dịch" , (Lữ Tư Thành truyện ) Chia dân hộ ra làm ba hạng, phân phối đồng đều việc lao dịch của họ.
10. (Phó) Hơi, khá, cũng tạm. ◎ Như: "sai cưỡng nhân ý" khá hợp ý, cũng tạm được. ◇ Hán Thư : "Vãng lai sai cận" (Tây vực truyện 西) Qua lại khá gần.
11. (Tính) Kém, thiếu, không hay, không giỏi. ◎ Như: "thành tích sai" kết quả không tốt, "tha đích văn chương thái sai liễu" văn chương của anh ta kém quá.
12. Một âm là "sái". (Động) Bớt, khỏi (bệnh). § Thông "sái" . ◎ Như: "tiểu sái" bệnh hơi khỏi. ◇ Nguyên Chẩn : "Cố niết nhân thành sang, thu hạ bất dũ, cao thu diệp nhi phó chi, tắc sái" , , , (Mô tử thi , Tự ).
13. (Động) Khác biệt, chênh lệch. ◎ Như: "sái bất đa" chênh lệch không nhiều, xấp xỉ, gần như.
14. Một âm là "si". (Tính) So le, không đều, không chỉnh tề. ◎ Như: "sâm si" so le.
15. (Danh) Hạn độ, giới hạn. ◇ Kê Khang : "(Nguyễn Tự Tông) chí tính quá nhân, dữ vật vô thương, duy ẩm tửu quá si nhĩ" () , , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ).
16. (Động) Phân biệt, khu biệt. ◇ Tuân Tử : "Liệt quan chức, si tước lộc, phi dĩ tôn đại phu nhi dĩ" , 祿, (Đại lược ).
17. (Danh) Cấp bậc, thứ bậc. ◎ Như: "đẳng si" cấp bậc.
18. Một âm là "tha". (Động) Vấp ngã. § Thông "tha" .
19. (Động) Xoa, xát, mài, cọ rửa. ◇ Lễ Kí : "Ngự giả tha mộc vu đường thượng" (Tang đại kí ).
20. Một âm là "ta". § Tức là chữ "ta" ngày xưa.
nghễ, niết
niē ㄋㄧㄝ

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Một lối viết của chữ Nghễ .

niết

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cấu, véo
2. nắm chặt

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ "niết" .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ niết .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng các ngón tay mà vê lại, viên lại, vo lại — Cầm. Nắm — Bày đặt ra.

Từ ghép 2

niết
niè ㄋㄧㄝˋ

niết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: ngột niết )

Từ điển trích dẫn

1. § Xem "ngột niết" .

Từ điển Trần Văn Chánh

niết ngộ [nièwù] (văn) Không yên ổn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lay động. Không yên.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.