Từ điển trích dẫn

1. Cao lớn hiểm trở. ◇ Trần Khứ Bệnh : "Tòng dong nhất kị thúc bình sa, Trắc lực quần san giáp đạo già" , (Tự cư dong quan nam kị hành nhập khẩu mạn thành ) Thong dong cưỡi ngựa giẫm lên bãi cát, Dãy núi cao lớn hiểm trở sát bên đường che trùm.
2. Vượt trội, kiệt xuất. ◇ Ngô Đình Trinh : "Hào ưng trắc lực mao cốt dị, Cảm dĩ phàm điểu đề môn xu" , (Thí nhi hành vi thiên tiêu lệnh tử phú ).
thê, thế
qī ㄑㄧ, qì ㄑㄧˋ

thê

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

vợ cả

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vợ.
2. Một âm là "thế". (Động) Gả con gái. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử dĩ kì huynh chi tử thế chi" (Tiên tiến ) Khổng Tử đem con gái của anh mình gả cho (ông Nam Dung).

Từ điển Thiều Chửu

① Vợ cả.
② Một âm là thế. Gả chống cho con gái.

Từ điển Trần Văn Chánh

Vợ: Vợ chồng; Vợ chưa cưới. Xem [qì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người vợ chính thức. Ca dao: » Dù chàng năm thiếp bảy thê « — Một âm là Thế. Xem Thế.

Từ ghép 22

thế

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Vợ.
2. Một âm là "thế". (Động) Gả con gái. ◇ Luận Ngữ : "Khổng Tử dĩ kì huynh chi tử thế chi" (Tiên tiến ) Khổng Tử đem con gái của anh mình gả cho (ông Nam Dung).

Từ điển Thiều Chửu

① Vợ cả.
② Một âm là thế. Gả chống cho con gái.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Gả con gái: Khổng tử gả con gái của anh mình cho ông ta (Luận ngữ). Xem [qi].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gả chồng cho con gái — Xem Thê.

đa sự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

nhiều chuyện, lắm sự, hay gây phiền toái

Từ điển trích dẫn

1. Nhiều việc, nhiều chuyện xảy ra, lắm sự biến. ◇ Trang Tử : "Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đa sự, thọ tắc đa nhục" , , (Thiên địa ) Nhiều con trai thì nhiều sợ, giàu thì nhiều việc, sống lâu thì lắm nhục.
2. Làm nhiều việc thừa, làm những việc không đâu, đa quản nhàn sự . ◇ Trang Tử : "Kim tử kí thượng vô quân hầu hữu ti chi thế, nhi hạ vô đại thần chức sự chi quan, nhi thiện sức lễ nhạc, tuyển nhân luân, dĩ hóa tề dân, bất thái đa sự hồ?" , , , , , (Ngư phủ ) Nay ông đã: trên thì không có quyền thế của thiên tử hay chư hầu có quan ti, dưới thì không có quan viên của đại thần phải giao chức vụ, thế mà tự chuyên sửa lễ nhạc, tuyển lựa nhân luân, để giáo hóa dân chúng, chẳng cũng là làm nhiều chuyện quá sao?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhiều chuyện, hay dính dấp vào chuyện người khác.
my, thuẫn
dùn ㄉㄨㄣˋ, méi ㄇㄟˊ, shǔn ㄕㄨㄣˇ, yǔn ㄩㄣˇ

my

phồn thể

Từ điển phổ thông

lông mày

thuẫn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cái khiên, cái mộc
2. thanh gỗ ngang ở lan can

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mộc, khiên (binh khí thời xưa dùng để chống đỡ tên, mác, đao, thương, v.v.). ◇ Sử Kí : "Khoái tức đái kiếm ủng thuẫn nhập quân môn" (Hạng Vũ bổn kỉ ) (Phàn) Khoái tức thì đeo gươm mang khiên vào quân môn.
2. (Danh) Chỉ lực lượng ủng hộ hoặc hỗ trợ. ◎ Như: "thâm hậu đích dân ý cơ sở thị tha cường nhi hữu lực đích hậu thuẫn" cơ sở ý dân thâm hậu chính là hậu thuẫn vững mạnh của ông ấy.
3. (Danh) Vật phẩm có hình như cái mộc, thường dùng làm bảng khen thưởng hoặc để làm đồ kỉ niệm. ◎ Như: "ngân thuẫn" , "kim thuẫn" .
4. (Danh) Gọi tắt đơn vị tiền tệ Hà Lan (guilder), Việt Nam (đồng) và Indonesia (rupiah).

Từ điển Trần Văn Chánh

Cái mộc, cái khiên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tấm mộc, tấm khiên để che đở gươm dao của kẻ địch. Td: Mâu thuẫn ( dáo và mộc ).

Từ ghép 2

áo, úc
ào ㄚㄛˋ, yù ㄩˋ

áo

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sâu xa
2. khó hiểu
3. nước Áo

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Góc tây nam nhà. ◇ Nghi lễ : "Nãi điện chúc, thăng tự tộ giai, chúc chấp cân tịch tòng, thiết vu áo, đông diện" , , , , (Sĩ tang lễ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ bên trong nhà (nội thất). ◇ Khổng Dung : "Sơ thiệp nghệ văn, thăng đường đổ áo" , (Tiến Nễ Hành biểu ).
3. (Danh) Phiếm chỉ chỗ sâu kín trong nhà. ◇ Hoài Nam Tử : "Lương phong thủy chí, tất suất cư áo" , (Thì tắc ).
4. (Danh) Nơi thâm u. ◇ Trương Hiệp : "Tuyệt cảnh hồ đại hoang chi hà trở, thôn hưởng hồ u san chi cùng áo" , (Thất mệnh ).
5. (Danh) Chuồng heo. ◇ Trang Tử : "Ngô vị thường vi mục, nhi tang sanh ư áo" , (Từ Vô quỷ ).
6. (Danh) Người chủ. ◇ Lễ Kí : "Nhân tình dĩ vi điền, cố nhân dĩ vi áo dã" , (Lễ vận ). § "Trịnh Huyền" chú : "Áo, do chủ dã. Điền vô chủ tắc hoang" , . .
7. (Danh) Táo thần. ◇ Lễ Kí : "Phần sài ư áo. Phù áo giả, lão phụ chi tế dã" . , (Lễ khí ).
8. (Danh) Chỗ đất trũng gần nước. ◇ Hoàng Tông Hi : "San áo giang thôn, khô cảo tiều tụy" , (Trạch vọng hoàng quân khoáng chí ).
9. (Danh) Tên tắt của "Áo-địa-lợi" (Austria), một quốc gia ở châu Âu.
10. (Danh) Họ "Áo".
11. (Tính) Sâu xa, tinh thâm, khó hiểu. ◎ Như: "áo chỉ" ý chỉ sâu xa, "áo nghĩa" ý nghĩa uyên áo, sâu sắc. ◇ Thành Công Tuy : "Tinh tính mệnh chi chí cơ, nghiên đạo đức chi huyền áo" , (Khiếu phú ).
12. Một âm là "úc". (Danh) Chỗ uốn quanh ven bờ nước. § Thông "úc" , "úc" . ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ kì úc, Lục trúc y y" , (Vệ phong , Kì úc ) Trông kìa khúc quanh sông Kì, Tre xanh tốt đẹp um tùm.
13. (Tính) Ấm áp. § Thông "úc" . ◇ Thi Kinh : "Tích ngã vãng hĩ, Nhật nguyệt phương úc" , (Tiểu nhã , Tiểu minh ) Xưa ta ra đi, Ngày tháng vừa ấm áp.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần áo, đời xưa thờ thần ở góc tây nam nhà gọi là thần áo.
② Sâu xa, phàm sự gì tinh thần sâu xa khó hiểu đều gọi là áo. Như áo chỉ , áo nghĩa đều nghĩa là ý nghĩa uyên áo vậy.
② Nước Áo, nước Áo-địa-lợi ở châu Âu.
③ Một âm là úc, cũng như chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc tây nam ở trong nhà, nhìn ra không thấy cửa — Sâu kín, khó thấy — Phần chủ yếu — Tên nước, xem Áo quốc — Một âm khác là Úc. Xem vần Úc.

Từ ghép 12

úc

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Góc tây nam nhà. ◇ Nghi lễ : "Nãi điện chúc, thăng tự tộ giai, chúc chấp cân tịch tòng, thiết vu áo, đông diện" , , , , (Sĩ tang lễ ).
2. (Danh) Phiếm chỉ bên trong nhà (nội thất). ◇ Khổng Dung : "Sơ thiệp nghệ văn, thăng đường đổ áo" , (Tiến Nễ Hành biểu ).
3. (Danh) Phiếm chỉ chỗ sâu kín trong nhà. ◇ Hoài Nam Tử : "Lương phong thủy chí, tất suất cư áo" , (Thì tắc ).
4. (Danh) Nơi thâm u. ◇ Trương Hiệp : "Tuyệt cảnh hồ đại hoang chi hà trở, thôn hưởng hồ u san chi cùng áo" , (Thất mệnh ).
5. (Danh) Chuồng heo. ◇ Trang Tử : "Ngô vị thường vi mục, nhi tang sanh ư áo" , (Từ Vô quỷ ).
6. (Danh) Người chủ. ◇ Lễ Kí : "Nhân tình dĩ vi điền, cố nhân dĩ vi áo dã" , (Lễ vận ). § "Trịnh Huyền" chú : "Áo, do chủ dã. Điền vô chủ tắc hoang" , . .
7. (Danh) Táo thần. ◇ Lễ Kí : "Phần sài ư áo. Phù áo giả, lão phụ chi tế dã" . , (Lễ khí ).
8. (Danh) Chỗ đất trũng gần nước. ◇ Hoàng Tông Hi : "San áo giang thôn, khô cảo tiều tụy" , (Trạch vọng hoàng quân khoáng chí ).
9. (Danh) Tên tắt của "Áo-địa-lợi" (Austria), một quốc gia ở châu Âu.
10. (Danh) Họ "Áo".
11. (Tính) Sâu xa, tinh thâm, khó hiểu. ◎ Như: "áo chỉ" ý chỉ sâu xa, "áo nghĩa" ý nghĩa uyên áo, sâu sắc. ◇ Thành Công Tuy : "Tinh tính mệnh chi chí cơ, nghiên đạo đức chi huyền áo" , (Khiếu phú ).
12. Một âm là "úc". (Danh) Chỗ uốn quanh ven bờ nước. § Thông "úc" , "úc" . ◇ Thi Kinh : "Chiêm bỉ kì úc, Lục trúc y y" , (Vệ phong , Kì úc ) Trông kìa khúc quanh sông Kì, Tre xanh tốt đẹp um tùm.
13. (Tính) Ấm áp. § Thông "úc" . ◇ Thi Kinh : "Tích ngã vãng hĩ, Nhật nguyệt phương úc" , (Tiểu nhã , Tiểu minh ) Xưa ta ra đi, Ngày tháng vừa ấm áp.

Từ điển Thiều Chửu

① Thần áo, đời xưa thờ thần ở góc tây nam nhà gọi là thần áo.
② Sâu xa, phàm sự gì tinh thần sâu xa khó hiểu đều gọi là áo. Như áo chỉ , áo nghĩa đều nghĩa là ý nghĩa uyên áo vậy.
② Nước Áo, nước Áo-địa-lợi ở châu Âu.
③ Một âm là úc, cũng như chữ .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ấm áp — Một âm là Áo. Xem Áo.
yé ㄜˊ, yú ㄩˊ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thừa
2. ngoài ra, thừa ra
3. nhàn rỗi
4. số lẻ ra
5. họ Dư

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Thừa, dôi ra. ◎ Như: "nông hữu dư túc" nhà làm ruộng có thóc dư.
2. (Tính) Dư dả, thừa thãi, khoan dụ. ◇ Hoài Nam Tử : "Thực túc dĩ tiếp khí, y túc dĩ cái hình, thích tình bất cầu dư" , , (Tinh thần huấn ) Ăn uống chỉ cần để sống, mặc áo quần đủ che thân, thích hợp vừa phải mà không cầu thừa thãi.
3. (Tính) Hơn, quá. ◇ Hoàng Tông Hi : "Canh Tuất đông tận, vũ tuyết dư thập nhật nhi bất chỉ" , (Canh Tuất tập , Tự tự ).
4. (Tính) Còn lại, còn rớt lại, sắp hết, tàn lưu. ◎ Như: "dư niên" những năm cuối đời, "dư sanh" sống thừa, cuối đời, "dư tẫn" lửa chưa tắt hẳn, tro tàn.
5. (Tính) Khác. ◎ Như: "dư niệm" ý nghĩ khác, "dư sự" việc khác.
6. (Tính) Lâu dài, trường cửu. ◇ Đạo Đức Kinh : "Tu chi thân, kì đức nãi chân; tu chi gia, kì đức nãi dư; tu chi hương, kì đức nãi trường" , ; , ; , (Chương 54) Lấy đạo mà tu thân, thì đức ấy thật; lấy đạo mà lo việc nhà, thì đức ấy lâu; lấy đạo mà lo cho làng xóm, thì đức ấy dài.
7. (Tính) Chưa hết, chưa xong. ◎ Như: "tử hữu dư cô" chết không hết tội, "tâm hữu dư quý" vẫn chưa hoàn hồn, lòng còn kinh sợ, "dư âm nhiễu lương" âm vang chưa dứt.
8. (Tính) Vụn, mạt, không phải chủ yếu.
9. (Danh) Phần ngoài, phần sau, phần thừa. ◎ Như: "công dư" lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn, "khóa dư" thì giờ rảnh sau việc học hành, "nghiệp dư" bên ngoài nghề nghiệp chính thức.
10. (Danh) Số lẻ. ◎ Như: "tam thập hữu dư" trên ba mươi, "niên tứ thập dư" tuổi hơn bốn mươi.
11. (Danh) Chỉ hậu duệ.
12. (Danh) Muối. § Người Việt gọi muối là "dư".
13. (Danh) Họ "Dư".
14. (Đại) Ta, tôi. § Cũng như "dư" .
15. (Phó) Sau khi, về sau. ◎ Như: "tha hư tâm phản tỉnh chi dư, quyết tâm cải quá" , sau khi biết suy nghĩ phản tỉnh, anh ấy quyềt tâm sửa lỗi.
16. (Động) Bỏ rớt lại, để lại. ◇ Đái Thúc Luân : "Tân hòa vị thục phi hoàng chí, Thanh miêu thực tận dư khô hành" , (Đồn điền từ ) Lúa mới chưa chín sâu bay đến, Mạ xanh ăn hết (chỉ) để lại rễ khô.
17. (Động) Cất giữ, súc tích.

Từ điển Thiều Chửu

① Thừa, phần cung nhiều hơn phần cầu, thì cái phần thừa ấy gọi là dư. Như nông hữu dư túc nhà làm ruộng có thóc thừa.
② Ngoài ra, thừa ra, là một lời nói vơ qua, chỉ nói phần quan trọng, chỉ nói qua thôi.
③ Rỗi nhàn. Như công dư lúc việc quan xong còn thừa thì giờ rỗi nhàn.
④ Số lẻ ra.
⑤ Họ Dư.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thừa, dư, dôi ra, còn lại: Số tiền thừa (dôi ra); Số thóc thừa;
② Trên, hơn (chỉ số lẻ sau số nguyên: Mười, trăm, nghìn...): Trên 50 năm; Hơn 300 cân;
③ Ngoài..., sau khi..., lúc rỗi rảnh (ngoài lúc làm việc): Sau giờ làm việc; Lúc rảnh việc công;
④ Số dư;
⑤ (văn) 【】dư hoàng [yúhuáng] Xem (bộ );
⑥ [Yú] (Họ) Dư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thừa ra — Nhàn hạ thong thả.

Từ ghép 22

kiệt
jié ㄐㄧㄝˊ

kiệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hết, cạn
2. vác, đội

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vác, đội. ◇ Lễ Kí : "Ngũ hành chi động, điệt tương kiệt dã" , (Lễ vận ) Ngũ hành chuyển động, thay đổi chuyên chở lẫn nhau.
2. (Động) Hết, cùng tận. ◎ Như: "kiệt trung" hết lòng trung, "kiệt lực" hết sức. ◇ Nguyễn Du : "Kiệt lực cô thành khống nhất phương" (Quế Lâm Cù Các Bộ ) Hết sức giữ thành cô lập, khống chế một phương trời. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Nhi hương lân chi sanh nhật túc, đàn kì địa chi xuất kiệt kì lư chi nhập" , (Bộ xà giả thuyết ) Mà sự sinh hoạt của người trong làng ngày một quẫn bách, ruộng đất làm ra được bao nhiêu, đều hết nhẵn vào trong nhà.
3. (Động) Khô cạn. ◎ Như: "kiệt hạc" khô cạn, cạn hết nước. ◇ Hoài Nam Tử : "Uyên tuyền bất năng kiệt" (Thuyết lâm ) Nguồn sâu không thể khô cạn.
4. (Động) Mất, mất đi. ◇ Trang Tử : "Thần kiệt tắc xỉ hàn" (Khư khiếp ) Môi mất thì răng lạnh (môi hở răng lạnh).
5. (Động) Bại hoại, hủy diệt. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhĩ mục dâm tắc kiệt" (Chủ thuật huấn ) Tai mắt say đắm thì bại hoại.
6. (Phó) Tất cả, hoàn toàn. ◎ Như: "kiệt tuyệt" hoàn toàn, triệt để.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết, như kiệt trung hết lòng trung, kiệt lực hết sức, v.v.
② Vác, đội.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hết. 【】kiệt lực [jiélì] Ra sức, cố sức, hết sức, dốc toàn lực: Ra sức ủng hộ; Cố sức giẫy giụa; Cô ấy cố sức tự kìm chế mình;
② (văn) Vác, đội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhấc lên, vác lên — Dùng hết. Không còn gì.

Từ ghép 6

Từ điển trích dẫn

1. Xuất chúng. ◇ Phan Nhạc : "Kiều kiều Triệu vương, thỉnh đồ tam vạn" , (Quan trung ).
2. Cao mà nguy hiểm. ◇ Thi Kinh : "Dư thất kiều kiều, Phong vũ sở phiêu diêu" , (Bân phong , Si hào ) Ổ của ta lâm nguy, Vì gió mưa lắt lay dao động.
3. Lo lắng, thận trọng. ◇ Trương Hành : "Thường kiều kiều dĩ nguy cụ, nhược thừa bôn nhi vô bí" , (Đông Kinh phú ) Thường lo lắng hoảng sợ, như chạy ngựa mà không có dây cương.
4. Dáng giơ cao, cong lên, vểnh lên. ◇ Liêu trai chí dị : "Tặng tú lí nhất câu (...), thụ nhi thị chi, kiều kiều như giải kết chùy, tâm thậm ái duyệt" (...), , . (Liên Hương ) Tặng sinh một chiếc giày thêu (...), cầm lấy xem, thấy cong lên như cái dùi cởi nút thắt, trong lòng rất thích.
5. Đông, nhiều. ◇ Thi Kinh : "Kiều kiều thác tân, Ngôn ngải kì sở" , (Chu nam , Hán quảng ) Trong bụi cây rậm rạp, Cắt cây kinh sở.
6. Dáng trông ngóng. ◇ Đào Hoằng Cảnh : "Hữu duyên tự nhiên hội, bất đãi tâm kiều kiều" , (Minh thông kí , Quyển nhị) Có duyên thì tự nhiên gặp, chẳng chờ đợi trông ngóng.
diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

vận
yùn ㄩㄣˋ

vận

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. sự may mắn, vận may
2. sự chuyên trở

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Di động, chuyển động, xoay vần. ◎ Như: "vận chuyển" chuyển động, "vận hành" di chuyển, "nhật nguyệt vận hành" mặt trời mặt trăng xoay vần.
2. (Động) Huy động, vung. ◇ Trang Tử : "Tượng Thạch vận cân thành phong, thính nhi trác chi" , (Từ vô quỷ ) Phó Thạch vung búa thành gió, nghe tiếng mà đẽo.
3. (Động) Chuyên chở, chở đi. ◎ Như: "vận hóa" chuyên chở hàng hóa.
4. (Động) Sử dụng, dùng tới. ◎ Như: "vận tư" suy nghĩ, cấu tứ, "vận bút" nguẫy bút, cầm bút viết, "vận trù" toan tính, trù hoạch. ◇ Sử Kí : "Phù bị kiên chấp duệ, Nghĩa bất như công, tọa nhi vận sách, công bất như Nghĩa" , ; , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Mang áo giáp dày, cầm binh khí sắc thì (Tống) Nghĩa này không bằng ông (chỉ Hạng Vũ), nhưng ngồi để trù tính sách lược thì ông không bằng Nghĩa.
5. (Danh) Số mệnh, số phận. ◎ Như: "vận khí" vận bĩ tắc của người.
6. (Danh) Bề dọc theo chiều nam bắc. ◇ Quốc ngữ : "Quảng vận bách lí" (Việt ngữ thượng ) Ngang dọc trăm dặm.
7. (Danh) Nói tắt của "vận động hội" . ◎ Như: "Á vận" Á vận hội, "Áo vận" vận động hội thế giới.
8. (Danh) Họ "Vận".

Từ điển Thiều Chửu

① Xoay vần, vật gì cứ noi một lối quay đi, hết vòng lại tới, không ra không vào, không lúc nào dừng gọi là vận. Như nhật nguyệt vận hành mặt trời mặt trăng xoay vần, vận hóa sự xoay vần biến hóa trong thân thể, vận động cất nhắc luôn luôn.
② Phàm vật gì quanh vòng chuyển động đều gọi là vận. Như vận bút nguẫy bút, cầm bút viết, vận bích vần gạch vuông, vận trù vần toan, vận tâm trí ra mà toan tính.
③ Vận số. Như ta nói vận tốt vận xấu vậy. Kẻ xem bói xem số tính vận thanh thản, vận bĩ tắc của người gọi là vận khí .
④ Phía nam bắc quả đất.
⑤ Họ Vận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vận động, xoay vần: Vận hành;
② Vận chuyển, di chuyển: Vận chuyển hàng hóa; Vận chuyển bằng đường thủy;
③ Vận dụng: Vận dụng vào thực tiễn;
④ Vận mệnh, vận số, số phận: Vận tốt, số đỏ; Vận rủi, số đen;
⑤ (văn) Phía nam bắc của quả đất;
⑥ [Yùn] (Họ) Vận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dời chỗ. Xoay vần. Td: Chuyển vận — Chở đi nơi khác — Xoay vào, ứng vào. Đoạn trường tân thanh : » Một lời là một vận vào khó nghe « — Sự xoay vần của đời người. Td: Mệnh vận. Tục ngữ: » Đất có tuần, dân có vận « — Cái lúc, cái hoàn cảnh xoay vần tới. Truyện Nhị độ mai : » Đỡ khi gấp khúc đỡ khi vận cùng «.

Từ ghép 41

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.