sắc
sè ㄙㄜˋ, shǎi ㄕㄞˇ

sắc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. màu sắc
2. vẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Màu. ◎ Như: "ngũ sắc" năm màu (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen), "hoa sắc tiên diễm" màu hoa tươi đẹp.
2. (Danh) Vẻ mặt. ◎ Như: "thân thừa sắc tiếu" được thấy vẻ mặt tươi cười (được phụng dưỡng cha mẹ), "hòa nhan duyệt sắc" vẻ mặt vui hòa, "diện bất cải sắc" vẻ mặt không đổi.
3. (Danh) Vẻ đẹp của phụ nữ, đàn bà đẹp. ◎ Như: "hiếu sắc" thích gái đẹp. ◇ Bạch Cư Dị : "Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc, Ngự vũ đa niên cầu bất đắc" , (Trường hận ca ) Vua Hán trọng sắc đẹp, luôn luôn nghĩ đến người nghiêng nước nghiêng thành, Tuy tại vị đã lâu năm, vẫn chưa tìm được người vừa ý.
4. (Danh) Cảnh tượng. ◎ Như: "mộ sắc" cảnh chiều tối, "hành sắc thông thông" cảnh tượng vội vàng. ◇ Nguyễn Du : "Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán "Quy dư"" , (Đông lộ ) Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Không khỏi phải tựa đòn ngang xe mà than "Về thôi".
5. (Danh) Chủng loại, dạng thức. ◎ Như: "hóa sắc tề toàn" đủ thứ mặt hàng.
6. (Danh) Phẩm chất (thường nói về vàng, bạc). ◎ Như: "thành sắc" (vàng, bạc) có phẩm chất, "túc sắc" (vàng, bạc) đầy đủ phẩm chất, hoàn mĩ.
7. (Danh) Tính dục, tình dục. ◎ Như: "sắc tình" tình dục.
8. (Danh) Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là "sắc". ◎ Như: "sắc giới" cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục, "sắc uẩn" vật chất tổ thành thân thể (tích góp che mất chân tính), "sắc trần" cảnh đối lại với mắt.
9. (Động) Tìm kiếm. ◎ Như: "vật sắc" lấy bề ngoài mà tìm người, tìm vật. ◇ Liêu trai chí dị : "Đệ vi huynh vật sắc, đắc nhất giai ngẫu" , (Kiều Na ) Tôi đã vì anh tìm, được một người vợ đẹp. § Xem thêm: "vật sắc" .
10. (Động) Nổi giận, biến đổi vẻ mặt. ◇ Chiến quốc sách : "Nộ ư thất giả sắc ư thị" (Hàn sách nhị) Giận dữ ở nhà, nổi nóng ở ngoài chợ.

Từ điển Thiều Chửu

① Sắc, màu. Là cái hiện tượng của bóng sáng nó chiếu vào hình thể vật, ta gọi xanh, vàng, đỏ, trắng, đen là ngũ sắc năm sắc.
② Bóng dáng. Như thân thừa sắc tiếu được thân thấy bóng dáng. Vì sợ hãi hay giận dữ mà đổi nét mặt gọi là tác sắc . Lấy bề ngoài mà tìm người tìm vật gọi là vật sắc xem xét.
③ Sắc đẹp, gái đẹp. Như hiếu sắc thích gái đẹp.
④ Cảnh tượng. Như hành sắc thông thông cảnh tượng vội vàng. Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán quy Dư Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Bất giác nương nơi ván chắc trước xe mà than Về thôi.
⑤ Tục gọi một thứ là nhất sắc .
⑥ Sắc tướng. Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là sắc. Như sắc giới cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục. Sắc uẩn sắc nó tích góp che mất chân tính. Sắc trần là cái cảnh đối lại với mắt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Màu, màu sắc: Ánh nắng có 7 màu;
② Vẻ mặt, nét mặt, sắc mặt: Đổi sắc mặt; Sự vui mừng hiện ra nét mặt; Mặt mày hớn hở;
③ Cảnh: Phong cảnh; Cảnh đêm;
④ Thứ, loại, hạng: Các thứ đồ dùng; Đầy đủ các loại hàng; Một thứ, một loại; Trên thế giới có đủ hạng người khác nhau;
⑤ Chất lượng: Hàng ngày chất lượng rất tốt;
⑥ Sắc đẹp, nhan sắc: 姿 Vẻ đẹp của phụ nữ; Hiếu sắc, thích sắc đẹp (gái đẹp);
⑦ (tôn) Sắc tướng: Cõi hình sắc, cõi đời; Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc (Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh). Xem [shăi].

Từ điển Trần Văn Chánh

(khn) Màu: Phai màu, bay màu; Vải này không phai màu. Xem [sè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Màu. Ta cũng nói Màu Sắc. Truyện Nhị độ mai có câu: » Sắc xiêm hoa dệt nét hài phượng thêu « — Vẻ mặt. Td: Sắc diện — Vẻ đẹp của người con gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Một hai nghiêng nước nghiêng thành, sắc đành đòi một tài đành họa hai « — Vẻ đẹp của cảnh vật. Td: Cảnh sắc — Thứ. Loại — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tứ bộ Sắc — Tiếng nhà Phật, chỉ cái có thật, có hình dạng màu mè trước mắt. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ, nào ngờ chữ sắc hóa ra không «.

Từ ghép 96

ám sắc 暗色âm sắc 音色bản sắc 本色biến sắc 变色biến sắc 變色cảnh sắc 景色chánh sắc 正色chiến sắc 戰色chính sắc 正色chức sắc 職色cước sắc 腳色dạ sắc 夜色danh sắc 名色di sắc 彞色diễm sắc 豔色dong sắc 容色du sắc 愉色dung sắc 容色đài sắc 苔色đạm sắc 淡色đặc sắc 特色giác sắc 角色gián sắc 間色hành sắc 行色háo sắc 好色hỉ sắc 喜色hiền hiền dị sắc 賢賢易色hiếu sắc 好色hoa sắc 花色huyết sắc 血色hữu sắc 有色khí sắc 氣色khôi sắc 灰色kiểm sắc 臉色lệ sắc 厲色lục sắc hòa bình tổ chức 綠色和平組織nan sắc 難色ngũ nhan lục sắc 五顏六色ngũ sắc 五色nhãn sắc 眼色nhan sắc 顏色nhị sắc 二色nhiễm sắc 染色nhuận sắc 潤色nộ sắc 怒色nữ sắc 好色ôn sắc 溫色phấn sắc 粉色phong sắc 風色phối sắc 配色phục sắc 服色quốc sắc 國色quốc sắc thiên hương 國色天香sát sắc 察色sắc dục 色欲sắc dưỡng 色養sắc giác 色覺sắc giới 色戒sắc giới 色界sắc hoang 色荒sắc manh 色盲sắc mê 色迷sắc nan 色難sắc nghệ 色藝sắc pháp 色法sắc phục 色服sắc sắc 色色sắc thái 色彩sắc thân 色身sắc tiếu 色笑sắc tố 色素sắc trạch 色澤sắc trang 色莊sắc trần 色塵sắc trí 色智sắc tướng 色相sinh sắc 生色tác sắc 作色tài sắc 才色tam sắc 三色thanh sắc 聲色thanh sắc câu lệ 聲色俱厲thần sắc 神色thất sắc 失色thu sắc 秋色tốn sắc 遜色tông sắc 棕色trịch sắc 擲色tuyệt sắc 絶色tứ sắc 四色tư sắc 姿色tửu sắc 酒色vật sắc 物色vô sắc giới 無色界xuân sắc 春色xuất sắc 出色
ba, bà
pá ㄆㄚˊ

ba

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gãi, cào
2. bò, leo, trèo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bò. ◎ Như: "ba xuất môn ngoại" bò ra ngoài cửa. ◇ Thủy hử truyện : "Na hậu sanh ba tương khởi lai" (Đệ nhị hồi) Chàng trẻ (lồm cồm) bò trở dậy.
2. (Động) Leo, trèo, vin. ◎ Như: "ba thụ" trèo cây, "ba san" leo núi.
3. (Động) Nép, nằm ép mình xuống. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ thặng hạ Tình Văn nhất nhân tại ngoại gian ốc nội ba trước" (Đệ thất thập thất hồi) Chỉ còn một mình Tình Văn nằm mọp trong nhà ở phòng ngoài.
4. (Động) Gãi, cào. ◎ Như: "ba dưỡng" gãi ngứa, "ba bối" gãi lưng .
5. (Động) Đào lên, móc ra, bới ra. ◇ Liêu trai chí dị : "(Nữ) hựu bạt đầu thượng trâm, thứ thổ sổ thập hạ, hựu viết: Ba chi. Sanh hựu tòng chi. Tắc úng khẩu dĩ hiện" (), , : . . (Cát Cân ) (Nàng) lại rút chiếc trâm trên đầu, chọc vài mươi nhát xuống đất, rồi lại bảo: Đào lên. Sinh làm theo. Thì thấy lộ ra một cái miệng vò.
6. (Động) (Dùng bừa, cào) cào đất, ban đất cho bằng.
7. (Danh) Cái cào, cái bừa (dụng cụ nhà nông).

Từ điển Thiều Chửu

① Gãi. Tục bảo bò cả chân cả tay là ba.

Từ ghép 2

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bò: Con sâu bò dưới đất;
② Trèo, leo, ngoi lên, trèo lên: Trèo cây; Tư tưởng ngoi lên (địa vị cao); Leo núi tuyết vượt đồng lầy; Trèo cao té nặng;
③ (văn) Gãi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cào, gãi — Bò bằng hai tay hai chân.

Từ ghép 4

chí
zhì ㄓˋ

chí

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ý chí, chí hướng
2. cân, đo, đong

Từ điển phổ thông

1. ghi chép
2. văn ký sự

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Ý hướng, quyết tâm, nơi để tâm vào đấy. ◎ Như: "hữu chí cánh thành" có chí tất nên. ◇ Luận Ngữ : "Nhan Uyên, Tử Lộ thị. Tử viết: Hạp các ngôn nhĩ chí" , . : (Công Dã Tràng ) Nhan Uyên, Quý Lộ theo hầu. Khổng Tử nói: Sao không nói chí hướng của các anh (cho ta nghe)?
2. (Danh) Mũi tên.
3. (Danh) Bài văn chép. ◎ Như: "Tam quốc chí" , "địa phương chí" .
4. (Danh) Chuẩn đích.
5. (Danh) Họ "Chí".
6. (Động) Ghi chép. § Cũng như "chí" . ◇ Tô Thức : "Đình dĩ vũ danh, chí hỉ dã" , (Hỉ vủ đình kí ) Đình đặt tên là Mưa, để ghi một việc mừng.
7. (Động) Ghi nhớ. ◎ Như: "vĩnh chí bất vong" ghi nhớ mãi không quên.
8. § Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Chí, nơi để tâm vào đấy gọi là chí. Như hữu chí cánh thành có chí tất nên. Người có khí tiết gọi là chí sĩ nghĩa là tâm có chủ trương, không có a dua theo đời vậy.
② Chuẩn đích.
③ Mũi tên.
④ Ghi chép, cũng như chữ chí .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Điều mà lòng mình hướng tới. Cái ý muốn to lớn mạnh mẽ — Ý riêng, lòng riêng — Ghi chép, biên soạn.

Từ ghép 52

mật
mì ㄇㄧˋ

mật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đông đúc
2. giữ kín

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Rậm rạp, liền kín, sát, khít, dày. ◎ Như: "mật mật tằng tằng" chập chồng liền kín, "mật như thù võng" dày đặc như mạng nhện.
2. (Tính) Kín đáo, không để lộ, không cho người ngoài cuộc biết tới. ◎ Như: "mật lệnh" lệnh bí mật.
3. (Tính) Thân gần, thân thiết, liền kề. ◎ Như: "mật nhĩ" , "mật thiết" hợp với nhau, khắng khít. § Tục viết là . ◇ Cù Hựu : "Bằng hữu trung hữu nhất cá dữ tha giao vãng mật thiết" (Tu Văn xá nhân truyện ) Trong đám bạn bè có một người giao hảo với ông rất thân thiết.
4. (Tính) Chu đáo, tỉ mỉ. ◎ Như: "tế mật" tỉ mỉ, "chu mật" kĩ lưỡng, "nghiêm mật" nghiêm ngặt, chặt chẽ.
5. (Danh) Sự việc giữ kín, việc không để công khai. ◎ Như: "bảo mật" giữ kín, "bí mật" việc giấu kín, không để lộ, "cơ mật" việc cơ yếu giữ kín.
6. (Danh) Họ "Mật".
7. (Danh) Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, gọi là "Mật tông", cũng gọi là "Chân ngôn tông" , giáo nghĩa của tông này gọi là "mật giáo" .
8. (Phó) Kín đáo, ngầm. ◎ Như: "mật báo" ngầm thông báo, "mật cáo" kín đáo cho biết.

Từ điển Thiều Chửu

① Rậm rạp, liền kín. Như mật mật tằng tằng chập chồng liền kín.
② Bí mật, việc gì cần phải giữ kín không cho ai biết gọi là mật.
③ Liền gắn, liền kề. Như mật nhĩ , mật thiết nghĩa là cùng hợp với nhau, có ý khắng khít lắm. Tục viết là .
④ Mật tông . Trong nhà Phật có một phái tu về phép bí mật Tụng chú ấn quyết khiến ba nghiệp thân, miệng, ý cùng ứng với nhau, tức thì chuyển phàm nên thánh, công dụng không thể nghĩ bàn tới, như thế chỉ có Phật mới biết được, nên gọi là mật tông, cũng gọi là chân ngôn tông , giáo nghĩa của tông này gọi là mật giáo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mau, kín, dầy, khít, sát, rậm rạp, đông đúc: Cấy dầy, trồng dầy; Vùng này cây trồng sát quá;
② Thân thiết: Bạn thân; Thân mật; Khăng khít gần gũi;
③ Tinh vi, kĩ càng: Kĩ càng; Tinh vi;
④ Bí mật, ngầm, lén: Nói chuyện kín, mật đàm; Điện mật, mật điện; Mật ước, hiệp ước bí mật; Giữ bí mật; Bí mật chôn viên ngọc bích ở sân trước tổ miếu (Tả truyện);
⑤ [Mì] (Họ) Mật.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kín đáo — Gần. Khít lại — Yên lặng.

Từ ghép 42

bộc
pú ㄆㄨˊ

bộc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. người đầy tớ
2. người cầm cương ngựa

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầy tớ. ◎ Như: "nô bộc" đầy tớ, "bộc nhân" người hầu hạ.
2. (Danh) Kẻ cầm cương. ◎ Như: Ngày xưa có chức "Thái bộc tự" coi về việc xe ngựa cho vua.
3. (Động) Đánh xe. ◇ Luận Ngữ : "Tử thích Vệ, Nhiễm Hữu bộc" , (Tử Lộ ) (Khổng) Tử tới nước Vệ, Nhiễm Hữu đánh xe.
4. (Đại) Kẻ hèn này. § Lời nói nhún mình dùng trong thư từ. ◇ Tư Mã Thiên : "Bộc hoài dục trần chi nhi vị hữu lộ" (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Kẻ hèn này muốn trình bày lẽ đó nhưng chưa có cơ hội.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðầy tớ.
② Kẻ cầm cương, ngày xưa có chức Thái bộc tự coi về việc xe ngựa cho vua.
③ Kẻ hèn này, lời thư từ nói nhún mình gọi là bộc.
④ Lóc cóc, như phong trần bộc bộc đi lại lóc cóc, nghĩa là phải xông pha gió bụi, không được nghỉ ngơi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầy tớ;
② (văn) Tôi, kẻ hèn này (từ dùng để khiêm xưng trong thư từ qua lại): Nghe ông bị cháy nhà, tôi lúc mới nghe qua thì giật mình, giữa chừng thì nghi ngờ, cuối cùng lại mừng (Liễu Tôn Nguyên: Hạ thất hỏa thư);
③ (văn) Đi khắp, chạy khắp: Xông pha gió bụi khắp nơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đày tớ — Tiếng tự xưng khiêm nhường. Có nghĩa là tôi.

Từ ghép 14

sự kiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sự kiện, việc xảy ra

Từ điển trích dẫn

1. Việc xảy ra, sự tình.
2. Sự hạng, các hạng mục của sự việc.
3. Chỉ biến cố quan trọng về lịch sử hoặc xã hội. ◎ Như: "Thiên An Môn trấn áp sự kiện" biến cố đàn áp (sinh viên tranh đấu cho tự do dân chủ) xảy ra tại Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc).
4. Vật phẩm, khí cụ. ◇ Nhị khắc phách án kinh kì : "Bả gia trung sự kiện, thu thập tịnh điệp" , (Quyển thập nhất) Đem đồ vật trong nhà, thu thập gom góp lại với nhau.
5. Chỉ án kiện, vụ án. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "(Ô Minh A) tài do thủy lộ tẩu xuất nhất trình, hựu phụng đáo đình kí mệnh tha đáo Nam Hà tra bạn sự kiện" (), (Đệ thập tam hồi).
6. Chỉ văn án. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Hốt hữu gia nhân truyền báo thuyết: "Nội đình truyền chỉ, giao khán sự kiện." Vũ Thôn tật mang thượng kiệu tiến nội" : ", ." (Đệ nhất ○ tứ hồi) Chợt có người nhà lên trình: "Trong nội đình có chỉ truyền, giao cho ông vào xét văn án." Vũ Thôn vội vàng lên kiệu vào trong nội.
7. Ruột, dạ dày, tạng, phủ... của loài chim thú. ◇ Mộng lương lục : "Mại tảo thị điểm tâm, như tiên bạch tràng, dương nga sự kiện" , , (Thiên hiểu chư nhân xuất thị ) Mua món ăn sáng ở chợ sớm, như dồi chiên, đồ lòng dê ngỗng.
8. Chỉ các bộ phận trên thân thể người ta. ◇ Thủy hử truyện : "Dương Hùng hựu tương giá phụ nhân thất sự kiện phân khai liễu, khước tương đầu diện y phục đô xuyên tại bao khỏa lí liễu" , (Đệ tứ lục hồi) Dương Hùng mổ hết ruột gan (dâm) phụ xong, bèn đem thủ sức áo quần nhét vào trong gói. § "Thất sự kiện" : chỉ đầu, ngực, bụng và chân tay.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc xảy ra.
cốt
gū ㄍㄨ, gú ㄍㄨˊ, gǔ ㄍㄨˇ

cốt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

xương cốt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Xương. ◎ Như: "kiên giáp cốt" xương bả vai, "tỏa cốt" xương đòn (quai xanh), "quăng cốt" xương cánh tay, "cân cốt" gân và xương.
2. (Danh) Chỉ xác chết, thi cốt. ◇ Cao Bá Quát : "Bích thảo đa tình oanh chiến cốt" (Cảm phú ) Cỏ biếc nặng tình quấn quanh xác lính chết trận. ◇ Đỗ Phủ : "Chu môn tửu nhục xú, Lộ hữu đống tử cốt" , (Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ) Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài đường người chết cóng.
3. (Danh) Thân mình, khu thể. ◇ Tống Liêm : "Thì binh hậu tuế cơ, Dân cốt bất tương bảo" , (Đỗ Hoàn Tiểu truyện ).
4. (Danh) Chỉ thịt của gia súc dùng để cúng tế. § Tức là những con "sinh" . ◇ Lễ Kí : "Phàm vi trở giả, dĩ cốt vi chủ. Cốt hữu quý tiện. Ân nhân quý bễ, Chu nhân quý kiên" , . . , (Tế thống ).
5. (Danh) Khung, nan, cốt. ◎ Như: "phiến cốt" nan quạt, "cương cốt thủy nê" xi-măng cốt sắt.
6. (Danh) Chỉ thành phần chủ yếu.
7. (Danh) Rễ cây. ◇ Quản Tử : "Phong sanh mộc dữ cốt" (Tứ thì ).
8. (Danh) Phẩm chất, tính chất. ◇ Lí Ngư : "Cụ tùng bách chi cốt, hiệp đào lí chi tư" , 姿 (Nhàn tình ngẫu kí , Chủng thực , Mộc bổn ).
9. (Danh) Chỉ thật chất, cái lẽ thật bên trong. ◇ Lỗ Tấn : "Cố thử sự chánh diệc vị khả tri, ngã nghi tất cốt nô nhi phu chủ, kì trạng dữ chiến khu đồng" , , (Thư tín tập , Trí đài tĩnh nông ).
10. (Danh) Chỉ khí chất. ◇ Tấn Thư : "Thử nhi hữu kì cốt, khả thí sử đề" , 使 (Hoàn Ôn truyện ).
11. (Danh) Chỉ bổn tính, tính cách. ◎ Như: "ngạo cốt" phong cách kiêu ngạo, "phong cốt" tính cách.
12. (Danh) Chỉ tâm thần, tâm ý. ◇ Giang Yêm : "Sử nhân ý đoạt thần hãi, tâm chiết cốt kinh" 使, (Biệt phú ).
13. (Danh) Chỉ nét chữ cứng cỏi hùng mạnh. ◇ Tô Thức : "Đông Pha bình thì tác tự, cốt sanh nhục, nhục một cốt, vị thường tác thử sấu diệu dã" , , , (Đề tự tác tự ).
14. (Danh) Chỉ đường hướng và khí thế của thơ văn. ◇ Văn tâm điêu long : "Cố luyện ư cốt giả, tích từ tất tinh" , (Phong cốt ).
15. (Danh) Tỉ dụ đáy lòng sâu xa. ◇ Vương Sung : "Dĩ vi tích cổ chi sự, sở ngôn cận thị, tín chi nhập cốt, bất khả tự giải" , , , (Luận hành , Tự kỉ ).
16. (Danh) Tỉ dụ (trong lời nói) hàm ý bất mãn, chế giễu... ◇ Mao Thuẫn : "Lí Ngọc Đình bất minh bạch tha môn đích thoại trung hữu cốt" (Tí dạ , Cửu).
17. (Danh) Khắc (thời giờ). § Dịch âm tiếng Anh: quarter. ◇ Khang Hữu Vi : "Âu nhân ư nhất thì chi trung, phân tứ cốt, mỗi cốt tam tự, diệc đồng ư thì số" , , , (Đại đồng thư , Ất bộ đệ tứ chương ).
18. (Danh) Họ "Cốt".
19. (Danh) Tức "cốt phẩm chế" . § Chế độ của tộc Tân La ngày xưa, dựa theo huyết thống phân chia đẳng cấp (hoàng thất, quý tộc...).
20. (Giới) Vẫn cứ, vẫn lại. § Dùng như: "hoàn" , "nhưng nhiên" . ◇ Lí Lai Lão : "Tú áp thùy liêm, cốt hữu hứa đa hàn tại" , (Quyện tầm phương , Từ ).

Từ điển Thiều Chửu

① Xương, là một phần cốt yếu trong thân thể người và vật.
② Cái cốt, dùng để làm cái mẫu để đúc nắn các hình đứng đều gọi là cốt.
③ Thứ cốt khắc sâu vào. Giận người không quên gọi là hàm chi thứ cốt .
④ Cứng cỏi. Như kẻ cứ đứng thẳng mà can, không a dua nịnh hót gọi là cốt ngạnh (xương cá).
⑤ Người chết.

Từ điển Trần Văn Chánh

Xương (từ được dùng trong một vài thành ngữ thông tục). Xem [gu], [gư].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xương: Xương sọ; Xương bả vai; Xương đòn (quai xanh); Xương cánh tay; Xương sườn; Xương mỏ ác; Xương cột sống; Xương quay; Xương trụ; Xương đai hông; Xương cổ tay; Xương bàn tay; Xương ngón tay; Xương cùng; Xương bánh chè; Xương đùi; Xương chày; Xương mác; Xương bàn chân; Xương ngón; Xương đuôi (mu);
② Nan, cốt, khung: Nan quạt; Xi măng cốt sắt;
③ Tinh thần, tính nết, tính cách, cốt cách: Cốt cách thanh tao như mai, tinh thần trong như tuyết;
④ (văn) Cứng cỏi: Thẳng thắn không a dua;
⑤ (văn) Người chết. Xem [gu], [gú].

Từ điển Trần Văn Chánh

①【】cốt đóa nhi [guduor] (khn) Nụ hoa;
② 【】cốt lục [gulu] Lăn long lóc. Xem [gú], [gư].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xương — Chỉ sự cứng cỏi — Chính yếu.

Từ ghép 61

bác cốt 髆骨bạch cốt 白骨bài cốt 排骨băng cơ ngọc cốt 冰肌玉骨bộc cốt 暴骨cân cốt 筋骨chẩm cốt 枕骨chỉ cốt 指骨chi cốt 肢骨chùy cốt 椎骨chưởng cốt 掌骨cổ cốt 股骨cốt bồn 骨盆cốt cách 骨格cốt cách 骨骼cốt đóa nhi 骨朵兒cốt đổng 骨董cốt hôi 骨灰cốt khôi 骨灰cốt lập 骨立cốt mạc 骨膜cốt ngạnh 骨鯁cốt nghạch 骨鯁cốt nhục 骨肉cốt nhục tương tàn 骨肉相殘cốt pháp 骨法cốt quan tiết 骨關節cốt sấu như sài 骨瘦如柴cốt tủy 骨髓cốt tử 骨子cốt tướng 骨相cơ cốt 肌骨cùng cốt 窮骨diện cốt 面骨đầu cốt 頭骨hài cốt 骸骨hiếp cốt 脅骨hổ cốt 虎骨kê cốt 雞骨khắc cốt 刻骨khí cốt 氣骨khô cốt 枯骨lặc cốt 肋骨mai cốt 梅骨mao cốt tủng nhiên 毛骨悚然ngọc cốt 玉骨nhan diện cốt 顏面骨nhập cốt 入骨nhuyễn cốt 輭骨ô cốt kê 烏骨雞phàm cốt 凡骨phấn cốt toái thân 粉骨碎身phong cốt 風骨phú cốt 富骨quăng cốt 肱骨quy cốt 歸骨quyền cốt 權骨sấu cốt 瘦骨tiên phong đạo cốt 仙風道骨tiếp cốt 接骨tọa cốt 座骨
sự
shì ㄕˋ

sự

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. việc
2. làm việc
3. thờ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Việc, công việc, chức vụ. ◇ Luận Ngữ : "Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí dã" , , , (Tử Lộ ) Ở nhà phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).
2. (Danh) Chỉ chung những hoạt động, sinh hoạt con người. ◇ Trần Nhân Tông : "Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi" , (Xuân cảnh ) Khách đến không hỏi việc đời, Cùng tựa lan can ngắm khí núi xanh.
3. (Danh) Việc xảy ra, biến cố. ◎ Như: "đa sự chi thu" thời buổi nhiều chuyện rối ren, "bình an vô sự" yên ổn không có gì.
4. (Động) Làm việc, tham gia. ◎ Như: "vô sở sự sự" không làm việc gì.
5. (Động) Thờ phụng, phụng dưỡng, tôn thờ. ◎ Như: "tử sự phụ mẫu" con thờ cha mẹ. ◇ Sử Kí : "Tín nãi giải kì phược, đông hướng đối, tây hướng đối, sư sự chi" ,, 西, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cởi trói (cho Quảng Vũ Quân), mời ngồi ngoảnh về hướng đông, (Hàn Tín) đối mặt ngoảnh về hướng tây, và đãi ngộ như bậc thầy.

Từ điển Thiều Chửu

① Việc.
② Làm việc, như vô sở sự sự không làm việc gì.
③ Thờ, như tử sự phụ mẫu con thờ cha mẹ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Việc, sự việc: Việc đời; ? Việc thiên hạ có khó có dễ không? (Bành Đoan Thục);
② (văn) Sự nghiệp: Nếu sự nghiệp không thành, đó là do ý trời (Tư trị thông giám);
③ Công việc: ? Hiện nay anh ấy làm việc gì?;
④ Liên quan hoặc trách nhiệm: Vụ án này không liên quan gì tới nó; Bọn bây coi như không có trách nhiệm gì cả (Nho lâm ngoại sử);
⑤ Chuyện, việc (xảy ra, sự cố, biến cố): Xảy ra chuyện; Bình yên vô sự; Thiên hạ thường không có biến cố (xảy ra) thì thôi, nếu có biến cố, thì Lạc Dương ắt phải chịu nạn binh lửa trước nhất (Lí Cách Phi);
⑥ (văn) Chức vụ: Không có công lao mà nhận được chức vụ, không có tước vị mà được hiển vinh (Hàn Phi tử: Ngũ đố);
⑦ Làm: Không tham gia sản xuất;
⑧ (cũ) Thờ phụng: Thờ phụng cha mẹ; Tôi được thờ ông ấy như thờ bậc huynh trưởng (Sử kí);
⑨【】sự tiên [shìxian] Trước hết, trước tiên, trước: Bàn trước.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc làm — Nghề nghiệp — Làm việc — Tôn kính thờ phụng — Chỉ chung các việc xảy ra. Cung oán ngâm khúc có câu: » Lò cừ nung nấu sự đời, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương «.

Từ ghép 167

án sự 案事ảnh sự 影事âm sự 陰事băng hồ sự lục 冰壺事錄bất hiểu sự 不曉事bất kinh sự 不經事bất tỉnh nhân sự 不省人事bỉ sự 鄙事biện sự 辦事biệt sự 別事cán sự 干事cán sự 幹事canh sự 更事cát sự 吉事cận sự 近事chấp sự 執事chấp sự 执事chỉ sự 指事chiến sự 战事chiến sự 戰事chính sự 政事chủ sự 主事chủng sự tăng hoa 踵事增華cố sự 故事cộng sự 共事cơ sự 機事cung sự 供事cử sự 舉事cựu sự 舊事dân sự 民事dật sự 軼事dĩ sự 已事dị sự 異事dụng sự 用事đa sự 多事đại nam hội điển sự lệ 大南會典事例đại sự 大事điều trần thời sự 條陳時事đồng sự 同事đổng sự 懂事đương sự 當事giá hồi sự 這回事gia sự 家事hại sự 害事háo sự 好事hận sự 恨事hậu sự 後事hỉ sự 喜事hiếu sự 好事hình sự 刑事hồi sự 回事hôn sự 婚事hung sự 凶事hư sự 虛事khải sự 啟事khởi sự 起事kỉ sự 紀事kí sự 記事kỳ sự 奇事lạc sự 樂事lâm sự 臨事lí sự 理事lịch sự 歴事liễu sự 了事lĩnh sự 領事lục sự 錄事mật sự 密事mộng sự 夢事mưu sự 謀事náo sự 鬧事nghị sự 議事ngoại sự 外事ngộ sự 誤事nguyệt sự 月事ngưỡng sự phủ súc 仰事俯畜nhàn sự 閒事nhậm sự 任事nhân sự 人事nhân sự bất tỉnh 人事不省nhiệm sự 任事phán sự 判事pháp sự 法事phẫn sự 僨事phận sự 分事phòng sự 房事phóng sự 訪事phóng sự 访事phục sự 服事phụng sự 奉事quan sự 官事quản sự 管事quân sự 軍事quốc sự 國事quốc sự phạm 國事犯sảnh sự 廳事sấm sự 闖事sinh sự 生事sự biến 事變sự chủ 事主sự cố 事故sự cơ 事機sự do 事由sự duyên 事緣sự hạng 事項sự kiện 事件sự lí 事理sự loại 事類sự lược 事略sự nghi 事宜sự nghiệp 事业sự nghiệp 事業sự quá 事過sự quá cảnh thiên 事過境遷sự quân 事君sự quyền 事權sự súc 事畜sư sự 師事sự thái 事态sự thái 事態sự thần 事神sự thân 事親sự thân chí hiếu 事親至孝sự thật 事实sự thật 事實sự thế 事世sự thế 事勢sự thể 事體sự thực 事实sự thực 事實sự tích 事跡sự tích 事迹sự tiên 事先sự tình 事情sự trạng 事狀sự tử 事死sự vật 事物sự vụ 事务sự vụ 事務sự vụ sở 事務所tạ sự 藉事tàm sự 蠶事tạp sự 雜事tâm sự 心事tế sự 濟事tham sự 參事thảm sự 惨事thảm sự 慘事thất sự 失事thật sự 實事thế sự 世事thiêm sự 僉事thời sự 時事tiểu sự 小事tỏa sự 瑣事tòng sự 从事tòng sự 從事tổng lĩnh sự 總領事trị sự 治事tự sự 敍事tư sự 私事vạn sự 萬事vãng sự 往事vận sự 韻事vô sự 無事xiển sự 蕆事xử sự 處事yếm sự 饜事
hùng
xióng ㄒㄩㄥˊ

hùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con chim trống
2. mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim trống. ◇ Đỗ Phủ : "Hùng phi viễn cầu thực, Thư giả minh tân toan" , (Nghĩa cốt hành ) Chim trống bay xa kiếm ăn, Chim mái kêu than chua xót.
2. (Danh) Chỉ giống đực (động và thực vật). ◇ Tô Thức : "Trúc hữu thư hùng giả đa duẩn, cố chủng trúc đương chủng thư" , (Cừu trì bút kí , Trúc thư hùng ).
3. (Danh) Chỉ đàn ông, nam tử. ◇ Trang Tử : "(Ai Đài Tha) hựu dĩ ác hãi thiên hạ, họa nhi bất xướng, trí bất xuất hồ tứ vực, thả hữu thư hùng hợp hồ tiền, thị tất hữu dị hồ nhân giả dã" (), , , , (Đức sung phù ) (Ai Đài Tha) lại xấu xí làm mọi người phát sợ, họa nhưng không xướng, trí không ra khỏi bốn cõi, vậy mà đàn ông, đàn bà xúm xít lại trước mặt. Chắc hắn phải có gì khác người.
4. (Danh) Người dũng mãnh, tài giỏi, kiệt xuất. ◇ Tả truyện : "Tề Trang Công triều, chỉ Thực Xước, Quách Tối viết: Thị quả nhân chi hùng dã" , , : (Tương Công nhị thập nhất niên ).
5. (Danh) Chỉ quốc gia mạnh lớn. ◎ Như: "Chiến quốc thất hùng" bảy nước mạnh thời Chiến quốc.
6. (Danh) Thắng lợi, chiến thắng. § Thường dùng đi đôi với "thư" . ◇ Sử Kí : "Thiên hạ hung hung sổ tuế giả, đồ dĩ ngô lưỡng nhĩ, nguyện dữ Hán vương thiêu chiến quyết thư hùng, vô đồ khổ thiên hạ chi dân phụ tử vi dã" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Thiên hạ mấy năm nay xáo trộn lao đao, chỉ là tại hai chúng ta, xin cùng Hán vương đánh nhau một phen sống mái (quyết phân thắng bại), để cho bàn dân thiên hạ, lớn bé già trẻ, thoát khỏi cảnh lầm than.
7. (Danh) Người hay vật đứng đầu, ở hàng đầu. ◇ Vương Sung : "Hổ diệc chư cầm chi hùng dã" (Luận hành , Tao hổ ).
8. (Danh) Châu thuộc cấp hạng nhất (dưới đời Đường).
9. (Danh) Họ "Hùng".
10. (Tính) Trống, đực. ◎ Như: "hùng áp" vịt đực, "hùng kê" gà trống.
11. (Tính) Siêu quần, kiệt xuất. ◎ Như: "hùng tư kiệt xuất" 姿 siêu quần kiệt xuất.
12. (Tính) Mạnh mẽ, dũng vũ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du kiến quân thế hùng tráng, tâm thậm bất an" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) (Chu) Du thấy thế quân (của Lưu Bị) mạnh mẽ, trong lòng rất lo lắng không yên.
13. (Tính) Cao lớn, hùng vĩ. ◇ Bắc sử : "(Lô) Tào thân trường cửu xích, tấn diện thậm hùng, tí mao nghịch như trư liệp, lực năng bạt thụ" , , , (Lô Tào truyện ).
14. (Tính) Giỏi, thiện trường. ◇ Quách Mạt Nhược : "Lí Lão hùng ư đàm, âm điệu thậm kích liệt, do hữu đương niên sất trá tam quân chi khái" , 調, (Quy khứ lai , Tại oanh tạc trung lai khứ nhị ).
15. (Tính) Thịnh, dâng tràn. ◇ Tiết Phùng : "Túy xuất đô môn sát khí hùng" (Tống Phong thượng thư tiết chế Hưng Nguyên ).
16. (Tính) Giàu có, phú hữu. ◇ Bào Chiếu : "Ngũ đô căng tài hùng, Tam Xuyên dưỡng thanh lợi" , (Vịnh sử ).
17. (Tính) Hiểm yếu. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Địa hùng cảnh thắng ngôn bất tận" (Trung thu tùng giang tân kiều đối nguyệt hòa liễu lệnh chi tác ).
18. (Động) Xưng hùng (làm nước mạnh). ◇ Chiến quốc sách : "Phương kim duy Tần hùng thiên hạ" (Triệu sách tam ) Nay chỉ có nước Tần xưng hùng trong thiên hạ.
19. (Động) Dựa vào, ỷ thế. ◇ Trang Tử : "Cổ chi chân nhân, bất nghịch quả, bất hùng thành, bất mô sĩ" , , , (Đại tông sư ) Bậc chân nhân ngày xưa không trái nghịch với số ít, không ỷ thế vào thành tích của mình (mà lấn ép người khác), không mưu đồ sự việc. § "Mô sĩ" ở đây dịch thông với "mô sự" . Có thuyết cho rằng "mô sĩ" nghĩa là "mưu tính lôi kéo kẻ sĩ theo về với mình".

Từ điển Thiều Chửu

① Con đực, các loài có lông thuộc về giống đực gọi là hùng, giống thú đực cũng gọi là hùng.
② Mạnh. Như hùng tráng mạnh khoẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) đực, sống, trống;
② (Người hoặc nước) hùng mạnh: Xưng hùng; Bảy nước hùng mạnh thời Chiến Quốc;
③ Hào hùng, mạnh mẽ, oai hùng, hùng dũng, to lớn, kiệt xuất, có khí phách: Hùng tâm, chí lớn; Hùng binh; Mưu lược kiệt xuất; Tài năng kiệt xuất;
④ (văn) Chiến thắng;
⑤ (văn) Mắng nhiếc người khác bằng những lời sỉ nhục;
⑥ [Xióng] (Họ) Hùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ đực — Loài thú đực — Tài sức hơn người — Mạnh mẽ dũng cảm.

Từ ghép 27

vong, vô, vương
wáng ㄨㄤˊ, wàng ㄨㄤˋ

vong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Quên. ◎ Như: "phế tẩm vong thực" bỏ ngủ quên ăn. ◇ Nguyễn Trãi : "Nhật trường ẩn kỉ vong ngôn xứ" (Đề Trình xử sĩ Vân oa đồ ) Ngày dài tựa ghế, quên nói năng.
2. (Động) Mất. § Cũng như "vong" , "thất" . ◇ Hán Thư : "Thần văn Tử Tư tận trung nhi vong kì hiệu" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Thần nghe nói Tử Tư tận trung mà mất danh hiệu của mình.
3. (Động) Bỏ sót, bỏ rơi. ◇ Hậu Hán Thư : "Bần tiện chi tri bất khả vong" (Tống Hoằng truyện ) Bạn biết nhau thuở nghèo hèn không thể bỏ quên.

Từ điển Thiều Chửu

① Quên.
② Nhãng qua.
③ Bỏ sót. Dùng làm chữ chuyển câu, nghĩa là không.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quên, không nhớ đến: Bỏ quên; Quên bẵng; Quên ăn mất ngủ;
② (văn) Bỏ sót (một dòng...);
③ (văn) Xao lãng, xao nhãng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quên đi. Không còn nhớ được nữa.

Từ ghép 17

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 vô kì [wúqí] (văn) Như [wúqí]. Xem nghĩa ② (bộ ).

vương

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

】 vương bát [wángba]
① Con rùa cạn;
② Đồ bị cắm sừng. Cv. .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.