khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.
cí ㄘˊ, zī ㄗ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nảy nở
2. tăng thêm
3. phun, tưới

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Sinh trường, sinh sôi nẩy nở. ◎ Như: "tư sanh" sinh đẻ, sinh sôi ra nhiều. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thảo mộc bí tiểu bất tư, Ngũ cốc nuy bại bất thành" , (Quý hạ kỉ , Minh lí ) Cây cỏ thấp bé thì không lớn được, Ngũ cốc héo úa thì không mọc lên.
2. (Động) Chăm sóc, tưới bón. ◇ Khuất Nguyên : "Dư kí tư lan chi cửu uyển hề, hựu thụ huệ chi bách mẫu" , (Li tao ) Ta đã chăm bón chín uyển hoa lan hề, lại trồng một trăm mẫu hoa huệ.
3. (Động) Thấm nhuần. ◎ Như: "vũ lộ tư bồi" mưa móc thấm nhuần. ◇ Tạ Huệ Liên : "Bạch lộ tư viên cúc, Thu phong lạc đình hòe" , (Đảo y ) Móc trắng thấm vườn cúc, Gió thu rớt sân hòe.
4. (Động) Bồi bổ thân thể. ◎ Như: "tư dưỡng thân thể" bồi bổ thân thể.
5. (Động) Gây ra, tạo ra, dẫn đến. ◎ Như: "tư sự" gây sự, sinh sự.
6. (Động) Phun, phún (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "quản tử liệt liễu, trực tư thủy" , ống dẫn bể rồi, nước phun hết ra ngoài.
7. (Phó) Thêm, càng. ◇ Tô Thức : "Đạo tặc tư sí" (Hỉ vủ đình kí ) Đạo tặc thêm mạnh.
8. (Danh) Mùi, vị, ý vị. ◇ Bạch Cư Dị : "Trì ngoạn dĩ khả duyệt, Hoan thường hữu dư tư" , (Hiệu Đào Tiềm thể thi ) Ngắm nghía đã thấy thú, Thưởng thức còn dư vị.
9. (Danh) Chất dãi, chất lỏng. ◇ Tả Tư : "Mặc tỉnh diêm trì, huyền tư tố dịch" , (Ngụy đô phú ) Giếng mực ao muối, chất lỏng đen nước dãi trắng.
10. (Tính) Nhiều, tươi tốt, phồn thịnh. ◇ Phan Nhạc : "Mĩ mộc bất tư, vô thảo bất mậu" , (Xạ trĩ phú ) Không cây nào là không tươi tốt, không cỏ nào là không um tùm.
11. (Tính) Đen.

Từ điển Thiều Chửu

① Thêm, càng.
② Lớn thêm, như phát vinh tư trưởng cây cỏ nẩy nở tươi tốt thêm.
③ Tư nhuận, như vũ lộ tư bồi mưa móc vun nhuần.
④ Chất dãi, như tư vị đồ ngon nhiều chất bổ.
⑤ Nhiều, phồn thịnh.
⑥ Ðen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nẩy, đâm, mọc. 【】tư nha [ziyá] (đph) Nảy mầm, đâm lộc, nảy lộc; 【】 tư sinh [zisheng] a. Sinh ra, đẻ ra, sinh đẻ; b. Gây ra;
② Bổ, bổ ích, tăng: Bổ ích; Rất bổ, rất bổ ích;
③ (đph) Phun, phọt, vọt: Ống nước bị nứt, nước phun ra ngoài;
④ (văn) Thêm, càng: Nảy nở tươi tốt thêm;
⑤ (văn) Nhiều, phồn thịnh;
⑥ (văn) Đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớn lên — Càng thêm — Đục bẩn.

Từ ghép 5

dâm
yàn ㄧㄢˋ, yáo ㄧㄠˊ, yín ㄧㄣˊ

dâm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức, quá thừa
2. buông thả, bừa bãi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngấm, tẩm. ◎ Như: "tẩm dâm" ngâm tẩm.
2. (Động) Chìm đắm, say đắm. ◇ Nguyễn Du : "Dâm thư do thắng vị hoa mang" (Điệp tử thư trung ) Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.
3. (Động) Mê hoặc. ◇ Mạnh Tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu" , , , (Đằng văn công hạ ) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
4. (Động) Thông gian. ◎ Như: "gian dâm" dâm dục bất chính.
5. (Tính) Lớn. ◇ Thi Kinh : "Kí hữu dâm uy, Giáng phúc khổng di" , (Chu tụng , Hữu khách ) Đã có uy quyền lớn lao, (Nên) ban cho phúc lộc rất dễ dàng.
6. (Tính) Lạm, quá độ. ◎ Như: "dâm từ" lời phóng đại thất thiệt, "dâm lạm" lời bừa bãi.
7. (Tính) Tà, xấu, không chính đáng. ◎ Như: "dâm tà" tà xấu, "dâm bằng" bạn bất chính. ◇ Trần Quốc Tuấn : "Hoặc thị dâm thanh" (Dụ chư bì tướng hịch văn ) Có kẻ mê giọng nhảm.
8. (Tính) Buông thả, tham sắc dục. ◎ Như: "dâm phụ" đàn bà dâm đãng, "dâm oa" người con gái dâm đãng.
9. (Tính) Lâu, dầm. § Thông "dâm" . ◇ Tả truyện : "Thiên tác dâm vũ" (Trang Công thập nhất niên ) Trời làm mưa dầm.
10. (Danh) Quan hệ tính dục. ◎ Như: "mại dâm" , "hành dâm" .
11. (Phó) Quá, lắm. ◎ Như: "dâm dụng" lạm dụng, dùng quá mức độ.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá, phàm cái gì quá lắm đều gọi là dâm, như dâm vũ mưa dầm, dâm hình hình phạt ác quá, v.v.
② Ðộng, mê hoặc, như phú quý bất năng dâm (Mạnh Tử ) giàu sang không làm động nổi lòng.
③ Tà, như dâm bằng bạn bất chính, dâm từ đền thờ dâm thần.
④ Dâm dục trai gái giao tiếp vô lễ gọi là dâm, như dâm đãng , dâm loạn , v.v.
⑤ Sao đi lạc lối thường.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quá, quá nhiều. 【】dâm uy [yínwei] Lạm dụng uy quyền;
② Bừa bãi, phóng đãng: Hoang dâm xa xỉ;
③ Dâm đãng, dâm loạn, dâm dật: Tà dâm;
④ (văn) Tẩm ướt;
⑤ (văn) Dừng lại, ở lại: ! Về thôi, về thôi, không thể ở lại lâu (Sở từ: Chiêu hồn);
⑥ (văn) Mê hoặc, say đắm: Giàu sang không nên say đắm (để cho tiền của và địa vị làm mê hoặc) (Mạnh tử);
⑦ Tà ác: Bạn bè bất chính; Phong khí tà ác ắt phải lấp đi (Thương Quân thư);
⑧ (văn) Sao đi lạc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngấm ướt — Mưa lâu không dứt — Quá độ — Gian tà, không chánh đáng — Mê hoặc, không sáng suốt — Ham thú vui xác thịt trai gái.

Từ ghép 40

hiềm
xián ㄒㄧㄢˊ

hiềm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

sự nghi ngờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngờ vực, nghi. ◎ Như: "hiềm nghi" nghi ngờ.
2. (Động) Không bằng lòng, oán hận, chán ghét. ◎ Như: "hiềm bần ái phú" ghét nghèo ưa giàu.
3. (Động) Gần với, gần như. ◇ Tuân Tử : "Nhất triêu nhi táng kì nghiêm thân, nhi sở dĩ tống táng chi giả bất ai bất kính, tắc hiềm ư cầm thú hĩ" , , (Lễ luận ) Một mai mất cha mất mẹ, mà mình tống táng không thương không kính, thì cũng gần như cầm thú vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Ngờ, cái gì hơi giống sự thực khiến cho người ngờ gọi là hiềm nghi .
Không được thích ý cũng gọi là hiềm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiềm nghi, nghi ngờ, ngờ vực: Tránh sự hiềm nghi;
② Hiềm, hiềm thù, hiềm ghét, không thích ý: Làm tiêu tan mọi hiềm oán trước kia; Thứ vải này rất bền, chỉ hiềm cái dày quá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nghi ngờ — Không vừa lòng — Ghét bỏ.

Từ ghép 9

phiết
piē ㄆㄧㄝ, piě ㄆㄧㄝˇ

phiết

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nét phảy
2. vứt đi, quẳng đi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vứt đi, quẳng đi không thèm đoái đến. ◇ Thủy hử truyện : "Phiết hạ bút tái thủ tửu lai" (Đệ thập nhất hồi) (Viết xong bài thơ) quăng bút xuống, lại nhắc rượu lên.
2. (Động) Ném, vung, lia, tung.
3. (Động) Múc, hớt. ◎ Như: "phiết bào mạt" hớt bọt đi, "phiết du" hớt lớp dầu đi.
4. (Động) Gạn, chắt lấy.
5. (Động) Lau, chùi. ◇ Vương Bao : "Sảng nhiên luy hi, phiết thế vấn lệ" , (Đỗng tiêu phú ) Xót thương sụt sùi, lau chùi nước mắt.
6. (Động) Làm trái ngược. ◇ Thủy hử truyện : "Thảng hoặc lưu trụ tại gia trung, đảo nhạ đắc hài nhi môn bất học hảo liễu. Đãi bất thu lưu tha, hựu phiết bất quá Liêu đại lang diện bì" , . , (Đệ nhị hồi) Nếu như để (Cao Cầu) ở trong nhà, chỉ tổ làm hư con trẻ. Mà không chứa nó, thì lại chỉ làm bỉ mặt Liêu đại lang.
7. (Động) Bĩu, mếu, méo qua một bên. ◎ Như: "phiết chủy" : (1) Bĩu môi (không tin cậy, khinh thường). (2) Mếu máo (không vui, muốn khóc).
8. (Danh) Nét phẩy (thư pháp).
9. (Danh) Lượng từ: đơn vị dùng cho vật gì hình như dấu phẩy. ◎ Như: "lưỡng phiết hồ tử" hai chòm râu.

Từ điển Thiều Chửu

① Phẩy, nét phẩy.
② Vứt đi, quẳng đi không thèm đoái đến.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ném, lia, vứt, tung: Lia mảnh sành xuống ao; Ném lựu đạn;
② Bĩu: Bĩu môi. Xem [pie].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Lìa bỏ, vứt đi, quăng đi: Bỏ lối cũ rích ấy đi;
② Múc, hớt: Hớt bọt ở trong nồi đi;
③ Gạn lấy, chắc lấy: Gạn lấy ít nước (phần loãng);
④ Nét phẩy (trong chữ Hán). Xem [piâ].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phủi đi. Phẩy đi — Lấy tay mà đánh — Phân biệt ra.
mị, nhị
mǐ ㄇㄧˇ

mị

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chuôi cung, đốc cung;
② Ngừng, thôi, nghỉ: Cho binh nghỉ, không đánh nhau nữa.

nhị

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chuôi cung, cán cung

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chuôi cung.
2. (Danh) Tên đất của họ "Trịnh" thời Xuân Thu, nay ở vào tỉnh Hà Nam.
3. (Danh) Họ "Nhị".
4. (Động) Thôi, nghỉ, đình chỉ. ◎ Như: "nhị binh" thôi binh, cho nghỉ không đánh nhau nữa.
5. (Động) Yên định, an phủ. § Thông "mị" .
6. (Động) Quên bỏ.

Từ điển Thiều Chửu

① Chuôi cung.
② Thôi, nghỉ. Như nhị binh thôi cho binh nghỉ không đánh nhau nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Chuôi cung, đốc cung;
② Ngừng, thôi, nghỉ: Cho binh nghỉ, không đánh nhau nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hai đầu cánh cung. Chỗ buộc dây cung — Thôi. Ngừng lại.

Từ ghép 1

mèi ㄇㄟˋ, mí ㄇㄧˊ, mì ㄇㄧˋ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lạc, mất
2. mê, say, ham
3. lầm mê, mê tín
4. lờ mờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Lạc, không phân biệt phương hướng. ◎ Như: "mê lộ" lạc đường.
2. (Động) Lầm lạc. ◎ Như: "tài mê tâm khiếu" tiền bạc làm sai trái lòng người ta. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc" , (Khôn quái ) Người quân có chỗ đến (có việc gì làm), khởi lên trước thì lầm lạc, theo sau thì được (nên việc).
3. (Động) Mị hoặc, mất sáng suốt. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Phụng khuyến thế nhân hưu ái sắc, Ái sắc chi nhân bị sắc mê" , (Bạch nương tử vĩnh trấn lôi phong tháp ) Khuyên nhủ người đời thôi ham thích sắc đẹp, Người ham thích sắc đẹp sẽ bị sắc đẹp làm cho mê muội.
4. (Động) Đắm đuối, say đắm, ham thích quá độ. ◎ Như: "nhập mê" say đắm, "trầm mê" chìm đắm.
5. (Tính) Không rõ ràng, làm cho rối trí, làm cho sai lầm. ◎ Như: "mê đồ" đường lối sai lạc, "mê cung" (1) đường lối quanh co, phức tạp, khó thấy được phương hướng để đi ra. (2) cục diện hỗn loạn, tình huống phức tạp khó tìm được giải pháp.
6. (Tính) Lờ mờ, mơ hồ, hôn loạn, tinh thần không được thanh sảng.
7. (Danh) Người ham thích, say đắm một thứ gì. ◎ Như: "ảnh mê" người say mê điện ảnh, "cầu mê" người mê túc cầu, "ca mê" người mê ca hát.

Từ điển Thiều Chửu

① Lạc. Như mê lộ lạc đường.
② Lầm mê. Dùng thuốc hay dùng thuật làm cho người ta mê mẩn gọi là mê. Như mê dược thuốc mê.
③ Lờ mờ. Tinh thần lờ mờ không được thanh sảng gọi là mê.
④ Mê tín. Tâm say mê về một sự gì gọi là mê. Như mê tín tin nhảm, trầm mê mê mãi, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Không phân biệt được, lạc: Lạc đường;
② Say, mê, ham mê, say sưa, đắm đuối, thích: Say mê, đắm đuối; Chị ấy rất thích bơi; Mê bóng đá; Mê kịch, mê tuồng; Cảnh đẹp làm cho người ta say sưa; Tiền bạc làm mê lòng người;
③ Mê tín, mê muội, hão huyền, nhảm: Tin nhảm;
④ Người say mê, người ham thích: Anh ấy là người mê bóng chày.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mơ hồ, không rõ — Sai lầm — Ham thích tới độ say đắm, không biết gì — Không biết gì nữa, không còn tỉnh táo. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chập chờn tỉnh cơn mê, rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn «.

Từ ghép 22

thất
shì ㄕˋ

thất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhà
2. huyệt chôn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gian phòng chính. § Ngày xưa phòng ốc trong nhà, phía trước gọi là "đường" , sau "đường" có tường ngăn cách, ở chính giữa phần sau gọi là "thất" , hai bên "thất" phía đông và tây gọi là "phòng" . ◇ Luận Ngữ : "Do dã thăng đường hĩ, vị nhập ư thất dã" , (Tiên tiến ) (Học vấn) của anh Do vào hạng lên đến phòng chính rồi, mà chưa vào nội thất (nghĩa là đã khá lắm, chỉ chưa tinh vi thôi).
2. (Danh) Phòng. ◎ Như: "ngọa thất" phòng ngủ.
3. (Danh) Nhà, gia. ◎ Như: "cự thất" nhà lớn, chỉ gia đình quyền thế.
4. (Danh) Triều đình, triều đại, vương triều. ◎ Như: "vương thất" triều đình.
5. (Danh) Chồng. ◇ Tiêu Cám : "Đồng nữ vô thất, vị hữu phối hợp, không tọa độc túc" , , 宿 (Dịch lâm , Minh di chi nhu ).
6. (Danh) Vợ. ◎ Như: "thụ thất" lấy vợ. ◇ Liêu trai chí dị : "Nương tử vi thùy? Đáp ngôn: Nam thôn Trịnh công tử kế thất" ? : (A Hà ) Nương tử là ai? Trả lời: Chính là vợ kế của Trịnh công tử, ở Nam thôn.
7. (Danh) Gia tư, gia sản.
8. (Danh) Sao "Thất", một ngôi sao trong thập nhị bát tú.
9. (Danh) Huyệt chôn, phần mộ. ◇ Hàn Dũ : "Thị duy Tử Hậu chi thất, kí cố kí an, dĩ lợi kì tự nhân" , , (Liễu Tử Hậu mộ chí minh ) Đây là mộ của Tử Hậu, đã vững lại an, lợi cho con cháu.
10. (Danh) Túi dao. ◇ Chiến quốc sách : "Bạt kiếm, kiếm trường, sảm kì thất" , , (Yên sách tam ) (Vua Tần) tuốt kiếm ra, cây kiếm quá dài, (chỉ) nắm được cái vỏ.
11. (Danh) Đơn vị làm việc trong một tổ chức, cơ quan. ◎ Như: "nhân sự thất" ban nhân viên.
12. (Danh) Tổ chim. ◇ Thi Kinh : "Si hào si hào, Kí thủ ngã tử, Vô hủy ngã thất" , , (Bân phong , Si hào ) Cú vọ, cú vọ, Mày đã bắt chim con của ta rồi, Thì chớ phá cái tổ của ta.
13. (Danh) Lỗ tra trên cán cái mâu.
14. (Danh) Họ "Thất".
15. (Tính) (Con gái) chưa lấy chồng. ◎ Như: "thất nữ" con gái chưa xuất giá.
16. (Động) Lấy vợ, lập gia đình. ◇ Hàn Phi Tử : "Trượng phu nhị thập nhi thất, phụ nữ thập ngũ nhi giá" , (Ngoại trữ thuyết hữu hạ ).
17. (Động) Gả con gái.
18. (Động) Nam nữ ăn nằm với nhau, giao cấu. ◇ Liêu trai chí dị : "(Vương Cửu Tư) vị nữ viết: Ngã bệnh thậm, khủng tương ủy câu hác, hoặc khuyến vật thất dã. Nữ viết: Mệnh đương thọ, thất diệc sanh; bất thọ, vật thất diệc tử dã" (): , , . : , ; , (Đổng Sinh ) (Vương Cửu Tư) nói với cô gái: "Ta bệnh nặng quá, sợ sắp bỏ mạng rồi, có người khuyên nên kiêng giao hợp." Cô gái nói: "Số được thọ thì ăn nằm với đàn bà cũng sống, số không thọ thì không gần đàn bà cũng chết."
19. (Động) Làm tổ. ◇ Lục Quy Mông : "Tả hữu lão mộc, toàn thực sâm củng, la điểu ế vu thượng, kiêu hào thất kì gian" , , , (Dã miếu bi ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái nhà.
② Vợ, con trai lấy vợ gọi là thụ thất , con gái chưa chồng mà trinh khiết gọi là thất nữ .
③ Sao thất, một ngôi sao trong thập nhị bát tú.
④ Huyệt chôn.
⑤ Túi dao.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhà, buồng, phòng: Trong nhà, trong buồng; Ngoài trời; Phòng học, lớp học;
② Phòng (đơn vị trong cơ quan): Phòng nhân sự;
③ (văn) Gia thất, vợ: Lấy vợ; Con gái còn trinh (chưa chồng);
④ (văn) Huyệt chôn người chết;
⑤ (văn) Túi đựng dao;
⑥ Sao Thất (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhà ở. Td: Tư thất ( nhà riêng ).

Từ ghép 46

cá, cán
gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

giản thể

Từ điển phổ thông

cái, quả, con

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của "cá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái, từng cái một gọi là cá, cùng một nghĩa với chữ cá .
② Cái nhà xép, hai bên tả hữu nhà Minh Ðường ngày xưa gọi là tả hữu cá .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ ), (bộ );
② (văn) Này (đại từ, để chỉ gần, dùng như , có thể bổ nghĩa cho danh từ, hoặc làm tân ngữ): Tóc bạc ngàn trượng, dường như vì mối sầu mà dài như thế (Lí Bạch: Thu phố ca); 宿 Đứa trẻ này xem có vẻ khác thường, đừng cho làm quân túc vệ (Cựu Đường thư: Lí Mật liệt truyện); Thân này hệt như con hạc trong lồng, nhìn về biển khơi ở hướng đông mà kêu lên mấy tiếng (Cố Huống: Thù Liễu Tướng công);
③ (văn) a. Trợ từ giữa câu (có tác dụng bổ trợ về mặt âm tiết): Ông già thật giống như trẻ con, múc nước chôn chậu làm ao nhỏ (Hàn Dũ: Bồn trì); b. Đặt sau một cụm từ, biểu thị sự đình đốn (để nêu ra ở đoạn sau): Một mình, đứng đã lâu, hoa sương làm ướt sũng cả áo (Âu Dương Quýnh: Canh lậu tử);
④ (văn) Nhà chái, nhà sép (ở hai bên tả hữu nhà Minh đường thời xưa): Thiên tử ở chái bên tả của nhà Thanh dương (Lễ kí: Nguyệt lệnh) (Thanh dương là một trong bốn ngôi nhà của nhà Minh đường).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) a. Cái, quả, câu... (đặt trước danh từ): Ba quả táo; Một câu chuyện; Hai tuần lễ. b. Đứng trước con số ước chừng: Công việc này chừng hai ba ngày sẽ làm xong; Anh ấy một ngày đi độ trăm dặm đường cũng không thấy mệt; c. Đứng sau động từ có tân ngữ: Anh ấy tắm một cái là mất nửa tiếng. d. Đứng giữa động từ và bổ ngữ: Mưa không ngớt; Đập tan tành; Ăn cho no; Chạy mất hết;
② Riêng lẻ: Cá biệt; Cá thể;
③ (văn) Xem (2) (bộ );
④ (văn) Xem (3). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem chữ Cá .

Từ ghép 11

cán

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thời cổ dùng như chữ Cán — Một âm khác là Cá.
yểm
yǎn ㄧㄢˇ

yểm

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. giật lấy
2. chùm, che đậy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bắt lấy.
2. (Động) Che lấp, che đậy. § Thông "yểm" . ◇ Lễ Kí : "Hà bất yểm du, du bất yểm hà" , (Sính nghĩa ) Tì vết không che lấp ngọc, ngọc không che lấp tì vết.
3. (Động) Đoạt mất.

Từ điển Thiều Chửu

① Giật lấy.
② Chùm, che đậy.
③ Cướp.
④ Khốn đốn, ngặt nghèo.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Che đậy;
② Giật lấy;
③ Khốn đốn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trùm lên. Che lên — Đánh úp — Cướp đoạt — Dùng như chữ Yểm .

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.