am, yểm, ám
ān ㄚㄋ, àn ㄚㄋˋ, yǎn ㄧㄢˇ

am

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Am hiểu, quen thuộc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái chòi nhỏ dựng bên mộ hoặc ngoài đồng để ở trong thời gian có tang cha mẹ — Một âm khác là Ám.

yểm

phồn thể

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Bỗng, bỗng nhiên, chợt (dùng như ©a, bộ ): Lại chợt ngừng lại (Phó Nghị: Vũ phú).

ám

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tối, mờ, không rõ, không tỏ
2. thẫm, sẫm màu
3. ngầm, âm thầm, bí mật, mờ ám
4. nhật thực, nguyệt thực
5. đóng cửa

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đóng cửa.
2. (Động) Che lấp.
3. (Động) Mai một, chìm mất. ◇ Hậu Hán Thư : "Đào ngột chi sự toại ám, nhi Tả Thị, Quốc Ngữ độc chương" , , (Ban Bưu truyện thượng ) Việc của những bọn hư ác sau cùng mới tiêu tán, mà sách của Tả Thị, Quốc Ngữ riêng được biểu dương.
4. (Động) Không hiểu rõ. ◇ Kê Khang : "Hựu bất thức nhân tình, ám ư cơ nghi" , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ) Lại không biết nhân tình, không hiểu gì ở sự lí thời nghi.
5. (Tính) Mờ tối, hỗn trọc. ◇ Trang Tử : "Kim thiên hạ ám, Chu đức suy, kì tịnh hồ Chu dĩ đồ ngô thân dã, bất như tị chi, dĩ khiết ngô hạnh" , , , , (Nhượng vương ) Nay thiên hạ tối tăm, đức nhà Chu đã suy, ở lại với nhà Chu để làm nhơ bẩn thân ta, không bằng lánh đi cho sạch nết ta.
6. (Tính) U mê, hồ đồ. ◎ Như: "hôn ám" u mê. ◇ Phan Nhạc : "Chủ ám nhi thần tật, họa ư hà nhi bất hữu" , (Tây chinh phú 西) Chúa mê muội mà bầy tôi đố kị nhau, họa làm sao mà không có được.
7. (Danh) Hoàng hôn, buổi tối, đêm. ◇ Lễ : "Hạ Hậu thị tế kì ám" (Tế nghĩa ) Họ Hạ Hậu tế lễ vào buổi tối.
8. (Danh) Người ngu muội. ◇ Tuân Tử : "Thế chi ương, ngu ám đọa hiền lương" , (Thành tướng ) Tai họa ở đời là kẻ ngu muội làm hại người hiền lương.
9. (Danh) Nhật thực hay nguyệt thực.
10. Một âm là "am". (Danh) Nhà ở trong khi cư tang.
11. (Động) Quen thuộc, biết rành. § Thông "am" .

Từ điển Thiều Chửu

① Mờ tối. Như hôn ám tối tăm u mê.
② Lờ mờ. Như Trung Dong nói: Quân tử chi đạo, ám nhiên nhi nhật chương đạo người quân tử lờ mờ mà ngày rõ rệt.
③ Đóng cửa.
④ Buổi tối.
⑤ Nhật thực, nguyệt thực. Mặt trời, mặt trăng phải ăn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Đóng cửa;
② Tối tăm;
③ Ngu muội, hồ đồ;
④ Mờ ám, không công khai, không lộ ra;
⑤ Thầm, ngầm (không thành tiếng): ? Khanh đọc thầm được không? (Tam quốc chí);
⑥ Nhật thực (hoặc nguyệt thực): Thứ năm gọi là nhật thực nguyệt thực (Lễ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đóng cửa — Buổi chiều tối — Nhật hoặc nguyệt thực — Tối tăm — Như chữ Ám — Một âm khác là Am.

Từ ghép 3

dụng
yòng ㄧㄨㄥˋ

dụng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dùng, sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Công hiệu, hiệu quả. ◎ Như: "công dụng" công hiệu, hiệu năng, "tác dụng" hiệu quả, ảnh hưởng. ◇ Luận Ngữ : "Lễ chi dụng, hòa vi quý" , (Học nhi ) Công dụng của lễ nghi, "hòa" là quý.
2. (Danh) Tiền tài, của cải. ◎ Như: "quốc dụng" tài chánh của nhà nước.
3. (Danh) Đồ dùng. ◎ Như: "khí dụng" vật dụng, "nông dụng" đồ dùng của nhà nông.
4. (Danh) Họ "Dụng".
5. (Động) Dùng, sai khiến. ◎ Như: "nhâm dụng" dùng, giao nhiệm vụ. ◇ Luận Ngữ : "Như hữu dụng ngã giả, ngô kì vi Đông Chu hồ" , (Dương Hóa ) Nếu dùng ta, thì ta sẽ chấn hưng đạo nhà Đông Chu.
6. (Động) Làm, thi hành. ◎ Như: "vận dụng" cố làm cho được, "ứng dụng" đem dùng thực sự.
7. (Động) Ăn, uống. ◎ Như: "dụng xan" dùng cơm, "dụng trà" dùng trà.
8. (Phó) Cần. ◎ Như: "bất dụng cấp" không cần phải vội. ◇ Lí Bạch : "Sanh bất dụng phong vạn hộ hầu, Đãn nguyện nhất thức Hàn Kinh Châu" , (Dữ Hàn Kinh Châu thư ) Không cần được phong vạn hộ hầu, Chỉ mong được biết Hàn Kinh Châu.
9. (Liên) Đem, lấy. Cũng như "dĩ" . ◎ Như: "dụng thủ mông trụ nhãn tình" lấy tay bịt mắt.
10. (Giới) Vì, do, nhờ. Tương đương với: "nhân" , "nhân vi" . ◎ Như: "dụng tâm" , "dụng lực" . ◇ Sử : "Dụng tài tự vệ, bất kiến xâm phạm" , (Hóa thực liệt truyện ) Nhờ tài sản mà bảo vệ mình, không bị xâm phạm.

Từ điển Thiều Chửu

① Công dùng, đối lại với chữ thể . Về phần bản năng của sự vật gọi là thể , đem thi hành ra sự nghiệp gọi là dụng . Như công dụng công dụng, tác dụng làm dùng.
② Dùng, sai khiến. Như dụng nhân hành chánh dùng người làm chánh.
③ Của dùng, tài chánh của nhà nước gọi là quốc dụng .
④ Ðồ dùng.
⑤ Nhờ vào cái gì để động tác làm lụng gọi là dụng, như dụng tâm , dụng lực , động dụng , v.v.
⑥ Dùng làm trợ từ, nghĩa là lấy, là bèn, là chưng ấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Dùng, dụng: Dụng cụ, đồ dùng; Dùng máy móc để sản xuất. 【】dụng lai [yònglái] Dùng để: Cái chậu này dùng để trồng thủy tiên rất hợp; 【】dụng dĩ [yòngyê] Dùng để:《 Hai chữ có thể dùng để chỉ người, cũng có thể dùng để chỉ vật;
② Dùng, ăn, uống: Mời uống trà; Dùng (ăn) cơm;
③ (văn) Dùng (người), bổ dụng, bổ nhiệm;
④ (văn) Của cải: Làm cho gốc mạnh và tiết kiệm của cải (Tuân tử); Điều thứ nhất là của cải của nhà vua đầy đủ (Triều Thác: Luận quý mễ sớ);
⑤ Chi tiêu, tiêu, chi phí: Tiền tiêu vặt;
⑥ (Công) dụng, ích: Công dụng rất lớn; Vô dụng, vô ích;
⑦ Cần: Không cần nói nhiều;
⑧ (văn) Vì, do, nhờ: Vì vậy, do đó; Vì sao; Trong ruộng không được trồng cây, vì làm cho ngũ cốc không mọc được (Hán thư: Thực hóa chí thượng); Lí Quảng nhờ cỡi ngựa giỏi bắn giết được nhiều quân giặc, được làm quan ở Hán Trung (Sử ); ? Nếu không đố kị không tham cầu thì vì sao mà không tốt? (Thi Kinh: Bội phong, Hùng trĩ); Nhờ tài sản mà bảo vệ được thân mình, không bị xâm phạm (Sử : Hóa thực liệt truyện);
⑨ (văn) Đem, lấy (dùng như , bộ ): Đem chị mình gả cho ông ta (Sử );
⑩ (gt) (văn) Cho (dùng như hoặc để chỉ đối tượng của động tác, hành vi): Xem xét vấn đề chính xác, có lợi cho người xử phạt (Chu Dịch: Quẻ Mông);
⑪ (gt) (văn) Do (để nêu ra người chủ động một động tác hoặc hành vi): Các thợ đúc, thợ mộc, thợ đá của mỗi 25 nhà đều do ngũ trưởng (người đứng đầu 5 người trong quân đội thời xưa) và quân lính đảm nhiệm (Hồng Tú Toàn: Thiên triều điền mẫu chế độ);
⑫ (gt) (văn) Vào lúc (chỉ thời gian): Phép xưa hái cây thuốc phần nhiều vào tháng hai, tháng tám (Mộng khê bút đàm);
⑬ (lt) (văn) Vì vậy, nên (biểu thị kết quả): …使… Vì thế khiến cho lớn nhỏ không đều .... (Sử thông: Ngoại thiên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đem ra mà dùng — Đem ra mà làm — Sai khiến — Dùng để — Đồ dùng — Sự tiêu dùng — Tên một trong các bộ chữ Trung Hoa — Tên người, tức Trương Quốc Dụng ( 1797-1864 ), tự Dĩ Hành, người xã Phong Phú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh, đậu tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 10 ( 1829 ), trải thờ hai triều Minh Mệnh, Tự Đức. Làm quan tới chức Hình Bộ Thượng Thư. Sau được cử làm Hiệp Thống, đánh giặc Tạ Văn Phụng ở Quảng Yên, chết trận. Tác phẩm có cuốn Thoái thực văn.

Từ ghép 80

bao dụng 包用bất dụng 不用bất trúng dụng 不中用bính dụng 柄用bổ dụng 補用bội dụng 佩用cát kê yên dụng ngưu đao 割雞焉用牛刀cầu dụng 求用chấp lưỡng dụng trung 執兩用中chi dụng 支用chuyên dụng 专用chuyên dụng 專用cố dụng 僱用công dụng 公用công dụng 功用cung dụng 供用dẫn dụng 引用dân dụng 民用diệu dụng 妙用dụng binh 用兵dụng công 用功dụng cụ 用具dụng độ 用度dụng mệnh 用賢dụng nhân 用人dụng phẩm 用品dụng sự 用事dụng tâm 用心dụng tử 用子dụng vũ 用武đại dụng 大用đắc dụng 得用gia dụng 家用giao hỗ tác dụng 交互作用hiệu dụng 效用hưởng dụng 享用hữu dụng 有用ích dụng 益用lạm dụng 濫用lợi dụng 利用na dụng 挪用nhậm dụng 任用nhật dụng 日用nhật dụng thường đàm 日用常談nhiệm dụng 任用nhu dụng 需用phí dụng 費用phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非对称式数据用户线phi đối xứng thức số cứ dụng hộ tuyến 非對稱式數據用戶線phục dụng 服用quân dụng 軍用quốc dụng 國用sính dụng 聘用sở dụng 所用sử dụng 使用tác dụng 作用tạm dụng 暫用thái dụng 採用thái dụng 采用thật dụng 實用thích dụng 適用thiết dụng 切用thông dụng 通用thu dụng 收用thường dụng 常用tiết dụng 節用tiêu dụng 消用tín dụng 信用trọng dụng 重用trúng dụng 中用trưng dụng 徵用túc dụng 足用tự dụng 自用ứng dụng 应用ứng dụng 應用vận dụng 運用vật dụng 物用viễn dụng 遠用vọng dụng 妄用vô dụng 無用

Từ điển trích dẫn

1. Ăn nhờ, sống ỷ lại vào người khác. ◇ Chiến quốc sách : "Tề nhân hữu Phùng Huyên giả, bần phạp bất năng tự tồn, sử nhân thuộc Mạnh Thường Quân, nguyện thực môn hạ" , , 使, (Yên sách tam ) Người nước Tề có Phùng Huyên, nghèo khó thiếu thốn, không thể tự mưu sinh, cậy người lại xin Mạnh Thường Quân cho được ăn nhờ trong nhà.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ăn nhờ, sống bám vào người khác.
thác, thố
cù ㄘㄨˋ, cuò ㄘㄨㄛˋ, xī ㄒㄧ

thác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hòn đá mài
2. lẫn lộn, nhầm lẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn đá ráp, đá mài. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. (Danh) Lỗi lầm. ◇ La Thiệu Uy : "Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác" Đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. § Ý nói lầm to lắm.
3. (Danh) Thức ăn còn thừa. § Tức là "tuấn dư" .
4. (Danh) Họ "Thác".
5. (Động) Giũa, nghiền, nghiến.
6. (Động) Mài, giùi mài.
7. (Động) Sửa ngọc.
8. (Động) Ẩn giấu, ẩn tàng. ◇ Đại Đái Lễ : "Thị cố quân tử thác tại cao san chi thượng, thâm trạch chi ô, tụ tượng lật lê hoắc nhi thực chi, sanh canh giá dĩ lão thập thất chi ấp" , , , (Tăng Tử chế ngôn hạ ).
9. (Động) Đan chéo, đan vào nhau, gian tạp.
10. (Động) Qua lại, đắp đổi lẫn nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Quang trù giao thác" (Túy Ông đình ) Chén rượu, thẻ phạt rượu đắp đổi nhau.
11. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "thác xa" tránh xe.
12. (Động) Khắc, mạ, tô vẽ hoa văn. ◇ Sử : "Tiễn phát văn thân, thác tí tả nhẫm, Âu Việt chi dân dã" , , (Việt thế gia ) Cắt tóc vẽ mình, xâm tay, mặc áo vạt trái, đó là dân Âu Việt.
13. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn, chằng chịt.
14. (Tính) Không đúng, sai. ◎ Như: "thác tự" chữ sai.
15. (Tính) Hư, hỏng, kém, tệ. ◎ Như: "tha môn đích giao tình bất thác" tình giao hảo của họ không tệ lắm (nghĩa là tốt đẹp).
16. (Phó, động) Lầm, lỡ. ◎ Như: "thính thác" nghe lầm, "thác quá" để lỡ.
17. Một âm là "thố". (Động) Đặt để, an trí. § Cũng như "thố" . ◎ Như: "thố trí" xếp đặt. § Cũng viết là .
18. (Động) Loại bỏ, không dùng nữa. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
19. (Động) Thi hành, thực hiện. ◇ Lễ : "Quân tử minh ư lễ nhạc, cử nhi thác chi nhi dĩ" , (Trọng Ni yến cư ) Người quân tử sáng ở lễ nhạc, nêu ra mà thực hành thế thôi.
20. (Động) Ngưng, đình chỉ. ◇ Vương Sung : "Năng sử hình thố bất dụng, tắc năng sử binh tẩm bất thi" 使, 使 (Luận hành , Nho tăng ) Có thể làm ngừng hình phạt không dùng tới, thì có thể khiến cho quân nghỉ không phải thi hành.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòn đá ráp, đá mài. Kinh Thi có câu: Tha sơn chi thạch, khả dĩ vi thác đá ở núi khác có thể lấy làm đá mài, ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
② Thác đao cái giũa.
③ Giao thác lần lượt cùng đắp đổi.
④ Lẫn lộn. Các đồ hải vị nó có nhiều thứ lẫn lộn như nhau nên gọi là hải thác .
⑤ Lầm lẫn. La Thiện Uy đời Ngũ đại nói: Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. Ý nói lầm to lắm.
⑥ Cùng nghĩa với chữ thố . Như thố trí xếp đặt. Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Làm sai; Nghe nhầm; Anh đã nhầm rồi;
② Xấu, kém (thường dùng với chữ [bù]): Khá, đúng, phải;
③ Xen kẽ, lẫn lộn: Chiến tranh cài răng lược;
④ Rẽ, tách: Rẽ ra, tách ra, tránh ra;
⑤ Nghiến (răng): Tiếng nghiến răng kèn kẹt;
⑥ (văn) Đá mài: Đá ở núi khác có thể dùng làm đá mài dao (Thi Kinh: Tiểu nhã, Hạc minh);
⑦ (văn) Mài (dao, ngọc...): Chẳng giũa chẳng mài (Tiềm phu luận: Tán học);
⑧ (văn) Cái giũa: Giũa là đồ dùng để sửa cưa (Liệt nữ truyện: Lỗ Tang Tôn mẫu);
⑨ (văn) Mạ, tô, quét, bôi (vàng, bạc...): Cắt tóc xăm mình, bôi tay và mặc áo trái vạt, đó là giống dân Âu Việt (Sử : Việt thế gia);
⑩ (văn) Không hợp, trái: Không hợp với Trọng Thư (Hán thư: Ngũ hành chí, thượng);
⑪ (văn) Sắp đặt (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòn đá mài — Sai lầm — Lẫn lộn.

Từ ghép 8

thố

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn đá ráp, đá mài. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. (Danh) Lỗi lầm. ◇ La Thiệu Uy : "Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác" Đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. § Ý nói lầm to lắm.
3. (Danh) Thức ăn còn thừa. § Tức là "tuấn dư" .
4. (Danh) Họ "Thác".
5. (Động) Giũa, nghiền, nghiến.
6. (Động) Mài, giùi mài.
7. (Động) Sửa ngọc.
8. (Động) Ẩn giấu, ẩn tàng. ◇ Đại Đái Lễ : "Thị cố quân tử thác tại cao san chi thượng, thâm trạch chi ô, tụ tượng lật lê hoắc nhi thực chi, sanh canh giá dĩ lão thập thất chi ấp" , , , (Tăng Tử chế ngôn hạ ).
9. (Động) Đan chéo, đan vào nhau, gian tạp.
10. (Động) Qua lại, đắp đổi lẫn nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Quang trù giao thác" (Túy Ông đình ) Chén rượu, thẻ phạt rượu đắp đổi nhau.
11. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "thác xa" tránh xe.
12. (Động) Khắc, mạ, tô vẽ hoa văn. ◇ Sử : "Tiễn phát văn thân, thác tí tả nhẫm, Âu Việt chi dân dã" , , (Việt thế gia ) Cắt tóc vẽ mình, xâm tay, mặc áo vạt trái, đó là dân Âu Việt.
13. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn, chằng chịt.
14. (Tính) Không đúng, sai. ◎ Như: "thác tự" chữ sai.
15. (Tính) Hư, hỏng, kém, tệ. ◎ Như: "tha môn đích giao tình bất thác" tình giao hảo của họ không tệ lắm (nghĩa là tốt đẹp).
16. (Phó, động) Lầm, lỡ. ◎ Như: "thính thác" nghe lầm, "thác quá" để lỡ.
17. Một âm là "thố". (Động) Đặt để, an trí. § Cũng như "thố" . ◎ Như: "thố trí" xếp đặt. § Cũng viết là .
18. (Động) Loại bỏ, không dùng nữa. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
19. (Động) Thi hành, thực hiện. ◇ Lễ : "Quân tử minh ư lễ nhạc, cử nhi thác chi nhi dĩ" , (Trọng Ni yến cư ) Người quân tử sáng ở lễ nhạc, nêu ra mà thực hành thế thôi.
20. (Động) Ngưng, đình chỉ. ◇ Vương Sung : "Năng sử hình thố bất dụng, tắc năng sử binh tẩm bất thi" 使, 使 (Luận hành , Nho tăng ) Có thể làm ngừng hình phạt không dùng tới, thì có thể khiến cho quân nghỉ không phải thi hành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Làm sai; Nghe nhầm; Anh đã nhầm rồi;
② Xấu, kém (thường dùng với chữ [bù]): Khá, đúng, phải;
③ Xen kẽ, lẫn lộn: Chiến tranh cài răng lược;
④ Rẽ, tách: Rẽ ra, tách ra, tránh ra;
⑤ Nghiến (răng): Tiếng nghiến răng kèn kẹt;
⑥ (văn) Đá mài: Đá ở núi khác có thể dùng làm đá mài dao (Thi Kinh: Tiểu nhã, Hạc minh);
⑦ (văn) Mài (dao, ngọc...): Chẳng giũa chẳng mài (Tiềm phu luận: Tán học);
⑧ (văn) Cái giũa: Giũa là đồ dùng để sửa cưa (Liệt nữ truyện: Lỗ Tang Tôn mẫu);
⑨ (văn) Mạ, tô, quét, bôi (vàng, bạc...): Cắt tóc xăm mình, bôi tay và mặc áo trái vạt, đó là giống dân Âu Việt (Sử : Việt thế gia);
⑩ (văn) Không hợp, trái: Không hợp với Trọng Thư (Hán thư: Ngũ hành chí, thượng);
⑪ (văn) Sắp đặt (như , bộ ).

Từ ghép 1

hiện, kiến
jiàn ㄐㄧㄢˋ, xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

tỏ rõ, hiện ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấy, trông thấy. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy, "tương kiến hận vãn" tiếc rằng biết nhau quá muộn. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
2. (Động) Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng). ◎ Như: "yết kiến" , "bái kiến" .
3. (Động) Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi. ◇ Sử : "Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.
4. (Động) Xem. ◎ Như: "kiến thượng" xem trên.
5. (Động) Gặp phải, đụng, chạm. ◎ Như: "kiến thủy tức dong" gặp phải nước liền tan.
6. (Động) Bị, được (thể bị động). ◎ Như: "kiến nghi" bị ngờ, "kiến hại" bị hại. ◇ Sử : "Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán" 滿, (Thụ học vô học nhân phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.
7. (Danh) Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy. ◎ Như: "thiển kiến" sự hiểu biết nông cạn, "thiên kiến" ý kiến thiện lệch, "viễn kiến" cái thấy xa rộng.
8. (Danh) Họ "Kiến".
9. (Phó) Có chiều hướng, có xu hướng. ◎ Như: "nhật kiến hảo chuyển" từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, "nhật kiến hưng vượng" mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.
10. (Phó) Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động. ◎ Như: "thỉnh vật kiến tiếu" xin đừng cười tôi, "thỉnh đa kiến lượng" xin thể tình cho tôi. ◇ Sưu thần hậu : "Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất" , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.
11. Một âm là "hiện". (Động) Tỏ rõ, hiện ra. § Cũng như "hiện" . ◇ Đỗ Phủ : "Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc" ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn" , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.
12. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◇ Tả truyện : "Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh" (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.
13. (Tính) Nay, bây giờ, hiện tại. ◇ Mạnh Hán Khanh : "Hiện niên tam thập ngũ tuế" (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.
14. (Tính) Hiện có, sẵn có. ◇ Sử : "Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.
15. (Danh) Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy, mắt trông thấy.
② Ý biết, như kiến địa chỗ biết tới, kiến giải chỗ hiểu biết, v.v.
③ Yết kiến. Như tham kiến vào hầu.
④ Bị. Như kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại, v.v.
⑤ Một âm là hiện. Tỏ rõ, hiện ra. Như thiên hạ hữu đạo tắc hiện thiên hạ có đạo thì ra làm quan mà làm vẻ vang ở đời.
⑥ Tiến cử.
⑦ Cái trang sức ngoài áo quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Tỏ rõ, hiện ra (dùng như , bộ ): Thiên hạ có đạo thì ra làm quan để được vẻ vang;
② Tiến cử;
③ Đồ trang sức ngoài quan tài.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Hiện — Một âm là Kiến. Xem Kiến.

Từ ghép 1

kiến

phồn thể

Từ điển phổ thông

gặp, thấy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thấy, trông thấy. ◎ Như: "hiển nhi dị kiến" rõ ràng dễ thấy, "tương kiến hận vãn" tiếc rằng biết nhau quá muộn. ◇ Lí Bạch : "Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi" , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.
2. (Động) Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng). ◎ Như: "yết kiến" , "bái kiến" .
3. (Động) Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi. ◇ Sử : "Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như" , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.
4. (Động) Xem. ◎ Như: "kiến thượng" xem trên.
5. (Động) Gặp phải, đụng, chạm. ◎ Như: "kiến thủy tức dong" gặp phải nước liền tan.
6. (Động) Bị, được (thể bị động). ◎ Như: "kiến nghi" bị ngờ, "kiến hại" bị hại. ◇ Sử : "Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng" , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán" 滿, (Thụ học vô học nhân phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.
7. (Danh) Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy. ◎ Như: "thiển kiến" sự hiểu biết nông cạn, "thiên kiến" ý kiến thiện lệch, "viễn kiến" cái thấy xa rộng.
8. (Danh) Họ "Kiến".
9. (Phó) Có chiều hướng, có xu hướng. ◎ Như: "nhật kiến hảo chuyển" từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, "nhật kiến hưng vượng" mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.
10. (Phó) Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động. ◎ Như: "thỉnh vật kiến tiếu" xin đừng cười tôi, "thỉnh đa kiến lượng" xin thể tình cho tôi. ◇ Sưu thần hậu : "Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất" , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.
11. Một âm là "hiện". (Động) Tỏ rõ, hiện ra. § Cũng như "hiện" . ◇ Đỗ Phủ : "Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc" ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện. ◇ Luận Ngữ : "Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn" , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.
12. (Động) Tiến cử, giới thiệu. ◇ Tả truyện : "Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh" (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.
13. (Tính) Nay, bây giờ, hiện tại. ◇ Mạnh Hán Khanh : "Hiện niên tam thập ngũ tuế" (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.
14. (Tính) Hiện có, sẵn có. ◇ Sử : "Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương" , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.
15. (Danh) Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Từ điển Thiều Chửu

① Thấy, mắt trông thấy.
② Ý biết, như kiến địa chỗ biết tới, kiến giải chỗ hiểu biết, v.v.
③ Yết kiến. Như tham kiến vào hầu.
④ Bị. Như kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại, v.v.
⑤ Một âm là hiện. Tỏ rõ, hiện ra. Như thiên hạ hữu đạo tắc hiện thiên hạ có đạo thì ra làm quan mà làm vẻ vang ở đời.
⑥ Tiến cử.
⑦ Cái trang sức ngoài áo quan.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thấy, trông thấy: Điều tai nghe mắt thấy;
② Xem: 125 Xem trang 125 tập V ;
③ Thăm: Anh ấy muốn đến thăm anh;
④ Gặp, tiếp, yết kiến: Tôi không muốn gặp anh ấy; Tiếp khách;
⑤ Ý kiến: Không được khư khư giữ ý kiến của mình;
⑥ (văn) Bị, được: Bị chê cười; Được khoan thứ;
⑦ (trợ): Trông thấy; Không nghe rõ;
⑧ (văn) Tôi (dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, ở vị trí của tân ngữ và đặt trước động từ): 便 Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra (Sưu thần hậu );
⑨ (văn) Hiện đang: Ông Võ liền viết thư trả lời: Đứa trẻ đang còn sống, chưa chết (Hán thư: Ngoại thích truyện);
⑩ [Jiàn] (Họ) Kiến. Xem , [xiàn].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấy. Mắt nhìn thấy — Chỉ sự hiểu biết — Gặp gỡ, gặp mặt — Bị. Phải chịu — Một âm khác là Hiện — Một trong các bộ chữ Trung Hoa.

Từ ghép 58

bách văn bất như nhất kiến 百聞不如一見bái kiến 拜見bất kiến kinh truyện 不見經傳bất kiến quan tài bất lạc lệ 不見棺材不落淚bệ kiến 陛見biên kiến 邊見các chấp sở kiến 各執所見các trì kỉ kiến 各持己見chàng kiến 撞見chấp kiến 執見chính kiến 政見chủng quyết chửu kiến 踵決肘見chứng kiến 證見chước kiến 灼見dẫn kiến 引見dị kiến 異見dự kiến 預見dương trình kiến 洋程記見định kiến 定見đoản kiến 短見hội kiến 會見huyệt kiến 穴見kiến bối 見背kiến địa 見地kiến giải 見解kiến hiệu 見効kiến hiệu 見效kiến ngoại 見外kiến thức 見識kiến tiền 見錢kiến tiểu 見小kiến tính 見性kiến xỉ 見齒lậu kiến 陋見mậu kiến 謬見mộng kiến 夢見mục kiến 目見ngọa kiến 卧見nhất kiến 一見nhất kiến như cố 一見如故phát kiến 發見quả kiến 寡見quản kiến 管見sáng kiến 創見sở kiến 所見tái kiến 再見thành kiến 成見thiên kiến 偏見thiển kiến 淺見tiên kiến 先見tiếp kiến 接見tràng kiến 撞見triệu kiến 召見triều kiến 朝見tương kiến 相見ý kiến 意見yến kiến 宴見yết kiến 謁見
như, nhự
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. rễ quấn
2. ăn
3. thối nát

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung rau cỏ, rễ quấn. ◇ Hậu Hán Thư : "Như thục bất túc" (Trần Phiền truyện ) Rau đậu không đủ.
2. (Danh) Họ "Như".
3. Một âm là "nhự". (Động) Ăn. ◎ Như: "nhự tố" ăn chay (cũng như "ngật tố" hay "thực trai" ). ◇ Lễ : "Ẩm kì huyết, nhự kì mao" , (Lễ vận ) Uống máu, ăn lông.
4. (Động) Chịu, nhận, nuốt, hàm chứa. ◎ Như: "hàm tân nhự khổ" ngậm đắng nuốt cay.
5. (Động) Suy đoán, độ lượng. ◇ Thi Kinh : "Ngã tâm phỉ giám, Bất khả dĩ nhự" , (Bội phong , Bách chu ) Lòng em không phải là tấm gương soi, Không thể đo lường mọi việc được.
6. (Tính) Mềm yếu, nhu nhược. ◇ Khuất Nguyên : "Lãm như huệ dĩ yểm thế hề, triêm dư khâm chi lang lang" , (Li Tao ) Hái hoa huệ mềm lau nước mắt hề, thấm đẫm vạt áo ta hề ròng ròng.
7. (Tính) Thối nát, hủ bại. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Dĩ nhự ngư khử dăng, dăng dũ chí" , (Công danh ) Lấy cá ươn thối để trừ ruồi, ruồi đến càng nhiều.

Từ điển Thiều Chửu

① Rễ quấn, rễ cây quấn nhau gọi là như. Vì thế quan chức này tiến cử quan chức khác gọi là bạt mao liên như .
② Một âm là nhự. Ăn. Như nhự tố ăn chay. Cũng như nói ngật tố hay thực trai .
③ Thối nát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn, nuốt: Ăn chay;
② (văn) Rễ quấn vào nhau;
③ (văn) Nếm mùi, chịu đựng; Chịu đựng đắng cay;
④ (văn) Đo lường;
⑤ (văn) Thối tha, thối nát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rễ cây quấn quýt với nhau — Rau để ăn. Món ăn — Hư thối — Ăn. Xem Như tố — Cũng đọc Nhự.

Từ ghép 7

nhự

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung rau cỏ, rễ quấn. ◇ Hậu Hán Thư : "Như thục bất túc" (Trần Phiền truyện ) Rau đậu không đủ.
2. (Danh) Họ "Như".
3. Một âm là "nhự". (Động) Ăn. ◎ Như: "nhự tố" ăn chay (cũng như "ngật tố" hay "thực trai" ). ◇ Lễ : "Ẩm kì huyết, nhự kì mao" , (Lễ vận ) Uống máu, ăn lông.
4. (Động) Chịu, nhận, nuốt, hàm chứa. ◎ Như: "hàm tân nhự khổ" ngậm đắng nuốt cay.
5. (Động) Suy đoán, độ lượng. ◇ Thi Kinh : "Ngã tâm phỉ giám, Bất khả dĩ nhự" , (Bội phong , Bách chu ) Lòng em không phải là tấm gương soi, Không thể đo lường mọi việc được.
6. (Tính) Mềm yếu, nhu nhược. ◇ Khuất Nguyên : "Lãm như huệ dĩ yểm thế hề, triêm dư khâm chi lang lang" , (Li Tao ) Hái hoa huệ mềm lau nước mắt hề, thấm đẫm vạt áo ta hề ròng ròng.
7. (Tính) Thối nát, hủ bại. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Dĩ nhự ngư khử dăng, dăng dũ chí" , (Công danh ) Lấy cá ươn thối để trừ ruồi, ruồi đến càng nhiều.

Từ điển Thiều Chửu

① Rễ quấn, rễ cây quấn nhau gọi là như. Vì thế quan chức này tiến cử quan chức khác gọi là bạt mao liên như .
② Một âm là nhự. Ăn. Như nhự tố ăn chay. Cũng như nói ngật tố hay thực trai .
③ Thối nát.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ăn, nuốt: Ăn chay;
② (văn) Rễ quấn vào nhau;
③ (văn) Nếm mùi, chịu đựng; Chịu đựng đắng cay;
④ (văn) Đo lường;
⑤ (văn) Thối tha, thối nát.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cũng đọc Như. Xem Như.

Từ ghép 1

bôn, bản, bổn
běn ㄅㄣˇ

bôn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gốc cây. ◎ Như: "nhất bổn" một gốc cây.
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương đệ tứ bổn" 西 Tây sương , phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long : "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" , (Nghị đối ) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư : "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" , (Viên Áng truyện ) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" tháng này, "bổn niên" năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" thân mình, "bổn quốc" nước mình, "bổn vị" cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử : "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" , () (Cao Tổ bổn kỉ ) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" .

bản

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gốc (cây)
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
3. mình (từ xưng hô)
4. tập sách, vở
5. tiền vốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gốc cây. ◎ Như: "nhất bổn" một gốc cây.
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương đệ tứ bổn" 西 Tây sương , phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long : "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" , (Nghị đối ) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư : "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" , (Viên Áng truyện ) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" tháng này, "bổn niên" năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" thân mình, "bổn quốc" nước mình, "bổn vị" cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử : "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" , () (Cao Tổ bổn kỉ ) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gốc, một cây gọi là nhất bổn .
② Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn, như xả bổn trục mạt bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
③ Trước, vốn, như bổn ý ý trước của tôi.
④ Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ, như bổn cai như thử vốn lại phải như thế.
⑤ Của mình, bổn thân thân mình, bổn quốc nước mình, bổn vị cái địa vị của mình, bổn lĩnh cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
⑥ Tiền vốn, tiền gốc, như nhất bổn vạn lợi một vốn muôn lời.
⑦ Phép ngày xưa các tập sớ tâu vua cũng gọi là bổn.
⑧ Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả, như khắc bổn bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn . Ta quen đọc là chữ bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gốc, nguồn (gốc), cội rễ: Mất gốc; Cây không gốc; Cây có cội, nước có nguồn;
② Thân cây, cọng: Loài cây thân cỏ, loài cây thuộc thảo;
③ Bộ phận chính, trung tâm: Tiểu đoàn bộ;
④ Tiếng để tự xưng (của tôi, của ta, của chúng tôi, của chúng ta, của mình v.v...): Nước mình, nước chúng tôi;
⑤ Nay, này: Năm nay, Tháng này;
⑥ Tiền vốn: Đủ vốn; Một vốn muôn lời;
⑦ 【】bản trước [bânzhe] Căn cứ, dựa vào, theo: Hai bên đã hiệp định hợp tác kĩ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; Làm theo chỉ thị của cấp trên;
⑧ Vốn, vốn dĩ: Vốn phải như thế; Khổng Tử vốn chưa biết đạo hiếu đễ trung thuận (Hàn Phi tử: Trung hiếu).【】bản lai [bân lái] a. Nguyên lúc đầu là, nguyên là, vốn, vốn là, vốn dĩ: Anh ấy vốn họ Trương, sau mới đổi thành họ Lí; b. Vẫn như cũ: ? Hai chúng tôi vẫn làm việc chung, sao không am hiểu nhau được?; c. Lẽ ra, đáng lẽ: Đứa bé này lẽ ra được lên lớp, nhưng vì bệnh mà bị chậm trễ;
⑨ (cũ) Tập sớ tâu vua;
⑩ Cuốn sổ, quyển vỡ: Cuốn sổ tay; Quyển nhật , sổ nhật ;
⑪ Bản: Bản sao, bản chép; Kịch bản;
⑫ (loại) Cuốn, quyển: Một quyển sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc cây — Thân chính của cây — Lúc mới đầu — Tiếng chỉ những gì thuộc về mình — Cũng đọc Bản. Xem dưới vần Bản — Tên người, tức Dương Bang Bản tên cũ của Lê Tung Dực sai viết bài tổng luận cho Đại Việt Sử toàn thư. Xem tiểu sử ở vần Tung.

Từ ghép 82

ấn bản 印本bách nạp bản 百納本bản bản 版本bản chất 本質bản chất 本质bản châu 本州bản chi 本枝bản địa 本地bản điếm 本店bản kỉ 本紀bản kim 本金bản lai 本來bản lãnh 本領bản lãnh 本领bản lĩnh 本領bản lĩnh 本领bản lợi 本利bản mạt 本末bản mệnh 本命bản năng 本能bản nghĩa 本义bản nghĩa 本義bản nguyên 本源bản nhân 本人bản nhị 本二bản quốc 本國bản sắc 本色bản sinh 本生bản sư 本師bản thân 本身bản thể 本体bản thể 本體bản thủy 本始bản tiền 本錢bản tiền 本钱bản tính 本性bản trạch 本宅bản tức 本息bản vị 本位bản vụ 本務biên bản 編本biệt bản 別本ca bản 歌本cảo bản 稿本căn bản 根本cân sương bản 巾箱本cổ bản 古本cổ bản 股本cơ bản 基本dạng bản 样本dạng bản 樣本dịch bản 譯本đại bản doanh 大本營đại việt sử bản kỉ thực lục 大越史記本紀實錄đại việt sử bản kỉ tục biên 大越史記本紀續編độc bản 讀本khóa bản 課本kịch bản 劇本kiều bản 桥本kiều bản 橋本kim bản 金本lịch bản 曆本ngân bản vị 銀本位ngụy bản 偽本nguyên bản 原本nhân bản 人本nhân bản chủ nghĩa 人本主義nhật bản 日本phó bản 副本phức bản 複本quốc bản 國本sao bản 抄本sủy bản 揣本tam sao thất bản 三抄失本tiêu bản 标本tiêu bản 標本tục bản 續本tư bản 資本tư bản 资本vong bản 亡本vong bản 忘本vụ bản 務本

bổn

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. gốc (cây)
2. vốn có, từ trước, nguồn gốc
3. mình (từ xưng hô)
4. tập sách, vở
5. tiền vốn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gốc cây. ◎ Như: "nhất bổn" một gốc cây.
2. (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎ Như: "xả bổn trục mạt" bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
3. (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎ Như: "nhất bổn vạn lợi" một vốn muôn lời.
4. (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎ Như: "tấu bổn" sớ tấu.
5. (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎ Như: "khắc bổn" bản chữ khắc.
6. (Danh) Vở (kịch). ◎ Như: "kịch bổn" vở kịch.
7. (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎ Như: "ngũ bổn thư" năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎ Như: "Tây sương đệ tứ bổn" 西 Tây sương , phần thứ tư.
8. (Danh) Họ "Bổn".
9. (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇ Văn tâm điêu long : "Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến" , (Nghị đối ) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
10. (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇ Hán Thư : "Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính" , (Viên Áng truyện ) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
11. (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎ Như: "bổn chánh sách bạn sự" theo chính sách mà làm việc.
12. (Tính) Chính, chủ yếu. ◎ Như: "hiệu bổn bộ" trụ sở chính của trường học.
13. (Tính) Trước, gốc, vốn. ◎ Như: "bổn ý" ý trước của tôi, ý có sẵn.
14. (Tính) Nay, này, bây giờ. ◎ Như: "bổn nguyệt" tháng này, "bổn niên" năm nay.
15. (Đại) Của mình. ◎ Như: "bổn thân" thân mình, "bổn quốc" nước mình, "bổn vị" cái địa vị của mình, "bổn lĩnh" cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
16. (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇ Sử : "Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã" , () (Cao Tổ bổn kỉ ) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
17. § Ghi chú: Ta quen đọc là "bản".
18. Một âm là "bôn". (Động) § Thông "bôn" .

Từ điển Thiều Chửu

① Gốc, một cây gọi là nhất bổn .
② Cỗi rễ, cỗi nguồn, cái cỗi rễ của một sự gì gọi là bổn, như xả bổn trục mạt bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
③ Trước, vốn, như bổn ý ý trước của tôi.
④ Vốn lại (nguyên lai) dùng làm lời trợ từ, như bổn cai như thử vốn lại phải như thế.
⑤ Của mình, bổn thân thân mình, bổn quốc nước mình, bổn vị cái địa vị của mình, bổn lĩnh cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài, v.v.
⑥ Tiền vốn, tiền gốc, như nhất bổn vạn lợi một vốn muôn lời.
⑦ Phép ngày xưa các tập sớ tâu vua cũng gọi là bổn.
⑧ Tập, sách vở tranh vẽ bìa thiếp đều gọi là bổn cả, như khắc bổn bản chữ khắc. Một quyển sách cũng gọi là nhất bổn . Ta quen đọc là chữ bản.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gốc, nguồn (gốc), cội rễ: Mất gốc; Cây không gốc; Cây có cội, nước có nguồn;
② Thân cây, cọng: Loài cây thân cỏ, loài cây thuộc thảo;
③ Bộ phận chính, trung tâm: Tiểu đoàn bộ;
④ Tiếng để tự xưng (của tôi, của ta, của chúng tôi, của chúng ta, của mình v.v...): Nước mình, nước chúng tôi;
⑤ Nay, này: Năm nay, Tháng này;
⑥ Tiền vốn: Đủ vốn; Một vốn muôn lời;
⑦ 【】bản trước [bânzhe] Căn cứ, dựa vào, theo: Hai bên đã hiệp định hợp tác kĩ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi; Làm theo chỉ thị của cấp trên;
⑧ Vốn, vốn dĩ: Vốn phải như thế; Khổng Tử vốn chưa biết đạo hiếu đễ trung thuận (Hàn Phi tử: Trung hiếu).【】bản lai [bân lái] a. Nguyên lúc đầu là, nguyên là, vốn, vốn là, vốn dĩ: Anh ấy vốn họ Trương, sau mới đổi thành họ Lí; b. Vẫn như cũ: ? Hai chúng tôi vẫn làm việc chung, sao không am hiểu nhau được?; c. Lẽ ra, đáng lẽ: Đứa bé này lẽ ra được lên lớp, nhưng vì bệnh mà bị chậm trễ;
⑨ (cũ) Tập sớ tâu vua;
⑩ Cuốn sổ, quyển vỡ: Cuốn sổ tay; Quyển nhật , sổ nhật ;
⑪ Bản: Bản sao, bản chép; Kịch bản;
⑫ (loại) Cuốn, quyển: Một quyển sách.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gốc cây — Thân chính của cây — Lúc mới đầu — Tiếng chỉ những gì thuộc về mình — Cũng đọc Bản. Xem dưới vần Bản.

Từ ghép 49

tử
sǐ ㄙˇ

tử

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chết

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Chết. ◎ Như: "báo tử lưu bì, nhân tử lưu danh" , beo chết để lại bộ da, người chết để tiếng thơm.
2. (Động) Tuyệt vọng, không còn mong chờ gì nữa (như đã chết). ◇ Trang Tử : "Phù ai mạc đại ư tâm tử, nhi nhân tử diệc thứ chi" , (Điền Tử Phương ) Đáng thương không gì lớn hơn là lòng chết (tuyệt vọng như đã chết), rồi thứ đó mới là xác chết.
3. (Động) Hi sinh tính mạng (vì người nào, vì việc nào đó). ◎ Như: "tử nạn" vì cứu nước mà chết, "tử tiết" chết vì tiết tháo. ◇ Sử : "Thực nhân chi thực giả tử nhân chi sự, ngô khởi khả dĩ hướng lợi bội nghĩa hồ" , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Ăn cơm của người ta thì sống chết cho việc của người, tôi há dám đuổi theo mối lợi mà quay lưng lại với điều nghĩa?
4. (Tính) Đã chết, không còn sinh mạng nữa. ◎ Như: "tử cẩu" chó chết.
5. (Tính) Không còn hiệu lực, không hoạt động nữa. ◎ Như: "tử kì" nước cờ bí, "tử tỉnh" giếng không dùng nữa.
6. (Tính) Đờ đẫn, không linh động. ◎ Như: "tử bản" khô cứng, "tử não cân" đầu óc ù lì không biết biến thông.
7. (Tính) Không thông, đọng, kẹt. ◎ Như: "tử hạng" ngõ cụt, "tử thủy" nước tù đọng, "tử kết" nút thắt chết.
8. (Tính) Cứng nhắc, cố định. ◎ Như: "tử quy củ" quy tắc cứng nhắc.
9. (Tính) Dùng để mắng chửi hoặc tỏ vẻ thân mật. ◎ Như: "tử quỷ" đồ chết tiệt, "tử lão đầu" lão già mắc dịch.
10. (Phó) Đến cùng. ◎ Như: "tử thủ" kiên quyết giữ đến cùng, "tử chiến" chiến đấu đến cùng.
11. (Phó) Khăng khăng, một mực. ◎ Như: "tử bất thừa nhận" khăng khăng không nhận.
12. (Phó) Vô cùng, hết sức, rất. ◎ Như: "phạ tử liễu" sợ muốn chết, "nhiệt tử liễu" nóng vô cùng.
13. (Phó) Trơ trơ. ◎ Như: "tha thụy đắc chân tử" nó ngủ lì bì như chết rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chết.
② Cái gì không hoạt động đều gọi là tử.
③ Tắt, vạc, như tử hôi phục nhiên tro vạc lại cháy, sự gì đã tuyệt vọng rồi gọi là tử tâm tháp địa .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chết, mất: Chết, chết chóc;
② Kiên quyết, đến cùng: Giữ đến cùng, bảo vệ đến cùng; Chiến đấu đến cùng;
③ Máy móc, cứng nhắc, cứng đờ: Bê nguyên xi, áp dụng một cách máy móc; 西 Ngôn ngữ là cái gì sinh động, anh không nên xoi móc chữ nghĩa;
④ Tột bậc, rất: Sướng chết được; Rất đẹp mắt; Đau chết người;
⑤ Kín, tịt, không thoát ra được: Nước tù, nước đọng; Bơm nước tắc rồi;
⑥ Khăng khăng, một mực: Khăng khăng không chịu nhận tội;
⑦ Cứng nhắc, cố định, không thể thay đổi, bất động: Đó là một quy tắc cứng nhắc;
⑧ Không hoạt động, trơ, vô cảm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chết — Tội chết, một trong Ngũ hình thời cổ — Không hoạt động. Im lìm.

Từ ghép 62

ải tử 縊死bạo tử 暴死báo tử lưu bì 豹死留皮bất tri tử hoạt 不知死活bất tử dược 不死藥bức tử 逼死cảm tử 敢死can tử 乾死chí tử 至死chiến tử 戰死chức tử 職死cưỡng tử 強死cửu tử 九死cửu tử nhất sinh 九死一生dũ tử 瘐死đả tử 打死đồng sanh cộng tử 同生共死đồng sinh đồng tử 同生同死đống tử 凍死giảo tử 絞死hoành tử 橫死khách tử 客死lao tử 牢死lộc tử thùy thủ 鹿死誰手ngã tử 餓死nịch tử 溺死quyết tử 決死sinh tử 生死sự tử 事死tâm tử 心死thụ tử 受死trí tử 致死tử bản 死板tử biệt 死別tử chiến 死戰tử địa 死地tử hình 死刑tử hồ đồng 死胡同tử hung 死凶tử ký 死記tử ký 死记tử lộ 死路tử nạn 死難tử ngữ 死語tử sĩ 死士tử tâm 死心tử tâm tháp địa 死心塌地tử thai 死胎tử thi 死屍tử thủ 死守tử thương 死傷tử tiết 死節tử tội 死罪tử trận 死陣tự tử 自死tử vong 死亡uổng tử 枉死vạn tử 萬死xả tử 捨死xử tử 處死yểm tử 淹死yểu tử 殀死
kỉ, kỷ
jǐ ㄐㄧˇ, jì ㄐㄧˋ

kỉ

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu mối sợi tơ, cũng mượn chỉ sợi tơ.
2. (Danh) Phép tắc. ◎ Như: "cương kỉ" giềng mối phép tắc (dây lớn ngoài mép lưới gọi là "cương" , dây nhỏ gọi là "kỉ" ), "kỉ luật" phép tắc, luật lệ, "vi pháp loạn kỉ" trái phép loạn kỉ cương.
3. (Danh) Tục gọi đầy tớ là "kỉ cương" , có khi gọi tắt là "kỉ" .
4. (Danh) Đạo. ◇ Thư Kinh : "Ô hô! Tiên vương triệu tu nhân kỉ" ! (Y huấn ) Ôi! Tiên vương sửa cho ngay đạo làm người.
5. (Danh) Một thể văn chép sử (viết tắt của "bổn kỉ" ), chuyên ghi lại hành tích của đế vương. ◎ Như: "Ngũ đế kỉ" , "Thủy Hoàng kỉ" .
6. (Danh) Ngày xưa, mười hai năm gọi là "nhất kỉ" . Ngày nay, 100 năm là một "kỉ".
7. (Danh) Đơn vị thời kì trong ngành địa chất học.
8. (Danh) Bây giờ gọi tuổi là "niên kỉ" .
9. (Danh) Nước "Kỉ".
10. (Danh) Họ "Kỉ".
11. (Động) Gỡ sợi tơ, gỡ mối tơ rối. Nghĩa rộng: gánh vác, liệu lí công việc. ◎ Như: "kinh kỉ" gánh vác.
12. (Động) Ghi chép. § Thông "kỉ" . ◎ Như: "kỉ niên" ghi chép chuyện trong năm. ◇ Liệt Tử : "Cố vị Nhan Hồi kỉ chi" (Chu Mục vương ) (Khổng Tử) quay lại bảo Nhan Hồi ghi lại câu chuyện này.
13. (Động) Hội họp.

Từ ghép 19

kỷ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. gỡ mối rối
2. 12 năm
3. kỷ cương, kỷ luật
4. nước Kỷ

Từ điển Thiều Chửu

① Gỡ sợi tơ, gỡ mối tơ rối, vì thế nên liệu lí xong công việc gọi là kinh kỉ .
② Kỉ cương bộc chức coi tất cả mọi việc về điển chương pháp độ. Tục gọi đầy tớ là kỉ cương , có khi gọi tắt là kỉ .
③ Giường mối, như cương kỉ cái dây lớn ngoài mép lưới gọi là cương , cái dây bé gọi là kỉ , vì thế nên cái gì quan hệ đến lễ phép đều gọi là kỉ. Như kỉ luật , luân kỉ , ý nói có có đầu có ngành như giường lưới mắt lưới vậy.
④ Mười hai năm gọi là nhất kỉ . Bây giờ gọi năm tuổi là niên kỉ .
⑤ Ghi chép, như kỉ niên ghi chép chuyện hàng năm. Như sử chép chuyện cứ y thứ tự mà chép gọi là lối kỉ niên.
⑥ Hội họp.
⑦ Ðạo.
⑧ Nước Kỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ghi: Ghi nhớ, kỉ niệm;
② Kỉ luật: Kỉ luật quân đội; Phạm pháp và trái kỉ luật;
③ (văn) Gỡ mối tơ rối;
④ (văn) Đầy tớ. Cg. ;
⑤ (văn) Giềng mối;
⑤ (văn) Mười hai năm;
⑦ (văn) Hội họp;
⑧ (văn) Đạo. Xem [jê].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nước Kỉ (thời xưa ở Trung Quốc);
② (Họ) Kỉ. Xem [jì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sợi tơ được sắp riêng ra cho khỏi rối. Phép tắc — Ghi chép — Khoảng thời gian 12 năm.

Từ ghép 6

khí, khất
qǐ ㄑㄧˇ, qì ㄑㄧˋ

khí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin. ◎ Như: "khất thực" xin ăn. ◇ Sử : "Hành khất ư thị, kì thê bất thức dã" , (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Ăn xin ở chợ mà vợ ông không hay biết.
2. (Động) Vay, mượn. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích nữ tử lai khất mễ, vân bất cử hỏa giả kinh nhật hĩ" , (Hiệp nữ ) Vừa rồi cô ấy sang vay gạo, nói đã suốt một ngày chưa thổi nấu.
3. (Động) Hi vọng, mong cầu.
4. (Tính) Nghèo khó, bần cùng. ◇ Tống Thư : "Ngoại xá gia hàn khất, kim cộng vi tiếu lạc, hà độc bất thị?" , , (Hậu phi truyện ) Gia đình bên ngoại (của hoàng hậu) nghèo khó, nay cùng cười vui, sao một mình không ra mà nhìn.
5. (Danh) Người ăn xin.
6. (Danh) Họ "Khất".
7. Một âm là "khí". (Động) Cho, cấp cho.
8. (Trợ) Bị. § Dùng như "bị" . ◇ Thủy hử truyện : "Lí Quỳ khí Tống Giang bức trụ liễu, chỉ đắc phiết liễu song phủ, bái liễu Chu Đồng lưỡng bái" , , (Đệ ngũ nhị hồi) Lí Quỳ bị Tống Giang ép đành hạ đôi búa lạy Chu Đồng hai lạy.
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Liêu trai chí dị : "Trướng trướng lương cửu, bi dĩ nhi hận, diện bích khiếu hào, khí vô ứng giả" , , , (Thanh Nga ) Ngậm ngùi hồi lâu, hết đau tới hận, nhìn vào vách đá kêu gào, rốt cuộc không nghe ai lên tiếng đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xin, như khất thực xin ăn.
② Một âm là khí. Cho, lấy đồ của mình cho người gọi là khí (chữ này ít dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho, ban cho: Yên tốt ngựa tốt ban cho người (Lí Bạch: Thiếu niên hành); Nhờ có Tô Tư Nghiệp, thường cho rượu và tiền (Đỗ Phủ);
② Dùng như (bộ ): Không cần phải giật mình (Thủy hử truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho. Đem cho — Một âm là Khất.

khất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ ăn mày, người ăn xin

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin. ◎ Như: "khất thực" xin ăn. ◇ Sử : "Hành khất ư thị, kì thê bất thức dã" , (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Ăn xin ở chợ mà vợ ông không hay biết.
2. (Động) Vay, mượn. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích nữ tử lai khất mễ, vân bất cử hỏa giả kinh nhật hĩ" , (Hiệp nữ ) Vừa rồi cô ấy sang vay gạo, nói đã suốt một ngày chưa thổi nấu.
3. (Động) Hi vọng, mong cầu.
4. (Tính) Nghèo khó, bần cùng. ◇ Tống Thư : "Ngoại xá gia hàn khất, kim cộng vi tiếu lạc, hà độc bất thị?" , , (Hậu phi truyện ) Gia đình bên ngoại (của hoàng hậu) nghèo khó, nay cùng cười vui, sao một mình không ra mà nhìn.
5. (Danh) Người ăn xin.
6. (Danh) Họ "Khất".
7. Một âm là "khí". (Động) Cho, cấp cho.
8. (Trợ) Bị. § Dùng như "bị" . ◇ Thủy hử truyện : "Lí Quỳ khí Tống Giang bức trụ liễu, chỉ đắc phiết liễu song phủ, bái liễu Chu Đồng lưỡng bái" , , (Đệ ngũ nhị hồi) Lí Quỳ bị Tống Giang ép đành hạ đôi búa lạy Chu Đồng hai lạy.
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Liêu trai chí dị : "Trướng trướng lương cửu, bi dĩ nhi hận, diện bích khiếu hào, khí vô ứng giả" , , , (Thanh Nga ) Ngậm ngùi hồi lâu, hết đau tới hận, nhìn vào vách đá kêu gào, rốt cuộc không nghe ai lên tiếng đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xin, như khất thực xin ăn.
② Một âm là khí. Cho, lấy đồ của mình cho người gọi là khí (chữ này ít dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xin: Xin, xin tha; Xin ăn trên chợ ở nước Ngô (Chiến quốc sách); Nếu như cúi đầu cúp tai, vẫy đuôi để cầu xin sự thương xót, thì đó không phải là chí của ta (Hàn Dũ);
② Xin ăn: Đi xin ăn ở chợ (Sử : Dự Nhượng truyện);
③ [Qê] (Họ) Khất. Xem [qì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin. Cầu xin — Ăn xin — Kẻ ăn mày.

Từ ghép 11

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.