giới
jiè ㄐㄧㄝˋ

giới

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. khoảng giữa
2. vẩy (cá)
3. bậm bực, bứt rứt

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cách, ngăn cách.
2. (Động) Ở vào khoảng giữa hai bên. ◎ Như: "giá tọa san giới ư lưỡng huyện chi gian" trái núi đó ở vào giữa hai huyện.
3. (Động) Làm trung gian. ◎ Như: "giới thiệu" .
4. (Động) Chia cách, li gián.
5. (Động) Giúp đỡ, tương trợ. ◇ Thi Kinh : "Vi thử xuân tửu, Dĩ giới mi thọ" , (Bân phong , Thất nguyệt ) Làm rượu xuân này, Để giúp cho tuổi thọ.
6. (Động) Bận tâm, lưu ý, lo nghĩ tới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Ngô quan thất lộ chi binh, như thất đôi hủ thảo, hà túc giới ý?" , , (Đệ thập thất hồi) Ta coi bảy đạo quân đó, như bảy đống cỏ mục, có đáng gì mà phải lo lắng như vậy?
7. (Động) Nương dựa, nhờ vào. ◇ Tả truyện : "Giới nhân chi sủng, phi dũng dã" , (Văn công lục niên ) Dựa vào lòng yêu của người khác, không phải là bậc dũng.
8. (Động) Làm động tác. § Dùng cho vai kịch hoặc hí khúc thời xưa. ◎ Như: "tiếu giới" làm động tác cười.
9. (Tính) Ngay thẳng, chính trực. ◎ Như: "cảnh giới" ngay thẳng. ◇ Liêu trai chí dị : "Vương tuy cố bần, nhiên tính giới, cự xuất thụ chi" , (Vương Thành ) Vương tuy nghèo, nhưng tính ngay thẳng, liền lấy ra (cái trâm) đưa cho bà lão.
10. (Tính) Như thế, cái đó. ◎ Như: "sát hữu giới sự" .
11. (Tính) Cứng, chắc, vững. ◇ Dịch Kinh : "Giới ư thạch, bất chung nhật, trinh cát" , , (Dự quái ) (Chí) vững như đá, chẳng đợi hết ngày (mà ứng phó ngay), chính đính, bền tốt.
12. (Danh) Mốc, ranh, mức, biên tế.
13. (Danh) Giới hạn. § Thông "giới" . ◎ Như: "giang giới" ven sông, "nhân các hữu giới" mỗi người có phần hạn của mình.
14. (Danh) Áo giáp, vỏ cứng. ◎ Như: "giới trụ" áo giáp mũ trụ.
15. (Danh) Chỉ sự vật nhỏ bé. § Thông "giới" . ◎ Như: "nhất giới bất thủ" một tơ hào cũng không lấy.
16. (Danh) Động vật có vảy sống dưới nước. ◎ Như: "giới thuộc" loài ở nước có vảy. ◇ Hoài Nam Tử : "Giới lân giả, hạ thực nhi đông trập" , (Trụy hình huấn ) Loài động vật có vảy, mùa hè ăn mà mùa đông ngủ vùi.
17. (Danh) Chỉ người trung gian nghênh tiếp giữa chủ và khách (thời xưa).
18. (Danh) Người đưa tin hoặc truyền đạt tin tức.
19. (Danh) Hành vi hoặc tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Liễu Hạ Huệ bất dĩ tam công dị kì giới" (Tận tâm thượng ) Ông Liễu Hạ Huệ dù dự hàng tam công cũng chẳng thay đổi tiết tháo của mình.
20. (Danh) Người một chân. ◇ Trang Tử : "Công Văn Hiên kiến hữu sư nhi kinh viết: Thị hà nhân dã? Ô hồ giới dã?" : ? ? (Dưỡng sanh chủ ) Công Văn Hiên thấy quan Hữu Sư liền giật mình nói: Ấy người nào vậy? Làm sao lại một chân vậy?
21. (Danh) Lượng từ: đơn vị chỉ người hoặc đồng tiền. § Tương đương với "cá" . ◎ Như: "nhất giới thư sanh" một người học trò.
22. (Danh) Họ "Giới".

Từ điển Thiều Chửu

① Cõi, ở vào khoảng giữa hai cái gọi là giới. Ngày xưa giao tiếp với nhau, chủ có người thấn mà khách có người giới để giúp lễ và đem lời người bên này nói với người bên kia biết. Như một người ở giữa nói cho người thứ nhất và người thứ ba biết nhau mà làm quen nhau gọi là giới thiệu hay môi giới v.v.
② Giúp, như dĩ giới mi thọ lấy giúp vui tiệc thọ.
③ Áo, như giới trụ áo dày mũ trụ.
④ Có nghĩa là vẩy, như giới thuộc loài ở nước có vẩy.
⑤ Lời tôn quý, như nói em người ta thì tôn là quý giới đệ em tôn quý của ngài.
⑥ Ven bờ, như giang giới ven sông.
⑦ Một người, như nhất giới chi sĩ một kẻ học trò.
⑧ Nhỏ, cùng nghĩa như chữ giới (hạt cải) như tiêm giới nhỏ nhặt, giới ý hơi để ý.
⑨ Bậm bực, như giới giới lòng bậm bực.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cương giới, giới tuyến: Không phân giới tuyến bên này bên kia (Thi Kinh);
② Người môi giới, người chuyển lời , Khi chư hầu gặp nhau, quan khanh làm người chuyển lời (Tuân tử);
③ Người giúp việc, phụ tá, trợ thủ: Ngũ Cử làm trợ thủ (Tả truyện);
④ Bên, ven, Bi thương phong khí còn lưu lại bên sông (Khuất Nguyên: Cửu chương);
⑤ Loài có mai (vảy cứng): Tinh anh của loài có mai là con rùa (Đại đới Lễ kí);
⑥ Nằm ở giữa: Quả núi này nằm ở vùng giáp giới hai tỉnh; 使 Khiến ở giữa chỗ hai nước lớn (Tả truyện);
⑦ Cách: Phía sau cách với sông lớn (Hán thư);
⑧ Trợ giúp: Để giúp trường thọ (Thi Kinh: Bân phong, Thất nguyệt);
⑨ Một mình: Cô đơn không hợp quần mà đứng riêng một mình (Trương Hoành: Tư huyền phú);
⑩ Lớn, to lớn: Báo đáp bằng phúc lớn (Thi Kinh); Nhỏ (dùng như ): Không có một họa nhỏ nào (Chiến quốc sách);
⑫ Ngay thẳng: Liễu Hạ Huệ không vì Tam công mà thay đổi tính ngay thẳng của mình (Mạnh tử);
⑬ Một người (lượng từ, hợp thành ): Một kẻ học trò; Nếu có một bề tôi (Thượng thư: Tần thệ);
⑭ Nhờ vào, dựa vào: , Dựa vào sự yêu chuộng của người ta thì không phải là cách làm của người có dũng khí (Tả truyện: Văn công lục niên);
⑮ [Jiè] (Họ) Giới.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ranh đất. Bờ cõi — To lớn — Tốt đẹp — Riêng biệt ta. Chẳng hạn Giới đặc ( riêng ra, vượt lên trên ) — Cái áo giáp. Chẳng hạn Giới trụ ( áo và mũ che tên đạn, cũng như Giáp trụ ) — Hạng thứ, hạng dưới — Đứng giữa liên lạc hai bên.

Từ ghép 18

mưu, vô
móu ㄇㄡˊ, wú ㄨˊ

mưu

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, chẳng. ◇ Vương An Thạch : "Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư?" 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎ Như: "vô nãi" chắc là, chẳng phải là, "tương vô" chắc sẽ. ◇ Liêu trai chí dị : "Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?" , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇ Sử Kí : "Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◇ Sử Kí : "Hĩnh vô mao" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ "Vô".
7. Một âm là "mưu". (Danh) "Mưu đôi" một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là "mưu đôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ, đừng.
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả ), tương vô hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi một thứ mũ vải đen.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mưu đôi : Tên một loại mũ bằng vải đời nhà Hạ — Một âm là Vô. Xem Vô.

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chớ, đừng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Không, chẳng. ◇ Vương An Thạch : "Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư?" 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
2. (Phó) Chớ, đừng. ◇ Luận Ngữ : "Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã" : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
3. (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎ Như: "vô nãi" chắc là, chẳng phải là, "tương vô" chắc sẽ. ◇ Liêu trai chí dị : "Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận?" , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
4. (Đại) Không ai, không có người nào. ◇ Sử Kí : "Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh" , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
5. (Động) Không có. § Thông "vô" . ◇ Sử Kí : "Hĩnh vô mao" (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
6. (Danh) Họ "Vô".
7. Một âm là "mưu". (Danh) "Mưu đôi" một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là "mưu đôi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chớ, đừng.
② Chớ, dùng làm tiếng giúp lời, như vô nãi chớ bèn (cùng nghĩa với hoặc giả ), tương vô hầu chớ, v.v. đều là lời hỏi lấy ý mình đoán mà chưa dám quyết đoán.
③ Một âm là mưu. Hẳn. Mưu đôi một thứ mũ vải đen.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Không được, chớ, đừng: Đừng có đến lúc khát nước mới đào giếng. 【】vô ninh [wúnìng] (phó) Thà, chi bằng, chẳng bằng, đúng hơn, hơn: Cho đó là một kì tích, chi bằng cho là sự tất nhiên phát triển của lịch sử. Cv. ;【】vô dung [wuýong] Không cần. Cv. ;
② [Wú] (Họ) Vô.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chớ. Đừng — Không cần.

Từ ghép 1

tảm
sān ㄙㄢ, sǎn ㄙㄢˇ

tảm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hạt gạo
2. cơm hòa với canh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hạt gạo. ◇ Đổng Giải Nguyên : "Khỏa nhất đính hồng cân, Trân châu như tảm phạn" , (Tây sương kí chư cung điệu 西調, Quyển nhị).
2. (Danh) Cơm hòa với canh hoặc thứ khác làm thành món ăn. ◇ Lục Du : "Phong lô hấp bát sanh nhai tại, Thả thí tân hàn dụ tảm canh" , (Thần khởi ngẫu đề ).
3. (Động) Vỡ vụn. ◇ Hàn Dũ : "Thủy kiến Lạc Dương xuân, Đào chi chuế hồng tảm" (Tống Vô Bổn Sư quy Phạm Dương , ().
4. (Động) Phân tán, tản mát. ◇ Lí Bạch : "Du giáp tiền sanh thụ, Dương hoa ngọc tảm nhai" , (Xuân cảm ) Quả cây du như tiền mọc trên cây, Hoa cây dương như ngọc rải rác trên đường.
5. (Động) Hòa lẫn, trộn lẫn. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã như kim bao khỏa nội đái đắc nhất bao mông hãn dược tại giá lí, Lí Vân bất hội cật tửu thì, nhục lí đa tảm ta, bức trước tha đa cật ta, dã ma đảo liễu" , , , , (Đệ tứ thập tam hồi) Trong khăn gói của anh đã có sẵn thuốc mê, Lí Vân không biết uống rượu thì ta hòa lẫn nhiều thuốc vào thịt bắt nó ăn thêm chắc cũng bị ngã gục thôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Hạt gạo.
② Cơm hòa với canh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hạt gạo;
② Cơm chan với canh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Tảm .

Từ ghép 1

na ma

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vì vậy, cho nên
2. và

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là: "na mạt" ; "na môn" ; "na ma" .
2. Như vậy. ◎ Như: "nhĩ hà tất na ma sanh khí ni? ngã chỉ thị khai cá ngoạn tiếu bãi liễu!" ? .
3. Cho nên. ◎ Như: "nhĩ kí nhiên bất lai, na ma ngã dã đắc tẩu liễu" , .
4. Bên ấy. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Lí Hoàn hựu chúc phó Bình Nhi đả na ma thôi trứ Lâm Chi Hiếu gia đích, khiếu tha nam nhân khoái bạn liễu lai" , (Đệ cửu thập thất hồi) Lí Hoàn lại dặn dò Bình Nhi qua bên ấy giục vợ Lâm Chi Hiếu mau mau nhắn ông ta sắm sửa hậu sự (cho Đại Ngọc).
5. Đặt trước từ số lượng: biểu thị ước lượng, khoảng chừng. ◇ Trương Thiên Dực : "Bôn liễu na ma nhất nhị thập trượng viễn, nữ đích bào thượng khứ thu tha hồi lai" , (Di hành , Ôn nhu chế tạo giả ).

thì gian

phồn thể

Từ điển phổ thông

thời gian, thì giờ, giai đoạn

thời gian

phồn thể

Từ điển phổ thông

thời gian, thì giờ, giai đoạn

Từ điển trích dẫn

1. Phiếm chỉ thời khắc ngắn dài. § Thí dụ "nhật" ngày, "niên" năm đều là những đơn vị thời gian.
2. Bây giờ, hiện tại. ◇ Tây sương kí 西: "Tuy nhiên cửu hậu thành giai phối, nại thì gian chẩm bất bi đề" , (Đệ tứ bổn , Đệ tam chiết) Mặc dù sau này sẽ thành lứa đôi tốt đẹp, nhưng giờ đây sao khỏi kêu thương. § Nhượng Tống dịch thơ: Mai sau dù đủ lứa no đôi, Lúc này hồ dễ gượng cười làm khuây.
3. Một khoảng thời gian, nhất đoạn thời gian. ◇ Tào Ngu : "Tha sanh trường tại Bắc Bình đích thư hương môn đệ, hạ kì, phú thi, tác họa, ngận tự nhiên địa tại tha đích sanh hoạt lí chiếm liễu ngận đa đích thì gian" , , , , (Bắc Kinh nhân , Đệ nhất mạc).
4. Có lần, có lúc. ◇ Thủy hử truyện : "Nguyên lai thị bổn quản Cao thái úy đích nha nội, bất nhận đắc kinh phụ, thì gian vô lễ" , , (Đệ thất hồi) Vốn là cậu ấm của quan thầy tôi là Cao thái úy, vì không biết là tiện nội, nên đã có lần vô lễ.
5. Chỉ hệ thống quá khứ, hiện tại, tương lai lưu chuyển liên tục không gián đoạn. § Nói tương đối với "không gian" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái khoảng năm tháng ngày giờ qua đi.

Từ điển trích dẫn

1. Sa, rớt, xuống thấp. ◎ Như: "phiến phiến tuyết hoa hạ lạc" , "vật giá hạ lạc" .
2. Quy thuộc, theo về. ◇ Lí Ngư : "Nhĩ như kim bất tằng hữu cá hạ lạc, giáo ngã như hà độc tự tiên hành" , (Liên hương bạn , Tứ nhân ).
3. Đi tới (chỗ nào đó), hướng về. ◇ Vô danh thị : "Trượng phu thị Lạc Dương Vương Hoán, đáo Tây Diên biên lai đầu quân, thử hậu bất tri hạ lạc" , 西, (Bách hoa đình , Đệ tứ chiết).
4. Kết cục, kết quả. ◇ Trần Tàn Vân : "Đỗ Thẩm kế tục khốc tố thuyết: Ngã đích Đại Trụ a, hảo đoan đoan đích, bị nhĩ lão tử hòa Xuyên San Cẩu bảng khứ đương binh, sanh tử vô hạ lạc" : , , 穿, (San cốc phong yên , Đệ thập tam chương).
5. Xử trí, đối phó. ◇ Thôi Thì Bội : "Ngã khán na tiểu thư dữ Trương Sanh lưỡng hạ lí hợp tình, ba bất đắc đáo vãn, khán tha chẩm ma hạ lạc" , , (Nam tây sương kí 西, Thừa dạ du viên ).
6. Làm hại, thương tổn. ◇ Vô danh thị : "Nhĩ ca ca bất nhân bất nghĩa, nhất định yếu hạ lạc tha tính mệnh, chẩm ma dưỡng đắc đáo ngũ tuế thập tuế" , , (Bạch thố kí , Tống tử ).
7. Cười nhạo, trào lộng. ◇ Kim Bình Mai : "Tạc nhật nhân đối nhĩ thuyết đích thoại nhi, nhĩ tựu cáo tố dữ nhân, kim nhật giáo nhân hạ lạc liễu ngã nhẫm nhất đốn" , , (Đệ nhị tam hồi).

Từ điển trích dẫn

1. Vỏ ngoài cứng chắc. ◇ Bì Nhật Hưu : "Ngạnh cốt tàn hình tri kỉ thu, Thi hài chung bất thị phong lưu. Ngoan bì tử hậu toản tu biến, Đô vị bình sanh bất xuất đầu" , . , (Vịnh quy thi ). § Ở đây, "ngoan bì" chỉ mai rùa.
2. Túi da dày và chắc. Chỉ thân xác người. ◇ Hàn San : "Hạ sĩ độn ám si, Ngoan bì tối nan liệt" , (Thi , Chi nhị tứ nhị).
3. Hình dung bền chắc. ◇ Lí Ngư : "Khuy liễu nhất song ngoan bì đích nhĩ đóa, Luyện xuất nhất phó nhẫn nại đích tâm hung, Tập đắc sảo náo vị thường, Phản giác bình an khả sá" , , , (Phong tranh ngộ , Khuê hống ).
4. Hình dung người điêu ngoa, xảo trá. ◇ Thanh bình san đường thoại bổn : "Đương sơ chỉ thuyết thú quá lương thiện nhân gia nữ tử, thùy tưởng  thú giá cá một quy củ, một gia pháp, trường thiệt ngoan bì thôn phụ!" , , , ! (Khoái chủy lí thúy liên kí ).
5. Bướng bỉnh, tinh nghịch, ranh mãnh. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Giá Trữ đại nương tử bổn tựu hữu ta ngoan bì, bất miễn yếu sái tiếu tha" , (Đệ nhị nhất hồi).
6. Chỉ người bướng bỉnh, lì lợm, ranh mãnh. ◇ Tây du kí 西: "Tha nhị nhân đô phóng mã khán đảm, duy Hành Giả thị cá ngoan bì, tha thả khiêu thụ phàn chi, trích diệp tầm quả" , , , (Đệ thất nhị hồi) Hai người kia thả ngựa giữ gánh đồ, còn Tôn Hành Giả tánh ranh mãnh, leo cây vin cành, ngắt lá tìm quả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cứng đầu, khó dạy ( dùng trong Bạch thoại ).

Từ điển trích dẫn

1. Leo, trèo lên. ◇ Đinh Linh : "Cữu mẫu gia hòa Trần gia đích hậu viện, chỉ cách nhất cá trúc li, bổn lai li ba thượng diện phàn duyên trước hứa đa biển đậu diệp tử, hiện tại đô khô lạc hạ lai" , , , ().
2. Nương tựa, nhờ cậy. ◇ Quách Mạt Nhược : "Tha hồi đáo Thượng Hải ngũ cá nguyệt, trảo sự trảo bất đáo thủ, dã một hữu nhân khả dĩ phàn duyên" , , (Dương xuân biệt ).
3. Kéo, lôi. ◇ Thẩm Tòng Văn : "Thuyền thượng nhân tựu dẫn thủ phàn duyên na điều lãm tác, mạn mạn địa khiên thuyền quá đối ngạn khứ" , (Biên thành , Nhất ).
4. (Thuật ngữ Phật giáo) Tâm tùy theo ngoại cảnh mà chạy nhảy biến hóa không yên. ◇ Thủ Lăng Nghiêm kinh : "Vô thủy sanh tử căn bổn, tắc nhữ kim giả dữ chúng sanh dụng phàn duyên tâm vi tự tính giả" , (Quyển nhất).

phương tiện

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

phương tiện, dụng cụ

Từ điển trích dẫn

1. Phật giáo ngữ: Chỉ phương thức linh hoạt để chỉ dạy, làm cho hiểu rõ nghĩa thật của Phật pháp. ◇ Duy Ma kinh : "Dĩ phương tiện lực, vị chư chúng sanh phân biệt giải thuyết, hiển kì phân minh" 便, , (Pháp cung dưỡng phẩm ) Dùng sức phương tiện, vì chúng sinh phân biệt giảng giải, làm cho sáng tỏ rõ ràng.
2. Nhân tiện, lợi dụng, tùy cơ.
3. Tùy nghi làm, tiện nghi hành sự.
4. Tiện lợi.
5. Giúp đỡ hoặc cấp cho tiện lợi.
6. Cơ hội, thời cơ.
7. Thích hợp, thích nghi.
8. Dễ dàng, dung dị. ◇ Ba Kim : "Na cá thì hậu khứ Nhật Bổn phi thường phương tiện, bất dụng bạn hộ chiếu, mãi thuyền phiếu ngận dong dị" 便, , (Trường sanh tháp ) Thời đó đi Nhật Bổn hết sức dễ dàng, không cần làm hộ chiếu, mua vé tàu rất dễ.
9. Thoải mái, dễ chịu, thư thích. ◇ Lão Xá : "Tha thuyết giá lưỡng thiên hữu điểm thương phong, tảng tử bất phương tiện" , 便 (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Cô ta nói hai hôm nay hơi bị cảm cúm, cổ họng không được dễ chịu.
10. Sẵn tiền tài, giàu có, dư dật. ◇ Tào Ngu : "Hiện tại nhĩ thủ hạ phương tiện, tùy tiện quân cấp ngã thất khối bát khối đích hảo ma?" 便, 便 (Lôi vũ , Đệ nhất mạc) Bây giờ ông trong tay sẵn tiền, nhân thể chia sẻ cho tôi bảy đồng tám đồng được không?
11. Mưu kế, mưu tính.
12. Phương pháp, phép thuật.
13. Bài tiết, đại tiện, tiểu tiện. ◇ Tây du kí 西: "Tha lưỡng cá phúc trung giảo thống, (...) na bà bà tức thủ lưỡng cá tịnh dũng lai, giáo tha lưỡng cá phương tiện" , (...) , 便 (Đệ ngũ thập tam hồi) Hai người trong bụng đau quặn, (...) bà già liền đi lấy hai cái thùng sạch lại, bảo hai người đi tiện vào đó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng nhà Phật, chỉ đường hướng và sự dễ dàng trong việc giúp đỡ người khác. Đoạn trường tân thanh có câu: » Khi che chén khi thuốc thang, đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh « — Cái giúp đạt đến mục đích ( Moyen ) — Ngày nay còn có nghĩa là ích lợi.

Từ điển trích dẫn

1. Sao được, làm thế nào được. ◇ Sử Kí : : "Cao Đế mạ chi viết: Nãi công cư mã thượng nhi đắc chi an sự Thi Thư! Lục Sanh viết: Cư mã thượng đắc chi, ninh khả dĩ mã thượng trị chi hồ?" ! : , ? (Lịch Sanh Lục Giả truyện ) Cao Đế mắng Lục Sinh: Ông mày ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, cần gì Kinh Thi với Kinh Thư! Lục Sinh nói: Nhà vua ngồi trên mình ngựa lấy được thiên hạ, nhưng có thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ không?
2. Đành phải, thà rằng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Ngã ninh khả tự kỉ lạc bất thị, khởi cảm đái lụy nhĩ ni" , (Đệ tứ thập ngũ hồi) Tôi đành tự mình chịu trách móc, chứ nào dám làm lụy đến chị.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.