đạc, độ
dù ㄉㄨˋ, duó ㄉㄨㄛˊ

đạc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đo lường
2. mức độ
3. lần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Các dụng cụ dùng để đo dài ngắn, như trượng, thước, v.v.
2. (Danh) Mức, trạng huống đạt tới (của vật thể). ◎ Như: "trường độ" độ dài, "thấp độ" độ ẩm, "toan độ" độ chua.
3. (Danh) Phép tắc, quy phạm. ◎ Như: "pháp độ" , "chế độ" .
4. (Danh) Tiêu chuẩn. ◎ Như: "hạn độ" .
5. (Danh) Khí lượng (của người). ◎ Như: "khoát đạt đại độ" ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
6. (Danh) Dáng dấp, phong cách, nghi thái (hiện ra bên ngoài). ◎ Như: "phong độ" , "thái độ" .
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo góc, sức nóng, v.v. ◎ Như: cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây. (2) Lần, lượt, chuyến. ◎ Như: "nhất niên nhất độ" mỗi năm một lần.
8. (Danh) Chiều (trong môn toán học: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu của vật thể). ◎ Như: "tam độ không gian" không gian ba chiều.
9. (Danh) Họ "Độ".
10. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "độ nhật như niên" một ngày qua lâu như một năm. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp độ nhật như niên, nguyện quân liên nhi cứu chi" , (Đệ bát hồi) Thiếp coi một ngày bằng một năm, xin chàng thương mà cứu vớt.
11. (Động) Từ bờ này sang bờ bên kia. § Cũng như "độ" . ◇ Hán Thư : "Nhược phù kinh chế bất định, thị do độ giang hà vong duy tiếp" , (Giả Nghị truyện ) Nếu phép tắc quy chế không xác định, thì cũng như vượt qua sông mà quên mang theo mái chèo. § Nhà "Phật" bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là "thế độ" . Sáu phép: "bố thí" , "trì giới" , "nhẫn nhục" , "tinh tiến" , "thiền định" , "trí tuệ" gọi là "lục độ" . Nghĩa là sáu phép ấy khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
12. (Động) Đi tới. § Cũng như "độ" . ◇ Vương Chi Hoán : "Khương địch hà tu oán dương liễu, Xuân quang bất độ Ngọc Môn Quan" , (Lương Châu từ ) Sáo người Khương chẳng nên oán hận cây dương liễu làm chi, Ánh sáng mùa xuân không ra tới Ngọc Môn Quan.
13. Một âm là "đạc". (Động) Mưu tính. ◎ Như: "thốn đạc" liệu lường.
14. (Động) Đo. ◎ Như: "đạc lượng" đo lường. ◇ Phạm Đình Hổ : "Trung Hưng thì đạc Hà Khẩu phường tân dĩ xử bắc khách" (Vũ trung tùy bút ) Đời (Lê) Trung Hưng, đo dọc bến phường Hà Khẩu, để cho Hoa kiều trú ngụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đo, các đồ như trượng thước dùng để đo dài ngắn đều gọi là độ.
② Chia góc đồ tròn gọi là độ. Toàn cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây.
③ Phép đã chế ra, như pháp độ , chế độ , v.v.
④ Ðộ lượng. Như khoát đạt đại độ ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
⑤ Dáng dấp. Như thái độ .
⑥ Qua. Như ngày mới sinh gọi là sơ độ , nghĩa là cái ngày mới qua, cho nên sự gì đã qua một lần gọi là nhất độ .
⑦ Sang tới, cũng như chữ độ . Nhà Phật bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là thế độ . Sáu phép bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thuyền định, trí tuệ gọi là lục độ . Nghĩa là sáu phép ấy là phép khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
⑧ Một âm là đạc. Mưu toan, như thỗn đạc bàn lường, đạc lượng đo lường, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Sự đánh giá, sự ước lượng: Suy đoán; Trắc đạc, đo đạc; Suy bụng ta ra bụng người. Xem [dù].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tính toán sắp đặt — Đo lường — Một âm khác là Độ.

Từ ghép 4

độ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đo lường
2. mức độ
3. lần

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Các dụng cụ dùng để đo dài ngắn, như trượng, thước, v.v.
2. (Danh) Mức, trạng huống đạt tới (của vật thể). ◎ Như: "trường độ" độ dài, "thấp độ" độ ẩm, "toan độ" độ chua.
3. (Danh) Phép tắc, quy phạm. ◎ Như: "pháp độ" , "chế độ" .
4. (Danh) Tiêu chuẩn. ◎ Như: "hạn độ" .
5. (Danh) Khí lượng (của người). ◎ Như: "khoát đạt đại độ" ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
6. (Danh) Dáng dấp, phong cách, nghi thái (hiện ra bên ngoài). ◎ Như: "phong độ" , "thái độ" .
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị đo góc, sức nóng, v.v. ◎ Như: cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây. (2) Lần, lượt, chuyến. ◎ Như: "nhất niên nhất độ" mỗi năm một lần.
8. (Danh) Chiều (trong môn toán học: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu của vật thể). ◎ Như: "tam độ không gian" không gian ba chiều.
9. (Danh) Họ "Độ".
10. (Động) Qua, trải qua. ◎ Như: "độ nhật như niên" một ngày qua lâu như một năm. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thiếp độ nhật như niên, nguyện quân liên nhi cứu chi" , (Đệ bát hồi) Thiếp coi một ngày bằng một năm, xin chàng thương mà cứu vớt.
11. (Động) Từ bờ này sang bờ bên kia. § Cũng như "độ" . ◇ Hán Thư : "Nhược phù kinh chế bất định, thị do độ giang hà vong duy tiếp" , (Giả Nghị truyện ) Nếu phép tắc quy chế không xác định, thì cũng như vượt qua sông mà quên mang theo mái chèo. § Nhà "Phật" bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là "thế độ" . Sáu phép: "bố thí" , "trì giới" , "nhẫn nhục" , "tinh tiến" , "thiền định" , "trí tuệ" gọi là "lục độ" . Nghĩa là sáu phép ấy khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
12. (Động) Đi tới. § Cũng như "độ" . ◇ Vương Chi Hoán : "Khương địch hà tu oán dương liễu, Xuân quang bất độ Ngọc Môn Quan" , (Lương Châu từ ) Sáo người Khương chẳng nên oán hận cây dương liễu làm chi, Ánh sáng mùa xuân không ra tới Ngọc Môn Quan.
13. Một âm là "đạc". (Động) Mưu tính. ◎ Như: "thốn đạc" liệu lường.
14. (Động) Đo. ◎ Như: "đạc lượng" đo lường. ◇ Phạm Đình Hổ : "Trung Hưng thì đạc Hà Khẩu phường tân dĩ xử bắc khách" (Vũ trung tùy bút ) Đời (Lê) Trung Hưng, đo dọc bến phường Hà Khẩu, để cho Hoa kiều trú ngụ.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðồ đo, các đồ như trượng thước dùng để đo dài ngắn đều gọi là độ.
② Chia góc đồ tròn gọi là độ. Toàn cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây.
③ Phép đã chế ra, như pháp độ , chế độ , v.v.
④ Ðộ lượng. Như khoát đạt đại độ ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.
⑤ Dáng dấp. Như thái độ .
⑥ Qua. Như ngày mới sinh gọi là sơ độ , nghĩa là cái ngày mới qua, cho nên sự gì đã qua một lần gọi là nhất độ .
⑦ Sang tới, cũng như chữ độ . Nhà Phật bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là thế độ . Sáu phép bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thuyền định, trí tuệ gọi là lục độ . Nghĩa là sáu phép ấy là phép khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.
⑧ Một âm là đạc. Mưu toan, như thỗn đạc bàn lường, đạc lượng đo lường, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ đo, dụng cụ đo, đo lường. 【】độ lượng hoành [dùliàng héng] Đo lường đong đạc;
② Độ: Độ cứng, độ rắn; Độ ẩm;
③ (toán) Độ, góc: Góc chính là 90 độ; 38 độ vĩ tuyến Bắc; Điểm sôi của nước là 100 độ C;
④ Phép tắc đã đặt ra: Pháp độ; Chế độ;
⑤ Dáng dấp: Thái độ;
⑥ (điện) Kilôoát giờ;
⑦ Hạn độ, mức độ: Mệt nhọc quá mức; Cao độ;
⑧ Độ lượng: Độ lượng bao dung;
⑨ Cân nhắc, suy nghĩ, để ý đến: Chả cân nhắc đến việc sống chết;
⑩ Lần, chuyến: Thanh minh lần nữa; Mỗi năm một lần (chuyến); Hoa mai mỗi năm nở hai lần;
⑪ Qua, trôi qua: Ăn Tết Nguyên đán; Để cho ngày tháng trôi qua, phung phí thời gian;
⑫ (văn) Đi qua, qua tới, sang tới (dùng như , bộ );
⑬ [Dù] (Họ) Độ. Xem [duó].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phép tắc luật lệ. Chẳng hạn Chế độ — Cái dụng cụ để đo lường — Giúp đỡ, cứu vớt — Tiếng nhà Phật, chỉ việc cắt tóc đi tu, cũng gọi là Thế độ, hoặc Thế phát — Một âm là Đạc. Ta thường quen đọc là Độ luôn.

Từ ghép 73

ám độ 暗度ấn độ 印度ấn độ chi na 印度支那ấn độ dương 印度洋ấn độ giáo 印度教ấn độ hà 印度河ấn độ ni tây á 印度尼西亚ấn độ ni tây á 印度尼西亞bát độ 八度bức độ 幅度cách độ 格度cao độ 高度chế độ 制度chi độ 支度cục độ 局度cực độ 極度cương độ 剛度cường độ 強度cường độ 强度cứu nhân độ thế 救人度世diệt độ 滅度dung độ 溶度dụng độ 用度đại độ 大度điều độ 調度độ chi 度支độ giá 度假độ khẩu 度口độ lượng 度量độ ngoại 度外độ nhật 度日độ thân 度身độ thế 度世độ trì 度持hạn độ 限度hậu độ 厚度khí độ 氣度khoan độ 宽度khoan độ 寬度kinh độ 經度lục độ 六度lượng độ 量度mật độ 密度nhất độ 一度nhị độ mai 二度梅nhiệt độ 熱度nùng độ 濃度ôn độ 溫度ổn độ 穩度pháp độ 法度phong độ 風度phong độ 风度phổ độ 普度quá độ 過度quang độ 光度quốc độ 國度quỹ độ 揆度quỹ độ 軌度siêu độ 超度sơ độ 初度tái độ 再度tắc độ 則度tế độ 濟度thái độ 态度thái độ 態度thấp độ 溼度thế độ 剃度tiết độ 節度tiết độ sứ 節度使tốc độ 速度trình độ 程度trung độ 中度vĩ độ 緯度
thần
shēn ㄕㄣ, shén ㄕㄣˊ

thần

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

thần linh, thánh

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Trời đất sinh ra muôn vật, đấng chủ tể gọi là "thần". ◎ Như: "san thần" thần núi, "thiên thần" thần trời, "hải thần" thần biển.
2. (Danh) Bậc thánh, không ai lường biết được gọi là "thần".
3. (Danh) Bậc hiền thánh sau khi chết, được người ta sùng bái linh hồn, gọi là "thần".
4. (Danh) Sức chú ý, khả năng suy tưởng, tâm trí. ◎ Như: "tụ tinh hội thần" tập trung tinh thần. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Bố tri thị Điêu Thuyền, thần hồn phiêu đãng" , (Đệ bát hồi) (Lã) Bố biết chính là Điêu Thuyền, tâm thần mê mẩn.
5. (Tính) Kì lạ, huyền diệu, không phải tầm thường, bất phàm. ◎ Như: "thần đồng" đứa trẻ có tài năng vượt trội, "thần cơ diệu toán" cơ mưu liệu tính lạ thường. § Ghi chú: "thần thông" nhà Phật nói người ta vốn có tuệ tính thiên nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa bất thường, ai tu chứng được phần đó gọi là "thần thông". ◎ Như: "thiên nhãn thông" con mắt thần thông trông suốt hết mọi nơi, "tha tâm thông" có thần thông biết hết lòng người khác.

Từ điển Thiều Chửu

① Thiên thần.
② Thần thánh, không ai lường biết được gọi là thần.
③ Tinh thần, thần khí.
④ Thần thông nhà Phật nói người ta vốn có tuệ tính thiên nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa bất thường, ai tu chứng được phần đó gọi là thần thông, như thiên nhãn thông con mắt thần thông trông suốt hết mọi nơi, tha tâm thông có thần thông biết tẫn lòng người khác.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thần, thần tiên, thần thánh, phi thường, kì lạ: Sức mạnh phi thường; Tế thần như thần có ở đó (Luận ngữ); Thuyết vô thần; Thần thoại, chuyện hoang đường; Trổ hết tài ba;
② Sức chú ý, tinh thần, thần khí, thần thái: Mệt óc, mệt trí; Tập trung tinh thần;
③ Dáng vẻ, bộ điệu, thái độ, thần sắc: Anh xem cái bộ điệu của nó.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Phần vô hình thiêng liêng của con người. Td: Tinh thần — Bậc thiêng liêng được thờ phụng. Truyện Nhị độ mai : » Mắt thần không giấu lướt trời không dung « — Tài giỏi vượt hẳn người thường. Đoạn trường tân thanh : » Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời «.

Từ ghép 73

ác thần 惡神an thần 安神an thần dược 安神藥ảo thần 媼神âm thần 陰神bách thần 百神dâm thần 淫神đa thần 多神đa thần giáo 多神教định thần 定神hung thần 凶神hữu thần 有神lôi thần 雷神lưu thần 畱神ngưng thần 凝神nhất thần giáo 一神教nữ thần 女神ôn thần 瘟神phí thần 費神phong thần 封神phong thần 風神phúc thần 福神quốc thần 國神quỷ thần 鬼神sơn thần 山神sự thần 事神tả thần 寫神tà thần 邪神tai thần 災神tài thần 財神tàm thần 蠶神tâm thần 心神thần bí 神秘thần châu 神洲thần châu xích huyện 神州赤縣thần chủ 神主thần công 神工thần diệu 神妙thần dược 神藥thần đồng 神童thần giao 神交thần hồn phiêu đãng 神魂飄蕩thần khí 神氣thần kì 神奇thần kì 神祗thần kinh 神京thần kinh 神經thần linh 神靈thần lực 神力thần miếu 神廟thần minh 神明thần mộng 神夢thần nông 神農thần sắc 神色thần thái 神采thần thánh 神聖thần thoại 神話thần thông 神通thần tiên 神仙thần tình 神情thần toán 神算thần tốc 神速thần tượng 神像thiên thần 天神thổ thần 土神thủy thần 水神tinh thần 精神truyền thần 传神truyền thần 傳神vô thần 無神xuất quỷ nhập thần 出軌入神xuất quỷ nhập thần 出鬼入神xuất thần 出神
phòng, phường
fāng ㄈㄤ, fáng ㄈㄤˊ

phòng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con đê. Bờ đất cao để ngăn nước — Ngăn cản — Một âm là Phường. Xem Phường.

phường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. phường hội
2. cái đê ngăn nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Khu vực trong thành ấp. § Ghi chú: Ngày xưa phân chia thành ấp theo từng khu. Ở trong vòng thành quách, của "kinh" hoặc "châu huyện" , gọi là "phường" , bên ngoài gọi là "thôn" . ◇ Thủy hử truyện : "Khán khán ai bộ thậm khẩn, các xứ thôn phường giảng động liễu" , (Đệ thập nhất hồi) Tình hình lùng bắt ráo riết, các xóm phường đều bàn tán xôn xao.
2. (Danh) Cửa tiệm. ◎ Như: "trà phường" tiệm trà, "phường tứ" hiệu buôn.
3. (Danh) Nhà, tòa xây đắp để tiêu biểu các người hiền tài ở làng mạc. ◎ Như: "trung hiếu phường" , "tiết nghĩa phường" .
4. (Danh) Trường sở, nhà dành riêng cho một hoạt động nào đó. ◎ Như: "tác phường" sở chế tạo.
5. (Danh) Cũng như "phòng" . ◇ Chiến quốc sách : "Trường thành cự phường, túc dĩ vi tái" , (Tần sách , ) Trường thành và đê lũy lớn, đủ làm quan tái (để phòng thủ).

Từ điển Thiều Chửu

① Phường, tên gọi các ấp các làng.
② Trong thành chia ra từng khu để cai trị cho dễ cũng gọi là phường.
③ Một vật gì xây đắp để tiêu-biểu các người hiền ở các làng mạc cũng gọi là phường. Như trung hiếu phường , tiết nghĩa phường , v.v.
④ Tràng sở, như tác phường sở chế tạo các đồ.
⑤ Cái đê, cùng nghĩa như chữ phòng .

Từ điển Trần Văn Chánh

Khu tập trung của một ngành nghề, phường: Phường hàng sắt; Phường nhuộm. Xem [fang].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phố, phường: Phường Hòa Bình;
② Tòa nhà lưu niệm có khung vòm: Phường Tiết Nghĩa;
③ (văn) Đê (dùng như , bộ ). Xem [fáng].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Khu đất quy tụ những gia đình cùng làm một nghề. Chẳng hạn tác phẩm Nôm của Nguyễn Du có Thác lời trai phường nón ( Phường nón là nơi quy tụ các gia đình sống bằng nghề làm nón ) — Chỉ một bọn, một loại người giống nhau. Đoạn trường tân thanh có câu: » Tình cờ chẳng hẹn mà nên, mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường «.

Từ ghép 13

trợ
zhù ㄓㄨˋ

trợ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

trợ giúp

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp. ◎ Như: "hỗ trợ" giúp đỡ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nguyện tương gia tư tương trợ" (Đệ ngũ hồi) Xin đem của cải ra giúp.
2. (Danh) Chế độ phú thuế thời nhà Ân Thương .

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp. Mượn sức cái này giúp thêm cái kia.

Từ điển Trần Văn Chánh

Giúp, giúp đỡ, trợ: Giúp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giúp đỡ. Td: Cứu trợ.

Từ ghép 35

nạp
nà ㄋㄚˋ

nạp

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vá, chắp
2. áo của sư
3. (tiếng tự xưng mình)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vá, khíu. ◇ Lưu Khắc Trang : "Giới y giai tự nạp" (Đồng Tôn Quý Phiền du tịnh cư chư am ) Áo tu đều tự mình vá.
2. (Tính) Chắp, vá (mà thành). ◇ Thái Bình Quảng Kí : "Đường Khiên Công Lí Miễn hảo nhã cầm, thường thủ đồng tử chi tinh giả, tạp chuế vi chi, vị chi bách nạp cầm" , , , (Thượng thư cố thật , Lí Miễn ).
3. (Danh) Áo nhà sư (vì do nhiều mảnh chắp vá thành). ◇ Hồng Lâu Mộng : "Phá nạp mang hài vô trụ tích, Yêm trâm canh hữu mãn đầu sang" , 滿 (Đệ nhị thập ngũ hồi) Áo sư rách, giày cỏ gai, không để lại dấu chân, Bẩn thỉu lại thêm chốc cả đầu.
4. (Danh) Tăng, hòa thượng, nhà sư (tự xưng hoặc gọi thay). ◇ Đái Thúc Luân : "Lão nạp cung trà oản, Tà dương tống khách chu" , (Đề Hoành San tự ) Lão tăng dâng chén trà, Trời chiều đưa tiễn thuyền khách.
5. (Danh) Phiếm chỉ áo quần chắp vá.

Từ điển Thiều Chửu

① Bổ nạp vá khíu.
② Áo của sư mặc chắp từng mảnh lại nên cũng gọi là nạp.
③ Lại là một tiếng sư tự xưng mình.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vá;
② Áo cà sa;
③ Bần tăng, tôi (tiếng tự xưng của nhà sư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vá lại cho lành — Cái áo chắp vá bằng nhiều mảnh vải đủ màu sắc của tu sĩ Phật giáo — Tiếng chỉ tu sĩ Phật giáo.

Từ ghép 4

phu
fū ㄈㄨ

phu

phồn thể

Từ điển phổ thông

bày, mở rộng ra

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Truyền rộng, tán bố. ◇ Thư Kinh : "Văn mệnh phu ư tứ hải" (Đại Vũ mô ) Văn mệnh ban bố khắp nơi.
2. (Động) Trình bày, trần thuật. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Phu diễn thâm pháp nghĩa" (Tự phẩm đệ nhất ) Diễn giảng ý nghĩa của (Phật) pháp sâu xa.
3. (Động) Đặt, bày ra. ◎ Như: "phu thiết" bày biện sắp xếp.
4. (Động) Bôi, xoa, đắp, rịt. ◎ Như: "phu dược" rịt thuốc, "phu phấn" xoa phấn. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bảo cô nương tống khứ đích dược, ngã cấp nhị da phu thượng liễu, bỉ tiên hảo ta liễu" , , (Đệ tam thập tứ hồi) Cô Bảo đưa thuốc sang, con xoa cho cậu Hai, so với trước thấy đã khá hơn.
5. (Động) Đủ. ◎ Như: "nhập bất phu xuất" nhập không đủ xuất. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược thiên diên nhật nguyệt, lương thảo bất phu, sự khả ưu hĩ" , , (Đệ tam thập hồi) Nếu kéo dài ngày tháng, lương thảo không đủ thì thật đáng lo.

Từ điển Thiều Chửu

① Bày, mở rộng ra, ban bố khắp cả.
② Ðắp, rịt, như phu dược rịt thuốc.
③ Ðầy đủ, như bất phu không đủ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đắp, rịt, xoa: Xoa phấn; Đắp thuốc;
② Đặt: Đặt đường ray;
③ Đủ: Thu không đủ chi;
④ (văn) Bày, mở rộng ra, ban bố khắp cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp đặt — Bày ra — Đầy đủ. Td: Bất phu ( Thiếu thốn, không đầy đủ ).

Từ ghép 10

nghiệp
yè ㄜˋ

nghiệp

phồn thể

Từ điển phổ thông

nghề nghiệp, sự nghiệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bản gỗ có răng cưa, thời xưa dùng làm giá treo nhạc cụ như chuông, khánh, trống.
2. (Danh) Việc làm, chức vụ, nghề. ◎ Như: "nông nghiệp" nghề nông, "thương nghiệp" ngành buôn bán, "các hành các nghiệp" các ngành nghề.
3. (Danh) Nội dung hoặc quá trình học tập. ◎ Như: "tu nghiệp" , "khóa nghiệp" , "tất nghiệp" . § Ghi chú: Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hằng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là "tu nghiệp" . Nay đi học ở trường gọi là "tu nghiệp" , học hết khóa gọi là "tất nghiệp" đều là noi nghĩa ấy cả.
4. (Danh) Tài sản. ◎ Như: "sản nghiệp" tài sản, "tổ nghiệp" tài sản của tổ tiên, "gia nghiệp" của cải trong nhà.
5. (Danh) Thành quả, công tích. ◎ Như: "vĩ nghiệp" sự nghiệp to lớn, "công nghiệp" sự nghiệp.
6. (Danh) Hành động (thuật ngữ Phật giáo, dịch nghĩa tiếng Phạn "karma"). ◎ Như: "khẩu nghiệp" nghiệp bởi miệng làm ra, "thân nghiệp" nghiệp bởi thân làm ra, "ý nghiệp" nghiệp bởi ý làm ra, "tam nghiệp" nghiệp do ba thứ miệng, thân và ý, "túc nghiệp" 宿 nghiệp từ kiếp trước.
7. (Động) Làm việc, làm nghề. ◎ Như: "nghiệp nho" làm nghề học, "nghiệp nông" làm ruộng.
8. (Động) Kế thừa. ◇ Tả truyện : "Năng nghiệp kì quan" (Chiêu Công nguyên niên ) Có thể kế thừa chức quan đó.
9. (Phó) Đã. ◎ Như: "nghiệp dĩ" đã, rồi, "nghiệp kinh công bố" đã công bố. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Quả kiến Tương Vân ngọa ư san thạch tích xứ nhất cá thạch đắng tử thượng, nghiệp kinh hương mộng trầm hàm" , (Đệ lục thập nhị hồi) Quả nhiên thấy Tương Vân nằm ở chỗ vắng nơi hòn non bộ, trên một cái ghế đá, đã say mộng đẹp li bì.

Từ điển Thiều Chửu

① Nghiệp. Ngày xưa cắt miếng gỗ ra từng khớp để ghi các việc hàng ngày, xong một việc bỏ một khớp, xong cả thì bỏ cả đi, gọi là tu nghiệp , nay đi học ở tràng gọi là tu nghiệp, học hết lớp gọi là tất nghiệp đều là nói nghĩa ấy cả, nói rộng ra thì phàm việc gì cũng đều gọi là nghiệp cả, như học nghiệp , chức nghiệp , v.v.. Của cải ruộng nương cũng gọi là nghiệp, như gia nghiệp nghiệp nhà, biệt nghiệp cơ nghiệp riêng, v.v.
② Làm việc, nghề nghiệp, như nghiệp nho làm nghề học, nghiệp nông làm ruộng, v.v.
③ Sự đã già rồi, như nghiệp dĩ như thử nghiệp đã như thế rồi.
④ Sợ hãi, như căng căng nghiệp nghiệp đau đáu sợ hãi.
⑤ Cái nhân, như nghiệp chướng nhân ác làm chướng ngại. Có ba nghiệp khẩu nghiệp nhân ác bởi miệng làm ra, thân nghiệp nhân ác bởi thân làm ra, ý nghiệp nhân ác bởi ý làm ra, ba món miệng, thân, ý gọi là tam nghiệp , túc nghiệp 宿 ác nghiệp kiếp trước đã làm kiếp này phải chịu khổ gọi là túc nghiệp, v.v. Làm thiện cũng gọi là thiện nghiệp .
⑥ Công nghiệp, như đế nghiệp công nghiệp vua.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiệp, ngành nghề: Công nông nghiệp; Tốt nghiệp, mãn khóa; Các ngành nghề;
② Làm nghề: Làm nghề nông;
③ Đã. 【】nghiệp kinh [yèjing] Đã: Đã công bố; 【】nghiệp dĩ [yèyê] Đã... rồi: Đã chuẩn bị đâu vào đấy rồi;
④ (văn) Sợ hãi: Đau đáu sợ hãi;
⑤ (tôn) 【】nghiệp chướng [yè zhàng] (tôn) Nghiệp chướng;
⑥ Công nghiệp, sự nghiệp: Công nghiệp của vua chúa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Công việc làm. Td: Chức nghiệp — Việc làm để dinh nhai. Td: Nghệ nghiệp — Của cải làm ra. Td: Sản nghiệp — Tiếng nhà Phật, chỉ mọi sự ràng buộc do con người tạo ra. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « — Chữ nghiệp đây là bởi chữ » Karma « trong kinh nhà Phật mà dịch ra, nghĩa là đã sinh ra làm người, thì ai cũng có cái nghiệp của mình. Nghiệp tức là công việc của mình làm kiếp này, và lại là cái kết quả ở kiếp sau của mình, dù hay dù dở, cứ luân hồi mãi mãi không bao giờ hết được. Mà cái nghiệp ấy là tự ở mình gây ra, chứ không phải là ai gây cho mình. Hễ có thân là có nghiệp, thân với nghiệp cứ đeo đẳng nhau mãi, trừ lúc nào đã tu được như Phật, bỏ hẳn được cái thân đi thì mới giải thoát được cái nghiệp. » Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa « ( Kiều )

Từ ghép 79

ác nghiệp 惡業an cư lạc nghiệp 安居樂業bá nghiệp 霸業bạc nghiệp 薄業bạch nghiệp 白業biệt nghiệp 別業bổn nghiệp 本業căng căng nghiệp nghiệp 矜矜業業chấp nghiệp 執業chuyên nghiệp 專業chức nghiệp 職業công nghiệp 工業cơ nghiệp 基業cử nghiệp 舉業cựu nghiệp 舊業dâm nghiệp 淫業dị nghiệp 肄業di nghiệp 遺業doanh nghiệp 營業đại nghiệp 大業đế nghiệp 帝業đồng nghiệp 同業huân nghiệp 勲業huân nghiệp 勳業hưng nghiệp 興業kế nghiệp 繼業khai nghiệp 開業khẩu nghiệp 口業khóa nghiệp 課業khổ nghiệp 苦業lạc nghiệp 樂業lập nghiệp 立業lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục 黎朝帝王中興功業實錄nghệ nghiệp 藝業nghiệp báo 業報nghiệp chủ 業主nghiệp chướng 業障nghiệp dĩ 業已nghiệp duyên 業緣nghiệp dư 業余nghiệp dư 業餘nghiệp hải 業海nghiệp hỏa 業火nghiệp kinh 業經nghiệp lực 業力nghiệp nghiệp 業業nghiệp tích 業績nghiệp vụ 業務nông nghiệp 農業oan nghiệp 冤業phế nghiệp 廢業phó nghiệp 副業quốc tử tư nghiệp 國子司業sản nghiệp 產業sáng nghiệp 創業sáng nghiệp thùy thống 創業垂統sinh nghiệp 生業sự nghiệp 事業tác nghiệp 作業tàm nghiệp 蠶業tất nghiệp 畢業thất nghiệp 失業thật nghiệp 實業thụ nghiệp 受業thương nghiệp 商業tiện nghiệp 賤業tổ nghiệp 祖業tội nghiệp 罪業tốt nghiệp 卒業trà nghiệp 茶業trạch nghiệp 擇業tu nghiệp 修業tựu nghiệp 就業vĩ nghiệp 偉業viễn nghiệp 遠業vương nghiệp 王業xí nghiệp 企業xí nghiệp gia 企業家ý nghiệp 意業
nạp, nội
nà ㄋㄚˋ, nèi ㄋㄟˋ

nạp

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu vào
2. giao nộp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên trong. § Đối với "ngoại" bên ngoài. ◎ Như: "thất nội" trong nhà, "quốc nội" trong nước.
2. (Danh) Tâm lí, trong lòng. ◎ Như: "nội tỉnh" tự xét tâm ý, phản tỉnh.
3. (Danh) Cung đình, triều đình. ◎ Như: "cung đình đại nội" cung đình nhà vua.
4. (Danh) Vợ, thê thiếp. ◎ Như: "nội tử" , "nội nhân" , "tiện nội" đều là tiếng mình tự gọi vợ mình, "nội thân" họ hàng về bên nhà vợ, "nội huynh đệ" anh em vợ.
5. (Danh) Phụ nữ, nữ sắc. ◇ Nam sử : "Cảnh Tông hiếu nội, kĩ thiếp chí sổ bách" , (Tào Cảnh Tông truyện ) Cảnh Tông thích nữ sắc, thê thiếp có tới hàng trăm.
6. (Danh) Phòng ngủ, phòng. ◇ Hán Thư : "Tiên vi trúc thất, gia hữu nhất đường nhị nội" , (Trào Thác truyện ) Trước tiên cất nhà, nhà có một gian chính, hai phòng.
7. (Danh) Tạng phủ. ◎ Như: "nội tạng" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đăng thì tứ chi ngũ nội, nhất tề giai bất tự tại khởi lai" , (Đệ thập bát hồi) Tức thì tay chân ruột gan, đều cùng bủn rủn, bồn chồn.
8. (Danh) Họ "Nội".
9. (Động) Thân gần. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
10. Một âm là "nạp". (Động) Thu nhận, chấp nhận. § Thông "nạp" . ◇ Sử Kí : "Hoài Vương nộ, bất thính, vong tẩu Triệu, Triệu bất nạp, phục chi Tần, cánh tử ư Tần nhi quy táng" , , , , , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Hoài Vương nổi giận, không chịu, bỏ trốn sang nước Triệu, Triệu không cho ở, Hoài Vương lại về Tẩn, rốt cục chết ở Tần, rồi đưa về chôn trên đất Sở.
11. (Động) Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là "chu nạp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở trong, đối với chữ ngoại ngoài.
② Cung cấm, nhà vua gọi là đại nội .
③ Vợ, như nội tử , nội nhân , tiện nội đều là tiếng mình tự gọi vợ mình khi đối với người họ hàng về bên nhà vợ gọi là nội thân , anh em vợ gọi là nội huynh đệ , v.v.
④ Một âm là nạp. Nộp, cũng như chữ . Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp .

nội

phồn thể

Từ điển phổ thông

bên trong

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bên trong. § Đối với "ngoại" bên ngoài. ◎ Như: "thất nội" trong nhà, "quốc nội" trong nước.
2. (Danh) Tâm lí, trong lòng. ◎ Như: "nội tỉnh" tự xét tâm ý, phản tỉnh.
3. (Danh) Cung đình, triều đình. ◎ Như: "cung đình đại nội" cung đình nhà vua.
4. (Danh) Vợ, thê thiếp. ◎ Như: "nội tử" , "nội nhân" , "tiện nội" đều là tiếng mình tự gọi vợ mình, "nội thân" họ hàng về bên nhà vợ, "nội huynh đệ" anh em vợ.
5. (Danh) Phụ nữ, nữ sắc. ◇ Nam sử : "Cảnh Tông hiếu nội, kĩ thiếp chí sổ bách" , (Tào Cảnh Tông truyện ) Cảnh Tông thích nữ sắc, thê thiếp có tới hàng trăm.
6. (Danh) Phòng ngủ, phòng. ◇ Hán Thư : "Tiên vi trúc thất, gia hữu nhất đường nhị nội" , (Trào Thác truyện ) Trước tiên cất nhà, nhà có một gian chính, hai phòng.
7. (Danh) Tạng phủ. ◎ Như: "nội tạng" . ◇ Hồng Lâu Mộng : "Đăng thì tứ chi ngũ nội, nhất tề giai bất tự tại khởi lai" , (Đệ thập bát hồi) Tức thì tay chân ruột gan, đều cùng bủn rủn, bồn chồn.
8. (Danh) Họ "Nội".
9. (Động) Thân gần. ◇ Dịch Kinh : "Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã" , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.
10. Một âm là "nạp". (Động) Thu nhận, chấp nhận. § Thông "nạp" . ◇ Sử Kí : "Hoài Vương nộ, bất thính, vong tẩu Triệu, Triệu bất nạp, phục chi Tần, cánh tử ư Tần nhi quy táng" , , , , , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Hoài Vương nổi giận, không chịu, bỏ trốn sang nước Triệu, Triệu không cho ở, Hoài Vương lại về Tẩn, rốt cục chết ở Tần, rồi đưa về chôn trên đất Sở.
11. (Động) Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là "chu nạp" .

Từ điển Thiều Chửu

① Ở trong, đối với chữ ngoại ngoài.
② Cung cấm, nhà vua gọi là đại nội .
③ Vợ, như nội tử , nội nhân , tiện nội đều là tiếng mình tự gọi vợ mình khi đối với người họ hàng về bên nhà vợ gọi là nội thân , anh em vợ gọi là nội huynh đệ , v.v.
④ Một âm là nạp. Nộp, cũng như chữ . Lấy văn tự cố buộc người vào tội gọi là chu nạp .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trong. Ỏ trong — Tiếng chỉ người vợ. Td: Tiện nội ( người đàn bà thấp hèn trong nhà, tiếng khiêm nhường của người đàn ông khi chỉ vợ mình ).

Từ ghép 68

ba bố á tân kỷ nội á 巴布亚新几內亚ba bố á tân kỷ nội á 巴布亞新幾內亞bạch nội chướng 白內障cảnh nội 境內chu nội 周內cục nội nhân 局內人đối nội 對內hà nội 河內hải nội 海內hướng nội 向內ngọa nội 臥內nội bộ 內部nội các 內閣nội các 內阁nội chiến 內战nội chiến 內戰nội chính 內政nội chính bộ 內政部nội công 內功nội công 內攻nội dung 內容nội địa 內地nội đình 內庭nội đình 內廷nội gián 內間nội giáo 內教nội hàm 內函nội hóa 內貨nội huynh đệ 內兄弟nội huynh đệ 內兄第nội khoa 內科nội khố 內裤nội khố 內褲nội loạn 內乱nội loạn 內亂nội lục 內陆nội lục 內陸nội lực 內刀nội lực 內力nội mã 內码nội mã 內碼nội mạc 內幕nội năng 內能nội nhân 內人nội phụ 內附nội quan 內官nội tại 內在nội tạng 內脏nội tạng 內臟nội tắc 內則nội tẩm 內寢nội tâm 內心nội thần 內臣nội thân 內親nội thị 內侍nội thuộc 內屬nội tình 內情nội trị 內治nội trợ 內助nội tử 內子nội tướng 內相nội ứng 內應nội vụ 內務quan nội 關內quốc nội 国內quốc nội 國內tại nội 在內thất nội 室內
phiền
fán ㄈㄢˊ

phiền

phồn thể

Từ điển phổ thông

buồn rầu, phiền muộn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Buồn lo, sầu khổ. ◎ Như: "phiền muộn" buồn rầu. ◇ Tây du kí 西: "Tha kiến ngã gia sự lao khổ, nhật thường phiền não" , (Đệ nhất hồi) Ông ấy thấy tôi cảnh nhà lao khổ, ngày thường buồn phiền.
2. (Tính) Nhàm, chán. ◎ Như: "phiền quyện" chán nản. ◇ Lỗ Tấn : "Trạm trước khán đáo tự kỉ phát phiền" (A Q chánh truyện Q) Đứng nhìn mãi đến phát chán.
3. (Tính) Rườm rà, lôi thôi, rắc rối, nhiều nhõi. § Thông "phồn" . ◎ Như: "phiền tạp" rắc rối, phiền phức. ◇ Hoài Nam Tử : "Pháp tỉnh tắc bất phiền" (Chủ thuật ) Phép tắc giảm bớt thì không rườm rà.
4. (Động) Làm nhọc lòng, nhọc sức. ◇ Chiến quốc sách : "Chánh giáo bất thuận giả bất khả dĩ phiền đại thần" (Tần sách nhất ) Chính giáo chưa thuận thì không thể làm phiền nhọc đại thần được.
5. (Động) Làm rầy, làm bận tới người khác (cách nói tôn trọng hoặc khách sáo). ◎ Như: "phiền nâm chuyển đạt" cảm phiền ông chuyển đạt giùm.

Từ điển Thiều Chửu

① Phiền (không được giản dị).
② Nhọc, nhờ người ra giúp hộ gọi là phiền.
③ Phiền não, buồn, việc nhiều không chịu nổi gọi là phiền muộn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Phiền, bứt rứt: Bứt rứt trong lòng;
② Chán, nhàm: Những câu nói ấy nghe đã nhàm tai rồi;
③ Rườm rà, lôi thôi: Phiền phức;
④ Làm phiền: Việc này phải làm phiền anh thôi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Buồn rầu Bản dịch Chinh phụ ngâm khác có câu: » Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa, cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên « — Rối loạn, lộn xộn — Nhiều quá — Mệt nhọc — Ta còn hiểu là nhờ vả, làm rộn người khác.

Từ ghép 21

tần, tẫn, tận
jǐn ㄐㄧㄣˇ

tần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ ghép 4

tẫn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hết
2. nhất, lớn nhất, to nhất

Từ điển trích dẫn

1. (Liên) Mặc dù, dù cho. ◎ Như: "tẫn đại phong khởi , thuyền nhưng li ngạn" , mặc dù gió lớn nổi lên, thuyền vẫn rời bến.
2. (Phó) Hết tiệt, cùng cực. ◎ Như: "tẫn số" hết cả số, "tẫn khả năng" hết sức mình.
3. (Phó) Cứ, cứ việc. ◎ Như: "nhĩ tẫn quản tố, bất yếu phạ" , anh cứ việc làm, đừng sợ.
4. (Phó) Tùy ý, mặc ý, không hạn chế. ◇ Dương Vạn Lí : "Tác hàn tác thử vô xứ tị, Hoa lạc hoa khai tẫn tha ý" , (Dạ văn phong thanh ) Làm lạnh làm nóng không chỗ tránh, Hoa rụng hoa nở, gió tha hồ mặc ý.
5. (Phó) Cả, đều, tất cả, toàn. ◎ Như: "tẫn trước" tính đủ cách. ◇ Nguyễn Du : "Tẫn hữu du vi ưu tướng tướng" (Bùi Tấn Công mộ ) Có thừa mưu lược làm tướng văn tướng võ. ◇ Tây du kí 西: "Quả độc tự đăng phiệt, tẫn lực sanh khai" , (Đệ nhất hồi) Rồi một mình lên bè, ra sức đẩy sào.

Từ điển Thiều Chửu

① Hết tiệt.
② Hết cữ, như tẫn số hết số, tẫn trước tính hết nước.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tận, hết, hết sức, cố gắng: Hết sức giúp đỡ các anh; Chúng ta cố làm cho thật nhanh; Hết số; Tính hết nước;
② Trong vòng, dưới mức: Làm trong vòng 3 ngày;
③ Nhường... trước;
④ Mãi... cùng, tít... cùng: Ngồi ở tít trên cùng; Ở mãi dưới cùng; Mãi tận trong cùng;
⑤ (đph) Mãi: Cứ trách anh ấy mãi cũng không ổn. Xem [jìn].

Từ ghép 1

tận

phồn thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cùng cực. Tới chỗ cùng.

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.