tinh
xīng ㄒㄧㄥ

tinh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ngôi sao
2. sao Tinh (một trong Nhị thập bát tú)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sao. ◎ Như: "hằng tinh" sao đứng, "hành tinh" sao đi, "tuệ tinh" sao chổi. ◇ Tào Tháo : "Minh nguyệt tinh hi, Ô thước nam phi" , (Đoản ca hành ) Trăng sáng sao thưa, Quạ bay về nam.
2. (Danh) Tỉ dụ vật gì nhỏ lấm tấm hoặc lấp lánh. ◎ Như: "du tinh thủy điểm" lấm tấm vấy bẩn trên quần áo, "nhãn mạo kim tinh" mắt đổ đom đóm.
3. (Danh) Tỉ dụ sự gì hoặc nhân vật được chú ý, say mê, sùng bái. ◎ Như: "ca tinh" thần tượng ca nhạc, "minh tinh" ngôi sao sáng (màn bạc, ...), "cứu tinh" vị cứu tinh.
4. (Danh) Hoa cân, tức là những điểm nhỏ trắng ghi trọng lượng trên cán cân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Xạ Nguyệt tiện nã liễu nhất khối ngân tử, đề khởi đẳng tử lai vấn Bảo Ngọc: Na thị nhất lượng đích tinh nhi?" 便, : ? (Đệ ngũ thập nhất hồi) Xạ Nguyệt liền lấy một cục bạc, cầm cái cân tiểu li lại hỏi Bảo Ngọc: Cái hoa một lạng ở chỗ nào?
5. (Danh) Tên một thứ âm nhạc.
6. (Danh) Sao "Tinh", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
7. (Danh) Họ "Tinh".
8. (Tính) Nhỏ, vụn vặt. ◎ Như: "linh tinh" vụn vặt, "tinh hỏa liệu nguyên" đốm lửa nhỏ có thể cháy lan cả cánh đồng (ý nói thiếu thận trọng trong những việc nhỏ có thể biến thành tai họa).
9. (Tính) Bạc, trắng. ◎ Như: "tinh tinh bạch phát" tóc trắng phau phau.
10. (Tính) Liên hệ về sao trời. ◎ Như: "tinh gia" người coi các sao để nghiệm tốt xấu, "tinh sĩ" thầy số, xem ngày tháng sinh đẻ rồi lấy các ngôi sao ra mà tính số vận.
11. (Phó) Nhiều và rải khắp. ◎ Như: "tinh la kì bố" chi chít, lúc nhúc.
12. (Phó) Cấp tốc, vội vàng. ◇ Phan Nhạc : "Vũ hịch tinh trì" (Thế tổ vũ đế hoàng đế lụy ) Hịch lệnh chạy tới tấp vội vàng.

Từ điển Thiều Chửu

① Sao, như hằng tinh sao đứng, hành tinh sao đi, vệ tinh sao hộ vệ, tuệ tinh sao chổi, v.v.
② Sao đêm mọc nhiều, sáng lặn dần, cho nên vật gì thưa ít gọi là liêu lạc thần tinh vắng vẻ như sao ban sáng.
③ Sao nhỏ mà nhiều, cho nên số gì nhỏ mọn gọi là linh tinh , từng giọt, từng cái, như tinh tinh bạch phát tóc bạc từng sợi.
④ Nghề tinh tường, người coi về các việc xem sao để nghiệm tốt xấu gọi là tinh gia , xem ngày tháng sinh đẻ rồi lấy các ngôi sao ra mà tính số vận người gọi là tinh sĩ thầy số.
⑤ Sao tinh, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑥ Hoa cân, trong cán cân dùng hoa trắng ghi số cân lạng, v.v. gọi là tinh.
⑦ Tên một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sao: Trăng tỏ sao thưa; Sao chổi; Lại ngặt vì tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu (Bình Ngô đại cáo);
② Đốm nhỏ, lấm tấm, chút đỉnh: Một chút đỉnh; Đốm lửa nhỏ;
③ Những chấm ghi làm chuẩn trên cán cân;
④ Ngôi sao điện ảnh;
⑤ Về đêm, (thuộc về) ban đêm;
⑥ Một nhạc khí thời cổ;
⑦ Sao Tinh;
⑧ [Xíng] (Họ) Tinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngôi sao trên trời.

Từ ghép 47

để
dē ㄉㄜ, de , dǐ ㄉㄧˇ

để

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đáy (bình, ao, ...)
2. đạt đến, đạt tới

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đáy, trôn, gầm, đế. ◎ Như: "thủy để" đáy nước, "hải để" đáy biển, "hài để" đế giày, "oản để" trôn bát, "tỉnh để" đáy giếng. ◇ Nguyễn Du : "Nhãn để phù vân khan thế sự" (Kí hữu ) Xem việc đời như mây nổi trong đáy mắt.
2. (Danh) Nguồn gốc, căn nguyên. ◎ Như: "tầm căn cứu để" tra xét ngọn nguồn.
3. (Danh) Cuối (nói về thời gian). ◎ Như: "niên để" cuối năm, "nguyệt để" cuối tháng.
4. (Danh) Văn thư mới thảo. ◎ Như: "để tử" bản thảo.
5. (Danh) Nền. ◎ Như: "bạch để hồng hoa" nền trắng hoa đỏ.
6. (Động) Đạt đến. ◎ Như: "chung để ư thành" sau cùng đạt đến thành công, "mi sở để chỉ" không biết đến đâu là ngừng.
7. (Động) Ngưng trệ, ngừng. ◇ Tả truyện : "Vật sử hữu sở ủng bế tiểu để" 使 (Chiêu nguyên niên ) Đừng làm cho có chỗ ngưng đọng ứ tắc.
8. (Đại) Biểu thị nghi vấn: sao vậy, gì vậy? ◎ Như: "để sự" việc gì vậy?, "để xứ" chốn nào vậy? ◇ Nguyễn Du : "Lưu lạc bạch đầu thành để sự" (U cư ) Lưu lạc đến bạc đầu mà có nên chuyện gì đâu.
9. (Trợ) § Dùng như "đích" . Trong ngữ lục đời Tống hay dùng. ◎ Như: "ngã để thư" sách của tôi, "tha để bút" bút của tôi.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðáy, như thủy để đáy nước.
② Ngăn, thôi.
③ Ðến, như mĩ sở để chỉ chẳng hay đến đâu là thôi.
④ Văn thư mới thảo gọi là để. Tục thường gọi bản thảo là để tử .
⑤ Sao vậy, lời ngờ mà hỏi. Như để sự việc gì vậy? để xứ chốn nào vậy?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đáy, đít, trôn, gầm, đế: Đáy nước; Trôn bát; Gầm giường; Đế giày;
② Dưới, tẩy: Phen này đã bị lộ tẩy rồi;
③ Gốc, cơ sở.【】để bản [dê bân] a. Bản gốc, bản lưu; b. Bản thảo; c. Bản chính;【稿】để cảo [dêgăo] Bản thảo;
④ Cuối (tháng hoặc năm): Cuối năm; Cuối tháng;
⑤ Nền: Nền trắng hoa đỏ;
⑥ (văn) Đạt tới, đi tới: Cuối cùng đạt tới thành công; Không đến đâu là ngừng;
⑦ Văn thư mới thảo: Bản thảo;
⑧ (văn) Ngưng trệ, ngừng không lưu thông;
⑨ (văn) Gì, nào: Nơi nào, chốn nào; Việc gì?

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bên dưới — Cái đáy — Thôi ngừng lại — Bản thảo, bản nháp giấy tờ. Cũng gọi là Để bản.

Từ ghép 18

mô, mẫu
mú ㄇㄨˊ, mǔ ㄇㄨˇ, wú ㄨˊ, wǔ ㄨˇ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" sư nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

mẫu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. mẹ
2. con cái, giống cái

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mẹ. ◎ Như: "mẫu thân" .
2. (Danh) Tiếng kính xưng bậc phụ nữ tôn trưởng. ◎ Như: "cô mẫu" bà cô, "cữu mẫu" bà mợ, "sư mẫu" sư nương (tiếng học sinh gọi vợ của "lão sư" ).
3. (Danh) Tiếng gọi người đàn bà lớn tuổi. ◇ Sử Kí : "Tín điếu ư thành hạ, chư mẫu phiếu, hữu nhất mẫu kiến Tín cơ, phạn Tín" , , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín câu cá ở dưới thành, trong số những mụ giặt vải, có một mụ thấy Tín đói, cho Tín ăn.
4. (Danh) Sự vật có thể sinh sản, nẩy nở. ◎ Như: "tự mẫu" chữ cái (trong tiếng Hi Lạp chẳng hạn) hoặc chữ dùng làm đại biểu cho một âm (trong thanh vận học có 36 tự mẫu).
5. (Tính) Gốc, vốn. ◎ Như: "mẫu tài" tiền vốn.
6. (Tính) Mái, giống cái. ◎ Như: "mẫu kê" gà mái, "mẫu trệ" lợn sề.
7. Một âm là "mô". (Danh) Men, mẻ.

Từ điển Thiều Chửu

① Mẹ.
② Phàm vật gì làm cốt để sinh ra các cái đều gọi là mẫu, như mẫu tài tiền vốn.
③ Tiếng gọi tôn các đàn bà tôn trưởng, như cô mẫu bà cô, cữu mẫu bà mợ.
④ Giống cái, như mẫu kê gà mái, mẫu trệ lợn sề, v.v.
⑤ Một âm là mô. Men, mẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mẹ: Mẹ con; Mẹ già;
② Người đàn bà bằng vai với mẹ trong thân thuộc: Cô; Mợ; Thím;
③ Mái, cái: Gà mái; Bò cái;
④ Bộ phận có khía đường xoắn ốc để vặn đinh ốc: Đai ốc, êcu;
⑤ Mẹ (chỉ căn nguyên): Thất bại là mẹ thành công;
⑥ Mẹ, cái: Tàu mẹ; Máy cái;
⑦ [Mư] (Họ) Mẫu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người Mẹ — Tiếng tôn kính, gọi người đàn bà đáng tuổi mẹ mình. Td: Lão Mẫu — Loài vật cái. Con cái, con mái — Tiền vốn ( coi như mẹ đẻ của tiền lời ).

Từ ghép 81

a mẫu 阿母ân mẫu 恩母âu mẫu 歐母bá mẫu 伯母bảo mẫu 保母bảo mẫu 鴇母bảo mẫu 鸨母châu mẫu 珠母chủ mẫu 主母chư mẫu 諸母cô mẫu 姑母cữu mẫu 舅母di mẫu 姨母dị mẫu 異母dưỡng mẫu 養母đích mẫu 嫡母đồng mẫu 同母giả mẫu 假母gia mẫu 家母gia tổ mẫu 家祖母giáo mẫu 教母hậu mẫu 后母hậu mẫu 後母ích mẫu 益母kế mẫu 繼母kế mẫu 继母lão mẫu 老母lệnh mẫu 令母mạnh mẫu 孟母mẫu âm 母音mẫu bản 母板mẫu dương 母羊mẫu đạo 母道mẫu đệ 母第mẫu giáo 母教mẫu hậu 母后mẫu hệ 母係mẫu hệ 母系mẫu kê 母雞mẫu kê 母鸡mẫu mã 母馬mẫu mã 母马mẫu nan nhật 母難日mẫu nghi 母儀mẫu ngữ 母語mẫu ngữ 母语mẫu ngưu 母牛mẫu quốc 母國mẫu số 母數mẫu tài 母財mẫu thân 母亲mẫu thân 母親mẫu tử 母子mộc mẫu 木母nãi mẫu 嬭母nghĩa mẫu 义母nghĩa mẫu 義母ngoại tổ mẫu 外祖母ngược mẫu 瘧母nhạc mẫu 岳母nhũ mẫu 乳母ô liêm mẫu 乌蔹母ô liêm mẫu 烏蘝母phân mẫu 分母phó mẫu 傅母phụ mẫu 父母quốc mẫu 國母sản mẫu 產母sư mẫu 師母tàm mẫu 蠶母tằng tổ mẫu 曾祖母thánh mẫu 聖母thân mẫu 親母thứ mẫu 庶母tiên mẫu 先母tòng mẫu 從母tổ mẫu 祖母tự mẫu 字母từ mẫu 慈母vân mẫu 雲母xuất mẫu 出母
báng, bảng
bǎng ㄅㄤˇ, bàng ㄅㄤˋ, bēng ㄅㄥ, páng ㄆㄤˊ, pèng ㄆㄥˋ

báng

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đẩy thuyền đi — Một âm khác là Bảng.

bảng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chèo thuyền
2. đánh đập
3. bảng, danh sách
4. công văn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mái chèo. Cũng mượn chỉ thuyền. ◇ Lí Hạ : "Thôi bảng độ Ô giang" (Mã ) Giục mái chèo qua Ô giang.
2. (Danh) Bảng yết thị, thông cáo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Xuất bảng chiêu mộ nghĩa binh" (Đệ nhất hồi ) Treo bảng chiêu mộ nghĩa binh.
3. (Danh) Bảng tên những người thi đậu. ◇ Đỗ Mục : "Đông đô phóng bảng vị hoa khai, Tam thập tam nhân tẩu mã hồi" , (Cập đệ hậu kí Trường An cố nhân ). § "Đông đô" chỉ Lạc Dương ở phía đông Trường An; Đỗ Mục làm bài thơ này nhân vừa thi đậu tiến sĩ, tên đứng hàng thứ năm trên bảng vàng.
4. (Danh) Tấm biển (có chữ, treo lên cao). ◇ Kỉ Quân : "Tiên ngoại tổ cư Vệ Hà đông ngạn, hữu lâu lâm thủy, bảng viết "Độ phàm"" , , "" (Duyệt vi thảo đường bút kí , Loan dương tiêu hạ lục tứ ).
5. (Danh) Tấm gỗ, mộc phiến.
6. (Danh) Cột nhà.
7. (Danh) Hình phạt ngày xưa đánh bằng roi, trượng.
8. (Động) Cáo thị, yết thị. ◇ Liêu trai chí dị : "Chí miếu tiền, kiến nhất cổ giả, hình mạo kì dị, tự bảng vân: năng tri tâm sự. Nhân cầu bốc phệ" , , , : . (Vương giả ) Đến trước miếu, thấy một người mù, hình dáng kì dị, tự đề bảng là biết được tâm sự người khác. Bèn xin xem bói.
9. (Động) Chèo thuyền đi. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hiểu canh phiên lộ thảo, Dạ bảng hưởng khê thạch" , (Khê cư) ) Sớm cày lật cỏ đọng sương, Đêm chèo thuyền vang khe đá.
10. (Động) Đánh, đập. ◎ Như: "bảng lược" đánh trượng. ◇ Sử Kí : "Lại trị bảng si sổ thiên" (Trương Nhĩ, Trần Dư truyện ) Viên lại quất mấy nghìn roi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chèo thuyền lên, cho nên gọi lái đò là bảng nhân .
② Ðánh, hình đánh trượng gọi là bảng lược .
③ Cái bảng yết thị. Phàm thi cử học trò, kén chọn quan lại hay công cử các nghị viên, ai được thì yết tên họ lên bảng cho mọi người đều biết đều gọi là bảng cả. Hai bên cùng tâng bốc nhau gọi là hỗ tương tiêu bảng đều theo cái ý nghĩa bộc lộ cho mọi người biết cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bảng, danh sách: Bảng danh dự; Danh sách cử tri;
② (văn) Đánh: Hình phạt đánh trượng;
③ (văn) Chèo thuyền.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dụng cụ để uốn cung nỏ — Tấm ván, tấm gỗ mỏng, dùng để viết hoặc dán giấy — Cái mái chèo.

Từ ghép 17

nhưng
réng ㄖㄥˊ

nhưng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. nhưng
2. vẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Noi theo, chiếu theo. ◇ Luận Ngữ : "Nhưng cựu quán, như chi hà? Hà tất cải tác" , ? ? (Tiên tiến ) Noi theo tập quán cũ, không được sao? Hà tất phải sửa đổi?
2. (Phó) Vẫn, cứ, như cũ. ◇ Hậu Hán Thư : "Hán hưng, nhưng tập Tần chế" , (Hoạn giả liệt truyện ) Nhà Hán dấy lên, vẫn noi theo chế độ nhà Tần.
3. (Phó) Luôn luôn, nhiều lần. ◇ Hán Thư : "Tai dị lũ giáng, cơ cận nhưng trăn" , (Cốc Vĩnh Đỗ nghiệp truyện ) Tai họa và việc dị thường nhiều lần giáng xuống, đói kém xảy ra luôn luôn.
4. (Liên) Nên, rồi, vì thế. ◇ Nam sử : "Dữ Thôi Tổ Tư hữu thiện... cập văn Tổ Tư tử, đỗng khốc, nhưng đắc bệnh, Kiến Nguyên nhị niên tốt" ……, , , (Lưu Hoài Trân truyện ) Cùng thân thiết với Thôi Tổ Tư... khi nghe Tổ Tư chết thì gào khóc thảm thiết, vì thế mắc bệnh, năm thứ hai Kiến Nguyên, chết.

Từ điển Thiều Chửu

① Như cũ, vẫn, như nhưng cựu như cũ.
② Luôn luôn, như cơ cận nhưng trăn kém đói luôn mãi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (pht) Vẫn, cứ, như cũ: Vẫn phải cố gắng; Vẫn nằm yên bất động; Nay đại tướng quân vẫn cứ đạt được thắng lợi liên tục (Hán thư). 【】 nhưng cựu [réngjiù] (pht) Vẫn, cứ như thế, cứ như cũ: Ý chí vẫn bền vững như thường; 【】 nhưng nhiên [réngrán] (pht) Vẫn: Những quy định đó vẫn còn hiệu lực;
② (văn) (Vẫn) chiếu theo: Chiếu theo tập quán cũ (Luận ngữ);
③ (văn) Nên, rồi, vì thế mà (dùng trước động từ vị ngữ của đoạn câu sau, biểu thị một động tác được thực hiện tiếp theo một tình huống đã nêu ở phía trước): , , Đến khi nghe Tổ Tư chết thì gào khóc thảm thiết, vì thế mà bị bệnh (rồi mang bệnh) (Nam sử);
④ (văn) Nhiều lần, liên tiếp: , Tấn Lệ công nhiều lần làm việc vô đạo, lại thiếu đời sau nối dõi, chắc là sẽ mất ngôi (Quốc ngữ: Chu ngữ hạ); , Những việc tai họa và dị thường nhiều lần giáng xuống, nạn đói kém liên tiếp xảy ra (Hán thư: Cốc Vĩnh truyện);
⑤ (văn) Lại, lại còn, rồi lại: , Gió thổi cánh cửa không đóng lại được, con chim nước bay đi rồi lại trở về (Đỗ Phủ: Vũ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Noi theo. Nhân theo. Xem Nhưng cựu — Nhiều lần. Xem Nhưng tôn.

Từ ghép 4

vân
yún ㄩㄣˊ

vân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

mây

Từ điển phổ thông

1. rằng (phụ từ)
2. vân vân, còn nhiều

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rằng, bảo, nói. ◎ Như: "ngữ vân" lời quê nói rằng. ◇ Đào Uyên Minh : "Tự vân tiên thế tị Tần thời loạn, suất thê tử ấp nhân, lai thử tuyệt cảnh, bất phục xuất yên" , , (Đào hoa nguyên) Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa.
2. (Động) Có. ◇ Tuân Tử : "Kì vân ích hồ?" (Pháp hành ) Điều đó có ích gì không?
3. (Động) Là. ◇ Hậu Hán Thư : "Tuy vân thất phu, bá vương khả dã" , (Viên Thuật truyện ) Tuy là kẻ thất phu, cũng có thể xưng bá xưng vương.
4. (Trợ) Trợ từ ngữ khí đặt ở đầu, giữa hoặc cuối câu. ◇ Sử Kí : "Dư đăng Cơ san, kì thượng cái hữu Hứa Do trủng vân" , (Bá Di liệt truyện ) Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do.
5. (Đại) Như thế, vân vân. ◇ Tả truyện : "Tử chi ngôn vân, hựu yên dụng minh?" , (Tương Công nhị thập bát niên ) Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh? ◇ Hán Thư : "Thượng viết ngô dục vân vân" (Cấp Trịnh liệt truyện ) Vua nói ta muốn như thế như thế.
6. § Giản thể của .

Từ điển Thiều Chửu

① Rằng, như ngữ vân lời quê nói rằng.
② Vân vân v.v. lời kể các sự còn dài, chỉ kể một hai cái làm mẫu, như làng tôi có dệt vải, vóc, nhiễu, v.v.
③ Nhung nhúc, như vạn vật vân vân muôn vật nhung nhúc.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Nói: Người ta nói sao, bào hao nói vậy; ? Tử Hạ nói thế nào? (Luận ngữ);
② Có: ? Như thế có ích không? (Tuân tử: Pháp hành);
③ Là, nói là (dùng như ): Tuy là kẻ thất phu (bình dân), nhưng cũng có thể xưng bá xưng vương (Hậu Hán thư);
④ Xoay chuyển: ! Nước Tấn không là nước láng giềng thân thiện, thì ai xoay chuyển việc đó! (Tả truyện: Tương công nhị thập lục niên);
⑤ Như thế, như thế như thế, vân vân: Ông nói như thế, thì cần gì phải liên minh (Tả truyện). 【】vân vân [yúnyún] a. Vân vân, như thế như thế: Anh ấy viết thư về nói, dạo này đọc nhiều sách mới, thu hoạch rất nhiều v.v; Nhà vua nói: Ta muốn như thế như thế (Hán thư); b. (văn) Nhung nhúc: Kìa muôn vật nhung nhúc, mỗi vật đều trở về với gốc của mình (Lão tử);
⑥ Trợ từ ở đầu, giữa hoặc cuối câu (để tạo sự hài hòa cân xứng về ngữ khí, không dịch): ! Buồn lo biết bao! (Thi Kinh); Mặt trời đã lặn rồi (Tả truyện); Ta lên núi Cơ, trên ấy dường như có mộ của Hứa Do (Sử kí); Chỉ nghe tiếng nói, không trông thấy người (Sử kí). 【】vân hồ [yúnhú] (văn) Sao, vì sao (đặt trước vị ngữ để hỏi nguyên nhân): ? Đã trông thấy người quân tử, thì sao không vui mừng? (Thi Kinh); ? Có rượu trong chén, có thể khuây tình, vì sao không uống? (Thành Ý Bá văn tập).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Mây: Mây trắng; Nhiều mây; Mây tan;
② (văn) Đàn, đoàn, bầy, đám, đông đảo.【】vân tập [yúnjí] Tập hợp đông đảo: Đại biểu trong cả nước tập hợp đông đảo tại Thủ đô;
③ [Yún] Tỉnh Vân Nam (gọi tắt);
④ [Yún] (Họ) Vân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói rằng. Td: Ngữ vân ( tục ngữ nói rằng ) — Tiếng trợ từ cuối câu. Có nghĩa: Vậy.

Từ ghép 4

khinh, khánh
qīng ㄑㄧㄥ, qìng ㄑㄧㄥˋ

khinh

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. nhẹ
2. khinh rẻ, khinh bỉ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường. ◎ Như: "khinh địch" coi thường quân địch. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ" . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.
2. (Động) Coi nhẹ. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.
3. (Tính) Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với "trọng" nặng. ◎ Như: "miên hoa bỉ thiết khinh" bông gòn so với sắt thì nhẹ.
4. (Tính) Trình độ thấp, ít, kém. ◎ Như: "khinh hàn" hơi rét, lạnh vừa, "khinh bệnh" bệnh nhẹ.
5. (Tính) Số lượng không nhiều. ◎ Như: "niên kỉ khinh" trẻ tuổi, "công tác khinh" công việc ít.
6. (Tính) Giản dị. ◎ Như: "khinh xa giảm tụng" đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
7. (Tính) Nhanh nhẹn. ◎ Như: "khinh xa" xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, "khinh chu" thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh). ◇ Vương Duy : "Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh" , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.
8. (Tính) Yếu mềm, nhu nhược. ◎ Như: "vân đạm phong khinh" mây nhạt gió yếu, "khinh thanh tế ngữ" tiếng lời nhỏ nhẹ.
9. (Tính) Không bị gò bó, không bức bách. ◎ Như: "vô trái nhất thân khinh" không nợ thân thong dong.
10. (Tính) Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận. ◎ Như: "khinh suất" sơ suất, cẩu thả.
11. (Tính) Chậm rãi, thư hoãn. ◎ Như: "khinh âm nhạc" nhạc chậm.
12. (Tính) Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng. ◇ Mạnh Tử : "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.
13. (Phó) Nhẹ nhàng, ít dùng sức. ◎ Như: "vi phong khinh phất" gió nhẹ phất qua. ◇ Bạch Cư Dị : "Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu" , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.
14. (Phó) Coi thường, coi rẻ. ◎ Như: "khinh thị" coi rẻ, "khinh mạn" coi thường.

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhẹ: Khúc gỗ này rất nhẹ; Bệnh nhẹ;
② Nhỏ, trẻ: Tuổi nhỏ;
③ Nhạt: Ăn rất nhạt;
④ Khinh, coi nhẹ, coi thường, khinh rẻ, khinh bỉ: Mọi người đều khinh bỉ; Tùy tiện, khinh suất;
⑤ Hơi hơi: Hơi lạnh;
⑥ Giản dị: Xe giản dị người hầu ít.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhẹ ( trái với nặng ) — Nhỏ bé — Hèn mọn — Dễ dàng. Coi dễ dàng.

Từ ghép 35

khánh

phồn thể

Từ điển Thiều Chửu

① Nhẹ.
② Khinh rẻ, kẻ không biết tự trọng gọi là khinh bạc hay khinh diêu .
③ Hơi, phàm cái gì chưa đến nỗi quá lắm đều gọi là khinh. Như khinh hàn hơi rét, rét vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ, v.v.
④ Giản dị. Như khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.
⑤ Chất khinh, một nguyên chất về thể hơi, cùng dưỡng khí hóa hợp thành nước, cũng gọi là thủy tố . Chất nó nhẹ, cho nên thường bốc lên, các khinh khí cầu đều dùng chất ấy để bay lên, ta gọi là khinh khí.
⑥ Khinh bỉ.
⑦ Rẻ rúng.
⑧ Một âm là khánh. Lanh chanh, tả cái dáng không cẩn thận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mau lẹ — Một âm là Khinh.
thúc
shū ㄕㄨ

thúc

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

chợt, chớp nhoáng

Từ điển trích dẫn

1. (Phó) Chợt. ◎ Như: "thúc hốt" chớp nhoáng, trong khoảnh khắc. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chân thị nhàn xứ quang âm dịch quá, thúc hốt hựu thị nguyên tiêu giai tiết hĩ" , (Đệ nhất hồi) Tháng ngày thấm thoát trôi qua, bỗng chốc lại đến tiết Nguyên tiêu nữa rồi.

Từ điển Thiều Chửu

① Chợt, như thúc hốt chớp nhoáng, nói trong thời gian biến đổi quá nhanh không liệu kịp.

Từ điển Trần Văn Chánh

Rất nhanh, chợt, thoắt: Bay vút qua; Chợt qua chợt lại, xuất quỷ nhập thần (Lục Đào: Tân khắc lậu minh tịnh tự). 【】thúc nhĩ [shu'âr] (văn) Thoắt, bỗng, chợt, chớp nhoáng, thoáng chốc: Gió cả thổi thuyền xa, thoáng chốc chìm lên không (Mạnh Hạo Nhiên: Tống tùng đệ Ung hạ đệ hậu tầm Cối Kê); 【】thúc hốt [shuhu] (văn) Bỗng, chợt, thoáng chốc, chớp nhoáng: Lúc gan lúc nhác, chợt qua chợt lại, không ai biết được nó ở chỗ nào (Lã thị Xuân thu). Cv. ; 【】 thúc nhiên [shurán] (văn) Như [shu'âr]; 【】thúc yên [shuyan] Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chó chạy mau — Mau lẹ.

Từ ghép 1

việt
yuè ㄩㄝˋ

việt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. vùng Lưỡng Quảng
2. người Bách Việt
3. bèn, nên

Từ điển trích dẫn

1. (Trợ) Tiếng phát ngữ đầu câu, không có nghĩa. ◎ Như: "việt hữu" có. ◇ Hán Thư : "Việt kì văn nhật, tông thất chi hữu tứ bách nhân" , (Trạch Phương Tiến truyện ) Nghe nói thời đó, tông thất có bốn trăm người.
2. (Trợ) Đặt giữa câu, không có nghĩa.
3. (Danh) Nước "Việt", đất "Việt". Tỉnh "Quảng Đông" , "Quảng Tây" 西 nguyên trước là đất của "Bách Việt" , nên gọi hai tỉnh ấy là tỉnh "Việt".
4. (Danh) Tên gọi tắt của tỉnh "Quảng Đông" .

Từ điển Thiều Chửu

① Bèn. Tiếng mở đầu (phát ngữ), như việt hữu bèn có.
② Nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ việt . Tỉnh Quảng Ðông , Quảng Tây 西 nguyên trước là đất của Bách Việt , nên Tàu họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Trợ từ dùng ở đầu câu hoặc giữa câu, giúp cho câu được hài hòa cân xứng: Nghe nói ngày ông ta làm phản (Hán thư: Địch Nghĩa truyện); Từ khi có nhân dân thì Phục Hi làm vua (Phan Nhạc: Vị Giả Mật tác tặng Lục Cơ);
② Đến (giới từ biểu thị thời gian): Đến ngày mùng năm Giáp Tí (Hán thư: Luật lịch chí hạ);
③ [Yuè] Dân tộc Bách Việt thời cổ (dùng như , bộ );
④ [Yuè] Tỉnh Quảng Đông (gọi tắt);
⑤ Chỉ Quảng Đông, Quảng Tây: Quảng Đông và Quảng Tây.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên đất, chỉ vùng Quảng đông, Quảng tây.
hồ
hú ㄏㄨˊ

hồ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yếm cổ (thịt dưới cổ)
2. nào, sao, thế nào
3. xứ Hồ, người Hồ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là "hồ". Râu mọc ở đấy gọi là "hồ tu" . Tục viết là .
2. (Danh) Rợ "Hồ", giống dân thời xưa ở phương bắc và tây Trung quốc. ◎ Như: "ngũ Hồ loạn Hoa" năm giống Hồ làm loạn Trung Hoa.
3. (Danh) Bát "hồ", một đồ dùng về việc lễ.
4. (Danh) Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
5. (Danh) Họ "Hồ".
6. (Tính) Gốc từ đất người Hồ hoặc đến từ bên ngoài Trung quốc. ◎ Như: "hồ cầm" đàn Hồ, "hồ đào" cây hồ đào, "hồ tiêu" cây hồ tiêu.
7. (Tính) Xa xôi, dài lâu. ◇ Nghi lễ : "Vĩnh thụ hồ phúc" (Sĩ quan lễ ) Mãi hưởng phúc lâu dài.
8. (Phó) Làm càn, bừa bãi. ◎ Như: nói năng không được rành mạch gọi là "hàm hồ" , cũng viết là . Nói quàng gọi là "hồ thuyết" , làm càn gọi là "hồ vi" hay "hồ náo" đều noi cái ý ấy cả. ◇ Thủy hử truyện : "Hồ thuyết! Nhĩ đẳng yếu vọng sanh quái sự, phiến hoặc bách tính lương dân" ! , (Đệ nhất hồi) Nói bậy! Các người chỉ đặt chuyện quái gở, lừa dối (trăm họ) dân lành.
9. (Phó) Sao, sao vậy, làm sao. ◎ Như: "hồ bất" sao chẳng, "hồ khả" sao khá, sao được. ◇ Nguyễn Du : "Hồn hề! hồn hề! hồ bất quy?" (Phản Chiêu hồn ) Hồn ơi! hồn ơi! sao chẳng về?
10. (Đại) Nào, gì? ◇ Hán Thư : "Tướng quốc hồ đại tội? Bệ hạ hệ chi bạo dã?" ? ? (Tiêu Hà truyện ) Tướng quốc có tội nặng gì thế? Sao bệ hạ trói tàn bạo vậy?
11. Giản thể của chữ .
12. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Yếm cổ, dưới cổ có mảng thịt sa xuống gọi là hồ. Râu mọc ở đấy gọi là hồ tu . Tục viết là .
② Cổ họng, nói năng không được rành mạch gọi là hàm hồ . Cũng viết là . Nói quàng gọi là hồ thuyết , làm càn gọi là hồ vi hay hồ náo đều noi cái ý ấy cả.
③ Sao vậy? dùng làm trợ từ, như hồ bất sao chẳng?, hồ khả sao khá?, sao được?, v.v.
④ Rợ Hồ.
⑤ Bát hồ, một đồ dùng về việc lễ.
⑥ Một thứ đồ binh hình cong có lưỡi đâm ngang.
⑦ Xa xôi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hồ (thời cổ Trung Quốc gọi các dân tộc thiểu số ở miền bắc và miền tây là Hồ, đồng thời cũng có ý chỉ nước ngoài, ngoại tộc): Người Hồ, dân tộc Hồ; 便 Quân Hồ thừa cơ quấy nhiễu (Lí Hoa: Điếu cổ chiến trường văn);
② Ẩu, bừa bãi, càn bậy, tầm bậy: Nói ẩu, nói tầm bậy;
③ (văn) Sao, cớ sao, vì sao, gì, cái gì: ? Cớ sao chẳng về? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ); ! Vì sao mà đến vậy! (Lí Bạch: Thục đạo nan); ? Làm sao có thể bắt chước theo được? (Lã thị Xuân thu); ? Quốc gia lấy gì phát cấp lương hướng cho họ? (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】hồ vị [húwèi] (văn) Vì sao, cớ sao, tại sao?: ? Vì sao đến nay chưa được tặng phong để vào chầu? (Chiến quốc sách); ? Ôi chao! ông không phải là kẻ trộm ư? Vì sao mà cho ta thức ăn? (Lã thị Xuân thu);
④ (văn) Mảng thịt dưới cổ, yếm cổ;
⑤ (văn) Đen: Đứa thì ngạo Trương Phi đen, đứa thì cười Đặng Ngãi láu ăn (Lí Thương Ẩn: Kiêu nhi);
⑥ (văn) Dài lâu: Mãi mãi hưởng phúc lâu dài (Nghi lễ);
⑦ (văn) Một loại đồ tế thời cổ;
⑧ (văn) Một loại binh khí thời cổ (hình cong, có lưỡi đâm ngang);
⑨ [Hú] Nước Hồ (thời cổ, thuộc tỉnh An Huy ngày nay, bị Sở diệt năm 495 trước Công nguyên);
⑩ [Hú] (Họ) Hồ.

Từ điển Trần Văn Chánh

Râu chòm, râu cằm.【】hồ tử [húzê]
① Râu chòm, râu cằm;
② Thổ phỉ (cách gọi thổ phỉ của 9 tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái yếm bò — Chỉ chung phần thịt rủ xuống ở dưới cổ loại thú — Phần cong của lưỡi dao — Tiếng người Trung Hoa thời xưa chỉ các giống dân thiểu số phía bắc — Họ người.

Từ ghép 17

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.