cảnh, kính
jìng ㄐㄧㄥˋ

cảnh

phồn thể

Từ điển phổ thông

gương, kính

kính

phồn thể

Từ điển phổ thông

gương, kính

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Gương (soi mặt). § Ngày xưa làm bằng đồng, bây giờ làm bằng pha lê. ◇ Nguyễn Du : "Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư" , (Đông lộ ) Nơi quê người thường mở gương soi dung nhan, Trên đường gió bụi nơi đất khách, nửa thì giờ dùng để đọc sách. Quách Tấn dịch thơ: Đường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
2. (Danh) Kính, kiếng. ◎ Như: "nhãn kính" kính đeo mắt, "hiển vi kính" kính hiển vi.
3. (Danh) Tỉ dụ vật gì có mặt phẳng sáng như tấm gương. ◇ Phạm Thành Đại : "Đông phong xuy vũ vãn triều sanh, Điệp cổ thôi thuyền kính lí hành" , (Vãn triều ).
4. (Danh) Lông xoắn ở ngay giữa hai mắt ngựa.
5. (Danh) Họ "Kính".
6. (Động) Soi, chiếu. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải, Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn" , (Vô đề ) Sớm mai soi gương, buồn cho tóc mây đã đổi, Ngâm thơ ban đêm chợt cảm biết ánh trăng lạnh lẽo.
7. (Động) Soi sáng, chiếu diệu. ◇ Bắc Tề thư : "Ngưỡng duy Cao Tổ Hiếu Văn hoàng đế bẩm thánh tự thiên, đạo kính cổ kim" , (Hình Thiệu truyện ).
8. (Động) Lấy làm gương. ◇ Mặc Tử : "Kính ư nhân, tắc tri cát dữ hung" , (Phi mệnh trung ).
9. (Động) Xem xét, minh sát. ◇ Hàn Dũ : "Vật hà thâm nhi bất kính, lí hà ẩn nhi bất trừu" , (Biệt tri phú ).
10. (Tính) Sáng, sạch. ◇ Đỗ Mục : "Lâu ỷ sương thụ ngoại, Kính thiên vô nhất hào" , (Trường An thu vọng ).

Từ điển Thiều Chửu

① Cái gương soi, ngày xưa làm bằng đồng, bây giờ làm bằng pha lê. Nguyễn Du : Tha hương nhan trạng tần khai kính, Khách lộ trần ai bán độc thư (Ðông lộ ) Nơi quê người thường mở gương soi dung nhan, Trên đường gió bụi nơi đất khách, nửa thì giờ dùng để đọc sách. Quách Tấn dịch thơ: Ðường hé quyển vàng khuây gió bụi, Trạm lau gương sáng ngắm mày râu.
② Soi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gương: 穿 Gương đứng; Gương vỡ lại lành;
② (văn) Soi gương;
③ Kính, kiếng: Kính cận thị; Kính lõm; Kính hiển vi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gương để soi — Soi gương — Sáng sủa. Sáng láng.

Từ ghép 21

thi
shī ㄕ

thi

phồn thể

Từ điển phổ thông

thơ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thơ. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Bất tri tha môn khả học quá tác thi bất tằng?" ? (Đệ tứ thập cửu hồi) Không biết họ đã từng học làm thơ chưa?
2. (Danh) "Thi Kinh" nói tắt. ◇ Luận Ngữ : "Thi: khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu, thú, thảo, mộc chi danh" : , , , . , , (Dương Hóa ) Xem kinh Thi có thể phấn khởi, có thể xem xét sự việc, hòa hợp được với mọi người, tỏ được sầu oán. Gần thì biết đạo thờ cha, xa biết đạo thờ vua, lại biết được nhiều tên chim, muông, cỏ, cây.
3. (Động) Vịnh tụng.

Từ điển Thiều Chửu

① Thơ, văn có vần gọi là thơ. Ngày xưa hay đặt mỗi câu bốn chữ, về sau hay dùng lối đặt năm chữ hay bảy chữ gọi là thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn.
② Kinh thi.
③ Nâng, cầm.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thơ: Làm thơ, sáng tác thơ; Thơ ngũ ngôn; Thơ đúng niêm luật; Thơ văn xuôi; Thơ Đường, Đường thi;
② (văn) Kinh Thi (nói tắt): Không học Kinh Thi thì không lấy gì để ăn nói (Luận ngữ);
③ (văn) Nâng, cầm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bài thơ, tức bài văn có vần điệu, có thể ngâm hoặc hát lên được — Tên chỉ loại Đường luật — Tên một bộ trong Ngũ kinh, tức Kinh thi, chép những bài thơ thời Tam đại của Trung Hoa.

Từ ghép 63

bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩bạch vân thi 白雲詩bắc hành thi tập 北行詩集cầm kì thi họa 琴棋詩畫cấn trai thi tập 艮齋詩集chu thần thi tập 周臣詩集cổ thể thi 古體詩cổ thi 古詩cung oán thi 宮怨詩cung oán thi tập 宮怨詩集diễm thi 豔詩giá viên thi văn tập 蔗園詩文集giới hiên thi tập 介軒詩集hoàng việt thi tuyển 皇越詩選hồng châu quốc ngữ thi tập 洪州國語詩集hồng đức quốc âm thi tập 洪徳國音詩集hồng đức thi tập 洪徳詩集kiền nguyên thi tập 乾元詩集luật thi 律詩nghệ an thi tập 乂安詩集nghị trai thi tập 毅齋詩集ngọa du sào thi văn tập 卧遊巢詩文集ngộ đạo thi tập 悟道詩集ngôn ẩn thi tập 言隱詩集ngự chế bắc tuần thi tập 御製北巡詩集ngự chế danh thắng đồ hội thi tập 御製名勝圖繪詩集ngự chế tiễu bình nam kì tặc khấu thi tập 御製剿平南圻賊寇詩集ngự chế vũ công thi tập 御製武功詩集phùng công thi tập 馮公詩集phương đình thi tập 方亭詩集quế đuờng thi tập 桂堂詩集quế sơn thi tập 桂山詩集sầu thi 愁詩sứ bắc quốc ngữ thi tập 使北國語詩集sử thi 史詩tây hồ thi tập 西湖詩集tây phù thi thảo 西浮詩草thạch nông thi văn tập 石農詩文集thảo đường thi tập 草堂詩集thi bá 詩伯thi ca 詩歌thi đồng 詩筒thi hào 詩豪thi hứng 詩興thi lễ 詩禮thi nhân 詩人thi sĩ 詩士thi thư 詩書thi tứ 詩思thi vị 詩味thi xã 詩社tiền hậu thi tập 前後詩集tiều ẩn thi tập 樵隱詩集toàn việt thi lục 全越詩錄trích diễm thi tập 摘艷詩集tự đức thánh chế thi văn 嗣徳聖製詩文tứ trai thi tập 四齋詩集ức trai thi tập 抑齋詩集văn thi 文詩việt âm thi tập 越音詩集việt giám vịnh sử thi tập 越鑑詠史詩集việt nam thi ca 越南詩歌yên thiều thi thảo 燕軺詩草
luân
lún ㄌㄨㄣˊ

luân

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cái bánh xe
2. vòng, vầng, vành

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bánh xe. ◇ Thẩm Cấu : "Đạo bàng đệ xá đa hách hách, Xa vô đình luân mã giao sách" , (Thất ngôn họa quân ỷ cảnh linh hành ).
2. (Danh) Bộ phận để điều khiển cho chạy (thuyền, máy móc...). ◎ Như: "xỉ luân" bánh răng cưa, "pháp luân" bánh xe (Phật) pháp.
3. (Danh) Gọi tắt của "luân thuyền" tàu thủy. ◎ Như: "độ luân" phà sang ngang, "khách luân" tàu thủy chở khách, "hóa luân" tàu chở hàng.
4. (Danh) Vòng ngoài, chu vi. ◎ Như: "nhĩ luân" vành tai.
5. (Danh) Mượn chỉ xe. ◇ Tôn Quang Hiến : "Yểu yểu chinh luân hà xứ khứ, Li sầu biệt hận, thiên bàn bất kham" , , (Lâm giang tiên , Từ ).
6. (Danh) Một loại binh khí thời cổ.
7. (Danh) Chỉ mặt trăng. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Thiên thượng nhất luân tài phủng xuất, Nhân gian vạn tính ngưỡng đầu khan" , (Đệ nhất hồi).
8. (Danh) Chỉ mặt trời. ◇ Đường Thái Tông : "Lịch lãm tình vô cực, Chỉ xích luân quang mộ" , (San các vãn thu ).
9. (Danh) Chỉ đầu người và tứ chi. ◎ Như: "ngũ luân" .
10. (Danh) Lượng từ: vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là "luân". ◎ Như: "nhật luân" vầng mặt trời, "nguyệt luân" vầng trăng.
11. (Danh) Lượng từ: (1) đơn vị thời gian bằng mười hai năm, tức là một "giáp". ◎ Như: "tha lưỡng đích niên kỉ sai liễu nhất luân" hai người đó tuổi tác cách nhau một giáp. (2) Vòng, lượt. ◎ Như: "đệ nhị luân hội đàm" cuộc hội đàm vòng hai.
12. (Danh) "Quảng luân" chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là "quảng", phía nam bắc là "luân".
13. (Danh) Họ "Luân".
14. (Tính) To lớn. ◎ Như: "luân hoán" cao lớn lộng lẫy.
15. (Động) Hồi chuyển, chuyển động. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Thiên địa xa luân, chung tắc phục thủy, cực tắc phục phản, mạc bất hàm đương" , , , (Đại nhạc ).
16. (Động) Thay đổi lần lượt. ◎ Như: "luân lưu" hay "luân trị" lần lượt thay đổi nhau mà làm. ◇ Thủy hử truyện : "Ngã môn dạ luân lưu khán mễ độn" (Đệ thập hồi) Chúng tôi mỗi đêm thay phiên nhau canh vựa thóc.
17. (Động) Giương mắt nhìn.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái bánh xe.
② Vòng, vầng, phàm cái gì hình tròn mà phẳng đều gọi là luân. Như nhật luân vầng mặt trời, nguyệt luân vầng trăng, v.v.
③ Vòng xoay vần, một thứ đồ giúp sức về trọng học, vận chuyển thật nhanh để co đẩy các phận máy khác.
④ To lớn. Như nhà cửa cao lớn lộng lẫy gọi là luân hoán .
⑤ Thay đổi, lần lượt thay đổi nhau mà làm gọi là luân lưu hay luân trị , v.v.
⑥ Quảng luân chiều ngang chiều dọc của quả đất, về phía đông tây là quảng, phía nam bắc là luân.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bánh (xe): Bánh xe; Bánh răng; Xe ba bánh;
② Vầng, vòng (chỉ vật hình tròn): Vầng trăng;
③ Tàu thủy: Tàu chạy đường sông; Phà sang ngang;
④ Luân, luân phiên, lần lượt, đến lượt: Mỗi người luân phiên một hôm; Chuẩn bị nhanh lên, sắp đến lượt anh rồi;
⑤ (loại) Vòng, giáp: Cuộc hội đàm vòng hai; Anh cả tôi cũng tuổi ngọ, lớn hơn tôi một giáp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bánh xe — Vật hình tròn gọi là luân. Td. Nguyệt luân ( vầng trăng tròn ) — Lần lượt.

Từ ghép 21

xỉ
chǐ ㄔˇ

xỉ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. răng
2. tuổi tác

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Răng. ◎ Như: "nhũ xỉ" răng sữa, "vĩnh cửu xỉ" răng lâu dài (không thay nữa).
2. (Danh) Vật gì xếp bày như răng. ◎ Như: "cứ xỉ" răng cưa.
3. (Danh) Tuổi. ◎ Như: "tự xỉ" theo tuổi mà định trên dưới, "xỉ đức câu tăng" tuổi tác và đức hạnh đều tăng thêm. ◇ Tây du kí 西: "Tự xỉ bài ban, triều thướng lễ bái" , (Đệ nhất hồi) Theo thứ tự tuổi tác xếp hàng, tiến lên chầu vái.
4. (Danh) Số tuổi ngựa.
5. (Động) Xếp vào hàng. ◎ Như: Kể vào người cùng hàng gọi là "xỉ" , không kể làm người ngang hàng gọi là "bất xỉ" . ◇ Liêu trai chí dị : "Kiến giả giai tăng kì ngoan, bất dĩ nhân xỉ" , (Cổ nhi ) Ai trông thấy cũng ghét tính ngang bướng của nó, không đếm xỉa tới.
6. (Động) Nói, bàn. ◎ Như: "xỉ cập" nói tới.

Từ điển Thiều Chửu

① Răng. Mọc lúc nhỏ gọi là nhũ xỉ răng sữa, mọc lúc lớn gọi là vĩnh cửu xỉ răng già.
② Tuổi.
③ Kể tuổi mà định trên dưới gọi là tự xỉ .
④ Kể. Kể làm người cùng bọn với mình gọi là xỉ , không kể làm bọn với mình gọi là bất xỉ .
⑤ Vật gì xếp bày như hàm răng đều gọi là xỉ. Như cứ xỉ răng cưa.
⑥ Lượng số tuổi ngựa cũng gọi là xỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Răng (hoặc vật có hình răng): Mọc răng; Nhổ răng; Răng sữa; Răng cưa;
② (cũ) Tuổi, tuổi tác: Tuổi tác và đức hạnh; Kể tuổi (để định trên dưới); 退 (Tôi) trở về được ăn những món ngon của miền này cho đến hết tuổi đời (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết);
③ (văn) Kể, kể đến, nói tới, coi trọng, kể là cùng một loại người, đặt ngang hàng (dùng với ý phủ định, tỏ ý khinh bỉ): Hành động xấu xa, ai cũng thấy không còn là người nữa; Không đáng kể; Thầy cúng, thầy thuốc, nhạc sư và những người làm thợ các nghề, bậc quân tử không kể họ là cùng một loại (không xếp ngang hàng với mình) (Hàn Dũ: Sư thuyết); Không được nhà mình coi trọng (Tư trị thông giám: Lương kỉ);
④ (văn) Tính số tuổi ngựa;
⑤ (văn) Đụng, chạm: Thịt nát chạm phải gươm bén (Mai Thừa: Thượng thư trùng gián Ngô vương);
⑥ (văn) Con xúc xắc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái răng. Td: Nhũ xỉ ( răng sữa, răng trẻ con chưa thay ) — Phàm cái gì có hình dáng như hàm răng, đều gọi là Xỉ. Td: Cứ xỉ ( răng cưa ) — Chỉ ngà voi ( tức răng voi ) — Chỉ tuổi tác. Td: Niên xỉ ( tuổi tác ) — Tên một bộ chữ Hán, tức bộ Xỉ.

Từ ghép 35

quỹ
kuì ㄎㄨㄟˋ, tuí ㄊㄨㄟˊ

quỹ

phồn thể

Từ điển phổ thông

đưa tặng, tặng quà

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dâng cho ăn, tiến thực. ◇ Hoài Nam Tử : "Địch bôi nhi thực, tẩy tước nhi ẩm, hoán nhi hậu quỹ" , , (Thuyên ngôn ).
2. (Động) Đưa tặng, làm quà. ◇ An Nam Chí Lược : "Hàn thực dĩ quyển bính tương quỹ" (Phong tục ) (Ngày lễ) Hàn thực thì đem bánh cuốn tặng nhau.
3. (Động) Chuyên chở, thâu tống lương thực. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Cửu thú tắc quân tình dĩ đãi, viễn quỹ tắc dân lực tương kiệt" , (Thượng công thủ nhị sách trạng ).
4. (Động) Nấu nướng.
5. (Động) Chu cấp, chu tế. ◇ Cung Tự Trân : "Tự ngã từ mẫu tử, Thùy quỹ thử ông bần" , (Hàn nguyệt ngâm ).
6. (Động) Cho tiền. ◇ Quách Mạt Nhược : "Cật liễu lưỡng phiến miến bao, nhất tiểu điệp hoàng du, nhất tiểu điệp hắc ngư tử, lưỡng bôi hồng trà. Ngoại giao quan cấp ngã quỹ liễu, bất tri đạo hoa liễu đa thiểu tiền" , , , . , (Tô Liên kỉ hành , Lục nguyệt nhị thập ngũ nhật ).
7. (Danh) Việc ăn uống. ◇ Chu Lễ : "Phàm vương chi quỹ, thực dụng lục cốc, thiện dụng lục sinh" , , (Thiên quan , Thiện phu ).
8. (Danh) Đồ ăn, thực vật. ◇ Quản Tử : "Tiên sanh tương thực, đệ tử soạn quỹ" , (Đệ tử chức ).
9. (Danh) Lễ vật.
10. (Danh) Tế tự.

Từ điển Thiều Chửu

① Biếu, đem các món ăn dâng biếu người trên gọi là quỹ.
② Đưa tặng, làm quà.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Biếu, tặng (quà).【】quĩ tặng [kuì zèng] Biếu tặng, biếu xén;
② (văn) Dâng thức ăn (lên người trên).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ quỹ .

Từ ghép 5

tài
cái ㄘㄞˊ

tài

phồn thể

Từ điển phổ thông

của cải

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Tiền, của (chỉ chung các thứ như tiền nong, đồ đạc, nhà cửa, ruộng đất, v.v.). ◎ Như: "tài sản" của cải, "sinh tài" hàng hóa, đồ đạc nhà buôn, "nhân vị tài tử, điểu vị thực vong" , người chết vì tiền của, chim chết vì miếng ăn.
2. (Danh) Tài năng. § Thông "tài" .
3. (Động) Liệu, đoán. § Thông "tài" . ◇ Sử Kí : "Sở tứ kim, trần chi lang vũ hạ, quân lại quá, triếp lệnh tài thủ vi dụng, kim vô nhập gia giả" , , , , (Ngụy Kì Vũ An Hầu truyện ) Bao nhiêu vàng của vua ban cho, (Đậu) Anh bày ngoài hành lang, dưới mái cửa, tướng sĩ đi qua, liền bảo họ cứ liệu lấy mà dùng, vàng không vào nhà.
4. (Phó) Vừa mới, vừa chỉ. § Thông "tài" .

Từ điển Thiều Chửu

① Của, là một tiếng gọi tất cả các thứ của cải như tiền nong đồ đạc nhà cửa ruộng đất, hễ có giá trị đều gọi là tài sản , các đồ đạc trong cửa hàng buôn đều gọi là sinh tài .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Tiền của: Tiền của, của cải; Coi đồng tiền như mạng sống;
② (văn) Vừa mới (dùng như , bộ , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỉ chung của cải tiền bạc. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chiếc thoa nào của mấy mươi, mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao «.

Từ ghép 27

biệt
bié ㄅㄧㄝˊ, biè ㄅㄧㄝˋ

biệt

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. chia tay, xa cách
2. khác biệt
3. quay, ngoảnh, chuyển
4. chia ra, phân ra
5. phân biệt
6. cài, gài, giắt, cặp, găm
7. đừng, chớ
8. hẳn là, chắc là

Từ điển phổ thông

làm thay đổi ý kiến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xa cách, chia li. ◎ Như: "cáo biệt" từ giã, "tống biệt" tiễn đi xa. ◇ Lí Thương Ẩn : "Tương kiến thì nan biệt diệc nan, Đông phong vô lực bách hoa tàn" , (Vô đề kì tứ ) Gặp gỡ nhau khó, chia lìa nhau cũng khó, Gió đông không đủ sức, trăm hoa tàn úa.
2. (Động) Chia ra, phân ra. ◎ Như: "khu biệt" phân ra từng thứ.
3. (Động) Gài, cài, ghim, cặp, giắt. ◎ Như: "đầu thượng biệt trước nhất đóa hoa" trên đầu cài một đóa hoa.
4. (Danh) Loại, thứ. ◎ Như: "quốc biệt" quốc tịch, "chức biệt" sự phân chia theo chức vụ.
5. (Danh) Sự khác nhau. ◎ Như: "thiên uyên chi biệt" khác nhau một trời một vực (sự khác nhau giữa trời cao và vực thẳm).
6. (Danh) Họ "Biệt".
7. (Tính) Khác. ◎ Như: "biệt tình" tình khác, "biệt cố" cớ khác.
8. (Tính) Đặc thù, không giống bình thường. ◎ Như: "đặc biệt" riêng hẳn.
9. (Phó) Khác, riêng, mới lạ. ◎ Như: "biệt cụ tượng tâm" khác lạ, tân kì, "biệt khai sanh diện" mới mẻ, chưa từng có, "biệt thụ nhất xí" cây riêng một cờ, một mình một cõi, độc sáng.
10. (Phó) Đừng, chớ. ◎ Như: "biệt tẩu" đừng đi, "biệt sanh khí" chớ nóng giận.
11. (Phó) Hẳn là, chắc là. Thường đi đôi với "thị" . ◎ Như: "biệt thị ngã sai thác liễu?" chắc là tôi lầm rồi phải không?

Từ điển Thiều Chửu

① Chia, như khu biệt phân biệt ra từng thứ.
② Li biệt, tống biệt tiễn nhau đi xa.
③ Khác, như biệt tình tình khác, biệt cố có khác, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xa cách, chia li: Cáo biệt, từ biệt, từ giã; Từ ngày xa cách đến nay lại sắp hết bốn năm (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư);
② Chia ra, phân biệt, khác nhau: Chia loại; Phân biệt rõ ràng; Khác nhau như một trời một vực;
③ Khác, cái khác, lạ, riêng một mình: Mùi vị lạ, phong cách khác thường; Vua đã sai người khác thay ta (Lĩnh Nam chích quái); Cớ khác; Vua Tùy Dưỡng đế cho rằng sách của Ngụy Đạm còn chưa hoàn thiện, nên lại sắc cho quan tả bộc xạ Dương Tố soạn ra quyển khác (Sử thông); Họ Lí một mình ở bên ngoài, không chịu trở về nhà của Giả Sung (Thế thuyết tân ngữ);
④ Đặc biệt: Chuyến tàu tốc hành đặc biệt; Hay lắm, giỏi lắm, tốt lắm, tuyệt;
⑤ Đừng, chớ, không nên, không cần: Đừng đi; Chớ (nói) đùa; Ở những nơi công cộng không nên nói chuyện lớn tiếng; Ông ấy đến rồi, anh không cần phải đi;
⑥ Gài, cài, ghim, cặp, giắt: Ở thắt lưng giắt một cái tẩu thuốc lá;
⑦ (văn) Mỗi, mỗi cái: Quẻ gồm sáu mươi hào, mỗi hào chủ về một ngày (Dịch vĩ kê lãm đồ);
⑧【 】biệt thuyết [bié shuo] a. Đừng nói, không chỉ, chẳng những, không những: Đừng nói (không chỉ) rượu trắng, rượu vàng (rượu Thiệu Hưng) nó cũng không uống; b. Huống chi, nói chi, nói gì: Thường xuyên ôn luyện còn chưa dễ củng cố, nói gì không ôn luyện. Xem [biè].

Từ điển Trần Văn Chánh

】 biệt nữu [bièniu]
① (đph) Chướng, kì quặc, kì cục, chưa quen, khó tính: Bực dọc; Người này chướng thật (kì cục); Khi chị ấy mới đến, đời sống có chỗ chưa quen;
② Hục hặc, cự nự, rầy rà, làm rắc rối: Sao anh cứ hục hặc với tôi mãi;
③ Không xuôi, không trôi chảy, không lưu loát: Câu này nghe có chỗ không xuôi tai. Xem [bié].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rời ra. Riêng rẽ — Phân ra cho rõ — Ngoài, khác — Đừng, chớ nên.

Từ ghép 68

ác biệt 握別ái biệt li khổ 愛別離苦âm dương cách biệt 陰陽隔別bái biệt 拜別biện biệt 辨別biệt bạch 別白biệt bản 別本biệt châm 別針biệt danh 別名biệt đãi 別待biệt đề 別提biệt hiệu 別號biệt kính 別徑biệt ly 別離biệt nghiệp 別業biệt nhãn 別眼biệt nhân 別人biệt phái 別派biệt phòng 別房biệt phong hoài vũ 別風淮雨biệt quán 別館biệt sự 別事biệt sứ 別使biệt sử 別史biệt tài 別才biệt tài 別材biệt tập 別集biệt thất 別室biệt thể 別體biệt thị 別視biệt thự 別墅biệt tịch 別僻biệt tình 別情biệt trí 別致biệt tử 別子biệt tự 別字biệt tự 別緒biệt vô 別無biệt xứ 別處biệt xưng 別稱cá biệt 個別cách biệt 隔別cáo biệt 告別chân biệt 甄別cửu biệt 久別dị biệt 異別đặc biệt 特別khoát biệt 闊別khu biệt 區別li biệt 離別loại biệt 類別lưu biệt 畱別ly biệt 離別phái biệt 派別phân biệt 分別sai biệt 差別tạ biệt 謝別tạm biệt 暫別tặng biệt 贈別tiễn biệt 餞別tiểu biệt 小別tính biệt 性別tống biệt 送別trích biệt 摘別tử biệt 死別từ biệt 辭別viễn biệt 遠別vĩnh biệt 永別
động
dòng ㄉㄨㄥˋ

động

phồn thể

Từ điển phổ thông

động đậy, cử động, hoạt động

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bất cứ vật gì, tự sức mình, hay do sức bên ngoài mà chuyển sang chỗ khác, hay ra khỏi trạng thái yên tĩnh, đều gọi là "động" . § Trái với "tĩnh" . ◎ Như: "phong xuy thảo động" gió thổi cỏ lay.
2. (Động) Sử dụng, dùng đến, vận dụng. ◎ Như: "động bút" dùng bút, "động đao" cầm dao, "động não cân" vận dụng đầu óc.
3. (Động) Cảm xúc, nổi, chạm đến, xúc phạm. ◎ Như: "động nộ" nổi giận, "cảm động" cảm xúc, "tâm động" lòng cảm xúc.
4. (Động) Bắt đầu, khởi đầu. ◎ Như: "động công" bắt đầu công việc.
5. (Động) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định). ◎ Như: "tha hướng lai bất động huân tinh" anh ấy từ nay không ăn thịt cá.
6. (Tính) Giống gì tự cử động đều gọi là "động vật" .
7. (Phó) Mỗi mỗi, cứ như là, thường luôn, động một chút. ◎ Như: "động triếp đắc cữu" động đến là hỏng. ◇ Đỗ Phủ : "Nhân sanh bất tương kiến, Động như sâm dữ thương" , (Tặng Vệ bát xử sĩ ) Người ta ở đời không gặp nhau, Cứ như là sao hôm với sao mai.
8. (Phó) Bèn. ◎ Như: "lai vãng động giai kinh nguyệt" đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðộng, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay do sức khác mà chuyển sang chỗ khác đều là động.
② Làm, như cử động .
③ Cảm động, như cổ động .
④ Nổi dậy. Phàm cái gì mới mở đầu gọi là động, như động công bắt đầu khởi công, động bút bắt đầu cầm bút.
⑤ Tự động, giống gì tự cử động đều gọi là động vật .
⑥ Lời tự ngữ, như lai vãng động giai kinh nguyệt đi lại bèn đều đến hàng tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Động, chuyển động, nổi, được: Lưu động; Gió thổi cỏ lay. (Ngb) Hơi có động tĩnh; Anh cứ ngồi yên đừng động đậy; 西 Cái này một người bưng không nổi;
② Cử chỉ, việc làm: Mỗi cử chỉ và việc làm;
③ Dời, chuyển, di động: Chuyển đi nơi khác; Dời đi;
④ Đổi, thay: Câu này chỉ cần đổi một hai chữ thì xuôi thôi;
⑤ Nổi, xúc phạm: Nổi giận, phát cáu; Xúc phạm đến lòng căm phẫn của công chúng;
⑥ Cảm động, xúc động: Vở kịch này làm cho người xem rất cảm động;
⑦ (đph) Ăn, uống (thường dùng với ý phủ định): Bệnh này không nên ăn thịt cá; Anh ấy trước nay không ăn thịt bò;
⑧ Khởi động, bắt đầu (làm việc gì): Bắt đầu khởi công; Bắt đầu viết;
⑨ (văn) Biến động, biến đổi: Vua tôi biến sắc, tả hữu xua vào nhau (Hậu Hán thư);
⑩ (văn) Động một tí, thường, luôn: Lại thường muốn chuộng cổ, chẳng đo lường sự thích nghi theo thói đời (Hán thư).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không yên một chỗ — Rối loạn — Làm việc.

Từ ghép 101

ai động 哀動án binh bất động 按兵不動ba động 波動bác động 搏動bài động 擺動bạo động 暴動bất động 不動bất động sản 不動產bị động 被動biến động 變動cảm động 感動chấn động 振動chấn động 震動chủ động 主動chuyển động 轉動cổ động 鼓動cơ động 機動cử động 舉動cức bì động vật 棘皮動物dao động 搖動di động 移動đả động 打動đái động 帶動đại động mạch 大動脈điện động 電動điều động 調動động binh 動兵động cơ 動機động dao 動搖động dong 動容động dung 動容động đạn 動彈động đãng 動盪động đãng 動蕩động hỏa 動火động học 動學động hướng 動向động khí 動氣động kinh 動經động loạn 動亂động lực 動力động mạch 動脈động năng 動能động nghị 動議động phách 動魄động sản 動產động tác 動作động tâm 動心động thái 動態động thổ 動土động thủ 動手động tĩnh 動靜động từ 動詞động từ 動辭động vật 動物động viên 動員đới động 帶動giảo động 攪動hành động 行動hiếu động 好動hoạt động 活動hoạt động 滑動hỗ động 互動huy động 揮動khả động 可動khiêu động 挑動khiêu động 跳動khởi động 啟動kích động 擊動kinh động 驚動kinh thiên động địa 驚天動地lao động 勞動linh động 靈動lôi động 蕾動lưu động 流動manh động 盲動manh động 萌動na động 挪動náo động 鬧動nguyên động lực 原動力phản động 反動phát động 發動phiến động 扇動phiêu động 票動phù động 浮動sinh động 生動tác động 作動tâm động 心動thái tuế đầu thượng động thổ 太歲頭上動土thôi động 推動tự động 自動tự động xa 自動車vận động 運動vận động gia 運動家vận động học 運動學vận động trường 運動場vận động trường 運動塲vi động 微動xuẩn động 蠢動xúc động 觸動xung động 衝動
hiện
xiàn ㄒㄧㄢˋ

hiện

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xuất hiện, tồn tại
2. bây giờ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày rõ ra, lộ ra. ◎ Như: "hiển hiện" bày rõ.
2. (Phó) Ngay bây giờ, tức thì, ngay, vừa. ◎ Như: "hiện mãi hiện mại" vừa mua vừa bán, "hiện tố hiện cật" vừa làm vừa ăn. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức" (Đệ nhất hồi) (Đổng) Trác hỏi ba người nay làm chức quan gì.
3. (Tính) Trước mắt, nay, bây giở. ◎ Như: "hiện đại xã hội" xã hội thời nay.
4. (Tính) Sẵn, (tiền) mặt, có sẵn, thực có. ◎ Như: "hiện tiền" tiền mặt, "hiện hóa" hàng có sẵn.
5. (Danh) Tiền mặt. ◎ Như: "đoái hiện" đổi thành tiền mặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Hiển hiện, rõ ràng.
② Hiện ngay bây giờ, như hiện tại hiện bây giờ.
③ Có thực ngay đấy.
④ Ánh sáng ngọc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiện thời, hiện đang, bây giờ, trước mắt, nay: Giai đoạn trước mắt; Nay cử ông Nguyễn đến bàn với quý trường;
② Tức thời, ngay, vừa: Vừa học vừa dạy;
③ Tiền mặt, mặt, có sẵn: Đổi thành tiền mặt; Bạc mặt; Tiền mặt; Hàng có sẵn;
④ Hiện ra, bày rõ ra, lộ ra, xuất hiện: Hiện rõ nguyên hình; Gương mặt mẹ tôi lộ vẻ tươi cười;
⑤ Vừa, liền: Vừa rang vừa bán; Vừa soạn vừa hát;
⑥ (văn) Ánh sáng của viên ngọc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ánh sáng của ngọc — Lộ ra rõ ràng — Có thật trước mắt — Bây giờ, ngày nay.

Từ ghép 29

khước
què ㄑㄩㄝˋ

khước

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. lùi bước
2. từ chối
3. mất đi
4. lại còn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Từ chối, không nhận. ◎ Như: "thôi khước" thoái thác.
2. (Động) Lùi về, thối lui. ◎ Như: "khước địch" đánh được giặc lùi.
3. (Trợ) Rồi, mất, được. ◎ Như: "vong khước" quên mất.
4. (Phó) Vẫn, nhưng. ◇ Tây du kí 西: "Na lí phô thiết đắc tề tề chỉnh chỉnh, khước hoàn vị hữu tiên lai" , (Đệ ngũ hồi) (Cỗ tiệc) bày biện chỉnh tề, nhưng chưa có vị tiên nào tới.
5. (Phó) Biểu thị phản vấn: Sao, sao lại? ◇ Thủy hử truyện : "Giá phụ nhân thị thùy? Khước tại giá lí khiết tửu?" , (Đệ lục hồi) Còn người đàn bà này là ai? Sao lại tới đây uống rượu?
6. (Phó) Đang. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Thái Sử Từ khước đãi hướng tiền, Vân Trường tảo xuất" , (Đệ thập nhất hồi) Thái Sử Từ đang định xông ra, (Quan) Vân Trường đã nhảy ra trước.
7. (Phó) Lại. ◎ Như: các tiểu thuyết, cứ đầu một hồi lại nhắc lại rằng "khước thuyết" nghĩa là nối bài trên mà nói. ◇ Lí Thương Ẩn : "Hà đương cộng tiễn tây song chúc, Khước thoại Ba San dạ vũ thì" 西, (Dạ vũ kí bắc ) Bao giờ cùng cắt nến bên cửa sổ phía tây, Lại được nói chuyện lúc mưa đêm trên núi Ba Sơn.
8. § Tục viết là "khước" .

Từ điển Thiều Chửu

① Từ giã. Người ta cho gì mình từ không nhận gọi là khước.
② Lùi về. Như khước địch đánh được giặc lùi.
③ Mất, tiếng nói giúp lời. Như vong khước quên mất.
④ Lại. Như các tiểu thuyết, cứ đầu một hồi lại nhắc lại rằng khước thuyết nghĩa là nối bài trên mà nói. Tục viết là khước .

Từ điển Trần Văn Chánh

Như .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lùi lại — Ngừng. Thôi — Từ chối, không chịu nhận — Lại nữa. Lại còn — Bèn. Rồi thì.

Từ ghép 6

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.