quan
guān ㄍㄨㄢ

quan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

quan, người làm việc cho nhà nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Người giữ một chức việc cho nhà nước, công chức. ◎ Như: "huyện quan" quan huyện, "tham quan ô lại" quan lại tham ô.
2. (Danh) Chỗ làm việc của quan lại. ◇ Luận Ngữ : Tử "Bất kiến tông miếu chi mĩ, bách quan chi phú" , (Tử Trương ) Không trông thấy những cái đẹp trong tôn miếu, những cái giàu sang của các cung điện.
3. (Danh) Chức vị. ◎ Như: "từ quan quy ẩn" bỏ chức vị về ở ẩn.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng người. ◎ Như: "khán quan" quý khán giả, "khách quan" quý quan khách.
5. (Danh) Bộ phận có nhiệm vụ rõ rệt, công năng riêng trong cơ thể. ◎ Như: "khí quan" cơ quan trong thân thể (tiêu hóa, bài tiết, v.v.), "cảm quan" cơ quan cảm giác, "ngũ quan" năm cơ quan chính (tai, mắt, miệng, mũi, tim).
6. (Danh) Họ "Quan".
7. (Tính) Công, thuộc về nhà nước, của chính phủ. ◎ Như: "quan điền" ruộng công, "quan phí" chi phí của nhà nước.
8. (Động) Trao chức quan, giao phó nhiệm vụ. ◇ Tào Tháo : "Cố minh quân bất quan vô công chi thần, bất thưởng bất chiến chi sĩ" , (Luận lại sĩ hành năng lệnh ) Cho nên bậc vua sáng suốt không phong chức cho bề tôi không có công, không tưởng thưởng cho người không chiến đấu.
9. (Động) Nhậm chức.

Từ điển Thiều Chửu

① Chức quan, mỗi người giữ một việc gì để trị nước gọi là quan.
② Ngôi quan, chỗ ngồi làm việc ở trong triều đình gọi là quan.
⑧ Công, cái gì thuộc về của công nhà nước gọi là quan, như quan điền ruộng công.
④ Cơ quan, như: tai, mắt, miệng, mũi, tim là ngũ quan của người ta, nghĩa là mỗi cái đều giữ một chức trách vậy.
⑤ Ðược việc, yên việc.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Quan: Quan lớn; Làm quan;
② (cũ) Nhà nước, quan, chung, công: Nhà nước lập; Chi phí của chính phủ (nhà nước); Ruộng công;
③ Khí quan: Giác quan; Ngũ quan;
④ (văn) Được việc, yên việc;
⑤ [Guan] (Họ) Quan.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người làm việc triều đình, việc nước. Thơ Trần Tế Xương có câu: » Một ngọn đèn xanh một quyển vàng, Bốn con làm lính bố làm quan « — Thuộc về việc chung, việc triều đình quốc gia — Người đứng đầu một công việc — Một bộ phận cơ thể, có sinh hoạt riêng. Td: Ngũ quan , Giác quan — Một tổ chức của quốc gia, lo riêng một công việc gì cho quốc gia. Td: Cơ quan .

Từ ghép 113

âm quan 陰官ấn quan 印官bá quan 百官bách quan 百官bái quan 拜官bãi quan 罷官bài tiết khí quan 排泄器官bản quan 板官cảm quan 感官cảnh quan 警官cao quan 高官châu quan 州官cư quan 居官đạt quan 達官đương quan 當官gia quan 加官hạ quan 下官hoạn quan 宦官học quan 學官huyện quan 縣官khí quan 器官lục quan 六官mãi quan 買官mạt quan 末官miễn quan 免官ngoại quan 外官ngũ quan 五官nhạc quan 樂官nhàn quan 閒官nhũng quan 宂官nội quan 內官pháp quan 法官phó quan 赴官phủ quan 府官quan ấn 官印quan báo 官報quan biện 官辦quan binh 官兵quan bổng 官棒quan chế 官制quan chức 官職quan dạng 官樣quan diêm 官鹽quan đạo 官道quan đẳng 官等quan địa 官地quan điền 官田quan giá 官價quan giai 官階quan hàm 官銜quan huống 官况quan khách 官客quan khóa 官課quan kỹ 官妓quan kỷ 官紀quan lại 官吏quan lang 官郎quan lập 官立quan liêu 官僚quan lộ 官路quan lộc 官祿quan mại 官賣quan năng 官能quan nha 官衙quan pháp 官法quan phẩm 官品quan phiệt 官閥quan phục 官服quan phương 官方quan quân 官軍quan quy 官規quan quyền 官權quan sản 官產quan sự 官事quan tào 官曹quan thân 官紳quan thoại 官話quan thuộc 官屬quan thứ 官次quan thự 官署quan tịch 官籍quan trật 官秩quan trình 官程quan trường 官場quan tuyển 官選quan tư 官資quan tước 官爵quan viên 官员quan viên 官員quan xích 官尺quân quan 軍官quận quan 郡官quy quan 歸官quý quan 貴官quyên quan 捐官sĩ quan 士官sử quan 史官tạ quan 謝官tại quan 在官tản quan 散官thăng quan 升官thiên quan 千官thổ quan 土官thượng quan 上官tiến quan 進官trưởng quan 長官từ quan 辭官văn quan 文官vấn quan 問官vị quan 味官viên quan 園官vũ quan 武官xúc quan 觸官
khí, khất
qǐ ㄑㄧˇ, qì ㄑㄧˋ

khí

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin. ◎ Như: "khất thực" xin ăn. ◇ Sử Kí : "Hành khất ư thị, kì thê bất thức dã" , (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Ăn xin ở chợ mà vợ ông không hay biết.
2. (Động) Vay, mượn. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích nữ tử lai khất mễ, vân bất cử hỏa giả kinh nhật hĩ" , (Hiệp nữ ) Vừa rồi cô ấy sang vay gạo, nói đã suốt một ngày chưa thổi nấu.
3. (Động) Hi vọng, mong cầu.
4. (Tính) Nghèo khó, bần cùng. ◇ Tống Thư : "Ngoại xá gia hàn khất, kim cộng vi tiếu lạc, hà độc bất thị?" , , (Hậu phi truyện ) Gia đình bên ngoại (của hoàng hậu) nghèo khó, nay cùng cười vui, sao một mình không ra mà nhìn.
5. (Danh) Người ăn xin.
6. (Danh) Họ "Khất".
7. Một âm là "khí". (Động) Cho, cấp cho.
8. (Trợ) Bị. § Dùng như "bị" . ◇ Thủy hử truyện : "Lí Quỳ khí Tống Giang bức trụ liễu, chỉ đắc phiết liễu song phủ, bái liễu Chu Đồng lưỡng bái" , , (Đệ ngũ nhị hồi) Lí Quỳ bị Tống Giang ép đành hạ đôi búa lạy Chu Đồng hai lạy.
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Liêu trai chí dị : "Trướng trướng lương cửu, bi dĩ nhi hận, diện bích khiếu hào, khí vô ứng giả" , , , (Thanh Nga ) Ngậm ngùi hồi lâu, hết đau tới hận, nhìn vào vách đá kêu gào, rốt cuộc không nghe ai lên tiếng đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xin, như khất thực xin ăn.
② Một âm là khí. Cho, lấy đồ của mình cho người gọi là khí (chữ này ít dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cho, ban cho: Yên tốt ngựa tốt ban cho người (Lí Bạch: Thiếu niên hành); Nhờ có Tô Tư Nghiệp, thường cho rượu và tiền (Đỗ Phủ);
② Dùng như (bộ ): Không cần phải giật mình (Thủy hử truyện).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cho. Đem cho — Một âm là Khất.

khất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

kẻ ăn mày, người ăn xin

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Xin. ◎ Như: "khất thực" xin ăn. ◇ Sử Kí : "Hành khất ư thị, kì thê bất thức dã" , (Thứ khách truyện , Dự Nhượng truyện ) Ăn xin ở chợ mà vợ ông không hay biết.
2. (Động) Vay, mượn. ◇ Liêu trai chí dị : "Thích nữ tử lai khất mễ, vân bất cử hỏa giả kinh nhật hĩ" , (Hiệp nữ ) Vừa rồi cô ấy sang vay gạo, nói đã suốt một ngày chưa thổi nấu.
3. (Động) Hi vọng, mong cầu.
4. (Tính) Nghèo khó, bần cùng. ◇ Tống Thư : "Ngoại xá gia hàn khất, kim cộng vi tiếu lạc, hà độc bất thị?" , , (Hậu phi truyện ) Gia đình bên ngoại (của hoàng hậu) nghèo khó, nay cùng cười vui, sao một mình không ra mà nhìn.
5. (Danh) Người ăn xin.
6. (Danh) Họ "Khất".
7. Một âm là "khí". (Động) Cho, cấp cho.
8. (Trợ) Bị. § Dùng như "bị" . ◇ Thủy hử truyện : "Lí Quỳ khí Tống Giang bức trụ liễu, chỉ đắc phiết liễu song phủ, bái liễu Chu Đồng lưỡng bái" , , (Đệ ngũ nhị hồi) Lí Quỳ bị Tống Giang ép đành hạ đôi búa lạy Chu Đồng hai lạy.
9. (Phó) Cuối cùng, kết cục. ◇ Liêu trai chí dị : "Trướng trướng lương cửu, bi dĩ nhi hận, diện bích khiếu hào, khí vô ứng giả" , , , (Thanh Nga ) Ngậm ngùi hồi lâu, hết đau tới hận, nhìn vào vách đá kêu gào, rốt cuộc không nghe ai lên tiếng đáp.

Từ điển Thiều Chửu

① Xin, như khất thực xin ăn.
② Một âm là khí. Cho, lấy đồ của mình cho người gọi là khí (chữ này ít dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Xin: Xin, xin tha; Xin ăn trên chợ ở nước Ngô (Chiến quốc sách); Nếu như cúi đầu cúp tai, vẫy đuôi để cầu xin sự thương xót, thì đó không phải là chí của ta (Hàn Dũ);
② Xin ăn: Đi xin ăn ở chợ (Sử kí: Dự Nhượng truyện);
③ [Qê] (Họ) Khất. Xem [qì].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xin. Cầu xin — Ăn xin — Kẻ ăn mày.

Từ ghép 11

phan, phàn
pān ㄆㄢ

phan

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. vin, vịn tay
2. kéo lại
3. leo trèo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vin, nắm lấy. ◎ Như: "phàn chi" vin cành. ◇ Tây du kí 西: "Khiêu thụ phàn chi, thải hoa mịch quả" , (Đệ nhất hồi) Leo cây vin cành, hái hoa tìm quả.
2. (Động) Leo lên, trèo. ◎ Như: "phàn thụ" leo cây.
3. (Động) Đuổi kịp, theo kịp tiền nhân.
4. (Động) Nói chuyện, bàn bạc, thảo luận. ◇ Quan Hán Khanh : "Mỗi nhật chỉ tại Thanh An quan, hòa Bạch Cô Cô phàn ta nhàn thoại" , (Vọng giang đình , Đệ nhất chiệp) Mỗi ngày chỉ ở đền Thanh An, cùng Bạch Cô Cô chuyện vãn nhàn đàm.
5. (Động) Dựa vào. ◎ Như: "phàn thân" nói nhún mình là hèn mà xin kết dâu gia với nơi cao quý.
6. (Động) Liên lụy, dính líu. ◎ Như: "phàn xả" dính vào. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh viết: Tha đảo cứu nhĩ, nhĩ phản phàn tha" : , (Hồi 100) Hắn đến cứu ngươi, ngươi lại còn đổ vây cho hắn.
7. (Động) Ngắt, bẻ. ◎ Như: "phàn chiết" bẻ gẫy. ◇ Lí Bạch : "Phàn hoa tặng viễn nhân" (Giang Hạ tống Trương Thừa ) Bẻ hoa tặng người xa.
8. (Động) Quấn, bó, ràng rịt. ◇ Đại Kim quốc chí : "Thượng dĩ tiễn sang, bạch phàn kì tí" , (Thái Tông văn liệt hoàng đế ngũ ) Đem vết thương do tên bắn, lấy lụa ràng rịt cánh tay.
9. § Cũng đọc là "phan".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Leo, leo trèo, vin, níu lấy, nắm lấy: Leo cây; Leo (vươn) lên đỉnh cao mới;
② Chơi trèo, bám lấy, bấu víu, nhờ vả, xu phụ, xu nịnh: Chơi trèo;
③ (văn) Kéo: Người đàn bà lớn ôm con khóc, người đàn bà trẻ kéo màn xe lại (Lí Thương Ẩn: Hành thứ tây giao tác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Kéo, dẫn đi — Níu. Vịn vào. Chinh phụ ngâm phúc của Đặng Trần Côn có câu: » Bộ nhất bộ hề phan quân nhu «. Bà Đoàn Thị Điểm dịch rằng: » Bước đi một bước lại vin áo chàng «.

Từ ghép 7

phàn

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Vin, nắm lấy. ◎ Như: "phàn chi" vin cành. ◇ Tây du kí 西: "Khiêu thụ phàn chi, thải hoa mịch quả" , (Đệ nhất hồi) Leo cây vin cành, hái hoa tìm quả.
2. (Động) Leo lên, trèo. ◎ Như: "phàn thụ" leo cây.
3. (Động) Đuổi kịp, theo kịp tiền nhân.
4. (Động) Nói chuyện, bàn bạc, thảo luận. ◇ Quan Hán Khanh : "Mỗi nhật chỉ tại Thanh An quan, hòa Bạch Cô Cô phàn ta nhàn thoại" , (Vọng giang đình , Đệ nhất chiệp) Mỗi ngày chỉ ở đền Thanh An, cùng Bạch Cô Cô chuyện vãn nhàn đàm.
5. (Động) Dựa vào. ◎ Như: "phàn thân" nói nhún mình là hèn mà xin kết dâu gia với nơi cao quý.
6. (Động) Liên lụy, dính líu. ◎ Như: "phàn xả" dính vào. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Khổng Minh viết: Tha đảo cứu nhĩ, nhĩ phản phàn tha" : , (Hồi 100) Hắn đến cứu ngươi, ngươi lại còn đổ vây cho hắn.
7. (Động) Ngắt, bẻ. ◎ Như: "phàn chiết" bẻ gẫy. ◇ Lí Bạch : "Phàn hoa tặng viễn nhân" (Giang Hạ tống Trương Thừa ) Bẻ hoa tặng người xa.
8. (Động) Quấn, bó, ràng rịt. ◇ Đại Kim quốc chí : "Thượng dĩ tiễn sang, bạch phàn kì tí" , (Thái Tông văn liệt hoàng đế ngũ ) Đem vết thương do tên bắn, lấy lụa ràng rịt cánh tay.
9. § Cũng đọc là "phan".

Từ điển Thiều Chửu

① Vin, đứng ở dưới mà vin lên trên gọi là phàn.
② Kết dâu gia, như phàn thân nói nhún mình là hèn mà xin kết dâu gia với nơi cao quý.
③ Kéo lại.

Từ ghép 1

tư, từ
cí ㄘˊ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lớn lên ( nói về cây số ) — Thêm lên — Cái chiếu đan bằng cỏ — Cái này — Cái ấy — Năm Mùa trong năm — Tiếng trợ ngữ cuối câu.

Từ ghép 1

từ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

hiền, thiện, nhân từ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Yêu thương. ◇ Sử Kí : "Kính lão, từ thiếu" , (Chu bổn kỉ ) Kính già, yêu trẻ.
2. (Động) Hiếu kính đối với cha mẹ. ◇ Trang Tử : "Sự thân tắc từ hiếu" (Ngư phủ ).
3. (Danh) Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái gọi là "từ". ◇ Nhan Chi Thôi : "Phụ mẫu uy nghiêm nhi hữu từ, tắc tử nữ úy thận nhi sanh hiếu hĩ" , (Nhan thị gia huấn , Giáo tử ) Cha mẹ oai nghiêm mà có lòng thương yêu, thì con cái kính sợ giữ gìn mà thành ra hiếu thảo vậy.
4. (Danh) Tiếng tôn xưng mẹ. § Cha gọi là "nghiêm" , mẹ gọi là "từ" . ◎ Như: "gia từ" mẹ tôi, "từ mẫu" mẹ hiền.
5. (Danh) Tình yêu thương sâu đậm đối với chúng sinh (thuật ngữ Phật giáo). ◇ Pháp Hoa Kinh : "Sanh đại từ tâm" (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Phát sinh lòng yêu thương rộng lớn.
6. (Danh) Đá nam châm. § Thông "từ" . ◎ Như: "từ thạch" đá nam châm.
7. (Danh) Họ "Từ".

Từ điển Thiều Chửu

① Lành, yêu rất mực. Cha mẹ yêu con gọi là từ.
② Người trên yêu kẻ dưới cũng gọi là từ. Chu cấp cứu giúp cho kẻ túng thiếu khốn cùng gọi là từ thiện sự nghiệp .
③ Mẹ. Cha gọi là nghiêm , mẹ gọi là từ , như gia từ , từ mẫu , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hiền (từ), lành, từ thiện: Mẹ hiền;
② (cũ) Mẹ: Mẹ tôi;
③ (văn) Yêu, thương: Kính già yêu trẻ;
④ [Cí] (Họ) Từ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lòng yêu thương của người trên đối với người dưới. Td: Nhân từ — Tiếng nhà Phật, chỉ lòng thương của Phật đối với chúng sinh. Hát nói của Nguyễn Công Trứ: » Chiếc thuyền từ một lá chơi vơi « — Tiếng chỉ người mẹ.

Từ ghép 11

trần, trận
chén ㄔㄣˊ, zhèn ㄓㄣˋ

trần

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. xếp đặt, bày biện
2. cũ kỹ, lâu năm
3. họ Trần

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày, trưng bày. ◎ Như: "trần thiết" trưng bày.
2. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày. ◇ Tây du kí 西: "Vương Mẫu văn ngôn, tức khứ kiến Ngọc Đế, bị trần tiền sự" , , (Đệ ngũ hồi) (Tây) Vương Mẫu nghe chuyện, liền đi tìm Ngọc Hoàng, kể hết sự việc.
3. (Động) Nêu lên, tuyên dương. ◇ Lễ Kí : "Dục gián bất dục trần" (Biểu kí ) Muốn can gián, không muốn nêu ra.
4. (Tính) Cũ, đẵ lâu. § Trái lại với chữ "tân" mới. ◎ Như: "trần bì" thứ vỏ quýt đã cũ. ◇ Nguyễn Du : "Du du trần tích thiên niên thượng" (Thương Ngô tức sự ) Xa xôi dấu cũ nghìn năm nước.
5. (Danh) Nước "Trần".
6. (Danh) Nhà "Trần" (557-589).
7. (Danh) Họ "Trần". ◎ Như: "Trần Nhân Tông" (1258-1308) vua nhà "Trần", Việt Nam.
8. (Danh) "Châu Trần" hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
9. Một âm là "trận". (Danh) Cùng nghĩa với chữ "trận" . ◇ Luận Ngữ : "Vệ Linh Công vấn trận ư Khổng Tử" (Vệ Linh Công ) Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về chiến trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Bày. Như trần thiết bày đặt.
② Cũ, trái lại với chữ tân mới. Như trần bì thứ vỏ quýt đã cũ.
③ Nước Trần.
④ Nhà Trần (557-589).
⑤ Họ Trần.
⑥ Châu Trần hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
⑦ Một âm là trận. Cùng nghĩa với chữ trận .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bày, đặt: Bày hàng;
② Trình bày, giãi bày, kể: Giãi bày;
③ Cũ, để lâu: Rượu để lâu năm; Đẩy cũ ra mới;
④ [Chén] Nước Trần (thời Xuân Thu, Trung Quốc);
⑤ [Chén] Tên Triều đại (ở Trung Quốc, năm 557-589; ở Việt Nam năm 1225-1400)
⑥ (Họ) Trần.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sắp bày ra — Lâu. Cũ — Họ người. Thơ Nguyễn Công Trứ: » Xưa nay mấy kẻ đa tình, Lão Trần là một với mình là hai « — Tên một triều đại của Việt Nam.

Từ ghép 22

trận

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bày, trưng bày. ◎ Như: "trần thiết" trưng bày.
2. (Động) Thuật, kể, bày tỏ, trình bày. ◇ Tây du kí 西: "Vương Mẫu văn ngôn, tức khứ kiến Ngọc Đế, bị trần tiền sự" , , (Đệ ngũ hồi) (Tây) Vương Mẫu nghe chuyện, liền đi tìm Ngọc Hoàng, kể hết sự việc.
3. (Động) Nêu lên, tuyên dương. ◇ Lễ Kí : "Dục gián bất dục trần" (Biểu kí ) Muốn can gián, không muốn nêu ra.
4. (Tính) Cũ, đẵ lâu. § Trái lại với chữ "tân" mới. ◎ Như: "trần bì" thứ vỏ quýt đã cũ. ◇ Nguyễn Du : "Du du trần tích thiên niên thượng" (Thương Ngô tức sự ) Xa xôi dấu cũ nghìn năm nước.
5. (Danh) Nước "Trần".
6. (Danh) Nhà "Trần" (557-589).
7. (Danh) Họ "Trần". ◎ Như: "Trần Nhân Tông" (1258-1308) vua nhà "Trần", Việt Nam.
8. (Danh) "Châu Trần" hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
9. Một âm là "trận". (Danh) Cùng nghĩa với chữ "trận" . ◇ Luận Ngữ : "Vệ Linh Công vấn trận ư Khổng Tử" (Vệ Linh Công ) Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về chiến trận.

Từ điển Thiều Chửu

① Bày. Như trần thiết bày đặt.
② Cũ, trái lại với chữ tân mới. Như trần bì thứ vỏ quýt đã cũ.
③ Nước Trần.
④ Nhà Trần (557-589).
⑤ Họ Trần.
⑥ Châu Trần hai họ nối đời kết dâu gia với nhau.
⑦ Một âm là trận. Cùng nghĩa với chữ trận .

Từ điển Trần Văn Chánh

(Sự) dàn quân (có tính chiến thuật), dàn trận.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Trận — Xem Trần.

Từ ghép 4

thác, thố
cù ㄘㄨˋ, cuò ㄘㄨㄛˋ, xī ㄒㄧ

thác

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. hòn đá mài
2. lẫn lộn, nhầm lẫn

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn đá ráp, đá mài. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. (Danh) Lỗi lầm. ◇ La Thiệu Uy : "Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác" Đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. § Ý nói lầm to lắm.
3. (Danh) Thức ăn còn thừa. § Tức là "tuấn dư" .
4. (Danh) Họ "Thác".
5. (Động) Giũa, nghiền, nghiến.
6. (Động) Mài, giùi mài.
7. (Động) Sửa ngọc.
8. (Động) Ẩn giấu, ẩn tàng. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Thị cố quân tử thác tại cao san chi thượng, thâm trạch chi ô, tụ tượng lật lê hoắc nhi thực chi, sanh canh giá dĩ lão thập thất chi ấp" , , , (Tăng Tử chế ngôn hạ ).
9. (Động) Đan chéo, đan vào nhau, gian tạp.
10. (Động) Qua lại, đắp đổi lẫn nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Quang trù giao thác" (Túy Ông đình kí ) Chén rượu, thẻ phạt rượu đắp đổi nhau.
11. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "thác xa" tránh xe.
12. (Động) Khắc, mạ, tô vẽ hoa văn. ◇ Sử Kí : "Tiễn phát văn thân, thác tí tả nhẫm, Âu Việt chi dân dã" , , (Việt thế gia ) Cắt tóc vẽ mình, xâm tay, mặc áo vạt trái, đó là dân Âu Việt.
13. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn, chằng chịt.
14. (Tính) Không đúng, sai. ◎ Như: "thác tự" chữ sai.
15. (Tính) Hư, hỏng, kém, tệ. ◎ Như: "tha môn đích giao tình bất thác" tình giao hảo của họ không tệ lắm (nghĩa là tốt đẹp).
16. (Phó, động) Lầm, lỡ. ◎ Như: "thính thác" nghe lầm, "thác quá" để lỡ.
17. Một âm là "thố". (Động) Đặt để, an trí. § Cũng như "thố" . ◎ Như: "thố trí" xếp đặt. § Cũng viết là .
18. (Động) Loại bỏ, không dùng nữa. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
19. (Động) Thi hành, thực hiện. ◇ Lễ Kí : "Quân tử minh ư lễ nhạc, cử nhi thác chi nhi dĩ" , (Trọng Ni yến cư ) Người quân tử sáng ở lễ nhạc, nêu ra mà thực hành thế thôi.
20. (Động) Ngưng, đình chỉ. ◇ Vương Sung : "Năng sử hình thố bất dụng, tắc năng sử binh tẩm bất thi" 使, 使 (Luận hành , Nho tăng ) Có thể làm ngừng hình phạt không dùng tới, thì có thể khiến cho quân nghỉ không phải thi hành.

Từ điển Thiều Chửu

① Hòn đá ráp, đá mài. Kinh Thi có câu: Tha sơn chi thạch, khả dĩ vi thác đá ở núi khác có thể lấy làm đá mài, ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
② Thác đao cái giũa.
③ Giao thác lần lượt cùng đắp đổi.
④ Lẫn lộn. Các đồ hải vị nó có nhiều thứ lẫn lộn như nhau nên gọi là hải thác .
⑤ Lầm lẫn. La Thiện Uy đời Ngũ đại nói: Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. Ý nói lầm to lắm.
⑥ Cùng nghĩa với chữ thố . Như thố trí xếp đặt. Có khi viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Làm sai; Nghe nhầm; Anh đã nhầm rồi;
② Xấu, kém (thường dùng với chữ [bù]): Khá, đúng, phải;
③ Xen kẽ, lẫn lộn: Chiến tranh cài răng lược;
④ Rẽ, tách: Rẽ ra, tách ra, tránh ra;
⑤ Nghiến (răng): Tiếng nghiến răng kèn kẹt;
⑥ (văn) Đá mài: Đá ở núi khác có thể dùng làm đá mài dao (Thi Kinh: Tiểu nhã, Hạc minh);
⑦ (văn) Mài (dao, ngọc...): Chẳng giũa chẳng mài (Tiềm phu luận: Tán học);
⑧ (văn) Cái giũa: Giũa là đồ dùng để sửa cưa (Liệt nữ truyện: Lỗ Tang Tôn mẫu);
⑨ (văn) Mạ, tô, quét, bôi (vàng, bạc...): Cắt tóc xăm mình, bôi tay và mặc áo trái vạt, đó là giống dân Âu Việt (Sử kí: Việt thế gia);
⑩ (văn) Không hợp, trái: Không hợp với Trọng Thư (Hán thư: Ngũ hành chí, thượng);
⑪ (văn) Sắp đặt (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hòn đá mài — Sai lầm — Lẫn lộn.

Từ ghép 8

thố

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Hòn đá ráp, đá mài. ◇ Thi Kinh : "Tha sơn chi thạch, Khả dĩ vi thác" (Tiểu nhã , Hạc minh ) Đá ở núi kia, Có thể lấy làm đá mài. § Ý nói bè bạn hay khuyên ngăn cứu chính lại lỗi lầm cho mình.
2. (Danh) Lỗi lầm. ◇ La Thiệu Uy : "Hợp lục châu tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác" Đem cả sắt trong sáu châu bốn mươi ba huyện không hay đúc hết lỗi lầm ấy. § Ý nói lầm to lắm.
3. (Danh) Thức ăn còn thừa. § Tức là "tuấn dư" .
4. (Danh) Họ "Thác".
5. (Động) Giũa, nghiền, nghiến.
6. (Động) Mài, giùi mài.
7. (Động) Sửa ngọc.
8. (Động) Ẩn giấu, ẩn tàng. ◇ Đại Đái Lễ Kí : "Thị cố quân tử thác tại cao san chi thượng, thâm trạch chi ô, tụ tượng lật lê hoắc nhi thực chi, sanh canh giá dĩ lão thập thất chi ấp" , , , (Tăng Tử chế ngôn hạ ).
9. (Động) Đan chéo, đan vào nhau, gian tạp.
10. (Động) Qua lại, đắp đổi lẫn nhau. ◇ Âu Dương Tu : "Quang trù giao thác" (Túy Ông đình kí ) Chén rượu, thẻ phạt rượu đắp đổi nhau.
11. (Động) Tránh, né. ◎ Như: "thác xa" tránh xe.
12. (Động) Khắc, mạ, tô vẽ hoa văn. ◇ Sử Kí : "Tiễn phát văn thân, thác tí tả nhẫm, Âu Việt chi dân dã" , , (Việt thế gia ) Cắt tóc vẽ mình, xâm tay, mặc áo vạt trái, đó là dân Âu Việt.
13. (Tính) Lộn xộn, tạp loạn, chằng chịt.
14. (Tính) Không đúng, sai. ◎ Như: "thác tự" chữ sai.
15. (Tính) Hư, hỏng, kém, tệ. ◎ Như: "tha môn đích giao tình bất thác" tình giao hảo của họ không tệ lắm (nghĩa là tốt đẹp).
16. (Phó, động) Lầm, lỡ. ◎ Như: "thính thác" nghe lầm, "thác quá" để lỡ.
17. Một âm là "thố". (Động) Đặt để, an trí. § Cũng như "thố" . ◎ Như: "thố trí" xếp đặt. § Cũng viết là .
18. (Động) Loại bỏ, không dùng nữa. ◇ Luận Ngữ : "Cử trực, thố chư uổng, tắc dân phục" , (Vi chính ) Đề cử người ngay thẳng, bỏ hết những người cong queo thì dân phục tùng.
19. (Động) Thi hành, thực hiện. ◇ Lễ Kí : "Quân tử minh ư lễ nhạc, cử nhi thác chi nhi dĩ" , (Trọng Ni yến cư ) Người quân tử sáng ở lễ nhạc, nêu ra mà thực hành thế thôi.
20. (Động) Ngưng, đình chỉ. ◇ Vương Sung : "Năng sử hình thố bất dụng, tắc năng sử binh tẩm bất thi" 使, 使 (Luận hành , Nho tăng ) Có thể làm ngừng hình phạt không dùng tới, thì có thể khiến cho quân nghỉ không phải thi hành.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: Làm sai; Nghe nhầm; Anh đã nhầm rồi;
② Xấu, kém (thường dùng với chữ [bù]): Khá, đúng, phải;
③ Xen kẽ, lẫn lộn: Chiến tranh cài răng lược;
④ Rẽ, tách: Rẽ ra, tách ra, tránh ra;
⑤ Nghiến (răng): Tiếng nghiến răng kèn kẹt;
⑥ (văn) Đá mài: Đá ở núi khác có thể dùng làm đá mài dao (Thi Kinh: Tiểu nhã, Hạc minh);
⑦ (văn) Mài (dao, ngọc...): Chẳng giũa chẳng mài (Tiềm phu luận: Tán học);
⑧ (văn) Cái giũa: Giũa là đồ dùng để sửa cưa (Liệt nữ truyện: Lỗ Tang Tôn mẫu);
⑨ (văn) Mạ, tô, quét, bôi (vàng, bạc...): Cắt tóc xăm mình, bôi tay và mặc áo trái vạt, đó là giống dân Âu Việt (Sử kí: Việt thế gia);
⑩ (văn) Không hợp, trái: Không hợp với Trọng Thư (Hán thư: Ngũ hành chí, thượng);
⑪ (văn) Sắp đặt (như , bộ ).

Từ ghép 1

dao, giao, đào
dào ㄉㄠˋ, táo ㄊㄠˊ, yáo ㄧㄠˊ

dao

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ gốm (làm bằng đất nung). § Ghi chú: "Đào" chỉ đồ gốm thô tháo. ◎ Như: "đào úng" hũ sành, "đào bồn" chậu gốm. § Khác với "từ" , chỉ thành phẩm tinh xảo. ◎ Như: "từ oản" chén sứ, "từ bình" bình sứ.
2. (Danh) Họ "Đào". ◎ Như: "Đào Tiềm" (365-427).
3. (Động) Chế tạo đồ gốm. ◇ Mạnh Tử : "Vạn thất chi quốc, nhất nhân đào, tắc khả hồ?" , , ? (Cáo tử hạ ) Trong một nước có vạn nóc nhà, (mà chỉ có) một người làm đồ gốm, thì có thể được chăng?
4. (Động) Giáo dục, bồi dưỡng. ◎ Như: "chân đào" hun đúc, "đào dong" nung đúc. ◇ Cù Hựu : "Hạ Nhan a Hạ Nhan, nhĩ bình thì dã toán đào dã thân tâm, cẩn thận hành sự đích liễu, khả vi thập ma tựu bất năng nhượng gia đình phú dụ nhất ta ni" , , , (Tu Văn xá nhân truyện ) Hạ Nhan ôi Hạ Nhan, ngươi bình thời rèn luyện thân tâm, thận trọng cư xử, sao không biết làm cho gia đình giàu có chút sao!
5. (Động) Thông suốt, không làm trở ngại. ◇ Mai Thừa : "Đào dương khí, đãng xuân tâm" , (Thất phát ).
6. Một âm là "dao". (Danh) "Cao Dao" một bầy tôi hiền đời vua Thuấn.

Từ điển Trần Văn Chánh

Tên người: Cao Dao (một hiền thần đời vua Thuấn ở Trung Quốc thời xưa).

giao

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ sành. Đồ gốm.
② Thợ nặn, thợ gốm. Nói nghĩa bóng thì chỉ về sự giáo hóa. Như chân đào hun đúc, đào dong nung đúc.
③ Mừng rỡ. Như đào đào nhiên hớn hở vậy.
④ Nhớ nhung. Như uất đào thương nhớ.
⑤ Một âm là giao. Cao Giao một vị bầy tôi hiền đời vua Thuấn .

đào

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. đồ gốm
2. họ Đào

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đồ gốm (làm bằng đất nung). § Ghi chú: "Đào" chỉ đồ gốm thô tháo. ◎ Như: "đào úng" hũ sành, "đào bồn" chậu gốm. § Khác với "từ" , chỉ thành phẩm tinh xảo. ◎ Như: "từ oản" chén sứ, "từ bình" bình sứ.
2. (Danh) Họ "Đào". ◎ Như: "Đào Tiềm" (365-427).
3. (Động) Chế tạo đồ gốm. ◇ Mạnh Tử : "Vạn thất chi quốc, nhất nhân đào, tắc khả hồ?" , , ? (Cáo tử hạ ) Trong một nước có vạn nóc nhà, (mà chỉ có) một người làm đồ gốm, thì có thể được chăng?
4. (Động) Giáo dục, bồi dưỡng. ◎ Như: "chân đào" hun đúc, "đào dong" nung đúc. ◇ Cù Hựu : "Hạ Nhan a Hạ Nhan, nhĩ bình thì dã toán đào dã thân tâm, cẩn thận hành sự đích liễu, khả vi thập ma tựu bất năng nhượng gia đình phú dụ nhất ta ni" , , , (Tu Văn xá nhân truyện ) Hạ Nhan ôi Hạ Nhan, ngươi bình thời rèn luyện thân tâm, thận trọng cư xử, sao không biết làm cho gia đình giàu có chút sao!
5. (Động) Thông suốt, không làm trở ngại. ◇ Mai Thừa : "Đào dương khí, đãng xuân tâm" , (Thất phát ).
6. Một âm là "dao". (Danh) "Cao Dao" một bầy tôi hiền đời vua Thuấn.

Từ điển Thiều Chửu

① Đồ sành. Đồ gốm.
② Thợ nặn, thợ gốm. Nói nghĩa bóng thì chỉ về sự giáo hóa. Như chân đào hun đúc, đào dong nung đúc.
③ Mừng rỡ. Như đào đào nhiên hớn hở vậy.
④ Nhớ nhung. Như uất đào thương nhớ.
⑤ Một âm là giao. Cao Giao một vị bầy tôi hiền đời vua Thuấn .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đồ gốm: Đồ gốm;
② (văn) Thợ làm đồ gốm, thợ gốm;
③ Nung đúc, hun đúc;
④ Vui sướng, mừng rỡ, hớn hở, say mê;
⑤ (văn) Nhớ nhung: Thương nhớ;
⑥ [Táo] (Họ) Đào.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đồ gốm. Đồ vật làm bằng đất nung — Làm đồ gốm — Nhào nặn, hun đúc — Vui mừng.

Từ ghép 10

cư, ky, kí, ký
jī ㄐㄧ, jū ㄐㄩ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ở, cư trú

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "yến cư" ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Động) Ngồi xuống. ◇ Luận Ngữ : "Cư, ngô ngứ nhữ" , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.
3. (Động) Tích chứa, dự trữ. ◎ Như: "cư tích" tích chứa của cải, "kì hóa khả cư" hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).
4. (Động) Giữ, ở vào địa vị. ◇ Lưu Vũ Tích : "Hà nhân cư quý vị?" (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?
5. (Động) Qua, được (khoảng thời gian). ◇ Chiến quốc sách : "Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư" , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.
6. (Động) Coi như, coi làm. ◇ Lão Xá : "Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.
7. (Động) Chiếm, chiếm hữu. ◎ Như: "cư kì đa số" chiếm đa số. ◇ Tấn Thư : "Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát" , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.
8. (Động) Mang chứa, giữ trong lòng. ◎ Như: "cư tâm phả trắc" lòng hiểm ác khôn lường.
9. (Động) Trị lí, xử lí. ◇ Diêm thiết luận : "Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết" , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.
10. (Động) Ngừng, ngưng lại. ◇ Dịch Kinh : "Biến động bất cư" (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.
11. (Danh) Chỗ ở, nhà, trụ sở. ◎ Như: "cố cư" chỗ ở cũ, "tân cư" chỗ ở mới, "thiên cư" dời chỗ ở.
12. (Danh) Chỉ phần mộ. ◇ Thi Kinh : "Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư" , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).
13. (Danh) Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v. ◎ Như: "Minh Hồ cư" hiệu Minh Hồ, "Đức Lâm cư" hiệu Đức Lâm.
14. (Danh) Họ "Cư".
15. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
16. Một âm là "kí". (Trợ) Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau "hà" , "thùy" ). ◇ Tả truyện : "Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ" , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không? ◇ Trang Tử : "Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ?" ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như yến cư nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
② Tích chứa, như hóa cư đổi cái của mình đã tích ra, cư tích tích chứa của cải, cư kì tích của đợi lúc đắt mới bán. Ðể ý làm hại người gọi là cư tâm bất lương .
③ Chiếm, như cư kì đa số chiếm thửa số nhiều.
④ Yên, như cư nhiên như thử yên nhiên như thế.
⑤ Cư sĩ đàn ông ở nhà tu theo Phật pháp, giữ năm điều giới thanh tịnh gọi là cư sĩ, các nhà học giả ở ẩn không ra đời bôn tẩu cũng gọi là cư sĩ.
⑥ Một âm là kí. Lời nói giúp lời, như hà kí sao đến như thế?

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở: Ở chung; Ở riêng; Ở không, ở nhàn (trong nhà, không làm gì); Ở đối diện với núi (Liệt tử);
② Nhà, chỗ ở: Nhà mới; Chỗ ở cũ;
③ Đứng: Đứng đầu, số một; Đứng hàng đầu, số một;
④ Đặt vào, tự cho là: Tự đặt mình vào bậc tiền bối; Tự cho mình là chuyên gia;
⑤ Giữ (chức), ở vào (chức vụ hay vị trí): Giữ chức vụ quan trọng; Đất Vĩnh Châu ở giữa Sở và Việt (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Tích trữ: Tích trữ của cải; Đổi cái đã tích trữ ra; Hàng quý có thể tích trữ được;
⑦ (văn) Ngồi: Ngồi đấy, để ta nói với ngươi (Luận ngữ);
⑧ (văn) Ở lại, lưu lại: ? Không có người ở lại thì ai giữ xã tắc? (Tả truyện); Lưu lại mười ngày, Biển Thước lại ra bái kiến (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑨ (văn) Chiếm: Chiếm phần đa số; Mỗi số chiếm ba phần ở trên (Lễ kí);
⑩ (văn) Biểu thị khoảng cách thời gian rất ngắn (thường dùng trước ): (hoặc ):Chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu, lát sau;
⑪ (văn) Thế? (trợ từ dùng để hỏi): ? Nước Lỗ có người tài, là ai thế? Có phải ông Mạnh Tiêu không? (Tả truyện: Tương công nhị thập tam niên); Ai thế? Trước đó ta chưa từng nghe nói (Lễ kí: Đàn Cung thượng);
⑫ (văn) Trợ từ dùng giữa câu, biểu thị ý cảm thán: Mặt trời mặt trăng, chiếu soi xuống đất (Thi Kinh: Bội phong, Nhật nguyệt);
⑬【】cư thường [jucháng] (văn) a. Luôn, thường: Hạ hầu Huyền trước đây vốn là người hiển quý, vì Tào Sảng mà bị phế truất, nên thường rầu rĩ không vui (Tam quốc chí: Ngụy thư, Hạ hầu Huyền truyện); b. Lúc bình thường, thường khi: Bình thường không dám ăn thịt, chỉ ăn rau cỏ (Hồ hải tân văn di kiên tục chí); 【】cư nhiên [jurán] (pht) Đã, lại, mà, vẫn... (tỏ sự không ngờ tới hoặc khác thường): Ảo tưởng đã thực hiện; Mới học được một tí mà đã tự kiêu; Tôi thật không ngờ anh ta lại làm những việc như vậy;
⑮ Hiệu ăn. Như [fànguăn];
⑯ [Ju] (Họ) Cư.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngồi — Ở — Nơi ở — Cất chứa.

Từ ghép 71

an cư 安居an cư lạc nghiệp 安居樂業ẩn cư 隱居bạch cư dị 白居易bính cư 屏居bộ cư 部居bốc cư 卜居cao cư 高居cố cư 故居cùng cư 窮居cư an tư nguy 居安思危cư chánh 居正cư chính 居正cư dân 居民cư dị 居易cư đệ 居第cư đình 居亭cư đình 居停cư đình chủ nhân 居停主人gia 居家cư gian 居間cư kì 居奇cư lưu 居留cư nhiên 居然cư quan 居官cư sĩ 居士cư sở 居所cư tang 居喪cư tâm 居心cư thất 居室cư thường 居常cư tích 居積cư trạch 居宅cư trinh 居貞cư trú 居住cư trung 居中cư ưu 居憂cư vô cầu an 居無求安cư xử 居處cưu cư 鳩居cưu cư thước sào 鳩居鵲巢dân cư 民居dật cư 逸居di cư 移居đế cư 帝居đồng cư 同居huyệt cư 穴居khởi cư 起居kí cư 寄居kì hóa khả cư 奇貨可居kiều cư 僑居lư kì cư 廬其居ngụ cư 寓居nham cư 巖居nhàn cư 閒居nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhị thanh cư sĩ 二青居士phân cư 分居quả cư 寡居quần cư 羣居sào cư 巢居sơn cư 山居sương cư 孀居tạm cư 暫居tản cư 散居tề cư 齊居thiên cư 遷居tiềm cư 潛居u cư 幽居gia cư 無家居yến cư 宴居

ky

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở: Ở chung; Ở riêng; Ở không, ở nhàn (trong nhà, không làm gì); Ở đối diện với núi (Liệt tử);
② Nhà, chỗ ở: Nhà mới; Chỗ ở cũ;
③ Đứng: Đứng đầu, số một; Đứng hàng đầu, số một;
④ Đặt vào, tự cho là: Tự đặt mình vào bậc tiền bối; Tự cho mình là chuyên gia;
⑤ Giữ (chức), ở vào (chức vụ hay vị trí): Giữ chức vụ quan trọng; Đất Vĩnh Châu ở giữa Sở và Việt (Liễu Tôn Nguyên);
⑥ Tích trữ: Tích trữ của cải; Đổi cái đã tích trữ ra; Hàng quý có thể tích trữ được;
⑦ (văn) Ngồi: Ngồi đấy, để ta nói với ngươi (Luận ngữ);
⑧ (văn) Ở lại, lưu lại: ? Không có người ở lại thì ai giữ xã tắc? (Tả truyện); Lưu lại mười ngày, Biển Thước lại ra bái kiến (Hàn Phi tử: Dụ lão);
⑨ (văn) Chiếm: Chiếm phần đa số; Mỗi số chiếm ba phần ở trên (Lễ kí);
⑩ (văn) Biểu thị khoảng cách thời gian rất ngắn (thường dùng trước ): (hoặc ):Chẳng mấy chốc, chẳng bao lâu, lát sau;
⑪ (văn) Thế? (trợ từ dùng để hỏi): ? Nước Lỗ có người tài, là ai thế? Có phải ông Mạnh Tiêu không? (Tả truyện: Tương công nhị thập tam niên); Ai thế? Trước đó ta chưa từng nghe nói (Lễ kí: Đàn Cung thượng);
⑫ (văn) Trợ từ dùng giữa câu, biểu thị ý cảm thán: Mặt trời mặt trăng, chiếu soi xuống đất (Thi Kinh: Bội phong, Nhật nguyệt);
⑬【】cư thường [jucháng] (văn) a. Luôn, thường: Hạ hầu Huyền trước đây vốn là người hiển quý, vì Tào Sảng mà bị phế truất, nên thường rầu rĩ không vui (Tam quốc chí: Ngụy thư, Hạ hầu Huyền truyện); b. Lúc bình thường, thường khi: Bình thường không dám ăn thịt, chỉ ăn rau cỏ (Hồ hải tân văn di kiên tục chí); 【】cư nhiên [jurán] (pht) Đã, lại, mà, vẫn... (tỏ sự không ngờ tới hoặc khác thường): Ảo tưởng đã thực hiện; Mới học được một tí mà đã tự kiêu; Tôi thật không ngờ anh ta lại làm những việc như vậy;
⑮ Hiệu ăn. Như [fànguăn];
⑯ [Ju] (Họ) Cư.

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ở, cư trú. ◎ Như: "yến cư" ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Động) Ngồi xuống. ◇ Luận Ngữ : "Cư, ngô ngứ nhữ" , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.
3. (Động) Tích chứa, dự trữ. ◎ Như: "cư tích" tích chứa của cải, "kì hóa khả cư" hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).
4. (Động) Giữ, ở vào địa vị. ◇ Lưu Vũ Tích : "Hà nhân cư quý vị?" (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?
5. (Động) Qua, được (khoảng thời gian). ◇ Chiến quốc sách : "Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư" , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.
6. (Động) Coi như, coi làm. ◇ Lão Xá : "Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn" (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.
7. (Động) Chiếm, chiếm hữu. ◎ Như: "cư kì đa số" chiếm đa số. ◇ Tấn Thư : "Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát" , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.
8. (Động) Mang chứa, giữ trong lòng. ◎ Như: "cư tâm phả trắc" lòng hiểm ác khôn lường.
9. (Động) Trị lí, xử lí. ◇ Diêm thiết luận : "Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết" , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.
10. (Động) Ngừng, ngưng lại. ◇ Dịch Kinh : "Biến động bất cư" (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.
11. (Danh) Chỗ ở, nhà, trụ sở. ◎ Như: "cố cư" chỗ ở cũ, "tân cư" chỗ ở mới, "thiên cư" dời chỗ ở.
12. (Danh) Chỉ phần mộ. ◇ Thi Kinh : "Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư" , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).
13. (Danh) Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v. ◎ Như: "Minh Hồ cư" hiệu Minh Hồ, "Đức Lâm cư" hiệu Đức Lâm.
14. (Danh) Họ "Cư".
15. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán. ◇ Thi Kinh : "Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ" , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.
16. Một âm là "kí". (Trợ) Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau "hà" , "thùy" ). ◇ Tả truyện : "Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ" , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không? ◇ Trang Tử : "Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ?" ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Từ ghép 1

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Ở, như yến cư nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
② Tích chứa, như hóa cư đổi cái của mình đã tích ra, cư tích tích chứa của cải, cư kì tích của đợi lúc đắt mới bán. Ðể ý làm hại người gọi là cư tâm bất lương .
③ Chiếm, như cư kì đa số chiếm thửa số nhiều.
④ Yên, như cư nhiên như thử yên nhiên như thế.
⑤ Cư sĩ đàn ông ở nhà tu theo Phật pháp, giữ năm điều giới thanh tịnh gọi là cư sĩ, các nhà học giả ở ẩn không ra đời bôn tẩu cũng gọi là cư sĩ.
⑥ Một âm là kí. Lời nói giúp lời, như hà kí sao đến như thế?
khuất, quật
qū ㄑㄩ

khuất

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. cong
2. khuất phục

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Oan ức, ủy khúc. ◎ Như: "thụ khuất" chịu oan, "khiếu khuất" kêu oan.
2. (Danh) Họ "Khuất".
3. (Động) Làm cho cong, co lại. ◎ Như: "khuất tất" quỳ gối, "khuất chỉ nhất toán" bấm đốt tính. ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
4. (Động) Hàng phục. ◎ Như: "khuất tiết" không giữ được tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Uy vũ bất năng khuất" (Đằng Văn Công hạ ) Uy quyền sức mạnh không làm khuất phục được.
5. (Tính) Cong, không thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết" , (Chương 45) Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng.
6. (Tính) Thiếu sót, không đủ vững. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lẽ đuối lời cùng.
7. (Phó) Miễn cưỡng, gượng ép. ◇ Tam quốc chí : "Thử nhân khả tựu kiến, bất khả khuất trí dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Người này đáng nên xin gặp, không thể miễn cưỡng vời lại được đâu.
8. (Phó) Oan uổng. ◎ Như: "khuất tử" chết oan uổng.
9. Một âm là "quật". (Tính) ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, phàm sự gì cong không duỗi được đều gọi là khuất, như lí khuất từ cùng lẽ khuất lời cùng, bị oan ức không tỏ ra được gọi là oan khuất , v.v.
② Chịu khuất, như khuất tiết chịu bỏ cái tiết của mình mà theo người.
③ Một âm là quật. Như quật cường cứng cỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cong, co lại: Con mèo co chân lại; Co mà không duỗi (Mạnh tử);
② Khuất phục, chịu khuất: Không khuất phục; Chịu bỏ khí tiết của mình;
③ Oan ức: Kêu oan; Uất ức;
④ Đuối lí: Nghẹn lời cụt lí;
⑤ [Qu] (Họ) Khuất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cong lại. Co lại — Cúi xuống.

Từ ghép 13

quật

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

(xem: quật cường )

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Oan ức, ủy khúc. ◎ Như: "thụ khuất" chịu oan, "khiếu khuất" kêu oan.
2. (Danh) Họ "Khuất".
3. (Động) Làm cho cong, co lại. ◎ Như: "khuất tất" quỳ gối, "khuất chỉ nhất toán" bấm đốt tính. ◇ Dịch Kinh : "Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã" , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.
4. (Động) Hàng phục. ◎ Như: "khuất tiết" không giữ được tiết tháo. ◇ Mạnh Tử : "Uy vũ bất năng khuất" (Đằng Văn Công hạ ) Uy quyền sức mạnh không làm khuất phục được.
5. (Tính) Cong, không thẳng. ◇ Đạo Đức Kinh : "Đại trực nhược khuất, đại xảo nhược chuyết" , (Chương 45) Cực thẳng thì dường như cong, cực khéo thì dường như vụng.
6. (Tính) Thiếu sót, không đủ vững. ◎ Như: "lí khuất từ cùng" lẽ đuối lời cùng.
7. (Phó) Miễn cưỡng, gượng ép. ◇ Tam quốc chí : "Thử nhân khả tựu kiến, bất khả khuất trí dã" , (Gia Cát Lượng truyện ) Người này đáng nên xin gặp, không thể miễn cưỡng vời lại được đâu.
8. (Phó) Oan uổng. ◎ Như: "khuất tử" chết oan uổng.
9. Một âm là "quật". (Tính) ◎ Như: "quật cường" cứng cỏi.

Từ điển Thiều Chửu

① Cong, phàm sự gì cong không duỗi được đều gọi là khuất, như lí khuất từ cùng lẽ khuất lời cùng, bị oan ức không tỏ ra được gọi là oan khuất , v.v.
② Chịu khuất, như khuất tiết chịu bỏ cái tiết của mình mà theo người.
③ Một âm là quật. Như quật cường cứng cỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Như (bộ );
② Cạn kiệt: Dùng mà vô độ thì vật lực ắt phải cạn kiệt (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ).

Từ ghép 2

du
yóu ㄧㄡˊ, yú ㄩˊ

du

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

dắt, kéo

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Dẫn dắt, kéo, vén. ◇ Liêu trai chí dị : "Nữ nãi liễm tu dong, du trường tụ, tựu tháp chẩn thị" , , (Kiều Na ) Cô gái có vẻ e thẹn, vén tay áo dài, đến bên giường xem bệnh.
2. (Động) Vung, huy động. ◇ Hàn Phi Tử : "Du đao nhi nhị mĩ nhân" (Nội trữ thuyết hạ ) Vung dao cắt mũi người đẹp.
3. (Động) Đề xuất, đưa ra. ◇ Hoài Nam Tử : "Du sách ư miếu đường chi thượng" (Chủ thuật ) Đưa ra kế sách lên miếu đường.

Từ điển Thiều Chửu

① Dắt, kéo.
② Du dương khen lao.
Gia du trêu ghẹo, chế diễu.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Lôi, dắt, kéo, nhấc lên;
② Khen ngợi;
③ Treo, mắc;
④ Xem .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Giã. Như chữ Du — Dẫn ra, kéo ra.

Từ ghép 5

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.