dong, dung
róng ㄖㄨㄥˊ

dong

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Thiều Chửu

① Bao dong chịu đựng. Như hưu hưu hữu dong lồng lộng có lượng bao dong, nghĩa là khí cục rộng lớn bao dong cả được mọi người. Cái vật gì chứa được bao nhiêu gọi là dong lượng .
② Nghi dong (dáng dấp).
③ Lời nói giúp lời, như vô dong không cần.
④ Nên, như dong hoặc hữu chi .

Từ ghép 23

dung

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chứa đựng
2. dáng dấp, hình dong

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bao gồm, chứa đựng. ◎ Như: "dong thân chi sở" chỗ dung thân. ◇ Thi Kinh : "Thùy vị Hà quảng, Tằng bất dong đao?" , (Vệ phong , Hà quảng ) Ai bảo sông Hoàng Hà là rộng, Đã từng không chứa chiếc thuyền nhỏ?
2. (Động) Thu nạp. ◇ Chiến quốc sách : "Phàn tướng quân vong Tần chi Yên, thái tử dong chi" , (Yên sách tam ) Phàn tướng quân trốn nước Tần đến nước Yên, Thái tử Đan dung nạp.
3. (Động) Khoan đãi, nguyên lượng. ◇ Lưu Nghĩa Khánh : "Quân tính lượng trực, tất bất dong ư khấu thù" , (Thế thuyết tân ngữ , Phương chánh ) Tính ông chính trực, ắt không dung túng giặc thù.
4. (Động) Trang sức, tu sức. ◇ Tân Khí Tật : "Mai mai liễu liễu đấu tiêm nùng. Loạn san trung, vị thùy dong?" . , ? (Giang thần tử ) Mai với liễu đua chen nhau mọc xinh xắn um tùm. Đầy dẫy lẫn lộn trong núi, vì ai trang điểm?
5. (Động) Chấp nhận, cho phép, xin được. ◎ Như: "dong hứa" nhận cho. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Dong đồ tái kiến" (Đệ thập nhất hồi) Xin liệu (có dịp) lại gặp nhau.
6. (Danh) Vẻ mặt, diện mạo. ◇ Hàn Dũ : "Như văn kì thanh, như kiến kì dong" , (Độc cô thân thúc ai từ ) Như nghe được tiếng, như thấy được mặt.
7. (Danh) Họ "Dong".
8. (Trợ) Tiếng giúp lời. ◎ Như: "vô dong" không cần.
9. (Phó) Nên, hoặc là, có lẽ. ◎ Như: "dong hoặc hữu chi" có lẽ có đấy. ◇ Hậu Hán thư : "Cung tỉnh chi nội, dong hữu âm mưu" , (Quyển lục thập tam, Lí Cố truyện ) Ở trong cung cấm, có lẽ có âm mưu.
10. § Ghi chú: Ta quen đọc là "dung".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bao hàm, dung chứa, chứa đựng: Đồ đựng, vật chứa; Nhà hẹp không chứa nổi (được); Không có nhà để dung thân (Hàn Phi tử);
② Tha thứ, bao dung, khoan dung: Không thể khoan dung, không thể dung thứ; Lồng lộng có lượng bao dung; Không thể tha lỗi cho người (Sử kí);
③ Để, tiếp thu, cho phép, được: Không để người ta nói; Quyết không cho phép anh ta làm như vậy; Sau khi năm thanh giáng xuống rồi ngừng thì không được đàn nữa (Tả truyện: Chiêu công nguyên niên).【dung hứa [róngxư] a. Cho phép, được: Những vấn đề nguyên tắc quyết không được nhượng bộ; b. Có lẽ: Những việc như vậy, ba năm về trước có lẽ có đấy;
④ (văn) Trang điểm: Trang phấn điểm hồng vì ai (Thi Kinh);
⑤ Dáng dấp, dung mạo, vẻ mặt, bộ mặt: Vẻ mặt tức giận; 滿 Vẻ mặt tươi cười; Bộ mặt thành phố;
⑥ Hoặc là, có lẽ: Có lẽ có; Có lẽ có âm mưu (Hậu Hán thư).【dung hoặc [rónghuò] Có thể, có lẽ: Có lẽ không đúng với sự thật; Tìm kiếm nhân tài ở chỗ gần, có lẽ không thể tuyển được đủ số (Hận Hán thư: Chu Phù truyện); Những bài văn hoặc câu thơ tản mác còn sót lại, có lẽ còn tìm thấy được (Thủy kinh chú: Hà thủy);
⑦ [Róng] (Họ) Dung.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Vẻ mặt. Dáng dấp bề ngoài — Chứa đựng — Chỉ tấm lòng rộng rãi, bao bọc được người — Tiếp nhận — Tên người, tức Đặng Dung, danh sĩ đời Trần, con của Đặng Tuấn, người huyện Cao Lộc tỉnh Hà Tỉnh. Sau khi cha bị Trần Giản Định Đế giết, ông lập Trần Quý Khoách làm vua, đánh nhau với quân Minh nhiều trận. Sau bị giặc bắt, ông tử tiết. Ông có một số thơ chữ Hán, nổi tiếng nhất là bài Thuật hoài.

Từ ghép 50

ấn, ẩn
yǐn ㄧㄣˇ, yìn ㄧㄣˋ

ấn

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dựa vào; tựa vào — Một âm khác là Ẩn.

ẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. ẩn, kín, giấu
2. nấp, trốn

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ẩn nấp, không hiện rõ ra. ◎ Như: cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là "ẩn hoạn" , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là "ẩn tình" .
2. (Động) Ở ẩn, lánh đời. ◎ Như: không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là "ẩn luân" hay "ẩn dật" .
3. (Động) Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. ◎ Như: "ẩn ư bình hậu" nấp ở sau bình phong.
4. (Động) Giấu, giấu kín không nói ra. ◎ Như: "tử vị phụ ẩn" con giấu cho cha. ◇ Tây du kí 西: "Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh" , (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
5. (Động) Biết mà không nói, nói không hết ý. ◇ Luận Ngữ : "Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ" , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
6. (Động) Thương xót, lân mẫn. ◇ Mạnh tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa" (Lương Huệ Vương thượng ) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
7. (Tính) Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng. ◎ Như: "ẩn ẩn" lờ mờ, "ẩn nhiên" hơi ro rõ vậy, "ẩn ước" lập lờ.
8. (Danh) Sự khốn khổ, nỗi thống khổ. ◇ Quốc ngữ : "Cần tuất dân ẩn" (Chu ngữ thượng ) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
9. (Danh) Lời nói đố.
10. (Danh) Tường thấp.
11. Một âm là "ấn". (Động) Tựa. ◎ Như: "ấn kỉ nhi ngọa" tựa ghế mà nằm, "ấn nang" tựa gối. ◇ Nguyễn Trãi : "Ấn kỉ phần hương lí ngọc cầm" (Tức hứng ) Dựa ghế, đốt hương, gảy đàn ngọc.
12. § Tục viết là .

Từ điển Thiều Chửu

Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn , mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình , v.v.
Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân hay ẩn dật .
Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu nấp ở sau bình phong.
③ Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn con giấu cho cha.
④ Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ (Thuật nhi ) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
⑤ Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn .
⑥ Xót, nghĩ. Như Mạnh tử nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
⑦ Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn lờ mờ, ẩn nhiên hơi ro rõ vậy, ẩn ước lấp ló, v.v.
⑧ Lời nói đố.
⑨ Tường thấp.
⑩ Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngọa tựa ghế mà nằm, ấn nang tựa gối. Tục viết là .

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm: Giấu giếm, che đậy; Tai họa ngầm; Ẩn dật, lánh đời; Nấp sau tấm bình phong; Con giấu cho cha; ? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ);
② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn: Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử);
③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ: Lờ mờ; Lập lờ;
④ (văn) Điều bí ẩn, điều khó hiểu;
⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ: Nỗi khốn khổ của dân;
⑥ (văn) Xem xét;
⑦ (văn) Tường thấp;
⑧ (văn) Lời nói dối;
⑨ (văn) Tựa, dựa: Tựa ghế mà nằm; Tựa gối;
⑩ [Yên] (Họ) Ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Che dấu — Chứa đựng, tiềm tàng — Kín đáo — Một âm khác là Ấn.

Từ ghép 59

Từ điển trích dẫn

1. Làm bạn với chim âu, hình dung người ở ẩn.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thề với con chim âu. Ý nói sống nhàn ở ẩn, như là đã thề hẹn làm bạn với con chim Âu rồi vậy.

Từ điển trích dẫn

1. Bao bọc, che chở. ☆ Tương tự: "bao tí" .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bao bọc, che chở cho kẻ làm đều xấu.
dương
yáng ㄧㄤˊ

dương

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. dơ lên, giương lên, bay lên
2. Dương Châu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giơ lên, bốc lên. ◎ Như: "dương thủ" giơ tay. ◇ Nguyễn Dư : "Ngã tào du thử cận bát vạn niên, nam minh dĩ tam dương trần hĩ" , (Từ Thức tiên hôn lục ) Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần tung bụi.
2. (Động) Phô bày. ◇ Trung Dung : "Ẩn ác nhi dương thiện" Giấu cái xấu ác mà phô bày cái tốt đẹp.
3. (Động) Khen, xưng tụng. ◎ Như: "xưng dương" khen ngợi, "du dương" tấm tắc khen hoài. ◇ Liêu trai chí dị : "Trị khoa thí, công du dương ư Học sứ, toại lĩnh quan quân" , 使, (Diệp sinh ) Đến kì thi, ông hết lời khen ngợi (sinh) với Học sứ, nên (sinh) đỗ đầu.
4. (Động) Truyền bá, lan ra. ◎ Như: "dương danh quốc tế" truyền ra cho thế giới biết tên.
5. (Động) Tiến cử.
6. (Động) Khích động.
7. (Động) Sảy, rẽ (trừ bỏ trấu, vỏ của ngũ cốc). ◎ Như: "bá dương" sảy rẽ.
8. (Danh) Họ "Dương".
9. (Phó) Vênh vang, đắc ý. ◎ Như: "dương dương" vênh vang.

Từ điển Thiều Chửu

① Giơ lên, bốc lên, như thủy chi dương ba nước chưng gợn sóng, phong chi dương trần gió chưng bốc bụi lên, v.v.
② Khen, như xưng dương khen ngợi, du dương tấm tắc khen hoài (gặp ai cũng nói điều hay của người).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giương, giương cao: Vung roi;
② Bay bổng, phất phơ: Tung bay;
③ Truyền ra: Tin tức truyền ra rất nhanh khắp cả thành phố;
④ Khen: Tuyên dương; Khen ngợi;
⑤ (Ngọn lửa...) rực sáng;
⑥ Phô bày, bày ra (cho thấy, cho biết): Bày cái tốt ra cho thấy;
⑦ (Tiếng nói...) cao, cất cao lên;
⑧ Kích thích, khích động;
⑨ [Yáng] (Họ) Dương.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dáng chim bay lên — Rõ ràng — Cao. Đưa cao lên cho ai cũng thấy. Chẳng hạn Biểu dương — Khen ngợi. Chẳng hạn Tán dương — Cây búa lưỡi sắc, một thứ binh khí thời cổ — Tên người, tức Hồ Sĩ Dương, danh sĩ thời Lê mạt, dòng dõi Hồ Tôn Thốc. Ông người xã Hoàn hậu huyện Huỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, đậu tiến sĩ năm 1652, niên hiệu Khánh Đức thứ tư đời Lê Thần Tông, làm quan tới Binh Bộ Thượng thư, rồi Quốc Sử Tổng tài, có đi sứ Trung Hoa năm 1673, dự phần biên soạn bộ Đại Việt Sử kí Bản Kỉ Tục Biên trong những năm 1663-1665, ông lại trùng tu cuốn Lam Sơn Thục Lục và cuốn Lê triều Đế Vương, Trung Hưng công nghiệp Thực lục.

Từ ghép 28

đường
táng ㄊㄤˊ

đường

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

ao hình vuông

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đê (ngăn nước).
2. (Danh) Ao vuông. ◇ Lí Thương Ẩn : "Phù dung đường ngoại hữu khinh lôi" (Vô đề ) Ngoài ao phù dung, tiếng sấm nhẹ.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái đê.
② Cái ao vuông.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bờ đê: Đê sông; Đê biển;
② Đầm, ao: Đầm sen; Cá hồ (ao); Hồ (ao) nuôi cá;
③ Nhà, phòng: Nhà tắm.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bờ đất đắp ngăn nước. Bờ đê — Cái ao.

Từ ghép 1

diên, yên
yān ㄧㄢ, yí ㄧˊ

diên

phồn & giản thể

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng dùng để chỉ hoặc thay thế cho sự vật gì — Vì vậy. Cho nên — Tiếng trợ từ — Một âm khác là Yên. Xem vần Yên.

yên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. chim yên
2. sao, thế nào (trợ từ)

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Chỉ thị đại danh từ: đó, ở đó, vào đó. ◎ Như: "tâm bất tại yên" tâm hồn ở những đâu đâu. ◇ Luận Ngữ : "Chúng ố chi, tất sát yên; chúng hiếu chi, tất sát yên" , ; , (Vệ Linh Công ) Chúng ghét người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ghét không); chúng ưa người đó, ắt phải xem xét ở đó (có thật đáng ưa không).
2. (Đại) Nghi vấn đại danh từ: ở đâu, nơi nào? ◇ Liệt Tử : "Thả yên trí thổ thạch?" (Thang vấn ) Hơn nữa, đất đá để vào đâu?
3. (Phó) Sao mà, há. ◎ Như: "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" , ông già ở đồn ải mất ngựa, há chẳng phải là điều may. ◇ Luận Ngữ : "Vị năng sự nhân, yên năng sự quỷ?" , (Tiên tiến ) Chưa biết đạo thờ người, sao biết được đạo thờ quỷ thần?
4. (Liên) Mới, thì mới (biểu thị hậu quả). § Tương đương với "nãi" , "tựu" . ◇ Mặc Tử : "Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi" , (Kiêm ái thượng ) Phải biết rõ chỗ sinh ra loạn, thì mới có thể trị được.
5. (Trợ) Từ ngữ khí. Đặt cuối câu: (1) Biểu thị khẳng định. § Tương đương với "dã" , "hĩ" . ◇ Luận Ngữ : "Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhậm yên" , (Dương Hóa ) Độ lượng thì được lòng mọi người, thành tín thì được người ta tín nhiệm. (2) Biểu thị nghi vấn. § Tương đương với "da" , "ni" . ◇ Mạnh Tử : "Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa, tắc ngưu dương hà trạch yên?" , (Lương Huệ Vương chương cú thượng ) Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải chết, thì sao lại chọn giữa bò và cừu? (3) Biểu thị cảm thán. ◇ Sử Kí : "Sử kì trung vô khả dục giả, tuy vô thạch quách, hựu hà thích yên!" 使, , (Trương Thích Chi truyện ) Nếu ở trong không có gì người ta có thể tham muốn, thì dù không có quách bằng đá, cũng không có gì phải lo!
6. (Trợ) Đặt sau hình dung từ hay phó từ: biểu thị trạng thái. ◇ Luận Ngữ : "Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiền, hốt yên tại hậu" , , , (Tử Hãn ) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng đục càng thấy cứng, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng.

Từ điển Thiều Chửu

① Chim yên.
② Sao, dùng làm lời trợ từ, như nhân yên sưu tai (Luận ngữ ) người sao dấu được thay!
③ Yên kí tên một nước ngày xưa.
④ Một âm là diên. Dùng làm trợ từ, cùng nghĩa với chữ nhiên , như dương dương diên nhơn nhơn vậy.
⑤ Vậy, dùng làm tiếng nói dứt lời, như tựu hữu đạo nhi chính diên tới kẻ có đạo mà chất chính vậy. Ta quen đọc là chữ yên cả.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Ở nơi đó, ở đó, ở đấy (= + ): Bụng dạ để đâu đâu; Thành Thăng Long ngày xưa gọi là đất Long Biên, từ thời thượng cổ đã có người ở nơi đó (Lĩnh Nam chích quái)
② Ở đâu, nơi nào: ? Hơn nữa (nếu có dọn được núi thì) đất đá để vào đâu? (Liệt tử); ? Những người cha trong thiên hạ đều theo về với ông ấy (chỉ Chu Văn vương), thì con cái của họ còn đi đâu? (Mạnh tử);
③ Mới: Phải biết rõ nguồn gốc xảy ra loạn lạc thì mới có thể trị được (Mặc tử: Kiêm ái thượng);
④ Sao, làm sao: Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp?; ? Người nước Ngô làm sao dám đánh ấp ta? (Lã thị Xuân thu); ! Sao đáng để nói! (Sử kí);
⑤ Gì, nào: ? Kẻ có mặt mày đẹp, vì sao tất phải là người trí? (Mặc tử: Thượng hiền hạ) (=; =); ? Công việc họ làm là gì? (Mặc tử: Thiên chí trung); ? Muốn điều nhân mà có được điều nhân thì còn tham gì nữa? (Luận ngữ); ? Đời đã cùng ta lìa bỏ nhau, còn dùng lời suông hề cầu chi nữa? (Đào Uyên Minh: Quy khứ lai từ);
⑥ Hơn thế nữa, hơn đó (= + ): Nhục không gì hơn thế nữa, không gì nhục bằng;
⑦ Ai (dùng như , bộ ): ? Nếu quả nhân vì bệnh này mà chết, thì ta sẽ giao chính quyền nước Lỗ cho ai? (Công Dương truyện);
⑧ Nó, điều đó (chỉ người hay vật đã nêu ra ở trước, dùng như , bộ 丿): Thái tổ do vậy mà cười và chán ghét ông ta (Tam quốc chí);
⑨ Trợ từ dùng ở cuối câu để biểu thị ý xác định, nghi vấn, suy đoán hoặc cảm thán: Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đợi đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi (Tả truyện); ? Nếu vua thương xót con vật vô tội mà phải đến chỗ chết, thì sao lại lựa chọn giữa (giết) trâu và (giết) dê? (Mạnh tử); Lời của Tống Ngọc dường như có ý nói khéo để can gián (Loan thành tập); ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ);
⑩ Trợ từ biểu thị sự đình đốn để nêu ra ở đoạn sau: Ở núi Nam có loài chim, gọi là mông cưu (Tuân tử); Thánh như Ngũ đế mà vẫn chết, nhân như Tam vương mà vẫn chết, thì cái chết là điều người ta ắt không thể tránh khỏi được (Sử kí);
⑪ Trợ từ dùng làm tiêu chí để đưa tân ngữ ra trước động từ: Nhà Chu ta dời sang đông, dựa vào nước Tấn và nước Trịnh (Tả truyện: Ẩn công lục niên); Làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ: Đầm đìa rơi lệ (Thi Kinh).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên một loài chim, lông màu vàng — Sao lại. Há lại — Trợ từ dùng ở cuối câu, có nghĩa như: Vậy — Một âm là Diên. Xem Diên.

Từ ghép 4

an thân

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

yên ổn một nơi, có nơi nương tựa

Từ điển trích dẫn

1. Thân tâm yên nghỉ. ◇ Tả truyện : "Quân tử hữu tứ thì: Triêu dĩ thính chánh, trú dĩ phóng vấn, tịch dĩ tu lệnh, dạ dĩ an thân" : , , , (Chiêu Công nguyên niên ) Bậc quân tử có bốn thời: sáng để nghe điều chính đáng, trong ngày để học hỏi, tối để tu sửa, đêm để thân tâm yên nghỉ.
2. Lập thân. ◇ Thủy hử truyện : "Thường ngôn đạo: Nhân vô cương cốt, an thân bất lao" : , (Đệ nhị thập tứ hồi) Người ta thường nói: Người không cứng cỏi, lập thân chẳng vững bền.
3. Sinh sống qua ngày, dung thân. ◇ Hồng Lâu Mộng : "Chỉ đắc dữ thê tử thương nghị, thả đáo điền trang thượng khứ an thân" , (Đệ nhất hồi) Chỉ còn biết bàn với vợ cùng về thôn quê làm chốn dung thân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên thân mình. Cũng chỉ cuộc sống ẩn dật.
liễm, liệm
liǎn ㄌㄧㄢˇ, liàn ㄌㄧㄢˋ

liễm

giản thể

Từ điển phổ thông

1. thu góp lại
2. vén lên

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm nghị.【】liễm dung [liăn róng] (văn) Nét mặt nghiêm nghị; 【】liễm túc [liănzú] (văn) Dừng chân;
Ẩn nấp, lánh mình, cất, giấu. 【】 liễm tích [liănji] Ẩn giấu tông tích (ẩn nấp không dám xuất đầu lộ diện), lánh mình;
③ (văn) Thu gộp lại, thu liễm, thâu, rút bớt lại: Là vì mùa thu phô bày hình trạng có màu sắc buồn bã, khói tỏa mây thâu (Âu Dương Tu: Thu thanh phú);
④ Góp, trưng thu, vơ vét: Góp tiền; Vơ vét tàn tệ;
⑤ (văn) Liệm xác (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

liệm

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ .
liễm, liệm
lián ㄌㄧㄢˊ, liǎn ㄌㄧㄢˇ, liàn ㄌㄧㄢˋ

liễm

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. thu góp lại
2. vén lên

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu, góp. ◎ Như: "liễm tài" thu tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tấn tri kì do, liễm ti tống quy" , (Trúc Thanh ) Hỏi biết nguyên do, góp quyên tiền giúp cho về quê.
2. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "liễm dong" nghiêm sắc mặt.
3. (Động) Co, rút lại. ◎ Như: "liễm thủ" co tay (không dám hành động), "liễm túc" rụt chân.
4. (Động) Ẩn giấu, cất.
5. (Danh) Thuế. ◇ Mạnh Tử : "Bạc kì thuế liễm" (Tận tâm thượng ) Giảm bớt thuế má.
6. (Danh) Họ "Liễm".
7. Một âm là "liệm". (Động) Thay áo người chết để cho vào quan tài. § Thông "liễm" . ◇ Hàn Dũ : "Liệm bất bằng kì quan, biếm bất lâm kì huyệt" , (Tế thập nhị lang văn ) Khi liệm (cháu), (chú) không được dựa bên quan tài, khi hạ quan, không được đến bên huyệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thu góp lại.
② Cất, giấu, như liễm thủ thu tay, liễm tích giấu tung tích, v.v.
③ Thu liễm (giót đọng lại không tan ra).
④ Rút bớt lại.
④ Một âm là liệm. Thay áo cho người chết là tiểu liệm , nhập quan là đại liệm .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nghiêm nghị.【】liễm dung [liăn róng] (văn) Nét mặt nghiêm nghị; 【】liễm túc [liănzú] (văn) Dừng chân;
Ẩn nấp, lánh mình, cất, giấu. 【】 liễm tích [liănji] Ẩn giấu tông tích (ẩn nấp không dám xuất đầu lộ diện), lánh mình;
③ (văn) Thu gộp lại, thu liễm, thâu, rút bớt lại: Là vì mùa thu phô bày hình trạng có màu sắc buồn bã, khói tỏa mây thâu (Âu Dương Tu: Thu thanh phú);
④ Góp, trưng thu, vơ vét: Góp tiền; Vơ vét tàn tệ;
⑤ (văn) Liệm xác (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thu góp, kết tụ lại — Thâu nhỏ lại, thu vén — Giảm bớt đi.

Từ ghép 6

liệm

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thu, góp. ◎ Như: "liễm tài" thu tiền. ◇ Liêu trai chí dị : "Tấn tri kì do, liễm ti tống quy" , (Trúc Thanh ) Hỏi biết nguyên do, góp quyên tiền giúp cho về quê.
2. (Động) Kiềm chế, ước thúc. ◎ Như: "liễm dong" nghiêm sắc mặt.
3. (Động) Co, rút lại. ◎ Như: "liễm thủ" co tay (không dám hành động), "liễm túc" rụt chân.
4. (Động) Ẩn giấu, cất.
5. (Danh) Thuế. ◇ Mạnh Tử : "Bạc kì thuế liễm" (Tận tâm thượng ) Giảm bớt thuế má.
6. (Danh) Họ "Liễm".
7. Một âm là "liệm". (Động) Thay áo người chết để cho vào quan tài. § Thông "liễm" . ◇ Hàn Dũ : "Liệm bất bằng kì quan, biếm bất lâm kì huyệt" , (Tế thập nhị lang văn ) Khi liệm (cháu), (chú) không được dựa bên quan tài, khi hạ quan, không được đến bên huyệt.

Từ điển Thiều Chửu

① Thu góp lại.
② Cất, giấu, như liễm thủ thu tay, liễm tích giấu tung tích, v.v.
③ Thu liễm (giót đọng lại không tan ra).
④ Rút bớt lại.
④ Một âm là liệm. Thay áo cho người chết là tiểu liệm , nhập quan là đại liệm .

Từ ghép 1

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.