minh
míng ㄇㄧㄥˊ

minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sáng
2. đời nhà Minh (Trung Quốc)

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu, biết. ◎ Như: "minh bạch" hiểu, "thâm minh đại nghĩa" hiểu rõ nghĩa lớn.
2. (Động) Làm sáng tỏ. ◇ Lễ Kí : "Sở dĩ minh thiên đạo dã" (Giao đặc sinh ) Để làm cho sáng tỏ đạo trời vậy.
3. (Động) Chiếu sáng. ◇ Thi Kinh : "Đông phương minh hĩ" (Tề phong , Kê minh ) Phương đông đã chiếu sáng rồi.
4. (Tính) Sáng. ◎ Như: "minh nguyệt" trăng sáng, "minh tinh" sao sáng, "minh lượng" sáng sủa.
5. (Tính) Trong sáng. ◎ Như: "thanh thủy minh kính" nước trong gương sáng.
6. (Tính) Có trí tuệ. ◎ Như: "thông minh" thông hiểu, "minh trí" thông minh dĩnh ngộ.
7. (Tính) Công khai, không che giấu. ◎ Như: "minh thương dị đóa, ám tiến nan phòng" , giáo đâm thẳng (công khai) dễ tránh né, tên bắn lén khó phòng bị.
8. (Tính) Sáng suốt. ◎ Như: "minh chủ" bậc cầm đầu sáng suốt, "minh quân" vua sáng suốt.
9. (Tính) Ngay thẳng, không mờ ám. ◎ Như: "minh nhân bất tố ám sự" người ngay thẳng không làm việc mờ ám, "quang minh lỗi lạc" sáng sủa dõng dạc.
10. (Tính) Sạch sẽ. ◇ Trung Dung : "Tề minh thịnh phục" Ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ.
11. (Tính) Rõ ràng. ◎ Như: "minh hiển" rõ ràng, "minh hiệu" hiệu nghiệm rõ ràng.
12. (Tính) Sang, sau (dùng cho một thời điểm). ◎ Như: "minh nhật" ngày mai, "minh niên" sang năm.
13. (Danh) Sức nhìn của mắt, thị giác. ◇ Lễ Kí : "Tử Hạ táng kì tử nhi táng kì minh" (Đàn cung thượng ) Ông Tử Hạ mất con (khóc nhiều quá) nên mù mắt. § Ghi chú: Vì thế mới gọi sự con chết là "táng minh chi thống" .
14. (Danh) Cõi dương, đối với cõi âm. ◎ Như: "u minh" cõi âm và cõi dương.
15. (Danh) Sáng sớm. ◎ Như: "bình minh" rạng sáng.
16. (Danh) Thần linh. ◎ Như: "thần minh" thần linh, "minh khí" đồ vật chôn theo người chết.
17. (Danh) Nhà "Minh" (1368-1661), "Minh Thái tổ" là "Chu Nguyên Chương" đánh được nhà Nguyên lên làm vua lập ra nhà "Minh".
18. (Danh) Họ "Minh".

Từ điển Thiều Chửu

① Sáng, như minh tinh sao sáng, minh nguyệt trăng sáng. Dân tộc đã khai hóa gọi là văn minh .
② Sáng suốt, sáng suốt trong sạch, không bị ngoại vật nó che lấp gọi là minh, như cao minh cao sáng, minh giám soi sáng, minh sát xét rõ, v.v. Tục gọi quan trên là minh công nghĩa là vị quan sáng suốt, là theo nghĩa đó.
③ Phát minh, tỏ rõ, như phát minh tân lí phát minh ra lẽ mới, tự minh tâm khúc tự tỏ khúc nhôi (khúc nôi), minh minh như thử rành rành như thế, quang minh lỗi lạc sáng sủa dõng dạc, v.v.
④ Mắt sáng, như táng minh mù mắt, ông Tử Hạ con chết khóc mù mắt, vì thế mới gọi sự con người chết là táng minh chi thống .
⑤ Mới sáng, như bình minh vừa sáng, minh nhật ngày mai, minh niên sang năm v.v.
⑥ Thần minh, như các dùng về người chết gọi là minh khí .
⑦ Nhà Minh (1368-1644), Minh Thái tổ là Chu Nguyên Chương đánh được nhà Nguyên lên làm vua gọi là nhà Minh.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sáng: Trăng sáng; Trời sáng; Đèn đuốc sáng trưng;
② Rõ, rõ ràng: Hỏi rõ; Đen trắng rõ ràng; Đi đâu không rõ.【】minh minh [míngmíng] Rõ ràng, rành rành: Câu này rõ ràng là anh ấy nói, không cần phải hỏi nữa;
③ Công khai, để lộ ra: Có gì cứ nói ra;
④ Tinh mắt, sắc bén: Mắt tinh tai thính; Sắc sảo, sành sỏi;
⑤ (Lòng dạ) ngay thẳng, trong sáng: Người ngay thẳng không làm việc ám muội;
⑥ Thị giác: Mù cả hai mắt;
⑦ Biết rõ: Không rõ chân tướng; Không biết lợi hại;
⑧ Sang, sau (từ thời gian này đến thời gian sau): Hôm sau; Sáng hôm sau; Sang năm; Sang xuân, mùa xuân sang năm;
⑨ (văn) Ban ngày;
⑩ (văn) Người sáng suốt, người hiền minh;
⑪ (văn) Dương gian, cõi trần: Cõi âm và cõi trần;
⑫ (văn) Soi sáng, làm cho sáng: Bó đuốc còn đủ để soi (chiếu) sáng (Vương An Thạch: Du Bao Thiền sơn kí); Làm sáng cái đức sáng (Đại học);
⑬ (văn) Làm cho rõ, chứng tỏ, chứng minh;
⑭ [Míng] Triều Minh (Trung Quốc, năm 1368—1644);
⑮ [Míng] (Họ) Minh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Rõ ràng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đôi ta chút nghĩa đèo bòng, đến nhà trước liệu nói sòng cho minh «. Buổi sáng — Ban ngày — Tên một triều đại Trung Hoa, từ năm 1368 tới năm 1643, gồm 12 đời, 16 vị vua. : Minh chủ: Ông vua sáng suốt.

Từ ghép 97

bạc minh 薄明bạch hắc phân minh 白黑分明bán thấu minh 半透明bao minh 褒明băng tuyết thông minh 冰雪聰明bất minh 不明biện minh 辨明biểu minh 表明bình minh 平明cao minh 高明chánh đại quang minh 正大光明chỉ minh 指明chiêu minh 昭明chiếu minh 照明chú minh 注明chú minh 註明chứng minh 證明chước minh 灼明chương minh 彰明chưởng thượng minh châu 掌上明珠công minh 公明hiển minh 顯明hướng minh 嚮明khải minh 啟明lê minh 黎明minh bạch 明白minh biện 明辨minh châu 明珠minh chính 明正minh công 明公minh đại 明代minh đạo 明道minh đô vương 明都王minh đức 明徳minh giải 明解minh giám 明鑑minh hiển 明显minh hiển 明顯minh hỏa chấp trượng 明火執仗minh hương 明郷minh kinh 明經minh lượng 明亮minh lương 明良minh lương cẩm tú 明良錦繍minh mẫn 明敏minh mệnh 明命minh mục 明目minh mục trương đảm 明目張膽minh ngôn 明言minh nguyệt 明月minh nhật 明日minh niên 明年minh oan 明寃minh phàn 明矾minh quân 明君minh sát 明察minh tâm 明心minh thị 明示minh thiên 明天minh tín phiến 明信片minh tịnh 明净minh tinh 明星minh tịnh 明淨minh trí 明智minh triết 明哲minh trước 明著minh xác 明确minh xác 明確minh xương 明昌nghiêm minh 嚴明phát minh 发明phát minh 發明phân minh 分明quang minh 光明quang minh chính đại 光明正大quyết minh 厥明sinh minh 生明sơn minh 山明tai sinh minh 哉生明thanh minh 清明thanh minh 聲明thần minh 神明thông minh 聡明thông minh 聰明thuyết minh 說明tiêu minh 标明tiêu minh 標明tinh minh 精明tinh minh cán luyện 精明幹練tra minh 查明trì minh 遲明trứ minh 著明trừng minh 澄明u minh 幽明văn minh 文明xiển minh 闡明xương minh 昌明
phi, phỉ
fēi ㄈㄟ, fěi ㄈㄟˇ

phi

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. không phải
2. châu Phi

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Sai, trái, không đúng.
2. (Tính) Không giống, bất đồng. ◇ Tào Phi : "Vật thị nhân phi" (Dữ triêu ca ) Vật vẫn như cũ (mà) người không giống xưa.
3. (Động) Chê, trách. ◎ Như: "phi thánh vu pháp" chê thánh, vu miệt chánh pháp. ◇ Sử Kí : "Kim chư sanh bất sư kim nhi học cổ, dĩ phi đương thế, hoặc loạn kiềm thủ" , , (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Nay các Nho sinh không theo thời nay mà học thời xưa, để chê bai thời nay, làm cho dân đen rối loạn.
4. (Động) Không, không có. § Cùng nghĩa với "vô" . ◇ Liêu trai chí dị : "Tử hữu tục cốt, chung phi tiên phẩm" , (Phiên Phiên ) Chàng có cốt tục, chung quy không thành tiên được (không có phẩm chất của bậc tiên).
5. (Phó) Chẳng phải. ◎ Như: "thành phi bất cao dã" thành chẳng phải là chẳng cao.
6. (Danh) Sự sai trái, sự xấu ác. ◎ Như: "vi phi tác đãi" tác oai tác quái, làm xằng làm bậy, "minh biện thị phi" phân biệt phải trái.
7. (Danh) Lầm lỗi. ◎ Như: "văn quá sức phi" bôi vẽ bề ngoài để che lấp lỗi lầm.
8. (Danh) Phi Châu nói tắt. Nói đủ là "A-phi-lợi-gia châu" .
9. Một âm là "phỉ". (Động) Hủy báng, phỉ báng. § Thông "phỉ" .

Từ điển Thiều Chửu

① Trái, không phải, sự vật gì có nghĩa nhất định, nếu không đúng hết đều gọi là phi.
② Lầm lỗi. Như văn quá sức phi . Có lỗi rành rành lại còn kiếm lí bôi xóa che lấp.
③ Chê, hủy báng. Như phi thánh vu pháp chê thánh, vu miệt chánh pháp.
④ Chẳng phải, dùng làm tiếng lặp lại. Như thành phi bất cao dã thành chẳng phải là chẳng cao.
⑤ Châu Phi , một tiếng gọi tắt châu A-phi-lợi-gia Africa.
⑥ Không, cùng nghĩa với vô .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai lầm, trái, sai trái, trái ngược, không đúng, không hợp lí: Phân rõ phải trái; Làm càn làm bậy; Quyết tâm sửa đổi những lầm lỗi trước kia; Tìm cách bào chữa để che lấp lỗi lầm; Phải, trái không lộn xộn thì nước nhà yên ổn (Tuân tử);
② Không hợp, phi pháp: Không hợp pháp; Không hợp lễ độ;
③ Phản đối, chê trách, hủy báng: Trách móc; Chê cười; Không thể chê trách quá đáng; Không ai là không chê trách quan lệnh doãn (quan huyện) (Lã thị Xuân thu);
④ Không, không phải, phi: Không phải hội viên; Văn học phi vô sản; Không bút mực nào tả hết được.【】phi thường [feicháng] a. Bất thường: Hội nghị bất thường; b. Hết sức, rất: Hết sức cố gắng;【】phi đãn [feidàn] Không những, không chỉ, chẳng những: Chẳng những tôi không biết, ngay đến anh ấy cũng không biết nữa. Như ;【】phi đắc [feidâi] Phải..., thế nào cũng phải...: ) Làm nghề này phải to gan mới được; 【】phi độc [feidú] (văn) Không những, không chỉ (thường dùng với ): Không những không có hại, mà còn có ích;【...】phi... nhi hà [fei...érhé] (văn) Chẳng phải... là gì, chỉ có thể là: ? Nước bị nước khác đánh thắng, vua phải chạy sang nước khác, chẳng phải họa là gì? (Tả truyện: Ai công nguyên niên);【......】phi... phi... [fei...fei...] Không phải... cũng không phải, chẳng ra... cũng chẳng ra...: Không phải lừa, cũng không phải ngựa; Không phải bà con, cũng chẳng phải bè bạn; 【......】 phi... tức... [fei... jí...] Không phải... thì..., nếu không... thì...: Không đánh đập thì chửi mắng;【】phi đặc [feitè] (văn) Như ;【】phi đồ [feitú] (văn) Không những, không chỉ: Chẳng những vô ích, mà còn có hại nữa (Mạnh tử); Vua Thang vua Võ không chỉ biết dùng dân của mình, mà còn biết dùng dân không phải của mình nữa (Lã thị Xuân thu);
⑤ Không, không có, nếu không (dùng như , bộ , bộ ): Cần phải chịu khó mới được; Tuy có quý nhưng không dùng được (Tả Tư: Tam Đô phú tự); Văn chương mà không (nếu không) có cảnh núi sông thì không có khí kì lạ (Trần Bích San: Quá Vân Sơn); Không, tôi không thể không đi;
⑥ [Fei] Châu Phi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Không phải. Chẳng — Trái quấy — Điều lầm lỗi — Tên một đại lục, tức Phi châu — Một âm là Phỉ. Xem Phỉ — Tên một bộ chữ Trung Hoa, bộ Phi.

Từ ghép 35

phỉ

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói xấu. Như chữ Phỉ — Một âm là Phi. Xem Phi.
trú, trụ
zhù ㄓㄨˋ

trú

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ở. Cư ngụ. Truyện HT: » Mới hay trú tiền nha « — Dừng lại. ĐTTT: » Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân «.

Từ ghép 16

trụ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. ở
2. thôi, dừng
3. còn đấy
4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Thôi, ngừng. ◎ Như: "trụ thủ" ngừng tay, "viên thanh đề bất trụ" tiếng vượn kêu không thôi, "vũ trụ liễu" mưa tạnh rồi.
2. (Động) Ở, ở lâu. ◎ Như: "trụ sơn hạ" ở dưới núi.
3. (Động) Nghỉ trọ. ◎ Như: "tá trụ nhất túc" 宿 nghỉ trọ một đêm.
4. (Động) Còn đấy. § Nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: "thành trụ hoại không" . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là "trụ". ◎ Như: "trụ trì Tam bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là "trụ trì Phật bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là "trụ trì Pháp bảo" . Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là "trụ trì Tăng bảo" . Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị "trụ trì" .
5. (Động) Lưu luyến, bám víu. ◎ Như: "vô sở trụ" không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả.
6. (Phó) Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎ Như: "kí trụ" nhớ lấy, "nã trụ" nắm lấy. ◇ Thủy hử truyện : "Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ" (Đệ tứ hồi) Các sư nhịn cười chẳng được.
7. (Phó) Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎ Như: "lăng trụ liễu" ngây người ra, "ngốc trụ liễu" ngẩn ra.
8. (Danh) Họ "Trụ".
9. § Còn đọc là "trú".

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như viên thanh đề bất trụ tiếng vượn kêu không thôi.
② Ở, như trụ sơn hạ ở dưới núi.
③ Còn đấy, nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: thành trụ hoại không . Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là trụ, như trụ trì tam bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là trụ trì Phật bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là trụ trì Pháp bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là trụ trì tăng bảo. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị trụ trì.
④ Lưu luyến (dính bám) như vô sở trụ không lưu luyến vào đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: Nhà tôi ở ngoại thành; Ở trọ khách sạn; Hôm qua tôi (ở) trọ nhà bạn một đêm;
② Ngừng, tạnh: Tạnh mưa rồi;
③ (Đặt sau động từ) Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: Đứng lại; Giữ lại một lá thư; Cầm lấy; Nhớ kĩ (lấy); Nắm chắc tay lái; Bắt được, bắt lấy.

Từ ghép 9

nguyên
yuán ㄩㄢˊ

nguyên

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bắt đầu, thứ nhất
2. chủ yếu, căn bản, nguyên tố
3. đơn vị tiền tệ
4. đời nhà Nguyên

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Đầu người. ◇ Mạnh Tử : "Dũng sĩ bất vong táng kì nguyên" (Đằng Văn Công hạ ) Bậc dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ.
2. (Danh) Lượng từ: đồng tiền. Mười "giác" (hào) là một "nguyên". § Thông "viên" . ◎ Như: "ngũ thập nguyên" năm mươi đồng.
3. (Danh) Nhà "Nguyên" , giống ở "Mông Cổ" vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
4. (Danh) Tên húy vua nhà Thanh là "Huyền" , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ "nguyên" thay chữ "huyền" .
5. (Danh) "Nguyên nguyên" trăm họ, dân đen gọi là "lê nguyên" . ◇ Chiến quốc sách : "Chế hải nội, tử nguyên nguyên, thần chư hầu, phi binh bất khả" , , , (Tần sách , Tô Tần ) Thống trị hải nội, thân ái trăm họ, chư hầu phải thần phục, không dùng binh không được.
6. (Danh) Nhà tu đạo cho trời, đất, nước là "tam nguyên" tức là ba cái có trước vậy.
7. (Danh) Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là "thượng nguyên" , rằm tháng bảy là "trung nguyên" , rằm tháng mười gọi là "hạ nguyên" , gọi là ba ngày "nguyên".
8. (Danh) Họ "Nguyên".
9. (Tính) Đứng đầu. ◎ Như: "nguyên thủ" người đứng đầu. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác" , (Đệ tam hồi) Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu.
10. (Tính) Mới, đầu tiên. ◎ Như: "nguyên niên" năm đầu (thứ nhất), "nguyên nguyệt" tháng Giêng, "nguyên nhật" ngày mồng một.
11. (Tính) To lớn. ◎ Như: "nguyên lão" già cả. § Nước lập hiến có "nguyên lão viện" để các bực già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
12. (Tính) Tài, giỏi. ◇ Lễ Kí : "Thiên tử chi nguyên sĩ" (Vương chế ) Người tài giỏi của thiên tử.
13. (Tính) Cơ bản. ◎ Như: "nguyên tố" .
14. (Phó) Vốn là. ◇ Tô Thức : "Sứ quân nguyên thị thử trung nhân" 使 (Hoán khê sa ) Sử Quân vốn là người ở trong đó.

Từ điển Thiều Chửu

① Mới, đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên năm đầu (thứ nhất). Nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, cũng gọi là cải nguyên . Lịch tây, lấy năm chúa Gia-tô giáng sinh, để ghi số năm, nên gọi năm ấy là kỉ nguyên , nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Phàm đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng giêng gọi là nguyên nguyệt , ngày mồng một gọi là nguyên nhật .
② To lớn, như là nguyên lão già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện để các bậc già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
③ Cái đầu, như dũng sĩ bất vong táng kì nguyên kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ . Phàm người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên kẻ thi đỗ đầu khoa thi đình.
④ Nguyên nguyên trăm họ, dân đen gọi là lê nguyên Nhà tu đạo cho giời, đất, nước là tam nguyên tức là ba cái có trước vậy.
⑤ Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là thượng nguyên , rằm tháng bảy là trung nguyên , rằm tháng mười gọi là hạ nguyên , gọi là ba ngày nguyên. Như thượng nguyên giáp tí , hạ nguyên giáp tí , v.v.
⑥ Nhà Nguyên, giống ở Mông cổ vào lấy nước Tầu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
⑦ Ðồng, tục thường dùng chữ nguyên (cũng như chữ viên ) để gọi tên tiền, như ngân nguyên đồng bạc.
⑧ Tên húy vua nhà Thanh là Huyền , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ nguyên thay chữ huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đầu tiên, thứ nhất: Năm đầu, năm thứ nhất;
② Đứng đầu: Người đứng đầu Nhà nước; Kẻ đứng đầu tội ác thì không cần dạy dỗ mà giết đi (Tuân tử);
③ Nguyên tố: Nguyên tố hóa học;
④ Đồng (đơn vị tiền): Như [yuán] nghĩa ③, ④: Một trăm đồng Nhân dân tệ;
⑤ (văn) Đầu người: Kẻ dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ; Rợ địch mang trả đầu của ông ta lại (Tả truyện);
⑥ (văn) Giỏi: Người tài giỏi của thiên tử (Lễ kí: Vương chế);
⑦ (văn) To, lớn;
⑧ (văn) Nguyên là, vốn là: 使 Sử Quân vốn là người ở trong đó (Tô Thức);
⑨ (văn) Xem ;
⑩ (cũ) Dùng thay cho chữ (huyền) (vì kị húy vua nhà Thanh); [Yuán] Đời Nguyên (Trung Quốc, 1271-1368); (Họ) Nguyên.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bắt đầu. Lúc đầu. Td: Kỉ nguyên — Người đứng đầu. Td: Khôi nguyên — To lớn — Tốt đẹp — Đồng bạc ( đơn vị tiền tệ ) — Tên một triều đại Trung Hoa, trải được năm đời, gồm chín vua, kéo dài được 93 năm ( 1277-1368 ).

Từ ghép 46

trừ
chú ㄔㄨˊ, shū ㄕㄨ, zhù ㄓㄨˋ

trừ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. thềm
2. loại bỏ, phép trừ
3. chia rẽ, phân chia

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Bỏ đi, diệt, dẹp. ◎ Như: "tiễn trừ" cắt sạch đi, "tảo trừ" quét sạch, "vị dân trừ hại" dân dẹp hại.
2. (Động) Phong quan, bổ chức. ◎ Như: "trừ thụ" bỏ chức quan cũ mà phong chức quan mới. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Niên nhị thập, cử hiếu liêm, vi lang, trừ Lạc Dương bắc đô úy" , , , (Đệ nhất hồi ) Năm hai mươi tuổi, thi đỗ hiếu liêm, làm quan lang, được phong chức bắc đô úy huyện Lạc Dương.
3. (Động) Thay đổi, hoán đổi. ◎ Như: "trừ tuế" đổi sang năm mới, "bạo trúc nhất thanh trừ cựu tuế" pháo trúc nổ một tiếng, đổi năm cũ.
4. (Động) Sửa sang, chỉnh đốn. ◇ Dịch Kinh : "Quân tử dĩ trừ nhung khí, giới bất ngu" , (Tụy quái ) Người quân tử sửa sang khí giới, phòng ngừa sự biến bất ngờ.
5. (Động) Chia. ◎ Như: "lục trừ dĩ nhị đẳng ư tam" sáu chia cho hai thành ba.
6. (Tính) Cuối năm, hết năm. ◎ Như: "trừ nhật" ngày cuối năm, ngày thay năm cũ sang năm mới, "trừ tịch" đêm giao thừa.
7. (Danh) Thềm, bệ. ◎ Như: "đình trừ" sân và thềm.
8. (Danh) Phép tính chia. ◎ Như: "gia giảm thừa trừ tứ tắc vận toán phương pháp" cộng trừ nhân chia là bốn phép toán.
9. (Phó) Ngoài ra, không kể. ◎ Như: "trừ phi" ngoài cái đó ra.

Từ điển Thiều Chửu

① Thềm. Như đình trừ thềm trước sân.
② Trừ bỏ đi. Như tiễn trừ cắt sạch đi, tảo trừ quét sạch đi, v.v.
③ Phong quan. Như trừ thụ bỏ chức quan cũ mà phong chức quan mới.
④ Ngày hết năm gọi là trừ nhật , ý nói là cái ngày trừ hết cái cũ mà thay cái mới vậy, trừ tịch đêm giao thừa.
⑤ Phép tính chia, lấy một số nguyên chia ra từng phần gọi là trừ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bỏ đi, xóa đi, tiêu trừ, trừ bỏ, trừ: Trừ hại cho dân; Họ đã xóa bỏ được nỗi ngờ vực; Cắt bỏ; Quét sạch đi;
② Ngoài... ra: Ngoài ra, trừ... không kể; Ngoài người đó ra, còn những người khác tôi đều quen biết cả. 【】trừ phi [chúfei] Trừ phi, chỉ có...: Trừ phi xảy ra tình trạng đặc biệt; Chỉ có anh nói thì hắn mới đồng ý; 【】trừ khai [chú kai] Như ;【】trừ liễu [chúle] a. Trừ... không kể: Trừ những người bệnh; b. Ngoài... ra, ngoài...: ? Ngoài anh ra, còn ai nữa; 【】trừ khứ [chúqù] Như ; 【】trừ ngoại [chúwài] Trừ ra, không kể: Phòng triển lãm hàng ngày đều mở cửa, trừ ngày thứ hai;
③ (toán) (Tính, phép) chia: 4 chia cho 2 được 2 (4c2=2);
④ (văn) Thềm: Quét rửa thềm nhà;
⑤ (văn) Bổ chức quan, phong quan: Bỏ chức cũ phong cho chức mới;
⑥【】trừ nhật [chúrì] Ngày hết năm. Cg. [chuýè]; 【】trừ tịch [chúxi] Đêm giao thừa, đêm 30 Tết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bậc thềm — Bỏ đi. Làm cho mất đi — Chia ra. Phép tính chia — Ta lại hiểu là bỏ bớt đi.

Từ ghép 37

kinh tế

phồn thể

Từ điển phổ thông

kinh tế

Từ điển trích dẫn

1. Kinh thế tế dân: trị đời giúp dân. ◇ Tấn Thư : "Túc hạ trầm thức yêm trường, tư tông thông luyện, khởi nhi minh chi, túc dĩ kinh tế" , , , (Ân Hạo truyện ).
2. Tài cán trị nước. ◇ Lão tàn du kí : "Thính thuyết Bổ Tàn tiên sanh học vấn kinh tế đô xuất chúng đích ngận" (Đệ tam hồi).
3. Dùng ít nhân lực, vật lực hoặc thời gian mà thu được hiệu quả lớn. ◎ Như: "tố sự hợp hồ kinh tế nguyên tắc" .
4. Chỉ tài lực, vật lực. ◇ Lỗ Tấn : "Yếu khai thủy phó ấn liễu, cộng nhị thập tứ phúc, nhân kinh tế quan hệ, chỉ năng ấn bách nhị thập bổn" , , , (Thư tín tập , Trí hà bạch đào ).
5. Kinh tế học (tiếng Anh "economy"): (1) Chỉ mọi hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ... các thứ tiền bạc và hóa vật, nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong xã hội. (2) Thông thường chỉ quan hệ sản xuất của toàn dân một nước. (3) Hoặc chỉ trạng huống thu chi (thu nhập và chi tiêu) của cá nhân hoặc quốc gia.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nói tắt của từ ngữ Kinh bang tế thế ( trị nước giúp đời ), nhiệm vụ của nhà Nho. Hát nói của Nguyễn Công Trứ có câu: » Phải hăm hở ra tài kinh tế « — Ngày nay dùng để chỉ ngành hoạt động nhằm sản xuất, phân phối và cung cấp các vật dụng cho đời sống con người ( Economy ) — Trong Bạch thoại còn có nghĩa là tiết kiệm, rẻ tiền.
như
rú ㄖㄨˊ

như

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

bằng, giống, như

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo, theo đúng. ◎ Như: "như ước" theo đúng ước hẹn, "như mệnh" tuân theo mệnh lệnh.
2. (Động) Đi, đến. ◇ Sử Kí : "Tề sứ giả như Lương" 使 (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Sứ nước Tề đến nước Lương.
3. (Giới) Dùng để so sánh: bằng. ◎ Như: "viễn thân bất như cận lân" người thân ở xa không bằng láng giềng gần. ◇ Sử Kí : "Ngô Khởi nãi tự tri phất như Điền Văn" (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Ngô Khởi mới biết mình không bằng Điền Văn.
4. (Giới) Giống như. ◎ Như: "tuân tuân như dã" lù lù như thế vậy, "ái nhân như kỉ" thương người như thể thương thân.
5. (Liên) Nếu, lời nói ví thử. ◇ Tây du kí 西: "Ủy đích một hữu, như hữu tức đương phụng thừa" , (Đệ tam hồi) Quả thực là không có, nếu có xin dâng ngay.
6. (Liên) Hoặc, hoặc giả. ◇ Luận Ngữ : "Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bí cập tam niên, khả sử túc dân" , , , , 使 (Tiên tiến ) Một nước vuông vức sáu bảy chục dặm, hoặc năm sáu chục dặm, Cầu tôi cầm quyền nước ấy, thì vừa đầy ba năm, có thể khiến cho dân chúng được no đủ.
7. (Trợ) Đặt sau tính từ, biểu thị tình hình hay trạng huống. Tương đương với "nhiên" . ◎ Như: "đột như kì lai" đến một cách đột ngột. ◇ Luận Ngữ : "Tử chi yến cư, thân thân như dã, yêu yêu như dã" , , (Thuật nhi ) Khổng Tử lúc nhàn cư thì thư thái, vẻ mặt hòa vui.
8. (Phó) "Như ... hà" ... nài sao, làm sao được. ◇ Luận Ngữ : "Khuông nhân kì như dư hà" (Tử Hãn ) Người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
9. (Danh) Nguyên như thế. Trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính, không nhiễm trần ai là "như" .
10. (Danh) Họ "Như".

Từ điển Thiều Chửu

① Bằng, cùng. Dùng để so sánh, như ái nhân như kỉ yêu người như yêu mình.
② Dùng để hình dung, như tuân tuân như dã lù lù như thế vậy.
③ Lời nói ví thử, như như hữu dụng ngã giả bằng có dùng ta.
④ Nài sao, như Khuông nhân kì như dư hà người nước Khuông họ làm gì ta được ư!
⑤ Ði, như như Tề đi sang nước Tề.
⑥ Nguyên như thế, trong kinh Phật cho rằng vẫn còn nguyên chân tính không nhiễm trần ai là như.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Theo, theo đúng: Hoàn thành đúng kì hạn; Phải theo đúng như đã giao ước;
② Như, giống như: Thương người như thể thương thân; Bền vững như thép. 【】như ... tỉ [rú... bê] (văn) Giống như: Một khi gặp phải điều lợi hại nhỏ, thì chỉ giống như cọng lông sợi tóc mà thôi (Hàn Dũ: Liễu Tử Hậu mộ chí minh);【】như thử [rúcê] Như thế, như vậy: Gan dạ như thế; Tất nhiên là như vậy; 【】như hà [rúhé] a. Thế nào, ra sao: Tình hình gần đây ra sao; b. Vì sao, tại sao, cớ sao: ? Cớ sao bọn giặc đến xâm phạm? (Lí Thường Kiệt); 【】như ... hà [rú... hé] (văn) Làm sao đối với..., làm thế nào đối với...: ? Làm thế nào đối với đống đất đá kia? (Liệt tử: Thang vấn);【 】như kim [rújin] (văn) Hiện nay: Nay người ta đang là dao là thớt, còn tôi là cá là thịt (Sử kí); 【】như...nhiên [rú...rán] (văn) Giống như: Người ta trông mình như trông thấy gan phồi (Lễ kí);【】như đồng [rútóng] Như là, như thế, cũng như, giống như: Anh ta một câu cũng không nói như người câm vậy; 【】như hứa [rúxư] (văn) Như thế, đến thế (thường đặt trước hoặc sau hình dung từ để biểu thị mức độ): ? Lang quân sau ngày xa cách ốm o đến thế, có lẽ trước đây làm thơ khổ? (Tát Đô Thứ: Tương phùng hành tặng biệt cựu hữu Trị Tướng quân); 【】như ... yên [rú...yan] (văn) Giống như (như [rú...rán]): Người quân tử phạm lỗi, cũng giống như nhật thực nguyệt thực (Luận ngữ); 【】như chi hà [rúzhihé] (văn) Biết làm thế nào?: ? Ta muốn đánh nước Ngu thì nước Quách sẽ cứu, biết làm thế nào? (Công Dương truyện);
③ Bằng: Tôi không bằng anh ấy; Tự cho là kém hơn (Chiến quốc sách);
④ (văn) Đến, đi, đi đến, sang, qua, đi qua (dùng như , nghĩa ⑪): Đi nhà xí; Tôn Quyền định qua nước Ngô (Tam quốc chí); 使使 Sai sứ qua Tần nhận đất (Sử kí);
⑤ Nếu: Nếu không đồng ý thì có thể nêu ý kiến; Nếu biết đó là việc làm phi nghĩa, thì phải thôi ngay, sao phải đợi tới sang năm (Mạnh tử).【】như quả [rúguô] Nếu, nếu mà, nếu như, ví bằng: Nếu có thời gian nhất định tôi sẽ đến: Nếu mà biết trước một hôm thì kịp đấy; 【】như hoặc [rúhuò] (văn) Như 使 [rúshê]; 【】như lịnh [rúlìng] (văn) Như 使;【】như kì [rúqí] Nếu, nếu như, giá mà: Nếu anh không tin thì tự đi hỏi; 【】như nhược [rúruò] Giá mà, nếu như; 【使】như sử [rúshê] (văn) Nếu, nếu như: 使? Nếu như lòng nhân mà không được báo đáp, thì người ta tu thân lập danh để làm gì? (Lưu Tuấn: Biện mệnh luận); 【】như hữu [ruýôu] (văn) Như 使;
⑥ (văn) Và: Công và đại phu bước vào (Nghi lễ);
⑦ (văn) Hoặc là, hay là: Đất vuông sáu, bảy chục dặm, hay là năm, sáu chục dặm (Luận ngữ: Tiên tiến);
⑧ (văn) Theo, chiếu theo: Nói theo thực tế, e là chuyện không có thật (Luận hoành);
⑨ (văn) Thì: 便 Thấy có lợi thì tiến tới, thừa dịp tốt mà khởi binh (Diêm thiết luận);
⑩ (văn) Hình như, dường như: Thừa tướng hình như có vẻ kiêu ngạo đối với vua (Sử kí);
⑪ (văn) Nên, phải: Quả nhân vốn phải đến gặp ông (Mạnh tử: Công Tôn Sửu hạ);
⑫ Đặt sau từ chỉ trạng thái, để chỉ "một cách" (dùng như ): Đến một cách đột ngột; Có vẻ tin cẩn thật thà; Thiên hạ yên yên ổn ổn (Sử kí).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Theo. Thuận theo — Đến. Tới — Nếu — Giống với. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: » Bạn già lớp trước nay còn mấy, chuyện cũ mười phần chín chẳng hư « — Bằng với. Td: Cần bất như chuyên ( Cần thì không bằng Chuyên ).

Từ ghép 28

hùng
xióng ㄒㄩㄥˊ

hùng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. con chim trống
2. mạnh, khoẻ

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chim trống. ◇ Đỗ Phủ : "Hùng phi viễn cầu thực, Thư giả minh tân toan" , (Nghĩa cốt hành ) Chim trống bay xa kiếm ăn, Chim mái kêu than chua xót.
2. (Danh) Chỉ giống đực (động và thực vật). ◇ Tô Thức : "Trúc hữu thư hùng giả đa duẩn, cố chủng trúc đương chủng thư" , (Cừu trì bút kí , Trúc thư hùng ).
3. (Danh) Chỉ đàn ông, nam tử. ◇ Trang Tử : "(Ai Đài Tha) hựu dĩ ác hãi thiên hạ, họa nhi bất xướng, trí bất xuất hồ tứ vực, thả hữu thư hùng hợp hồ tiền, thị tất hữu dị hồ nhân giả dã" (), , , , (Đức sung phù ) (Ai Đài Tha) lại xấu xí làm mọi người phát sợ, họa nhưng không xướng, trí không ra khỏi bốn cõi, vậy mà đàn ông, đàn bà xúm xít lại trước mặt. Chắc hắn phải có gì khác người.
4. (Danh) Người dũng mãnh, tài giỏi, kiệt xuất. ◇ Tả truyện : "Tề Trang Công triều, chỉ Thực Xước, Quách Tối viết: Thị quả nhân chi hùng dã" , , : (Tương Công nhị thập nhất niên ).
5. (Danh) Chỉ quốc gia mạnh lớn. ◎ Như: "Chiến quốc thất hùng" bảy nước mạnh thời Chiến quốc.
6. (Danh) Thắng lợi, chiến thắng. § Thường dùng đi đôi với "thư" . ◇ Sử Kí : "Thiên hạ hung hung sổ tuế giả, đồ dĩ ngô lưỡng nhĩ, nguyện dữ Hán vương thiêu chiến quyết thư hùng, vô đồ khổ thiên hạ chi dân phụ tử vi dã" , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Thiên hạ mấy năm nay xáo trộn lao đao, chỉ là tại hai chúng ta, xin cùng Hán vương đánh nhau một phen sống mái (quyết phân thắng bại), để cho bàn dân thiên hạ, lớn bé già trẻ, thoát khỏi cảnh lầm than.
7. (Danh) Người hay vật đứng đầu, ở hàng đầu. ◇ Vương Sung : "Hổ diệc chư cầm chi hùng dã" (Luận hành , Tao hổ ).
8. (Danh) Châu thuộc cấp hạng nhất (dưới đời Đường).
9. (Danh) Họ "Hùng".
10. (Tính) Trống, đực. ◎ Như: "hùng áp" vịt đực, "hùng kê" gà trống.
11. (Tính) Siêu quần, kiệt xuất. ◎ Như: "hùng tư kiệt xuất" 姿 siêu quần kiệt xuất.
12. (Tính) Mạnh mẽ, dũng vũ. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Du kiến quân thế hùng tráng, tâm thậm bất an" , (Đệ ngũ thập nhất hồi) (Chu) Du thấy thế quân (của Lưu Bị) mạnh mẽ, trong lòng rất lo lắng không yên.
13. (Tính) Cao lớn, hùng vĩ. ◇ Bắc sử : "(Lô) Tào thân trường cửu xích, tấn diện thậm hùng, tí mao nghịch như trư liệp, lực năng bạt thụ" , , , (Lô Tào truyện ).
14. (Tính) Giỏi, thiện trường. ◇ Quách Mạt Nhược : "Lí Lão hùng ư đàm, âm điệu thậm kích liệt, do hữu đương niên sất trá tam quân chi khái" , 調, (Quy khứ lai , Tại oanh tạc trung lai khứ nhị ).
15. (Tính) Thịnh, dâng tràn. ◇ Tiết Phùng : "Túy xuất đô môn sát khí hùng" (Tống Phong thượng thư tiết chế Hưng Nguyên ).
16. (Tính) Giàu có, phú hữu. ◇ Bào Chiếu : "Ngũ đô căng tài hùng, Tam Xuyên dưỡng thanh lợi" , (Vịnh sử ).
17. (Tính) Hiểm yếu. ◇ Tô Thuấn Khâm : "Địa hùng cảnh thắng ngôn bất tận" (Trung thu tùng giang tân kiều đối nguyệt hòa liễu lệnh chi tác ).
18. (Động) Xưng hùng (làm nước mạnh). ◇ Chiến quốc sách : "Phương kim duy Tần hùng thiên hạ" (Triệu sách tam ) Nay chỉ có nước Tần xưng hùng trong thiên hạ.
19. (Động) Dựa vào, ỷ thế. ◇ Trang Tử : "Cổ chi chân nhân, bất nghịch quả, bất hùng thành, bất mô sĩ" , , , (Đại tông sư ) Bậc chân nhân ngày xưa không trái nghịch với số ít, không ỷ thế vào thành tích của mình (mà lấn ép người khác), không mưu đồ sự việc. § "Mô sĩ" ở đây dịch thông với "mô sự" . Có thuyết cho rằng "mô sĩ" nghĩa là "mưu tính lôi kéo kẻ sĩ theo về với mình".

Từ điển Thiều Chửu

① Con đực, các loài có lông thuộc về giống đực gọi là hùng, giống thú đực cũng gọi là hùng.
② Mạnh. Như hùng tráng mạnh khoẻ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Giống) đực, sống, trống;
② (Người hoặc nước) hùng mạnh: Xưng hùng; Bảy nước hùng mạnh thời Chiến Quốc;
③ Hào hùng, mạnh mẽ, oai hùng, hùng dũng, to lớn, kiệt xuất, có khí phách: Hùng tâm, chí lớn; Hùng binh; Mưu lược kiệt xuất; Tài năng kiệt xuất;
④ (văn) Chiến thắng;
⑤ (văn) Mắng nhiếc người khác bằng những lời sỉ nhục;
⑥ [Xióng] (Họ) Hùng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con quạ đực — Loài thú đực — Tài sức hơn người — Mạnh mẽ dũng cảm.

Từ ghép 27

giả
zhě ㄓㄜˇ, zhū ㄓㄨ

giả

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. người
2. một đại từ thay thế

Từ điển trích dẫn

1. (Đại) Xưng thay người hoặc sự vật. ◎ Như: "kí giả" , "tác giả" . ◇ Luận Ngữ : "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo san" , (Ung Dã ) Kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi.
2. (Tính) Chỉ thị hình dung từ: cái này, điều này. § Cũng như "giá" . ◎ Như: "giả cá" cái này, "giả phiên" phen này.
3. (Trợ) Dùng giữa câu, biểu thị đình đốn, phân biệt chỗ cách nhau. ◇ Trung Dung : "Nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã" , (Tận tâm hạ ) Nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
4. (Trợ) Biểu thị ngữ khí kết thúc, thường có chữ "dã" đi sau. ◇ Đổng Trọng Thư : "Mệnh giả thiên chi lệnh dã, tính giả sanh chi chất dã" , Mệnh là lệnh của trời, tính là bản chất lúc sinh ra vậy.
5. (Trợ) Dùng ở cuối câu, để so sánh: như là, dường như. ◇ Sử Kí : "Dĩ nhi tương khấp, bàng nhược vô nhân giả" , (Kinh Kha truyện ) Sau đó lại cùng nhau khóc, như là bên cạnh không có người.

Từ điển Thiều Chửu

① Lời phân biệt, trong câu văn có chữ giả là để phân biệt chỗ cách nhau, như nhân giả nhân dã, nghĩa giả nghi dã nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
② Lời nói chuyên chỉ về một cái gì, như hữu kì sĩ chi nhân giả chơi bạn phải chơi với kẻ sĩ có nhân.
③ Ấy, như giả cá cái ấy, giả phiên phen ấy, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Người, kẻ, cái, giả (dùng để chỉ người, vật hoặc sự việc): Kẻ mạnh; Tác giả; Kí giả, phóng viên; ? Người bị trói làm gì thế? (Án tử Xuân thu); Khổng Văn Cử có hai con trai, đứa lớn sáu tuổi, đứa nhỏ năm tuổi (Thế thuyết tân ngữ);
② Dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu: Trần Thắng đó, người ở đất Dương Thành; Tần Thủy hoàng, là con của Tần Trang Tương vương (Sử kí); Nói làm cho ý thành, là nói không tự dối mình (Đại học); Tả hữu nói: Vốn thế. Nhà vua nhân đó giết cả hai người (Hàn Phi tử);
③ Trợ từ đặt sau những từ ngữ chỉ thời gian: Nay; Cuối mùa xuân, quần áo mùa xuân đã mặc xong (Luận ngữ);
④ Đặt sau cụm từ biểu thị ý giả thiết: ? Nếu nước Lỗ không có người quân tử thì ngươi lấy đâu được cái đức quân tử ấy? (Luận ngữ);
⑤ Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn (thường dùng kèm với ): ? Ông mà không làm được thì còn ai làm được? (Hán thư); ? Ai có thể thi hành kế ấy cho đại vương? (Sử kí);
⑥ Trợ từ, biểu thị sự so sánh (thường dùng kèm với , , ...): Khổng Tử ở nơi làng xóm, chất phác thật thà, dường như không biết nói năng (Luận ngữ); Đến triều đình yết kiến, giống như người không biết nói (Sử kí); Nói ra những lời đó mà gương mặt anh ta dường như đau đớn lắm (Liễu Tôn Nguyên: Bộ xà giả thuyết); ? Tiếng khóc của bà dường như có nhiều nỗi đau buồn lắm? (Lễ kí);
⑦ Trong ... đó (đặt sau số từ để tỏ những sự việc đã kể): Trong hai cái đó tất phải chọn lấy một; Nước và phân, hai thứ đó không thể thiếu một; Dân có ba điều lo: Đói không được ăn, lạnh không được mặc, mệt không được nghỉ, ba điều đó là nỗi lo lớn của dân (Mặc tử);
⑧ Đại từ phức điệp, dùng để chỉ lại sự vật đã nêu ra ở đoạn trước: Kẻ lại được đền bù đầy đủ những cái bị mất gồm bốn chục vạn hộc (Hàn Dũ); Về những lạch nhỏ, (những lạch) dùng mở núi thông đường, thì không thể kể xiết (Sử kí); Hàn Tín về đến nước, cho gọi người thiếu niên làm nhục mình, (kẻ mà trước kia từng) bắt mình chui dưới háng, cho làm chức Sở trung úy (Sử kí);
⑨ Này (thường dùng trong thơ, từ cổ, như [zhè], [cê]): Lần này; Lượt này, phen này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tiếng chỉ người hay vật. Chẳng hạn Độc giả ( người đọc ) — Tiếng trợ từ, hoặc dùng giữa câu, hoặc dùng cuối câu.

Từ ghép 33

dư, dữ, dự
yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vậy ư?, thế ru? (trợ từ cuối câu để biểu thị sự cảm thán hoặc để hỏi, dùng như , bộ ): ! Hiếu, đễ là gốc của nhân ư! (Luận ngữ); ? Có thể không cố gắng ư? (Sử kí); ? Đó có phải là sức mạnh của phương nam không? (Trung dung).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

dữ

giản thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. chơi thân

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Tục dùng như chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với, cùng với: Khác với mọi người, khác thường; Tôi với ông nói chuyện về việc người (nhân sự) (Quốc ngữ); Người xưa cùng vui với dân (Mạnh tử); Tôi với ông khác nhau (tôi khác với ông) (Mặc tử);
② Cho (để nêu lên đối tượng được thụ hưởng, dùng như [wèi], bộ ): Sau nếu có việc gì, tôi sẽ tính cho ông (Quốc ngữ); Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng cho người (Sử kí); 便 Tiện cho mọi người;
③ (văn) Ở, tại: Ngồi ở thượng phong;
④ (văn) Để cho, bị: Bèn bị Câu Tiễn bắt, chết ở Can Toại (Chiến quốc sách);
⑤ (lt) Và: Công nghiệp và nông nghiệp; Phu tử nói về tính và đạo trời thì không được nghe (Luận ngữ);
⑥ (văn) Hay, hay là (biểu thị mối quan hệ chọn lựa, được nêu lên trong hai từ hoặc nhóm từ chứa đựng hai nội dung tương phản nhau): ! Mùa xuân năm thứ ba mươi, nước Tấn xâm lấn nước Trịnh, để quan sát xem có thể đánh được nước Trịnh hay không (Tả truyện); Chẳng biết có công đức hay không (Thế thuyết tân ngữ). 【】 dữ phủ [yưfôu] Hay không: Thiết tưởng có chính xác hay không, phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm;
⑦ (văn) Nếu: ? Nếu Nhan Hồi mà chấp chính thì Tử Lộ và Tử Cống còn thi thố tài năng vào đâu được? (Hàn Thi ngoại truyện). 【...】 dữ... bất như [yư... bùrú] (văn) Nếu... chẳng bằng: 使 使 Nếu để cho Xúc này mang tiếng hâm mộ thế lực, (thì) không bằng để vua được tiếng là quý chuộng kẻ sĩ (Chiến quốc sách); Nếu ta được một ngàn cỗ chiến xa, chẳng bằng nghe được một câu nói của người đi đường Chúc Quá (Lã thị Xuân thu); 【】 dữ... bất nhược [yư... bùruò] (văn) Nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn (dùng như ): Nếu tôi nhờ ông mà được sống thì thà bị bắt mà chết còn hơn (Tân tự); 【】 dữ... ninh [yư... nìng] (văn) Nếu... thì thà... còn hơn: Nếu làm vợ người, thì thà làm thiếp (nàng hầu, vợ lẽ) cho phu tử còn hơn (Trang tử); Nếu người giết ta thì ta tự giết mình còn hơn (Sử kí); 【】dữ... khởi nhược [yư... qê ruò] (văn) Nếu... sao bằng. Như ; 【】dữ kì [yư qí] (lt) Thà... (kết hợp với : … nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn): Thà đi tàu còn hơn đi xe; Nếu lấy được một trăm dặm ở nước Yên thì chẳng bằng lấy được mười dặm ở Tống (Chiến quốc sách);【】dữ kì... bất như [yưqí... bùrú] Nếu... chẳng bằng (không bằng). Xem ; 【】 dữ kì... bất nhược [yưqí... bùruò] Nếu... chẳng bằng (không bằng), thà... còn hơn (dùng như ): Trong việc tế lễ, nếu lòng kính không đủ mà lễ có thừa, (thì) chẳng bằng lễ không đủ mà lòng kính có thừa (Lễ kí); 【】dữ kì... ninh [yưqí... nìng] Nếu... thì thà... còn hơn, thà... còn hơn: Về lễ, nếu xa xí thì thà tiết kiệm còn hơn (thà tiết kiệm còn hơn xa xí) (Luận ngữ); Nếu hại dân thì thà ta chịu chết một mình còn hơn (Tả truyện); 【】dữ kì... ninh kì [yưqí... nìngqí] Như ;【】dữ kì ... khởi như [yưqí... qêrú] Nếu... sao bằng (há bằng): ? Nếu đóng nó lại để cất đi thì sao bằng che mình nó lại? (Án tử Xuân thu); 【】dữ kì... khởi nhược [yưqí... qêruò] Nếu... sao bằng (há bằng) (dùng như ): ? Vả lại nếu nhà ngươi theo những kẻ sĩ lánh người thì sao bằng theo kẻ lánh đời (Luận ngữ);
⑧ (văn) Để (nối kết trạng ngữ với vị ngữ): Cho nên người quân tử chọn người để kết giao, người làm ruộng chọn ruộng mà cày (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑨ (văn) Đều, hoàn toàn: Các bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt (Mặc tử);
⑩ Cho, giao cho, trao cho, tán thành, đối phó: Trời đã cho mà không nhận thì sẽ bị tội (Việt sử lược); 退 Tán thành ông ta tiến lên, không tán thành ông ta lùi bước (Luận ngữ: Thuật nhi); Đó gọi là một đối phó với một, người gan dạ dũng cảm tiến tới được vậy (Tam quốc chí);
⑪ (văn) Chờ đợi: Thời gian trôi đi mất, năm chẳng chờ đợi ta (Luận ngữ);
⑫ (văn) Viện trợ, giúp đỡ: Chẳng bằng giúp cho Ngụy để làm cho Ngụy mạnh lên (Chiến quốc sách);
⑬ Đi lại, giao hảo, kết giao, hữu hảo: Đi lại (thân với nhau);
⑭ (văn) Kẻ đồng minh: Hiệp ước liên minh đã định rồi thì dù đã thấy rõ những mặt lợi hại, cũng không thể lừa bịp kẻ đồng minh của họ (Tuân tử).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Từ ghép 2

dự

giản thể

Từ điển trích dẫn

1. Tục dùng như chữ .
2. Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham dự, dự vào: Thầy giáo tham dự trò chơi của các học sinh; ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Xem (bộ ).

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.