hoa, hóa
huā ㄏㄨㄚ, huà ㄏㄨㄚˋ

hoa

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

hóa

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

biến hóa, biến đổi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Biến đổi, cải biến. ◎ Như: "thiên biến vạn hóa" biến đổi không cùng. ◇ Hoài Nam Tử : "Cố thánh nhân pháp dữ thì biến, lễ dữ tục hóa" , (Phiếm luận ) Cho nên phép tắc của thánh nhân biến dịch theo thời đại, lễ nghi thay đổi theo phong tục.
2. (Động) Trời đất sinh thành muôn vật. ◎ Như: "tạo hóa" , "hóa dục" .
3. (Động) Dạy dỗ, biến đổi dân tục làm cho thuần hậu, tốt đẹp hơn. ◎ Như: "giáo hóa" dạy dỗ.
4. (Động) Chết. ◎ Như: "vật hóa" chết, "vũ hóa" đắc đạo thành tiên.
5. (Động) Vật thể tiêu tan, biến đổi hình trạng tính chất. ◎ Như: "tiêu hóa" .
6. (Động) Đốt cháy. ◇ Tây du kí 西: "Hiến quá liễu chủng chủng hương hỏa, hóa liễu chúng thần chỉ mã, thiêu liễu tiến vong văn sớ, Phật sự dĩ tất, hựu các an tẩm" , , , , (Đệ lục thập cửu hồi) Dâng đủ loại hương hoa, đốt vàng mã, đốt sớ cúng, lễ Phật xong xuôi, đều đi nghỉ.
7. (Động) Cầu xin. ◎ Như: "hóa mộ" , "hóa duyên" nghĩa là lấy lời đạo nghĩa khiến cho người sinh lòng từ thiện mà giúp cho.
8. (Động) Đặt sau tính từ hoặc dành từ, biểu thị chuyển biến thành trạng thái hay tính chất nào đó. ◎ Như: "lục hóa" , "ác hóa" , "điện khí hóa" , "khoa học hóa" , "hiện đại hóa" .
9. (Danh) Học thuật, sự giáo hóa. ◎ Như: "phong hóa" tập tục đã được dạy bảo thành tốt đẹp. ◇ Liễu Tông Nguyên : "Hoàng Bá, Cấp Ảm chi hóa" , (Phong kiến luận ) Đạo lí giáo hóa của Hoàng Bá, Cấp Ảm.
10. (Danh) Gọi tắt của môn "hóa học" . ◎ Như: "lí hóa" môn vật lí và môn hóa học.
11. Một âm là "hoa". (Danh) "Hoa tử" người ăn mày. § Cũng gọi là "khiếu hoa tử" .

Từ điển Thiều Chửu

① Biến hóa. Biến đổi vô hình. Như hóa thân , hóa trang nghĩa là biến đổi hình tướng không cho ai biết. Phật vì muốn cứu chúng sinh, phải hóa xuống làm thân người gọi là hóa thân. Phàm vật này mất mà vật kia sinh ra gọi là hóa. Như hủ thảo hóa vi huỳnh cỏ thối hóa làm đom đóm. Thoát xác bay lên tiên gọi là vũ hóa . Dần dần ít đi, có rồi lại không cũng gọi là hóa. Như tiêu hóa tiêu tan vật chất hóa ra chất khác, phần hóa lấy lửa đốt cho tan mất, dung hóa cho vào nước cho tan ra. Khoa học về vật chất chia ghẽ các vật ra từng chất, hay pha lẫn mấy chất làm thành một chất gọi là hóa học .
② Hóa sinh. Như ta gọi trời đất là tạo hóa , là hóa công nghĩa là sinh diệt được muôn vật.
③ Cảm hóa. Chuyển di tính chất, cải lương dân tục gọi là hóa. Như giáo hóa nghĩa là dẫn bảo chúng, cấm ngăn chúng, khiến cho chúng thuận tòng vậy. Lấy ân nghĩa mà cảm gọi là đức hóa , lấy chánh trị mà cảm gọi là phong hóa , lấy lễ giáo mà cảm gọi là văn hóa . Cho nên kẻ ở cõi ngoài, không theo sự giáo hóa của mình gọi là hóa ngoại , bị mình cảm hóa cũng như theo mình gọi là đồng hóa .
④ Cầu xin, như hóa mộ , hóa duyên nghĩa là lấy lời đạo nghĩa mà cảm hóa, khiến cho người sinh lòng từ thiện mà cho mà giúp.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (Biến) hóa, đổi: Biến hóa, biến đổi, thay đổi; Cảm hóa;
② Sinh hóa, sinh thành (vạn vật);
③ Dạy dỗ, sửa đổi phong tục cho tốt lên, cảm hóa: Giáo hóa; Cảm hóa bằng ân nghĩa;
④ Tan: Tuyết tan rồi;
⑤ Hóa học: Vật lí và hóa học;
⑥ Chảy: Sắt nung đã chảy;
⑦ Hóa, làm cho biến thành: Cơ giới (khí) hóa nông nghiệp;
⑧ 【】hóa mộ [huàmù]; 【】 hóa duyên [huàyuán] (tôn) Đi quyên, đi khất thực (của nhà chùa).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thay đổi — Làm cho thay đổi — Chỉ sự sống — Cũng chỉ sự chết.

Từ ghép 65

an, yên
ān ㄚㄋ

an

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. yên tĩnh, yên lành
2. làm yên lòng
3. an toàn
4. dự định

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự yên ổn, hoàn cảnh thư thái, thích nghi. ◎ Như: "cư an tư nguy" lúc ở yên nghĩ đến lúc nguy khốn, "chuyển nguy vi an" chuyển nguy thành yên. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Danh) Gọi tắt của "an phi tha mệnh" amphetamine. ◎ Như: "hấp an" hút amphetamine.
3. (Danh) Lượng từ: gọi tắt của chữ "an bồi" am-pe (ampère, đơn vị đo cường độ dòng điện).
4. (Danh) Họ "An".
5. (Tính) Yên, lặng, tĩnh. ◎ Như: "an ninh" an toàn, "tọa lập bất an" đứng ngồi không yên.
6. (Tính) Ổn định, yên ổn. ◎ Như: "sanh hoạt an ổn" đời sống ổn định.
7. (Động) Làm cho ổn định. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt bạo làm cho dân lành được ổn định, "an phủ" phủ dụ cho yên, "an ủy" yên ủi.
8. (Động) Bắc, lắp, thiết trí. ◎ Như: "an điện đăng" lắp đèn điện.
9. (Động) Khép vào (tội). ◎ Như: "an tội danh" khép vào tội.
10. (Động) Định, có ý làm. ◎ Như: "nhĩ an đích thị thập ma tâm?" anh định làm cái gì đây? (nghĩa xấu).
11. (Động) Quen thuộc, thành tập quán. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Chu xa chi thủy kiến dã, tam thế nhiên hậu an chi" , (Tiên thức lãm ) Thuyền xe mới đầu thấy vậy, ba đời sau mới thành quen thuộc.
12. (Phó) Há, há sao. Cũng như "khởi" . ◎ Như: "an năng như thử" há được như thế sao?
13. (Đại) Sao, sao vậy, đâu. ◎ Như: "ngô tương an ngưỡng" ta hầu ngưỡng vọng vào đâu, "nhi kim an tại" mà nay còn ở đâu? ◇ Tô Mạn Thù : "Kim tịch nguyệt hoa như thủy, an tri minh tịch bất hắc vân ái đãi da" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Đêm nay trăng hoa như nước, biết đâu đêm mai mây đen lại chẳng kéo về mù mịt?
14. (Liên) Bèn, do vậy, bởi thế. ◇ Tuân Tử : "Ủy nhiên thành văn, dĩ thị chi thiên hạ, nhi bạo quốc an tự hóa hĩ" , , (Trọng Ni ) Uyển chuyển thành văn, để báo cho thiên hạ biết, do đó mà nước tàn bạo tự cảm hóa vậy.
15. § Ghi chú: Còn đọc là "yên".

Từ điển Thiều Chửu

① Yên, như bình an , trị an , v.v.
② Ðịnh, không miễn cưỡng gì gọi là an. Như an cư lạc nghiệp yên ở vui với việc làm.
③ Làm yên, như an phủ phủ dụ cho yên, an ủy yên ủi.
④ Tiếng giúp lời. Nghĩa là Sao vậy, như ngô tương an ngưỡng ta hầu ngưỡng vọng vào đâu? Nhi kim an tại mà nay còn ở đâu?
⑤ Ðể yên, như an trí để yên một chỗ, an phóng bỏ yên đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Yên, an, an tâm, an ổn, an lạc: Bình yên, bình an; Biết an mà không biết nguy;
② Làm cho yên tâm, an ủi, xoa dịu: Có thể làm cho thiên hạ giàu có và yên ổn (Giả Nghị: Luận tích trữ sớ). 【】an định [andìng] a. Làm yên, xoa dịu: Làm cho mọi người yên lòng; b. Yên ổn: Đời sống yên ổn;
③ Khỏe mạnh: Hỏi thăm sức khỏe;
④ Đặt, xếp đặt, sắp xếp: Sắp xếp đâu ra đấy;
⑤ Bắt, mắc: Mắc đèn điện;
⑥ Lắp ráp: Lắp ráp máy móc;
⑦ (văn) Ở đâu, nơi nào (hỏi về nơi chốn): ? Hiện giờ ở đâu?; ? Ta đi đến đâu mà chẳng được vui thích? (Tô Thức); Bái Công ở đâu (Sử kí).【】an sở [ansuô] (văn) a. Ở đâu, nơi nào: ? Định đặt nó ở nơi nào? (Sử kí); ? Nước của quả nhân nhỏ và hẹp, dân yếu bầy tôi ít, quả nhân một mình trị họ, thì dùng hiền nhân biện sĩ vào đâu? (Thuyết uyển); b. Đặt trước giới từ ,làm tân ngữ cho giới từ: ? Chẳng hay sách lược đánh hay giữ trong năm nay do ai định ra? (Tống sử: Chương Nghị truyện);
⑧ (văn) Ai, cái gì: Còn dùng các môn khách làm gì nữa! (Sử kí); Trung với ai? (Tôn Tẫn binh pháp);
⑨ (văn) Làm sao, làm thế nào (hỏi về phương thức): Làm sao được; ? Ông bảo làm sao cho phải? (Tam quốc chí);
⑩ (văn) Sao (hỏi về nguyên nhân): ? Ông không phải là cá, sao biết được niềm vui của cá? (Trang tử); ? Sao có thể thế được?;
⑪ (văn) Tất sẽ, ắt sẽ: Nay ta trao thân làm bề tôi, nhà vua ắt sẽ trở nên quan trọng (Lã thị Xuân thu);
⑫ (văn) Do vậy, do đó, bởi thế: Dùng hiền sĩ rộng rãi thì trước vì nghĩa sau mới vì lợi, do vậy không phân biệt thân sơ, quý tiện, mà chỉ tìm người thật sự có tài mà thôi (Tuân tử);
⑬ [An] (Họ) An.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Yên ổn — Sao, tại sao — Xếp chỗ — Họ người. Đời Hán có nhân vật An Thành.

Từ ghép 116

an an 安安an bài 安排an bang 安邦an bần 安貧an bần lạc đạo 安貧樂道an bẫu 安瓿an biên 安邊an bộ 安步an bồi 安培an cảm 安感an chẩm 安枕an chế 安制an cư 安居an cư lạc nghiệp 安居樂業an dân 安民an dật 安佚an dật 安逸an doanh 安營an doanh 安营an dưỡng 安養an dương vương 安陽王an đắc 安得an định 安定an đổ 安堵an đốn 安頓an đốn 安顿an gia 安家an hảo 安好an hiết 安歇an huy 安徽an khang 安康an lạc 安乐an lạc 安樂an lạc tĩnh thổ 安樂靜土an lan 安瀾an mật 安謐an mật 安谧an mệnh 安命an miên 安眠an miên dược 安眠藥an nam 安南an năng 安能an nguy 安危an nhàn 安閒an nhàn 安闲an nhân 安人an nhiên 安然an ninh 安宁an ninh 安寧an ổn 安稳an ổn 安穩an phận 安分an phận thủ kỉ 安分守己an phóng 安放an phủ 安抚an phủ 安撫an phủ sứ 安撫使an sản 安產an sinh 安生an sinh vương 安生王an tại 安在an táng 安葬an tâm 安心an thai 安胎an thần 安神an thân 安身an thần dược 安神藥an thích 安適an thiền 安禪an thiết 安設an thiết 安设an thổ 安土an thư 安舒an thường 安常an tĩnh 安靖an tĩnh 安静an tĩnh 安靜an tọa 安坐an toàn 安全an tố 安素an trạch 安宅an trang 安装an trang 安裝an tri 安知an trí 安置an túc 安宿an tử 安子an tức 安息an tường 安祥an tường 安詳an tường 安详an ủy 安慰an vị 安位an xử 安處bảo an 保安báo an 報安bất an 不安bình an 平安cẩu an 苟安chiêu an 招安công an 公安cư an tư nguy 居安思危cư vô cầu an 居無求安đầu thượng an đầu 頭上安頭kiến an 建安nghệ an 乂安nghệ an thi tập 乂安詩集phủ an 撫安phụng an 奉安thỉnh an 請安trị an 治安trường an 長安vạn an 萬安vấn an 問安vĩnh an 永安yến an 宴安

yên

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự yên ổn, hoàn cảnh thư thái, thích nghi. ◎ Như: "cư an tư nguy" lúc ở yên nghĩ đến lúc nguy khốn, "chuyển nguy vi an" chuyển nguy thành yên. ◇ Luận Ngữ : "Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an" , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.
2. (Danh) Gọi tắt của "an phi tha mệnh" amphetamine. ◎ Như: "hấp an" hút amphetamine.
3. (Danh) Lượng từ: gọi tắt của chữ "an bồi" am-pe (ampère, đơn vị đo cường độ dòng điện).
4. (Danh) Họ "An".
5. (Tính) Yên, lặng, tĩnh. ◎ Như: "an ninh" an toàn, "tọa lập bất an" đứng ngồi không yên.
6. (Tính) Ổn định, yên ổn. ◎ Như: "sanh hoạt an ổn" đời sống ổn định.
7. (Động) Làm cho ổn định. ◎ Như: "trừ bạo an lương" diệt bạo làm cho dân lành được ổn định, "an phủ" phủ dụ cho yên, "an ủy" yên ủi.
8. (Động) Bắc, lắp, thiết trí. ◎ Như: "an điện đăng" lắp đèn điện.
9. (Động) Khép vào (tội). ◎ Như: "an tội danh" khép vào tội.
10. (Động) Định, có ý làm. ◎ Như: "nhĩ an đích thị thập ma tâm?" anh định làm cái gì đây? (nghĩa xấu).
11. (Động) Quen thuộc, thành tập quán. ◇ Lã Thị Xuân Thu : "Chu xa chi thủy kiến dã, tam thế nhiên hậu an chi" , (Tiên thức lãm ) Thuyền xe mới đầu thấy vậy, ba đời sau mới thành quen thuộc.
12. (Phó) Há, há sao. Cũng như "khởi" . ◎ Như: "an năng như thử" há được như thế sao?
13. (Đại) Sao, sao vậy, đâu. ◎ Như: "ngô tương an ngưỡng" ta hầu ngưỡng vọng vào đâu, "nhi kim an tại" mà nay còn ở đâu? ◇ Tô Mạn Thù : "Kim tịch nguyệt hoa như thủy, an tri minh tịch bất hắc vân ái đãi da" , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Đêm nay trăng hoa như nước, biết đâu đêm mai mây đen lại chẳng kéo về mù mịt?
14. (Liên) Bèn, do vậy, bởi thế. ◇ Tuân Tử : "Ủy nhiên thành văn, dĩ thị chi thiên hạ, nhi bạo quốc an tự hóa hĩ" , , (Trọng Ni ) Uyển chuyển thành văn, để báo cho thiên hạ biết, do đó mà nước tàn bạo tự cảm hóa vậy.
15. § Ghi chú: Còn đọc là "yên".

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đáng lẽ đọc An. Ta quen đọc Yên trong nhiều trường hợp, như tên các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Yên v.v… Xem An.

Từ ghép 2

đậu, độc
dòu ㄉㄡˋ, dú ㄉㄨˊ

đậu

phồn thể

Từ điển phổ thông

dấu phảy câu, dấu ngắt câu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đọc, đọc cho ra tiếng từng câu từng chữ. ◎ Như: "tụng độc" tụng đọc, "lãng độc" ngâm đọc (thơ văn), "tuyên độc" tuyên đọc.
2. (Động) Xem. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Dư độc Khổng thị thư, tưởng kiến kì vi nhân" : , (Khổng Tử thế gia ) Thái Sử Công nói: Tôi xem sách của họ Khổng, tưởng như thấy người.
3. (Động) Học, nghiên cứu. ◎ Như: "tha độc hoàn liễu đại học" anh ấy đã học xong bậc đại học.
4. Một âm là "đậu". (Danh) Câu đậu. § Trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là "cú" , nửa câu gọi là "đậu" . Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đọc, đọc cho rành rọt từng câu từng chữ gọi là độc. Như thục độc đọc kĩ.
② Một âm là đậu. Một câu đậu. Trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là cú , nửa câu gọi là đậu . Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

Dấu ngắt giọng ở giữa câu sách (tương đương dấu phẩy): Phải rõ dấu chấm dấu phẩy.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chỗ ngừng lại trong câu văn, chỗ hết một ý văn, để chuyển sang ý khác — Một âm là Độc. Xem Độc.

Từ ghép 1

độc

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. đọc
2. học

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Đọc, đọc cho ra tiếng từng câu từng chữ. ◎ Như: "tụng độc" tụng đọc, "lãng độc" ngâm đọc (thơ văn), "tuyên độc" tuyên đọc.
2. (Động) Xem. ◇ Sử Kí : "Thái Sử Công viết: Dư độc Khổng thị thư, tưởng kiến kì vi nhân" : , (Khổng Tử thế gia ) Thái Sử Công nói: Tôi xem sách của họ Khổng, tưởng như thấy người.
3. (Động) Học, nghiên cứu. ◎ Như: "tha độc hoàn liễu đại học" anh ấy đã học xong bậc đại học.
4. Một âm là "đậu". (Danh) Câu đậu. § Trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là "cú" , nửa câu gọi là "đậu" . Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Đọc, đọc cho rành rọt từng câu từng chữ gọi là độc. Như thục độc đọc kĩ.
② Một âm là đậu. Một câu đậu. Trong bài văn cứ đến chỗ đứt mạch gọi là cú , nửa câu gọi là đậu . Nghĩa là đến chỗ ấy tạm dừng một tí, chưa phải là đứt mạch hẳn, cũng như dấu phẩy vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đọc, độc, xem: Đọc báo; Thầy giáo đọc một câu, học sinh đọc theo; Độc giả; Cuốn tiểu thuyết này rất nên đọc;
② Đi học: Anh ấy học xong cấp ba.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đọc chữ. Đọc sách — Một âm là Đậu. Xem Đậu.

Từ ghép 13

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

phồn thể

Từ điển phổ thông

ngoảnh, ngoái nhìn, đoái

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Trông lại, ngoảnh lại nhìn. ◎ Như: "dĩ khứ nhi phục cố" đã đi mà ngoảnh lại nhìn.
2. (Động) Nhìn, ngắm, xem xét. ◎ Như: "tương cố nhất tiếu" nhìn nhau cười, "tứ cố" ngắm nhìn bốn mặt, "kiêm cố" xem xét gồm cả.
3. (Động) Tới thăm, bái phỏng. ◎ Như: "tam cố mao lư" ba lần đến thăm lều tranh, "huệ cố" ra ơn đến thăm, "uổng cố" khuất mình đến thăm.
4. (Động) Chú ý, trông nom, săn sóc. ◎ Như: "cố phục" trông nom săn sóc, "bất cố" chẳng đoái hoài.
5. (Liên) Nhưng, song, chẳng qua, chỉ vì. ◇ Chiến quốc sách : "Ngô mỗi niệm, thường thống ư cốt tủy, cố kế bất tri sở xuất nhĩ" , , (Yên sách tam ) Tôi mỗi lần nghĩ (tới điều đó), thường đau xót đến xương tủy, chỉ vì suy tính chưa ra kế gì.
6. (Liên) Mà lại, trái lại. ◇ Sử Kí : "Kim Tiêu Hà vị thường hữu hãn mã chi lao, đồ trì văn mặc nghị luận, bất chiến, cố phản cư thần đẳng thượng, hà dã?" , , , , ? (Tiêu tướng quốc thế gia ) Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận, chẳng chiến đấu gì cả, mà lại giữ chức cao trên cả bọn thần, là tại sao?
7. (Phó) Chỉ là, mà là. ◇ Hậu Hán Thư : "Đế phục tiếu viết: Khanh phi thích khách, cố thuyết khách nhĩ" : , (Mã Viện truyện ) Vua lại cười rằng: Khanh không phải là thích khách, chỉ là thuyết khách thôi.
8. (Danh) Họ "Cố". ◎ Như: "Cố Khải Chi" , danh họa đời Tấn.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông lại, đoái, chỉ về mối tình nhớ nhưng không sao quên được. Như dĩ khứ nhi phục cố đã đi mà lại trông lại, cha mẹ yêu con gọi là cố phục , lời di chiếu của vua gọi là cố mệnh cũng là một nghĩa ấy cả. Quên hẳn đi mà không phải vì cố ý gọi là bất cố (chẳng đoái hoài).
② Ngắm nghía khắp cả. Như tứ cố ngắm kĩ cả bốn mặt, kiêm cố gồm xét cả các nơi khác, sự khác, v.v.
③ Tới thăm, khách qua thăm mình gọi là cố. Như huệ cố ra ơn đến thăm, uổng cố khuất mình đến thăm, đều là tiếng nói nhún trong sự giao tế cả. Trong nhà buôn bán gọi khách mua là chủ cố cũng là nói nghĩa ấy.
④ Dùng làm tiếng chuyển câu, nghĩa là nhưng, song.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoảnh lại, trông lại, nhìn: Ngoảnh đầu nhìn bên phải bên trái; Nhìn nhau; Đi rồi mà còn ngoảnh lại; Nhìn khắp bốn bề;
② Chú ý, săn sóc, trông nom, đoái hoài, chiếu cố: Quá chú ý đến thể diện; Bất chấp tất cả; Lo cái này mất cái kia (khó giữ cho được vẹn toàn);
③ Đến thăm: Ra ơn đến thăm; Khuất mình đến thăm; Ba lần đến thăm lều tranh;
④ (văn) Nhưng, song (liên từ, dùng để chuyển ý nghịch lại): Từng có ý muốn rong chơi trong thiên hạ, song vì việc học chưa thành nên không được nhàn rỗi (Tống Liêm). 【】 cố phản [gùfăn] (văn) Trái lại, mà lại (biểu thị một sự thật trái với lẽ thường nêu trong đoạn câu sau của một câu phức): ? Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận suông về chính sự, chẳng đánh đấm gì cả, mà lại ở ngôi vị trên cả bọn thần, vì sao thế (Sử kí);
⑤ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Quay đầu lại mà nhìn — Xem xét — Nhớ lại. Để ý tới — Hỏi ý kiến — Dùng như chữ Cố , hoặc Cố .

Từ ghép 27

cố
gù ㄍㄨˋ

cố

giản thể

Từ điển phổ thông

ngoảnh, ngoái nhìn, đoái

Từ điển trích dẫn

1. § Giản thể của chữ .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngoảnh lại, trông lại, nhìn: Ngoảnh đầu nhìn bên phải bên trái; Nhìn nhau; Đi rồi mà còn ngoảnh lại; Nhìn khắp bốn bề;
② Chú ý, săn sóc, trông nom, đoái hoài, chiếu cố: Quá chú ý đến thể diện; Bất chấp tất cả; Lo cái này mất cái kia (khó giữ cho được vẹn toàn);
③ Đến thăm: Ra ơn đến thăm; Khuất mình đến thăm; Ba lần đến thăm lều tranh;
④ (văn) Nhưng, song (liên từ, dùng để chuyển ý nghịch lại): Từng có ý muốn rong chơi trong thiên hạ, song vì việc học chưa thành nên không được nhàn rỗi (Tống Liêm). 【】 cố phản [gùfăn] (văn) Trái lại, mà lại (biểu thị một sự thật trái với lẽ thường nêu trong đoạn câu sau của một câu phức): ? Nay Tiêu Hà chưa từng có công lao hãn mã, chỉ chuyên việc chữ nghĩa và bàn luận suông về chính sự, chẳng đánh đấm gì cả, mà lại ở ngôi vị trên cả bọn thần, vì sao thế (Sử kí);
⑤ [Gù] (Họ) Cố.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như

Từ ghép 2

Từ điển trích dẫn

1. Vật lí học: "Công" của vật thể trong một đơn vị thời gian, gọi là "công suất" . § Ghi chú: "Công" = lực (đơn vị: Newton) nhân với khoảng cách di chuyển của vật thể (đơn vị: m, mètre). ◎ Như: "công suất kế" máy đo công suất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sức làm việc của một bộ máy tính theo một đơn vị thời gian nào đó ( power ).
lưu
liú ㄌㄧㄡˊ

lưu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. dòng nước
2. trôi, chảy

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Dòng nước (sông, thác...). ◎ Như: "hà lưu" dòng sông, "chi lưu" sông nhánh.
2. (Danh) Luồng, dòng. ◎ Như: "khí lưu" luồng hơi, "noãn lưu" luồng ấm, "điện lưu" dòng điện, "xa lưu" dòng xe chạy.
3. (Danh) Trường phái, môn phái. § Học thuật xưa chia ra "cửu lưu" chín dòng: (1) nhà Nho, (2) nhà Đạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
4. (Danh) Phẩm loại, loài, bực. ◎ Như: "thanh lưu" dòng trong, "trọc lưu" dòng đục, "thượng lưu" dòng trên có học thức đức hạnh, "hạ lưu" dòng dưới ngu si.
5. (Danh) Ngạch trật (quan chức). § Quan phẩm chia ra "lưu nội" dòng ở trong, "lưu ngoại" dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là "vị nhập lưu" .
6. (Danh) Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là "lưu".
7. (Động) Trôi, chảy. ◎ Như: "thủy lưu thấp" nước chảy chỗ ẩm ướt, "lệ lưu" nước mắt chảy, "hãn lưu mãn diện" 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. ◇ Lí Bạch : "Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.
8. (Động) Di chuyển, chuyển động. ◎ Như: "lưu hành" đưa đi khắp, "lưu động" xê dịch, "lưu chuyển" từ chỗ này sang chỗ khác, "lưu lợi" trôi chảy (văn chương).
9. (Động) Truyền dõi. ◎ Như: "lưu truyền" truyền lại, "lưu phương" để lại tiếng thơm, "lưu độc" để cái độc về sau.
10. (Động) Phóng túng, chơi bời vô độ. ◎ Như: "lưu đãng vong phản" trôi giạt quên trở lại, "lưu liên hoang vong" lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.
11. (Động) Đày đi xa, phóng trục. ◎ Như: "phóng lưu" đày đi phương xa.
12. (Động) Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng). ◎ Như: "lưu mục" liếc mắt.
13. (Động) Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ. ◎ Như: "cải thổ quy lưu" đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.
14. (Tính) Trôi giạt, qua lại không định. ◎ Như: "lưu vân" mây trôi giạt, "lưu dân" dân sống lang bạc, nay đây mai đó.
15. (Tính) Không có căn cứ. ◎ Như: "lưu ngôn" lời đồn đại.
16. (Tính) Nhanh chóng. ◎ Như: "lưu niên" năm tháng qua mau, "lưu quang" bóng thời gian vun vút.
17. (Tính) Lạc (không cố ý). ◎ Như: "lưu thỉ" tên lạc, "lưu đạn" đạn lạc.

Từ điển Thiều Chửu

① Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
② Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
③ Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
④ Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
⑦ Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
⑧ Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
⑨ Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
⑩ Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
⑪ Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
⑫ Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
⑬ Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
⑭ Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
⑮ Phẩm giá người, hạng người.
⑯ Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Chảy: Chảy nước mắt; 滿 Mồ hôi nhễ nhại;
② Di chuyển, chuyển động: Lưu động; Sao đổi ngôi, sao băng;
③ Lưu truyền, đồn đại: Lưu danh; Đồn đại;
④ Sa vào: Sa vào hình thức;
⑤ Đày, tội đày: Đi đày;
⑥ Dòng (nước): Dòng sông; Dòng thác;
⑦ Luồng (nước, không khí, điện): Luồng hơi, luồng không khí; Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh; Dòng điện, luồng điện;
⑧ Dòng, phái, nhà: Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...);
⑨ Trôi dạt: Phiêu lưu; Lưu lạc; Dân lưu lạc;
⑩ (văn) Liếc ngang (không nhìn thẳng);
⑪ (cũ) Bạc nặng tám lạng (đời nhà Hán, Trung Quốc);
⑫ Hạng (người): Nhà văn bậc nhất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Chảy. Nước chảy — Đi từ nơi này tới nơi kia — Trôi nổi — Một ngành, một phái. Hạng người. Td: Thượng lưu ( hạng người ăn trên ngồi chốc trong xã hội ) — Dòng nước, dòng sông. Td: Chi lưu ( sông nhánh ) — Đày đi xa. Một hình phạt cho kẻ phạm tội.

Từ ghép 67

ám lưu 暗流ba lưu 波流biên lưu 邊流bối lưu 輩流bôn lưu 奔流bổn lưu 本流cao sơn lưu thủy 高山流水cấp lưu 急流cấp lưu dũng thoái 急流勇退chi lưu 支流chu lưu 周流chuy lưu 緇流cự lưu 巨流cửu lưu 九流danh lưu 名流điện lưu 电流điện lưu 電流giao lưu 交流hạ lưu 下流hà lưu 河流hải lưu 海流luân lưu 輪流luân lưu 轮流lưu ba 流波lưu chất 流質lưu chất 流质lưu dân 流民lưu đồ 流徒lưu động 流動lưu hành 流行lưu huyết 流血lưu lạc 流落lưu lệ 流淚lưu lệ 流麗lưu li 流離lưu liên 流連lưu manh 流氓lưu mục 流目lưu ngôn 流言lưu nhân 流人lưu phóng 流放lưu quang 流光lưu sản 流產lưu thông 流通lưu thủy 流水lưu tinh 流星lưu truyền 流传lưu truyền 流傳lưu vong 流亡lưu vực 流域nghịch lưu 逆流ngoại lưu 外流nhất lưu 一流nữ lưu 女流phát lưu 發流phẩm lưu 品流phân lưu 分流phiêu lưu 漂流phó chi lưu thủy 付之流水phong lưu 風流phong lưu 风流tạp lưu 雜流tấn lưu 迅流thượng lưu 上流triều lưu 潮流trung lưu 中流vũ lưu 羽流
du
yóu ㄧㄡˊ

du

phồn thể

Từ điển phổ thông

đi chơi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Rong chơi, đi ngắm nghía cho thích. ◎ Như: "du sơn" chơi núi, "du viên" chơi vườn.
2. (Động) Đi xa. ◎ Như: "du học" đi xa cầu học. ◇ Luận Ngữ : "Phụ mẫu tại, bất viễn du, du tất hữu phương" , , (Lí nhân ) Cha mẹ còn thì con không nên đi xa, nếu đi thì phải có nơi nhất định.
3. (Động) Đi. ◎ Như: "du hành" đi từ chỗ này tới chỗ khác.
4. (Động) Kết giao, qua lại với nhau. ◎ Như: "giao du thậm quảng" chơi bạn rất rộng.
5. (Động) Thuyết phục. ◎ Như: "du thuyết" dùng lời khôn khéo làm cho người xiêu lòng.
6. (Động) Làm quan. ◇ Chiến quốc sách : "Vương độc bất văn Ngô nhân chi du Sở giả hồ" (Tần sách nhị , Sở tuyệt Tần ) Nhà vua có nghe chuyện người nước Ngô đi làm quan nước Sở không?
7. (Động) Đưa, vận chuyển. ◎ Như: "du mục" đưa mắt.
8. (Động) § Thông "du" .

Từ điển Thiều Chửu

① Chơi, tới chỗ cảnh đẹp ngắm nghía cho thích gọi là du. Như du sơn chơi núi. Du viên chơi vườn, v.v. Ði xa cũng gọi là du. Như du học đi học xa.
② Chơi bời, đi lại chơi bời với nhau gọi là du. Như giao du thậm quảng chơi bạn rất rộng.
③ Ðặt ra những lời đáng mừng, đáng sợ để nói cho người dễ xiêu lòng nghe mình gọi là du thuyết .
④ Có khi dùng lầm như chữ du . Xem lại chữ du .
⑤ Vui.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi. Đi từ nơi này qua nơi khác — Trôi nổi, lông bông — Đi chơi. Rong chơi — Giao thiệp, chơi với người khác.

Từ ghép 49

kịch
jù ㄐㄩˋ

kịch

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. quá mức
2. trò đùa, vở kịch

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nhiều, đông. ◇ Thương quân thư : "Bất quan thì tục, bất sát quốc bổn, tắc kì pháp lập nhi dân loạn, sự kịch nhi công quả" , , , () Không xem tập quán phong tục đương thời, không xét gốc nước, thì phép tắc lập ra nhưng dân loạn, việc nhiều mà kết quả ít.
2. (Tính) Khó khăn, gian nan. ◇ Tào Thực : "Kịch tai biên hải dân, Kí thân ư thảo dã" , (Lương phủ hành ).
3. (Tính) To, lớn. ◇ Lục Du : "(Tụ bác giả) chiết trúc vi trù, dĩ kí thắng phụ, kịch hô đại tiếu" (), , (Lão học am bút kí , Quyển tam) (Những người đánh bạc) bẻ trúc làm thẻ, để ghi hơn thua, hô to cười lớn.
4. (Phó) Quá, lắm, rất. ◎ Như: "kịch thống" đau lắm, "kịch hàn" lạnh lắm. ◇ Từ Lăng : "Sầu lai sấu chuyển kịch, Y đái tự nhiên khoan" , (Trường tương tư ) Buồn đến gầy thêm lắm, Dải áo tự nhiên rộng.
5. (Phó) Nhanh, gấp. ◇ Hàn Dũ-Trương Triệt -: "Sầu khứ kịch tiễn phi, Hoan lai nhược tuyền dũng" , (Hội hợp liên cú ) Buồn đi tên bay vút, Vui đến như suối vọt.
6. (Phó) Dữ dội, mãnh liệt. ◎ Như: "kịch chiến" .
7. (Danh) Chỉ chức vụ phồn tạp nặng nề. ◇ Vương An Thạch : "Mỗ tài bất túc dĩ nhậm kịch, nhi hựu đa bệnh, bất cảm tự tế" , , (Thượng tằng tham chánh thư ).
8. (Danh) Trò, tuồng. ◎ Như: "diễn kịch" diễn tuồng, "hỉ kịch" kịch vui.
9. (Danh) Chỗ giao thông trọng yếu. ◇ Tống sử : "Đàm Châu vi Tương, Lĩnh yếu kịch, Ngạc, Nhạc xử Giang, Hồ chi đô hội" , (Địa lí chí tứ ).
10. (Danh) Họ "Kịch".
11. (Động) Chơi, đùa. ◇ Lí Bạch : "Thiếp phát sơ phú ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch" , (Trường Can hành ) Tóc em mới che ngang trán, Bẻ hoa trước cửa chơi.

Từ điển Thiều Chửu

① Quá lắm, như kịch liệt dữ quá, kịch đàm bàn dữ, bệnh kịch bệnh nặng lắm.
② Trò đùa, như diễn kịch diễn trò.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Kịch, tuồng: Kịch nói; Soạn kịch; Diễn kịch; Xem kịch;
② Rất, hết sức, quá, vô cùng, dữ dội, nặng: Đau dữ dội; Uống dữ; Bàn luận rất dữ (dữ dội); Bệnh nặng thêm;
③ Gấp, vội, nhanh chóng, kịch liệt: (Việc) nhiều và vội.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất, lắm — Mau gấp. Mạnh mẽ — Tuồng hát.

Từ ghép 22

Từ điển trích dẫn

1. Một học phái đề xướng từ thời Chiến quốc theo thuyết "âm dương ngũ hành" .
2. Người làm nghề theo phái dịch lí, chuyên trị các thuật "trạch nhật" , "chiêm tinh" , "phong thủy" , v.v.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Các nhà chuyên nghiên cứu lẽ biến hóa chuyển vận của trời đất âm dương mà suy ra lẽ biến hóa của con người. Các nhà này họp thành một trong Cửu lưu của Trung Hoa.

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.