vọng
wàng ㄨㄤˋ

vọng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. trông ngóng, xem
2. mong ước
3. ngày rằm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nhìn ra xa hoặc nhìn lên cao. ◎ Như: "đăng cao vọng viễn" lên cao nhìn ra xa. ◇ Lí Bạch : "Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương" , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.
2. (Động) Ước mong, mong mỏi. ◎ Như: "đại hỉ quá vọng" mừng quá sức ước mong. ◇ Tây du kí 西: "Đệ tử môn câu xưng dương hát thải, cố cao thanh kinh mạo tôn sư, vọng khất thứ tội" , , (Đệ nhị hồi) Đệ tử chúng con đều hò la tán thưởng, làm kinh động tới tôn sư, mong người tha tội cho.
3. (Động) Bái phỏng, kính thăm. ◎ Như: "bái vọng" bái phỏng, "tham vọng" kính ngưỡng.
4. (Động) Oán trách, khiển trách. ◇ Tư Mã Thiên : "Nhược vọng bộc bất tương sư, nhi dụng lưu tục nhân chi ngôn, bộc phi cảm như thử" , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Hình như trách tôi không nghe lời dạy, mà lại theo lời bọn thế tục tầm thường, tôi đâu dám thế.
5. (Động) Tiếp cận, gần đến. ◇ Nhi nữ anh hùng truyện : "Nhĩ na ngã tuy nhiên bất chí ư lão mại bất kham, dã thị vọng ngũ đích nhân liễu" , (Đệ nhất hồi) Mi với ta tuy chưa đến thứ già cả bất kham, cũng đã gần năm chục cả rồi.
6. (Danh) Chí nguyện, tâm nguyện. ◎ Như: "nguyện vọng" , "tuyệt vọng" .
7. (Danh) Danh dự, tiếng tăm. ◎ Như: "danh vọng" , "uy vọng" .
8. (Danh) Ngày rằm. ◇ Cao Bá Quát : "Cửu nguyệt vọng hậu thiên khí lương" (Đằng tiên ca ) Sau rằm tháng chín, khí hậu mát dịu.
9. (Giới) Hướng về, về phía. ◎ Như: "vọng hậu thối" 退 lùi về phía sau, "vọng tiền khán" nhìn về phía trước. ◇ Thủy hử truyện : "Hoàng Tín bả tửu trản vọng địa hạ nhất trịch" (Đệ tam thập tam hồi) Hoàng Tín ném chén rượu xuống đất.

Từ điển Thiều Chửu

① Trông xa, như chiêm vọng trông mong.
② Có cái để cho người chiêm ngưỡng gọi là vọng, như danh vọng , uy vọng , v.v.
③ Quá mong, như trách vọng trách mắng để mong cho làm nên.
④ Ước mong, như đại hỉ quá vọng mừng quá sức ước mong, nghĩa là được thích lòng muốn quá, thất vọng mất sự mong ước, tuyệt vọng hết đường mong ước, v.v.
⑤ Ngày rằm, ngày rằm thì mặt trời mặt trăng gióng thẳng nhau gọi là vọng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhìn (xa): Lên cao nhìn xa; 西 Nhìn ngược nhìn xuôi;
② Thăm: Thăm bạn;
③ Mong mỏi: Được mùa đã trông thấy, một mùa đầy hứa hẹn; Trách mắng để mong cho làm nên; Mừng quá vượt cả sự ước mong;
④ Danh vọng: Uy tín và danh vọng;
Hướng về, về phía: Đi về phía đông; Nhìn lên trên;
⑥ Ngày rằm âm lịch: Sóc vọng (ngày mồng một và rằm âm lịch);
⑦ [Wàng] (Họ) Vọng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trông. Nhìn — Ngóng trông. Td: Hi vọng — Tiếng tăm lớn, được nhiều người trông ngóng. Td: Danh vọng — Giận trách. Td: Oán vọng — Ngày rằm âm lịch.

Từ ghép 66

ba cao vọng thượng 巴高望上ba vọng 巴望bạch vọng 白望bằng cao vọng viễn 憑高望遠cao vọng 高望chỉ vọng 指望chiêm vọng 瞻望chúc vọng 屬望cốc vọng 鵠望công cao vọng trọng 功高望重cuồng vọng 狂望danh vọng 名望dục vọng 慾望dục vọng 欲望đại hạn vọng vân nghê 大旱望雲霓đắc lũng vọng thục 得隴望蜀đăng cao vọng viễn 登高望遠đức cao vọng trọng 德高望重hi vọng 希望hoài vọng 懷望hy vọng 希望khán vọng 看望khát vọng 渴望kí đắc lũng, phục vọng thục 既得隴,復望蜀kì vọng 期望kì vọng 祈望kỳ vọng 期望nguyện vọng 願望nguyệt vọng 月望ngưỡng vọng 仰望oán vọng 怨望phán vọng 盼望quan vọng 觀望quyết vọng 觖望sính vọng 騁望sóc vọng 朔望tài vọng 才望thám vọng 探望thanh vọng 聲望thất vọng 失望triển vọng 展望trọng vọng 重望trướng vọng 悵望tuyệt vọng 絕望tuyệt vọng 絶望tưởng vọng 想望uy vọng 威望ước vọng 約望vị vọng 位望viễn vọng 遠望viễn vọng kính 遠望鏡vọng bái 望拜vọng cổ 望古vọng nguyệt 望月vọng nhật 望日vọng phu 望夫vọng quốc 望國vọng tộc 望族vọng từ 望祠vọng viễn 望遠vô vọng 無望xa vọng 奢望xí vọng 企望xí vọng 跂望ý vọng 懿望yếm vọng 饜望
tùy
suí ㄙㄨㄟˊ

tùy

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. tùy theo
2. đời nhà Tùy

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Theo sau. ◎ Như: "cân tùy" đi theo. ◇ Tam quốc diễn nghĩa : "Tùy ngã đáo họa các trung lai" (Đệ bát hồi) Hãy theo ta đến họa các (lầu gác trang trí hoa lệ).
2. (Động) Thuận theo. ◎ Như: "phu xướng phụ tùy" chồng đốc suất, vợ thuận theo (lời Quan Duẫn Tử ). § Ghi chú: Cho nên đạo vợ chồng gọi là "xướng tùy" .
3. (Động) Tiện, thuận. ◎ Như: "tùy khẩu" thuận miệng, "tùy thủ quan môn" tiện tay đóng cửa lại.
4. (Động) Giống (tiếng địa phương, bắc Trung Quốc). ◎ Như: "tha trường đắc tùy tha phụ thân" anh ấy giống cha.
5. (Động) "Tùy hỉ" tiếng nhà Phật, nói nghĩa hẹp là tùy ý mình thích mà làm như bố thí, cúng dâng. Nói nghĩa rộng thì đi thăm cảnh chùa cũng gọi là "tùy hỉ", người ta làm việc thiện mình không làm chỉ thêm vào cũng gọi là "tùy hỉ", không ứng theo người hành động gì cũng gọi là "tùy hỉ". ◇ Liêu trai chí dị : "Duy nhất lão tăng quải đáp kì trung. Kiến khách nhập, túc y xuất nhạ, đạo dữ tùy hỉ" . , , (Họa bích ) Chỉ có một ông sư già khoác áo ngắn ở trong đó. Thấy có khách vào, bèn xốc áo nghiêm chỉnh ra đón, hướng dẫn thăm cảnh chùa.
6. (Phó) Lập tức, tức khắc, ngay, bèn. ◎ Như: "tùy thì" tùy thời mà xử, "tùy xứ" tùy nơi mà định, "tùy tức" lập tức, tức khắc.
7. (Danh) Ngón chân.

Từ điển Thiều Chửu

① Theo sau. Cứ đi theo sau chân người, đi nghỉ chóng chầy đều tùy người gọi là tùy.
② Xướng tùy đạo vợ chồng, gióng lên trước là xướng, thuận theo sau là tùy. Phu xướng phụ tùy , lời ông Quan Duẫn Tử nói, ý nói chồng hay lấy ý đốc suất người, vợ hay thuận theo lời chồng chỉ bảo vậy.
③ Thuận. Như tùy khẩu thuận miệng, tùy thủ thuận tay, v.v.
④ Tùy cơ mà ứng ngay. Như tùy thời tùy thời mà xử, tùy xứ tùy nơi mà định, v.v.
⑤ Ngón chân.
⑥ Tùy hỉ tiếng nhà Phật, nói nghĩa hẹp là tùy ý mình thích mà làm như bố thí, cúng dâng, v.v. Nói nghĩa rộng thì đi thăm cảnh chùa cũng gọi là tùy hỉ, người ta làm việc thiện mình không làm chỉ thêm vào cũng gọi là tùy hỉ, không ứng theo người hành động gì cũng gọi là tùy hỉ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Đi theo: Tôi sẽ đi theo mọi người;
② Vừa... vừa...: Vừa nói vừa ghi;
③ Bất kì, lúc nào cũng: Lúc nào cũng chú ý;
④ Tùy theo, tuân theo, phục tùng: 便 Tùy (theo) anh ấy; Tùy ý; 便 Tùy ý, tùy tiện, tùy thích, tự do, cẩu thả, xuê xoa; Sau đó, sau, tiếp theo; Lập tức, tức khắc, ngay, bèn. 【】tùy thời [suíshí] a. Sẵn sàng: Sẵn sàng tiêu diệt đối phương; b. Bất cứ lúc nào: Sửa chữa sai lầm bất cứ lúc nào; 【】tùy trước [suízhe] Theo đà, theo: Theo thời gian trôi qua; Theo đà phát triển của công nghiệp;
⑤ Tiện, thuận: Tiện tay đóng cửa lại; Thuận miệng;
⑥ Giống, như: Anh ấy giống cha;
⑦ (văn) Ngón chân.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Đi theo. Thuận theo. Nghe theo.

Từ ghép 20

nhi, nhu, nhuyên
ér ㄦˊ, nuán ㄋㄨㄢˊ, nuò ㄋㄨㄛˋ, rú ㄖㄨˊ, ruǎn ㄖㄨㄢˇ

nhi

phồn & giản thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Nhu".
2. (Động) Thấm ướt. ◇ Liêu trai chí dị : "Trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu" , (Vương Thành ) Dọc đường gặp mưa, áo giày thấm ướt.
3. (Động) Chậm trễ, đình trệ. ◎ Như: "nhu trệ" đình trệ.
4. (Động) Tập quen. ◎ Như: "nhĩ nhu mục nhiễm" quen tai quen mắt.
5. (Tính) Ẩm ướt.
6. (Tính) Cam chịu, chịu đựng. ◇ Sử Kí : "Hướng sử Chánh thành tri kì tỉ vô nhu nhẫn chi tâm, bất trọng bạo hài chi nạn, tất tuyệt hiểm thiên lí dĩ liệt kì danh" 使, , (Nhiếp Chánh truyện ) Giá trước đấy (Nhiếp) Chính biết chắc chị của mình không có tính nhẫn nhục, không sợ cái nạn bêu thây, mà tất mạo hiểm vượt qua nghìn dặm để cho tên tuổi của mình được sáng tỏ.
7. Một âm là "nhi". § Thông "nhi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Nhu.
② Thấm ướt.
③ Chậm trễ (đợi lâu).
④ Tập quen, như nhĩ nhu mục nhiễm quen tai quen mắt.
⑤ Một âm là nhi. Cùng nghĩa với chữ nhi .

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nấu lên mà lấy nước — Gội đầu — Các âm khác là Nhu, Nhuyên. Xem các âm này.

Từ ghép 1

nhu

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sông Nhu
2. thấm ướt

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sông "Nhu".
2. (Động) Thấm ướt. ◇ Liêu trai chí dị : "Trung đồ ngộ vũ, y lí tẩm nhu" , (Vương Thành ) Dọc đường gặp mưa, áo giày thấm ướt.
3. (Động) Chậm trễ, đình trệ. ◎ Như: "nhu trệ" đình trệ.
4. (Động) Tập quen. ◎ Như: "nhĩ nhu mục nhiễm" quen tai quen mắt.
5. (Tính) Ẩm ướt.
6. (Tính) Cam chịu, chịu đựng. ◇ Sử Kí : "Hướng sử Chánh thành tri kì tỉ vô nhu nhẫn chi tâm, bất trọng bạo hài chi nạn, tất tuyệt hiểm thiên lí dĩ liệt kì danh" 使, , (Nhiếp Chánh truyện ) Giá trước đấy (Nhiếp) Chính biết chắc chị của mình không có tính nhẫn nhục, không sợ cái nạn bêu thây, mà tất mạo hiểm vượt qua nghìn dặm để cho tên tuổi của mình được sáng tỏ.
7. Một âm là "nhi". § Thông "nhi" .

Từ điển Thiều Chửu

① Sông Nhu.
② Thấm ướt.
③ Chậm trễ (đợi lâu).
④ Tập quen, như nhĩ nhu mục nhiễm quen tai quen mắt.
⑤ Một âm là nhi. Cùng nghĩa với chữ nhi .

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Nhúng nước, nhận chìm, ngâm nước, thấm ướt;
② Chậm trễ;
③ Tập quán: Quen tai quen mắt;
④ [Rú] Sông Nhu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thấm ướt — Nhuộm vào. Nhuốm vào — Chậm chạp, ngưng trệ — Nhịn. Chịu đựng.

Từ ghép 6

nhuyên

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên sông, tức Nhuyên thủy, thuộc tỉnh Hà Bắc — Các âm khác là Nhi, Nhu. Xem các âm này.
khẩn
kěn ㄎㄣˇ

khẩn

phồn thể

Từ điển phổ thông

thành khẩn

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Chân thành. ◎ Như: "thái độ thành khẩn" thái độ chân thành. ◇ Cù Hựu : "Phủng trước tửu bôi hướng lão bằng hữu bái tạ, biểu đạt tự kỉ khẩn thiết đích tạ ý" , (Tu Văn xá nhân truyện ) Nâng chén rượu bái tạ người bạn, bày tỏ lòng biết ơn thành thật thiết tha của mình.
2. (Động) Thỉnh cầu, cầu xin. ◎ Như: "kính khẩn" kính xin. ◇ Liêu trai chí dị : "Tương tự nghệ khẩn, khủng bất kiến nạp, cố dĩ mỗ lai" , , (Thanh Phụng ) (Cha tôi) hẳn sẽ tự mình tới cầu khẩn, nhưng sợ không được gặp, cho nên bảo tôi đến.

Từ điển Thiều Chửu

① Khẩn khoản.
② Khẩn cầu, cầu người khác một cách cần thiết gọi là khẩn.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thành khẩn, chân thành: Ăn nói chân thành;
② Thiết tha yêu cầu, khẩn cầu: Kính cẩn yêu cầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Rất thành thật — Cầu xin.

Từ ghép 7

Từ điển trích dẫn

1. Nhóm lửa nấu ăn. ◇ Trang Tử : "Tam nhật bất cử hỏa, thập niên bất chế y" , (Nhượng vương ).
2. Làm ăn sinh sống. ◇ Phạm Trọng Yêm : "Dĩ chí tứ phương hiền sĩ, lại công cử hỏa giả, bất khả thắng số" , , (Đậu gián nghị lục ).
3. Đốt lửa. ◇ Sử Kí : "Thái San thượng cử hỏa, hạ tất ứng chi" , (Hiếu Vũ bổn kỉ ).
4. Nổi binh. ◇ Văn Trưng Minh : "Thả tặc cử hỏa hướng nội, thị hữu ứng dã" , (Nam Kinh Thái Thường tự Khanh Gia hòa Lữ Công hành trạng ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhóm lửa nấu ăn — Thắp đèn.

Từ điển trích dẫn

1. § Cũng viết là "phát tích" .
2. Hưng khởi, nổi dậy. ◇ Sử Kí : "Tần thất kì chánh, nhi Trần Thiệp phát tích" , (Thái sử công tự tự ).
3. Quá trình hưng khởi.
4. Từ chỗ hèn kém mà đắc chí hiển đạt, hoặc từ nghèo khó trở nên giàu có. ◇ Cảnh thế thông ngôn : "Tư Mã Tương Như bổn thị Thành Đô Phủ nhất cá cùng nho, chỉ vi nhất thiên văn tự thượng đầu liễu chí tôn chi ý, nhất triêu phát tích" , , (Du trọng cử đề thi ngộ thượng hoàng ).
5. Phát tài. ◇ Liêu trai chí dị : "Phụ ngôn thiên tứ hoàng kim, kim tứ đổ không không, khởi huấn độc sở năng phát tích da?" , , (Trần Tích Cửu ) Cha nói trời cho nhiều tiền lắm, nay thì nhà trơ bốn bức vách, chẳng lẽ dạy học mà phát tài được sao?
6. Lên đường, khởi hành. ◇ Dương Quýnh : "Phát tích lai nam hải, Trường minh hướng bắc châu" , (Tử lưu mã ).

quang minh

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. sáng sủa
2. tương lai tốt đẹp, đầy hứa hẹn

Từ điển trích dẫn

1. Sáng tỏ. ◇ Sơ khắc phách án kinh kì : "Nả nguyệt sắc nhất phát quang minh như trú" (Quyển thất) Ánh trăng đó chiếu ra sáng tỏ như ban ngày.
2. Thẳng thắn, không mờ ám. ◎ Như: "tâm địa quang minh" lòng dạ trong sáng.
3. Lớn lao, thịnh đại. ◇ Đỗ Mục : "Tự Lưỡng Hán dĩ lai, phú quý giả thiên bách; tự kim quan chi, thanh thế quang  minh, thục nhược Mã Thiên, Tương Như, Giả Nghị, Lưu Hướng, Dương Hùng chi đồ?" , ; , , , , , , ? (Đáp Trang Sung thư ) Từ thời Lưỡng Hán đến nay, kẻ giàu sang có cả ngàn trăm; từ bây giờ mà xem, thanh thế lớn lao, ai bằng những người như Mã Thiên, Tương Như, Giả Nghị, Lưu Hướng, Dương Hùng?
4. Chiếu rọi, tỏa sáng. ◇ Hậu Hán Thư : "Chiêu Quân phong dong tịnh sức, quang minh Hán cung" , (Nam Hung Nô truyện ) Chiêu Quân vẻ đẹp lộng lẫy, chiếu sáng rực rỡ cung điện nhà Hán.
5. Hiển dương.
6. Vinh diệu, vinh hiển. ◇ Lưu Giá : "Cập thì lập công đức, Thân hậu do quang minh" , (Lệ chí ) Kịp thời lập công đức, Chết rồi còn hiển vinh.
7. Chỉ gương mẫu, nghi phạm của bậc hiền tài. ◇ Hàn Dũ : "Ngưỡng vọng thiên tử chi quang minh" (Cảm nhị điểu phú tự ).
8. Có chính nghĩa. ◎ Như: "quang minh đại đạo" con đường chính nghĩa.
9. Tên huyệt trong châm cứu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa. Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Châu của Đặng Đức Siêu có câu: » Sửa mũ áo lạy về bắc khuyết, ngọn quan minh hun mát tấm trung can «.

Từ điển trích dẫn

1. Chính trị trong nước. ◇ Lưu Hướng : "Nội trị vị đắc, bất khả dĩ chánh ngoại" , (Thuyết uyển , Chỉ vũ ) Chính trị trong nước chưa ổn định, thì không thể làm đúng việc bên ngoài.
2. Gia chính, tức là việc giáo dục dạy dỗ phụ nữ ngày xưa.
3. Gia vụ, việc nhà. ◇ Vương An Thạch : "Kinh kỉ nội trị, Năng cần bất giải" , (Tiên Du huyện Thái Quân La Thị mộ chí minh ) Cương kỉ việc nhà, Siêng năng không trễ nải.
4. Tu thân, sửa mình.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Việc sắp đặt trong nước.
hư, khư
xū ㄒㄩ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. không có thực
2. trống rỗng

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không: Vượt lên khoảng không;
② Giả, dối trá, không có thật, hư hão: Tình hão;
③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp): Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo);
④ (văn) Vơi, thiếu: Đầy vơi;
⑤ Nhút nhát, rụt rè: Nơm nớp, ngại ngùng;
⑥ Yếu ớt: Chị ấy người rất yếu;
⑦ (văn) Hốc, lỗ hổng;
⑧ [Xu] Sao Hư (một ngôi sao trong nhị thập bát tú).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trống không — Không có — Không sát với sự thật — Thiếu, không đủ. Td: Huyết hư ( thiếu máu ) — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú — Một âm là Khư.

Từ ghép 29

khư

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Không thật, giả, hão. § Trái với "thật" . ◎ Như: "hư tình" tình hão, "hư danh" danh tiếng hão. ◇ Pháp Hoa Kinh : "Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng" , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.
2. (Tính) Trống, rỗng, vơi, thiếu. ◎ Như: "doanh hư" đầy vơi, "không hư" rỗng không.
3. (Tính) Không kiêu ngạo, không tự mãn. ◎ Như: "hư tâm" lòng không tự cho là đủ, "khiêm hư" khiêm tốn. ◇ Trang Tử : "Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm" , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
4. (Tính) Suy nhược, yếu đuối. ◎ Như: "thân thể hư nhược" thân thể suy nhược.
5. (Tính) Áy náy, hãi sợ, không yên lòng. ◎ Như: "đảm hư" tâm thần lo sợ không yên.
6. (Tính) Không thực dụng, không thiết thực. ◎ Như: "hư văn" văn sức hão huyền, "bộ hư" theo đuổi sự hão huyền, "huyền hư" huyền hoặc hư hão.
7. (Tính) Không có kết quả. ◎ Như: "thử nguyện cánh hư" điều nguyện ấy lại hão cả, "thử hành bất hư" chuyến đi này không phải là không có kết quả.
8. (Tính) Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. ◎ Như: nét vẽ vô tình mà có thần là "hư thần" . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là "hư bút" .
9. (Động) Để trống. ◎ Như: "hư tả dĩ đãi" vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). ◇ Sử Kí : "Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh" , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.
10. (Phó) Hão, rỗng, giả. ◎ Như: "hư trương thanh thế" cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.
11. (Phó) Dự trước, phòng sẵn. ◇ Tư Mã Quang : "Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại" , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.
12. (Danh) Khoảng trời không, thiên không. ◎ Như: "lăng hư" vượt lên trên không. ◇ Tô Thức : "Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ" , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.
13. (Danh) Chỗ thế yếu. ◎ Như: "sấn hư nhi nhập" nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.
14. (Danh) Sao "Hư", một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
15. (Danh) Hốc, lỗ hổng. ◇ Hoài Nam Tử : "Nhược tuần hư nhi xuất nhập" (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.
16. (Danh) Phương hướng. ◇ Dịch Kinh : "Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư" , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.
17. Một âm là "khư". (Danh) Cái gò lớn. § Thông "khư"
18. (Danh) Nơi chốn, chỗ ở, không gian. ◇ Trang Tử : "Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã" , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Từ điển Thiều Chửu

① Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
② Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
③ Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
④ Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
⑤ Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
⑥ Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
⑦ Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
⑧ Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
⑨ Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
⑩ Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
⑪ Hốc, lỗ hổng.
⑫ Một âm là khư. Cái gò lớn.
⑬ Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Cái gò lớn (như , bộ );
② Thành cũ, chốn hoang tàn;
③ Chợ;
④ Chỗ ở.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái gò đất lớn — Một âm là Hư.
dư, dữ, dự
yú ㄩˊ, yǔ ㄩˇ, yù ㄩˋ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Vậy ư?, thế ru? (trợ từ cuối câu để biểu thị sự cảm thán hoặc để hỏi, dùng như , bộ ): ! Hiếu, đễ là gốc của nhân ư! (Luận ngữ); ? Có thể không cố gắng ư? (Sử kí); ? Đó có phải là sức mạnh của phương nam không? (Trung dung).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trợ từ cuối câu hỏi. Như chữ Dư — Các âm khác là Dữ, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 1

dữ

phồn thể

Từ điển phổ thông

1. và, với
2. chơi thân

Từ điển phổ thông

1. cho
2. đi lại chơi bời, thân thiện
3. khen ngợi, tán thưởng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Với, cùng với: Khác với mọi người, khác thường; Tôi với ông nói chuyện về việc người (nhân sự) (Quốc ngữ); Người xưa cùng vui với dân (Mạnh tử); Tôi với ông khác nhau (tôi khác với ông) (Mặc tử);
② Cho (để nêu lên đối tượng được thụ hưởng, dùng như [wèi], bộ ): Sau nếu có việc gì, tôi sẽ tính cho ông (Quốc ngữ); Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng cho người (Sử kí); 便 Tiện cho mọi người;
③ (văn) Ở, tại: Ngồi ở thượng phong;
④ (văn) Để cho, bị: Bèn bị Câu Tiễn bắt, chết ở Can Toại (Chiến quốc sách);
⑤ (lt) Và: Công nghiệp và nông nghiệp; Phu tử nói về tính và đạo trời thì không được nghe (Luận ngữ);
⑥ (văn) Hay, hay là (biểu thị mối quan hệ chọn lựa, được nêu lên trong hai từ hoặc nhóm từ chứa đựng hai nội dung tương phản nhau): ! Mùa xuân năm thứ ba mươi, nước Tấn xâm lấn nước Trịnh, để quan sát xem có thể đánh được nước Trịnh hay không (Tả truyện); Chẳng biết có công đức hay không (Thế thuyết tân ngữ). 【】 dữ phủ [yưfôu] Hay không: Thiết tưởng có chính xác hay không, phải chờ thực tiễn kiểm nghiệm;
⑦ (văn) Nếu: ? Nếu Nhan Hồi mà chấp chính thì Tử Lộ và Tử Cống còn thi thố tài năng vào đâu được? (Hàn Thi ngoại truyện). 【...】 dữ... bất như [yư... bùrú] (văn) Nếu... chẳng bằng: 使 使 Nếu để cho Xúc này mang tiếng hâm mộ thế lực, (thì) không bằng để vua được tiếng là quý chuộng kẻ sĩ (Chiến quốc sách); Nếu ta được một ngàn cỗ chiến xa, chẳng bằng nghe được một câu nói của người đi đường Chúc Quá (Lã thị Xuân thu); 【】 dữ... bất nhược [yư... bùruò] (văn) Nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn (dùng như ): Nếu tôi nhờ ông mà được sống thì thà bị bắt mà chết còn hơn (Tân tự); 【】 dữ... ninh [yư... nìng] (văn) Nếu... thì thà... còn hơn: Nếu làm vợ người, thì thà làm thiếp (nàng hầu, vợ lẽ) cho phu tử còn hơn (Trang tử); Nếu người giết ta thì ta tự giết mình còn hơn (Sử kí); 【】dữ... khởi nhược [yư... qê ruò] (văn) Nếu... sao bằng. Như ; 【】dữ kì [yư qí] (lt) Thà... (kết hợp với : … nếu... chẳng bằng, thà... còn hơn): Thà đi tàu còn hơn đi xe; Nếu lấy được một trăm dặm ở nước Yên thì chẳng bằng lấy được mười dặm ở Tống (Chiến quốc sách);【】dữ kì... bất như [yưqí... bùrú] Nếu... chẳng bằng (không bằng). Xem ; 【】 dữ kì... bất nhược [yưqí... bùruò] Nếu... chẳng bằng (không bằng), thà... còn hơn (dùng như ): Trong việc tế lễ, nếu lòng kính không đủ mà lễ có thừa, (thì) chẳng bằng lễ không đủ mà lòng kính có thừa (Lễ kí); 【】dữ kì... ninh [yưqí... nìng] Nếu... thì thà... còn hơn, thà... còn hơn: Về lễ, nếu xa xí thì thà tiết kiệm còn hơn (thà tiết kiệm còn hơn xa xí) (Luận ngữ); Nếu hại dân thì thà ta chịu chết một mình còn hơn (Tả truyện); 【】dữ kì... ninh kì [yưqí... nìngqí] Như ;【】dữ kì ... khởi như [yưqí... qêrú] Nếu... sao bằng (há bằng): ? Nếu đóng nó lại để cất đi thì sao bằng che mình nó lại? (Án tử Xuân thu); 【】dữ kì... khởi nhược [yưqí... qêruò] Nếu... sao bằng (há bằng) (dùng như ): ? Vả lại nếu nhà ngươi theo những kẻ sĩ lánh người thì sao bằng theo kẻ lánh đời (Luận ngữ);
⑧ (văn) Để (nối kết trạng ngữ với vị ngữ): Cho nên người quân tử chọn người để kết giao, người làm ruộng chọn ruộng mà cày (Thuyết uyển: Tạp ngôn);
⑨ (văn) Đều, hoàn toàn: Các bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt (Mặc tử);
⑩ Cho, giao cho, trao cho, tán thành, đối phó: Trời đã cho mà không nhận thì sẽ bị tội (Việt sử lược); 退 Tán thành ông ta tiến lên, không tán thành ông ta lùi bước (Luận ngữ: Thuật nhi); Đó gọi là một đối phó với một, người gan dạ dũng cảm tiến tới được vậy (Tam quốc chí);
⑪ (văn) Chờ đợi: Thời gian trôi đi mất, năm chẳng chờ đợi ta (Luận ngữ);
⑫ (văn) Viện trợ, giúp đỡ: Chẳng bằng giúp cho Ngụy để làm cho Ngụy mạnh lên (Chiến quốc sách);
⑬ Đi lại, giao hảo, kết giao, hữu hảo: Đi lại (thân với nhau);
⑭ (văn) Kẻ đồng minh: Hiệp ước liên minh đã định rồi thì dù đã thấy rõ những mặt lợi hại, cũng không thể lừa bịp kẻ đồng minh của họ (Tuân tử).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Liên kết với nhau. Chẳng hạn Đẳng dữ ( phe nhóm liên kết ) — Tới. Đến. Chẳng hạn Dữ kim ( tới nay ) — Và. Với — Cho. Cấp cho — Bằng lòng. Hứa cho — Giúp đỡ — Các âm khác là Dư, Dự. Xem các âm này.

Từ ghép 10

dự

phồn thể

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Phe đảng, bè lũ. ◇ Hán Thư : "Quần thần liên dữ thành bằng" (Vũ Ngũ Tử truyện ) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
2. (Động) Tán thành, đồng ý. ◇ Luận Ngữ : "Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã" : (Tiên tiến ) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
3. (Động) Giúp đỡ. ◇ Đạo Đức Kinh : "Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân" , (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
4. (Động) Cấp cho. ◎ Như: "phó dữ" giao cho, "thí dữ" giúp cho. ◇ Mạnh Tử : "Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ" , (Li Lâu hạ ) Có thể cho, có thể không cho.
5. (Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận. ◇ Lễ Kí : "Chư hầu dĩ lễ tương dữ" (Lễ vận ) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
6. (Động) Theo gót, nương theo. ◇ Quốc ngữ : "Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã" (Tề ngữ ) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
7. (Động) Kết giao, giao hảo. ◎ Như: "tương dữ" cùng kết thân, "dữ quốc" nước đồng minh. ◇ Sử Kí : "Điền Giả vi dữ quốc chi vương" (Hạng Vũ bổn kỉ ) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
8. (Động) Ứng phó, đối phó. ◇ Sử Kí : "Bàng Noãn dị dữ nhĩ" (Yên Triệu Công thế gia ) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
9. (Động) Chờ, đợi. ◇ Luận Ngữ : "Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ" , (Dương Hóa ) Ngày tháng trôi qua, năm tháng chẳng chờ ta.
10. (Động) Sánh với, so với. ◇ Hán Thư : "Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương?" , (Hàn Tín truyện ) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
11. (Động) Đề cử, tuyển chọn. § Thông . ◎ Như: "tuyển hiền dữ năng" chọn người tài giỏi cử người có khả năng.
12. (Liên) Và, với, cùng. ◎ Như: "ngã dữ nhĩ" tôi và anh, "san dữ thủy" núi với sông.
13. (Liên) Nếu như, ví thử. ◇ Luận Ngữ : "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm" , , (Bát dật ) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
14. (Liên) Hay, hay là. ◇ Thế thuyết tân ngữ : "Bất tri hữu công đức dữ vô dã" ( Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
15. (Giới) Hướng về, đối với, cho. ◇ Sử Kí : "Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh" (Trần Thiệp thế gia ) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
16. (Giới) Bị. ◇ Chiến quốc sách : "(Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại" (), (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
17. (Phó) Đều. § Thông "cử" . ◇ Mặc Tử : "Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả" , (Thiên chí trung ) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.
18. Một âm là "dự". (Động) Tham gia, dự phần. ◎ Như: "tham dự" , "dự hội" .
19. (Động) Can thiệp. ◇ Phạm Thành Đại : "Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự?" , (Thứ vận thì tự ) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?
20. Một âm là "dư". (Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay! § Thông "dư" . ◇ Luận Ngữ : "Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư" , (Học nhi ) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
21. (Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru? § Thông "dư" . ◇ Khuất Nguyên : "Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư?" : (Sở từ , Ngư phủ ) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?

Từ điển Thiều Chửu

① Kịp, cùng. Như phú dữ quý giàu cùng sang.
② Ðều. Như khả dữ ngôn thiện khá đều nói việc thiện.
③ Chơi thân. Như tương dữ cùng chơi, dữ quốc nước đồng minh, đảng dữ cùng đảng, v.v.
④ Hứa cho, giúp cho. Như bất vi thời luận sở dữ không được dư luận người đời bằng lòng.
⑤ Cấp cho. Như phó dữ giao cho, thí dữ giúp cho, v.v.
⑥ Dữ kì ví thử, dùng làm ngữ từ. Như lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm (Luận ngữ ) ví thử lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.
⑦ Dong dữ nhàn nhã.
⑧ Một âm là dự. Tham dự vào. Như dự văn kì sự dự nghe việc đó, nói trong khi xảy ra sự việc ấy, mình cũng nghe thấy, cũng dự vào đấy.
⑨ Lại một âm là rư. Dùng làm ngữ từ, nghĩa là vậy vay! Lại dùng làm lời nói còn ngờ, nghĩa là vậy rư? thế ru? Nay thông dụng chữ dư .

Từ điển Trần Văn Chánh

Tham dự, dự vào: Thầy giáo tham dự trò chơi của các học sinh; ! Cao cả thay, có thiên hạ mà không dự vào! (Luận ngữ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tham gia vào, góp phần góp mặt vào — Các âm khác là Dư, Dữ — Cũng dùng như chữ Dự trong từ ngữ Do dự.

Từ ghép 2

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.