Từ điển trích dẫn

1. Đáng ghét, làm cho người ta không ưa. ◇ Hàn Dũ : "Phàm sở dĩ sử ngô diện mục khả tăng, ngữ ngôn vô vị giả, giai tử chi chí dã" (Tống cùng văn ).
2. Dễ yêu, khả ái. § Phản ngữ biểu thị nam nữ thương yêu nhau hết sức. Thường thấy trong các hí khúc đời Kim hoặc Nguyên. ◇ Tây sương kí 西: "Tử tế đoan tường, khả tăng đích biệt. Phô vân tấn ngọc sơ tà, kháp tiện tự bán thổ sơ sanh nguyệt" , . , 便 (Đệ tứ bổn , Đệ tứ chiết). § Nhượng Tống dịch thơ: Dưới đèn tỉ mỉ nhìn nhau, Càng nhìn càng thấy mọi màu mọi tươi. Tóc mây lược ngọc ngang cài, Rõ vành trăng mới chân trời mọc lên!
3. Người yêu, ý trung nhân. § Cũng viết là: "khả tăng tài" . ◇ Thẩm Sĩ : "Canh lan nhân tĩnh, hỉ thông thông tương phùng khả tăng" , (Ngọc bao đỗ , Phong tình , Khúc chi nhị ).

Từ điển trích dẫn

1. Trùng phức, nhiều lần. ◇ Văn tuyển : "Tụng độc phản phúc" (Đáp Lâm Truy Hầu tiên ) Đọc đi đọc lại.
2. Biến hóa vô thường. ◇ Tô Thức : "Tuế nguyệt như túc tích, Nhân sự kỉ phản phúc" 宿, (Bãi Từ Châu vãng Nam Kinh kí Tử Do ) Năm tháng vẫn như xưa, Nhân tình bao nhiêu biến dịch vô thường.
3. Xoay chuyển, điên đảo. ◇ Lí Ngư : "Điều đắc bình trắc thành văn, Hựu lự âm dương phản phúc" 調, (Nhàn tình ngẫu kí , Từ khúc ) Điều hợp bình trắc thành văn, Lại lo âm dương phiên chuyển.
4. Khuynh đảo, khuynh động. ◇ Chiến quốc sách : "Dục phản phúc Tề quốc nhi bất năng" (Triệu sách nhị ) Muốn khuynh đảo nước Tề nhưng không được.
5. Động loạn. ◇ Lí Cương : "Tông xã điên nguy, thiên hạ phản phúc" , (Nghị nghênh hoàn lưỡng cung trát tử ) Xã tắc nguy ngập, thiên hạ động loạn.
6. Đi trở lại, tuần hoàn.
7. Suy đi xét lại, nghiên cứu nhiều lần.
8. Chỉ thơ "phản phúc" , từ một bài đọc liên hoàn, xuôi ngược nhiều cách thành nhiều bài khác.
9. Một cách trong tu từ pháp, lập lại nhiều lần cùng một ngữ cú, để biểu hiện tình cảm một cách mạnh mẽ.
10. Trùng điệp. ◇ Giang Yêm : "San phản phúc nhi tham thác, Thủy nhiễu quán nhi oanh bạc" , (Thủy thượng thần nữ phú ) Núi trùng điệp mà chen chúc, Sông quanh co mà chằng chịt.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lật lọng tráo trở — Lật qua lật lại xem xét kĩ lưỡng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ông già dưới trăng, tức ông thần coi về việc vợ chồng ở trần gian. Cung oán ngâm khúc có câu: » Tay nguyệt lão chẳng se thì chớ, se thế này có dở dang không «. — Nguyệt lão tức nguyệt hạ lão nhân: Ông lão ở dưới mặt trăng. Tục truyền là vị thần xem việc hôn nhân. Tích Vi Cố, người đời Đường, đi kén vợ, một hôm về đêm xảy gặp một ông già ngồi trước sân chùa, bên mình có để một túi đựng toàn chỉ hồng, tay mở quyển sách soi ra ánh trăng mà xem. Vi Cố hỏi thì nói: Sách ấy là sách hôn thư là sổ những người phải lấy nhau. Chỉ đã buộc rồi thì dù thân, thù, quý, tiện thế nào cũng phải hợp. Vi tọc mạch hỏi thêm về duyên nợ của mình, ông già dưới trăng cũng vui vẻ cho biết rằng đã se dây chi Vi lấy một đứa con nhà hàng rau. Sáng ngày Vi ra chợ theo lời chỉ bảo của ông già dưới trăng, thấy người có duyên nợ với mình nghèo nàn quá. Vi giận bèn mướn người giết chết nàng con gái ấy đi. Nhưng không giết được. Đến sau Vi cưới vợ, té ra người vợ lại chính là người con gái mà Vi đã toan giết ấy. » Nguyệt cùng Nguyệt lão hỡi ông « ( Lục Vân Tiên ). Vi Cố đời Đường ở Tống Đô đêm đi chơi mát, gặp ông già ngồi xem sách ở dưới trăng, bên có cái đãy đựng tơ đỏ ( xích thằng ) hỏi, ông đáp rằng: Quyển sổ này chép tên tuổi, đãy đựng sợi tơ đỏ để buộc duyên phận vợ chồng người. Những người đã ghi tên vào sổ này, đã buộc sợi tơ đỏ này, dù người thù hoặc ở nước khác cũng vầy nên chồng vợ. Ông này không có tên, ông xem sách dưới trăng nên gọi Nguyệt lão: Ông già dưới trăng. » Trăng già « đều nghĩa ấy ( Điển Vi Cố ) ( C.O.N.K ).
cá, cán
gě ㄍㄜˇ, gè ㄍㄜˋ

giản thể

Từ điển phổ thông

cái, quả, con

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của "cá" .

Từ điển Thiều Chửu

① Cái, từng cái một gọi là cá, cùng một nghĩa với chữ cá .
② Cái nhà xép, hai bên tả hữu nhà Minh Ðường ngày xưa gọi là tả hữu cá .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Như (bộ ), (bộ );
② (văn) Này (đại từ, để chỉ gần, dùng như , có thể bổ nghĩa cho danh từ, hoặc làm tân ngữ): Tóc bạc ngàn trượng, dường như vì mối sầu mà dài như thế (Lí Bạch: Thu phố ca); 宿 Đứa trẻ này xem có vẻ khác thường, đừng cho làm quân túc vệ (Cựu Đường thư: Lí Mật liệt truyện); Thân này hệt như con hạc trong lồng, nhìn về biển khơi ở hướng đông mà kêu lên mấy tiếng (Cố Huống: Thù Liễu Tướng công);
③ (văn) a. Trợ từ giữa câu (có tác dụng bổ trợ về mặt âm tiết): Ông già thật giống như trẻ con, múc nước chôn chậu làm ao nhỏ (Hàn Dũ: Bồn trì); b. Đặt sau một cụm từ, biểu thị sự đình đốn (để nêu ra ở đoạn sau): Một mình, đứng đã lâu, hoa sương làm ướt sũng cả áo (Âu Dương Quýnh: Canh lậu tử);
④ (văn) Nhà chái, nhà sép (ở hai bên tả hữu nhà Minh đường thời xưa): Thiên tử ở chái bên tả của nhà Thanh dương (Lễ kí: Nguyệt lệnh) (Thanh dương là một trong bốn ngôi nhà của nhà Minh đường).

Từ điển Trần Văn Chánh

① (loại) a. Cái, quả, câu... (đặt trước danh từ): Ba quả táo; Một câu chuyện; Hai tuần lễ. b. Đứng trước con số ước chừng: Công việc này chừng hai ba ngày sẽ làm xong; Anh ấy một ngày đi độ trăm dặm đường cũng không thấy mệt; c. Đứng sau động từ có tân ngữ: Anh ấy tắm một cái là mất nửa tiếng. d. Đứng giữa động từ và bổ ngữ: Mưa không ngớt; Đập tan tành; Ăn cho no; Chạy mất hết;
② Riêng lẻ: Cá biệt; Cá thể;
③ (văn) Xem (2) (bộ );
④ (văn) Xem (3). Xem [gâ].

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình (như , bộ ).

Từ điển Trần Văn Chánh

Tự mình. Xem [gè].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem chữ Cá .

Từ ghép 11

cán

giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Thời cổ dùng như chữ Cán — Một âm khác là Cá.
đô
dōu ㄉㄡ, dū ㄉㄨ

đô

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. tất cả, toàn bộ
2. đã
3. thủ phủ, thủ đô

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Thành phố lớn. ◎ Như: "hoa đô" một tên gọi thành phố Paris, "cảng đô" chỉ một thành phố lớn ở cửa biển, cửa sông.
2. (Danh) Đất trung ương, nơi thiết lập cơ sở của chính phủ. ◎ Như: "thủ đô" , "quốc đô" , "kinh đô" , "kiến đô" xây dựng kinh đô, "thiên đô" dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
3. (Danh) Họ "Đô".
4. (Động) Đóng đô. ◇ Sử Kí : "Hạng Vương tự lập vi Tây Sở Bá Vương, vương cửu quận, đô Bành Thành" 西, , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín quận, đóng đô ở Bành Thành.
5. (Động) Ở. ◇ Hán Thư : "Tô Tần, Trương Nghi nhất đương vạn thặng chi chủ, nhi đô khanh tướng chi vị" , , (Đông Phương Sóc truyện ) Tô Tần, Trương Nghi cai quản muôn cỗ xe, ở vào ngôi khanh tướng.
6. (Động) Bao gồm, tổng cộng. ◇ Tào Phi : "Khoảnh soạn kì di văn, đô vi nhất tập" , (Dữ Ngô Chất thư ) Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập.
7. (Tính) Choáng, đẹp, ưu nhã. ◎ Như: "y phục lệ đô" quần áo choáng đẹp.
8. (Tính) To, lớn, cao. ◇ Hậu Hán Thư : "Trung hữu đô trụ" (Trương Hành truyện ) Giữa có cột đồng cao to.
9. (Thán) Ô, ôi. ◇ Thượng Thư : "Đô! Tại tri nhân, tại an dân" ! , (Cao Dao mô ) Ôi! (Chính là) ở chỗ biết dùng người, ở chỗ biết an dân.
10. (Phó) Đều, cả. ◎ Như: "đô hảo" đều tốt. ◇ Thủy hử truyện : "Nội hữu tứ cá kim tự, đô hôn liễu" , (Đệ tứ hồi) Trong có bốn chữ vàng, đều đã mờ cả.
11. (Phó) Cũng, thậm chí. ◎ Như: "tha nhất động đô bất động" nó không động đậy một tí gì cả (động đậy một chút cũng không).
12. (Phó) Còn, còn hơn. ◎ Như: "nhĩ đối ngã bỉ thân thư thư đô hảo" chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy.
13. (Phó) Đã, rồi. ◎ Như: "phạn đô lương liễu" cơm đã nguội rồi, "ngộ hội đô tạo thành liễu, nhĩ áo hối dã một dụng" , lầm lỡ đã rồi, anh hối hận cũng chẳng ích gì.

Từ điển Thiều Chửu

① Kinh đô, kẻ chợ. Như đô hội chỗ tụ họp đông đúc lớn. Chỗ vua đóng đô gọi là đô. Như kiến đô xây dựng kinh đô, thiên đô dời kinh đô ra đóng chỗ khác.
② Choáng đẹp. Như y phục lệ đô quần áo choáng đẹp.
③ Lời khen gợi tán thán.
④ Tóm. Như đại đô đại khái tất cả, đô thị đều thế, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (phó) Đều, hoàn toàn: ? Ai nấy đều đến cả rồi chứ?; Từ chỗ đất cao xung quanh đường đèo đứng nhìn, thì đều (hoàn toàn) không thấy gì cả (Mộng khê bút đàm);
② Cũng vì, đều (tại): Đều tại anh dây dưa, làm chúng tôi phải đến muộn;
③ Còn: Chị đối với tôi còn tốt hơn cả chị ruột tôi nữa đấy; Buổi trưa còn rét hơn sáng;
④ Đã: Cụ ấy đã gần tám mươi mà vẫn khỏe quá;
⑤ (văn) Cộng chung, tổng cộng: Vội biên soạn những bài văn ông còn để lại, cộng chung thành một tập (Tào Phi: Dữ Ngô Chất thư). Xem [du].

Từ điển Trần Văn Chánh

① Thủ đô, kinh đô: Đóng đô, lập thủ đô;
② Thành phố lớn: Đô thị, thành thị; An Sơn là thành phố thép của Trung Quốc;
③ (văn) Choáng đẹp, lộng lẫy: Quần áo đẹp lộng lẫy; Ung dung nhàn nhã, đẹp lắm (Hán thư: Tư Mã Tương Như truyện);
④ (văn) Lớn, cao to, to lớn: Giữa có cột đồng cao to (Hậu Hán thư: Trương Hoành liệt truyện);
⑤ (văn) Đến (biểu thị thời gian): Cho đến lúc (nhà Chu) kết thúc (Sử kí: Tư Mã Tương Như liệt truyện);
⑥ (thán) Ô hay, a (biểu thị ý ca ngợi, tán thán): Ô! Điều cốt yếu là ở sự biết dùng người, biết làm cho dân yên (Thượng thư: Cao Dao mô);
⑦ (văn) Tích tụ, tụ họp: Mà nước lấy đó làm chỗ tích tụ (Quản tử: Thủy địa);
⑧ (văn) Ở vào (địa vị): Ở vào ngôi khanh tướng (Hán thư: Đông Phương Sóc truyện);
⑨ [Du] (Họ) Đô. Xem [dou].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nơi đặt triều đình, đặt chính phủ của một nước — đều, cùng. Tóm cả.

Từ ghép 22

tảo
zǎo ㄗㄠˇ, zhǎo ㄓㄠˇ

tảo

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

con bọ chét, con rệp

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Chỉ chung côn trùng, đầu nhỏ, mình to, kí sinh, hút máu để sống. Có khoảng một ngàn sáu trăm giống khác nhau, như bọ chét, rệp, v.v. Tục gọi là "khiêu tảo" .
2. (Danh) Buồi sớm. § Thông "tảo" . ◇ Mạnh Tử : "Tảo khởi, thi tòng lương nhân chi sở chi" , (Li Lâu hạ ) Buổi sớm dậy, đi quanh theo hút người chồng đi những đâu.
3. (Phó) Sớm, trước. § Thông "tảo" . ◇ Sử Kí : "Tôn Tử trù sách Bàng Quyên minh hĩ, nhiên bất năng tảo cứu hoạn ư bị hình" , (Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện ) Tôn Tử trù tính (đoán ý) Bàng Quyên sáng suốt thế, vậy mà đã chẳng sớm liệu để thoát khỏi khổ hình.

Từ điển Thiều Chửu

① Bọ chét, con rệp.
② Sớm, cùng nghĩa với chữ tảo .

Từ điển Trần Văn Chánh

① Rệp, bọ chét.【】khiêu tảo [tiàozăo] Bọ chó, bọ chét;
② (văn) Buổi sớm, sớm (như , bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con bọ chét.

Từ ghép 1

zuǒ ㄗㄨㄛˇ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

giúp đỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Giúp. ◎ Như: "phụ tá" giúp đỡ. ◇ Hàn Dũ : "Thị niên, ngô tá nhung Từ Châu" (Tế thập nhị lang văn ) Năm đó, chú giúp việc binh ở Từ Châu.
2. (Động) Phụ với người khác ăn uống, khuyến ẩm, phối thực. ◎ Như: "tá tửu" cùng uống rượu.
3. (Danh) Người giúp đỡ, người phụ trợ. ◎ Như: "huyện tá" chức quan giúp việc quan huyện.
4. (Tính) Phó, thứ hai, ở địa vị phụ trợ. ◎ Như: "tá xa" xe phó (ngày xưa dành cho vua đi chinh chiến hoặc săn bắn).

Từ điển Thiều Chửu

① Giúp.
② Thứ hai, như huyện tá chức quan giúp việc quan huyện.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Giúp đỡ: Giúp việc;
② Người giúp đỡ: Người giúp việc, người trợ tá.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Người đứng ở bên trái mình để giúp đỡ mình ( chữ Tả cạnh chữ Nhân ) — Giúp đỡ — Người đứng phó. Phụ tá.

Từ ghép 16

bẫu, bộ
bù ㄅㄨˋ, pǒu ㄆㄡˇ

bẫu

phồn & giản thể

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Xem Bẫu lâu — Một âm khác là Bộ.

Từ ghép 1

bộ

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. bộ, khoa, ngành, ban
2. bộ (sách, phim,...)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Cơ quan hành chính ở một cấp nhất định trong chính phủ trung ương. ◎ Như: "giáo dục bộ" bộ giáo dục, "ngoại giao bộ" bộ ngoại giao.
2. (Danh) Đơn vị có chức vụ riêng trong một cơ quan. ◎ Như: "xuất bản bộ" ti xuất bản, "biên tập bộ" ti biên tập.
3. (Danh) Phần tách riêng biệt theo loại (từ một chỉnh thể). ◇ Tấn Thư : "Vu thì điển tịch hỗn loạn, Sung san trừ phiền trùng, dĩ loại tương tòng, phân tác tứ bộ" , , , (Lí Sung truyện ) Thời đó sách vở hỗn loạn, Lí Sung trừ bỏ những cái trùng lập, tùy theo thứ loại, chia làm bốn phần riêng biệt.
4. (Danh) Phần (của một toàn thể). ◎ Như: "cục bộ" phần hạn, "bộ phận" một phần.
5. (Danh) Chỉ bộ thủ (trong 214 bộ thủ chữ Hán).
6. (Danh) Bộ đội, quân đội. ◇ Hậu Hán Thư : "Nhất nhật chi gian, chư bộ diệc diệt hĩ" , (Quang Vũ đế kỉ thượng ) Trong vòng một ngày, các quân đều bị tiêu diệt.
7. (Danh) Lượng từ. (1) Đơn vị dùng cho sách vở, phim ảnh, tuồng, kịch: cuốn, quyển, v.v. ◎ Như: "nhất bộ từ điển" một quyển từ điển, "tam bộ điện ảnh" ba cuốn phim. (2) Đơn vị dùng cho máy móc, xe cộ. ◎ Như: "tam bộ thôi thổ ki" ba máy xe ủi đất.
8. (Động) Cầm đầu, thống suất. ◇ Sử Kí : "Hán Vương bộ ngũ chư hầu binh, phàm ngũ thập lục vạn nhân, đông phạt Sở" , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hán Vương cầm đầu quân năm nước, gồm năm mươi sáu vạn người, tiến sang đông đánh Sở.
9. (Động) Xếp đặt, bố trí. ◎ Như: "bộ thự" bố trí, xếp đặt.

Từ điển Thiều Chửu

① Tóm. Như bộ hạ những người dưới quyền mình cai quản.
② Xếp bày. Như bộ thự bố trí, xếp đặt.
③ Dinh sở quan.
④ Bộ. Bộ sách nào đầu đuôi hoàn toàn gọi là nhất bộ , có khi sổ quyển nhiều mà cùng là một sách cũng gọi là một bộ.
⑤ Cơ quan hành chính. Ngày xưa đặt ra sáu bộ như bộ Lễ, bộ Binh, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Một nơi, một phần, bộ phận: Bên trong; Miền nam, Nam bộ; Cục bộ;
② Bộ, ban: Bộ Ngoại giao; Bộ lễ (thời xưa); Ban biên tập;
③ (cũ) Đứng đầu, chỉ huy, dưới quyền chỉ huy của...: Ba nghìn người dưới quyền chỉ huy của Ngô Quảng;
④ (loại) Bộ, cuốn, quyển: Hai quyển tự điển; Bộ phim truyện;
⑤ (đph) Chiếc, cỗ: Một cỗ máy; Ba chiếc xe hơi.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gồm chung. Coi hết — Một phần — Một ngành, một loại.

Từ ghép 47

hướng, hưởng
xiàng ㄒㄧㄤˋ

hướng

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. hướng, phía
2. hướng vào, nhằm vào

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ngoảnh về, quay về, ngả theo. ◎ Như: "nam hướng" ngoảnh về hướng nam, "bắc hướng" ngoảnh về hướng bắc. Ý chí ngả về mặt nào gọi là "chí hướng" , "xu hướng" .
2. (Tính) Xưa kia, cũ, trước. ◇ Đào Uyên Minh : "Kí xuất, đắc kì thuyền, tiện phù hướng lộ" , , 便 (Đào hoa nguyên kí ) Ra khỏi (hang) rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ (mà về).
3. (Phó) Xưa nay, trước đây, lúc đầu. ◎ Như: "hướng giả" trước ấy, "hướng lai" từ xưa đến nay. ◇ Liêu trai chí dị : "Hướng bất thật cáo, nghi tao thử ách" , (Hương Ngọc ) Trước đây không nói thật, nên mới gặp nạn này.
4. (Giới) Sắp, gần. ◎ Như: "hướng thần" sắp sáng.
5. (Giới) Hướng về, hướng vào, lên. Biểu thị phương hướng hoặc đối tượng của động tác. ◎ Như: "hướng tiền khán" nhìn về phía trước.
6. (Danh) Họ "Hướng".
7. Giản thể của chữ .

Từ điển Thiều Chửu

① Ngoảnh về, hướng về. Ngoảnh về phương vị nào gọi là hướng. Như nam hướng ngoảnh về hướng nam, bắc hướng ngoảnh về hướng bắc, v.v. Ý chí ngả về mặt nào gọi là chí hướng , xu hướng , v.v.
② Ngày xưa, như hướng giả trước ấy.
③ Sắp, như hướng thần sắp sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Hướng, ngoảnh (về phía): Ngoảnh về phía nam; Nhà này hướng đông; Hướng mũi súng vào kẻ thù;
② Phương hướng: Hướng gió; Lòng người hướng theo;
③ Thiên vị, bênh vực: Bênh lẽ phải chứ không bênh người thân;
④ Lên, vào, về: Báo cáo lên cấp trên; Phát triển vào chiều sâu;
⑤ (văn) Trước nay: Trước nay chưa hề có một tiền lệ như vậy; Trước đây, trước đó, lúc nãy; Trước nay, xưa nay. Cv. ;
⑥ (văn) Sắp: Sắp sáng;
⑦ (văn) Nếu, nếu như: Nếu con lừa đừng trổ tài nghề mình ra, thì con hổ dù mạnh hơn nhưng trong lòng nghi sợ, cuối cùng cũng không dám lấy (Liễu Tôn Nguyên: Cầm chi lư); Nếu tôi không làm việc phục dịch ấy, thì khốn khổ đã lâu rồi (Liễu Tôn Nguyên: Bổ xà giả thuyết); 【】hướng lịnh [xiànglìng] (văn) Như 使 [xiàngshê];【】 hướng nhược [xiàngruò] (văn) Như 使;【使】 hướng sử [xiàngshê] (văn) 使? Nếu biết chiêm nghiệm trước sau, đem gương ra để tự răn mình, thì làm sao bị vùi dập vào tai họa? (Hậu Hán thư);
⑧ (văn) Cửa sổ nhìn về hướng bắc;
⑨ (văn) Xem như, coi như là: Người đời xem tôi như chúng nhân (Cao Thích: Biệt Vi tham quân);
⑩ (văn) Chạy về phía;
⑪[Xiàng] (Họ) Hướng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cửa sổ xoay về phương Bắc — Xoay về. Ngó mặt về — Nghiêng về, thiên về — Lúc trước — Gần đây.

Từ ghép 25

hưởng

phồn & giản thể

Từ điển Trần Văn Chánh

① (văn) Hướng dẫn;
② Hướng về (như , bộ );
③ Như (bộ ), (bộ ).
nguyệt
yuè ㄩㄝˋ

nguyệt

phồn & giản thể

Từ điển phổ thông

1. Mặt Trăng
2. tháng

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Mặt trăng, trăng. ◎ Như: "tân nguyệt" trăng mới, "tàn nguyệt" trăng tàn, "nhật nguyệt" mặt trời và mặt trăng.
2. (Danh) Ánh sáng trăng. ◇ Đỗ Phủ : "Lạc nguyệt mãn ốc lương, Do nghi chiếu nhan sắc" 滿, (Mộng Lí Bạch ) Ánh trăng rớt đầy xà nhà, Còn ngờ là (ánh trăng) chiếu trên mặt mũi (của bạn).
3. (Danh) Lượng từ: tháng (một năm có mười hai tháng). ◎ Như: "sổ nguyệt thì gian" thời gian khoảng vài tháng.
4. (Danh) Họ "Nguyệt".
5. (Tính) Tròn như mặt trăng. ◎ Như: "nguyệt bính" bánh trung thu, "nguyệt cầm" đàn nguyệt (hình tròn).
6. (Tính) Mỗi tháng, hằng tháng. ◎ Như: "nguyệt san" báo ra hằng tháng.

Từ điển Thiều Chửu

① Mặt trăng.
② Tháng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Trăng, mặt trăng, nguyệt: Nguyệt thực; 滿 Trăng lặn quạ kêu sương tỏa đầy trời (Trương Kế: Phong kiều dạ bạc);
② Tháng, hàng tháng, nguyệt: Cuối tháng: Sản lượng hàng tháng; Nguyệt san;
③ Vật có hình tròn như mặt trăng: Đàn nguyệt, cầm trăng.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mặt trăng. Đoạn trường tân thanh có câu: » Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu « — Một tháng. Thơ Bà Huyện Thanh Quan có câu: » Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt « ( Tuế nguyệt là năm tháng ) — Chỉ người đàn bà con gái. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: » Anh đồ tỉnh anh đồ say, sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày « — Cũng chỉ hành động không đứng đắn giữa trai gái. Đoạn trường tân thanh có câu: » Đừng điều nguyệt nọ hoa kia, ngoài ra ai lại tiếc gì với ai « — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Nguyệt.

Từ ghép 133

ánh nguyệt độc thư 映月讀書bạch nguyệt 白月bán nguyệt 半月bát nguyệt 八月bế nguyệt tu hoa 閉月羞花bích nguyệt 璧月bộ nguyệt 步月bồ nguyệt 蒲月cao nguyệt 皋月chánh nguyệt 正月chính nguyệt 正月cô nguyệt 辜月cúc nguyệt 菊月cửu nguyệt 九月dần nguyệt 寅月di nguyệt 彌月dư nguyệt 余月dư nguyệt 餘月dương nguyệt 陽月đại nguyệt 大月đạp nguyệt 踏月đề nguyệt 提月đoan nguyệt 端月đồ nguyệt 涂月hạ cá nguyệt 下个月hạ cá nguyệt 下個月hoa nguyệt 花月huyền nguyệt 玄月kiệm nguyệt 儉月kinh nguyệt 經月lạc nguyệt 落月lãnh nguyệt 冷月lạp nguyệt 臘月lâm nguyệt 臨月lộng nguyệt 弄月lục nguyệt 六月lương nguyệt 良月mãn nguyệt 滿月mạnh nguyệt 孟月mật nguyệt 蜜月mi nguyệt 眉月minh nguyệt 明月ngọ nguyệt 午月ngũ nguyệt 五月nguyệt ảnh 月影nguyệt bạch 月白nguyệt bán 月半nguyệt biểu 月表nguyệt bình 月評nguyệt bổng 月俸nguyệt cát 月吉nguyệt cầm 月琴nguyệt cấp 月給nguyệt cầu 月球nguyệt chiêm 月瞻nguyệt cung 月宮nguyệt diện 月面nguyệt diệu 月曜nguyệt đài 月台nguyệt đán 月旦nguyệt đán bình 月旦評nguyệt đầu 月頭nguyệt điện 月殿nguyệt hạ 月下nguyệt hạ mỹ nhân 月下美人nguyệt hoa 月花nguyệt kết 月結nguyệt kị 月忌nguyệt kì 月期nguyệt kinh 月經nguyệt lạc 月落nguyệt lạc sâm hoành 月落參橫nguyệt lão 月老nguyệt lịch 月历nguyệt lịch 月曆nguyệt lộ 月露nguyệt luân 月輪nguyệt lượng 月亮nguyệt lương 月糧nguyệt minh 月冥nguyệt nga 月娥nguyệt phần 月份nguyệt phủ 月府nguyệt quang 月光nguyệt quỹ 月匱nguyệt san 月刊nguyệt sự 月事nguyệt tận 月盡nguyệt thỏ 月兔nguyệt thu 月秋nguyệt thực 月蚀nguyệt thực 月蝕nguyệt tịch 月夕nguyệt tín 月信nguyệt tức 月息nguyệt vĩ 月尾nguyệt vọng 月望nhập nguyệt 入月nhật cư nguyệt chư 日居月諸nhất nguyệt 一月nhật nguyệt 日月nhị nguyệt 二月nhuận nguyệt 閏月nông nguyệt 農月phạp nguyệt 乏月phong nguyệt 風月quế nguyệt 桂月quý nguyệt 季月sóc nguyệt 朔月sơ nguyệt 初月sương nguyệt 霜月tà nguyệt 斜月tam cá nguyệt 三個月tam nguyệt 三月tàn nguyệt 殘月tân nguyệt 新月thập nguyệt 十月thất nguyệt 七月thượng nguyệt 上月thưởng nguyệt 賞月tiểu nguyệt 小月trọng nguyệt 仲月tuế nguyệt 岁月tuế nguyệt 歲月tứ nguyệt 四月tưu nguyệt 陬月viên nguyệt 圓月vịnh nguyệt 詠月vọng nguyệt 望月vượng nguyệt 旺月yêm nguyệt 淹月yển nguyệt 偃月yển nguyệt đao 偃月刀

Học tiếng Trung qua tiếng Việt

Trước khi đến với một ngôn ngữ mới, chúng ta cần tìm hiểu cách thức ghi nhớ của chính mình. Nếu thực sự hiểu một cái gì đó thì nhớ lại sẽ dễ hơn. Chúng ta nên hiểu các cấu trúc cơ bản để có thể vận dụng trong mọi hoạn cảnh và khía cạnh hàng ngày thay vì học vẹt. Học như cái máy bằng cách nhét kiến thức vào đầu, chỉ làm cho mọi thứ nặng nề hơn. Còn hiểu rõ sẽ giúp chúng ta tiếp thu và áp dụng kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách học sau đây tập trung vào việc nhìn các từ vựng một cách thích thú, thấy được sự ảo diệu của từng từ, rồi tìm hiểu ngữ pháp câu cú tiếng Trung trước khi học nói. Đây là cách học để hiểu sâu về ngôn ngữ chứ không phải để thực hành một cách hời hợt và bập bẹ vì mong muốn thực dụng giao tiếp thật nhanh. Học theo cách sau, bạn không những học một ngôn ngữ mới mà còn hiểu sâu hơn về tiếng Việt, vì suy ra đa phần các khái niệm quan trọng nhất trong tiếng Việt cũng bắt nguồn từ tiếng Hán Nôm. Cho nên, học tiếng Trung qua tiếng Việt là một lợi thế rất lớn: nhiều cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ và âm thanh rất tương đồng; hai nền văn hóa cũng rất giống nhau.

Không cần thầy, không cần người để giao tiếp, ta vẫn có cách để học nếu thực sự có đam mê.

1- Học từ vựng

Học theo bộ thủ (部首), bao gồm 214 bộ.

Ví dụ: vì chúng ta là con người nên chúng ta nên bắt đầu bằng bộ nhân (人).

Nhìn từ ngữ khi xem phim, đọc trong báo, hoặc ra ngoài đường nhìn, trong từng hành động trong cuộc sống, cố gắng chú ý tới những thứ nhỏ nhất. Học một cách thụ động với đam mê. Càng chú ý đến các từ mà mình đã nhận ra sẽ càng kích thích tò mò và tạo nên sở thích nhìn từ. Học những bộ liên quan đến thứ mình thích, như cái cây - mộc (木), con chó - khuyển (犬), nước - thủy (水), mặt trời - nhật (日), núi - sơn (山), v.v.

Trước khi nhìn và hiểu được ngay các từ khó nhớ, hãy tập nhìn các gốc, tức các từ bộ thủ trong chữ. Ví dụ: trong chữ (đức) có từ (xích - bước nhỏ), trong chữ (chí - ý chí) có từ (tâm) và (sĩ). Học và nhớ được bộ thủ sẽ giúp chúng ta hiểu được từ mới và cả cách đọc từ nữa.

2- Học ngữ pháp

Câu và thành phần câu tiếng Trung

Học ngữ pháp (文法) câu cú.

Như thế nào là một câu hoàn chỉnh trong tiếng Trung? Như thế nào là các thành phần câu? Đâu là thành phần chính và có nhiệm vụ, vai trò như thế nào trong câu?

Học cấu trúc câu, các loại câu khác nhau và đặc điểm các loại từ khác nhau.

Từ loại trong tiếng Trung bao gồm thực từhư từ.


10 loại thực từ:

Danh từ - 名词 / míngcí / noun
Động từ - 动词 / dòngcí / verb
Tính từ - 形容詞 / xíngróngcí / adjective
Từ khu biệt - 区别词 / qūbié cí / distinguishing adjective
Số từ - 数词 / shù cí / numeral
Lượng từ - 量词 / liàngcí / classifier
Trạng từ (Phó từ) - 副词 / fùcí / adverb
Đại từ - 代词 / dàicí / pronoun
Từ tượng thanh - 拟声词 / nǐ shēng cí / onomatopoeia
Thán từ - 叹词 / tàn cí / interjection

4 loại hư từ:

Giới từ - 介词 / jiècí / preposition
Liên từ - 连词 / liáncí / conjunction
Trợ từ - 助词 / zhùcí / auxiliary
Từ ngữ khí - 语气词 / yǔqì cí / modal

3- Học phát âm

Đến khi hiểu rõ ngữ pháp và có vốn từ vựng một cách tương đối, chúng ta mới học phát âm với: Bính âm (pinyin) hoặc Chú âm (zhuyin).

Chúng ta sẽ hiểu rằng các từng từ có âm thanh của nó.
Học phát âm thì có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung.

4- Thực hành

Song song với việc phát huy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức viết và nói:

Tập nhìn chữ bằng cách đọc báo, đọc truyện để làm quen câu cú và ngữ pháp.
Đọc báo bằng tiếng Trung.

Tập nghe bằng phim, nhạc.
Xem danh sách các phim hay có tiếng Trung.

Tập giao tiếp bằng cách chủ động nói chuyện, nếu có thể thì với người.
Dùng Gemini, Claude hoặc Chatgpt để tự học giao tiếp.

Tập dịch là cách tốt nhất để tiếp cận ý nghĩa của câu cú.
Dịch Đạo Đức Kinh.

Lưu ý

ⓘ Hệ thống này không có tên miền nào khác ngoài hanzi.live, nếu khác thì là lừa đảo. Và cũng không có hiện diện chính thức trên bất kỳ mạng xã hội nào. Xin hãy cẩn thận vì có rất nhiều đối tượng lợi dụng tên hệ thống để lừa đảo.

ⓘ Trang này không bao giờ nhận quảng cáoluôn luôn miễn phí khi còn tồn tại.

Dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau:

    Hán Việt tự điển - Thiều Chửu.
    Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh.
    Hán Việt tân từ điển - Nguyễn Quốc Hùng.
    Bảng tra chữ Nôm - Hồ Lê.
    Cơ sở dữ liệu Unihan.
    Từ điển hán nôm Thivien.
    Nhiều nguồn tài liệu khác.